Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu đặc tính sinh học của virus lùn lúa cỏ (rice grassy stunt virus) và khả năng truyền bệnh qua rầy nâu (nilaparvata lugens stal) tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (979.83 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật
Mã ngành: 62620112

NGUYỄN PHÚ DŨNG

NGHIÊN CỨU ĐẶC TÍNH SINH HỌC CỦA VIRUS LÙN LÚA CỎ
(Rice Grassy Stunt Virus) VÀ KHẢ NĂNG TRUYỀN BỆNH QUA
RẦY NÂU (Nilaparvata lugens Stal)

Cần Thơ, 2021


CƠNG TRÌNH ĐƯỢC HỒN THÀNH TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

Người hướng dẫn chính: PGS.TS PHẠM VĂN DƯ

Luận án được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án tiến sĩ cấp trường
Họp tại: ………………………………………………………………………..……,
………………………….………………………………..Trường Đại học Cần Thơ
Vào lúc: ……giờ …., ngày ….. tháng ….. năm 202..

Phản biện 1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:
Xác nhận của Chủ tịch Hội đồng


Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ
Thư viện Quốc gia Việt Nam


DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH ĐÃ CƠNG BỐ
1. Nguyễn Phú Dũng, Phạm Văn Dư, Nguyễn Văn Huỳnh, 2016. Nghiên cứu đặc tính
truyền viruslùn lúa cỏ (Rice Grassy Stunt Virus, RGSV) của rầy nâu (Nilaparvata
lugens Stal). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp
2016 (3): 136-144. (ISSN 1859-2333)
2. Nguyễn Phú Dũng, Phạm Văn Dư, Nguyễn Văn Huỳnh, 2016. Ảnh hưởng của mật
số và tuổi của ấu trùng lên khả năng truyền bệnh lùn lúa cỏ (Rice Grassy Stunt Virus,
RGSV) của rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal). Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần
Thơ. Số chuyên đề: Nông nghiệp 2016 (3): 145-152. (ISSN 1859-2333).


Chương 1: GIỚI THIỆU
1.1 Tính cấp thiết của luận án
Virus lùn lúa cỏ hại lúa (Rice Grassy Stunt Virus, RGSV) được truyền tuần
hoàn, lan truyền bởi rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal.) và được phân loại là thành viên
của chi Tenuivirus (Hibino, 1986; Murphy et al., 1995). Virus RGSV đã xuất hiện gây
hại nặng ở miền Nam và Đông Nam Châu Á, Trung Quốc, Nhật Bản và Đài Loan
(Hibino, 1996). Tỷ lệ nhiễm RGSV cao kết hợp với bệnh Lùn Xoắn Lá (LXL) do virus
Rice Ragged Stunt Virus (RRSV) cũng được ghi nhận tại vùng Đồng bằng sông Cửu
Long (ĐBSCL) trong suốt từ năm 2000 đến 2007 (Du et al., 2005; Huan and Heong,
2000). Theo Cục Bảo vệ thực vật (2012) cho rằng đến ngày 20/4/2012, có 1.931 ha lúa
bị nhiễm bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá (VL, LXL). Đến năm 2014, tổng diện tích lúa bị
nhiễm bệnh vàng lùn và lùn xoắn lá là 3.040 ha, tăng 3.000 ha so với năm 2013, bệnh
xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ, Bến Tre, Vũng Tàu và
Long An (Cục Bảo vệ thực vật, 2017). Theo Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

(2018) sau hơn 10 năm được khống chế, năm 2017 bệnh VL, LXL hại lúa đã bùng phát
gây hại trở lại ở các tỉnh phía Nam với diện tích nhiễm bệnh 16.360 ha. Theo Phạm
Văn Dư (2006) ngoài việc nghiên cứu nguồn gen kháng để sử dụng trong công tác lai
tạo, cần phải thanh lọc các giống có triển vọng, kháng hoặc chống chịu tốt rầy nâu,
virus RGSV và RRSV để phục vụ kịp thời cho sản xuất ở ĐBSCL. Vì hiện nay, hầu hết
các giống lúa triển vọng, ngắn ngày, năng suất cao trong sản xuất đều bị nhiễm rầy nâu,
virus RGSV và RRSV.
Các nghiên cứu về mối tương quan sinh học giữa virus RGSV, RRSV và côn
trùng vectơ truyền bệnh trong nước đã thực hiện vài nơi bước đầu mang tính chất tương
đối và chưa có kết quả thống nhất chung. Cụ thể, theo Hồ Văn Chiến và ctv. (2012),
thời gian ủ bệnh RGSV trong cơ thể rầy nâu và cây lúa lần lượt là 9,29 ngày và 19,78
ngày. Thời gian tối thiểu để rầy nâu chích hút và truyền virus RGSV thành công 90
phút, thời gian ủ virus là 7 đến 14 ngày và thời gian truyền được virus RGSV tối thiểu
là 30 phút (Lê CNm Loan và ctv., 2009). Theo Hibino (1996), Cabunagan và Cabauatan
(2006) cho rằng rầy nâu cần một thời gian ủ virus trong cơ thể từ 5 – 25 ngày (trung
bình 10 – 11 ngày) kể từ sau khi bắt đầu được cho chích hút cây lúa bệnh 4 ngày. Mặt
khác, hiện nay các nguồn giống gieo sạ không kháng đối với dịch bệnh này, tùy theo
loại giống nhiễm nặng, nhẹ khác nhau cùng với các biện pháp canh tác, ảnh hưởng của
lịch thời vụ của các địa phương, nên dịch bệnh VL, LXL có nguy cơ tiềm Nn và đe dọa
nghiêm trọng cho sản xuất lúa đến các vụ sau về lâu dài. Vì vậy đề tài " Nghiên cứu
đặc tính sinh học của virus Lùn lúa cỏ (Rice Grassy Stunt Virus) và khả năng
truyền bệnh qua rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal)" cần được tiến hành để góp phần
làm cơ sở khoa học cho cơng tác chNn đoán, phát hiện và quản lý bệnh hại được tốt
hơn.
1


1.2 Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu
- Xác định đặc tính sinh học của virus RGSV gây bệnh Lùn lúa cỏ trên lúa ở
ĐBSCL.

-

Xác định mối quan hệ sinh học giữa RGSV và rầy nâu (Nilaparvata lugens

-

Khả năng chống chịu của một số dòng/giống lúa ở ĐBSCL đối với RGSV.

Stal).
1.3 Ý nghĩa khoa học của luận án
Luận án có ý nghĩa khoa học cao vì đã nghiên cứu về đặc tính sinh học của virus
RGSV gây bệnh trên lúa ở ĐBSCL, cũng như xác định mối quan hệ sinh học giữa
RGSV và rầy nâu (Nilaparvata lugens Stal) trên lúa góp phần làm cơ sở khoa học cho
cơng tác chNn đoán, phát hiện và quản lý bệnh hại được tốt hơn tại ĐBSCL. Ngồi ra,
đề tài cịn hướng đến xác định khả năng chống chịu của một số dòng/giống lúa ở
ĐBSCL đối với RGSV trong việc sản xuất.
1.4 Những đóng góp mới của luận án
Các kết quả của luận án đã cung cấp các thông tin quan trọng như phương pháp
thu thập, xác định được đặc tính sinh học của virus RGSV gây bệnh trên lúa ở ĐBSCL.
Kết quả cũng cho thấy được mối quan hệ sinh học giữa RGSV và rầy nâu (Nilaparvata
lugens Stal) trên lúa góp phần làm cơ sở khoa học cho cơng tác chNn đốn, phát hiện và
quản lý bệnh hại được tốt hơn tại ĐBSCL. Quan trọng hơn, đề tài cũng đã đánh giá
được khả năng chống chịu của một số dòng/giống lúa ở ĐBSCL đối với RGSV trong
việc sản xuất.
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện luận án
3.1.1 Thời gian thực hiện các nội dung
Luận án được thực hiện từ tháng 11 năm 2014 đến tháng 11 năm 2018.
3.1.2 Địa điểm thực hiện
Luận án được thực hiện tại nhà lưới, phịng thí nghiệm của Bộ mơn Khoa Học

Cây Trồng, Đại Học An Giang.
3.3 Phương pháp thực hiện
3.3.1 Nội dung 1: Đánh giá đặc điểm Virus RGSV ở ĐBSCL
- Xác định một số nguồn mang virus lây lan bệnh
Điều tra, thu thập mẫu lúa chét và cỏ dại có sự cư trú rầy nâu tại tỉnh Long An,
An Giang và Hậu Giang. Giám định cỏ dại bằng hình thái theo Koo SJ et al. (2005),
tính tần suất xuất hiện và tạo nguồn mẫu cỏ dại nhiễm virus bằng cách cho rầy nâu
truyền virus RGSV trong 24 giờ ở điều kiện nhà lưới. Ghi nhận tỷ lệ mang virus RGSV

2


ở từng mẫu lúa chét và cỏ dại bằng kiểm tra (test) ELISA ngồi đánh giá bằng mắt
thường.
- Phân tích di truyền mẫu phân lập RGSV ở ĐBSCL
Mẫu bệnh mang virus RGSV tại An Giang năm 2012 (AG RGSV 2012) được
thu thập và giải trình tự gen nhằm tạo tiền đề và cơ sở đánh giá sự đa dạng di truyền
của các mẫu đại diện ở ĐBSCL trong các năm về sau. Các mẫu bệnh mang virus
RGSV năm 2018 được thu thập tại 6 tỉnh Long An, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang,
Hậu Giang và Sóc Trăng (đã được test ELISA để xác định chỉ mang virus RGSV) trước
khi đem phân tích di truyền mẫu. Sử dụng phương pháp phân lập và xác định cấu trúc
của virus được thực hiện theo qui trình KIT tách chiết RNA thực vật (HITM-221 RNA
Plant Extraction Kit) tại Viện nghiên cứu và phát triển công nghệ sinh học, Đại học
Cần Thơ.
3.3.2 Nội dung 2: Xác định mối quan hệ sinh học giữa virus RGSV và rầy nâu
(Nilaparvata lugens Stal)
- Xác định thời gian ủ virus RGSV trong cơ thể rầy nâu và cây lúa
Sử dụng phương pháp chủng bệnh trong ống nghiệm ở điều kiện nhà lưới. Cho
01 cây lúa 9 ngày tuổi của giống OM1490 vào trong mỗi ống nghiệm. Sử dụng 120 ống
nghiệm (16x160 mm) cho thí nghiệm này. Cho rầy nâu tuổi 2 lấy virus trên nguồn cây

bệnh (đã được test ELISA chỉ mang virus RGSV) trong 4 ngày. Cho 01 con rầy mang
virus vào mỗi ống nghiệm chích hút trên cây mạ khỏe (sạch bệnh) trong 24 giờ. Ngày
tiếp theo (sau khi đã chủng 24 giờ), lấy cây mạ ra khỏi ống nghiệm và thay cây mạ
khỏe mới. Cứ tiếp tục như thế cho các ngày tiếp theo cho đến khi rầy chết (thường
khoảng 20 ngày).
- Xác định khoảng thời gian cần thiết để rầy nâu hút được virus RGSV từ
cây lúa bệnh
Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại trong điều kiện nhà
lưới. Cho 01 cây lúa 9 ngày tuổi của giống OM1490 vào trong mỗi ống nghiệm. Sử
dụng 80 ống nghiệm 16x160 mm cho mỗi nghiệm thức ở thí nghiệm này. Cho rầy nâu
tuổi 2 lấy virus RGSV trên cây bệnh ở các nghiệm thức trong: (1) 30 phút, (2) 2 giờ,
(3) 4 giờ, (4) 8 giờ, (5) 2 ngày và (6) 4 ngày. Sau đó, rầy này được giữ trên cây mạ
khỏe giống OM1490 trong suốt thời gian ủ bệnh trong cơ thể của rầy nâu được hoàn
tất. Rầy mang virus RGSV này sẽ chủng cho cây mạ trong ống nghiệm suốt 24 giờ.
- Xác định các khoảng thời gian cần thiết cho rầy nâu truyền virus RGSV
Thí nghiệm này được bố trí sau khi đã xác định được thời gian ủ và lấy virus tối
thích ở 2 thí nghiệm trên. Thí nghiệm được bố trí hồn tồn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại
trong điều kiện nhà lưới. Cho 01 cây lúa 9 ngày tuổi của giống OM1490 vào trong mỗi

3


ống nghiệm (16x160 mm). Sử dụng 80 ống nghiệm 16x160 mm cho mỗi nghiệm thức
ở thí nghiệm này. Rầy nâu mang virus RGSV (đã lấy và ủ bệnh hoàn tất) chủng trên
cây mạ khỏe giống OM1490 trong ống nghiệm ở các nghiệm thức: (1) 15 phút, (2) 30
phút, (3) 2 giờ, (4) 4 giờ, (5) 8 giờ và (6) 24 giờ.
Ở cả 3 thí nghiệm trên (thời gian rầy nâu lấy, ủ và truyền virus), các cây mạ đã
chủng được cấy trên bể chứa đất 20 cây/hàng và được giữ trong nhà lưới cho đến khi
triệu chứng bệnh xuất hiện. Sau 01 tháng tất cả các cây mạ và rầy đã chủng của mỗi
ống nghiệm được kiểm tra ELISA để xác định sự hiện diện của RGSV. Ký hiệu nhãn

(mẫu rầy và lúa được chủng trên ống nghiệm) riêng ở mỗi thí nghiệm (các mẫu riêng
này được cấy riêng trên chậu hoặc bể chứa đất tương ứng).
- Xác định mật số tối hảo của rầy nâu/cây lúa truyền được RGSV
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hồn tồn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại
ở điều kiện nhà lưới. Cây mạ 9 ngày tuổi được chủng riêng lẻ với số lượng rầy nâu
mang virus RGSV/ống nghiệm tương ứng với từng nghiệm thức là 1 (T1), 2 (T2), 3
(T3), 4 (T4), 5 (T5) con rầy/ống nghiệm trong suốt 24 giờ và 6 (T6) Đối chứng (Rầy
không mang virus). Sau khi chủng, rầy nâu được lấy ra khỏi ống nghiệm và cây lúa
được chủng được cấy lên chậu (đường kính 0,3m) đặt cạnh nhau với 20 chậu/nghiệm
thức và 2 cây/chậu trong khay nước, chờ cho đến khi triệu chứng bệnh thể hiện và được
kiểm tra ELISA để xác định sự hiện diện của RGSV.
- Xác định khả năng truyền được RGSV của rầy nâu khi lấy virus ở giai
đoạn ấu trùng tuổi 1, 2, 3, 4 và trưởng thành trong nhà lưới ĐHAG
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 4 lần lặp lại
ở điều kiện nhà lưới. Cây mạ 9 ngày tuổi được chủng riêng lẻ với ấu trùng rầy nâu tuổi
1, 2, 3, 4 và trưởng thành mang được virus chủng trong ống nghiệm suốt 24 giờ. Cây
mạ đã được chủng sẽ cấy trong chậu với 20 chậu/nghiệm thức và 2 cây/chậu trong khay
nước và đặt trong điều kiện nhà lưới chờ đến khi triệu chứng bệnh xuất hiện. Sau 01
tháng tất cả các cây được chủng, mẫu rầy nâu được ghi nhận, đánh dấu riêng cho từng
nghiệm thức và kiểm tra ELISA để xác định rầy nâu đã mang RGSV có liên quan đến
cây mạ được chủng.
- Ảnh hưởng của virus RGSV đến các giai đoạn sinh trưởng lúa ở điều kiện
nhà lưới ĐHAG
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối hoàn toàn ngẫu nhiên và 4 lần lặp lại ở
nhà lưới. Cho rầy mang virus RGSV(đã lấy và ủ virus hoàn tất) truyền bệnh trong 24
giờ trên cây lúa khoẻ sạch bệnh (3 con/cây lúa) ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau
(Giai đoạn mạ, Đẻ nhánh – Làm Đòng và Trổ) trên giống OM1490 với 2 cây/chậu và
10 chậu/nghiệm thức. Sau khi đã chủng 24 giờ, các chậu cây (đã phóng thích rầy khỏi

4



chậu cây) đã chủng được giữ trong nhà lưới cho đến khi triệu chứng bệnh xuất hiện và
được kiểm tra ELISA để xác định sự hiện diện của RGSV.
- Xác định ảnh hưởng bởi đặc điểm sinh học (màu sắc, giới tính và dạng
hình) của rầy nâu truyền được virus RGSV trên lúa
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại
(20 rầy/20 cây/lần lặp lại) ở điều kiện nhà lưới với 2 nghiệm thức (màu sắc, giới tính và
dạng hình) của rầy mang virus RGSV (đã lấy và ủ virus hoàn tất); cùng với 2 nghiệm
thức đối chứng (màu sắc, giới tính và dạng hình) khơng mang virus (khơng được cho
lấy virus). Cho 01 cây lúa 9 ngày tuổi của giống OM1490 vào trong mỗi ống nghiệm
(16x160 mm). Cho 1 con rầy (màu sắc, giới tính và dạng hình) mang virus RGSV chích
hút trên 1 cây lúa 9 NSKG sạch bệnh trong 24 giờ ở mỗi ống nghiệm. Ngày tiếp theo
(sau khi đã chủng 24 giờ), lấy rầy đã chủng ra khỏi ống nghiệm và cây mạ đã chủng
được cấy trên bể chứa đất 20 cây/hàng giữ trong nhà lưới cho đến khi triệu chứng bệnh
xuất hiện và được kiểm tra ELISA để xác định sự hiện diện của RGSV.
- Khả năng truyền được bệnh RGSV trên cây lúa của cá thể và tập thể rầy
nâu
Thí nghiệm được bố trí theo thể thức khối hoàn toàn ngẫu nhiên, 4 lần lặp lại ở
điều kiện nhà lưới với 2 nghiệm thức chủng bệnh cá thể và tập thể rầy mang virus
RGSV (đã lấy và ủ virus hoàn tất); cùng với 2 nghiệm thức đối chứng chủng bệnh cá
thể và tập thể rầy không mang virus (không được cho lấy virus). Cho 01 cây lúa 9 ngày
tuổi của giống OM1490 vào trong mỗi ống nghiệm (16x160 mm). Chủng bệnh cá thể
bằng cách cho 1 con rầy mang RGSV chích hút trên 1 cây lúa 9 NSKG sạch bệnh trong
24 giờ ở mỗi ống nghiệm. Chủng bệnh tập thể bằng cách cho 9 con rầy mang RGSV
chích hút trên 1 cây lúa 9 NSKG sạch bệnh trong 24 giờ ở mỗi ống nghiệm. Ngày tiếp
theo (sau khi đã chủng 24 giờ), lấy rầy đã chủng ra khỏi ống nghiệm và cây mạ đã
chủng được cấy trên bể chứa đất 20 cây/hàng giữ trong nhà lưới cho đến khi triệu
chứng bệnh xuất hiện và được kiểm tra ELISA để xác định sự hiện diện của RGSV.
3.3.3 Nội dung 3: Thanh lọc một số dòng/giống kháng RGSV ở điều kiện nhà lưới

dùng cho lai tạo và sản xuất
Lựa chọn 19 bộ giống lúa mới từ Viện, Trường và 19 bộ dòng/giống lúa do cơ
sở sản xuất và hộ nông dân nghiên cứu lai tạo tại địa phương đã đánh giá tính kháng
với rầy nâu. Tiếp tục sử dụng các bộ giống lúa mới trên qua phương pháp thanh lọc,
đánh giá một số dòng/giống chống chịu bệnh virus RGSV trong nhà lưới theo Azzam et
al. (2000). Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hồn tồn ngẫu nhiên, 3 lần lặp lại ở
điều kiện nhà lưới. ChuNn bị cây lúa sạch ở giai đoạn mạ 9 ngày tuổi trên chậu (20 cây
trên mỗi dòng/giống, 5 cây/chậu). Đặt chậu lúa sạch vào trong lồng chủng bệnh cho
đến khi sẳn sàng để chủng bệnh. Cho rầy mang virus RGSV truyền bệnh trên các

5


giốngdòng/giống trắc nghiệm trong lồng trong suốt 24 giờ. Sau khi chủng bệnh loại bỏ
rầy nâu mang mầm bệnh, chuyển chậu lúa vào nhà lưới, chờ cho đến khi triệu chứng
bệnh xuất hiện (2 – 3 tuần) và được kiểm tra ELISA để xác định sự hiện diện của
RGSV.
3.4 Xử lý số liệu
Số liệu được nhập liệu, trình bày biểu đồ bằng chương trình Microsoft Office
Excel và phân tích thống kê SAS. Kết quả khảo sát đa dạng di truyền của RGSV được
phân tích theo phương pháp Maximum Parsinomy bằng phần mềm Bioedit và Mega
6.0.
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Đánh giá đặc điểm Virus RGSV ở ĐBSCL
* Xác định một số nguồn mang virus lây lan bệnh
Virus RGSV có tỉ lệ (%) hiện diện phổ biến hơn virus RRSV và RGSV phối
hợp với RRSV trên các mẫu lúa chét ở 3 tỉnh đại diện ĐBSCL (Long An, An Giang và
Hậu Giang) (Bảng 4.1). Kết quả chứng tỏ các virus đều có khả năng được lưu tồn và
lan truyền từ nguồn lúa chét tại các địa phương khi được rầy nâu mang virus truyền
bệnh.

Bảng 4.1 Tỉ lệ (%) hiện diện virus trên lúa chét ở một số tỉnh đại diện ĐBSCL
Dạng mẫu/địa
Số mẫu
Tỉ lệ (%) hiện diện
phương
RGSV
RRSV
RGSV+RRSV
Long An
25
28 (7)
12 (3)
0
An Giang
31
35,5 (11)
16,1 (5)
3,2 (1)
Hậu Giang
19
31,6 (6)
10,5 (2)
0
Ghi chú: Số liệu trong ngoặc đơn là số lượng mẫu bị nhiễm bệnh được test ELISA
Kết quả nghiên cứu khảo sát đã xác định được 7 lồi cỏ dại chính (Bảng 4.2),
phổ biến nhất là cỏ lồng vực (Echinochloa crus – galli (L.) Beauv.), cỏ đuôi phụng
(Leptochloa chinensis (L.) Nees.), cỏ chác (Fimbristylis miliacea (L.) Vahl) và cỏ cháo
(Cyperus difformis L.). Các loại cỏ khác xuất hiện với mức độ trung bình.
Kết quả test ELISA trên các mẫu cỏ sau 14 ngày chủng virus cho thấy chỉ có cỏ
lồng vực (Echinochloa crus – galli (L.) Beauv.), cỏ đuôi phụng (Leptochloa chinensis

(L.) Nees.) mang được virus RGSV. Các mẫu cỏ Cỏ chác, Cháo, Lác hến, Xà bông và
Rau mác bao đều không mang virus.

6


Bảng 4.2 Thành phần và mức độ phổ biến các loài cỏ dại thu thập ở một số tỉnh đại
diện ĐBSCL
S
Tên
Tên
Tần suất
Tỉ lệ (%)
TT
tiếng Việt
khoa học
xuất hiện nhiễm RGSV
1
Cỏ lồng vực
Echinochloa crus – galli
++++
33,3 (4/12)
(L.) Beauv.
2
Cỏ đuôi phụng Leptochloa chinensis (L.)
++++
16,7 (2/12)
Nees.
3
Cỏ chác

Fimbristylis miliacea (L.)
++++
0 (0/12)
Vahl.
4
Cỏ cháo
Cyperus difformis L.
++++
0 (0/12)
5
Lác hến
Scirpus grossus Linn. f.
+++
0 (0/12)
6
Cỏ xà bông
Sphenoclea
zeylanica
++
0 (0/12)
Gaertn.
7
Rau mác bao
Monochoria
vaginalis
++
0 (0/12)
(Burm. f.) Presl.
Ghi chú:
- Tần suất xuất hiện ≤ 10%: +; 10–30%: ++; 30–50%: +++; ≥ 50%: ++++

- Số liệu trong ngoặc đơn là số lượng mẫu bị nhiễm bệnh/tổng mẫu chủng RGSV
* Phân tích di truyền mẫu phân lập RGSV ở ĐBSCL
Vẽ cây phát sinh chủng loài của mẫu AG RGSV 2012 được so sánh với các mẫu
RGSV đã thu thập trước năm 2012 qua phân tích trình tự gen dựa vào sự giống nhau ở
các mức độ nucleotides (Nu) và amino acid (aa). Kết quả ở Hình 4.1 cho thấy, trình tự
gen của các mẫu RGSV được phân tích chia thành 4 nhóm riêng biệt. Tuy nhiên, khi
xem xét các mối quan hệ di truyền thì cho thấy có sự đa dạng di truyền của các mẫu
được phân lập tại ĐBSCL, chỉ riêng mẫu AG RGSV 2012 thì có khác biệt so với các
mẫu phân lập RGSV ở các nhóm cịn lại (Hình 4.1).
Khi so sánh trình tự gen và cây phát sinh chủng lồi của 20 dịng virus RGSV (6
dịng virus RGSV dùng trong thí nghiệm HG RGSV 2018, VL RGSV 2018, KG RGSV
2018, AG RGSV 2018, ST RGSV 2018 và LA RGSV 2018) và 14 dòng virus RGSV
(Ta et al., 2013) với trình tự gene có sẵn trên ngân hàng dữ liệu gen NCBI cho thấy
cũng chia thành 4 nhóm riêng biệt, nhưng có độ tương đồng cao từ 97,42% đến 98,98%
(Hình 4.2 và Bảng 4.3).

7


(1)

(2)
(3)
(4)

Ghi chú: Phân tích lịch sử tiến hóa bằng phương pháp NJ (Saitou N. and Nei M.,
1987). Cây phát sinh chủng bằng MEGA5 (Tamura K. et al., 2011).
Hình 4.1 Sơ đồ phả hệ của AG RGSV 2012 so với các mẫu đại diện trên Genbank

(1)


(2)
(3)
(4)

Hình 4.2 Sơ đồ phả hệ của các mẫu phân lập năm 2018 so với các mẫu
đại diện trên Genbank

8


Bảng 4.3 Mã tương đồng trên Genbank của các mẫu được phân lập ở ĐBSCL năm 2018
Mức độ tương đồng (%)
Lồi xác định
Kích
thước
trình tự
HGVLSTLAKG(bp)
RGSV
RGSV RGSV RGSV RGSV
Rice grassy stunt virus viral cRNA
for P5 protein, isolate TG11-07
Rice grassy stunt virus viral cRNA
for P5 protein, isolate KG09-07
Rice grassy stunt virus viral cRNA
for P5 protein, isolate LA11-10
Rice grassy stunt virus viral cRNA
for P5 protein, isolate HG11-14
Rice grassy stunt virus viral cRNA
for P5 protein, isolate BT09-04

Rice grassy stunt virus viral cRNA
for P5 protein, isolate BT11-01
Rice grassy stunt virus viral cRNA
for P5 protein, isolate BT11-03
Rice grassy stunt virus viral cRNA
for P5 protein, isolate KG11-13
Rice grassy stunt virus viral cRNA
for P5 protein, isolate LA09-19
Rice grassy stunt virus viral cRNA
for P5 protein, isolate TG09-11
Rice grassy stunt virus viral cRNA
for P5 protein, isolate TG11-06

AGRGSV

Mã số của
chủng tương
đồng trên
GenBank

576

97,96

97,93

97,92

97,92


97,93

98,45

HE963266.1

576

98,98

98,96

98,96

98,96

98,96

98,45

HE963269.1

576

98,47

98,45

98,44


98,44

98,45

97,94

HE963270.1

576

97,96

97,93

97,92

97,92

97,93

97,42

HE963274.1

576

98,47

98,45


98,44

98,44

98,45

97,94

HE963258.1

576

97,96

97,93

97,92

97,92

97,93

97,42

HE963271.1

576

98,98


98,96

98,96

98,96

98,96

98,45

HE963263.1

576

98,47

98,45

98,44

98,44

98,45

97,94

HE963272.1

576


98,98

98,96

98,96

98,96

98,96

98,45

HE963261.1

576

98,47

98,45

98,44

98,44

98,45

97,94

HE963259.1


576

98,47

98,45

98,44

98,44

98,45

97,94

HE963265.1

9


Kết hợp kết quả đã phân tích các chủng RGSV được thu thập, phân lập năm
2012 và 2018 tại ĐBSCL đều chứng tỏ có sự đa dạng (chia thành 4 nhóm nhưng vẫn
cho thấy cùng có chung nguồn gốc) và mối quan hệ di truyền chặt chẽ (độ tương đồng
cao từ 97,42% đến 98,98%) giữa các chủng RGSV được so sánh. Cây phát sinh chủng
loài thể hiện các virus được phân lập tại vùng ĐBSCL có mối quan hệ gần và gộp một
nhóm (có chỉ số boostrap 100% được lặp lại 1000 lần). Kết quả cũng khá tương đồng
với nghiên cứu của Nguyễn Trung Nam và ctv. (2007), Nguyễn Ngọc Sơn và ctv.
(2008) kết luận rằng chủng RGSV là chủng virus phổ biến nhất gây hại trên cây lúa tại
các tỉnh ĐBSCL, có chung nguồn gốc và đây là chủng virus có mức độ sai khác di
truyền thấp.
4.2 Xác định mối quan hệ sinh học giữa virus RGSV và rầy nâu (Nilaparvata

lugens Stal)
* Xác định thời gian ủ virus RGSV trong cơ thể rầy nâu và cây lúa
Thời gian ủ virus trung bình 4,9±1,6 ngày/rầy nâu, 18,8±0,8 ngày/cây lúa. Tỷ lệ
(%) cây lúa nhiễm bệnh thể hiện thấp nhất với 10,4% ở ngày thứ 3 và cao nhất vào
ngày thứ 15 với 45,6% (Hình 4.3A & 4.3B). Ling (1977) cũng báo cáo giai đoạn ủ
bệnh trung bình là 8 ngày (biến đổi từ 3 – 28 ngày); Lê CNm Loan và ctv. (2009) với
thời gian ủ virus khoảng 7 – 14 ngày và ở giống lúa TN1 là 18,7 ngày (Cabunagan et
al.,2010).
50,0

A

%

B

Thời gian (ngày) ủ bệnh

30,0

45,6

26,6

35,0

25,0

29,3
23,2


22,7
20,0
13,3

16,7
11,6

25,4

23,3

27,1

22,7

21,0

21,6
11,7

14,5

20,7 16,9

21,3

20,0

17,6

16,1

10,4

5,0

17,9
16,9

22,8

22,8

19,8

19,6

19,4

17,9 17,9

22,9

17,6
15,7 16,7

17,4

Ngày
Ngày

chủng 15,0
chủng
S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 S8 S9 S10 S11 S12 S13 S14 S15 S16 S17 S18 bệnh
S1 S2 S3 S4 S5 S6 S7 S8 S9 S10 S11 S12 S13 S14 S15 S16 S17 S18 bệnh

Ghi chú: S1, S2,…S18: Số ngày chủng bệnh liên tục (từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 18)
Hình 4.3 Tỷ lệ (%) cây lúa nhiễm RGSV (A) và Thời gian (ngày) ủ bệnh trong cây lúa
(B) qua các ngày chủng bệnh liên tục
Thời gian rầy nâu truyền bệnh liên tục trung bình 1,9±1,8 ngày. Tuổi thọ trung
bình của rầy truyền được bệnh là 9,9±5,2 ngày. Rầy nâu cần phải có một khoảng thời
10


gian nghỉ (không truyền bệnh liên tục) để nhân mật số mầm bệnh với biến động từ 1 –
13 ngày và trung bình là 4,2±2,6 ngày. Thời gian truyền bệnh trong suốt 18 ngày liên
tục chủng bệnh có trung bình là 3,1±0,6 ngày, biến động từ 1 – 13 ngày (Bảng 4.4).
Theo Ling (1972) cho rằng tuổi thọ trung bình của rầy nâu truyền bệnh là 15,4 ngày và
ngắn hơn đối với rầy nâu không truyền bệnh (17,5 ngày). Ở rầy nâu mang virus RGSV
có tuổi thọ trung bình và khả năng sinh sản thấp hơn so với rầy nâu không mang virus
RGSV (Hirao et al., 1987, Ling 1977). Tỷ lệ rầy nâu truyền được bệnh cao nhất ở ngày
thứ 15 với 18,3% và thấp nhất ở 18 ngày với 5,8% và trung bình là 11,4±3,6%, nhưng
khả năng truyền được bệnh ở từng cá thể rầy thử nghiệm là khác nhau (Hình 4.4).
Bảng 4.4 Khả năng truyền bệnh của rầy nâu
Thời gian (ngày)
Truyền
truyền bệnh
liên tục
1. Thấp nhất
1
2. Cao nhất

11
3. Trung bình1
1,9±1,8
Ghi chú: 1: Độ lệch chu n
20,0

Thời
gian nghỉ
1
13
4,2±2,6

Tuổi
thọ
2
18
9,9±5,2

Truyền bệnh trong suốt
18 ngày chủng bệnh
1
13
3,1±0,6

%
18,3
15,8

15,0


15,0
13,3

14,2

14,2

13,3

13,3
12,5

10,8

10,0

10,0

10,0

9,2
7,5
5,0
S1

S2

S3

S4


S5

S6

S7

S8

7,5

7,5

Ngày
chủng
S9 S10 S11 S12 S13 S14 S15 S16 S17 S18 bệnh
6,7

5,8

Ghi chú: S1, S2,…S18: Số ngày chủng bệnh liên tục (từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 18).
Hình 4.4 Tỷ lệ (%) rầy nâu truyền virus RGSV ở các ngày chủng bệnh liên tục
* Xác định khoảng thời gian cần thiết để rầy nâu lấy và truyền được RGSV
Thời gian để rầy nâu lấy được virus RGSV tối thiểu là 30 phút, tối thích 4 ngày
(Hình 4.5A) và triệu chứng bệnh thể hiện sau tối thiểu 2 tuần được truyền bệnh (Bảng
4.5). Kết quả cũng phù hợp với các nghiên cứu của Hibino (1979, 1986 và 1989) thời
gian rầy nâu chích hút đủ để gây được bệnh là 30 phút đến 6 giờ; Lê CNm Loan và ctv.

11



(2009) thì cần tối thiểu từ 90 phút đến 3 giờ 30 phút và Phạm Văn Dư và ctv. (2010)
với triệu chứng bệnh xuất hiện là 15 – 20 ngày sau khi được rầy nâu bay đến và chích
hút.
Bảng 4.5 Thời gian thể hiện bệnh
Rầy nâu
lấy virus
Tối
Tối
thiểu thích
30 phút
18
20
2 giờ
15
20
4 giờ
20
30
8 giờ
22
25
2 ngày
20
25
4 ngày
21
30
Ghi chú: 1: Độ lệch chu n
Nghiệm

thức

Nghiệm
thức
Trung
bình1
19,0±1,4
18,0±2,7
24,8±4,1
24,3±1,5
21,9±2,3
25,9±3,1

Tối
thiểu
21
20
17
18
22
15

15 phút
30 phút
2 giờ
4 giờ
8 giờ
24 giờ

A


Tỷ lệ (%)

B

Tỷ lệ (%)

18

Rầy nâu
truyền virus
Tối
Trung
thích
bình1
30
25,5±6,4
24
22,0±1,3
25
21,3±2,7
30
25,1±4,8
26
23,3±2,3
30
23,2±4,8

40


a

a
BPH
12

30

b

OM 1490

a
20

ab
bc

6
bc
c
b
0

Rầy nâu

OM 1490

b


bc
ab

bc
bc

b
b

30
2 hours 4 hours 8 hours
minutes

bc

10
c
2 days

4 days

Nghiệm
thức

0

15 phút 30 phút

2 giờ


4 giờ

8 giờ

24 giờ

Nghiệm
thức

Hình 4.5 Tỷ lệ (%) lấy (A) và truyền (B) được virus RGSV của rầy nâu (BPH)
ở những thời gian khác nhau
Thời gian rầy truyền được virus tối thiểu (thấp nhất) là 15 phút, tối thích (cao
nhất) 24 giờ (Hình 4.5B và Bảng 4.5). Kết quả này chứng tỏ thời gian truyền bệnh tối
thiểu 15 phút sớm hơn so với nghiên cứu của Lê CNm Loan và ctv. (2009) với 30 phút
thì rầy nâu mới truyền được bệnh và tỷ lệ cây nhiễm bệnh cao nhất khi rầy nâu truyền
bệnh trong 150 phút. Tương tự, Hibino (1996), Cabunagan và Cabauatan (2006) cũng
có báo cáo rầy nâu sau khi lấy được virus từ cây bệnh và phải hoàn tất một khoảng thời
gian cần thiết ủ virus trong cơ thể thì có khả năng truyền được bệnh từ vài phút đến 25
giờ, nhưng tối thiểu từ 5 – 15 phút.

12


* Xác định mật số tối hảo của rầy nâu/cây lúa truyền được RGSV ở điều kiện
nhà lưới ĐHAG
Tốc độ gia tăng chiều cao cây và sinh chồi lúa chịu ảnh hưởng khi mật số rầy nâu
mang virus càng cao (Bảng 4.6 và Bảng 4.7). Nguyễn Văn Dũng (2013) cũng ghi nhận
cây lúa tuổi càng lớn khi bị nhiễm bệnh lùn lúa cỏ thì tỷ lệ giảm chiều cao cây càng ít
và ngược lại, đặc biệt lúa ở 40 và 50 ngày tuổi khơng cịn ghi nhận sự giảm chiều cao
cây sau 30 ngày truyền bệnh. Điều này có ý nghĩa quan trọng khi rầy nâu di trú mang

mầm bệnh tấn cơng với mật số càng cao thì sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng lúa.
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của mật số rầy nâu truyền được virus RGSV đến chiều cao lúa
Nghiệm thức
1 con rầy/cây lúa (T1)
2 con rầy/cây lúa (T2)
3 con rầy/cây lúa (T3)
4 con rầy/cây lúa (T4)
5 con rầy/cây lúa (T5)
Đối chứng
(T6)
Ý nghĩa

15 NSKC
42,46a
43,20a
43,51a
44,24a
44,97a
0,00b
**

Tỷ lệ (%) giảm chiều cao lúa
20 NSKC
25 NSKC 30 NSKC
30,52b
16,31 c
18,78c
ab
30,73
16,95 c

20,30c
ab
30,94
17,60 c
21,81c
33,12ab
23,50 b
27,62b
a
35,30
29,41 a
33,43a
c
0,00
0,00 d
0,00d
**
**
**

7,8
10,6
21
13
CV(%)
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ý nghĩa
thống kê theo phép thử Duncan. Dấu **: Khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% và NSKC:
Ngày sau khi chủng.
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của mật số rầy nâu truyền được virus RGSV đến tỷ lệ (%) giảm
số chồi lúa

Nghiệm thức
1 con rầy/cây lúa (T1)
2 con rầy/cây lúa (T2)
3 con rầy/cây lúa (T3)
4 con rầy/cây lúa (T4)
5 con rầy/cây lúa (T5)
Đối chứng
(T6)
Ý nghĩa

15 NSKC
58,54d
59,75cd
60,96bc
62,03ab
63,10a
0,00e
**

Tỷ lệ (%) giảm số chồi lúa
20 NSKC 25 NSKC
30 NSKC
b
c
42,47
40,83
36,90b
43,08b
42,98bc
40,45ab

b
ab
43,69
45,12
44,00a
a
ab
58,83
46,57
43,62ab
a
a
60,58
48,02
43,24ab
c
d
0,00
0,00
0,00c
**
**
**

12,6
6,5
7,1
12
CV(%)
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ý nghĩa

thống kê theo phép thử Duncan. Dấu **: Khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% và NSKC:
Ngày sau khi chủng.

13


Tỷ lệ bệnh tăng dần khi được chủng với mật số rầy nâu truyền virus RGSV
trong suốt giai đoạn 15 – 30 NSKC (Bảng 4.8), cụ thể ở mật số chủng 1 con rầy/cây lúa
có tỷ lệ bệnh 2,5 – 22,5%, chủng 2 con rầy/cây lúa với 7,13 – 29,38% và 12,5 –
48,75% khi chủng với mật số 3, 4 và 5 con rầy/cây lúa. Ảnh hưởng của mật độ rầy đến
tỷ lệ xuất hiện bệnh là rất khác nhau, mật độ rầy càng cao thì tỷ lệ bệnh xuất hiện càng
cao (Hồ Thị Châu và ctv., 2012). Theo Lê CNm Loan và ctv. (2009) cũng đã ghi nhận
khi chủng với mật số 2 con rầy/cây lúa thì tỷ lệ bệnh dao động từ 27,6 – 44,5%. Khi lây
nhiễm RGSV bằng quần thể rầy nâu (7 – 9 con rầy/cây lúa) thì tỷ lệ bệnh là 30,42%
(Hồ Văn Chiến và ctv., 2012). Kết quả cũng thể hiện tương quan rất chặt giữa tỷ lệ
bệnh xuất hiện và mật số rầy nâu ở các thời điểm sau chủng bệnh (Hình 4.6).
Bảng 4.8 Ảnh hưởng của mật số rầy nâu truyền được virus RGSV đến tỷ lệ bệnh
Nghiệm thức
1 con rầy/cây lúa (T1)
2 con rầy/cây lúa (T2)
3 con rầy/cây lúa (T3)
4 con rầy/cây lúa (T4)
5 con rầy/cây lúa (T5)
6 Đối chứng
(T6)
Ý nghĩa

Tỷ lệ bệnh (%) ở các thời điểm quan sát
15 NSKC
20 NSKC

25 NSKC 30 NSKC
2,50c
13,75d
15,00d
22,50d
bc
c
c
7,13
22,00
25,63
29,38c
12,50ab
33,75b
36,25b
36,25b
a
ab
b
15,63
39,38
41,25
41,25b
a
a
a
20,00
45,00
48,75
48,75a

c
e
e
0,00
0,00
0,00
0,00e
**
**
**
**

15,5
17,7
13,8
14,5
CV(%)
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ý nghĩa
thống kê theo phép thử Duncan. Dấu **: Khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% và NSKC:
Ngày sau khi chủng.
60
y = 6,37x + 16,315
R² = 0,99

40

y = 8,312x + 8,44
R² = 0,98
y = 7,988x + 6,812
R² = 0,98


20

y = 4,35x - 1,498
R² = 0,94

0
0

1

2

3

4

5

Mật số
rầy/cây6lúa

Hình 4.6 Mối tương quan giữa mật số rầy nâu truyền được virus RGSV
đến tỷ lệ bệnh

14


Thời gian thể hiện bệnh tối thiểu 15 ngày, tối đa 30 ngày khá phù hợp với ghi
nhận của Cabauatan (1983) cho rằng triệu chứng thể hiện bệnh trên giống TN1 từ 7 –

14 ngày sau chủng, cây bệnh ít nhảy chồi và chết từ 4 – 6 tuần sau chủng. Theo Chen
and Chiu (1989) cũng báo cáo thời gian trung bình thể hiện bệnh từ 20 – 25 ngày sau
khi chủng. Ngồi ra, có xu hướng giảm dần thời gian thể hiện bệnh với trung bình từ
18,39 – 21,81 ngày ở các nghiệm thức và tỷ lệ nghịch với mật số con rầy nâu khi được
chủng tăng dần mật số trên cây lúa (Hình 4.7). Kết quả chứng tỏ thời gian cây lúa thể
hiện triệu chứng bệnh càng ngắn khi mật số rầy nâu truyền được bệnh lùn lúa cỏ trên
cây lúa càng cao. Như vậy, trong điều kiện dịch bệnh thì cần phải quản lý rầy nâu khi
mật số từ 1 – 3 con rầy/cây lúa với tỷ lệ gây bệnh từ 12,5 – 13,75% ở giai đoạn dưới 15
– 20 ngày tuổi tốt hơn mật số từ 4 – 5 con rầy/cây lúa với tỷ lệ gây bệnh từ 15,63 –
45%.
25
21,81
21,05
18,75

20

18,59

18,39

15

10
T1

T2

T3


T4

T5

Nghiệm
thức

Ghi chú: T1: 1 con rầy/cây lúa
T2: 2 con rầy/ cây lúa
T3: 3 con rầy/ cây lúa
T4: 4 con rầy/ cây lúa & T5: 5 con rầy/ cây lúa
Hình 4.7 Thời gian thể hiện bệnh của các mật số rầy/cây lúa
sau khi chủng bệnh
* Xác định khả năng truyền được RGSV của rầy nâu khi lấy virus ở giai
đoạn ấu trùng tuổi 1, 2, 3, 4 và trưởng thành trong nhà lưới ĐHAG
Chiều cao cây lúa chịu ảnh hưởng bởi ấu trùng rầy nâu tuổi 1, 2 và 3 truyền
được virus cao hơn rầy nâu tuổi 4 và trưởng thành ở 25 – 30 ngày sau khi chủng, nhưng
không ảnh hưởng đến sự sinh chồi lúa (Bảng 4.9 và 4.10). Phạm Văn Dư và ctv. (2010)
cũng xác định triệu chứng bệnh xuất hiện và ảnh hưởng đến sinh trưởng lúa kể từ 15 –
20 ngày sau khi được rầy nâu bay đến và chích hút.

15


Bảng 4.9 Ảnh hưởng của các ấu trùng rầy nâu và rầy nâu trưởng thành truyền được
RGSV đến chiều cao lúa
Chiều cao (cm) lúa ở các thời điểm quan sát
Nghiệm thức
15 NSKC 20 NSKC
25 NSKC

30 NSKC
c
b
c
Rầy nâu tuổi 1 (NT1)
24,23
29,05
35,61
44,84c
Rầy nâu tuổi 2 (NT2)
26,55b
33,11c
42,69c
23,98c
bc
ab
b
Rầy nâu tuổi 3 (NT3)
25,61
31,05
39,61
49,19b
a
a
a
Rầy nâu tuổi 4 (NT4)
34,74
47,46
56,12a
27,63

ab
a
a
Rầy nâu trưởng thành (NT5)
26,86
34,14
48,54
57,65a
Ý nghĩa
**
*
**
**
CV(%)
14,8
19,9
15,7
15,3
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ý nghĩa
thống kê theo phép thử Duncan. Dấu **: Khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%; *: Khác biệt
có ý nghĩa ở mức 5% và NSKC: Ngày sau khi chủng.
Bảng 4.10 Ảnh hưởng của các ấu trùng rầy nâu và rầy nâu trưởng thành truyền được
RGSV đến sự sinh chồi lúa
Số chồi lúa ở các thời điểm quan sát
Nghiệm thức
15 NSKC
20 NSKC 25 NSKC 30 NSKC
Rầy nâu tuổi 1 (NT1)
1,20
1,47

2,20
2,70
Rầy nâu tuổi 2 (NT2)
1,05
1,38
1,75
2,50
Rầy nâu tuổi 3 (NT3)
1,13
1,42
1,98
2,60
Rầy nâu tuổi 4 (NT4)
1,15
1,43
2,30
2,80
Rầy nâu trưởng thành (NT5)
1,14
1,42
2,14
2,70
ns
ns
ns
Ý nghĩa
ns
CV(%)
8,5
12,6

13,8
14,5
ns: khơng khác biệt có ý nghĩa thống kê và NSKC: Ngày sau khi chủng.
Ấu trùng rầy nâu tuổi 4 và trưởng thành cho khả năng truyền bệnh lùn lúa cỏ
trên cây lúa với tỷ lệ bệnh thấp hơn ấu trùng rầy nâu tuổi 1, 2 và 3 (Hình 4.8). Ngồi ra,
tỷ lệ nhiễm virus RGSV ở ấu trùng rầy nâu tuổi 1, 2 và 3 từ 35,66 – 41,7% cao hơn so
với ấu trùng rầy nâu tuổi 4 (26,81%) và trưởng thành (21,14%) trong suốt thời gian từ
15 – 30 NSKC (Hình 4.9). Kết quả này chứng tỏ rầy non có khả năng mang và truyền
virus RGSV suốt vịng đời và cao hơn rầy trưởng thành, Chen (1984) cũng ghi nhận
“Rầy non có khả năng truyền bệnh cao hơn và có giai đoạn ủ virus ngắn hơn rầy trưởng
thành”; rầy non và rầy trưởng thành đều truyền được bệnh (Viện bảo vệ thực vật,
2012).
Khơng có sự chênh lệch lớn về thời gian thể hiện bệnh chịu ảnh hưởng ấu trùng
rầy nâu tuổi 1, 2, 3, 4 và trưởng thành truyền được bệnh với tối thiểu 19 ngày, tối đa 25
ngày và trung bình biến động từ 21 – 22 ngày sau khi chủng bệnh. Kết quả cũng tương
đồng với Chen and Chiu (1989) đã xác định trung bình thể hiện bệnh từ 20 – 25 ngày

16


sau khi chủng và kể từ 20 ngày ở ngoài đồng sau khi rầy di trú mang mầm bệnh đến
chích hút và truyền được bệnh (Phạm Văn Dư và ctv., 2010).
30
a
a

a
Tỉ lệ bệnh (%)

b


a

20
b
c

c

c

c

25 ngày

30 ngày

NT1
NT2
NT3
NT4
NT5

10

Ngày sau
khi chủng

0
15 ngày


20 ngày

Ghi chú: NT1: Rầy nâu tuổi 1; NT2: Rầy nâu tuổi 2; NT3: Rầy nâu tuổi 3;
NT4: Rầy nâu tuổi 4; NT5: Rầy nâu trưởng thành
Hình 4.8 Khả năng truyền được RGSV của ấu trùng rầy nâu
tuổi 1, 2, 3, 4 và trưởng thành
50.00

a
a

Tỷ lệ (%) nhiễm virus

40.00

ab
ab

30.00

b
20.00

10.00

0.00
NT1

NT2


NT3

NT4

NT5

Nghiệm
thức

Hình 4.9 Tỷ lệ (%) nhiễm virus ở ấu trùng rầy nâu tuổi 1, 2, 3, 4 và trưởng thành

17


* Ảnh hưởng của virus RGSV đến các giai đoạn sinh trưởng (Mạ, Đẻ
Nhánh – Làm Đòng và Trổ) lúa ở điều kiện nhà lưới ĐHAG
Cây lúa tuổi càng lớn khi bị nhiễm bệnh lùn lúa cỏ thì tỷ lệ giảm sinh trưởng
(chiều cao và số chồi) càng ít và ngược lại trong suốt 15 – 30 NSKC. Cụ thể, ở giai
đoạn Mạ (10 – 20 NSG) các nghiệm thức có chiều cao cây và số chồi lúa giảm cao nhất
tương ứng 6,24 – 47,88% và 7,42 – 62,81% so với đối chứng; giai đoạn Đẻ nhánh –
Làm Đòng (30 – 40 NSG) với 2,12 – 10,01% và 1,44 – 22,69%; giai đoạn Trổ (50 – 60
NSG) với 0,3 – 11,05% và 1,04 – 3,52%. Kết quả cũng được ghi nhận bởi Hồ Thị Châu
và ctv. (2012) cho rằng giai đoạn từ sau 40, 50 ngày tuổi trở đi, cây lúa ít mẫn cảm với
bệnh, khơng cịn ghi nhận sự giảm chiều cao cây và ít bị thiệt hại hơn. Theo nghiên cứu
Nguyễn Như Cường (2010) và Nguyễn Văn Dũng (2013) cũng đã ghi nhận cây lúa tuổi
càng lớn khi bị nhiễm bệnh lùn lúa cỏ thì tỷ lệ giảm chiều cao cây càng ít và ngược lại.
Cây lúa càng non (giai đoạn Mạ) thì dễ mẫn cảm với virus RGSV và tỷ lệ giảm
năng suất lúa cao hơn so với giai đoạn Đẻ nhánh – Làm Đòng và Trổ. Cụ thể, ở Lúa
giai đoạn Mạ các nghiệm thức có tỷ lệ bệnh từ 8 – 36% và năng suất lúa giảm cao nhất

với 15,17 – 31,7% so với đối chứng. Giai đoạn Đẻ nhánh – Làm Đòng (30 – 40 NSG)
với tỷ lệ nhiễm bệnh 2 – 8% và năng suất lúa giảm 4,24 – 15,85%. Ở giai đoạn Trổ (50
– 60 NSG) với tỷ lệ nhiễm rất thấp 2 – 5,4% và năng suất lúa giảm 1,11 – 4,59%. Theo
Nguyễn Như Cường (2010), Hồ Thị Châu và ctv. (2012) và Nguyễn Văn Dũng (2013)
cho rằng các giai đoạn sinh trưởng của cây lúa đều có thể bị nhiễm bệnh, mức độ mẫn
cảm giảm dần khi cây lúa ở các độ tuổi lớn hơn và khá an toàn với bệnh khi bị nhiễm ở
40 ngày sau sạ. Bộ môn Bệnh cây, Viện lúa ĐBSCL (2012) cũng cho rằng khi cây lúa
bị nhiễm bệnh càng trể, tỷ lệ bệnh càng thấp do đó thiệt hại cũng sẽ giảm. Điều này có
ý nghĩa quan trọng khi rầy nâu di trú mang mầm bệnh tấn cơng trên cây lúa ở giai đoạn
cịn non (dưới 20 ngày tuổi) sẽ gây ảnh hưởng nặng đến năng suất lúa (Phạm Văn Dư
và ctv., 2010).
* Xác định khả năng truyền được bệnh Lùn lúa cỏ (RGSV) trên lúa của
màu sắc, giới tính và dạng hình rầy nâu
Khơng có khác biệt về tỷ lệ (%) truyền virus chịu ảnh hưởng bởi của dạng hình
(Bảng 4.11), màu sắc (Bảng 4.12) và giới tính của rầy nâu (Bảng 4.13). Kết quả cũng
phù hợp với nghiên cứu Ling (1970); Chen and Chiu (1989) cho rằng, với rầy nâu
Nilaparvata lugens, tỷ lệ truyền bệnh không khác biệt rõ ràng giữa dạng hình của rầy
nâu (cánh dài và cánh ngắn); màu sắc rầy (màu nâu và màu đen đậm) và giới tính của
rầy nâu (đực và cái).

18


Bảng 4.11 Tỷ lệ (%) truyền được virus RGSV bởi dạng hình rầy màu nâu và đen đậm
Tỷ lệ (%) truyền được virus RGSV
Nghiệm thức
15 NSKC 20 NSKC 25 NSKC 30 NSKC
Rầy màu đen mang virus
6,41a
20,30a

29,25a
32,67a
a
a
a
Rầy màu nâu mang virus
5,92
21,71
31,20
34,86a
Rầy màu đen không mang virus
0,00b
0,00b
0,00b
0,00b
b
b
b
Rầy màu nâu không mang virus
0,00
0,00
0,00
0,00b
**
**
**
**
Ý nghĩa
14,1
28,7

22,8
25,3
CV(%)
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ý nghĩa
thống kê theo phép thử Duncan. Dấu **: Khác biệt có ý nghĩa 1% và NSKC: Ngày sau
khi chủng.
Bảng 4.12 Tỷ lệ (%) truyền được virus RGSV bởi giới tính rầy đực và rầy cái
Nghiệm thức
Rầy đực mang virus
Rầy cái mang virus
Rầy đực không mang virus
Rầy cái không mang virus
Ý nghĩa
CV(%)

Tỷ lệ (%) truyền được virus RGSV
15 NSKC 20 NSKC 25 NSKC 30 NSKC
5,41a
16,24a
22,04a
25,46a
a
a
a
5,12
17,37
23,60
26,18a
b
b

b
0,00
0,00
0,00
0,00b
b
b
b
0,00
0,00
0,00b
0,00
**
**
**
**
12,9
28,7
24,7
24,8

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ý nghĩa
thống kê theo phép thử Duncan. Dấu **: Khác biệt có ý nghĩa 1% và NSKC: Ngày sau
khi chủng.
Bảng 4.13 Tỷ lệ (%) truyền được virus RGSV trên cây lúa bởi rầy cánh dài và rầy cánh
ngắn
Nghiệm thức
Rầy cánh dài mang virus
Rầy cánh ngắn mang virus
Rầy cánh dài không mang virus

Rầy cánh ngắn không mang virus
Ý nghĩa
CV(%)

Tỷ lệ (%) truyền được virus RGSV
15 NSKC 20 NSKC
25 NSKC 30 NSKC
5,91a
18,74a
24,53a
27,96a
a
a
a
6,02
20,00
26,31
29,97a
0,00b
0,00b
0,00b
0,00b
b
b
b
0,00
0,00
0,00
0,00b
**

**
**
**
12,5
30,2
27,6
28,2

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ý nghĩa
thống kê theo phép thử Duncan. Dấu **: Khác biệt có ý nghĩa 1% và NSKC: Ngày sau
khi chủng.

19


Khơng có sự chênh lệch lớn về thời gian thể hiện bệnh chịu ảnh hưởng bởi màu
sắc, giới tính và dạng hình của rầy nâu với trung bình biến động từ 18 – 20 NSKC
(Bảng 4.14). Theo Cabauatan (1983) thời gian lấy virus đạt 24 giờ sẽ làm tăng phần
trăm rầy nhiễm virus và thời gian ủ bệnh từ 5 – 28 ngày (trung bình 10 – 11 ngày). Kết
quả này cũng tương đồng với ghi nhận của Phạm Văn Dư và ctv. (2010) cho rằng, cây
lúa thể hiện triệu chứng bệnh ngoài đồng kể từ 20 ngày sau khi rầy di trú mang mầm
bệnh đến chích hút và truyền được bệnh.
Bảng 4.14 Thời gian thể hiện bệnh sau khi chủng bởi màu sắc, giới tính và dạng hình
của rầy nâu
Màu sắc rầy
Giá trị
Trung
bình1
Thấp nhất
Cao nhất


Giới tính rầy

Màu nâu

Màu đen

Rầy đực

Rầy cái

18,71±4,24
12
25

18,94±3,94
13
27

18,25±4,12
13
24

20,55±3,22
14
25

Dạng hình rầy
Cánh ngắn
Cánh dài

19,06±4,42
13
27

18,58±4,66
12
28

1

: Độ lệch chu n
* Khả năng truyền được virus RGSV của cá thể và tập thể rầy nâu

Có sự khác biệt tỷ lệ truyền được virus ở khi chủng bệnh cá thể (Z1) là 8,75 –
29,38% thấp và khác biệt so với chủng tập thể (Z2) là 33,53 – 65,16% trong suốt 15 –
30 NSKC (Bảng 4.15). Kết quả khá tương đồng với nghiên cứu của Hồ Văn Chiến và
ctv. (2012) đã báo cáo việc lây nhiễm bằng quần thể rầy nâu (7 – 9 con rầy/cây lúa) thì
tỷ lệ bệnh lùn lúa cỏ là 30,42%. Kết quả cũng thể hiện tương quan rất chặt giữa tỷ lệ
bệnh xuất hiện và mật số rầy nâu ở các thời điểm sau chủng bệnh (Hình 4.10). Theo Hồ
Thị Châu và ctv. (2012) tỷ lệ bệnh xuất hiện khơng đồng đều nhưng có xu thế tỷ lệ
thuận với mật độ rầy bệnh.
Bảng 4.15 Tỉ lệ (%) truyền được bệnh khi chủng bệnh cá thể và tập thể rầy nâu
Nghiệm thức
Chủng Cá thể rầy mang virus
Chủng Tập thể mang virus
Chủng Cá thể không mang virus
Chủng Tập thể không mang virus
Ý nghĩa
CV(%)


Tỷ lệ (%) truyền được virus RGSV
15 NSKC
20 NSKC
25 NSKC
8,75b
23,75b
25,63b
a
a
33,53
60,13
62,66a
c
c
0,00
0,00
0,00c
c
c
0,00
0,00
0,00c
**
**
**
27,9
15,3
14,3

30 NSKC

29,38b
65,16a
0,00c
0,00c
**
18,2

Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ý nghĩa
thống kê theo phép thử Duncan. Dấu **: Khác biệt có ý nghĩa 1% và NSKC: Ngày sau
khi chủng.

20


Ngồi ra, có sự chênh lệch về trung bình thời gian thể hiện bệnh chịu ảnh hưởng
bởi chủng bệnh cá thể với 20 ngày và chủng bệnh tập thể rầy nâu với 16 ngày (Bảng
4.16). Kết quả chứng tỏ khi mật số rầy nâu 9 con rầy mang RGSV truyền bệnh trên cây
lúa làm rút ngắn thời gian ủ bệnh cao hơn so với mật số 01 rầy nâu mang RGSV truyền
bệnh trên cây lúa. Ngồi ra, theo trích dẫn từ Hồ Thị Châu và ctv. (2012) cho rằng thời
gian ủ bệnh trong cây lúa của virus RGSV trung bình 10 – 20 ngày. Kết quả này cũng
tương đồng với ghi nhận của Phạm Văn Dư và ctv. (2010) cho rằng, cây lúa thể hiện
triệu chứng bệnh ngoài đồng kể từ 20 ngày sau khi rầy di trú mang mầm bệnh đến
chích hút và truyền được bệnh.
80
Z2
60

Z2

Z2

y = 9,742x + 31,015
R² = 0,73

40
Z2

Z1
Z1

20
Z1

Z1

y = 6,377x + 5,935
R² = 0,83

0
0

1
15NSKC

Ghi chú: Z1: Chủng bệnh cá thể

2
20NSKC

3
25NSKC


Ngày sau5
4
30NSKC khi chủng

Z2: Chủng bệnh tập thể

Hình 4.10 Mối tương quan giữa chủng bệnh cá thể và tập thể rầy nâu truyền
được virus RGSV đến tỷ lệ bệnh
Bảng 4.16 Thời gian thể hiện bệnh sau khi chủng bệnh cá thể và tập thể
Giá trị
Cá thể
1
Trung bình
20,39±2,11
Thấp nhất
18,07
Cao nhất
22,5
1

: Độ lệch chu n

21

Tập thể
16,11±2,43
13,13
18,62



4.3 Thanh lọc một số dòng/giống kháng RGSV ở điều kiện nhà lưới dùng cho lai
tạo và sản xuất
Nhóm giống nhiễm do Viện, Trường tuyển chọn (Bảng 4.17) gồm OM 6936, OM
1490, OM 2395, OM 10029, OM 8928, OM 3748, OM 5953, OM 7347 và VND 95-20,
đặc biệt là giống OM 3748 cho tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất với 95%.
Bảng 4.17 Tỷ lệ (%) nhiễm bệnh của các giống lúa Viện, Trường
Nghiệm thức

Tỷ lệ (%) bệnh ở các ngày sau khi chủng (NSKC)
15 NSKC

20 NSKC

25 NSKC

30 NSKC

1. OM 6904
20,0bcd
20,0cde
20,0d
20,0d
abc
a-d
a-d
2. OM 8923
45,0
45,0
45,0

45,0cd
3. OM 6922
5,0abc
10,0de
21,7cd
21,7d
a
ab
ab
70,0
71,7
71,7abc
4. OM 6936
70,0
bcd
a-d
a-d
5. OM 4498
30,0
48,3
50,0
55,0a-d
bcd
ab
abc
6. OM 1490
30,0
60,0
65,0
70,0abc

abc
a-d
a-d
7. OM 2517
5,0
5,0
5,0
50,0bcd
cd
cde
a
20,0
80,0
90,0ab
8. VND 95-20
0,0
9. OM 4900
10,0cd
45,0a-d
45,0a-d
45,0cd
abc
cde
d
10. OM 6561
5,0
15,0
15,0
15,0d
cd

cde
cd
11. OM 6377
15,0
20,0
25,0
35,0cd
cd
de
bcd
0,0
30,0
75,0abc
12. OM 2395
0,0
abc
cde
bcd
13. OM 10041
5,0
15,0
30,0
40,0cd
14. OM 10029
35,0a-d
65,0ab
65,0abc
70,0abc
bcd
abc

a-d
15. OM 10383
30,0
50,0
50,0
55,0a-d
abc
ab
ab
65,0
70,0
75,0abc
16. OM 8928
40,0
abc
ab
a
17. OM 3748
40,0
65,0
75,0
95,0a
bcd
bcd
a-d
18. OM 5953
25,0
40,0
45,0
75,0abc

19. OM 7347
55,0ab
80,0a
85,0a
90,0ab
**
**
**
**
Mức ý nghĩa
CV (%)
20,4
18,2
22,1
18,3
Trong cùng một cột, những số có chữ theo sau giống nhau thì khơng khác biệt ý nghĩa
thống kê theo phép thử Duncan. Dấu **: Khác biệt có ý nghĩa ở mức 1% và NSKC:
Ngày sau khi chủng.
Nhóm giống do nơng dân tuyển chọn (Bảng 4.18) gồm TC 2, TC 8, TC 9, NV 5
và đặc biệt NV 8 cho tỉ lệ nhiễm bệnh cao nhất với 90%. Nhóm giống chống chịu gồm
OM 6904 (20%), OM 6922 (21,7%), OM 6561 (15%), TC 1 (25%), TC 3 (25%), NV 1
(30%) và đặc biệt giống TC 4 và NV 7 cùng ở tỉ lệ bệnh thấp nhất với 10% .

22


×