Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bộ đề thi giữa HK2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2020-2021 (có lời giải)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.02 KB, 3 trang )

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
MƠN NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM 2020 -2021
ĐỀ 1
Phần I: 5,0 điểm
Cho câu thơ:
"Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu".
1. Chép chính xác sáu câu thơ đứng trước hai câu thơ trên để hoàn thành đoạn thơ.
2. Đoạn thơ vừa chép trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?
3. Để phân tích đoạn thơ em vừa hoàn thành, một bạn học sinh đã viết câu văn sau:
"Từ cuối hạ sang thu, đất trời có những biến chuyển nhẹ nhàng mà rõ rệt và sự biến chuyển
này đã được tác giả gợi lên bằng những cảm nhận tinh tế, qua những hình ảnh giàu sức biểu
cảm"
Hãy lấy câu văn trên làm câu chủ đề để viết 1 đoạn văn nghị luận theo lối diễn đạt Tổng
hợp - Phân tích - Tổng hợp. Đoạn văn có độ dài 10 - 12 câu, trong đoạn văn có sử dụng
phép thế. (Gạch chân)
Phần II: 5,0 điểm
Lời tâm tình tha thiết xúc động của nhà thơ Y Phương nói với con được thể hiện trong
những câu thơ sau:
"Người đồng mình yêu lắm con ơi
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát
Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lịng"
(Nói với con – Y Phương)
1. Trong câu thơ:
"Rừng cho hoa
Con đường cho những tấm lòng"
Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa nào?
2. Qua những câu thơ trên nhà thơ đã nói với con về những điều gì?


3. Từ những phẩm chất cao đẹp của "người đồng mình" trong văn bản: "Nói với con", em
hãy viết 1 đoạn văn ngắn nói lên suy nghĩ của em về phẩm chất và trách nhiệm của thế hệ
trẻ trong thời đại hiện nay?
Đáp án đề kiểm tra giữa học kì II mơn Ngữ văn lớp 9
Phần I: 5,0 điểm
1. Chép hoàn chỉnh 8 câu thơ: (1,0 điểm)
2. Nêu đúng tên tác giả: (0,5 điểm); tên tác phẩm: (0,5 điểm)
3. Viết đoạn văn: (3,0 điểm)
* Hình thức: (1,0 điểm)
 Đúng kết cấu tổng – phân – hợp; đủ số câu: 0,5 điểm
 Sử dụng đúng; hợp lí:
 Phép thế: 0,5 điểm
* Nội dung: 2,0 điểm Cảm nhận tinh tế cảnh vật thiên nhiên:


Tín hiệu sang thu từ ngọn gió se nhẹ, khơ và hơi lạnh mang theo hương ổi chín, qua
hình ảnh "Sương chùng chình", sương giăng mắc nơi ngõ nhỏ (nhân hóa) trong tâm
trạng ngỡ ngàng, cảm xúc xốn xang.
 Dịng sông trôi thanh thản, lững lờ.
 Những cánh chim bắt đầu vội vã bay đi tránh rét.
 Hình ảnh đám mây mùa hạ "Vắt nửa mình sang thu"-> Nhân hóa
 Nắng, mưa, sấm vẫn còn song thưa dần, dịu lại.
=> Tầm hồn nhạy cảm, trí tưởng tượng phong phú, tinh tế.
Phần II: 5,0 điểm
Câu 1. Các từ rừng, hoa, con đường theo em được hiểu theo những nghĩa: (1,0 điểm)
 Nghĩa đen: Chỉ sự vật (0,5 điểm)
 Nghĩa ẩn dụ: Chỉ quê hương (0,5 điểm)
Câu 2. Nhà thơ muốn nói với con về những nét đẹp của người đồng mình, của q hương,
đó cũng chính là cái nơi ni dưỡng con trưởng thành: (1,0 điểm)
 Họ là những con người khéo léo trong lao động, có tâm hồn yêu cái đẹp, có cuộc

sống lao động cần cù tươi vui, lạc quan, gắn bó quấn quýt (0,5 điểm)
 Rừng núi quê hương thật thơ mộng và nghĩa tình. Thiên nhiên ấy đã che chở, đã nuôi
dưỡng con người cả về tâm hồn, lối sống (0,5 điểm)
Câu 3.
 Học sinh trình bày đoạn văn ngắn đảm bảo bố cục chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, luận cứ
và lập luận giàu sức thuyết phục. (1,0 điểm)
 Nêu được những phẩm chất cơ bản và trách nhiệm của thế hệ trẻ trong thời đại ngày
nay như tính năng động, thơng minh, nhạy bén, nghị lực sống, xu thế hội nhập, mơ
ước làm giàu xây dựng quê hương đất nước... (2,0 điểm)



ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 2
MƠN NGỮ VĂN LỚP 9
NĂM 2020 -2021
Đề 2
Phần I. (6,0 điểm)
Sang thu tớ là khúc giao mùa mong manh mà rõ rệt:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục 2016, tr.70).
1. Em hãy cho biết tên tác giả và hoàn cảnh sáng tác của bài thơ “Sang thu”
2. Xác định các từ thuộc trường từ vựng chỉ thiên nhiên ở đoạn thơ trên. Theo em, vì sao cả
bài thơ “Sang thu” chỉ có một dấu chấm câu duy nhất ở cuối bài?
3. Trong chương trình Ngữ văn 9 cũng có một bài thơ chỉ có một dấu chấm ở cuối bài. Em
hay chép lại chính xác hai câu thơ liền nhau có các hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ đó
(ghi rõ tên tác giả, tác phẩm)
4. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 câu) theo cách lập luận

tổng phân hợp để làm rõ sự biến chuyển của đất trời khi sang thu, trong đó có một câu cảm
thán và một phép lặp (gạch chân dưới câu cảm thán từ phép lặp đã sử dụng)
Phần II. (4.0 điểm)
Trong văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỷ mới", tác giả Vũ Khoan đã viết:
Trong những hành trang ấy, có lẽ sự chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất. Từ
cổ chí kim, bao giờ con người cũng là động lực phát triển của lịch sử. Trong thế kỉ tới mà
ai cũng thừa nhận rằng nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh mẽ thì vai trị con người lại
càng nổi trội.
(Trích Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo đục, 2016, tr. )
1. Giải nghĩa cụm từ “kinh tế tri thức”. Chỉ ra và gọi tên một thành phần biệt lập có trong
đoạn trích trên
2.Trong những hành trang chuẩn bị bước vào thế kỉ mới, vì sao Vũ Khoan lại cho rằng
"Chuẩn bị bản thân con người là quan trọng nhất”?
3. Dựa vào văn bản có đoạn trích trên kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy viết một đoạn
nghị luận khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về sự chuẩn bị hành học sinh
lớp 9 khi bước vào cấp Trung học phổ thông hiện nay. ,



×