Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.52 KB, 18 trang )

LÍ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
I. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC SẢN XUẤT CỦA NGÀNH SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP
_ Lĩnh vực kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Nhựa Nhiệt Đới
Công ty Cổ phần Nhựa Nhiệt Đới (troplast) là một trong những công ty hàng
đầu tại Hà Nội trong lĩnh vực sản xuất các mặt hàng bao bì nhựa phục vụ Y tế, Dược
phẩm, Hoá mỹ phẩm. Với thế mạnh sở hữu một đội ngũ kĩ thuật giàu kinh nghiệm,
được đào tạo chuyên môn bài bản tại CHLB Đức và đã từng đoạt huy chương đồng giải
Vifotech - giải thưởng sáng tạo Khoa học công nghệ Việt Nam năm 2005, chúng tôi đã
và đang cung cấp các loại mặt hàng nhựa đáp ứng được yêu cầu đa dạng của nhiều
khách hàng. Chúng tôi cung ứng từ các loại nguyên liệu nhựa, sản phẩm nhựa gia dụng
và phục vụ chăn nuôi, các sản phẩm bao bì Y tế, sản phẩm sử dụng nhựa kĩ thuật cao:
PA, PMMA, ABS,TPE..., đến các loại nhựa tổ hợp đặc biệt, chuyên dùng đòi hỏi tính
năng cơ học cao, bền thời tiết phục vụ cho ngành đường sắt….
2/ KHÁI NIỆM CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ CÁC CÁCH PHÂN LOẠI CHI PHÍ SẢN
XUẤT CHỦ YẾU
2.1. Khái niệm chi phí sản xuất
Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí về lao động sống, lao động vật hóa và
các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến hành các hoạt động sản xuất trong một
thời kỳ.
2.2.Cách phân loại chi phí sản xuất chủ yếu
_Phân loại chi phí sản xuất theo tính chất kinh tế( yếu tố chi phí)
Cách phân loại này tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng và phân tích mức
định vốn lưu động cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí. Theo quy
định hiện hành ở Việt Nam, toàn bộ chi phí được chia làm 7 yếu tố sau:
+ Yếu tố nguyên liệu, vật liệu
+ Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng không hết vào quá trình sản xuất_ kinh
doanh trong kỳ
+ Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương
+ Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ
+ Yếu tố khấu hao TSCĐ


+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài
+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền
_ Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế chi phí (Khoản mục chi phí)
Cách phân loại này dựa vào công dụng của chi phí và mức phân bổ chi phí cho từng đối
tượng. Theo quy định hiện hành, cách này được chia làm 5 khoản mục như sau:
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
+ Chi phí sản xuất chung
+ Chi phí nhân công trực tiếp
+ Chi phí bán hàng
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp
_ Phân loại chi phí theo quan hệ với sản lượng sản phẩm sản xuất
Theo cách này, chi phí được chia thành biến phí và định phí
3/ Ý NGHĨA CỦA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI PHÍ SẢN XUẤT TRONG QUÁ
TRÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản xuất.
Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với sự vận động
và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách khác, quá trình sản
xuất hàng hóa là quá trình kết hợp cả ba yếu tố: Tư liệu lao động, đối tượng lao động và
sức lao động. Đồng thời quá trình sản xuất hàng hóa cũng chính là quá trình tiêu hao
của chính bản thân các yếu tố trên. Như vậy, để tiến hành sản xuất hàng hóa, người sản
xuất phải bỏ ra chi phí về thù lao lao động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động.
Vì thế, sự hình thành nên các chi phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất
yếu khách quan, không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của người sản xuất.
4/ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM, PHÂN LOẠI GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
4.1. Khái niệm gía thành sản phẩm
Là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng toàn bộ hoạt động
sản xuất kinh doanh và quản lý kinh tế tài chính của doanh nghiệp. Giá thành được tính
toán chính xác cho từng loại sản phẩm hoặc lao vụ cụ thể( đối tượng tính giá thành) và
chỉ tính toán xác định đối với số lượng sản phẩm hoặc lao vụ đã hoàn thành khi kết thúc
một số giai đoạn công nghệ sản xuất(nửa thành phẩm).

4.2. Phân loại giá thành sản phẩm
_ Phân loại giá thành sản phẩm theo thời gian và cơ sở số liệu tính giá
thành
Theo cách phân loại này, chỉ tiêu giá thành được chia thành giá thành kế hoạch,
giá thành định mức và giá thành thực tế.
Cách phân loại này có tác dụng trong việc quản lý và giám sát chi phí, xác định
được nguyên nhân vượt (hụt) định mức chi phí trong kỳ hạch toán. Từ đó, điều chỉnh kế
hoạch hoặc định mức chi phí cho phù hợp.
_ Phân loại giá thành theo phạm vi tình toán
Theo phạm vi tính toán, chỉ tiêu giá thành được chia thành sản xuất và giá thành
tiêu thụ
Giá thành tiêu thụ được tính theo công thức:
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + chi phí quản lý + chi phí
Sản phẩm của sản phẩm doanh nghiệp bán hàng
Cách phân loại này giúp cho nhà quản lý biết đuợc kết quả kinh doanh( lãi, lỗ)
của từng mặt hàng, từng loại dịch vụ mà doanh nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên, do
những hạn chế nhất định khi lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí bán hàng, từng loại dịch
vụ nên cách phân loại này chỉ còn mang ý nghĩa hoặc thuật, nghiên cứu.
_ Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hoa phí về lao động
sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm, lao vụ đã
hoàn thành. Về thực chất, chi phí và giá thành là 2 mặt khác nhau của quá trình sản
xuất. Chi phí sản xuất phản ánh mặt hao phí sản xuất, còn giá thành sản phẩm phản ánh
mặt kết quả sản xuất. Tất cả những khoản chi phí phát sinh(Kỳ này hay kỳ trước chuyển
sang) và các chi phí tính trước có liên quan đến khối lượng sản phẩm, dịch vụ đã hoàn
thành trong kỳ sẽ tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm. Nói cách khác, giá thành sản
phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra bất kể ở kỳ nào
nhưng có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm đã hoàn thành trong kỳ.
SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM

C
D
A B
Trong đó:
AB: Chi phí sản xuất kỳ trước chuyển sang
BC: Chi phí sản xuất phát sinh kỳ này
CD: Chi phí sản xuất chuyển sang kỳ sau
AC: Giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
Như vậy:
+ Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là BD
+ Giá thành của những sản phẩm hoàn thành trong kỳ là:
AC = AB + BD – CD,
hay:
Tổng giá thành Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất Chi phí sản xuất
Sản phẩm hoàn = dở dang đầu kỳ + phát sinh trong - dở dang cuối kỳ
Thành kỳ
Khi giá trị sản phẩm dở dang(chi phí sản xuất dở dang) đầu kỳ và cuối kỳ bằng
nhau hoặc các ngành sản phẩm không có sản phẩm dở dang thì tổng giá thành sản phẩm
bầng tổng chi phí sản xuất phát sinh.
5/ĐỐI TƯỢNG TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT, ĐỐI TƯỢNG TÍNH GIÁ THÀNH
SẢN PHẨM.
5.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất
_ Khái niệm Chi phí sản xuất: Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí
về lao động sống, lao động vật hóa và các chi phí khác mà doanh nghiệp bỏ ra để tiến
hành các hoạt động sản xuất trong một thời kỳ.
_ Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất :
Là xác định phạm vi, giới hạn để tập hợp chi phí tức là phải xác định nơi chi phí
đã phát sinh và đối tượng gánh chịu chi phí.
Khi xác định đối tượng chi phí sản xuất cần căn cứ vào các cơ sở sau:
+ Đặc điểm quy trình công nghệ

+ Loại hình sản xuất
_ Các đối tượng tập hợp chi phí sản xuất :
+ Đối tượng chịu chi phí: Sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, chi tiết sản
phẩm, ......
+Đối tượng nơi phát sinh chi phí : nhóm, tổ, đội…..
5.2. Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Khái niệm giá thành sản phẩm : Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản chi
phí về lao động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công việc, sản
phẩm, lao vụ đã hoàn thành
Các căn cứ để xác định đối tượng tính giá sản phẩm : Xác định đối tượng tính
giá thành là xác định các loại sản phẩm, công việc lao vụ doanh nghiệp sản xuất chế tạo
và hoàn thành cần tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm . Khi xác định đối
tượng tính giá cần căn cứ vào các cơ sơ sau :
+Đặc điểm quy trình công nghệ
+ Loại hình sản xuất
Ngoài ra còn có thể dựa trên những cơ sở như:Yêu cầu quản lý, yêu cầu cung cấp
thông tin cho việc ra các quyết định doanh nghiệp, khả năng trình độ quản lý
_ Các đối tượng tính giá thành sản phẩm : Đối tượng có thể là sản phẩm cuối
cùng của quá trình sản xuất hay đang trên day truyền sản xuất tùy theo yêu cầu của
hoạch toán kinh tế nội bộ và tiêu thụ sản phẩm
6. NHIỆM VỤ KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
_ Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ, đặc điểm tổ chức sản xuất của
doanh nghiệp để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất bằng phương pháp thích
hợp đã chọn cung cấp kịp thời những số liệu thông tin tổng hợp các khoản mục chi
phí , yếu tố chi phí quy định xác định đúng đẵn của sản phẩm dở dang cuối kỳ.
_ Vận dụng phương pháp tính giá thành thích hợp để tính giá thành và giá thành
đợ vị thực tế của các đối tượng tính giá thành theo đúng các khoản mục quy định và
đúng kỳ, đúng giá thành sản phẩm đã xác định.
_ Định kỳ cung cấp các báo cáo về chi phí sản xuất và tính giá thành cho lãnh
đạo công ty. Tiến hành phân tích tình hình thực hiện các hình thức chi phí và dự toán

chi phí tình hình thực hiện kế hoạch giá thành, hạ giá thành sản phẩm. Phát hiện khả
năng tiềm tàng đề xuất biện pháp thích hợp để phấn đấu không ngừng tiết kiệm chi phí
và hạ giá thành sản phẩm.
7/ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT
Tài khoản kế toán sử dụng chủ yếu, phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản
xuất.
_ Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Tài khoản 621 được dùng để phản ánh các chi phí nguyên vật liệu sử dụng trực
tiếp cho việc sản xuất, thực hiện dịch vụ, lao vụ của các ngành công nghiệp, nông
nghiệp, lâm ngư nghiệp, xây dựng cơ bản, giao thông vận tải ….. Cuối kỳ hết chuyển
sang TK 154 để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
Chi phí nguyên vật liệu (gồm cả nguyên liệu, vật liệu chính và vật liệu phụ) phản
ánh trên tài khoản 621 được hạch toán theo giá thực tế khi xuất dùng
TK 621
Nợ “ Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp” Có
_ Trị giá thực tế của nguyên liệu , vật liệu _ Giá trị nguyên liệu xuất dùng
không xuất dùng trực tiếp cho sản xuất, chế tạo hết.
sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ, lao vụ _ Kết chuyển chi phí nguyên, vật
liệu trong kỳ hạch toán trực tiếp
TK 612 không có số dư cuối kỳ
Sơ đồ 1: Sơ đồ tổng hợp kế toán chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp
TK 151, 152, 331,111,
112, 311, 441… TK 621
TK154
Kết chuyển chi phí
Nguyên vật liệu trực tiếp
Vật liệu dùng trực tiếp chế tạo sản
Phẩm tiến hành lao vụ dịch vụ TK 152
Vật liệu dùng không hết

×