Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tư duy tích cực là gì?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.66 KB, 4 trang )

Tư duy tích cực là gì?
Chào các bạn,
Tư duy tích cực là gì? Tư duy tích cực khác với một vài loại tư duy khác như thế nào? Tại
sao ta lại cần tư duy tích cực?
“Tư duy” thường có nghĩa là suy nghĩ, và nói đến suy nghĩ là ta thường có ấn tượng rằng
đó là một hoạt động của não bộ một lúc nào đó. Thực ra, từ “tư duy” ở đây rông rãi hơn, và
có nghĩa là một thái độ sống, một cái nhìn về cuộc đời và sự sống, tương tự như tư duy
trong cụm từ “thay đổi tư duy.” Tư duy tích cực chính là “sống tích cực” hay “thái độ tích
cực.”
“Tích cực” có nghĩa là … không tiêu cực , là
(1) khi nhìn mọi sự, mọi vật, mọi vấn đề ta luôn luôn thấy cái hay, cái đẹp, cái tốt;
(2) nếu thấy cái xấu ta có khả năng biến cái xấu thành cái tốt; và
(3) luôn luôn hướng đến hành động để làm mọi sự tốt hơn.
Ví dụ: (1) Bạn A. của mình thật năng động và có lòng tốt với mọi người, (2) chỉ hơi keo
kiệt một tí, nhưng như vậy thì, nếu bạn làm thủ quỹ cho nhóm mình, chắc chắn là quỹ
chẳng bao giờ thiếu hụt, và (3) cứ làm từ thiện hoài thì chắc chắn là bạn sẽ từ từ biết cách
“phung phí” tiền cho người nghèo khổ.
Đặc điểm của tư duy tích cực là
(1) tập trung cái nhìn và tư tưởng vào cái tốt, nếu thấy cái xấu cũng phải tìm cho ra cái tốt
trong cái xấu để tập trung tư tưởng vào đó, và
(2) dùng cái tốt như là động lực thúc đẩy mình sống và làm việc, đi đến mục đích cuối
cùng là làm cho cuộc đời tốt đẹp hơn. Cuộc đời đây là cuộc đời của chính mình, và là cuộc
đời của thế giới mình sống. Tức là, cái tốt vừa là động lực thúc đẩy mình sống, vừa là mục
tiêu tối hậu của cuộc sống.
Thông thường người ta thường phân chia thế giới thành hai nhóm người—tích cực và tiêu
cực. Nhưng đó chỉ là cách nói tắt cho thuận tiện; thực ra ai cũng vừa tích cực vừa tiêu cực,
chỉ là khuynh hướng nào mạnh hơn mà thôi. Hơn nữa, thông thường ta hay có thói quen
tích cực hay tiêu cực tùy theo… trời mưa nắng và tùy theo đối tượng suy tưởng là người
yêu hay… ông hàng xóm khó chịu.
Ta thực tập tư duy tích cực để ta luôn luôn tích cực–những ngày nắng đẹp cũng như những
ngày ngập lụt, khi dạo phố với người yêu cũng như khi bị đụng xe–đối với tất cả mọi


người–bạn thân hay địch thủ, thánh nhân hay đồ tể.
Bay!
Và ta cần “thực tập” vì tâm tính không dễ gì thay đổi được. Tâm tính của mỗi người là một
bộ máy tâm sinh lý đặc biệt, cứ như thế mà vui buồn yêu ghét. Không phải muốn đổi tâm
tính là có thể làm xong trong một ngày, một tuần. Nếu cơ thể cần được tập luyện mỗi ngày,
khá lên mỗi ngày một tí, vài ba năm mới được như vận động viên, thì tâm tính cũng thế,
cũng phải được rèn luyện mỗi ngày, không, mỗi phút giây ta sống. Và phải kiên nhẫn một
thời gian thì mới có được kết quả “trông thấy”.
Nhưng tại sao ta phải suy tư tích cực? Trời sinh sao để vậy không được sao?
Trước hết, tâm tính của ta không phải do trời sinh. Các yếu tố di truyền có dự phần một tí,
như là sinh ra thì có hai tay hai chân, nhưng có đai đen Judo hay một cơ thể èo ọt bệnh
hoạn là do ta. Trí lực và tâm lực cũng thế, trời sinh ra có tâm trí, tích cực hay tiêu cực là do
ta.
Và thực ra thì chẳng ai bắt ta phải tích cực hay tiêu cực cả, sống cách nào là sở thích cá
nhân và tự do lựa chọn của mỗi người. Nếu ta muốn làm thư sinh trói gà không chặt, tối
ngày thương mây khóc gió, như các nho sĩ trong Số Đỏ, thì cũng được. Nhưng nếu ta
muốn mạnh mẽ từ thể chất đến tinh thần, sống như hải âu cưỡi gió trên những lọn sóng đại
dương, thì ta phải tư duy tích cực. Chỉ là vấn đề lựa chọn.
Một trong những câu hỏi ta hay gặp khi nói đến tư duy tích cực là: “Đôi khi ta cũng cần
phải phê phán chứ. Critial thinking cũng cần vậy.” Critical thinking, tạm dịch là tư duy phê
phán, là một phương thức suy nghĩ rất được chú trọng ngày nay. Thực ra critical vừa có
nghĩa là phê phán, vừa có nghĩa là nghiêm trọng. Đây là cách suy nghĩ đặt trọng tâm vào
nghi vấn—đánh dấu hỏi tất cả các tiền đề, các kết luận, các dữ kiện, các phương pháp làm
việc, trong một vấn đề, cho đến khi ta thỏa mãn với độ chính xác của tất cả các điều này và
đi đến một kết luận chính xác. Và nếu nói đến nghi vấn và phê phán tức là nói đến việc
phải mang cái xấu (và cái tốt) ra mổ xẻ. Mà nói đến cái xấu là có người nghĩ rằng như vậy
có vẻ không tích cực.
Chúng ta sẽ nói đến critical thinking chi tiết hơn trong một dịp khác. Tại đây chúng ta chỉ
cần nhắc rằng, critical thinking (tư duy phê phán) và positive thinking (tư duy tích cực) đều
cần thiết và có thể đi đôi với nhau. Positive thinking là một thái độ sống, hơn là một

phương thức suy nghĩ. Critical thinking là một phương thức suy nghĩ. Ta có thể dùng
critical thinking với một thái độ tích cực, hoặc với một thái độ tiêu cực.
Ví dụ, đối diện với các vấn đề giáo dục, ta có thể dùng critical thinking để mang ra một số
các vấn đề như chương trình học chưa khoa học và thực tiễn, phương pháp giảng dạy còn
từ chương, lương giáo viên còn thấp, học cụ còn thiếu thốn, v.v… Nếu là người tiêu cực
thì ta sẽ ngồi đó nhăn nhó phàn nàn: “Nhà nước ta tồi, dân ta tồi. Chấm hết.” Nhưng nếu là
người tích cực thì ta sẽ nhìn vào các yếu tố tích cực như văn hóa Việt kính trọng thầy cô,
kinh tế quốc gia phát triển khá trong thập niên qua, một số các công ty viễn thông
(Internet) là công ty nhà nước, liên hệ quốc tế tốt, người Việt ở nước ngoài đông, để tính
đến một kế hoạch vận dụng tất cả sức mạnh nầy vào việc cải cách giáo dục.
Critical thinking là một phương pháp phân tích để tìm hiểu một vấn đề thật kỹ. Positivie
thinking là một thái độ tích cực ta có trong khi làm công việc phân tích tìm hiểu đó. Cả hai
đi đôi với nhau rất tốt.
Tư duy tích cực là chủ động, dùng thái độ của mình để tạo ra thế giới của mình. Thế giới
của mình là cơ thể và đầu óc của mình, gia đình mình, bạn bè mình, những công việc mình
làm, những người mình giao tiếp hằng ngày. Mình chủ động tích cực để biến thế giới đó và
những người trong thế giới đó trở thành vui vẻ hơn và tích cực hơn một tí. Thay vì cứ sống
theo lối phản ứng—gặp người vui thì vui, gặp người cau có thì cau có—tức là làm cho thế
giới của mình chao đảo từng phút từng giờ, thì mình chủ động giữ thế giới của mình an vui
tích cực luôn luôn. Điều này, trên phương diện triết lý, có thể gọi là duy tâm, tức là dùng
tâm thức của mình để quản lí mình và môi trường sống của mình đó, các bạn a.
Chúc các bạn một ngày vui vẻ.
Mến,
Hoành
© Copyright 2009, TDH
www.dotchuoinon.com
Licensed for non-commercial use
Chuỗi bài viết về Tư duy tích cực:
/>%E1%BB%B1c/


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×