Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Công nghiệp chế biến thủy sản ở tỉnh Quảng Ninh 2006 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 107 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ MINH DỊU

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Ở TỈNH QUẢNG NINH (2006 - 2016)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

THÁI NGUYÊN - 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ MINH DỊU

CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Ở TỈNH QUẢNG NINH (2006 - 2016)
Ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 8229013

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Hà Thị Thu Thủy

THÁI NGUYÊN - 2019


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Đề tài “Công nghiệp chế biến thủy sản ở tỉnh Quảng
Ninh (2006 - 2016)” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi và được thực hiện
dưới sự hướng dẫn của PGS. TS. Hà Thị Thu Thủy. Kết quả trong đề tài này là
trung thực, khơng sao chép từ bất kỳ cơng trình nào khác mà khơng trích dẫn.
Đề tài này chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào.
Tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về lời cam đoan này của mình.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Dịu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn PGS.
TS Hà Thị Thu Thủy, cùng các thầy cô trong Khoa Lịch sử, trường Đại học Sư
phạm - Đại học Thái Nguyên đã chỉ bảo tận tình, động viên, khích lệ tơi trong
suốt q trình học tập và hồn thành luận văn.
Tơi xin cảm ơn Ban lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở
Công Thương, Sở Tài nguyên Môi trường, Chi cục Thống kê Tỉnh Quảng Ninh,
Thư viện tỉnh Quảng Ninh, Công ty cổ phần XNK thủy sản Hạ Long, Công ty cổ

phần thủy sản Cái Rồng…và các công nhân, ngư dân ở thành phố Hạ Long,
huyện Vân Đồn đã giúp đỡ tơi trong q trình đi thực tế tại địa phương.
Cuối cùng, tơi xin được bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và hoàn thành
luận văn.
Thái Nguyên, ngày 15 tháng 11 năm 2019
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị Minh Dịu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................... iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................. v
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................. vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................... 2
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................... 6
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 6
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 8
6. Cấu trúc của luận văn ...................................................................................... 8
Chương 1. ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
THỦY SẢN Ở TỈNH QUẢNG NINH .................................................. 10

1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ............................................................... 10
1.1.1. Vị trí địa lý............................................................................................... 10
1.1.2. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 11
1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội.......................................................................... 16
1.2.1. Điều kiện kinh tế ..................................................................................... 16
1.2.2. Điều kiện xã hội....................................................................................... 20
1.3. Nghề cá ở tỉnh Quảng Ninh ..................................................................... 21
1.3.1. Vài nét về lịch sử nghề cá ở tỉnh Quảng Ninh ........................................ 22
1.3.2. Dịch vụ hậu cần nghề cá.......................................................................... 25
Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 29
Chương 2. SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN
THỦY SẢN Ở TỈNH QUẢNG NINH (2006 - 2016)........................... 31
2.1. Quan điểm phát triển kinh tế thủy sản và công nghiệp CBTS của
tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2016 .................................................. 31
2.1.1. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước ................................ 31
2.1.2. Chủ trương của tỉnh Quảng Ninh ............................................................ 33
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




2.2. Sự phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản Quảng Ninh ............... 35
2.2.1. Nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến ...................................................... 37
2.2.2. Chế biến thủy sản xuất khẩu.................................................................... 50
2.2.3. Chế biến thuỷ sản tiêu thụ nội địa ........................................................... 55
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 62
Chương 3. TÁC ĐỘNG CỦA CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
ĐẾN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH QUẢNG NINH (2006 - 2016) ............ 63
3.1. Tác động tích cực .................................................................................... 63
3.1.1. Góp phần phát triển kinh tế Quảng Ninh ................................................ 64

3.1.2. Tăng ngân sách nhà nước ........................................................................ 74
3.1.3. Giải quyết việc làm cho người lao động ................................................. 75
3.2. Tác động tiêu cực .................................................................................... 76
3.2.1. Vấn đề ô nhiễm môi trường..................................................................... 76
3.2.2. Chưa cải thiện đời sống ngư dân ............................................................. 81
Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 85
KẾT LUẬN....................................................................................................... 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 90
PHỤ LỤC

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cụm chữ cái viết tắt

Nội dung của cụm từ chữ cái viết tắt

BTV

Ban thường vụ

CBTS

Chế biến thủy sản

CP


Cổ phần

ĐBSCL

Đồng Bằng Sông Cửu Long

ĐDSH

Đa dạng sinh học

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

HTX

Hợp tác xã

KP 90

Thức ăn cho tôm KP 90

PPNC

Phương pháp nghiên cứu


QD

Quyết định

QL&KHH

Quản lý và kế hoạch hóa

TCVN

Tiêu chuẩn quốc gia

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TV & QHPTTS

Tư vấn và Qui hoạch phát triển thủy sản

TW

Trung ương

TX

Thị xã

UBND


Ủy ban nhân dân

XKTS

Xuất khẩu thủy sản

XNK

Xuất nhập khẩu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1.

Hiện trạng cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu cá ............................. 25

Bảng 2.1.

Kết quả nuôi thủy sản nước mặn, lợ năm 2013 ............................ 39

Bảng 2.2.

Diện tích, sản lượng ni nước mặn, lợ và ni biển năm 2013 .. 40

Bảng 2.3.


Kết quả nuôi nước ngọt năm 2013 theo các địa phương .............. 43

Bảng 2.4.

Cơ cấu nghề khai thác theo nhóm cơng suất ................................. 48

Bảng 3.1.

Một số chỉ tiêu về nước thải trong chế biến thủy sản ................... 78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1.

Biểu đồ sản lượng ni trồng thủy sản qua các năm .................... 38

Hình 2.2.

Sản lượng khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh qua các năm ....... 47

Hình 2.3.

Chuỗi giá trị ngành ni trồng, chế biến thủy sản ........................ 53

Hình 2.4.


Mối liên kết dọc giữa các chủ thể trong ngành ni trồng, chế
biến thủy sản.................................................................................. 53

Hình 3.1.

Sản lượng ngành thủy sản qua các năm và phần trăm đóng góp
cho GDP ........................................................................................ 65

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình
Dương, có diện tích khoảng 3.448.000 km2, có bờ biển dài 3260 km. Vùng nội
thủy và lãnh hải rộng 226.000 km2, vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1
triệu km2 với hơn 4.000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích
1.160 km2 được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính
ĐDSH khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển
vùng nhiệt đới Ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng 11.000 lồi sinh vật đã
được phát hiện. Nước ta với hệ thống sơng ngịi dày đặc và có đường biển dài
rất thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Là tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam, Quảng Ninh có cả
đường biên giới trên bộ và trên biển giáp với Trung Quốc, với đường biên giới
trên bộ dài 118,825 km và đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên biển dài trên 191
km. Mặt khác, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành có biển, với đường bờ
biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000 hecta eo

vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước, có tới 2000 hịn đảo và diện tích các đảo
chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên. Có nhiều đảo lớn như Vĩnh Thực, Vĩnh
Trung, Cái Chiên, Cái Bầu. Có vịnh Bái Tử Long; vịnh Hạ Long - là di sản
thiên nhiên thế giới. Quảng Ninh có diện tích mặt nước biển rộng, hình thành
nên những ngư trường khai thác và vùng nuôi trồng thủy sản màu mỡ. Biển
Quảng Ninh có các yếu tố mơi trường đặc trưng, biển lặng ít bị ảnh hưởng của
gió bão, mơi trường sạch, nước có độ muối cao, ổn định, độ trong lớn, nhiệt độ
không xuống thấp thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của hầu hết các sinh
vật. Đó là những điều kiện vô cùng thuận lợi cho phát triển ngành ni trồng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




thủy sản. Cùng với điều kiện cơ sở hạ tầng phát triển đã làm cho cơng nghiệp
CBTS Quảng Ninh có nhiều lợi thế hơn so với các tỉnh khác.
Tuy nhiên, hiệu quả thu được từ công nghiệp CBTS ở tỉnh Quảng Ninh
chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có. Việc khai thác và CBTS làm
nảy sinh một số vấn đề như cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường, chất
lượng CBTS. Vì thế, đi sâu tìm hiểu tiềm năng, sự phát triển, hệ quả của ngành
công nghiệp CBTS với kinh tế, xã hội, môi trường sống và đưa ra một số giải
pháp cho việc nâng cao chất lượng CBTS tỉnh Quảng Ninh là điều nên làm.
Hơn nữa, cũng chưa có một đề tài nào đi sâu nghiên cứu một cách tồn diện về
cơng nghiệp CBTS ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2016. Là một người
con được sinh ra và trưởng thành trên quê hương Quảng Ninh, tôi thấy việc đi
sâu nghiên cứu ngành công nghiệp CBTS ở tỉnh Quảng Ninh (2006 - 2016) là
thực sự cần thiết. Với lý do trên tôi lựa chọn đề tài “Công nghiệp chế biến
thủy sản ở tỉnh Quảng Ninh (2006 - 2016)” làm luận văn thạc sĩ tốt nghiệp
chuyên ngành Lịch sử Việt Nam.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Tỉnh Quảng Ninh và nguồn tài nguyên cho ngành thủy sản cũng như
công nghiệp CBTS được các nhà khoa học, các nhà kinh tế học, các sở ban
ngành đặc biệt quan tâm. Nhất là trong nhiều năm gần đây có một số cơng trình
khoa học nghiên cứu liên quan đến cơng nghiệp CBTS tại tỉnh Quảng Ninh.
Năm 1997, tại Hội thảo khoa học về QL&KHH bảo tồn nguồn lợi ĐBSH
vùng ven biển có bài viết “Tiềm năng nguồn lợi thủy sản, tổ chức khai thác và
phương hướng quản lý của ngành thủy sản tỉnh Quảng Ninh” của Lê Duy Ký
đề cập tới những lợi thế của ngành thủy sản Quảng Ninh. Trong đó chỉ ra mặt
tích cực cũng như những tồn tại trong công tác tổ chức và khai thác của ngành
thủy sản Quảng Ninh; đề ra một số phương hướng cho công tác quản lý của
ngành thủy sản.
Năm 2001, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh xuất bản cuốn Địa Chí
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




Quảng Ninh, tập 1, NXB Thế giới, giới thiệu chung về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên, lợi thế của ngành thủy sản Quảng Ninh; đặc điểm dân cư,
lịch sử và truyền thống của tỉnh. Đây là một cơ sở để tôi xác định được điều
kiện phát triển của công nghiệp CBTS ở tỉnh Quảng Ninh.
Năm 2002, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh xuất bản cuốn Địa Chí
Quảng Ninh, tập 2, NXB Thế giới. Cuốn sách giới thiệu chung về tình hình
chính trị, đặc biệt là sự phát triển chung của các ngành kinh tế trong đó có đề
cập đến sự phát triển của lĩnh vực chế biến, xuất khẩu thủy sản của tỉnh Quảng
Ninh. Đồng thời chỉ ra một số hạn chế của lĩnh vực này.
Năm 2003, Tỉnh ủy, UBND xuất bản cuốn Địa Chí Quảng Ninh, tập 3,
NXB Thế giới đề cập đến những vấn đề văn hóa, xã hội của tỉnh. Đặc biệt có
đề cập đến vấn đề ô nhiễm môi trường của tỉnh Quảng Ninh là mặt trái của sự

phát triển kinh tế trong đó có cơng nghiệp CBTS. Đồng thời cũng chỉ ra các
vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển kinh tế.
Năm 2005, NXB Lao động - Xã hội xuất bản cơng trình Giáo trình kinh
tế thủy sản đồng chủ biên là PGS.TS. Vũ Đình Thắng, GVC.KS. Nguyễn Viết
Trung. Cuốn sách gồm có 8 chương, nội dung cụ thể từng chương như sau:
Chương 1 trình bày vị trí của ngành thủy sản trong nông nghiệp và trong nền
kinh tế Việt Nam; chương 2 giới thiệu nội dung cơ bản quan hệ sản xuất trong
ngành thủy sản Việt Nam; còn các chương 3, 4, 5, 6, 7 đề cập những vấn đề
kinh tế sử dụng nguồn lực và nguồn lợi thủy sản; kinh tế học về nuôi trồng,
khai thác, chế biến thủy sản; chương cuối cùng nghiên cứu những vấn đề quản
lý Nhà nước đối với ngành thủy sản.
Năm 2011, công trình Cơng nghệ chế biến thực phẩm của nhóm tác giả
Lại Quốc Đạt, Nguyễn Thị Hiền, Tôn Nữ Minh Nguyệt, Trần Thị Thu Hà và Lê
Văn Việt Mẫn làm chủ biên được tái bản. Cuốn sách gồm hơn 1000 trang gồm
3 phần. Phần 1 khái quát về thực phẩm và công nghệ chế biến thực phẩm; Phần
2 về các quá trình cơng nghệ trong cơng nghiệp chế biến thực phẩm; Phần 3 về
quy trình sản xuất một số thực phẩm cơng nghiệp. Ở cơng trình này có đề cập
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




tới việc chế biến một số sản phẩm công nghiệp như patê, xúc xích, surimi… từ
thịt cá.
Năm 2013, Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản công bố công trình
Khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản của nhóm tác giả Tô Văn Phương, Trần
Đức Phú, Phan Trọng Huyến. Cơng trình đưa ra quan điểm xây dựng một mơ
hình nhằm xác định mức độ cường lực: khai thác hợp lý để đưa ra sản lượng
hợp lý - vốn là hai trong các thành tố của khai thác nguồn lợi thủy sản; Đề cập
tới các biện pháp khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản của Việt Nam; tập trung

vào đời sống của ngư dân ven biển, môi trường; phát triển nghề cá bền vững.
Trên cơ sở các cơng trình nghiên cứu trên, một số đề tài nghiên cứu hoặc
luận văn thạc sĩ, tiến sĩ các ngành khác nhau đã bước đầu nghiên cứu về vấn đề
thủy sản.
Luận văn thạc sĩ Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý của Công ty cổ phần XNK thủy sản Quảng Ninh của tác giả
Trần Kiên (2010) đã đánh giá chung về hoạt động của công ty, tình hình đội
ngũ quản lý từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ ở Công ty cổ phần XNK thủy sản Quảng Ninh.
Năm 2013, Đỗ Mạnh Hùng bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ: “Phân
tích cơ cấu ngành kinh tế và đề xuất một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu theo
định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh năm 2020”. Luận văn đề
cập tới thực trạng kinh tế tỉnh Quảng Ninh và đưa ra một số giải pháp góp phần
chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Quảng Ninh theo hướng phát triển dịch vụ và du
lịch. Trong đó, luận văn có đề cập tới việc chuyển dịch cơ cấu trong ngành thủy
sản từ đánh bắt thô sơ sang đánh bắt với công nghệ cao và nuôi trồng thủy sản.
Năm 2015, Nguyễn Thị Thu Hằng bảo vệ thành cơng luận văn thạc sĩ
Đầu tư trực tiếp nước ngồi (FDI) ở thành phố Hạ Long giai đoạn 1990 2014. Luận văn chỉ ra tình hình phát triển kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước
ngoài của tỉnh Quảng Ninh nói chung và thành phố Hạ Long nói riêng trong
giai đoạn 1990 - 2014 và đưa ra một số giải pháp thu hút vốn đầu tư trực tiếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




nước nước ngồi ở thành phố Hạ Long, trong đó có phần đề cập tới việc thu hút
vốn đầu tư của các ngành kinh tế, của kinh tế thủy sản ở Hạ Long.
Năm 2015, Trần Quang Thái bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ quản lý
kinh tế Quản lý hoạt động khai thác thủy sản tỉnh Quảng Ninh theo hướng bền
vững. Luận văn chỉ ra thực trạng hoạt động khai thác thủy sản và việc quản lý

khai thác thủy sản ở tỉnh Quảng Ninh trước năm 2015. Trên có sở đó đề ra một
số giải pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả của việc khai thác thủy sản tỉnh Quảng
Ninh theo hướng bền vững.
Năm 2017, Nguyễn Văn Công bảo vệ thành công luận văn thạc sĩ Nghiên
cứu quá trình áp dụng hệ thống quản lý chất lượng HACCP tại Công ty cổ
phần XNK thủy sản Quảng Ninh. Luận văn nêu rõ tình trạng bảo quản sản
phẩm thủy sản ở Công ty cổ phần XNK thủy sản Quảng Ninh. Mặt tích cực
cũng như những khó khăn trong việc thiết lập Hệ thống quản lý an tồn thực
phẩm của cơng ty (HACCP). Từ đó, luận văn đề ra các giải pháp để đảm bảo
yêu cầu của an toàn thực phẩm nâng cao chất lượng thủy sản nhất là thủy sản
xuất khẩu của Công ty.
Năm 2019, Lê Thanh Tuấn bảo vệ thành công luận án tiến sĩ kinh tế Phát
triển kinh tế biên giới Việt - Trung (Tỉnh Quảng Ninh): vấn đề và giải pháp. Luận
án chỉ rõ điều kiện thuận lợi của tỉnh Quảng Ninh có đường biên giới trên đất liền
và trên biển với Trung Quốc; kết quả đạt được trong việc khai thác lợi thế này của
tỉnh thời gian qua. Qua đó, luận án đề ra một số giải pháp để phát triển kinh tế
biên giới của Việt Nam với Trung Quốc.
Như vậy, về nội dung của đề tài đã có một số cơng trình nghiên cứu đề
cập tới. Những cơng trình đã được cơng bố này giúp tác giả có những nhận
thức mang tính lý luận về ngành thủy sản, giới thiệu khái quát về ngành thủy
sản của cả nước hoặc đề cập đến điều kiện, cơ sở, những khó khăn cần tháo gỡ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




của ngành thủy sản Quảng Ninh nói chung. Tuy nhiên, chưa có một đề tài nào
nghiên cứu về cơng nghiệp CBTS tỉnh Quảng Ninh (2006 - 2016).
3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu về ngành công nghiệp CBTS ở tỉnh Quảng Ninh
trên nhiều góc độ từ việc nghiên cứu về điều kiện tự nhiên - xã hội, cơ sở hạ
tầng, nguyên liệu phục vụ cho chế biến, con người đến những quan điểm chỉ
đạo của Đảng bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh đối với việc phát triển
công nghiệp CBTS ở tỉnh Quảng Ninh; những thành tựu đạt được và những tác
động tích cực, tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn làm rõ các nội dung về: Điều kiện phát triển công nghiệp CBTS ở
tỉnh Quảng Ninh; Quá trình phát triển và những thành tựu đạt được của công nghiệp
CBTS ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2016; Tác động của công nghiệp CBTS
tới đời sống kinh tế, xã hội tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2006 - 2016, từ đó đưa
ra giải pháp để khắc phục khó khăn và phát triển cơng nghiệp CBTS.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: luận văn được thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh dọc từ Móng Cái đến Đơng Triều theo địa giới hành chính hiện nay.
Phạm vi thời gian: Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã Phê duyệt “Điều
chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh
đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020”. Sau quyết định này cơng nghiệp
CBTS Quảng Ninh có bước phát triển mới, do vậy tác giả chọn mốc là năm
2006. Sau khi thực hiện 10 năm đã đạt những thành tựu bước đầu và cũng đã có
những tổng kết cụ thể vì thế tác giả chọn năm 2016 là mốc kết thúc luận văn.
4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
Để hoàn thành Luận văn, tác giả dựa trên các nguồn tài liệu chủ yếu sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Tài liệu thành văn: “Giáo trình kinh tế thủy sản” (Vũ Đình Thắng,

Nguyễn Viết Trung), “Giáo trình Địa lý kinh tế xã hội Việt Nam” (Nguyễn
Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức), “Giáo trình thủy sản” (Trần Văn Sỹ); Địa Chí
Quảng Ninh. SGK Địa lý địa phương tỉnh Quảng Ninh.
Tài liệu lưu trữ: Tác giả sử dụng chủ yếu nguồn tư liệu được lưu trữ tại
Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở
Công thương tỉnh Quảng Ninh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh. Đó là các
Báo cáo cơng tác quản lý nhà nước về công nghiệp CBTS tỉnh Quảng Ninh qua
các năm từ 2006 đến 2016 của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh
Quảng Ninh, Quy hoạch tổng thể phát triển thủy sản đến năm 2020, tầm nhìn
2030 của UBND tỉnh Quảng Ninh… Các văn bản, quyết định, báo cáo kinh tế
của tỉnh Quảng Ninh chính là căn cứ để tác giả đánh giá chính xác hoạt động và
sự phát triển của công nghiệp CBTS ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006 - 2016.
Các bài báo, tạp chí, bài viết được lưu lại thư viện Tỉnh Quảng Ninh.
Tài liệu thực tế: Các tư liệu thu thập được trong quá trình thực địa tại
một số công ty CBTS như: Công ty cổ phần XNK Thủy sản Quảng Ninh, thành
phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại thủy
sản Quảng Ninh (Vân Đồn)…
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện, đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên
cứu sau:
Phương pháp chủ đạo là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic.
Phương pháp lịch sử: Giúp tác giả dựng lại nguyên nhân, điều kiện phát
triển của công nghiệp CBTS; sự phát triển của công nghiệp CBTS thủy sản
Quảng Ninh qua các giai đoạn.
Phương pháp logic: Giúp tác giả phân tích mối liên hệ giữa điều kiện tự
nhiên, kinh tế - xã hội đối với sự phát triển của cơng nghiệp CBTS Quảng Ninh
(2006 - 2016). Qua đó, thấy được vai trị, tác động của cơng nghiệp CBTS tới
tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Quảng Ninh (2006 - 2016) và rút ra
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





những bài học kinh nghiệm, đề xuất ý kiến để tiếp tục đưa công nghiệp CBTS
tỉnh Quảng Ninh phát triển.
Phương pháp tổng hợp và phân tích (thống kê, so sánh, đối chiếu, hệ
thống hóa bằng bảng biểu, sơ đồ). Đặc biệt chú ý đến khâu giám định tư liệu để
có thể đưa ra những nhận định khoa học, chân thực đối với đối tượng nghiên
cứu của đề tài.
Phương pháp điền dã: trực tiếp đến một số cơ sở CBTS, gặp gỡ ban lãnh
đạo, công nhân; đến một số chợ đầu mối thủy sản ở Hạ Long, Vân Đồn để trao
đổi với ngư dân đánh bắt thủy sản; phỏng vấn một số thành viên ban lãnh đạo,
công nhân của một số cơng ty chế biến và ngư dân để có cái nhìn thực tế và
những số liệu cụ thể.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là cơng trình đầu tiên nghiên cứu một cách cụ thể, có chiều sâu
về q trình phát triển của công nghiệp CBTS ở tỉnh Quảng Ninh giai đoạn
2006 - 2016.
Luận văn đóng góp một số giải pháp để khắc phục những tồn tại hiện nay
và tiếp tục đưa công nghiệp CBTS phát triển trong thời gian tới.
Luận văn có thể sử dụng như một cơng trình tham khảo, phục vụ cho việc
nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử địa phương, lịch sử kinh tế tỉnh Quảng Ninh.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội dung của
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Điều kiện phát triển công nghiệp CBTS ở tỉnh Quảng Ninh.
Chương 2: Sự phát triển của công nghiệp CBTS ở tỉnh Quảng Ninh
(2006 - 2016).
Chương 3: Tác động của cơng nghiệp CBTS đến tình hình kinh tế, xã hội
của tỉnh Quảng Ninh (2006 - 2016).


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




Chương 1
ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN THỦY SẢN
Ở TỈNH QUẢNG NINH
1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía đơng bắc Việt Nam. Tỉnh Quảng Ninh
cách thủ đơ Hà Nội 153 km về phía Đơng Bắc. Phía đơng nghiêng xuống nửa
phần đầu Vịnh Bắc bộ, phía tây tựa lưng vào núi rừng trùng điệp. Toạ độ địa lý
khoảng 106o26' đến 108o31' kinh độ đông và từ 20o40' đến 21o40' vĩ độ bắc. Bề
ngang từ đông sang tây, nơi rộng nhất là 102 km. Bề dọc từ bắc xuống nam
khoảng 195 km. Phía đơng bắc của tỉnh giáp với Trung Quốc, phía nam giáp vịnh
Bắc Bộ, phía tây nam giáp tỉnh Hải Dương và thành phố Hải Phòng, đồng
thời phía tây bắc giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang và Hải Dương. Điểm cực
đông trên đất liền là mũi Gót ở đơng bắc phường Trà Cổ, thành phố Móng Cái,
ngồi khơi là mũi Sa Vĩ. Điểm cực tây là sơng Vàng Chua, xã Bình Dương và
xã Nguyễn Huệ, thị xã Đông Triều. Điểm cực nam ở đảo Hạ Mai thuộc xã Ngọc
Vừng, huyện Vân Đồn. Điểm cực bắc thuộc thơn Mỏ Tng, xã Hồnh Mơ,
huyện Bình Liêu. Quảng Ninh là một trong 25 tỉnh, thành phố có biên giới, tuy
nhiên lại là tỉnh duy nhất có đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc,

với đường biên giới trên bộ dài 118,825 km và đường phân định Vịnh Bắc Bộ trên
biển dài trên 191 km. Mặt khác, Quảng Ninh là một trong 28 tỉnh, thành giáp biển,
với đường bờ biển dài 250 km, trong đó có 40.000 hecta bãi triều và trên 20.000
hecta eo vịnh, có 2/12 huyện đảo của cả nước.
Vị trí địa lý trên giúp Quảng Ninh trở thành trung tâm trung chuyển hàng
hoá xuất khẩu của Miền Bắc sang thị trường quốc tế đặc biệt với Trung Quốc,
trong đó có mặt hàng thuỷ sản. Quảng Ninh có cơ hội hợp tác sâu rộng kinh tế,
khoa học kĩ thuật, trong đó có kinh tế thuỷ sản với Trung Quốc (nước có sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




lượng thuỷ sản lớn nhất thế giới). Đồng thời, Quảng Ninh trở thành địa bàn có
vị trí chiến lược về phát triển kinh tế kết hợp với an ninh quốc phòng, đặc biệt
đối với nghề khai thác thủy sản xa bờ. Vị trí địa lý trên cũng tạo thuận lợi cho
Quảng Ninh có một thị trường tiêu thụ thủy sản rộng mở, đáp ứng nhu cầu thị
trường trong việc chế biến xuất khẩu thủy sản.
1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Về địa hình: Quảng Ninh là tỉnh miền núi, trung du nằm ở vùng duyên
hải, với hơn 80% đất đai là đồi núi. Địa hình của tỉnh đa dạng có thể chia
thành 3 vùng gồm có vùng núi; trung du và đồng bằng ven biển; vùng biển và
hải đảo.
Vùng núi chia làm hai miền: Vùng núi miền Đông từ Tiên Yên qua Bình
Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái. Đây là vùng nối tiếp của vùng núi Thập
Vạn Đại Sơn từ Trung Quốc, hướng chủ đạo là đông bắc - tây nam. Có hai dãy
núi chính: dãy Quảng Nam Châu (1.507 m) và Cao Xiêm (1.330 m) chiếm phần
lớn diện tích tự nhiên các huyện Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà, dãy Ngàn Chi
(1.166 m) ở phía bắc huyện Tiên Yên. Vùng núi miền tây từ Tiên Yên qua Ba
Chẽ, Hoành Bồ, phía bắc thành phố ng Bí và thấp dần xuống ở phía bắc thị

xã Đơng Triều. Vùng này là những dãy núi nối tiếp hơi uốn cong nên thường
được gọi là cánh cung núi Đông Triều với đỉnh Yên Tử (1.068 m) trên đất
ng Bí và đỉnh Am Váp (1.094 m) trên đất Hồnh Bồ. Cánh cung Đơng Triều
chạy theo hướng tây - đơng ở phía nam và hướng đơng bắc - tây nam ở phía
bắc, được coi là xương sống của lãnh thổ Quảng Ninh, có vai trị quan trọng
trong việc hình thành các yếu tố tự nhiên ở hai sườn bắc - nam.
Vùng trung du và đồng bằng ven biển gồm những dải đồi thấp bị phong
hoá và xâm thực tạo ra những cánh đồng từ các chân núi thấp dần xuống các
triền sông và bờ biển. Đó là vùng Đơng Triều, ng Bí, bắc Quảng n, nam
Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần Móng Cái. ở các cửa sơng, các vùng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




bồi lắng phù sa tạo nên những cánh đồng và bãi triều thấp. Đó là vùng nam
ng Bí, nam Quảng Yên (đảo Hà Nam), đông Quảng Yên, Đồng Rui (Tiên
Yên), nam Đầm Hà, đơng nam Hải Hà, nam Móng Cái. Tuy có diện tích hẹp và
bị chia cắt nhưng vùng trung du và đồng bằng ven biển thuận tiện cho nông
nghiệp và giao thông nên đang là những vùng dân cư trù phú của Quảng Ninh.
Vùng biển và hải đảo của Quảng Ninh là một vùng địa hình độc đáo. Quảng
Ninh có vùng biển rộng lớn trong phần vịnh Bắc Bộ, trong đó có thể chia làm
hai bậc độ sâu. Bậc thứ nhất có độ sâu dưới 10 m. Đó là các vùng vịnh như
vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long,… Bậc thứ hai là vùng biển nông, độ sâu từ
trên 10 m đến trên 20 m, trong đó có huyện đảo Cơ Tơ... Địa hình đáy biển
Quảng Ninh, khơng bằng phẳng, độ sâu trung bình là 20 m. Ở đây có những
lạch sâu là di tích các dịng chảy cổ và có những dải đá ngầm làm nơi sinh
trưởng các rặng san hơ vơ cùng đa dạng. Các dịng chảy hiện nay nối với các
lạch sâu đáy biển còn tạo nên hàng loạt luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển
khúc khuỷu, kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn, tạo nên một tiềm năng

cảng biển và giao thông đường thuỷ thuận lợi.
Cùng với biển là hơn 2000 hòn đảo chiếm hơn 2/3 số đảo cả nước (2078/
2779), đảo trải dài theo đường ven biển hơn 250 km chia thành nhiều lớp
và diện tích các đảo chiếm 11,5% diện tích đất tự nhiên. Có một số đảo lớn như
đảo Cái Bầu, Bản Sen. Có hai huyện hồn tồn là đảo là huyện Vân Đồn và
huyện Cơ Tơ. Vùng ven biển và hải đảo Quảng Ninh ngoài những bãi bồi phù
sa còn những bãi cát trắng táp lên từ sóng biển. Có nơi thành mỏ cát trắng làm
nguyên liệu cho cơng nghệ thuỷ tinh (Vân Hải), có nơi thành bãi tắm tuyệt vời
(Trà Cổ, Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng...).
Về khí hậu: Quảng Ninh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới có một mùa
hạ nóng ẩm, mưa nhiều; một mùa đơng lạnh, ít mưa và tính nhiệt đới nóng ẩm
là bao trùm nhất. Do ảnh hưởng của vị trí địa lí và địa hình nên Quảng Ninh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đơng Bắc và ảnh hưởng yếu của gió mùa
Tây Nam so với các tỉnh phía bắc. Vì Quảng Ninh nằm trong vành đai nhiệt đới
nên hàng năm có hai lần mặt trời qua thiên đỉnh, tiềm năng về bức xạ và nhiệt
độ rất phong phú. Các quần đảo ở Cô Tô, Vân Đồn... có đặc trưng của khí hậu
đại dương. Do ảnh hưởng bởi hồn lưu gió mùa Đơng Nam Á nên khí hậu bị
phân hố thành hai mùa gồm có mùa hạ thì nóng ẩm với mùa mưa, cịn mùa
đơng thì lạnh với mùa khơ. Độ ẩm trung bình 82 - 85%.
Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng
3 năm sau, nhiệt độ không khí trung bình ổn định dưới 20°C. Trong khi đó mùa
nóng lại bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10, nhiệt độ trung bình ổn
định trên 25°C. Ngồi ra, do tác động của biển, nên khí hậu của Quảng Ninh
nhìn chung mát mẻ, ấm áp, thuận lợi đối với phát triển nông - lâm - ngư nghiệp,
trong đó có cơng nghiệp CBTS. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng

4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10.
Giữa hai mùa lạnh và mùa nóng, hai mùa khơ và mùa mưa là hai thời kì chuyển
tiếp khí hậu, mỗi thời kì khoảng một tháng (tháng 4 và tháng 10). là tỉnh có
lượng mưa nhiều, tập trung chủ yếu vào mùa hạ (chiếm tới 85% lượng mưa cả
năm), lượng mưa trung bình hàng năm 1.995 mm. Lượng mưa ở các vùng cũng
khác nhau. Nơi mưa nhiều nhất là sườn nam và đông nam cánh cung Đông
Triều và vùng đồng bằng duyên hải của Móng Cái, Tiên Yên, Hải Hà, lượng
mưa trung bình năm lên tới 2.400 mm. Vùng ít mưa nhất là sườn bắc của cánh
cung Đơng Triều, Ba Chẽ, lượng mưa trung bình năm chỉ đạt 1.400 mm. Các
vùng hải đảo có lượng mưa 1.700 - 1.800 mm. Hàng năm thường có lũ lớn và
đổ vào vịnh một lượng nước đáng kể, mang theo phù sa chứa nhiều chất dinh
dưỡng và muối khoáng. Trong vùng biển cịn có nhiều dịng chảy, nhất là các
dịng chảy ven bờ, tạo thành một kho nước pha trộn, làm phong phú mơi trường
sinh học tự nhiên, thích hợp cho sự phát triển phù du sinh vật. Vùng nước màu
mỡ, giàu thức ăn tạo điều kiện thuận lợi cho sự tập trung nguồn lợi cá tầng trên,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




tầng giữa và tầng gần đáy, nơi tập trưng cao đàn cá, tôm bố mẹ trong mùa sinh
sản và cũng là nơi sinh trưởng tốt cho đàn cá con. Đây là nguồn nguyên liệu
trực tiếp cho công nghiệp CBTS của tỉnh.
Quảng Ninh chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ gió mùa. Gió mùa hạ
thổi từ tháng 5 đến tháng 10, hướng đông nam, gây mưa lớn cho nhiều khu vực.
Mùa hạ thường có áp thấp nhiệt đới và bão (tháng 7, 8, 9), những cơn bão từ
Tây Thái Bình Dương có xu hướng đổ bộ vào đất liền, trong một năm thường
có 5 - 6 cơn bão gây ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ninh. Gió mùa mùa đơng
thổi từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, hướng đông bắc, gây thời tiết lạnh khô.
Yếu tố nhiệt độ và gió mùa hình thành nên những lồi sinh vật phong

phú, mỗi mùa có những giống sinh vật đặc trưng tạo nên nguồn thủy sản phong
phú. Việc khai thác và chế biến theo mùa cũng là nét đặc trưng của vùng biển
Quảng Ninh.
Tài nguyên đất: Quảng Ninh có quỹ đất dồi dào (611.081,3 ha). Trong
đó: 10% là đất nơng nghiệp, đất có rừng chiếm 38%, 43,8% là diện tích chưa sử
dụng tập trung ở vùng miền núi và ven biển, còn lại là đất chuyên dùng và đất
ở. Quảng Ninh có nhiều loại đất. Chiếm diện tích lớn nhất là đất feralit vàng đỏ
và đất feralit đồng cỏ thứ sinh phát triển ở địa hình đồi núi thấp. Đất feralit
vàng đỏ có mùn trên núi: loại đất này thường phân bố ở vùng núi có độ cao trên
700 m thuộc cánh cung Đơng Triều, chiếm 7,8% diện tích tự nhiên. Đất feralit
vàng đỏ trên vùng đồi núi thấp (dưới 700 m): loại đất này chiếm phần lớn diện
tích đất tự nhiên của Quảng Ninh, phân bố ở hai sườn cánh cung Đơng Triều
với diện tích 0,44 triệu ha (chiếm 60,3% diện tích đất tự nhiên). Đất phù sa: bao
gồm cả vùng phù sa cổ và phù sa mới, phân bố theo dọc quốc lộ 18 từ Đơng
Triều đến Móng Cái, là đoạn tiếp nối giữa vùng đất mặn ven biển với vùng đất
đồi núi thấp, diện tích khoảng 40.105 ha (chiếm 6,6% diện tích đất tự nhiên)
phân bố ở Tiên Yên, Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà. Đặc tính của loại đất này là
thường chua, độ phì thấp. Vùng đất phù sa để trồng lúa tập trung ở Đơng Triều,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Quảng Yên, Hải Hà, Đầm Hà và lưu vực các sông suối, thung lũng thuộc Tiên
Yên, Ba Chẽ. Đất mặn ven biển: phân bố dọc bờ biển và ven sông Đá Bạc,
Bạch Đằng,... có diện tích khoảng 50.900 ha (chiếm 8,4% diện tích đất tự
nhiên), đất thường mặn, chua, ngập úng do thuỷ triều. Một số vùng được khai
thác để trồng cói, làm ruộng muối, ni thuỷ sản và trồng sú vẹt. Đất cát và cồn
cát ven biển: có diện tích 6.087 ha (chiếm 0,9% diện tích đất tự nhiên), phân bố
ở ven biển, ven các đảo. Vùng quần đảo Vân Hải (Vân Đồn), đảo Vĩnh Thực

(Móng Cái) có những bãi cát trắng dài hàng km hoặc dồn lại thành những cồn
nhấp nhô liên tiếp. Giá trị chủ yếu là nguyên liệu cho ngành thuỷ tinh cao cấp.
Loại đất này chỉ trồng phi lao chắn gió. Đất vùng đồi núi đá vơi ở các đảo, quần
đảo: có diện tích 46.627 ha (chiếm 7% diện tích đất tự nhiên). Trong lịch sử
phát triển hình thành vịnh đảo, cấu tạo nham thạch của các đảo khơng đồng
nhất, có nơi là các đảo đá vơi, có nơi là đảo đất nên ở đây cũng hình thành các
loại đất khác nhau. Nhìn chung, đất có đặc điểm giống đất feralit vàng đỏ trên
vùng đồi núi thấp.
Tài nguyên nước: Quảng Ninh có bờ biển dài 250 km, diện tích mặt biển
trên 6000 km2, có diện tích 43.093 ha rừng ngập mặn và bãi triều ở tuyến trung
triều, có thể ni nhiều giống hải sản với giá trị kinh tế cao; Có 5.300 ha nằm ở
tuyến cao triều có thể ni hải sản theo hướng cơng nghiệp; Có 21.800 ha diện
tích chương bãi và các cồn rạn có thể phát triển để ni các lồi nhuyễn thể (Tu
Hài, Trai Ngọc, Hầu Thái Bình Dương, ốc...), được phân bố dọc theo bờ biển từ
thị xã Quảng Yên đến Thành phố Móng Cái. Nước biển ở đây có độ mặn cao là
môi trường sinh trưởng thuận lợi cho các giống loài thủy sản.
Ngoài tiềm năng về chương bãi, Quảng Ninh cịn có tiềm năng rất lớn về
ni biển (vùng ngập nước dưới triều) ở các Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Vân
Đồn, Tiên Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Cô Tô. Đặc biệt là Vịnh Hạ Long, Bái Tử
Long với diện tích 1.553 km2 được tạo bởi hơn 2.000 hịn đảo lớn nhỏ nên kín
gió, có nhiều rạn san hơ tạo điều kiện cho các lồi sinh vật biển cư trú, sinh
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




sống và phát triển, đây là mơi trường thích hợp để phát triển ni các lồi
nhuyễn thể như Trai ngọc, Hàu biển, Vẹm xanh, ốc Hương, Tu Hài và các đối
tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế khác. Đây là điều kiện rất thuận lợi để phát
triển các hình thức ni lồng bè, ni đáy mà rất ít địa phương trong cả nước

có được.
Quảng Ninh có diện tích tự nhiên là 6,1 nghìn km2, trong đó diện tích
mặt nước ngọt có khả năng ni trồng thủy sản là 12.992 ha. Hệ thống sông
suối ở Quảng Ninh ngắn và dốc, từ các triền núi của cánh cung Đơng Triều Móng Cái có tới 39 con sơng và hàng trăm con suối khởi nguồn chảy ra. Quảng
Ninh nằm trong khu vực có lượng mưa lớn từ 2.000 mm đến 2.500 mm, tạo ra
điều kiện thuận lợi dẫn nước vào các ao hồ để ni một số lồi cá. Dải đồng
bằng từ Đông Triều đến Quảng Yên, Đầm Hà, Hải Hà và Móng Cái hẹp và ít
bằng phẳng nhưng có 2.500 - 3.000 ha ao hồ, đầm ruộng trũng, có khả năng
phát triển ni cá nước ngọt; Giống lồi ni có 31 lồi cá kinh tế như: Cá mè,
cá trơi, cá trắm, rơ phi, ba ba....
Tài ngun rừng: Tổng diện tích rừng và đất rừng là 243.833,2 ha, chiếm
38% diện tích đất tự nhiên tồn tỉnh, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng
80%, còn lại là rừng trồng, rừng đặc sản khoảng 100.000 ha, đất thành rừng
khoảng 230.000 ha, là điều kiện để phát triển thành các vùng nông nghiệp,
vùng cây đặc sản, cây ăn quả có quy mơ lớn.
1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
1.2.1. Điều kiện kinh tế
Hệ thống điện: Phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh là bước tiền đề cho
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Xác định được điều đó ngay từ q II/2009,
Sở Cơng Thương Quảng Ninh đã tham mưu cho UBND tỉnh Quảng Ninh triển
khai Xây dựng quy hoạch phát triển điện lực tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 20112015, có xét đến 2020. Hiện tại cơng tác Xây dựng quy hoạch đã hồn thành và
được Bộ Công Thương phê duyệt tại Quyết định số 3394/QĐ-BCT ngày
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




×