Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.36 KB, 1 trang )
Khói bụi làm giảm chức năng phổi ở trẻ
Khói bụi làm giảm chức năng phổi ở trẻ
Một nghiên cứu tại Mỹ cho thấy trẻ em sống ở những vùng nhiều khói xe
và khói nhiên liệu sẽ có quá trình phát triển phổi chậm hơn trẻ sống trong điều
kiện bình thường.
Nghiên cứu do các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Keck thuộc Đại học
Southern California tiến hành. 10 năm trước đây, bằng phương pháp sử dụng
thang điểm trong các bài kiểm tra thở, họ đã phát hiện ra rằng các trẻ tiếp xúc với
không khí ô nhiễm ghi được ít điểm hơn - tức là khả năng hô hấp kém hơn. Lần
này, cũng các em đó tham gia nghiên cứu, nhưng ở vào tuổi 18, tuổi mà phổi đã
phát triển gần như hoàn toàn.
Trong số 1.759 đối tượng được kiểm tra, những em sống ở những khu vực
ô nhiễm nhất có chức năng phổi kém nhất - chỉ được 80% khả năng đáng lẽ phải
có ở lứa tuổi các em.
Tiến sỹ John Peter, trưởng nhóm, nói: "Khi tiến hành nghiên cứu cách đây
10 năm chúng tôi không hề nghĩ rằng những tác động của không khí ô nhiễm lên
phổi nghiêm trọng như thế này. Sự phát triển của phổi ở tuổi thiếu niên quyết định
khả năng thở cũng như sức khoẻ của các em trong suốt phần đời còn lại. Những
ảnh hưởng lâu dài của việc suy giảm chức năng phổi là rất đáng báo động".
Nhóm chuyên gia cho biết, không khí ô nhiễm là nguyên nhân gây tử vong
nguy hiểm thứ hai chỉ sau khói thuốc lá. Hiện các nhà khoa học chưa biết cơ chế
gây hại của không khí ô nhiễm tới quá trình phát triển của phổi. Tuy nhiên, họ tin
rằng tiếp xúc với các chất độc hại trong không khí hàng ngày có thể gây viêm phổi
ở trẻ em - một căn bệnh cản trở quá trình phát triển của phổi.
Các nhà nghiên cứu dự định sẽ theo dõi các em thiếu niên cho đến khi các
em bước vào những năm đầu của tuổi đôi mươi, khi mà phổi ngừng phát triển
hoàn toàn. Mục đích của họ là tìm hiểu xem không khí ô nhiễm ảnh hưởng thế nào
đến phổi khi nó đã ngừng phát triển.
Viện Nghiên cứu sức khoẻ quốc gia Mỹ cho biết những trẻ em sống trong
khu vực ô nhiễm nặng nhất có nguy cơ suy giảm chức năng phổi gấp 5 lần so với