Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Nghiên cứu lựa chọn giải pháp loại trừ chất HCFC 22 trong sản xuất thiết bị điều hòa không khí gia dụng cho một cơ sở sản xuất ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 88 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

HOÀNG MINH QUÂN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP LOẠI TRỪ CHẤT HCFC-22
TRONG SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỀU HỊA KHƠNG KHÍ GIA DỤNG
CHO MỘT CƠ SỞ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

HOÀNG MINH QUÂN

NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN GIẢI PHÁP LOẠI TRỪ CHẤT HCFC-22
TRONG SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỀU HỊA KHƠNG KHÍ GIA DỤNG
CHO MỘT CƠ SỞ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chương trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa khọc: GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ

HÀ NỘI – 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực
hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đức
Ngữ, khơng sao chép các cơng trình nghiên cứu của người khác. Số liệu và kết
quả của luận văn chưa từng được cơng bố ở bất kì một cơng trình khoa học nào
khác.
Các thơng tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng,
được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận
văn.

Tác giả

Hoàng Minh Quân

1


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các Thầy, Cô đã giúp tôi trang bị
tri thức, tạo môi trường điều kiện thuận lợi nhất trong suốt q trình học tập và
thực hiện luận văn này.
Với lịng kính trọng và biết ơn, tơi xin được bày tỏ lời cảm ơn tới Giáo sư,
Tiến sĩ Khoa học Nguyễn Đức Ngữ đã chỉ dẫn tận tình cho tơi trong suốt thời
gian thực hiện nghiên cứu này.
Xin chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã
hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nhiều nguồn tư liệu, tài liệu hữu ích
phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình đã động viên, hỗ trợ tơi rất nhiều

trong suốt q trình học tập, làm việc và hồn thành luận văn.

2


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASHRAE

Hiệp hội các kỹ sư điều hịa khơng khí, làm lạnh, sưởi ấm
Hoa Kỳ

CFC

Chlorofluorocarbon

CTC

Carbon Tetrachloride

ĐHKK

Điều hịa khơng khí

EPA

Cơ quan Bảo vệ mơi trường Hoa Kỳ

GWP

Tiềm năng nóng lên tồn cầu


HCFC

Hydrochlorofluorocarbon

HFC

Hydrofluorocarbon

ICF

Cơng ty tư vấn chính sách, công nghệ, quản lý
ICF International

ISO

Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế

MLF

Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal

ODS

Chất làm suy giảm tầng ơ-dơn

ODP

Tiềm năng phá hủy ơ-dơn


UNEP

Chương trình Mơi trường Liên Hợp Quốc

UNIDO

Tổ chức phát triển công nghiệp Liên Hợp Quốc

3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Danh mục

Trang

Bảng 1.1:

Lượng tiêu thụ HCFC-22 theo lĩnh vực từ năm 2005 đến 2014

17

Bảng 1.2:

Mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC của Việt Nam

22

Bảng 1.3:


Nghĩa vụ loại trừ các chất HCFC của Việt Nam theo quy định

22

của Nghị định thư Montreal
Bảng 1.4:

Hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC của Việt Nam, giai đoạn

23

2012 – 2019
Bảng 1.5:

Chỉ số ODP và GWP của các chất có tiềm năng thay thế cho

25

HCFC-22 trong điều hịa khơng khí
Bảng 3.1:

Số lượng điều hịa khơng khí được sản xuất và lượng sử dụng

40

HCFC-22 trong các năm 2007- 2014
Bảng 3.2:

Tỷ lệ nạp môi chất lạnh định mức trong điều hịa khơng khí


40

Bảng 3.3:

Đặc tính của các chất có tiềm năng thay thế cho HCFC-22

48

trong điều hịa khơng khí gia dụng
Bảng 3.4:

Xếp loại an tồn của các mơi chất lạnh theo tiêu chuẩn của

49

ASHRAE
Bảng 3.5:

Phân loại tính cháy của một số mơi chất lạnh theo tiêu chuẩn

49

ASHRAE
Bảng 3.6:

Giá bán trung bình mơi chất lạnh tiềm năng thay thế cho R-22

52

Bảng 3.7:


Phân loại các đặc trưng của môi chất lạnh

52

Bảng 3.8:

Đánh giá tổng hợp, xếp loại các môi chất lạnh tiềm năng thay

55

thế cho HCFC-22 trong điều hịa khơng khí gia dụng

4


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Danh mục
Hình 1.1:

Lượng tiêu thụ HCFC-22 theo lĩnh vực sử dụng trong từng năm,

Trang
18

giai đoạn 2005-2014
Hình 1.2:

Tổng lượng tiêu thụ HCFC-22 theo lĩnh vực sử dụng


18

từ năm 2005-2014
Hình 1.3:

Số lượng điều hịa khơng khí sử dụng R-22 và R-410A

20

Hình 1.4:

Lộ trình loại trừ các chất HCFC đối với các nước đang phát triển

21

Hình 3.1:

Biểu đồ miêu tả khả năng cháy nổ của các mơi chất lạnh

50

Hình 3.2:

Thử nghiệm cháy nổ của môi chất lạnh R-290 tại cơ sở thí nghiệm

50

Hình 3.3:

Thử nghiệm cháy nổ của mơi chất lạnh R-32 tại cơ sở thí nghiệm


51

5


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. 1
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... 2
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 3
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ .......................................................................... 5
MỤC LỤC ........................................................................................................ 6
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................ 12
1.1 Tình hình nghiên cứu áp dụng, chuyển đổi cơng nghệ sử dụng các chất
thay thế HCFC-22 trong sản xuất điều hịa khơng khí gia dụng ở một số nước
trên thế giới. .................................................................................................. 12
1.1.1 Tại Hoa Kỳ ................................................................................................. 12
1.1.2 Tại Trung Quốc........................................................................................... 13
1.1.3 Tại Thái Lan ............................................................................................... 14
1.1.4 Tại Indonesia .............................................................................................. 15
1.1.5 Tại Ấn Độ ................................................................................................... 16

1.2 Hiện trạng và xu hướng sử dụng HCFC-22 trong lĩnh vực làm lạnh và
điều hịa khơng khí tại Việt Nam.................................................................... 17
1.2.1 Hiện trạng sử dụng HCFC-22 trong lĩnh vực làm lạnh và điều hòa khơng khí
trong những năm gần đây tại Việt Nam ............................................................... 17
1.2.2 Xu hướng sử dụng HCFC-22 trong lĩnh vực làm lạnh và điều hịa khơng khí
tại Việt Nam ........................................................................................................ 19


1.3 Chính sách hiện hành liên quan đến mơi chất lạnh HCFC-22 ................. 20
1.4 Tiềm năng phá hủy tầng ô-dôn và tiềm năng nóng lên tồn cầu của chất
HCFC-22 so với các chất thay thế tiềm năng khác ........................................ 24

6


CHƯƠNG 2: CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ
LIỆU ............................................................................................................... 27
2.1 Cách tiếp cận .......................................................................................... 27
2.2 Phương pháp nghiên cứu và địa điểm nghiên cứu ................................... 27
2.2.1 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 27
2.2.2 Đơn vị và địa điểm nghiên cứu .................................................................... 29

2.3 Số liệu ..................................................................................................... 30
2.3.1 Nguồn số liệu ............................................................................................. 30
2.3.2 Độ tin cậy của số liệu ................................................................................. 31

CHƯƠNG 3: LỰA CHỌN GIẢI PHÁP LOẠI TRỪ CHẤT HCFC-22
TRONG SẢN XUẤT THIẾT BỊ ĐIỀU HỊA KHƠNG KHÍ GIA DỤNG
CHO MỘT CƠ SỞ SẢN XUẤT Ở VIỆT NAM ........................................... 32
3.1 Đánh giá về mặt cơng nghệ và đặc tính của các chất thay thế tiềm năng so
với HCFC-22 ................................................................................................ 32
3.1.1 HFC-134a (R-134a) .................................................................................... 32
3.1.2 HFC-407C (R-407C) .................................................................................. 33
3.1.3 HFC-410A (R-410A) ................................................................................... 34
3.1.4 HFC-32 (R-32)............................................................................................ 34
3.1.5 HFC-161 (R-161)........................................................................................ 35
3.1.6 HC-290 (R-290) .......................................................................................... 36

3.1.7 Cácbon dioxit (R-744)................................................................................. 36
3.1.8 R-446A và R-447A ...................................................................................... 37
3.1.9 Ammonia (R-717)........................................................................................ 38

3.2 Hiện trạng công nghệ và sử dụng HCFC-22 tại cơ sở sản xuất thiết bị điều
hòa khơng khí được nghiên cứu – Cơng ty TNHH điện lạnh Hịa Phát .......... 39
3.3 Lựa chọn giải pháp cơng nghệ sử dụng chất thay thế cho HCFC-22....... 41
3.3.1 Tiêu chí ...................................................................................................... 41
3.3.2 Phân tích mức độ đáp ứng tiêu chí của các chất có tiềm năng thay thế
HCFC-22 ............................................................................................................ 43
7


3.3.3 Đánh giá lựa chọn chất thay thế HCFC-22 trong sản xuất điều hịa khơng
khí gia dụng ở Việt Nam ...................................................................................... 56

3.4 Đánh giá về mặt tài chính cho hoạt động chuyển đổi công nghệ ............. 59
3.5 Đánh giá năng lực và sự sẵn sàng áp dụng giải pháp chuyển đổi cơng
nghệ thay thế HCFC-22 trong sản xuất điều hịa khơng khí của cơng ty TNHH
điện lạnh Hịa Phát ....................................................................................... 62
3.6 Đánh giá tác động của chính sách nhà nước đối với hoạt động sản xuất
thiết bị điều hịa khơng khí sử dụng HCFC-22 làm mơi chất lạnh ................. 63
3.7 Các thuận lợi, khó khăn và rào cản trong quá trình chuyển đổi cơng nghệ
sang mơi chất lạnh thay thế HCFC-22 .......................................................... 64
3.7.1 Về phía cơ quan quản lý nhà nước .............................................................. 64
3.7.2 Về phía doanh nghiệp sản xuất điều hịa khơng khí gia dụng ...................... 68

3.8 Đề xuất các giải pháp cho việc loại trừ chất HCFC-22 trong sản xuất thiết
bị điều hịa khơng khí tại Việt Nam................................................................ 70
3.8.1 Giải pháp về công nghệ sử dụng chất thay thế cho HCFC-22 ..................... 70

3.8.2 Giải pháp về chính sách .............................................................................. 70
3.8.3 Giải pháp về quản lý và truyền thông .......................................................... 70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 72
1. Kết luận .................................................................................................. 72
2. Kiến nghị................................................................................................. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 75
Tài liệu tiếng Việt .......................................................................................... 75
Tài liệu tiếng Anh .......................................................................................... 76
Trang web ..................................................................................................... 82
PHỤ LỤC........................................................................................................ 83

8


MỞ ĐẦU
Việt Nam là một Bên của Công ước Viên về Bảo vệ tầng ô-dôn và Nghị
định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn. Thực hiện Chương trình
Quốc gia của Việt Nam về loại trừ dần các chất làm suy giảm tầng ô dôn (các
chất Chloruafluoruacarbon - CFC), Việt Nam đã hoàn thành loại trừ các chất
CFC và thay thế bằng các chất HCFC có tiềm năng phá hủy tầng ô-dôn nhỏ hơn
rất nhiều so với các chất CFC theo khuyến nghị của Nghị định thư Montreal.
Tuy nhiên, HCFC là chất thay thế các chất CFC tuy có tiềm năng phá hủy tầng
ơ-dơn khơng mạnh nhưng lại là chất khí nhà kính, có tiềm năng nóng lên tồn
cầu cao. Vì vậy, các nước cũng như Việt Nam có nghĩa vụ loại trừ các chất
HCFC theo lộ trình do Nghị định thư Montreal quy định. Theo lộ trình này, các
chất HCFC sẽ bị loại trừ dần kể từ năm 2014 và sẽ bị loại trừ hoàn toàn vào năm
2040.
Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức lớn nhất đối với loài
người trong thế kỷ 21. Biến đổi khí hậu, tiêu biểu là xu thế nóng lên toàn cầu và

nước biển dâng, sự gia tăng về tần xuất và cường độ của các hiện tượng thời tiết,
khí hậu cực đoan, có tác động lớn đến đời sống, kinh tế-xã hội của tất cả các
nước trên thế giới.
Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, Việt Nam là một trong những
nước chịu tác động nặng nề nhất do nước biển dâng. Theo báo cáo đánh giá này,
16 % diện tích của Việt Nam sẽ bị tác động nếu nước biển dâng lên năm mét, và
khu vực chủ yếu bị tác động mạnh mẽ nhất là hai đồng bằng lớn nhất nước,
đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long; 10,8 % dân số Việt Nam sẽ
bị tác động nếu nước biển dâng ở mức một mét và 35 % dân số sẽ bị tác động
nếu mực nước biển dâng lên mức năm mét (xem [38]). Do vậy, giảm nhẹ và
thích ứng với biến đổi khí hậu là một trong những trọng tâm được Chính phủ đặt
ra nhằm đảm bảo phát triển bền vững.
Biến đổi khí hậu có xu thế diễn ra với tốc độ cao hơn so với những gì diễn
ra trong thế kỷ 20, cho dù các nước thực hiện đầy đủ nghĩa vụ giảm phát thải các
khí gây hiệu ứng nhà kính (xem [11]).
9


Cùng với sự phát triển về kinh tế, nhìn chung đời sống của người dân
được cải thiện, nhu cầu về các thiết bị làm mát và sưởi ấm phục vụ cho tiện nghi
đời sống của người dân gia tăng. Bên cạnh đó, do xu thế nhiệt độ tăng và sự xuất
hiện nhiều hơn các đợt nắng nóng, rét hại bất thường có cường độ mạnh khiến
cho nhu cầu về các thiết bị điều hịa khơng khí gia tăng tương đối nhanh trong
những năm gần đây. Để đáp ứng nhu cầu về làm lạnh và sưởi ấm, bên cạnh một
lượng các thiết bị điều hịa khơng khí nhập khẩu, các nhà máy sản xuất điều hịa
khơng khí trong nước đẩy mạnh hoạt động sản xuất thiết bị điều hịa khơng khí;
tuy nhiên, hiện nay phần lớn các thiết bị điều hòa khơng khí được sản xuất trong
nước sử dụng HCFC-22 làm mơi chất lạnh.
Mặc dù HCFC là khí nhà kính mạnh và khơng bị kiểm sốt bởi Nghị định
thư Kyoto; song sản xuất HCFC-22 tạo ra đồng sản phẩm là HFC-23, chất bị

Nghị định thư Kyoto kiểm soát và loại trừ. Sản xuất 01 tấn HCFC-22 cũng đồng
thời tạo ra 30 kg HFC-23 khơng mong có, chất có tiềm năng nóng lên toàn cầu
gấp 14.800 so với CO 2. Như vậy, nếu sử dụng có phát thải 1 tấn HCFC-22 sẽ có
1.810 tấn CO 2 tương đương từ HCFC-22 và 444 tấn CO 2 tương đương từ HFC23 phát thải vào bầu khí quyển. Do vậy, khi loại trừ HCFC-22 cũng đồng nghĩa
với việc loại trừ HFC-23, tuân thủ cả Nghị định thư Montreal và Nghị định thư
Kyoto, đảm bảo các lợi ích về khí hậu.
Giảm phát thải ODS đạt được theo Nghị định thư Montreal tương đương
với giảm phát thải CO2 gấp năm lần so với mục tiêu giảm phát thải của giai đoạn
cam kết đầu tiên của Nghị định thư Kyoto (xem [43]). Theo ước tính, trong lĩnh
vực điều hịa khơng khí, hiện nay có hàng chục ngàn tấn HCFC-22 tồn trữ trong
điều hịa khơng khí trên tồn thế giới. Do vậy, loại trừ các chất HCFC mang lại
lợi ích kép đối với khí hậu và tầng ô-dôn – loại trừ chất phá hủy tầng ô-dôn theo
quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ơ-dơn và
đồng thời loại trừ chất khí nhà kính có tiềm năng nóng lên tồn cầu cao, đóng
góp giảm phát thải một lượng lớn CO2 tương đương vào bầu khí quyển.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành quy định kiểm sốt việc xuất khẩu,
nhập khẩu các chất HCFC thơng qua biện pháp hạn ngạch theo hướng giảm dần
10


kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012. Do vậy, để thực hiện nghĩa vụ tuân thủ cam
kết quốc tế cũng như để đảm bảo quyền lợi của các doanh nghiệp trong nước
đang sử dụng các chất HCFC nói chung và HCFC-22 nói riêng trong hoạt động
sản xuất các thiết bị điều hịa khơng khí của mình, việc nghiên cứu lựa chọn giải
pháp loại trừ HCFC-22 trong lĩnh vực sản xuất nói trên là rất cần thiết và cấp
bách.
Phạm vi và mục tiêu nghiên cứu:
Nghiên cứu được thực hiện tại một cơ sở sản xuất điều hịa khơng khí gia
dụng tại Việt Nam – Cơng ty TNHH Điện lạnh Hịa Phát.
Nghiên cứu được thực hiện trong thời gian 12 tháng với nội dung lựa

chọn giải pháp loại trừ HCFC-22 trong sản xuất điều hịa khơng khí gia dụng.
Nghiên cứu có mục tiêu là lựa chọn môi chất lạnh thay thế cho HCFC-22
trong sản xuất điều hịa khơng khí gia dụng tại Việt Nam.
Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận văn
được chia thành các chương như sau.
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu
- Chương 2: Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và số liệu
- Chương 3: Lựa chọn giải pháp loại trừ chất HCFC-22 trong sản xuất
thiết bị điều hịa khơng khí gia dụng cho một cơ sở sản xuất ở Việt
Nam

11


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Tình hình nghiên cứu áp dụng, chuyển đổi công nghệ sử dụng các
chất thay thế HCFC-22 trong sản xuất điều hịa khơng khí gia
dụng ở một số nước trên thế giới.
HCFC-22 là chất có tiềm năng phá hủy ô-dôn (ODP), đồng thời cũng là
chất có tiềm năng nóng lên tồn cầu (GWP) cao. Do vậy, theo quy định của
Nghị định thư Montreal, HCFC-22 sẽ bị loại trừ hoàn toàn vào năm 2030 tại các
nước phát triển, vào năm 2040 tại các nước đang phát triển.
Hiện nay, một số chất có tiềm năng thay thế cho HCFC-22 trong lĩnh vực
điều hịa khơng khí gia dụng đã được giới thiệu và phân phối, sử dụng trên thị
trường; trong đó, nổi bật là: HFC-161 (R-161), HFC-410A (R-410A), HFC-32
(R-32), HC-290 (R-290), CO2 (R-744), R-407C, R446A, R-447A, Ammoniac
(R-717). Một số trong những chất trên đã được ứng dụng làm môi chất lạnh
trong hệ thống làm lạnh từ lâu, một số chất đã và đang được phát triển, ứng dụng
và cung cấp ra thị trường thế giới.
1.1.1 Tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một trong số các nước tiêu thụ HCFC-22 trong lĩnh vực làm
lạnh và điều hịa khơng khí nhiều nhất trên thế giới. Theo cam kết với Nghị định
thư Montreal, mức tiêu thụ tối đa HCFC của Hoa Kỳ tính theo mức cơ sở là
69.273 tấn, tương đương với 3.810 tấn ODP. Hoa Kỳ có nghĩa vụ loại trừ dần
lượng tiêu thụ HCFC này và loại trừ hoàn toàn vào năm 2030. Cơ quan bảo vệ
môi trường Hoa Kỳ (EPA) đã ra quyết định cấm sản xuất và nhập khẩu HCFC22 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010, ngoại trừ sử dụng cho mục đích dịch vụ
sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị được sản xuất trước ngày 01 tháng 01 năm 2010
(xem [21]). Do vậy, ngành công nghiệp lạnh và điều hịa khơng khí của Hoa Kỳ
đã chuyển đổi sang công nghệ mới, thay thế cho HCFC-22 trong điều hịa khơng
khí.
Một số chất thay thế cho HCFC-22 đã được Cơ quan bảo vệ môi trường
Hoa Kỳ phê duyệt cho phép sử dụng trong điều hịa khơng khí như các chất
12


hydrofluorocarbon (HFC) và chất có gốc HFC, bao gồm, R-410A (hợp chất của
HFC-32 và HFC-125), R-407C (hợp chất của HFC-32 và HFC-125 và HFC134a), R-404a (hợp chất của HFC-125 và HFC-143a và HFC-134a). Tuy nhiên,
theo ước tính của Cơ quan Bảo vệ mơi trường Hoa Kỳ, điều hịa khơng khí gia
dụng sử dụng R-410A thay thế cho R-22 chiếm thị phần lớn tại Hoa Kỳ, khoảng
81%, so với các chất thay thế khác trong năm 2010. R-407C ước tính chỉ chiếm
khoảng 5% trên thị trường điều hịa khơng khí gia dụng tại Hoa Kỳ (xem [21]).
Như vậy, Hoa Kỳ đã chủ yếu chuyển đổi sang sử dụng HFC-410A thay
thế cho HCFC-22 trong điều hịa khơng khí gia dụng và ban hành lệnh cấm nhập
khẩu HCFC-22 kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010.
Tại thời điểm Hòa Kỳ chuyển đổi sang sử dụng HFC-410A, môi chất lạnh
HFC-410A là môi chất lạnh có tính khả thi nhất để thay thế cho HCFC-22 trong
điều hịa khơng khí. Việc chuyển đổi sang HFC-410A đã giúp Hoa Kỳ tuân thủ
lộ trình loại trừ các chất HCFC của mình và trở thành một trong những nước đi
đầu trong hoạt động loại trừ sử dụng các chất HCFC.
1.1.2 Tại Trung Quốc

Trung Quốc là nước sản xuất và tiêu thụ các chất HCFC lớn nhất thế giới.
Trong lĩnh vực làm lạnh và điều hịa khơng khí, tốc độ tăng trưởng tiêu thụ
HCFC tại Trung Quốc hàng năm khoảng từ 12% đến 15%, tiêu thụ hơn 40.000
tấn các chất HCFC. Trung Quốc là một Bên thuộc Nghị định thư Montreal nên
có nghĩa vụ loại trừ hồn tồn sản xuất và tiêu thụ các chất HCFC vào năm
2040. Trung Quốc đã nhận được khoản tài trợ 61 triệu USD từ Quỹ Đa phương
thi hành Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ô-dôn (MLF) để
loại trừ các chất HCFC tại Trung Quốc. Lượng tiêu thụ HCFC tính theo mức cơ
sở trong lĩnh vực làm lạnh và điều hịa khơng khí tại Trung Quốc là 42.900 tấn
(xem [41]).
Trong kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC trong lĩnh vực làm lạnh và
điều hịa khơng khí, giai đoạn 1 của Trung Quốc, Trung Quốc đã xem xét và lựa
chọn chất thay thế cho HCFC-22 trong số các chất R-134a, R-410A, R-407C, R404A, R-507, R-32 và nhóm chất mơi chất lạnh tự nhiên R-717, R-744 và R13


290; Trung Quốc đã tiến hành thực hiện dự án thí điểm sử dụng R-410A và R290 thay thế cho HCFC-22 trong lĩnh vực điều hịa khơng khí gia dụng. Trung
Quốc là nước sản xuất R-290 và đang quảng bá môi chất lạnh này làm chất thay
thế cho HCFC-22 trong điều hịa khơng khí. Trung Quốc quyết định lựa chọn R290 là chất thay thế cho HCFC-22 trong điều hòa khơng khí gia dụng.
Trung Quốc đã hồn thành dự án thí điểm chuyển đổi dây chuyền sản xuất
điều hịa khơng khí sử dụng R-290 ở ba cơng ty Gree với công suất 100.000
chiếc mỗi năm, công ty Midea với công suất 200.000 chiếc mỗi năm và Meizhi
với công suất 1,7 triệu máy nén sử dụng R-290 mỗi năm. Hiện nay, Trung Quốc
có 13 dây chuyền sản xuất điều hịa khơng khí được chuyển đổi sang sử dụng R290; trong số đó hai dây chuyền sản xuất đã hồn thành việc chuyển đổi và bắt
đầu đi vào sản xuất chính thức điều hịa khơng khí sử dụng R-290 làm mơi chất
lạnh và giới thiệu sản phẩm ra thị trường Trung Quốc (xem [51]).
Mặc dù R-290 là mơi chất lạnh có ODP = 0 và GWP thấp nhưng mơi chất
lạnh này có tính cháy cao. Do yêu cầu về vấn đề đảm bảo an tồn cho người sử
dụng điều hịa khơng khí, lượng nạp mơi chất lạnh này trong điều hịa khơng khí
bị giới hạn. Hiện nay, R-290 chỉ được sử dụng cho những điều hịa khơng khí có
cơng suất nhỏ, lượng ga nạp ít. Trung Quốc cũng đang tích cực quảng bá sử

dụng R-290 trong điều hịa khơng khí gia dụng và vận động các nước khác chấp
nhận và sử dụng điều hịa khơng khí sử dụng cơng nghệ R-290 làm môi chất
lạnh tại nước sở tại.
1.1.3 Tại Thái Lan
Thái Lan là nước không sản xuất các chất HCFC mà nhập khẩu những
chất này để sử dụng trong lĩnh vực sản xuất điều hịa khơng khí trong nước. Thái
Lan là nhà sản xuất điều hịa khơng khí gia dụng lớn thứ hai ở khu vực Đông Á,
sản xuất xấp xỉ 10 triệu máy điều hịa khơng khí mỗi năm, trong đó tiêu thụ
trong thị trường nội địa chiếm mười phần trăm. Mơi chất lạnh được sử dụng
trong điều hịa khơng khí gia dụng và thương mại tại Thái Lan chủ yếu là
HCFC-22, chiếm tỷ lệ khoảng 95 phần trăm (xem [46]).

14


Lượng tiêu thụ cơ sở các chất HCFC của Thái Lan là 15.114 tấn; trong đó
HCFC-22 là 13.028,6 tấn. Theo kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC
(HPMP) của Thái Lan, có 12 nhà sản xuất điều hịa khơng khí gia dụng tham gia
HPMP và tổng lượng tiêu thụ HCFC-22 của 12 nhà sản xuất điều hịa khơng khí
gia dụng là 942,7 tấn mỗi năm. Chất thay thế HCFC-22 được sử dụng tại những
cơ sở này tại thời điểm ban đầu là HFC-410A, nhưng sau đó Thái Lan đưa ra
quyết định cuối cùng chuyển đổi tồn bộ cơng nghệ sản xuất điều hịa khơng khí
gia dụng sang cơng nghệ sử dụng HFC-32 với sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Đa
phương thi hành Nghị định thư Montreal và sự giúp đỡ của công ty Daikin, Nhật
Bản về mặt kỹ thuật.
Tại thời điểm xây dựng kế hoạch quản lý loại trừ HCFC-22 của Thái Lan,
HFC-410A được giới thiệu là chất thay thế khả thi nhất. Tuy nhiên, sau khi công
nghệ sử dụng HFC-32 được giới thiệu với những ưu điểm nổi trội hơn so với
HFC-410A như có GWP chỉ bằng 1/3 GWP của HFC-410A, có hiệu suất năng
lượng cao hơn, giúp giảm phát thải trực tiếp và gián tiếp khí nhà kính ra mơi

trường (xem [16]).
Như vậy, Thái Lan đã tiến hành loại bỏ HCFC-22 trong sản xuất điều hịa
khơng khí gia dụng và thay thế bằng HFC-32. Hoạt động chuyển đổi công nghệ
này hiện vẫn đang được thực hiện và theo kế hoạch, q trình chuyển đổi cơng
nghệ sẽ hoàn thành vào năm 2017.
1.1.4 Tại Indonesia
Indonesia là nước nhập khẩu các chất HCFC để tiêu thụ trong nước,
không sản xuất và xuất khẩu HCFC. Tổng lượng tiêu thụ HCFC trong lĩnh vực
điều hịa khơng khí năm 2009 là 3.114 tấn, trong đó 587,3 tấn được sử dụng cho
lĩnh vực sản xuất điều hịa khơng khí, số cịn lại được sử dụng trong lĩnh vực
dịch vụ, bảo dưỡng. Lượng tiêu thụ cơ sở HCFC trong lĩnh vực sản xuất điều
hòa khơng khí của Indonesia là 634,5 tấn (xem [44]).
Trong năm 2009, khoảng 1,21 triệu điều hịa khơng khí gia dụng được bán
tại Indonesia, trong số đó chỉ 266.000 chiếc được sản xuất trong nước, chiếm tỷ
lệ 22 %. Trong lĩnh vực điều hịa khơng khí gia dụng, chỉ có một nhà sản xuất
15


hoạt động dưới hình thức liên doanh với nước ngồi hoạt động sản xuất tại
Indonesia (xem [44]).
Tại thời điểm ban đầu, Indonesia lựa chọn HFC-410A là chất thay thế cho
HCFC-22 trong sản xuất điều hịa khơng khí gia dụng. Tuy nhiên, khi công nghệ
sử dụng HFC-32 được giới thiệu, Indonesia đã quyết định lựa chọn HFC-32,
chất không phá hủy tầng ô-dôn và có GWP nhỏ hơn HFC-410A, hiệu suất năng
lượng cao hơn là chất thay thế cho HCFC-22. Ngoài sự hỗ trợ về tài chính từ
Quỹ Đa phương thi hành Nghị định thư Montreal để chuyển đổi sang công nghệ
sử dụng HFC-32 trong sản xuất điều hịa khơng khí gia dụng, Indonesia nhận
được sự hỗ trợ về kỹ thuật trong q trình chuyển đổi sang cơng nghệ mới từ
nhà sản xuất điều hịa khơng khí của Nhật Bản là Daikin và Panasonic.
1.1.5 Tại Ấn Độ

Ấn Độ đã tiến hành thực hiện dự án thí điểm chuyển đổi cơng nghệ trong
sản xuất điều hịa khơng khí gia dụng từ HCFC-22 sang HFC-32 với sự hỗ trợ từ
công ty Daikin, Nhật Bản từ năm 2012. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng có dự án thí
điểm chuyển đổi cơng nghệ sản xuất điều hịa khơng khí gia dụng sang sử dụng
HFC-410A, HC-290 (xem [45]). Hiện nay, số lượng điều hịa khơng khí sử dụng
HFC-32 làm môi chất lạnh đã được bán tại thị trường Ấn Độ vào khoảng
150.000 chiếc (xem [28]).
Tại thời điểm các nước phát triển thực hiện loại trừ HCFC-22 trong lĩnh
vực điều hịa khơng khí, HFC-410A được giới thiệu là chất thay thế khả thi nhất.
Vì vậy, các nước Châu Âu và Hoa Kỳ, những nước đi trước các nước đang phát
triển trong hoạt động loại trừ các chất HCFC, đã thực hiện chuyển đổi sang công
nghệ sử dụng chất HFC-410A làm mơi chất lạnh trong điều hịa khơng khí gia
dụng. Tuy nhiên, HFC-410A cũng là chất có GWP cao nên khi công nghệ sử
dụng HFC-32 và HC-290 trong điều hịa khơng khí được giới thiệu, các chất
thay thế này được các nước đang phát triển, những nước được đặc ân loại trừ các
chất HCFC với thời gian muộn hơn các nước phát triển, xem xét và lựa chọn
làm chất thay thế cho HCFC-22.

16


Có hai xu hướng phát triển chính tại các nước đang phát triển trong hoạt
động chuyển đổi công nghệ thay thế cho HCFC-22 trong điều hịa khơng khí gia
dụng là chuyển sang sử dụng môi chất lạnh R-32 và R-290. Lựa chọn này cũng
phù hợp với tiêu chí của Quỹ Đa phương thi hành nghị định thư Montreal, được
thể hiện trong Quyết định XIX/6 (2007) của Hội nghị các Bên “khuyến khích
các nước thành viên thúc đẩy lựa chọn các chất thay thế cho các chất HCFC mà
những chất thay thế này có tác động tối thiểu đối với mơi trường, đặc biệt đối
với khí hậu, có tính đến tiềm năng nóng lên tồn cầu, sử dụng năng lượng và các
yếu tố liên quan khác, cũng như đáp ứng được các yêu cầu về bảo đảm sức khỏe,

sự an toàn và kinh tế” (xem [42]).
1.2

Hiện trạng và xu hướng sử dụng HCFC-22 trong lĩnh vực làm
lạnh và điều hịa khơng khí tại Việt Nam

1.2.1 Hiện trạng sử dụng HCFC-22 trong lĩnh vực làm lạnh và điều hịa
khơng khí trong những năm gần đây tại Việt Nam
HCFC-22 chủ yếu được sử dụng trong hoạt động sản xuất và dịch vụ sửa
chữa, bảo dưỡng kho lạnh, thiết bị làm lạnh và điều hịa khơng khí tại Việt Nam.
Theo điều tra và ước tính của Văn phịng ơ-dơn, Cục Khí tượng thủy văn và
Biến đổi khí hậu, tỷ lệ HCFC-22 từ năm 2014 được sử dụng cho sản xuất chiếm
khoảng 40 % và lượng HCFC-22 sử dụng cho dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng
chiếm khoảng 60 %. Lượng tiêu thụ HCFC-22 tại Việt Nam được thể hiện trong
bảng dưới đây.
Bảng 1.1: Lượng tiêu thụ HCFC-22 theo lĩnh vực từ năm 2005 đến 2014

2005

Sản xuất
(Tấn)
1.509

Dịch vụ
(Tấn)
200

Tổng
(Tấn)
1.709


2006

1.631,59

500

2.131,59

2007

1.673,88

650

2.323,88

2008

1.695

725

2.420

2009

1.572

1.244


2.816

2010

1.799,80

1.462

3.261,80

Năm

17


2011

Sản xuất
(Tấn)
1.750

Dịch vụ
(Tấn)
1.370

Tổng
(Tấn)
3.120


2012

1.597

1.336

2.933

2013

1.789,70

1.464,28

3.253,98

2014

1.407

2109.71

3.516,71

Tổng

16.424,97

11.060,99


27.485,96

Năm

Nguồn: (xem [30], [31], [32], [33])
2500

2005
2006

2000

2007
1500

2008
2009

1000

2010
2011

500

2012

0
Dịch vụ sửa chữa,
bảo dưỡng


Sản xuất

2013
2014

Hình 1.1: Lượng tiêu thụ HCFC-22 theo lĩnh vực sử dụng trong từng năm,
giai đoạn 2005-2014
18000
16000
14000
12000
10000
8000
6000
4000
2000
0

2005-2014
2005-2014

Dịch vụ sửa
chữa, bảo dưỡng

Sản xuất

Hình 1.2: Tổng lượng tiêu thụ HCFC-22 theo lĩnh vực sử dụng
từ năm 2005-2014
18



Kể từ khi các chất HCFC bị điều chỉnh theo Thông tư liên tịch số
14/2005/TTLT-BTM-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2005, lượng HCFC-22 sử
dụng trong lĩnh vực sản xuất và dịch vụ đã được thống kê và cho thấy sự gia
tăng nhanh chóng việc sử dụng HCFC-22 trong lĩnh vực dịch vụ. Trong lĩnh vực
sản xuất, nhìn chung HCFC-22 có sự gia tăng không lớn từ năm 2005 đến 2013
và giảm đi vào năm 2014. Tổng lượng HCFC-22 tiêu thụ trong mười năm qua
trong cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng là 27.485,96 tấn.
Lượng tiêu thụ này nếu phát thải vào khí quyển sẽ tương đương với 1.512 tấn
ODP và ứng với gần 50 triệu tấn CO 2 tương đương. Nếu tính trung bình mức rò
rỉ ga lạnh khoảng 20 % trong lĩnh vực dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, lượng
HCFC-22 có tiềm năng phá hủy tầng ô-dôn là 122 tấn và phát thải vào khí quyển
4 triệu tấn CO 2 tương đương.
1.2.2 Xu hướng sử dụng HCFC-22 trong lĩnh vực làm lạnh và điều hịa
khơng khí tại Việt Nam
Hiện nay điều hịa khơng khí gia dụng tại Việt Nam vẫn chủ yếu sử dụng
HCFC-22 làm mơi chất lạnh. Bên cạnh đó có một số điều hịa khơng khí gia
dụng sử dụng R-410A làm mơi chất lạnh được sản xuất trong nước và nhập
khẩu, và một lượng nhỏ điều hòa nhập khẩu sử dụng R-32 từ năm 2014.
Theo ơng Nguyễn Minh Hải, phó giám đốc Công ty cổ phần cơ điện lạnh
Hồng Phúc, đơn vị chuyên cung cấp các loại ga lạnh cho các cơ sở sản xuất thiết
bị nhiệt lạnh, điều hịa khơng khí và bảo dưỡng các thiết bị nhiệt lạnh và điều
hòa khơng khí, hiện nay điều hịa khơng khí gia dụng được sản xuất tại Việt
Nam chủ yếu sử dụng R-22, chỉ có một số nhỏ điều hịa khơng khí sử dụng R410A được sản xuất trong nước. Điều hịa khơng khí sử dụng R-32 chỉ chiếm
một lượng rất nhỏ trên thị trường và hoàn toàn được nhập khẩu từ nước ngồi từ
năm 2014. Điều hịa sử dụng R-32 được nhập khẩu chủ yếu phục vụ cho khối
các doanh nghiệp Nhật Bản hiện đang hoạt động tại Việt Nam (xem [8]).

19



Nguồn: (xem [8])
Hình 1.3: Số lượng điều hịa khơng khí sử dụng R-22 và R-410A
(nhập khẩu và sản xuất trong nước)

Theo điều tra khảo sát của Văn phịng ơ-dơn, tốc độ tăng trưởng sản xuất,
lắp ráp điều hịa khơng khí tại Việt Nam là 10 % mỗi năm, tính từ năm 2005. Do
vậy, có thể ngoại suy lượng tiêu thụ HCFC-22 trong sản xuất, lắp ráp điều hịa
khơng khí cũng tăng theo số lượng của sản phẩm điều hịa khơng khí.
Trong tương lai gần, nếu khơng có sự can thiệp từ phía cơ quan quản lý
nhà nước, số lượng điều hịa khơng khí được sản xuất sử dụng HCFC-22 làm
mơi chất lạnh vẫn chiếm tỷ lệ lớn do các doanh nghiệp trong nước chủ yếu sử
dụng HCFC-22 làm môi chất lạnh trong sản xuất điều hịa khơng khí và chưa có
kế hoạch chuyển đổi sang chất thay thế khác.
1.3

Chính sách hiện hành liên quan đến môi chất lạnh HCFC-22

Trong phiên họp toàn thể của các Bên thuộc Nghị định thư Montreal ngày
19 tháng 9 năm 2007, các Bên đã ra quyết định tăng tốc loại trừ các chất HCFC.
Theo quyết định này, các nước đang phát triển sẽ loại trừ dần các chất HCFC
theo lộ trình và loại trừ hồn toàn các chất HCFC vào năm 2040.

20


Nguồn: (xem [10])
Hình 1.4: Lộ trình loại trừ các chất HCFC đối với các nước đang phát triển


Theo quy định và lộ trình loại trừ các chất HCFC của Nghị định thư
Montreal áp dụng đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, các
nước đang phát triển phải giới hạn mức tiêu thụ tại mức cơ sở (lượng tiêu thụ
trung bình của hai năm 2009 và 2010) vào năm 2013. Các nước đang phát triển
phải loại trừ 10 % mức tiêu thụ so với mức cơ sở vào năm 2015; loại trừ 35 %
vào năm 2020; loại trừ 67,5 % vào năm 2025 và loại trừ 100 % tiêu thụ vào năm
2030. Tuy nhiên, các nước đang phát triển được phép sử dụng 2,5 % lượng tiêu
thụ HCFC so với mức tiêu thụ cơ sở từ năm 2030 đến 2040 dành cho mục đích
dịch vụ sửa chữa và duy trì, bảo dưỡng thiết bị. Như vậy, đến năm 2040, các
nước đang phát triển phải loại trừ hoàn toàn các chất HCFC.
Theo Nghị định thư Montreal, mức tiêu thụ cơ sở và nghĩa vụ loại trừ đối
với Nghị định thư Montreal của Việt Nam được thể hiện theo bảng dưới đây.

21


a. Mức tiêu thụ cơ sở
Bảng 1.2: Mức tiêu thụ cơ sở các chất HCFC của Việt Nam

3.262

Mức tiêu
thụ cơ sở
(Tấn)
3.039

Mức tiêu
thụ cơ sở
(ODP tấn)
167.15


478

496.36

487.18

53.59

HCFC-123

1

15

8

0,48

Tổng

3.295

3.773,36

3.526,18

221,22

Tên

chất/Năm

2009

2010

HCFC-22

2.816

HCFC-141b

Nguồn: (xem [40])
b. Nghĩa vụ loại trừ của Việt Nam theo Nghị định thư Montreal
Bảng 1.3: Nghĩa vụ loại trừ các chất HCFC của Việt Nam theo quy định của
Nghị định thư Montreal
Mức cho phép lượng tiêu thụ các chất
HCFC theo Nghị định thư Montreal
Mức cơ sở
(trung bình của hai năm 2009 và 2010)
2013 – Ngưng tiêu thụ tại mức cơ sở

Giới hạn lượng tiêu thụ HCFC
(ODP Tấn)
221,2
221,2

2015 – Tiêu thụ 90 % mức cơ sở

199,1


2020 – Tiêu thụ 65 % mức cơ sở

143,8

2025 – Tiêu thụ 32,5 % mức cơ sở

71,9

2030 – Tiêu thụ 2,5 % mức cơ sở

5,5

2040 – Tiêu thụ bằng 0

0

Nguồn: (xem [40])
Ngay từ giai đoạn loại trừ các chất CFC, TCT và Halon, Chính phủ Việt
Nam ngồi việc áp đặt hạn ngạch đối với nhóm chất CFC, TCT và Halon, cũng
đã yêu cầu tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu các chất HCFC thực hiện xác
nhận đăng ký nhập khẩu và báo cáo tình hình nhập khẩu các chất HCFC hàng
năm. Bộ Thương Mại và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư
liên tịch số 14/2005/TTLT-BTM-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2005 về Hướng
dẫn quản lý nhập khẩu, xuất khẩu, tạm nhập – tái xuất các chất làm suy giảm
tầng ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm
22


tầng ô-dôn để giám sát lượng tiêu thụ và hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu các

chất ODS nói chung và HCFC-22 nói riêng để lấy dữ liệu đó làm cơ sở cho
hoạch định chính sách tiến tới loại trừ HCFC-22 trong những năm sau (xem [1]).
Để đảm bảo tuân thủ quy định và lộ trình loại trừ các chất HCFC theo
Nghị định thư Montreal, trước tiên cần tuân thủ quy định lượng tiêu thụ của Việt
Nam tại mức tiêu thụ cơ sở vào năm 2013 và loại trừ 10 % vào năm 2015, Bộ
Công Thương và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư liên tịch
số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT ngày 30 tháng 12 năm 2011 quy định việc
quản lý nhập khẩu, xuất khẩu và tạm nhập - tái xuất các chất làm suy giảm tầng
ô-dôn theo quy định của Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng
ô-dôn. Theo quy định của Thông tư số 47/2011/TTLT-BCT-BTNMT, các chất
HCFC được quản lý bằng hạn ngạch nhập khẩu theo lộ trình loại trừ các chất
này do Nghị định thư Montreal quy định. Hạn ngạch nhập khẩu mỗi năm được
công bố vào đầu năm phân bổ hạn ngạch và hạn ngạch được quy định cho từng
năm, bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2012 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2019
cho từng nhóm chất HCFC (xem [2]).
Bảng 1.4: Hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC của Việt Nam,
giai đoạn 2012 - 2019
Đơn vị: Tấn
Chất/Năm

2012

2013

2014

2015

2016


2017

2018

2019

HCFC-141b

500

300

150

0

0

0

0

0

3.700

3.400

3.700


3.600

3.600

3.600

3.600

3.600

Các chất
HCFC khác

Nguồn: (xem [2])
Theo quy định của Thông tư số 47, hạn ngạch nhập khẩu các chất HCFC
sẽ giảm dần; do vậy, các doanh nghiệp sản xuất điều hịa khơng khí phải tính
đến vấn đề lượng cung HCFC sẽ càng ngày càng giảm để có kế hoạch sản xuất
và chuyển đổi sản xuất phù hợp với tình hình thực tế của nguồn cung đầu vào
HCFC.
23


×