Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSLĐ Ở CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.87 KB, 6 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
TSLĐ Ở CÔNG TY VẬT TƯ KỸ THUẬT XI MĂNG
Việc sử dụng TSLĐ có hiệu quả sẽ góp phần lành mạnh hoá tình hình
tài chính của Công ty, giảm lượng vốn ứ đọng, giảm chi phí bảo quản, vận
chuyển, xếp dỡ, giảm những rủi ro khi giá cả thị trường biến động, nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Do đó nâng cao hiệu quả sử dụng TSLĐ
luôn là mục tiêu phấn đấu của bất kỳ doanh nghiệp nào, đặc biệt trong điều
kiện sự cạnh tranh trên thị trường diễn ra ngày càng gay gắt. Để thực hiện
được mục tiêu này, mỗi doanh nghiệp cần hiểu rõ tình hình cụ thể hiện tại
của doanh nghiệp cả về cơ sở vật chất, con người và xu hướng của thị
trường để từ đó đề ra kế hoạch sử dụng tài sản lưu động sao cho hợp lý và
có hiệu quả nhất.
Công ty Vật tư kỹ thuật xi măng là môt DNNN kinh doanh trong một
ngành kinh doanh đặc thù do Nhà nước quản lý nên trong kinh doanh Công
ty được hưởng nhiều ưu đãi. Tuy nhiên trong vài năm trở lại đây Nhà nước
đã cho phép một số nhà sản xuất xi măng nước ngoài thương gia thị trường
xi măng, những nhà sản xuất này tuy mới tham gia thị trường nhưng đã
chứng tỏ được tiềm lực tài chính và sức mạnh cạnh tranh trên thị trường.
Do đó các DNNN trong ngành xi măng nên có cách nhìn nhận khác đi về
thị trường, về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, để từ đó có những chiến
lược phát triển sản xuất kinh doanh đúng đắn, tiếp tục khẳng định vị trí chủ
đạo của các DNNN trong một ngành công nghiệp then chốt.
Do thời gian thực tập ngắn và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn
chưa thể hiểu rõ tình hình kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên dựa trên
những kiến thức đã học và nhận thức của bản thân trong quá trình thực tập,
tôi mạnh dạn kiến nghị một biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng
TSLĐ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1. Lập kế hoạch kinh doanh cụ thể cho cả năm, từng quý, từng tháng
phải hợp với tình hình thực tế:
Kế hoạch sản xuất kinh doanh là kế hoạch đầu tiên, là cơ sở để lập
các kế hoạch khác của doanh nghiệp. Đối với Công ty Vật tư kỹ thuật xi


măng thì kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho năm sau phải được lập từ cuối
năm trước. Kế hoạch này được lập ra trước hết dựa trên tình hình kinh
doanh cụ thể của năm hiện tại, tốc độ tăng trưởng kinh tế nói chung, tăng
trưởng của ngành xây dựng cơ bản nói riêng và tốc độ tăng trưởng cụ thể
của địa bàn do Công ty phụ trách kết hợp với định hướng phát triển của
ngành để đưa ra kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho năm sau. Kế hoạch này
cần được hết sức chú trọng vì nó là cơ sở để lập các kế hoạch khác như kế
hoạch tiền lương, kế hoạch ngân quỹ, kế hoạch vật tư hàng hóa, kế hoạch
vận tải.
2. Trên cơ sở kế hoạch kinh doanh, các bộ phận liên quan lập kế hoạch
sử dụng vốn, kế hoạch đầu tư tài sản lưu động.
- Kế hoạch tiền mặt: như ta đã thấy trên bảng cân đối kế toán, trong
mấy năm vừa qua Công ty luôn ở trong tình trạng dư thừa tiền mặt, tuy
nhiên lượng tiền mặt này không thể dùng để đầu tư vào các tài sản khác vì
nguồn tài trợ cho nó chủ yếu là nguồn tín dụng thương mại của các nhà sản
xuất có thời hạn 40 ngày (theo quyết định của Tổng Công ty Xi măng Việt
Nam). Do đó nếu công tác thu hồi của Công ty luôn được thực hiện tốt như
trong năm vừa qua thì lượng tiền mặt sẽ luôn dư thừa để thanh toán. Theo
tôi, sau khi cân đối lượng tiền mặt hiện có với lượng tiền mặt cần để trả
lương, trả tiền hàng hóa dịch vụ mua ngoài,... lượng tiền mặt thừa có thể
dùng để đầu tư vào các loại chứng khoán ngắn hạn - loại tài sản có tính
lỏng cao và khả năng sinh lời cao hơn tiền mặt. Tất nhiên việc này có thể
thực hiện được trong thời gian tới, khi thị trường chứng khoán Việt Nam
phát triển.
Trong trường hợp tiền mặt của Công ty không đảm bảo được khả
năng thanh toán, thì kế hoạch tiền mặt chính xác sẽ giúp các nhà quản lý có
quyết định đúng đắn là sẽ sử dụng nguồn vốn nào để tài trợ cho nó để hiệu
quả đạt được cao nhất.
Kế hoạch dự trữ hàng hóa: kế hoạch dự trữ hàng hóa có liên quan mật
thiết đến kế hoạch vận chuyển hàng hóa và do đó có tác động rất lớn đến

chi phí vận chuyển. Hiện nay chi phí vận chuyển đang chiếm khoảng 70 %
chi phí bán hàng, còn lại là chi phí xếp dỡ, lưu kho bãi, lương bộ phận bán
hàng,...do đó quản lý tốt việc dự trữ hàng hoá sẽ góp phần giảm chi phí vận
tải, tăng lợi nhuận của hoạt động kinh doanh.
Với địa bàn hoạt động hiện nay gồm có thành phố Hà Nội và 13 tỉnh
phía Bắc thì sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí vận chuyển. Thực tế hiện
nay hàng hóa được mua tại kho của nhà sản xuất, Công ty Vât tư kỹ thuật
xi măng sẽ tổ chức đưa về kho chính của mình bằng đường sắt (đối với xi
măng Bỉm Sơn, Bút Sơn) bằng đường sông (đối với xi măng Hoàng Thạch)
sau đó mới phân phối về các kho bán lẻ hoặc chuyển tới các kho của khách
hàng, như vậy nhiều khi rất lãng phí chi phí vận tải, bốc xếp. Công ty nên
tổ chức lại như sau:
+ Địa bàn hoạt động gồm 14 tỉnh, thành phố mà chỉ có một trụ sở
chính và 6 chi nhánh nên tại 6 chi nhánh cần xây dựng hệ thống kho đủ lớn
để cung cấp xi măng cho cả các tỉnh lân cận. Hàng tháng các chi nhánh cần
lập kế hoạch về số lượng tiêu thụ, chủng loại sản phẩm, từ đó Công ty sẽ
đề ra kế hoạch vận chuyển hợp lý nhất. Vận chuyển bằng đường sắt, đường
sông có ưu điểm là vận chuyển được khối lượng lớn, cước phí vận tải rẻ
nhưng hầu hết phải trung chuyển sang vận tải đường bộ nên sẽ rất tốn chi
phí xếp dỡ, lưu kho bãi. Vận chuyển đường bộ có ưu điểm là nhanh, không
phải trung chuyển qua phương tiện khác nên tiết kiệm được chi phí xếp dỡ,
lưu kho, bảo quản nhưng cước vận chuyển lại khá cao. Do đó Công ty nên
so sánh để đề ra kế hoạch vận chuyển hợp lý nhất, chẳng hạn nếu vận
chuyển xi măng từ Hoàng Thạch hoặc Bút Sơn cho chi nhánh Hoà Bình
hoặc Bắc Ninh thì chỉ nên dùng phương tiện vận tải đường bộ. Điều cần
nhấn mạnh ở đây, là kế hoạch vận chuyển hàng hóa không nên cứng nhắc
mà cần phải áp dụng linh hoạt để phù hợp với thực tế, giảm chi phí vận
chuyển, tăng lợi nhuận.
+ Tại các tỉnh chủ yếu là bán lẻ cho khách hàng còn tại Hà Nội thị
trường tiêu thụ xi măng lớn nhất thì nước thì lượng xi măng trong kho chỉ

nên giữ ở mức đủ cung cấp cho các hàng hóa bán lẻ còn đối với các khách
hàng tiêu thụ khối lượng lớn có lẽ nên dùng phương tiện vận tải đường bộ
vận chuyển thẳng từ nhà máy về kho của khách hàng. Việc tổ chức vận
chuyển như vậy sẽ giảm được chi phí trung chuyển, xếp dỡ, lưu kho và có
thể góp phần tăng thu nhập bất thường từ hoạt động cho thuê kho. Năm
1999 thu nhập bất thường của Công ty là 1.968.306 đồng chủ yếu là do
thuê kho và thanh lý tài sản. Năm 2000, thu nhập từ việc cho thuê kho của
Công ty lên tới gần 4 tỷ đồng - lớn hơn rất nhiều so với thu nhập từ hoạt
động kinh doanh chính của Công ty.
Tóm lại kế hoạch dự trữ hàng hóa, kế hoạch vận chuyển nếu được
làm tốt kết hợp hài hoà với nhau sẽ góp phần làm giảm chi phí vốn, chi phí
bảo quản, lưu kho, xếp dỡ, chi phí vận chuyển, tác động trực tiếp đến hiệu
quả kinh doanh của Công ty.
3. Tiếp tục mở rộng hoạt động kinh doanh.
Năm 2000 địa bàn của Công ty được mở rộng thêm 9 tỉnh phía Bắc
nên sản lượng tiêu thụ đạt gần 1 triệu tấn. Tuy nhiên trên địa bàn do Công
ty quản lý hiện nay gồm Hà Nội và 13 tỉnh phía Bắc, sản phẩm chính Công
ty đang kinh doanh đều có tên tuổi trên thị trường nên Công ty còn có khả
năng nâng cao sản lượng tiêu thụ. Hiện nay lượng xi măng bán ra trên thị
trường không chỉ có xi măng của 2 Công ty xi măng Bỉm Sơn và Hoàng
Thạch nữa mà đã xuất hiện các tên hiệu khác như Chinfon, Bút Sơn, Nghi
Sơn,... nên trong thời gian sắp tới Công ty sẽ phải cạnh tranh quyết liệt để
giữ vững và giành thêm thị phần ngay trên địa bàn của mình. Để có thể
giành được phần thắng ngoài chất lượng sản phẩm thì giá cả và chính sách
bán hàng cũng là những yếu tố có tính chất quyết định.
- Về giá cả tất nhiên Công ty vẫn phải bán theo giá chỉ đạo của cấp
trên. Tuy nhiên nếu Công ty quản lý tốt các khoản chi phí bán hàng, chi phí
quản lý thì Công ty có thể bán hàng với giá thấp hơn nhiều so với giá trần
quy định mà vẫn đạt được mức lợi nhuận mong muốn.
- Về chính sách bán hàng, trong mấy năm vừa Công ty đã quản lý rất

tốt các khoản tín dụng thương mại khiến tài sản của Công ty không bị thất
thoát và bị chiếm dụng rất ít. Để tăng thêm sản lượng tiêu thụ Công ty có
thể cấp tín dụng thương mại cho khách hàng kèm theo điều kiện chiết khấu.
Biện pháp này, dẫn tới cơ cấu TSLĐ sẽ thay đổi, lượng tiền mặt giảm,
lượng phải thu khách hàng tăng lên nhưng cơ chế thanh toán lỏng hơn chắc
chắn sẽ tăng thêm sản lượng tiêu thụ. Hoặc Công ty có thể áp dụng các
chính sách ưu tiên, giảm giá với những khách hàng truyền thống, khách
mua số lượng lớn,... đó là việc của các nhà kinh doanh nhưng việc bán chịu
cho ai? Trong thời gian bao lâu? Thời hạn chiết khấu, tỷ lệ chiết khấu, tỷ lệ
giảm giá lại là công việc của các nhà tài chính. Do vậy, để đẩy mạnh sản lượng tiêu
thụ thì cần sự phối kết hợp hài hoà giữa tất cả các bộ phận trong Công ty.

×