Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất cho công tác quản lý rác thải tại huyện Hoài Đức thành phố Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.07 MB, 94 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

Nguyễn Hoàng Cầm

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
RÁC THẢI TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
--------------------

Nguyễn Hoàng Cầm

NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ
RÁC THẢI TẠI HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý đất đai
Mã số: 60850103

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. PHẠM QUANG TUẤN



NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS. ĐINH THỊ BẢO HOA

Hà Nội - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết
quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận
văn nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Cầm


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, ngồi sự nỗ lực của bản
thân, tơi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các nhà khoa học, các
thầy cô giáo cùng sự giúp đỡ nhiệt tình, chu đáo của cơ quan và đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ sự cảm ơn trân trọng nhất tới giáo viên hướng dẫn khoa học
PGS. TS. Đinh Thị Bảo Hoa đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tơi trong suốt q trình
hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của bộ môn Công nghệ Địa chính, khoa
Địa lý đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi về mặt ứng dụng công nghệ cho luận
văn này.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự g p ý chân thành của các thầy, cô giáo

Khoa Địa lý, Trư ng Đ i học Khoa học Tự nhiên, Đ i học Quốc gia Hà Nội đã
nhiệt tình giúp đỡ tơi trong q trình hồn thành luận văn này. Tơi cũng xin gửi l i
cảm ơn tới các cán bộ UBND huyện Hồi Đức, phịng Tài ngun mơi trư ng quận
huyện Hoài Đức và ngư i dân địa phương đã hỗ trợ dữ liệu và các thông tin cần
thiết cho luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tới gia đình, những ngư i thân, cán bộ đồng nghiệp
và b n bè đã t o điều kiện về mọi mặt cho tơi trong q trình thực hiện đề tài này.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Hoàng Cầm


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP HUYỆN,
RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ QUẢN LÝ RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT .... 5
1.1. Tổng quan về công tác quy ho ch sử dụng đất cấp huyện ............................... 5
1.1.1. Khái niệm quy ho ch sử dụng đất ............................................................. 5
1.1.2. Cơ sở pháp lý trong lập quy ho ch sử dụng đất cấp huyện ....................... 7
1.1.3. Nguyên tắc lập quy ho ch, kế ho ch sử dụng đất ..................................... 7
1.1.4. Nội dung quy ho ch sử dụng đất cấp huyện.............................................. 8
1.2. Tổng quan về rác thải rắn sinh ho t và quản lý rác thải rắn sinh ho t ............. 9
1.2.1. Khái niệm chung........................................................................................ 9
1.2.2. Nguồn gốc, phân lo i và thành phần rác thải rắn sinh ho t .................... 10
1.2.3. Ảnh hưởng của rác thải rắn sinh ho t đến môi trư ng và sức khỏe
cộng đồng .......................................................................................................... 12
1.2.4. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý rác thải rắn sinh ho t ............ 14
1.3. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam .................. 17
1.3.1. Trên thế giới ............................................................................................ 17

1.3.2. T i Việt Nam ........................................................................................... 20
1.3.3. T i huyện Hoài Đức ................................................................................ 22
1.3.4. Bài học kinh nghiệm ................................................................................ 23
1.4. Tổng quan về các phương pháp kỹ thuật được sử dụng trong việc đề xuất
một số vị trí tối ưu cho quy ho ch bãi chôn lấp rác thải rắn sinh ho t ................. 25
1.4.1. Lý thuyết m ........................................................................................... 25
1.4.2. Phương pháp phân tích đa chỉ tiêu AHP ................................................. 26
1.4.3. Hệ thống thông tin địa lý GIS ................................................................. 27
1.5. Các bước nghiên cứu của đề tài ..................................................................... 29
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI RẮN
SINH HOẠT TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN HOÀI ĐỨC, THÀNH PHỐ HÀ NỘI .... 30
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Hoài Đức....................................... 30
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên .................................................................... 30
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ........................................................................ 34
2.1.3. Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Hoài Đức .... 39


2.2. Hiện tr ng sử dụng đất các năm 2010, 2015 và tình hình biến động các lo i
đất trên địa bàn huyện Hoài Đức ........................................................................... 40
2.2.1. Hiện tr ng sử dụng đất năm 2010 huyện Hoài Đức ................................ 40
2.2.2. Hiện tr ng sử dụng đất năm 2015 huyện Hoài Đức ................................ 42
2.2.3. Tình hình biến động các lo i đất năm 2015 so với năm 2010 và 2005 ... 45
2.3. Thực tr ng công tác quản lý rác thải rắn sinh ho t t i huyện Hoài Đức ........ 46
2.3.1. Thực tr ng tồn trữ rác thải rắn sinh ho t trên địa bàn huyện Hoài Đức .. 46
2.3.2. Thực tr ng thu gom, vận chuyển rác thải rắn sinh ho t trên địa bàn
huyện Hoài Đức ................................................................................................. 49
2.3.3. Thực tr ng các điểm tập kết, trung chuyển rác thải rắn sinh ho t
trên địa bàn huyện Hoài Đức ............................................................................. 58
2.3.4. Thực tr ng rác thải rắn sinh ho t trong mối quan hệ với biến động
dân số qua các năm 2010, 2015 và dự báo đến năm 2020 ................................ 60

2.3.5. Mối quan hệ giữa biến động sử dụng đất với công tác quản lý rác thải
rắn sinh ho t t i huyện Hoài Đức ...................................................................... 61
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
PHỤC VỤ CHO CƠNG TÁC QUẢN LÝ RÁC THẢI TẠI HUYỆN HỒI ĐỨC,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI................................................................................................. 64
3.1. Khái quát chung về quy ho ch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Hoài
Đức, thành phố Hà Nội ......................................................................................... 64
3.1.1. Mục đích lập quy ho ch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Hoài Đức .... 64
3.1.2. Nội dung quy ho ch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Hoài Đức .......... 65
3.2. Đề xuất một số vị trí tối ưu cho việc quy ho ch bãi chôn lấp rác thải rắn
sinh ho t phục vụ kỳ quy ho ch mới trên địa bàn huyện Hồi Đức, thành phố
Hà Nội ................................................................................................................... 68
3.2.1. Quy trình thực hiện .................................................................................. 69
3.2.2. Kết quả đề xuất ........................................................................................ 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 82
PHỤ LỤC


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Các nguồn phát sinh chất thải sinh ho t[11, 13]....................................... 10
Hình 1.2: Sơ đồ khái quát về GIS ............................................................................. 28
Hình 2.1: Vị trí địa lý huyện Hồi Đức .................................................................... 30
Hình 2.2: Cơ cấu sử dụng đất năm 2010 huyện Hồi Đức ....................................... 40
Hình 2.3: Cơ cấu sử dụng đất năm 2015 huyện Hồi Đức ....................................... 43
Hình 2.4: Biến động sử dụng đất năm 2015 so với năm 2010 và 2005
của huyện Hồi Đức.................................................................................................. 45
Hình 2.5: Tồn trữ chất thải rắn t i hộ gia đình ......................................................... 47
Hình 2.6: Tồn trữ chất thải rắn t i cơ sở sản xuất cơng nghiệp ................................ 48
Hình 2.7: Phương tiện thu gom RTR của lực lượng dân lập (tổ VSMT) ................. 50

Hình 2.8: Quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải rắn sinh ho t
của huyện Hoài Đức.................................................................................................. 51
Hình 2.9: Một số tuyến thu gom rác thải trên địa bàn huyện Hồi Đức ................... 52
Hình 2.10: Bãi rác lộ thiên t i xã Kim Chung, huyện Hoài Đức .............................. 59
Hình 2.11: Điểm tập kết rác trên trục đư ng Dương Liễu - Đức Thượng................ 59
Hình 3.1: Diện tích các nh m đất theo phương án quy ho ch sử dụng đất
đến năm 2020 huyện Hoài Đức ................................................................................ 67
Hình 3.2: Quy trình đề xuất các vị trí tối ưu cho quy ho ch bãi chôn lấp rác thải
rắn sinh ho t phục vụ kỳ quy ho ch mới t i huyện Hồi Đức .................................. 70
Hình 3.3: Vị trí bãi đề xuất t i xã Vân Côn và xã An Thượng ................................. 77


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Thành phần chủ yếu của RTRSH ............................................................. 11
Bảng 1.2: Tỷ lệ RTR xử lý bằng các phương pháp khác nhau ở một số nước ......... 20
Bảng 1.3: Giá trị RI ứng với từng số lượng chỉ tiêu n .............................................. 27
Bảng 1. 4: Các bước nghiên cứu của đề tài .............................................................. 29
Bảng 2.1: Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội của huyện Hoài Đức năm 2016 ............... 34
Bảng 2.2: Giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng huyện Hoài Đức........................... 35
Bảng 2.3: Cơ cấu các ngành kinh tế t i huyện giai đo n 2011 - 2016 ..................... 36
Bảng 2.4: Cơcấu diện tích các lo i đất nơng nghiệp năm 2010 huyện Hồi Đức .... 41
Bảng 2.5: Cơ cấu diện tích các lo i đất phi nơng nghiệp năm 2010
huyện Hồi Đức ........................................................................................................ 42
Bảng 2.6: Cơ cấu diện tích các lo i đất nơng nghiệp năm 2015 huyện Hoài Đức ... 43
Bảng 2.7: Cơ cấu diện tích các lo i đất phi nơng nghiệp năm 2015
huyện Hoài Đức ........................................................................................................ 44
Bảng 2.8: Hiệu suất thu gom và xử lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Hoài Đức .. 53
Bảng 2.9: Các địa điểm tập kết RTRSH trên địa bàn huyện Hoài Đức .................... 58
Bảng 3.1: Tổng hợp diện tích, cơ cấu các lo i đất được phê duyệt theo quy ho ch ... 65
Bảng 3.2: Các yếu tố được sử dụng để đánh giá và đề xuất vị trí phù hợp .............. 71

Bảng 3.3: Các lớp dữ liệu đầu vào ............................................................................ 73
Bảng 3.4: Trọng số của các chỉ tiêu theo phương pháp AHP ................................... 74
Bảng 3.5: Phân khoảng và hàm thành viên của mỗi yếu tố ...................................... 74
Bảng 3.6: Các thơng số vị trí của 2 bãi t i xã Vân Côn và xã An Thượng .............. 78


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, tốc độ phát sinh rác thải tùy thuộc vào từng lo i đô thị và dao
động từ 0,35 - 0,8 kg/ngư i.ngày. Rác thải là sản phẩm tất yếu của cuộc sống được
thải ra từ các ho t động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh ho t hoặc các ho t động
khác như khám chữa bệnh, vui chơi giải trí của con ngư i. Cùng với mức sống của
nhân dân ngày càng được nâng cao và công cuộc công nghiệp hoá ngày càng phát
triển sâu rộng, rác thải cũng được t o ra ngày càng nhiều với những thành phần
ngày càng phức t p và đa d ng. Xử lý rác thải đã và đang trở thành một vấn đề nóng
bỏng ở các quốc gia trên thế giới, trong đ c Việt Nam.
Là đô thị lo i một thành phố Hà Nội mỗi năm chi khoảng 3000 tỷ đồng cho
việc thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Huyện Hồi Đức nằm ở trung tâm hình
học Hà Nội mở rộng, tiếp giáp với các quận huyện Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ
Liêm, Quốc Oai, Đan Phượng, Phúc Thọ; với diện tích 82,38 Km2, dân số214.795
ngư i Hồi Đức là một trong các huyện “Đầu tàu” đơ thị phía tây của thành phố Hà
Nội là khu vực có tốc độ phát triển khá nhanh trong giai đo n từ năm 2005 đến nay.
Q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị h a được đẩy m nh với sự hình thành và triển
khai các dự án xây dựng cơ sở h tầng và các khu đơ thị mới. Q trình cơng nghiệp
h a, đơ thị hóa mang l i những tác động tích cực như đẩy m nh tăng trưởng kinh tế,
góp phần nâng cao mức sống ngư i dân,.. Nhưng gắn liền với quá trình này là sự
gia tăng rác thải một cách chóng mặt.Tổng lượng chất thải rắn phát sinh hàng năm
khoảng 125.068 tấn, trong đ c 72.168 tấn chất thải công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp và 52.900 tấn rác thải rắn sinh ho t. Huyện Hoài Đức đang đứng trước nguy
cơ ô nhiễm môi trư ng ngày càng nghiêm trọng do rác thải. Một số giải pháp được

đưa ra để ứng phó với nguy cơ hiện t i và tương lai như: xây dựng địa điểm chôn
lấp t m th i, và các điểm trung chuyển rác theo các thơn, tuyến, cụm dân cư.
Vấn đề quan trọng có tính cấp thiết đã và đang được đặt ra cho huyện Hoài
Đức là quy ho ch quản lý quỹ đất cho công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải
đáp ứng được nhu cầu hiện t i và tương lai. Để thực hiện được điều này, cần thiết
1


dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn về nghiên cứu hiện tr ng và đề xuất
định hướng quy ho ch sử dụng đất cho công tác quản lý rác thải. Xuất phát từ lý do
thực tiễn đ , học viên đã chọn đề tài luận văn th c sỹ “Nghiên cứu hiện trạng và đề
xuất định hướng quy hoạch sử dụng đất cho công tác quản lý rác thải tại huyện
Hoài Đức, thành phố Hà Nội”
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Nghiên cứu hiện tr ng và đề xuất định hướng quy ho ch sử dụng đất cho
công tác quản lý rác thải t i huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội đến năm 2020 đảm
bảo đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trư ng.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan về QHSDĐ cấp huyện, rác thải rắn sinh ho t và quản
lý rác thải rắn sinh ho t;
- Nghiên cứu thực tr ng sử dụng đất và biến động sử dụng đất;
- Nghiên cứu thực tr ng công tác quản lý rác thải rắn sinh ho t trên địa bàn
huyện Hoài Đức;
- Nghiên cứu mối liên hệ giữa biến động sử dụng đất với công tác quản lý rác
thải t i huyện Hoài Đức;
- Đề xuất định hướng quy ho ch sử dụng đất phục vụ cho cơng tác quản lý
rác thải t i huyện Hồi Đức.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trên toàn bộ địa bàn
huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

Phạm vi khoa học: Đề tài giới h n nghiên cứu ở các vấn đề sau:
+ Phần lớn lượng rác thải trên địa bàn huyện Hoài Đức là rác thải rắn sinh
ho t của ngư i dân thải ra. Do đ , đề tài sẽ tập trung nghiên cứu, phân tích hiện
tr ng quản lý rác thải rắn sinh ho t, và hiện tr ng sử dụng đất phục vụ cho mục đích
quản lý rác thải rắn sinh ho t trên địa bàn huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.
+ Đề xuất định hướng quy ho ch sử dụng đất cho công tác quản lý rác thải
rắn sinh ho t đến năm 2020 trên địa bàn huyện.

2


5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Điều tra thu thập các tài liệu, số
liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên thiên nhiên, môi trư ng, các
số liệu thu gom,vận chuyển, xử lý rác thải, diện tích đất sử dụng cho cơng tác quản
lý rác thải huyện Hồi Đức t i th i điểm các năm 2005, 2010, 2011, 2015, 2016 để
phục vụ cho việc nghiên cứu:
- Diện tích dùng cho điểm tập kết rác, điểm trung chuyển và bãi rác trên địa
bàn huyện Hoài Đức.
- Số điểm tập kết, trung chuyển, bãi rác thải sinh ho t trên địa bàn huyện
Hồi Đức.
- Diện tích điểm tập kết, trung chuyển, bãi rác thải trên địa bàn huyện Hoài
Đức.
- Tần suất thu gom, vận chuyển rác thải.
- Thu thập dự liệu bản đồ được thành lập, bản đồ hiện tr ng sử dụng đất.
Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, số liệu, bản đồ về khu vực huyện
để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài:
-

Kế thừa các tài liệu, số liệu thống kê, kiểm kê, báo cáo thuyết minh quy

ho ch sử dụng đất các năm 2005, 2010, 2011, 2015, 2016

-

Kế thừa các bản đồ địa lý, bản đồ hiện tr ng sử dụng đất huyện Hoài Đức

Phương pháp thống kê, so sánh: Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập
được, tiến hành thống kê, so sánh số liệu qua các các năm 2005, 2010, 2015 để thấy
được sự biến động, thay đổi về quỹ đất cho công tác quản lý rác thải.
Phương pháp phân tích, đánh giá tổng hợp: từ các nguồn tài liệu, số liệu thu
thập được, tác giả tiến hành tổng hợp, trình bày phân tích và đưa ra đánh giá về tình
hình sử dụng đất, biến động sử dụng đất của khu vực nghiên cứu: các số liệu được
thu thập, tính tốn, phân tích theo các bảng kết hợp với phần thuyết minh. Các số
liệu đầu vào thu thập được phâp tích, xử lý bằng phần mềm Excel để xử lý và tổng
hợp dữ liệu. Phân tích các số liệu đã thu thập trong quá trình điều tra nhằm làm rõ
hiện tr ng công tác quản lý rác thải t i huyện Hoài Đức
3


Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến trao đổi, đ ng g p của các chuyên gia
trong lĩnh vực tài nguyên môi trư ng trong đề xuất định hướng sử dụng đất cho
công tác quản lý rác thải t i huyện Hoài Đức đến 2030.
Phương pháp bản đồ và GIS: sử dụng bản đồ hiện tr ng sử dụng đất, bản đồ
quy ho ch sử dụng đất đến năm 2020 huyện Hồi Đức được ứng dụng cho việc
phân tích, tích hợp các dữ liệu khơng gian với các tiêu chí đề ra nhằm xác định vị trí
thích hợp cho quy ho ch các bãi chôn lấp rác thải rắn sinh ho t. Chuẩn hóa bản đồ,
chuẩn hóa dữ liệu khơng gian, dữ liệu thuộc tính, xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai
phục vụ công tác quy ho ch bãi rác. Sử dụng chức năng chồng xếp, phân tích dữ
liệu để giải quyết bài tốn c liên quan đến cơng tác quy ho ch bãi rác như: vị trí,
quy mơ, diện tích.

6. Cấu trúc luận văn
Ngồi phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về quy ho ch sử dụng đất cấp huyện, rác thải rắn sinh
ho t và quản lý rác thải rắn sinh ho t
Chương 2: Thực tr ng công tác quản lý rác thải rắn sinh ho t và hiện tr ng
sử dụng đất phục vụ cho mục đích quản lý rác thải rắn sinh ho t trên địa bàn huyện
Hoài Đức, thành phố Hà Nội
Chương 3: Đề xuất định hướng quy ho ch sử dụng đất phục vụ cho công tác
quản lý rác thải t i huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội.

4


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT CẤP HUYỆN,
RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT VÀ QUẢN LÝ
RÁC THẢI RẮN SINH HOẠT
1.1. Tổng quan về công tác quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
1.1.1. Khái niệm quy hoạch sử dụng đất
Đất đai là tiềm năng của quá trình phát triển do đất là tư liệu sản xuất đặc
biệt và việc tổ chức sử dụng đất gắn chặt với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội.
Do vậy, QHSDĐ sẽ là một hiện tượng kinh tế - xã hội. Đây là một ho t động vừa
mang tính khoa học, vừa mang tính pháp lý của một hệ thống các biện pháp kỹ
thuật, kinh tế và xã hội được xử lý bằng các phương pháp phân tích tổng hợp về sự
phân bố địa lý của các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội để tổ chức l i việc sử
dụng đất theo pháp luật nhà nước nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất đai hiện t i và
tương lai của xã hội một cách tiết kiệm khoa học và có hiệu quả cao nhất.
Khi nghiên cứu về QHSDĐ, c rất nhiều cách nhận thức khác nhau. Có quan
điểm cho rằng QHSDĐ chỉ đơn thuần là biện pháp kỹ thuật nhằm thực hiện việc đo
đ c, vẽ bản đồ đất đai, phân chia diện tích đất, giao đất cho các ngành và thiết kế
xây dựng đồng ruộng,... Bên c nh đ , c quan điểm l i cho rằng QHSDĐ được xây

dựng trên các quy ph m của Nhà nước nhằm nhấn m nh tính pháp chế của quy
ho ch sử dụng đất đai. Tuy nhiên, đối với cả hai cách nhận thức trên, bản chất của
QHSDĐ khơng được thể hiện đúng và đầy đủ vì bản thân của QHSDĐ không nằm
trong kỹ thuật đo đ c và cũng khơng thuộc về hình thức pháp lý mà nó nằm bên
trong việc tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt, coi đất đai như đối
tượng của các mối quan hệ xã hội trong sản xuất. Do đ , QHSDĐ sẽ là một ho t
động vừa mang tính kỹ thuật, tính kinh tế và tính pháp lý. Cụ thể [12]:
- Tính kỹ thuật: trong QHSDĐ sẽ sử dụng các công tác chuyên môn như
điều tra, khảo sát, đo đ c, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý số liệu,... để tính
tốn và thống kê diện tích đất đai, thiết kế, phân chia khoảnh thửa. Từ đ , t o điều
kiện tổ chức sử dụng đất hợp lý trên cơ sở tiến bộ của khoa học kỹ thuật.

5


- Tính pháp chế: biểu hiện của tính pháp chế thể hiện ở chỗ đất đai được
nhà nước giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng vào các mục đích cụ
thể đã được xác định theo phương án QHSDĐ.
- Tính kinh tế: khi giao đất, thơng qua phương án QHSDĐ nhà nước đã xác
định rõ mục đích sử dụng của diện tích được giao. Đây chính là biện pháp quan
trọng nhất nhằm khai thác triệt để và có hiệu quả cao tiềm năng đất đai. Ở đây đã
thể hiện rõ tính kinh tế của QHSDĐ. Tuy nhiên, điều này chỉ đ t được khi tiến hành
đồng bộ cùng với biện pháp kỹ thuật và pháp chế.
Như vậy, có thể rút ra khái niệm về QHSDĐ như sau [12]: “Quy ho ch sử
dụng đất là một hệ thống các biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước
về tổ chức và sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông
qua việc phân phối và tái phân phối quỹ đất cả nước, tổ chức sử dụng đất như một
tư liệu sản xuất cùng với các tư liệu sản xuất khác gắn liền với đất nhằm nâng cao
hiệu quả sản xuất xã hội, t o điều kiện bảo vệ đất và bảo vệ môi trư ng”.
Điều 3, Luật đất đai 2013 cũng đã nêu rõ QHSDĐ là “việc phân bổ và

khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế
- xã hội, quốc phịng, an ninh, bảo vệ mơi trư ng và thích ứng biến đổi khí hậu
trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối
với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng th i gian
xác định”.
Theo FAO (1993) [20], QHSDĐ là một đánh giá mang tính hệ thống về tiềm
năng đất đai và nguồn nước, những phương án thay thế trong sử dụng đất và những
điều kiện kinh tế - xã hội nhằm lựa chọn và điều chỉnh cho phù hợp các phương án
sử dụng đất tốt nhất. Mục đích của QHSDĐ là lựa chọn và đưa vào thực tiễn những
phương án sử dụng đất đáp ứng nhu cầu của ngư i dân một cách tốt nhất mà vẫn
giữ gìn, đảm bảo các nguồn lực cho tương lai. Động lực của việc quy ho ch là nhu
cầu thay đổi, cải thiện sự quản lý hoặc sự cần thiết c được cơ cấu sử dụng đất thích
hợp theo hồn cảnh thay đổi.

6


1.1.2. Cơ sở pháp lý trong lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Lập quy ho ch, kế ho ch sử dụng đất luôn là một nhiệm vụ quan trọng được
Đảng và Nhà nước quan tâm. Tầm quan trọng của công tác QHSDĐ được nêu rất rõ
trong các văn kiện Đảng, trong Hiến pháp, các Luật và các Nghị định, Thông tư.
Khoản 4, điều 22, Luật đất đai năm 2013 xác định một trong những nội dung
quản lý nhà nước về đất đai là quản lý quy ho ch và kế ho ch sử dụng đất.
Khoản 3, điều 7, chương 3 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014
Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai 2013 đã chỉ rõ việc xác định
nhu cầu sử dụng đất và đề xuất các dự án sử dụng đất cấp huyện sẽ do các phòng,
ban cấp huyện xác định. Ủy ban nhân dân xã, phư ng, thị trấn sẽ xác định nhu cầu
sử dụng đất của địa phương.
Với bản đồ quy ho ch sử dụng đất, ký hiệu và thông số màu các lo i đất sẽ
tuân theo điều 3 của Thông tư 29/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014. Ký hiệu thủy

hệ và các đối tượng khác trên bản đồ sẽ thực hiện theo Thông tư số 28/2014/TTBTNMT ngày 02/6/2014 về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện tr ng sử
dụng đất.
Như vậy các quy định của pháp luật về lập, điều chỉnh, xét duyệt và tổ chức
thực hiện quy ho ch, kế ho ch sử dụng đất trở thành công cụ quản lý nhà nước,
những căn cứ pháp lý quan trọng đảm bảo cho sự phát triển đồng bộ, ổn định, an
toàn và được thể hiện ngay trong nội dung của các đề án QHSDĐ.
1.1.3. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Mục tiêu của việc lập QHSDĐ là nhằm lựa chọn phương án sử dụng đất đ t
hiệu quả cao về kinh tế - xã hội, môi trư ng - sinh thái, an ninh - quốc phòng. Điều
35, Chương 4, Luật đất đai 2013 đã quy định rõ việc lập QHSDĐ cần phải đảm bảo
các nguyên tắc sau đây:
- Phù hợp với chiến lược, quy ho ch tổng thể, kế ho ch phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh;
- Được lập từ tổng thể đến chi tiết; quy ho ch sử dụng đất của cấp dưới phải
phù hợp với quy ho ch sử dụng đất của cấp trên; kế ho ch sử dụng đất phải phù hợp
với quy ho ch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước c thẩm quyền phê duyệt.
7


Quy ho ch sử dụng đất cấp quốc gia phải bảo đảm tính đặc thù, liên kết của các
vùng kinh tế - xã hội; quy ho ch sử dụng đất cấp huyện phải thể hiện nội dung sử
dụng đất của cấp xã;
- Sử dụng đất tiết kiệm và c hiệu quả;
- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ mơi trư ng; thích ứng
với biến đổi khí hậu;
- Bảo vệ, tơn t o di tích lịch sử - văn h a, danh lam thắng cảnh;
- Dân chủ và công khai;
- Bảo đảm ưu tiên quỹ đất cho mục đích quốc phịng, an ninh, phục vụ lợi
ích quốc gia, công cộng, an ninh lương thực và bảo vệ môi trư ng;
- Quy ho ch, kế ho ch của ngành, lĩnh vực, địa phương c sử dụng đất phải
bảo đảm phù hợp với quy ho ch, kế ho ch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước

c thẩm quyền quyết định, phê duyệt.
1.1.4. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Khi tiến hành lập QHSDĐ cấp huyện, cần căn cứ vào các tài liệu, số liệu và
dữ liệu như [14]: QHSDĐ cấp tỉnh; quy ho ch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
của cấp tỉnh và cấp huyện; điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị
xã, thành phố thuộc tỉnh; hiện tr ng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực
hiện quy ho ch sử dụng đất cấp huyện kỳ trước; nhu cầu sử dụng đất của các ngành,
lĩnh vực, của cấp huyện và của cấp xã; định mức sử dụng đất; tiến bộ khoa học và
công nghệ c liên quan đến việc sử đụng đất.
Nội dung QHSDĐ cấp huyện được quy định cụ thể t i khoản 2, điều 40,
chương 4, Luật đất đai 2013 [14]:
- Định hướng sử dụng đất 10 năm;
- Xác định diện tích các lo i đất đã được phân bổ trong quy ho ch sử dụng
đất cấp tỉnh và diện tích các lo i đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và
cấp xã;
- Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn
vị hành chính cấp xã;

8


- Xác định diện tích các lo i đất đã xác định t i điểm b khoản này đến từng
đơn vị hành chính cấp xã;
- Lập bản đồ quy ho ch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy ho ch
đất trồng lúa, khu vực quy ho ch chuyển mục đích sử dụng đất thì thể hiện chi tiết
đến từng đơn vị hành chính cấp xã;
- Giải pháp thực hiện quy ho ch sử dụng đất.
1.2. Tổng quan về rác thải rắn sinh hoạt và quản lý rác thải rắn sinh hoạt
1.2.1. Khái niệm chung
Theo điều 3, Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của Chính Phủ

về quản lýchất thải rắn thì.
- Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các ho t động quy ho ch quản lý,
đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các ho t động phân lo i,thu gom, lưu
giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm
thiểu những tác động c h i đối với môi trư ng và sức khoẻ con ngư i.
- Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất,kinh
doanh, dịch vụ, sinh ho t hoặc các ho t động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải
rắn thông thư ng và chất thải rắn nguy h i.Chất thải rắn phát thải trong sinh ho t cá
nhân, hộ gia đình, nơi cơngcộng được gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH).
Chất thải rắn phát thải từ ho t động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh,
dịch vụ hoặc các ho t động khác được gọi chung là chất thải rắn công nghiệp.
- Phế liệu là sản phẩm, vật liệu bị lo i ra từ quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng,
được thu hồi để tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho quá trình sản xuất sản
phẩm khác.
- Thu gom chất thải rắn là ho t động tập hợp, phân lo i, đ ng g i vàlưu giữ
t m th i chất thải rắn t i nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan
nhà nước c thẩm quyền chấp thuận.
- Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng th i gian
nhất định ở nơi được cơ quan c thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến
cơ sở xử lý.
9


- Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát
sinh, thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi
chôn lấp cuối cùng.
- Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật
làm giảm, lo i bỏ, tiêu hủy các thành phần c h i hoặc khơng c ích trong chất thải
rắn; thu hồi, tái chế, tái sử dụng l i các thành phần c ích trong chất thải rắn.
- Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là ho t động chôn lấp phù hợp với các

yêu cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
1.2.2. Nguồn gốc, phân loại và thành phần rác thải rắn sinh hoạt
1.2.2.1. Nguồn gốc phát sinh và phân loại RTRSH
Rác thải rắn sinh ho t là những chất thải rắn phát thải trong sinh ho t cá
nhân, hộ gia đình, nơi cơng cộng. Các nguồn chủ yếu phát sinh rác thải rắn sinh
ho t bao gồm (hình 1.1): Từ các khu dân cư; từ các trung tâm thương m i; từ các
viện nghiên cứu, cơ quan, trư ng học, các cơng trình cơng cộng; từ các dịch vụ đô
thị, sân bay; từ các tr m xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố; và
từ các khu cơng nghiệp.

Hình 1.1: Các nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt[11, 13]

10


1.2.2.2. Phân loại rác thải rắn sinh hoạt
Để phân lo i rác thải rắn sinh ho t c thể dựa vào rất nhiều tiêu chí khác
nhau như: phân lo i theo vị trí hình thành, theo thành phần vật lý, hố học, theo tính
chất rác thải,.... [11]
- Theo vị trí hình thành: Tùy theo vị trí hình thành mà ngư i ta phân ra rác
thải đư ng phố, rác thải vư n, rác thải các khu công nghiệp tập trung, rác thải hộ
gia đình,....
- Theo thành phần hóa học và vật lý: Theo tính chất h a học c thể phân ra
chất thải hữu cơ, chất thải vô cơ, kim lo i, phi kim...
- Theo mức độ nguy hại, chất thải được phân thành các loại sau:
+ Chất thải nguy h i: bao gồm các hoá chất dễ phản ứng, các chất
độch i, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy, dễ gây nổ, chất thải
ph ng x ,...
+ Chất thải không nguy h i: là những chất thải không chứa các chất
vàcác hợp chất c một trong các đặc tính nguy h i trực tiếp hoặc gián tiếp.

1.2.2.3. Thành phần rác thải rắn sinh hoạt
Thành phần lý, h a của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào
từng địa phương, vào các mùa khí hậu, vào điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác
(bảng 1.1).
Bảng 1.1: Thành phần chủ yếu của RTRSH[11]
Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

1. Các chất cháy được (đốt được)
a. Giấy

các vật liệu làm từ giấy bột và
giấy.

các túi giấy, mảnh bìa,
giấy vệ sinh…

b. Hàng dệt

c nguồn gốc từ các sợi

Vải, len, nilon…

c. Thực phẩm

các chất thải từ đồ ăn thực phẩm


cọng rau, vỏ quả, thân
cây, lõi ngô…

d. Cỏ, gỗ củi, rơm
r

Các vật liệu và sản phẩm được chế
t o từ gỗ, tre, rơm,…

Đồ dùng bằng gỗ như bàn
ghế, đồ chơi, vỏ dừa

11


Thành phần

Định nghĩa

Ví dụ

e. Chất dẻo

Các vật liệu và sản phẩm được chế
t o từ chất dẻo

Phim cuộn, túi chất dẻo,
chai, lọ. Chất dẻo, các đầu
vòi, dây điện,…


f. Da và cao su

Các vật liệu và sản phẩm được chế
t o từ da và cao su

B ng, giày, ví, băng cao
su,…

2. Các chất không cháy được
a. Các kim lo i sắt

Các vật liệu và sản phẩm được chế
t o từ sắt mà dễ bị nam châm hút

Vỏ nhôm, giấy bao g i, đồ
đựng…

b. Các kim lo i phi
sắt

Các vật liệu và sản phẩm được chế
t o từ thủy tinh.

Chai lọ, đồ đựng bẳng
thủy tinh, b ng đèn,…

c. Thủy tinh

Bất kỳ các lo i vật liệu khơng cháy
khác ngồi kim lo i và thủy tinh.


Vỏ chai, ốc, xương, g ch,
đá, gốm,…

d. Đá và sành sứ

Tất cả các vật liệu khác không
phân lo i trong bản này. Lo i này
c thể chia thành 2 phần: kích
thước hơn 5mm và lo i nhỏ hơn 5
mm.

Đá cuội, cát, đất, t c..

1.2.3. Ảnh hưởng của rác thải rắn sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
1.2.3.1. Ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và giảm mỹ quan môi trường sống
Trong thành phần RTRSH hay cịn gọi là rác thải, thơng thư ng hàm lượng
hữu cơ chiếm tỉ lệ lớndễ bị phân hủy, lên men, bốc mùi hôi thối gây ô nhiễm môi
trư ng không khí xung quanh làm ảnh hưởng đến sức khỏe con ngư i và giảm mỹ
quan môi trư ng sống; những ngư i tiếp xúc thư ng xuyên với rác thải như những
ngư i làm trực tiếp công việc thu nhặt các phế liệu từ bãi rác rất dễ mắc các bệnh
như viêm phổi, sốt rét, các bệnh về mắt, tai, mũi,họng và ngoài da, phụ khoa.
Theo tổ chức Y tế Thế giới WHO, trên thế giới mỗi năm c 5 triệu ngư i
chết và c gần 40 triệu trẻ em mắc các bệnh c liên quan tới rác thải. Nhiều tài liệu
trong nước và quốc tế cho thấy, những xác động vật bị thối rữa trong hơi thối c
chất amin và các chất dẫn xuất sufua hydro hình thành từ sự phân hủy rác thải kích
thích sự hơ hấp của con ngư i, kích thích nhịp tim đập m nh gây ảnh hưởng xấu tới
những ngư i mắc bệnh tim m ch [6, 19].

12



Tác động của RTRSH lên sức khoẻ con ngư i thông qua ảnh hưởng của
chúng lên các thành phần môi trư ng. Môi trư ng bị ô nhiễm tất yếu sẽ tác động
đến sức khoẻ con ngư i thông qua chuỗi thức ăn [6, 19].
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới WHO, tỷ lệ ngư i mắc bệnh ung
thư ở các khu vực gần bãi chôn lấp rác thải chiếm tới 15,25% dân số [24].Ngoài ra,
tỷ lệ mắc bệnh ngo i khoa, bệnh viêm nhiễm ở phụ nữ do nguồn nước ô nhiễm
chiếm tới 25% [6, 19]. Ơ nhiễm khơng khí do q trình phân huỷ của rác thải cũng
ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ cộng đồng. Nhiều nghiên cứu cho thấy c mối
quan hệ mật thiết giữa ơ nhiễm khơng khí do đốt rác thải với các bệnh lý đư ng hô
hấp [6, 19].
1.2.3.2. Rác thải rắn sinh hoạt làm ô nhiễm môi trường
a)Đối với mơi trường khơng khí :
RTRSH phát sinh từ các hộ gia đình thư ng là các lo i thực phẩm chiếm tỷ
lệ cao trong toàn bộ khối lượng rác thải ra. Khí hậu nhiệt đới n ng ẩm và mưa nhiều
ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho các thành phần hữu cơ phân hủy, thúc đẩy
nhanh quá trình lên men, thối rữa và t o nên mùi kh chịu cho con ngư i. Các chất
thải khí phát ra từ các quá trình này thư ng là H2S, NH3, CH4, SO2, CO2…. đều là
các tác nhân gây ra ô nhiễm mơi trư ng khơng khí [8, 18].
b) Đối với môi trường nước:
Theo th i quen, ngư i dân thư ng đổ rác t i các b sông, hồ, ao, cống
rãnh,... Lượng rác này sau khi bị phân hủy sẽ tác động trực tiếp và gián tiếp đến
chất lượng nước mặt, nước ngầm trong khu vực. Ngoài ra, rác c thể bị cuốn trơi
theo dịng nước mưa xuống ao, hồ, sơng, ngịi, kênh, r ch… sẽ làm nhiễm bẩn
nguồn nước mặt. Mặt khác, lâu dần những đống rác này sẽ làm giảm diện tích ao
hồ… giảm khả năng tự làm s ch của nước gây cản trở các dòng chảy, tắc nghẽn
cống rãnh thoát nước. Hậu quả của hiện tượng này là hệ sinh thái trong các ao hồ bị
hủy diệt. Việc ô nhiễm các nguồn nước mặt này cũng là một trong những nguyên
nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, trực khuẩn, thương hàn… ảnh hưởng tiêu cực

đến sức khỏe cộng đồng [8, 18].
13


c) Đối với môi trường đất:
Trong thành phần RTRSH c chứa nhiều các chất độc, do vậy khi rác thải
được đưa vào môi trư ng các chất độc sẽ xâm nhập vào đất và tiêu diệt nhiều lo i
sinh vật c ích cho đất như: giun, vi sinh vật, nhiều lồi động vật khơng xương
sống, ếch, nhái… làm giảm tính đa d ng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá
ho i cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các lo i túi nilon trong sinh ho t
và đ i sống, khi xâm nhập vào đất cần tới 50 - 60năm mới phân hủy hết, do đ
chúng t o thành các “bức tư ng ngăn cách” trong đất, h n chế m nh đến quá trình
phân hủy, tổng hợp các chất dinh dưỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua
và năng suất cây trồng giảm sút [8, 18].
1.2.4. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý rác thải rắn sinh hoạt
1.2.4.1. Phân loại chất thải rắn tại nguồn
Phân lo i t i nguồn phát sinh được hiểu là các lo i chất thải cùng lo i, cùng
giá trị sử dụng, tái chế, hay xử lý,… được phân chia và chứa riêng biệt [7]. Ví dụ,
thơng thư ng, t i mỗi hộ gia đình hay công sở, mỗi đơn vị, chất thải như cáclo i
can, hộp, chai lọ c thể chứa trong một thùng hay túi nhựa mầu vàng, lo i giấy hay
sách báo, các tông được chứa trong một thùng hay túi nhựa mầu xanh; lo i bao g i
thức ăn hay thức ăn dư thừa được chứa trong thùng hay túi nhựa mầu đen.
1.2.4.2. Thu gom rác thải rắn sinh hoạt
- Thu gom rác thải rắn sinh hoạt: bao gồm từ quá trình thu gom từ các hộ gia
đình, các cơng sở, nhà máy cho đến các trung tâm thương m i... cho đến việc vận
chuyển từ các thiết bị thủ công, các phương tiện chuyên dùngvận chuyển đến các
điểm xử lý, tái chế [11, 15].
- Quy hoạch thu gom rác thải rắn sinh hoạt: Đánh giá cách thức sử dụng các
nhân lực, phương tiện sao cho c hiệu quả nhất.Các yếu tố cần quan tâm khi quy
ho ch quản lý rác thải rắn sinh ho t bao gồm [11, 15]:

+ Chất thải rắn t o ra (nguồn phát sinh, khối lượng, thành phần...);
+ Phương thức thu gom;
+ Mức độ dịch vụ cần cung cấp;
+ Tần suất và năng suất thu gom;
14


+ Thiết bị thu gom;
+ Mật độ dân số;
+ Đặc điểm địa hình, khí hậu khu vực;
+ Đối tượng và khu vực;
+ Nguồn tài chính và nguồn nhân lực…
1.2.4.3. Trung chuyển và vận chuyển
Trung chuyển là ho t động mà trong đ chất thải rắn từ các xe thu gom nhỏ
được chuyển sang các xe lớn hơn. Các xe này được sử dụng để vận chuyển chất thải
trên một khoảng cách khá xa, hoặc đến tr m thu hồi vật liệu,hoặc đến bãi đổ. Các
ho t động trung chuyển và vận chuyển cũng được sử dụng kết hợp hay liên kết với
những tr m thu hồi vật liệu để vận chuyển các vật liệu tái chế đến nơi tiêu thụ, hay
vận chuyển phần vật liệu không thể tái sinh đến bãi chôn lấp [11, 15].
1.2.4.4. Một số phương pháp xử lý rác thải rắn sinh hoạt
Mục tiêu của xử lý chất thải rắn là giảm hoặc lo i bỏ các thành phần không
mong muốn trong chất thải như các chất độc hai, không hợp vệ sinh, tận dụng vật
liệu và năng lượng trong chất thải. Một số phương pháp xử lý rác thải rắn sinh ho t
được áp dụng như sau:
a) Xử lý bằng công nghệ ép kiện
Phương pháp ép kiện được thực hiện trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung, thu
gom vào nhà máy. Rác được phân lo i bằng phương pháp thủ công trên băng tải,
các chất trơ và các chất c thể tận dụng được như kim lo i, nilon, giấy, thuỷ tinh,
nhựa... được thu hồi để tái chế. Những chất còn l i sẽ được băng tải chuyền qua hệ
thống ép nén rác bằng thuỷ lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và t o

thành các kiện với tỷ số nén rất cao [11, 15].
Các kiện rác đã nén ép này được sử dụng vào việc đắp các b chắn hoặc
san lấp những vùng đất trũng sau khi được phủ lên các lớp đất cát. Trên diện tích
này c thể sử dụng làm mặt bằng các cơng trình như: cơng viên, vư n hoa, các
cơng trình xây dựng nhỏ và mục đích chính là làm giảm tối đa mặt bằng khu vực
xử lý rác [11, 15].
15


b) Xử lý bằng phương pháp ủ sinh học
Ủ sinh học (compost) là q trình ổn định sinh hố các chất hữu cơ để hình
thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học t o mơi
trư ng tối ưu đối với q trình ủ [6, 11, 15].
Quá trình ủ sinh học từ rác hữu cơ là một phương pháp truyền thống được áp
dụng phổ biến ở các quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam. Quá trình ủ được coi
như quá trình lên men yếm khí mùn hoặc ho t chất mùn. Sản phẩm thu hồi là hợp
chất mùn không mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và h t cỏ. Q trình ủ áp
dụng với chất hữu cơ khơng độc h i, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho đến khi
n thành xốp và ẩm [6, 11, 15].
c) Xử lý bằng phương pháp đốt
Đốt rác là giai đo n xử lý cuối cùng được áp dụng cho một số lo i rác nhất
định không thể xử lý bằng các phương pháp khác. Đây là một giai đo n ôxy h a
nhiệt độ cao với sự c mặt của oxy trong khơng khí, trong đ c rác độc h i được
chuyển hố thành khí và các chất thải rắn khơng cháy. Các chất thải khí được thải ra
ngồi khơng khí, chất thải rắn được chơn lấp.
Phương pháp đốt được áp dụng ở các nước như: Đức, Nhật, Thụy Điển, Hà
Lan, Đan M ch… đ là những nước c diện tích đất cho các khu thải rác h n chế
[6, 16, 17].
Xử lý rác bằng phương pháp đốt c ý nghĩa quan trọng vì giảm tới mức thấp
nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng nếu sử dụng cơng nghệ tiên tiến cịn c ý

nghĩa cao trong bảo vệ môi trư ng. Tuy nhiên, đây là phương pháp xử lý rác tốn
kém hơn rất nhiều so với phương pháp chơn lấp. Sản phẩm của q trình đốt rác
thải sinh ho t bao gồm nhiều khí khác nhau và dễ phát sinh khí điơxin. Mỗi lị đốt
phải được trang bị một hệ thống xử lý khí thải rất tốn kém, nhằm khống chế ơ
nhiễm khơng khí do q trình đốt c thể gây ra [16, 17].
d) Xử lý bằng phương pháp chôn lấp
Chôn lấp rác thải là phương pháp xử lý rác thải đơn giản và ít tốn kém nhất
hiện nay. Phương pháp này áp dụng ở rất nhiều nước trên thế giới trong đ c Việt
16


Nam [15]. Đặc điểm của phương pháp này là quá trình lưu giữ các chất thải rắn
trong một bãi chơn lấp. Các chất thải trong bãi chôn lấp bị phân huỷ sinh học bên
trong để t o ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như: axit hữu cơ,
nitơ, các hợp chất amon và một số khí khác (CO2, CH4). Chất thải rắn được chôn
lấp là các chất thải không nguy h i c khả năng phân huỷ tự nhiên theo th i gian
bao gồm:
- Rác thải gia đình;
- Rác thải chợ, đư ng phố;
- Cành cây, lá cây;
- Rác thải từ văn phòng, khách s n, nhà hàng ăn uống;
- Phế thải sản xuất nông nghiệp: rơm r , thực phẩm, …
Tuy nhiên, chôn lấp rác thải hiện nay đang gây ra nhiều vấn đề môi trư ng
nếu không được quản lý và xử lý đúng phương pháp của bãi chôn lấp hợp vệ sinh
như: hệ thống thu khí sinh học, lu lèn, che phủ vật liệu, chống thấm và xử lý nước rỉ
rác... Mặt khác, vấn đề lựa chọn địa điểm chôn lấp rác thải đang là vấn đề gặp nhiều
kh khăn ở các nước do dân số ngày một tăng,quỹ đất ngày một h n chế [15].
1.3. Tình hình quản lý, xử lý chất thải rắn trên thế giới và Việt Nam
1.3.1. Trên thế giới
Đô thị h a và phát triển kinh tế thư ng đi đôi với mức tiêu thụ tài nguyên và

tỷ lệ phát sinh chất thải rắn tăng lên tính theo đầu ngư i. Mức độ đô thị h a cao thì
lượng chất thải tăng lên theo đầu ngư i, ví dụ cụ thể một số nước hiện nay như sau:
Canada là 1,7kg/ngư i/ngày; Australia là 1,6 kg/ngư i/ngày; Thụy Sỹ là 1,3
kg/ngư i/ngày; Trung Quốc là 1,3 kg/ngư i/ngày. Dân thành thị ở các nước phát
triển phát sinh chất thải nhiều hơn ở các nước đang phát triển gấp 4 lần, cụ thể ở các
nước phát triển là 2,8 kg/ngư i/ngày; Ở các nước đang phát triển là 0,7
kg/ngư i/ngày [4]. Với sự gia tăng của rác thì việc thu gom, phân lo i, xử lý rác thải
là điều mà mọi quốc gia cần quan tâm. Ngày nay, trên Thế giới c nhiều công nghệ
xử lý rác thải như: công nghệ sinh học, công nghệ sử dụng nhiệt, công nghệ
Seraphin.
17


×