Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.24 KB, 18 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
1.1. Khái niệm ,vị trí,nhiệm vụ của kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm xây lắp.
1.1.1. Khái niệm :
- Chi phí sản xuất : Là toàn bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong quá
trình sản xuất kinh doanh ở một kì nhất định (tháng, quí, năm).
- Giá thành sản phẩm xây lắp: Là tiêu hao thực tế gắn liền với việc sản
xuất ra một đơn vị sản phẩm hoàn thành nhất định.
1.1.2. Vị trí:
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm là một khâu quan
trọng cần phải xác định sau khi bỏ ra toàn bộ lao động sống, lao động vật hoá,
các chi phí khác để từ đó phản ánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh,
kết quả sử dụng tài sản nguồn vốn của doanh nghiệp, với mục đích cuối cùng là
bàn giao công trình cho nhà đầu tư .
1.1.3. Nhiệm vụ:
- Xác định đối tượng tâp hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
- Xác định kì tính giá thành của sản phẩm xây lắp.
- Xác định phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và phương pháp tính
giá thành sản phẩm trong xây lắp.
- Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo qui trình sau:
+ Tập hợp chi phí sản xuất theo bốn khoản mục chi phí: Chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi
phí sản xuất chung.
+ Tổng hợp các chi phí sản xuất đã phát sinh, phân bổ chi phí sử dụng
máy và chi phí sản xuất chung cho các đối tượng có liên quan và tiến hành kết
chuyển các khoản mục này vào tài khoản tính giá thành
+ Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh trong kì, đánh giá sản phẩm dở dang
cuối kì và tính giá thành sản phẩm trong kì.
1. 1.4. Phân loại:
1.1.4.1. Phân loại chi phí sản xuất :


a. Phân loại theo yếu tố:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí khấu hao tài sản cố định.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác.
b. Phân loại theo khoản mục giá thành:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sử dụng máy thi công.
- Chi phí sản xuất chung.
c. Theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm công việc sản xuất trong
kì.
- Chi phí biến đổi.
- Chi phí cố định.
d. Theo phương pháp tập hợp chi phí và mối quan hệ với đối tượng chịu
chi phí .
- Chi phí trực tiếp
- Chi phí gián tiếp.
1. 1.4.2. Phân loại giá thành :
a. Gía thành dự toán (Zd): Là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ chi phí sản
xuất tính theo dự toán để hoàn thành khối lượng xây lắp, hoàn thành công trình,
hạng mục công trình.
Zd = Khối lượng * Định mức * Đơn giá + %Phụ phí = G-Pđm
Trong đó: Zd:Gía thành dự toán
Pđm: Lãi định mức (Pđm =H%*Zd)
Theo thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 25 tháng 7 năm 2007 của bộ
xây dựng quyết định :
- Xây dựng công trình dân dụng H = 5.5%
- Xây dựng công trình công nghiệp H =6.0%

- Xây dựng công trình giao thông H=6.0%
- Xây dựng công trình thuỷ lợi H =5.5%
- Xây dựng công trình hạ tầng kĩ thuật H =5.5%
- Công tác lắp đặt thiết bị công nghệ trong các công trình xây dựng
H=6.0% .
b. Gía thành kế hoạch (Zk): Là giá thành được xây dựng trên cơ sở những
điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp xây lắp trên cơ sở biện pháp thi công
định mức kinh tế kĩ thuật và đơn giá nội bộ của doanh nghiệp.
Zk =Zd -%hạ Zk
Trong đó Zk: Gía thành kế hoạch
Zd: Gía thành dự toán
%hạ Zk: Được tính trên giá thành Zd.
c. Gía thành thực tế (Zt): Là biểu hiện bằng tiền toàn bộ chi phí thực tế đã
phát sinh để hoàn thành khối lượng xây lắp. Gía thành thực tế được tính trên cơ
sở tài liệu của kế toán. Gía thành thực tế được xác định khi có khối lượng công
trình hoàn thành, hạng mục công trình hoàn thành. Gía thành thực tế là căn cứ
để lập giá thành kế hoạch cho năm sau
Zt < Zk < Zd.
1.1.5. Đặc điểm, đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp.
1.1.5.1. Đặc điểm của sản phẩm xây lắp.
- Sản phẩm xây lắp mang tính chất riêng lẻ, đơn chiếc có qui mô lớn và
kết cấu phức tạp, không có sản phẩm nào giống sản phẩm nào, chi phí bỏ ra cho
các sản phẩm khác nhau, việc tính giá thành sản phẩm được tính cho từng sản
phẩm riêng biệt.
- Sản phẩm xây lắp có giá trị lớn , khối lượng công trình lớn,thời gian xây
dựng lâu dài .Vì vậy vòng quay vốn chậm, không đợi khi công trình hoàn thành
toàn bộ mới tính giá thành mà tính theo giai đoạn qui ước, theo hạng mục công
trình hay theo gói thầu.
- Sản phẩm xây lắp được tiêu thụ theo giá dự toán, giá kí kết giữa đơn vị

xây lắp và chủ đầu tư, tiêu thụ trước khi hoàn thành.
- Sản xuất xây lắp mang tính lưu động và tiến hành ở ngoài trời chịu tác
động trực tiếp bởi các yếu tố môi trường nên mang tính chất thời vụ.
- Sản phẩm xây lắp có thời gian sử dụng lâu dài, mọi sai phạm có thể sữa
chữa phải phá đi làm lại, dẫn đến lãng phí gây hậu quả nghiêm trọng nên chất
lượng sản phẩm phải được xác định , phải đảm bảo đúng dự toán và thiết kế đã
phê duyệt.
1.1.5.2. Đối tượng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp :
- Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất : Theo hạng mục công trình, bộ
phận công trình, đơn đặt hàng
- Đối tượng tính giá thành : Từng công trình , từng hạng mục công trình
hoàn thành
- Kì tính giá thành : Thời điểm khi công trình, hạng mục công trình hoàn
thành bàn giao. Vì vậy không phù hợp với kì báo cáo, mà phù hợp với chu kì
sản xuất sản phẩm.
1.2. Nội dung, tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây xắp.
1.2.1. Tài khoản sử dụng:
Hệ thống tài khoản kế toán trong doanh nghiệp xây lắp được kết hợp
quyết định 15/2006 với QĐ 1864 dùng cho doanh nghiệp xây lắp .Trong doanh
nghiệp xây lắp được mở thêm những tài khoản phù hợp với đặc điểm của ngành
xây lắp.
- TK 141: Có 4 tài khoản cấp 2.
+ TK 1411: Tạm ứng lương và phụ cấp
+ TK 1412: Tạm ứng mua vật tư hàng hoá
+TK 1413: Tạm ứng giao khoán xây lắp nội bộ
+TK 1418: Tạm ứng khác
- TK 137: Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng.
- TK 337: Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng

- TK 2117: Đà giáo cốt pha
- TK 334: Có 2 tài khoản cấp 2:
+ TK 3341: Phải trả công nhân viên
+ TK 3342: Phải trả hợp đồng lao động
- TK 154: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Có 4 tài khoản cấp 2
+ TK 1541: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm xây
lắp
+ TK 1542: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của sản phẩm khác
+ TK 1543: Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của dịch vụ
+ TK 1544: Chi phí bảo hành sản phẩm
- TK 5112: Doanh thu bán các thành phẩm: Có 2 tài khoản cấp 3
+ TK 51121: Doanh thu bán các sản phẩm xây lắp hoàn thành
+ TK 51122: Doanh thu bán các sản phẩm khác
- TK 623: Chi phí sử dụng máy: Có 6 tài khoản cấp 2
+ TK 6231: Chi phí nhân công sử dụng máy
+ TK 6232: Chi phí vật liệu
+ TK 6233: Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất
+ TK 6234: Chi phí khấu hao máy thi công
+ TK 6237: Chi phí dịch vụ mua ngoài
+ TK 6278: Chi phí bằng tiền khác
- Đối với doanh nghiệp xây lắp không tổ chức các hoạt động khác thì
không sử dụng tài khoản 641 và tài khoản 338
1.2.2. Chứng từ sổ sách kế toán sử dụng
- Sử dụng các chứng từ kế toán ban hành theo quyết định số 15/2006 về
chỉ tiêu lao động tiền lương, chỉ tiêu hàn tồn kho, chỉ tiêu tiền tệ, tài sản cố
định … và các chứng từ ban hành theo các văn bản pháp luật khác như các
hoá đơn giá trị gia tăng, hoá đơn bán hàng thông thường…
- Hình thức sổ kế toán : Có 4 hình thức sổ kế toán là: Nhật ký sổ cái ,nhật
ký chung ,chứng từ ghi sổ, nhật ký chứng từ.

1.3. Phương pháp kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
1.3.1. Kế toán chi phí sản xuất:
1.3.1.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
a. Nội dung và nguyên tắc hạch toán:
- Nội dung: Phản ánh chi phí nguyên vật liệu dùng cho hoạt động xây lắp
hoặc sử dụng cho sản xuất sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch vụ của doanh
nghiệp xây lắp
- Nguyên tắc hạch toán : Đối với chi phí nguyên vật liệu có liên quan trực
tiếp đến từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành
thì hạch toán trực tiếp cho từng đối tượng đó.
Đối với chi phí nguyên vật liệu liên quan nhiều đối tượng chịu chi phí
Thì tập hợp và phân bổ chi phí nguyên vật liệu cho những đối tượng có liên
quan theo tiêu thức thích hợp .
Mức phân bổ chi phí
vật liệu cho đối tượng
=
Tổng chi phí vật liệu cần được phân bổ
*
Tiêu thức phân bổ của từng
đối tượng đó
Tổng tiêu thức phân bổ của tất cả các
đối tượng
Tiêu thức phân bổ chi phí vật liệu:
+ Nguyên vật liệu chính thường là định mức tiêu hao nguyên vật liệu chính tỉ
lệ với đối tượng sản phẩm
+ Nguyên vật liệu phụ: Thường là định mức tiêu hao vật liệu phụ hay định
mức tiêu hao vật liệu chính
+ Nhiên liệu: Theo định mức hay số giờ ca máy
b. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 621: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nợ TK 621 Có

yyt uhhj
-Trị giá thực tế nguyên vật liệu xuất dùng trực tiếp cho
hoạt động xây lắp, sản xuất sản phẩm, dịch vụ trong kỳ
-Trị giá nguyên vật liệu sử dụng không hết nhập
kho, trị giá phế liệu thu hồi
- phân bổ và kết chuyển chi phí nguyên vật liệu để
tính giá thành
Tài khoản này không có số dư cuối kì
c. Phương pháp kế toán:
TK111,112,331
TK152
TK133
TK152
TK154
TK621
TK141(1413)
Xuất nguyên vật liệu dùng trực tiếp sản xuất
Mua nguyên vật liệu đưa vào cho sản xuất
Mua nguyên vật liệu đưa vào cho sản xuất
Tạm ứng chi phí xây lắp giao khoán nội bộ
TK111,112,152
Quyết toán giá trị khối lượng đã tạm ứng tính vào chi phí vật liệu
Nguyên liệu sử dụng không hết nhập kho
Kết chuyển chi phí nguyên vật liệu để tính giá thành
Thuế GTGT
Thuế GTGT
1.3.1.2. Kế toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp
a. Nội dungvà nguyên tắc hạch toán:
-Nội dung: Là khoản chi phí về tiền lương, các khoản phụ cấp có tính chất tiền
lương của công nhân xây lắp

- Nguyên tắc hạch toán: Hạch toán trực tiếp cho đối tượng trên cơ sở chứng từ
gốc hợp lệ. Nếu không hạch toán riêng được tiến hành phân bổ theo định mức
nhân công hay theo hệ số, số giờ, số ngày công, qui định theo tiêu chuẩn

×