Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

TỔNG QUAN CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (142.58 KB, 20 trang )

TỔNG QUAN CỦA NHÀ MÁY CƠ KHÍ 120
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ MÁY CK120
1.1. Quá trình hình thành Nhà máy cơ khí 120
Nhà máy cơ khí 120 là doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, có tư
cách pháp nhân và thuộc tổng nhà máy tô tô Việt Nam, có quyền tự chủ trong kinh
doanh, tự chủ về tài chính, chịu sự rằng buộc về quyền lợi và nghĩa vụ đối với
Tổng nhày máy công nghiệp Việt Nam.
Nhà máy cơ khí 120 đã có lịch sử hình thành từ khá lâu. Tiền thân của Nhà
máy cơ khí 120 được hình thành từ tháng 7/1947 tại chiến khu Việt Bắc, là cơ sở
phục vụ kháng chiến chống Pháp của nhà giao thông công chính. Đến năm 1993,
Nhà máy cơ khí 120 được chính thức thành lập theo quyết định số 1044/QĐ/TCCB
- LĐ ngày 27 tháng 05 năm 1993 của Bộ Giao thông vận tải.
Tên nhà máy: Nhà máy cơ khí 120
Mã số ngành kinh tế kỹ thuật: 25
Nhà máy cơ khí trực thuộc liên hiệp xí nghiệp cơ khí GTVT.
Trụ sở: số 609 - km số 7 đường Trương Định - phường Giáp Bát - quận
Hoàng Mai - Hà Nội.
Điện thoại: 04. 864 1705
Fax: 04. 864 3032
Số đăng ký kinh doanh: 108513
Mã số thuế: 01001045241
Vốn kinh doanh: 4.202.000.000 đồng
Trong đó:
- Vốn cố định: 3.502.000.000 (Ba tỷ, năm trăm linh hai triệu đồng chẵn).
- Vốn lưu động: 702.000.000 (Bảy trăm linh hai triệu đồng chẵn).
Nguồn vốn được hình thành từ:
- Vốn ngân sách cấp: 3.438.000.000 đồng
- Vốn doanh nghiệp tự bổ sung: 392.000.000 đồng
- Vốn vay: 374.000.000 đồng
Ngành nghề đăng ký kinh doanh chủ yếu:
- Sản xuất, sửa chữa phương tiện thiết bị VTVT MS 0105


- Sản xuất sản phẩm công nghiệp khác MS 0107
- Dịch vụ khác
Đăng ký xây dựng lần 1 ngày 21/9/1998 và quyết định số 1465/TCCB -LĐ
ngày 15/6/1998 của Bộ GTVT.
Đổi tên thành: Nhà máy cơ khí 120
Tên giao dịch quốc tế: Michanical company 120
Cơ quan đăng ký kinh doanh: sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.
Đăng ký thay đổi kinh doanh lần 2 ngày 14/02/2002 và quyết định số
3728/QĐ-TCCB-LĐ của Bộ GTVT. Bổ sung ngành nghề kinh doanh
- Xây lắp các công trình công nghiệp
- Lắp ráp xe gắn máy dạy kinh doanh và phương tiện GTVT.
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị GTVT
Cơ quan đăng ký kinh doanh lần 3 ngày 12/3/2003 và quyết định số
3728/QĐ-TCCB-LĐ của Bộ GTVT ngày 07/12/2002.
Bổ xung ngành nghề kinh doanh
- Sản xuất kết cấu thép
- Sửa chữa thiết bị giao thông vận tải, sản phẩm công nghiệp.
- Lắp ráp kinh doanh xe máy
Cơ quan đăng ký kinh doanh: sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội
Đăng ký thay đổi kinh doanh lần 4 ngày 2/8/2002 và quyết định số
3728/QĐ-TCCB-LĐ của Bộ GTVT ngày 26/7/2002.
Bổ xung ngành nghề kinh doanh.
- Xuất nhập khẩu phụ tùng ô tô, xe gắn máy.
Cơ quan đăng ký kinh doanh: Sở Kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội.
1.2. Các giai đoạn phát triển của nhà máy
Nhà máy cơ khí 120 là cơ sở sản xuất hoạt động liên tục trong 55 năm qua
trong ngành GTVT, có mặt bằng sản xuất với diện tích 27.800m
2
, diện tích nhà
xưởng và cơ quan làm việc khang trang rộng rãi, có nhiều máy cắt gọt chuyên

dùng có công suất lớn. Mặt khác nhà máy đang tiếp tục trang bị đổi mới một số
máy móc thiết bị như ép hơi, máy phun cát làm sạch sản phẩm, kệ mạ kim loại,
mầu phun sơn. Để không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm, đáp ứng yêu cầu sản xuất của sản phẩm. Nhà máy cũng tích cực mở rộng
quan hệ với các.
Nhà máy trong và ngoài ngành để phát huy năng lực sẵn có của các phân
xưởng sản xuất và tăng cường quan hệ liên doanh liên kết với mọi thành phần kinh
tế trong và ngoài nước để phấn đấu đạt giá trị tổng sản lượng mỗi năm từ 15 đến 16
tỷ.
Năm 1997 Nhà máy có nhiệm vụ tham gia xây dựng cầu Thăng Long, một
công trình có tầm cỡ lớn của đất nước với nhiệm vụ sản xuất cơ khí, kết cấu thép
phục vụ thi công cầu như: sản xuất giếng chìm chợ nổi, khung vây cột cán thép thi
công, các trụ cầu và sửa chữa xe máy công trình cho các công trình trong liên hợp
cầu Thăng Long.
Nhà máy đã phấn đấu về mọi mặt, từ cân đối tài chính, coi trọng hiệu quả
kinh tế và không ngừng sản xuất ra nhiều sản phẩm đảm bảo chất lượng phục vụ
cho ngành GTVT và cho nền kinh tế quốc dân. Thực hiện bảo quản và phát huy
các nguồn lực của Nhà nước cho vay, không ngừng nâng cao chỉ tiêu nộp ngân
sách cho Nhà nước và từng bước cải thiện đời sống cho cán bộ, công nhân viên.
Nhà máy đã được Nhà nước tặng 02 huân chương lao động hạng 3.
1.3. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà máy trong một vài năm
vừa qua
Nhà máy cơ khí 120 hoạt động theo luật doanh nghiệp và các qui định của
pháp luật nhà máy hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, chế tạo sản phẩm phục vụ
chủ yếu cho ngành GTVT. Cụ thể là nhà máy có nhiệm vụ sửa chữa, phương tiện,
thiết bị GTVT, sản xuất kết cấu thép, sản xuất sản phẩm công nghiệp, dịch vụ, khai
thác, sản xuất sản phẩm công nghiệp, dịch vụ khai thác theo kế hoạch, quy hoạch
của nhà máy và theo yêu cầu của thị trường từ đầu tư , sản xuất cung ứng đến tiêu
thụ sản phẩm, thu mua vật tư kỹ thuật. Trong đó sản xuất chế tạo kết cấu thép là
sản phẩm chính của nhà máy, sản phẩm do nhà máy sản xuất ra liên kết với các tổ

chức khác, nghiên cứu ứng dụng công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, đào tạo bồi dưỡng
cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật.
Những sản phẩm kết cấu thép của nhà máy đã thực hiện là:
- Các công cụ thiết bị phục vụ ngành GTVT
- Các loại phà LPP, phà ghép, cầu cáp, cầu ngầm
- Các loại đường sắt, cầu nâng thân, cầu T66, VN64
- Các loại phụ kiện, cấu kiện máy toa xe, đường sắt phục vụ ngành GTVT
đường sắt.
- Các loại sơ móc 3T, 4T, phục vụ ngành GTVT đường bộ.
- Các loại khung nhà thép, cần cẩu, cổng lắp đặt, bốc dỡ hàng ở các sông.
Những sản phẩm kết cấu thép của nhà máy từ năm 90 cho đến nay.
Các loại dầm cầu thép hàn, tán bằng 1550 có khẩu độ 18,2m; 36,4m cho Sở
GTVT Thái Bình, Sơn La, Lạng Sơn với khối lượng 474 tấn
- 25 phao trọng tài từ 8 - 10 tấn phục vụ xây dựng cầu Tràng Tiền thành phố
Huế với khối lượng 150 tấn.
- 15 chiếc cần cẩu thủy sức nâng từ 1,5 - 3 tấn cho các tàu phà sông biển
1.000 - 3.000 tấn, các loại xe truyền tàu phục vụ cho sửa chữa thiết bị vận tải
đường sông với khối lượng 250 tấn.
- 08 bộ thiết bị cho dây chuyền kiểm tra lắp ráp xe máy dạng CKD trị giá 1,5
tỷ đồng.
Tất cả các sản phẩm trên đều có chung đặc điểm là sản phẩm kết cấu thép
với công nghệ chủ yếu là công nghệ hàn, tán thép hình các loại. Tuy nhiên giá trị
sản lượng thực hiện còn rất thấp so với nhu cầu thị trường do năng lực của nhà
máy còn hạn chế.
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả nhà máy đã đạt được trong
những năm gần đây:
STT Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006
1 Giá trị sản lượng 190.000 298.025
2 Tổng doanh thu (không thuế
VAT)

trđ 210.500 228.300
3 Các khoản nộp ngân sách trđ 14.800 16.200
4 Thu nhập bình quân
(người/tháng)
1.800đ
* Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh
Nhà máy cơ khí 120 có lịch sử 55 năm xây dựng và phát triển. Đã có bề dày
kinh nghiệm trong ngành cơ khí chế tạo và đóng góp được nhiều công trình thiết
thực cho đất nước tiêu biểu là việc tham gia xây dựng cầu Thăng Long… đem lại
hiệu quả kinh tế - xã hội cho đất nước. Với một lịch sử phát triển như vậy, nhà máy
có thuận lợi lớn là đã xây dựng được uy tín trên thương trường, có nhiều bạn hàng
thân thiết và tin cậy, có đội ngũ công nhân kỹ thuật lành nghề và có trình độ tay
nghề ngày càng được nâng cao, được sự quan tâm của Đảng và chính phụ với
những thuận lợi nêu trên, nhà máy cơ khí 120 đã khai thác triệt để và duy trì được
những lợi thế đó để luôn đứng vững và phát triển không ngừng trong giai đoạn
hiện nay.
Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất kinh doanh Nhà máy cơ khí 120 cũng
gặp không ít khó khăn khó khăn lớn nhất của nhà máy là cơ sở vật chất kỹ thuật
còn quá lạc hậu. Hầu hết máy móc, trang thiết bị chủ yếu hiện nay đều được sử
dụng từ những năm 60- 70, xuất sứ từ những nước sản xuất chủ nghĩa như Liên
Xô, Ba Lan, Trung Quốc. Gần đây nhà máy có đầu tư một số máy móc thiết bị nhỏ
phục vụ cho sản xuất. Từ thực tế trên ta thấy rằng sản phẩm của nhà máy có chất
lượng kỹ thuật không cao, tỷ lệ gia công còn rất lớn nên độ chính xác thấp, độ bề
và tính thẩm mỹ không cao, thiếu sức cạnh tranh so với các loại sản phẩm cùng
loại trong nước và trong khu vực. Đặc biệt là năng suất lao động thấp điều này ảnh
hưởng rất lớn đến sản xuất kinh doanh của nhà máy.
2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Nhà máy cơ khí 120
Là một nhà máy hoạt động tập thể, Nhà máy cơ khí 120 tổ chức bộ máy
quản lý theo chế độ công đoàn tham gia quản lý, giám đốc điều hành hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đứng đầu bộ máy quản lý là giám đốc nhà máy có chức năng lãnh đạo phụ
trách chung toàn nhà máy. Giúp việc cho giám đốc có phó giám đốc. Bên cạnh đó
còn có sự giúp đỡ của chủ tịch công đoàn, các phòng ban chức năng được tổ chức
hoạt động theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh của nhà máy.
Đứng đầu các phong ban là các trưởng phòng, phó phòng chịu sự lãnh đạo
của Ban giám đốc đồng thời cũng có vai trò trợ giúp giám đốc chỉ đạo các hoạt
động sản xuất kinh doanh thông suất của nhà máy.
Đứng đầu các phòng ban là các trưởng phòng, phó phòng chịu sự lãnh đạo
của ban giám đốc đồng thời cũng có vai trò trợ giúp giám đốc chỉ đạo các hoạt
động sản xuất kinh doanh thông suất của nhà máy.
Bộ máy tổ chức quản lý và sản xuất của nhà máy được thể hiện qua sơ đồ
sau:
Phó giám đốc kinh doanh
Giám đốc
Phó giám đốc
kỹ thuật
Phòng
tổ chức h nh chínhà
Các đơn vị
sản xuất
Phân xưởng 1 sản xuất kết cấu thép
Phân xưởng 2 sản xuất đai chổi sơn
Phân xưởng năng lượng
Phân xưởng cơ điện
Phân xưởng dịch vụ thương
Phòng
T i chính kà ế toán
Phòng
kế hoạch
Phòng

kỹ thuật
Phòng
KCS
Ban
cơ điện

×