Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường khu công nghiệp phúc điền phân tích, lựa chọn phương án nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải kcn phúc điền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 151 trang )

NGUYỄN THỊ DUNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------

KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG KHU
CƠNG NGHIỆP PHÚC ĐIỀN. PHÂN TÍCH, LỰA CHỌN
PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP, CẢI TẠO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC
THẢI KCN PHÚC ĐIỀN

2007- 2009
Hà Nội
2009

NGUYỄN THỊ DUNG

Hà Nội - 2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC



ĐIỀU TRA, KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG
KHU CƠNG NGHIỆP PHÚC ĐIỀN. PHÂN TÍCH, LỰA
CHỌN PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP, CẢI TẠO HỆ THỐNG
XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN PHÚC ĐIỀN
NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60.85.06

NGUYỄN THỊ DUNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN NGỌC LÂN

Hà Nội - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

0

Luận văn Thạc sỹ

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan tồn bộ nội dung luận văn tốt nghiệp là một đề tài mới, do
chính tôi làm. Tôi không sao chép từ bất kỳ một bài báo, báo cáo hay một nghiên
cứu nào trước đó. Những tài liệu tơi sử dụng chỉ mang tính tham khảo.

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2009
Người viết

Nguyễn Thị Dung


Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Môi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

Luận văn Thạc sỹ

1

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này đúng thời gian quy định và đầy đủ nội dung
yêu cầu, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, các đồng
nghiệp...
Trước tiên tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sấu sắc tới thầy giáo –
PGS.TS Nguyễn Ngọc Lân, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tác giả tận
tình, chu đáo trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Viện Khoa học và
Công nghệ Môi trường – Đại học Bách khoa Hà Nội đã tận tình dạy bảo, hướng
dẫn, tạo điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Viện để
hồn thành khóa học.
Tác giả cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới tồn thể cán bộ cơng nhân
viên trong Ban quản lý KCN Phúc Điền – Huyện Cẩm Giàng – Tỉnh Hải Dương;
các doanh nghiệp trong KCN Phúc Điền; nhà máy xử lý nước thải KCN Phúc
Điền; Công ty Cổ phần Kỹ thuật Cơng trình 2T đã tạo điều kiện, nhiệt tình giúp
đỡ tác giả trong quá trình khảo sát, thu thập thông tin và tài liệu liên quan để xây
dựng luận văn.
Cuối cùng tác giả xin được cảm ơn toàn thể bạn bè, đồng nghiệp và gia đình
đã giúp đỡ tác giả trong suốt thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 13 tháng 11 năm 2009
Tác giả
Nguyễn Thị Dung

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Môi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

2

Luận văn Thạc sỹ

MỤC LỤC

Lời cảm ơn ........................................................................................................ 1
Mục lục .............................................................................................................. 2
Danh mục các bảng ........................................................................................... 4
Danh mục các hình ............................................................................................ 6
Danh mục các chữ viết tắt ................................................................................. 7
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 8
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CƠNG
NGHIỆP VÀ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI ....................................... 8
1.1. Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam và Hải Dương ........................ 8
1.2. Hiện trạng môi trường ở các Khu cơng nghiệp........................................ 11
Chương 2. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU
CÔNG NGHIỆP PHÚC ĐIỀN ....................................................................... 34
2.1. Giới thiệu chung về KCN Phúc Điền ...................................................... 34
2.2. Hiện trạng môi trường khu công nghiệp Phúc Điền ................................ 56
Chương 3. CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN ................... 66

3.1. Xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí ............................................. 66
3.2. Xử lý Nito bằng phương pháp sinh học ................................................... 79
3.3. Xử lý nước thải bằng đông keo tụ ............................................................ 83
Chương 4. PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ
THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KCN PHÚC ĐIỀN ...................................... 87
4.1. Các ưu điểm của hệ thống ........................................................................ 87

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

3

Luận văn Thạc sỹ

4.2. Các nhược điểm của hệ thống .................................................................. 89
4.3. Các phương án nâng cấp, cải tạo HTXLNT KCN Phúc Điền ................. 90
4.4. Phân tích, lựa chọn phương án ................................................................. 95
Chương 5.TÍNH TỐN CHO PHƯƠNG ÁN NÂNG CẤP, CẢI TẠO HTXLNT
KCN PHÚC ĐIỀN .......................................................................................... 98
5.1. Thông số thiết kế ...................................................................................... 98
5.2. Tính tốn thơng số sau bể lắng sơ cấp ..................................................... 98
5.3. Kiểm tra hoạt động của bể thiếu – hiếu khí ............................................. 99
5.4. Tính tốn bể lọc sinh học ....................................................................... 104
5.5. Cụm xử lý sự cố ..................................................................................... 108
5.6. Tính tốn kinh phí nâng cấp, cải tạo ...................................................... 109
KẾT LUẬN ................................................................................................... 128
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 130
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 131


Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

4

Luận văn Thạc sỹ

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Thông số đầu vào và yêu cầu đầu ra nước thải KCN Nam Thăng Long
Bảng 1.2 Thông số đầu vào và yêu cầu đầu ra nước thải KCN Thụy Vân
Bảng 1.3 Thông số đầu vào và yêu cầu đầu ra nước thải KCN Long Thành
Bảng 1.4 Thông số đầu vào và yêu cầu đầu ra nước thải KCN Biên Hịa 1
Bảng 1.5 Thơng số đầu vào và yêu cầu đầu ra nước thải KCN Việt Nam-Singapo
Bảng 1.6 Thông số đầu vào và yêu cầu đầu ra nước thải KCN Nam Sách
Bảng 2.1 Cơ cấu quỹ đất Khu công nghiệp Phúc Điền
Bảng 2.2 Các doanh nghiệp trong KCN Phúc Điền và ngành nghề hoạt động
Bảng 2.3 Kết quả phân tích hơi khí độc tại Cơng ty TNHH Matex Việt Nam
Bảng 2.4 Kết quả phân tích nước thải tại Công ty TNHH Matex Việt Nam
Bảng 2.5 Kết quả phân tích hơi khí độc tại Cơng ty TNHH Mizuho Precision
Bảng 2.6 Kết quả phân tích nước cấp cho nhà ăn tại Công ty TNHH Mizuho
Precision
Bảng 2.7 Kết quả phân tích nước thải tại Cơng ty TNHH Mizuho Precision
Bảng 2.8 Kết quả phân tích hơi khí độc tại Cơng ty TNHH Sansei Việt Nam
Bảng 2.9 Kết quả phân tích nước cấp cho nhà ăn tại Công ty TNHH Sansei
Bảng 2.10 Kết quả phân tích hơi khí độc tại Cơng ty TNHH Mizuho Precision
Bảng 2.11 Kết quả đo đạc điều kiện vi khí hậu KCN Phúc Điền
Bảng 2.12 Kết quả đo đạc hơi khí độc KCN Phúc Điền

Bảng 2.13 Kết quả phân tích chất lượng nước mặt KCN Phúc Điền
Bảng 2.14 Kết quả phân tích nước thải KCN Phúc Điền lần thứ nhất
Bảng 2.15 Kết quả phân tích nước thải KCN Phúc Điền lần thứ hai
Bảng 2.16 Kết quả phân tích nước thải KCN Phúc Điền lần thứ ba
Bảng 2.17 Kết quả phân tích chất lượng nước sau xử lý tại KCN Phúc Điền

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

5

Luận văn Thạc sỹ

Bảng 5.1 Đặc tính của nước thải KCN Phúc Điền và YC của nước sau xử lý
Bảng 5.2 Các hệ số động học của q trình Nitrat hố trong mơi trường bùn hoạt
tính lơ lửng ở 200C.
Bảng 5.3 Thơng số tính tốn theo điều kiện khử BOD
Bảng 5.4 Giá trị của hệ số η
Bảng 5.5 Khái tốn chi phí phần xây lắp các hạng mục bổ sung
Bảng 5.6 Dự toán chi phí về thiết bị
Bảng5.7 Bảng khái tốn chi phí đền bù giải phóng mặt bằng và các chi phí khác
Bảng 5.8 Bảng tổng hợp kinh phí đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải
Bảng 5.9 Yêu cầu về đội ngũ cán bộ vận hành nhà máy xử lý nước thải
Bảng 5.10 Chi phí hóa chất tính cho 1m3 nước thải cho trường hợp không xảy ra
sự cố về nước thải
Bảng 5.11 Chi phí bảo trì tính cho 1m3 nước thải khi không xảy ra sự cố về nước
thải
Bảng 5.12 Chi phí nhân cơng tính cho 1m3 nước thải

Bảng 5.13 Chi phí điện năng tính cho 1m3 nước thải khi không xảy ra sự cố về
nước thải
Bảng 5.14 Tổng chi phí vận hành cho trường hợp khơng có sự cố
Bảng 5.15 Chi phí hóa chất tính cho 1m3 nước thải cho trường hợp
có sự cố về nước thải
Bảng 5.16 Chi phí bảo trì tính cho 1m3 nước thải khi xảy ra sự cố về nước thải
Bảng 5.17 Chi phí nhân cơng tính cho 1m3 nước thải
Bảng 5.18 Chi phí điện năng tính cho 1m3 nước thải khi khơng xảy ra sự cố về
nước thải
Bảng 5.19 Tổng chi phí vận hành cho trường hợp khơng có sự cố

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

6

Luận văn Thạc sỹ

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1 Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Nam Thăng Long
Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Thụy Vân
Hình 1.3 Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Long Thành
Hình 1.4 Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Biên Hịa 1
Hình 1.5 Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Việt Nam-Singapo
Hình 1.6 Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Nam Sách
Hình 2.1 Sơ đồ công nghệ sản xuất Công ty TNHH Matex Việt Nam
Hình 2.2 Sơ đồ cơng nghệ sản xuất Cơng ty TNHH Sansei Việt Nam
Hình 2.3 Sơ đồ cơng nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Phúc Điền

Hình 3.1 Nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học
Hình 3.2 Sơ đồ mơ tả q trình khử Nito
Hình 3.3 Sơ đồ công nghệ xử lý kết hợp BOD, NH4+ và NO3Hình 4.1 Sơ đồ cơng nghệ nâng cấp, cải tạo HTXLNT phương án 2
Hình 4.2 Sơ đồ cơng nghệ nâng cấp, cải tạo HTXLNT phương án 3

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

7

Luận văn Thạc sỹ

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Aeroten
CBCC
COD
BOD
BOD5
BVMT
BTCT
ĐTNN
ĐTM
ĐV
FDI
GDP
HTXL
HTXLNT
HTXLNTTT

HCHC
KCN
KCX
KKT

: Bể xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính
: Cán bộ cơng chức
: Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học.
: Biological Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh học
: Nhu cầu oxy sinh học sau 5 ngày
: Bảo vệ môi trường
: Bê tông cốt thép
: Đầu tư nước ngồi
: Đánh giá tác động mơi trường
: Đơn vị.
: Dự án có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngồi
: Mức thu nhập bình qn trên đầu người
: Hệ thống xử lý
: Hệ thống xử lý nước thải
: Hệ thống xử lý nước thải tập trung
: Hợp chất hữu cơ
: Khu công nghiệp
: Khu chế xuất
: Khu kinh tế

SS
TNMT
TCVN
TT
USD

VNĐ
VSV

: Suspended Solids – Chất rắn lơ lửng.
: Tài nguyên môi trường
: Tiêu chuẩn Việt Nam
: Thứ tự
: Đôla Mỹ
: Việt Nam đồng – đơn vị tiền tệ của Việt Nam
: Vi sinh vật

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

8

Luận văn Thạc s

Mở Đầu
Trong những năm gần đây, các KCN và KCX được hình thành và phát triển
một cách nhanh chóng ở Việt Nam. Đó là một hướng đi đúng đắn của nước ta
nhằm đáp ứng nhu cầu trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu thế hội
nhập quốc tế. Điều đó đà tạo nhiều thuận lợi cho công tác quản lý các hoạt động
công nghiệp, góp phần tăng trưởng kinh tế, giảm các chi phí về vận chuyển các
nguyên vật liệu và sản phẩm giữa các nhà máy có liên quan. Tuy nhiên, việc hình
thành các KCN lại phát sinh một nguồn nước thải với lưu lượng lớn và nồng độ
các chất độc hại cao, gây ô nhiễm đối với nguồn tiếp nhận, gây hại đối với các vi
sinh vật và nguy hiểm đến sức khỏe con người.

Khu công nghiệp Phúc Điền được hình thành năm 2003, là một trong những
KCN quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh Hải Dương. Hiện tại
KCN đà xây dung hệ thống xử lý nước thải và đi vào hoạt động đầu năm 2009,
nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B - TCVN 5945-2005. Tuy nhiên do yêu
cầu về công tác quản lý, nâng cao chất lượng nước sau xử lý để bảo vệ môi
trường nên Ban quản lý KCN Phúc Điền yêu cầu nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý
nước thải tập trung KCN Phúc Điền, nâng chất lượng nước sau xử lý lên đạt tiêu
chuẩn loại A - TCVN 5945-2005.
Với đề tài luận văn Điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường KCN Phúc
Điền. Phân tích, lựa chọn phương án nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải
KCN Phúc Điền tác giả hy vọng đưa ra một phương án nhằm hoàn thiện hệ
thống xử lý nước thải hiện tại của KCN Phúc Điền, nâng chất lượng nước sau xử
lý lên đạt loại A nhằm bảo vệ môi trường và bảo vệ søc kháe con ng­êi.

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

9

Luận văn Thạc sỹ

Chương 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KHU CƠNG NGHIỆP
VÀ HIỆN TRẠNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
1.1 Tình hình và định hướng phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam và
Hải Dương
1.1.1 Tình hình phát triển các KCN ở Việt Nam
Các cụm sản xuất cơng nghiệp được hình thành trước năm 1975, chủ yếu

tập trung ở Miền Nam. Trong giai đoạn này, các cơ sở sản xuất công nghiệp cịn
mang tính tự phát, phân tán rời rạc. Một số nhà máy, xí nghiệp tập hợp lại và
cùng hoạt động trong một phạm vi địa lý nhất định cũng được gọi là “khu công
nghiệp”. Công nghệ sản xuất của các cơ sở này cịn lạc hậu, khơng có quy hoạch
tổng thể và lâu dài, không quan tâm đúng mức đến vấn đề môi trường.
Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao trong một
thời gian dài. Tốc độ này tiếp tục được duy trì trong thời gian tới. Đảng và nhà
nước ta đã đề ra nhiệm vụ đuổi kịp các nền kinh tế năng động khác trong khu
vực như Thái Lan, Singapo, Hàn Quốc v.v…; nâng cao vị thế của kinh tế Việt
Nam trong khu vực cũng như trên trường quốc tế.
Trước đây, do vốn của các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế, nên phần
lớn doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng trong các khu cơng nghiệp đều là các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, với sự vươn lên và lớn mạnh
của các doanh nghiệp trong nước, nên đã có rất nhiều khu công nghiệp do các
doanh nghiệp trong nước đầu tư hoặc được thực hiện bằng hình thức liên doanh
với các cơng ty nước ngồi. Hầu hết các doanh nghiệp nước ngoài đều quyết
định đầu tư vào các khu có diện tích và quy mơ lớn; các doanh nghiệp trong

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Môi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

10

Luận văn Thạc sỹ

nước tập trung chủ yếu vào các khu có quy mô vừa và nhỏ, phù hợp với nguồn
vốn của doanh nghiệp cũng như khả năng quản lý kinh doanh [1].
Trong vài năm trở lại đây, nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn như tình

hình lạm phát tăng cao, thâm hụt cán cân thương mại, Chính phủ thắt chặt tiền
tệ. Mặc dù vậy, tình hình phát triển các KCN trong cả nước vẫn đạt được những
bước phát triển tích cực, góp phần thúc đẩy sản xuất, ổn định nền kinh tế.
Năm 2008 là năm đầu tiên thực hiện Nghị định số 29/2008/NĐ-CP quy định
về việc thành lập, hoạt động, chính sách và quản lý của nhà nước đối với KCN,
KCX và KKT. Tình hình thế giới có nhiều đổi mới sâu sắc về thể chất, môi
trường đầu tư kinh doanh và hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra mạnh mẽ. Bên cạnh
đó, cơng tác quản lý của nhà nước cũng như hoạt động của các KCN, KKT ở
Việt Nam đã có những điều chỉnh về cơ cấu tổ chức, năng lực, chương trình và
trọng tâm cơng tác để thích nghi với điều kiện mới. Vì vậy, trong năm 2008 nước
ta đã có những bước phát triển mới mang tính đột phá và đạt được nhiều thành
tựu quan trọng.
Sau đây là một vài nét đặc trưng về tình hình phát triển các khu công nghiệp
ở nước ta
1.1.1.1 Việc thành lập và mở rộng các KCN:
Trong năm 2008, nước ta có 48 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN
được cấp giấy chứng nhận đầu tư, thành lập mới 40 KCN với tổng diện tích đất
tự nhiên là 15.675,6 ha - tăng 73% so với năm 2007. Có 8 KCN được mở rộng
với tổng diện tích đất tự nhiên là 2.810,8 ha - tăng 41,1% so với năm 2007. Năm
2008 cũng là năm có số lượng KCN được thành lập mới và mở rộng nhiều nhất
trong 17 năm xây dựng và phát triển KCN ở Việt Nam.

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

11

Luận văn Thạc sỹ


Tính đến cuối năm 2008, cả nước ta có 219 KCN được thành lập với tổng
diện tích đất tự nhiên là 61.472,4 ha; phân bố đều trên 54 tỉnh, thành phố trong
cả nước. Trong đó, diện tích đất cơng nghiệp có thể cho thuê theo quy hoạch là
40.000 ha - chiếm 65% tổng diện tích đất cơng nghiệp.
Có thể thấy rằng, mặc dù sự phân bố KCN đã được điều chỉnh theo hướng ưu
tiên phát triển cho một số vùng đặc biệt khó khăN để chuyển dịch cơ cấu kinh tế;
tuy nhiên các KCN vẫn tập trung ở ba vùng kinh tế trọng điểm là Bắc Bộ, Trung
Bộ và Nam Bộ. Tính đến cuối năm 2008, ba vùng kinh tế trọng điểm có 149
KCN - chiếm 68% tổng số KCN và tổng diện tích đất tự nhiên là 49.232 ha chiếm 80,9% tổng diện tích đất tự nhiên [2].
1.1.1.2 Về việc thu hút vốn đầu tư:
Tính đến cuối năm 2008, các KCN trong cả nước thu hút được 3.564 dự án có
vốn đầu tư nước ngồi với tổng số vốn đăng ký là 42,667 tỷ USD. Cũng trong
năm 2008, ở các KCN đã có nhiều nhà đầu tư mới lần đầu tiên đầu tư vào Việt
Nam, làm cho vốn đầu tư cấp mới tăng 4,45 lần so với vốn đầu tư mở rộng.
Năm 2008, các KCN cũng đã thu hút được 59.199,57 tỷ đồng từ các nhà đầu
tư trong nước. Trong đó, có 53.254,87 tỷ đồng vốn đăng ký đầu tư vào 524 dự án
mới và 5.944,7 tỷ đồng vốn tăng thêm đầu tư điều chỉnh 173 dự án [2].
1.1.1.3 Các KCN tiếp tục tăng trưởng nhanh, ổn định sản xuất kinh doanh và
thực hiện vốn đầu tư:
Các dự án trong KCN, KKT vẫn được triển khai nhanh chóng bất chấp những
khó khăn của nền kinh tế. Các dự án ĐTNN trong KCN, KKT đã thực hiện thêm
được 2,5 tỷ USD - bằng 22% tổng số vốn ĐTNN giải ngân được trong năm.
Điều đó cho thấy các KCN đã đóng góp đáng kể vào hiệu quả thực hiện vốn
ĐTNN trên cả nước. Đến cuối năm 2008, các KCN đã có 2.250 dự án FDI và

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường


12

Luận văn Thạc sỹ

2.258 dự án trong nước đã đi vào hoạt động với tổng số vốn đầu tư thực hiện
tương ứng là 16,2 tỷ USD và 121,1 nghìn tỷ đồng, tương ứng với 38% và 49%
tổng vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Trong năm 2008, các doanh nghiệp trong KCN đạt tổng doanh thu là 28,9 tỷ
USD - tăng 29% so với năm 2007 [2].
1.1.1.4 Các KCN hoàn thành cơ bản hạ tầng kỹ thuật, nhanh chóng thu hút vốn
đầu tư, góp phần lấp đầy diện tích đất cơng nghiệp và hiệu quả sử dụng đất:
Đến cuối năm 2008, cả nước ta có 219 KCN. Trong số đó có 118 KCN đã đi
vào hoạt động và 101 KCN đang xây dựng cơ bản - chủ yếu là các KCN mới
được thành lập trong hai năm 2007 và 2008. Tổng diện tích đất cho thuê của các
KCN đã đi vào hoạt động là 14.904 ha, lấp đầy 64% diện tích đất cơng nghiệp.
Nếu tính chung các KCN trong cả nước thì diện tích đất công nghiệp đã cho thuê
là 17.107 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy là 46%. Giá trị sản xuất kinh doanh tính cho 1 ha
diện tích đất cơng nghiệp đã cho thuê là 1,68 triệu USD.
Trong năm 2008, các doanh nghiệp trong KCN đã nộp ngân sách nhà nước
khoảng 1,3 tỷ USD, các KCN tiếp tục góp phần giải quyết việc làm. Đến cuối
năm 2008, tính bình qn cứ 1 ha đất công nghiệp đã cho thuê thu hút 73 lao
động [2].
1.1.1.5 Công tác xây dựng; hướng dẫn cơ chế, chính sách và thanh tra, kiểm tra
KCN được triển khai một cách tích cực:
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho các Ban quản lý
KCN, các doanh nghiệp về pháp luật đầu tư và doanh nghiệp; đồng thời hướng
dẫn các địa phương triển khai thực hiện. Những vấn đề chưa thống nhất, chưa rõ
ràng trong pháp luật đầu tư và doanh nghiệp đã được phát hiện kịp thời và hướng
dẫn cụ thể. Một số văn bản hướng dẫn đã được ban hành để khắc phục những


Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Môi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

13

Luận văn Thạc sỹ

quy định còn chồng chéo và bất hợp lý trong Luật Đầu tư và Doanh nghiệp.
Trong năm 2008, việc phân cấp cho các ban quản lý KCN được đẩy mạnh. Các
địa phương cũng triển khai thực hiện Nghị định số 29/2008/NĐ-CP một cách
nghiêm túc.
Bên cạnh đó; cơng tác thanh tra, kiểm tra KCN cũng được nhà nước xác định
là nhiệm vụ trọng tâm cần đẩy mạnh. Ban quản lý các KCN đã phối hợp với sở,
ngành địa phương tiến hành thanh tra, kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp,
đặc biệt là vấn đề xây dựng và mơi trường. Vì vậy trong năm 2008, các vướng
mắc của các địa phương đã được giải quyết, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt
động của các KCN [2].
1.1.1.6 Vấn đề môi trường ở các KCN đã dần được cải thiện:
Nhờ những biện pháp kiên quyết và sự đôn đốc, nhắc nhở thường xuyên của
các bộ, ngành trung ương nên việc xử lý chất thải trong các KCN đã được cải
thiện. Trong năm 2008, có 10 dự án xử lý nước thải tập trung trong KCN đã đi
vào vận hành. Như vậy, tính đến hết năm 2008, có tất cả 60 KCN đã vận hành
nhà máy xử lý nước thải tập trung. Ngoài ra, có thêm 20 KCN đang xây dựng
nhà máy xử lý nước thải tập trung và dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong năm
2009. Bên cạnh đó, quy chế bảo vệ môi trường do Bộ Tài nguyên và Môi trường
phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo dự kiến ban hành trong năm 2009
sẽ là cơ sở quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường ở các KCN [2].

1.1.2 Tình hình phát triển các KCN ở tỉnh Hải Dương
Hải Dương là một tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển cơng nghiệp nhờ có
nguồn ngun liệu và nhân lực phong phú; gần nguồn cung cấp năng lượng; gần
các thị trường lớn như Hà Nội, Hải Phịng, Quảng Ninh… Hải Dương có hệ
thống giao thơng nội bộ và đối ngoại khá phát triển; đặc biệt là tuyến quốc lộ 5

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

14

Luận văn Thạc sỹ

liên thông với các cảng biển, cảng hàng không, các trung tâm kinh tế lớn. Do đó
việc thành lập các KCN tập trung là một chiến lược rất quan trọng để phát triển
nền kinh tế tỉnh [1].
Hiện nay, tỉnh Hải Dương đã được Chính phủ cho phép thành lập đến năm
2015 và định hướng phát triển đến năm 2020 là 17 KCN. Trong đó, có 10 KCN
đã được phê duyệt chi tiết với tổng diện tích đất quy hoạch là 2.087 ha (diện tích
đất quy họach xây dựng các nhà máy công nghiệp là 1.393 ha) và tổng số vốn
đầu tư đăng ký đạt 6.233 tỷ đồng. Trong số 10 KCN đang đầu tư xây dựng thì có
8 KCN do các nhà đầu tư trong nước xây dựng hạ tầng, 1 KCN do nhà đầu tư
nước ngoài xây dựng và 1 KCN được xây dựng theo hình thức liên doanh [3].
Đến nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã có 6 KCN cơ bản xây dựng xong
hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy diện tích đất cho th. Đó là các KCN Nam Sách,
KCN Đại An (giai đoạn 1), KCN Phúc Điền, KCN Việt Hoà – Kenmark, KCN
tàu thuỷ, KCN Tân Trường (giai đoạn 1). Các KCN còn lại gồm KCN Cộng
Hoà, KCN Phú Thái, KCN Lai Cách, KCN Cẩm Điền – Lương Điền đang giải

phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng [3].
Các KCN trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã thu hút được 118 dự án (bao gồm
cả dự án đầu tư xây dựng hạ tầng KCN) với tổng số vốn đăng ký là 1,841 tỷ
USD. Trong năm 2008, vốn đầu tư xây dựng hạ tầng trong các KCN của tỉnh Hải
Dương đạt 1.251,7 tỷ đồng. Vốn thực hiện của các dự án đầu tư sản xuất kinh
doanh trong KCN là 293 triệu USD [3].
Trong năm 2008, có 90 dự án đã được triển khai trong KCN. Trong đó, 50
doanh nghiệp đã đi vào hoạt động sản xuất với doanh thu đạt 700 triệu USD, giá
trị hàng nhập khẩu đạt 577 triệu USD, nộp ngân sách cho nhà nước là 10 triệu

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

15

Luận văn Thạc sỹ

USD, giải quyết công ăn việc làm cho 34.500 nguời với 15.300 người được giải
quyết việc làm mới [3].
Ngày 22/1/2009, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định bổ sung 10 KCN của
tỉnh Hải Dương vào danh mục các KCN dự kiến mở rộng và ưu tiên thành lập
mới đến năm 2015 và định hướng phát triển đến năm 2020. Trong số đó, các
KCN Phúc Điền, Tân Trường, Việt Hồ – KenMark được dự kiến mở rộng; 7
KCN còn lại là các KCN Quốc Tuấn – An Bình, Kim Thành, Long Điền - Ngọc
Liên, Bình Giang và KCN Thanh Hà dự kiến được thành lập mới.
Ban quản lý các KCN tỉnh Hải Dương phấn đấu trong năm 2009 sẽ nâng
cao hơn nữa hiệu quả hoạt động; phấn đấu thu hút khoảng 15 ÷ 20 dự án; cấp
giấy chứng nhận và điều chỉnh tăng vốn cho các dự án đầu tư vào KCN đạt

khoảng 200 ÷ 250 triệu USD [3].
1.1.3 Mục tiêu phát triển các KCN tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng
đến năm 2020:
Để phát triển các KCN đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 thì hệ
thống các KCN chủ đạo, có vai trị dẫn dắt sự phát triển cơng nghiệp của đất
nước phải được hình thành. Các KCN phải có quy mơ hợp lý, tạo điều kiện phát
triển công nghiệp nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở những vùng có tỉ trọng
cơng nghiệp trong GDP thấp [2].
Theo quyết định số 1107/QĐ-TTG ngày 21/8/2006 của thủ tướng chính
phủ; đến năm 2010 nước ta cơ bản lấp đầy các KCN đã được thành lập và tăng
diện tích các KCN thêm khoảng 15.000 ÷ 20.000 ha. Đến năm 2015, nước ta sẽ
nâng tổng diện tích các KCN lên khoảng 65.000 ÷ 70.000 ha và phấn đấu đạt tỉ
lệ lấp đầy trên 60%. Việt Nam sẽ cơ bản hoàn thiện mạng lưới KCN trên toàn
lãnh thổ với tổng diện tích đạt khoảng 80.000 ha [2].

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

16

Luận văn Thạc sỹ

Trong năm 2009, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy
chúng ta cần điều hành tốt hoạt động của các KCN và giải quyết những vấn đề
còn bất cập. Trước hết, việc thành lập mới và mở rộng các KCN ở các địa
phương phải đáp ứng đầy đủ điều kiện, tỷ lệ lấp đầy của KCN và đưa hệ thống
xử lý nước thải đi vào hoạt động như quyết định số 1107/QĐ-TTG đã đề cập.
Trong vài năm tới, Việt Nam tiếp tục thu hút và đẩy nhanh tiến độ giải ngân

nguồn vốn trong và ngoài nước tại các KCN trong cả nước. Các dự án xây dựng
cơ sở hạ tầng KCN, dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm công nghệ cao được đặc
biệt ưu tiên. Chính phủ sẽ ban hành và triển khai quyết định mới về việc hỗ trợ
vốn từ ngân sách trung ương để xây dựng cơ sở hạ tầng KCN tại các địa phương
có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, thay thế quyết định số 183/2004/QĐTTG. Việc quản lý của nhà nước đối với các KCN phải được thực hiện khẩn
trương, nghiêm túc. Nhà nước ưu tiên, khuyến khích các dự án xây dựng cơng
trình phúc lợi cho người lao động trong các KCN. Bộ luật Lao động cần phải
được sửa đổi, bổ sung một số điều theo hướng gắn liền với thực tế cuộc sống [2].
Các cơ quan quản lý nhà nước cần phải có quyết tâm cao, kết hợp với các
biện pháp cụ thể đối với vấn đề bảo vệ môi trường. Trong năm 2009, nước ta
phấn đấu đạt tỷ lệ các KCN, KCX đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải
tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường là 65% [2].
1.2 Hiện trạng môi trường ở các Khu công nghiệp
1.2.1 Thực trạng về chất thải trong các KCN, KCX, vùng kinh tế trọng điểm
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến năm 2008 Việt Nam có 150 KCN và
KCX trên tồn quốc. Tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng của các KCN và
KCX này đã kéo theo nhiều tác động tiêu cực đối với mơi trường. Chỉ có khoảng

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

17

Luận văn Thạc sỹ

28 KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung, 20 KCN đang xây dựng hoặc
chuẩn bị đầu tư xây dựng, số còn lại chưa xây dựng HTXLNT [9].
Theo số liệu điều tra, khảo sát năm 2009 cho thấy; mỗi ngày có khoảng 1

triệu m3 nước thải cơng nghiệp được thải ra môi trường từ 219 KCN và KCX
trong cả nước. Tuy nhiên, chỉ một phần tư lượng nước thải trên được xử lý. Tính
đến cuối năm 2008, cả nước có 219 KCN và KCX, nhưng chỉ mới có 60 KCN và
KCX có nhà máy xử lý nước thải, với 30% lượng nước được xử lý. Tuy nhiên
điều đáng lo ngại là chất lượng nước thải sau khi xử lý vẫn chưa đạt yêu cầu và
chất lượng nước chưa ổn định [4].
Nhiều KCN đã có nhà máy xử lý nước thải, nhưng trên thực tế là không hoạt
động hoặc chỉ hoạt động đối phó khi có các đồn về thanh tra, kiểm tra để tiết
kiệm chi phí vận hành.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên. Trước hết, chúng ta chưa có
những quy định đủ mạnh để bắt buộc các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật
KCN phải xây dựng HTXLNTTT ngay trong quá trình chuẩn bị đầu tư; từ khâu
lập dự án, thẩm định dự án, giám sát đầu tư và kiểm tra thẩm định ĐTM. Các cơ
quan chức năng của Trung ương và địa phương còn chưa đồng thuận trong việc
cưỡng chế các doanh nghiệp tuân thủ quy định về BVMT.
Nhiều cơ quan Trung ương và địa phương coi trọng việc thu hút đầu tư, tăng
trưởng kinh tế mà chưa quan tâm thoả đáng đến cơng tác BVMT. Nhận thức của
chính quyền địa phương về BVMT chưa được coi trọng, tạo tâm lý thờ ơ đối với
vấn đề môi trường của các doanh nghiệp. Nhiều địa phương chưa đánh giá đúng
mức tầm quan trọng của môi trường trong mối quan hệ bền vững giữa hoạt động
sản xuất và sinh hoạt trong KCN, cũng như giữa KCN với khu vực bên ngoài.

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

18

Luận văn Thạc sỹ


Có những KCN đã bị phá vỡ quy hoạch phân khu chức năng, khơng cịn đất cho
việc xây dựng HTXLNT do đã có dự án khác chiếm chỗ.
Nguồn năng lực và tài chính của nhiều doanh nghiệp trong KCN cịn hạn chế,
đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, chi phí cho việc xây dựng
HTXL chất thải chiếm khoảng 15 ÷ 20% số vốn của doanh nghiệp, quá lớn so
với chi phí để kinh doanh. Thêm vào đó là những khó khăn trong việc đền bù,
giải phóng mặt bằng, tạo tâm lý ái ngại cho các doanh nghiệp khi đầu tư xây
dựng HTXL chất thải cục bộ [9].
Năng lực quản lý nói chung của các cơ quan thẩm quyền vẫn chưa theo kịp
tốc độ đầu tư công nghiệp đang diễn ra nhanh chóng trong những năm gần đây.
Trình độ cán bộ đảm trách cơng việc này vừa thiếu lại vừa yếu. Các giải pháp kỹ
thuật về vấn đề BVMT được đưa ra chưa hợp lý, không khả thi, khó thực hiện
[7] [8].
Chúng ta cịn thiếu một tiêu chí chung để các chủ nguồn thải và doanh nghiệp
kinh doanh hạ tầng KCN dựa vào đó, có thể xác định được phí xử lý cho mỗi
loại hình nước thải hoặc theo tải lượng chất ô nhiễm được xử lý. Điều đó dẫn
đến nhiều doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN chưa đầu tư xây dựng
HTXLNT vì chưa có phương án kinh tế hợp lý [7] [8].
1.2.2 Một số hệ thống xử lý nước thải ở các khu công nghiệp
1.2.2.1 Hệ thống xử lý nước thải tập trung Khu công nghiệp Nam Thăng Long Xã Thụy Phương – huyện Từ Liêm – Hà Nội
Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Nam Thăng Long được thiết kế bởi
Công ty TNHH Nhật Anh, hồn thành năm 2009 với cơng suất thiết kế Q =
800m3/ngày.đêm. Nước sau xử lý đạt loại A theo TCVN 5945 – 2005.
Đặc tính nước thải đầu vào được cho bởi bảng sau:

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường


19

Luận văn Thạc sỹ

Bảng 1.1 Thông số đầu vào và yêu cầu đầu ra của nước thải KCN Nam
Thăng Long
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Nước thải
Yêu cầu đầu ra
đầu vào Loại A-TCVN 5945-2005
pH
5,0-7,2
6-9
COD
mg/l
≤ 720
30
BOD5
mg/l
≤ 510

50
TSS
mg/l
≤ 450
50
Tổng Nitơ
mg/l
≤ 65
15
Tổng photpho
mg/l
≤ 11
4
5
6
Coliforms
MPL/100ml
10 -10
3000
3
Lưu lượng
m /ngày
800
(Nguồn: PTN Công ty TNHH Nhật Anh)
Thông số

Đơn vị

Nhận xét về chất lượng nước của khu công nghiệp Nam Thăng Long:
Nước thải của khu công nghiệp Nam Thăng Long có hàm lượng COD,

BOD, tổng Nitơ, tổng Photpho, chất rắn lơ lửng, hàm lượng Coliform đều cao
hơn so với tiêu chuẩn loại A theo TCVN 5945-2005. Đặc biệt COD, BOD, chất
rắn lơ lửng và Coliform cao gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Do đó yêu
cầu đặt ra là thiết kế hệ thống xử lý nhằm giảm các thông số trên, đảm bảo nước
sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải cho phép.

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

20

Luận văn Thạc sỹ

Sơ đồ khối hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Nam Thăng Long
Nước thải Khu công nghiệp
Song chắn rác

Cặn rác

Chơn lấp

Bể tiếp nhận

Máy lược rác

NaOH

Cặn rác


Bể điều hịa

Nước

Bể lắng 1

Bùn
Bùn tuần hoàn

Bể Aerotank

Bể lắng 2

Bể nén bùn

Máy thổi khí

Clorine

Bùn dư
Bể khử trùng
Sân phơi
bùn

Mang đi chơn lấp

Hình 1.1

Bồn lọc áp lực

Nguồn tiếp nhận

Sơ đồ công nghệ hệ thống xử lý nước thải KCN Nam Thăng Long

Phương án xử lý nước thải tập trung cho KCN Nam Thăng Long có các ưu điểm:
- Công nghệ đã được áp dụng thành công trong việc xử lý nước thải các ngành
công nghiệp tại Việt Nam.

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Môi trường - Khóa 2007 - 2009


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

Luận văn Thạc sỹ

21

- Hệ thống các bể được xây dựng theo kiểu hợp khối nên tiết kiệm đường ống và
vật tư đường ống.
- Trong quá trình thiết kế, đơn vị thiết kế có tính đến trường hợp nâng cấp và
tăng lưu lượng nước thải xử lý, do đó việc nâng cơng suất trạm xử lý trong tương
lai (nếu có) vẫn khơng làm gián đoạn hoạt động của trạm xử lý.
- Các bể đều có nắp đậy, có độ sâu lớn nên dễ kiểm sốt và khống chế mùi hơi
phát ra từ q trình xử lý.
- Chi phí vận hành thấp
- Các thiết bị hoạt động đều có dự phịng, hoạt động ln phiên; đảm bảo hệ
thống làm việc liên tục, dễ tháo lắp để bảo trì, sửa chữa.
Tuy nhiên cơng nghệ xử lý nước thải tập trung KCN Nam Thăng Long vẫn
còn tồn tại một số nhược điểm sau:
- Việc sử dụng sân phơi bùn, tuy chi phí đầu tư và vận hành thấp nhưng hiệu quả

hoạt động lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. Do đó ảnh hưởng đến hiệu
quả xử lý bùn, dễ gây ô nhiễm thứ cấp.
1.2.2.2 Hệ thống xử lý nước thải KCN Thụy Vân – Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ
Cơng suất thiết kế của trạm xử lý KCN Thụy Vân là 5.000m3/ngày.đêm, gồm
2 đơn ngun, mỗi đơn ngun có cơng suất 2.500m3/ngày.đêm. Nước sau xử lý
đạt loại A – TCVN 5945-2005
Đặc tính nước thải đầu vào được cho bởi các bảng sau:
Bảng 1.2 Đặc trưng đầu vào và yêu cầu đầu ra của nước thải KCN Thụy Vân
Hạng
Mô tả
Đơn vị
mục
1
pH
2
BOD5 (20°C) mg/l
3
COD
mg/l

Chất lượng
nước đầu vào
5-9
≤ 100
≤ 400

Loại A – TCVN 5945-2005

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


6-9
30
50


Viện khoa học và Công nghệ Môi trường

22

Luận văn Thạc sỹ

4
TSS
mg/l
≤ 200
50
5
P
mg/l
≤8
4
6
N
mg/l
≤ 60
30
7
NH3
mg/l
≤ 10

0,1
8
Pb
mg/l
≤1
0,1
3+
9
Cr
mg/l
2
0,2
2+
10
Cu
mg/l
5
0,2
11
Zn
mg/l
5
1
12
Ni
mg/l
2
0,2
13
Hg

mg/l
0,01
0,005
Trạm xử lý nước thải KCN Thuỵ Vân được thiết kế với lưu lượng như sau:
- Modul 1: Q = 2500m3/ngày.đêm, hay Qtb = 105m3/h
- Modul 2: Q = 2500m3/ngày.đêm, hay Qtb = 105m3/h
- Tổng công suất: Q = 5000m3/ngày.đêm, hay Qtb = 210m3/h
Công nghệ xử lý được mô tả bởi sơ đồ sau:

Nguyễn Thị Dung – Lớp Kỹ thuật Mơi trường - Khóa 2007 - 2009


×