Tải bản đầy đủ (.pdf) (1 trang)

LÀM GIÀU NHỜ NHẶT TIỀN LẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.74 KB, 1 trang )

LÀM GIÀU NHỜ NHẶT TIỀN LẺ

Nhiều công ty lớn như Unilever, Philips, Coca-Cola và cả Motorola hiện đều
nhận ra rằng, tập trung vào những sản phẩm giá rẻ, kích thước nhỏ, dễ sử dụng có
thể là bí quyết thành công trong kinh doanh tại các nước đang phát triển. Với chiến
lược nhặt tiền lẻ, họ đang nhắm đến nguồn lực tăng trưởng kinh tế lớn nhất trong
những thập kỷ tới, đó là hai phần ba dân số thế giới với thu nhập dưới 1.500
USD/năm.
Kỹ sư trong những phòng nghiên cứu từ Bangalore (Ấn Độ) đến Boston (Mỹ)
đang phát triển các loại máy vi tính và điện thoại vô tuyến giá rẻ và dễ sử dụng.
Antonio Leon de la Barra, Giám đốc Tiếp thị toàn cầu các sản phẩm săn sóc da của
Unilever, tuyên bố rằng, người có thu nhập thấp là thị trường rất quan trọng của
công ty. Theo dự kiến, doanh thu tại các nước đang phát triển sẽ chiếm khoảng một
nửa doanh thu toàn cầu của Unilever vào năm 2010, so với mức 32% hiện nay.
Cũng như nhiều đối thủ cạnh tranh khác, Unilever đang triển khai chiến lược
nhặt tiền lẻ trên khắp thế giới. Từ 1987, Hindustan Lever Ltd., chi nhánh của công ty
ở Ấn Độ bắt đầu bán những gói dầu gội đầu dùng một lần hiệu Sunsilk với giá 2-4
cent Mỹ. Đến nay, những sản phẩm nhỏ xíu đó đã đem lại cho họ khoản doanh thu
khổng lồ 2,4 tỷ USD mỗi năm.
Các công ty kỹ thuật cũng đang học cách tiếp cận khách hàng có thu nhập
thấp. Ở châu Phi, phía Nam Sahara, chỉ khoảng 30% gia đình có điện và những
người thu nhập 100-300 USD/năm cũng khó có điều kiện mua pin thường xuyên. Do
đó, từ 1996, Công ty tư nhân Freeplay Energy có cơ sở ở London đã thiết kế loại máy
thu thanh được tích năng lượng bằng cách quay tay, để những người dân nghèo châu
Phi có thể nghe các chương trình miễn phí về chăm sóc sức khỏe, thông tin nông
nghiệp và các bài học ở trường. Đến nay, họ đã bán được 3 triệu máy, đã có lãi và hy
vọng sẽ hạ giá thành sản phẩm hơn nữa nhờ sản xuất số lượng lớn.
Các nhà tương lai học, trong đó có GS. C.K. Prahalad (Đại học Michigan - Mỹ),
dự đoán, mô hình ''nhỏ nhưng sinh lợi'' theo kiểu ''tích tiểu thành đại'' sẽ đem đến
một sinh khí mới cho các công ty đa quốc gia và rất có thể sẽ trở thành xu hướng
kinh doanh phổ biến trong tương lai.



×