50 điều cần biết về chứng khoán
1. Thị trường chứng khoán?- Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra sự trao đổi,
mua bán các chứng khoán theo những quy tắc được ấn định.
2. Thị trường sơ cấp?- Thị trường sơ cấp là nơi các chứng khoán được mua bán lần
đầu tiên trên thị trường.
- Trên thị trường sơ cấp chỉ diễn ra các giao dịch giữa công ty phát hành và các
nhà đầu tư mà không có sự trao đổi mua bán chứng khoán giữa các nhà đầu tư với
nhau.
- Số tiền mua được từ việc bán chứng khoán sẽ được công ty phát hành đưa vào
sản xuất kinh doanh.
3. Thị trường thứ cấp?
- Thị trường thứ cấp là nơi các nhà đầu tư mua đi bán lại các chứng khoán đã được
phát hành, nhằm tạo ra tính thanh khoản cho chứng khoán.
4. Thị trường giao dịch tập trung?- Thị trường giao dịch tập trung là một địa điểm
xác định mà tại đó chứng khoán được tiến hành trao đổi, mua – bán.
- Hiện tại chỉ có các loại chứng khoán được niêm yết tại TTGDCK TP.HCM mới
được giao dịch tại thị trường giao dịch tập trung.
5. Thị trường phi tập trung (thị trường OTC)?- Thị trường phi tập trung là thị
trường mua bán chứng khoán dựa trên sự thoả thuận giữa các nhà đầu tư, thị
trường này không có địa điểm giao dịch chính thức như thị trường tập trung.
- Các chứng khoán chưa niêm yết trên TTGDCK sẽ được trao đổi, mua – bán trên
thị trường phi tập trung.
6. Cổ phiếu?- Cổ phiếu là giấy chứng nhận số tiền nhà đầu tư đóng góp vào công
ty phát hành. Nguời nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông và đồng thời là chủ sở
hữu của công ty phát hành.
7. Cổ phần?- Vốn của công ty cổ phần được chia thành nhiều phần bằng nhau, mỗi
phần bằng nhau đó gọi là cổ phần. Cổ phần hoàn toàn khác biệt so với cổ phiếu vì
cổ phiếu chỉ là hình thức biểu hiện của cổ phần.
8. Cổ tức?- Cổ tức là số tiền hàng năm được trích từ lợi nhuận của công ty phát
hành để trả cho mỗi cổ phiếu mà cổ đông đang nắm giữ.
- VD: Năm 2002, công ty REE chi trả cổ tức 1.500 đồng/ 1 cổ phiếu, tức là tại thời
điểm công ty chi trả cổ tức, nếu nắm giữ 1 cổ phiếu REE bạn sẽ được trả 1.500
đồng.
9. Cổ phiếu phổ thông?- Cổ phiếu phổ thông là loại cổ phiếu có thu nhập phụ̀
thuộc vào hoạt động kinh doanh của công ty. Người sở hữu cổ phiếu phổ thông
được tham gia họp Đại hội đồng cổ đông và được bỏ phiếu quyết định những vấn
đề quan trọng nhất của công ty, được quyền bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản
trị của công ty.
10. Cổ phiếu ưu đãi?
Cổ phiếu ưu đãi tương tự như cổ phiếu phổ thông nhưng cổ đông sở hữu nó không
được tham gia bầu cử và ứng cử vào Hội đồng quản trị, nhưng lại có quyền được
hưởng thu nhập cố định hàng năm theo một tỷ lệ lãi suất cố định không phụ thuộc
vào lợi nhuận của công ty, được ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ đông phổ thông
và được ưu tiên chia tài sản còn lại của công ty khi công ty thanh lý, giải thể.
11. Cổ phiếu quỹ?
Cổ phiếu quỹ là cổ phiếu đã được giao dịch trên thị trường và được chính tổ chức
phát hành mua lại bằng nguồn vốn của mình.
12. Cổ phiếu chưa phát hành?
Cổ phiếu chưa phát hành là loại cổ phiếu mà công ty chưa bao giờ bán ra cho các
nhà đầu tư trên thị trường.
13. Cổ phiếu đã phát hành?
Cổ phiếu đã phát hành là cổ phiếu mà công ty được bán ra cho các nhà đầu tư trên
thị trường và công ty đã thu về được toàn bộ tiền bán số cổ phiếu đó.
14. Cổ phiếu đang lưu hành?
Cổ phiếu đang lưu hành là cổ phiếu hiện đang lưu hành trên thị trường và do các
cổ đông đang nắm giữ.
16. Tách cổ phiếu?
Tách cổ phiếu là việc tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành theo một tỷ lệ quy
định mà không làm tăng thêm vốn cổ phần của công ty và không làm thay đổi tỷ lệ
nắm giữ của cổ đông.
Một cách hiểu đơn giản, tách cổ phiếu là việc chia nhỏ một cổ phiếu thành nhiều
cổ phiếu, do vậy sẽ làm tăng số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
17. Gộp cổ phiếu?
Gộp cổ phiếu là việc giảm số lượng cổ phiếu lưu hành theo một tỷ lệ quy định mà
không làm giảm vốn cổ phần của công ty và không làm thay đổi tỷ lệ nắm giữ của
cổ đông. Hay nói cách khác gộp cổ phiếu là việc gộp nhiều cổ phiếu thành một cổ
phiếu, do vậy sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu đang lưu hành.
18. Trái phiếu?
Trái phiếu là một tờ giấy chứng nhận việc vay vốn của tổ chức phát hành đối với
người mua trái phiếu. Người mua trái phiếu là chủ sở hữu trái phiếu, đồng thời là
chủ nợ của công ty phát hành. Tổ chức phát hành phải trả một lãi suất cố định
hàng năm cho người sở hữu trái phiếu và phải hoàn trả gốc khi đến hạn.
20. Công ty cổ phần?
Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần
bằng nhau gọi là cổ phần, người mua cổ phần được gọi là cổ đông và đóng vai trò
là người sở hữu công ty.
21. Vốn điều lệ?
Vốn điều lệ là số vốn do tất cả các cổ đông đóng góp và được ghi vào điều lệ của
công ty.
22. Vốn pháp định?
Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu theo quy định của pháp luật mà một công ty
phải có khi thành lập.
23. Tổ chức phát hành chứng khoán?
Tổ chức phát hành chứng khoán là Chính phủ, doanh nghiệp hay các tổ chức khác
như:Quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trung gian được phép phát hành chứng khoán để
bán trên thị trường, nhằm mục đích huy động vốn.
24. Phát hành chứng khoán ra công chúng?
Phát hành chứng khoán ra công chúng là việc chứng khoán được phát hành rộng
rãi ra công chúng cho một số lượng lớn các nhà đầu tư nhất định.
27. Niêm yết chứng khoán?
Niêm yết chứng khoán là việc cho phép chứng khoán của các tổ chức phát hành có
đủ tiêu chuẩn để được giao dịch trên thị trường giao dịch tập trung.
28. Công ty niêm yết ?
Công ty niêm yết là công ty có chứng khoán được niêm yết trên Thị trường giao
dịch tập trung sau khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn niêm yết.
29. Điều kiện để một công ty được niêm yết trên TTCK Việt Nam?
Một công ty muốn niêm yết cổ phiếu trên thị trường thì phải là một công ty cổ
phần có:
a. Vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng;
b. Hoạt động kinh doanh có lãi ít nhất trong 2 năm liên tục trước khi niêm yết trên
thị trường;
c. 20% vốn cổ phần do trên 100 người đầu tư ngoài công ty nắm giữ ( vốn cổ phần
trên 100 tỷ đồng, tỷ lệ này là 15%)
d. Được điều hành bởi một đội ngũ lãnh đạo có năng lực;
e. Có hệ thống tổ chức và hoạt động kinh doanh trung trực, hiệu quả, minh bạch;
30. Nhà đầu tư?
Nhà đầu tư là cá nhân hay tổ chức thực hiện việc mua - bán chứng khoán trên thị
trường để tìm kiếm lợi nhuận.
31. Giao dịch chứng khoán?
Giao dịch chứng khoán là việc các nhà đầu tư mua - bán chứng khoán trên thị
trường giao dịch tập trung.
32. Lệnh giao dịch?
Lệnh giao dịch là chỉ thị mua hoặc bán chứng khoán của người đầu tư cho người
môi giới của công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch.
VD: Nhà đầu tư đặt lệnh giao dịch: Bán 1.000 Cổ phiếu REE. Nhà môi giới chứng
khoán phải thực hiện việc đặt lệnh bán 1.000 cổ phiếu REE cho khách hàng tại
TTGDCK.
33. Lệnh giới hạn?
Lệnh giới hạn là chỉ thị mua hoặc bán chứng khoán của người đầu tư đưa ra cho
người môi giới thực hiện theo mức giá chỉ định hoặc tốt hơn.
Trên thị trường giao dịch tập trung ở Việt Nam hiện nay đang áp dụng lệnh giới
hạn cho tất cả các giao dịch chứng khoán.
VD: Nhà đầu tư đặt lệnh giao dịch: Bán 1.000 Cổ phiếu REE với giá 18.700 đồng/
Cổ phiếu. Nhà môi giới chứng khoán phải thực hiện việc bán 1.000 cổ phiếu REE
cho khách hàng tại Trung tâm giao dịch chứng khoán với giá tối thiểu là 18.700
đồng/CP.
34. Lệnh ATO
Lệnh ATO là lệnh giao dịch tại mức giá khớp lệnh. Lệnh ATO có thể là lệnh mua
hoặc bán, hoặc lệnh bán. Khi nhập vào hệ thống, lệnh ATO không cần phải xác
định mức giá nhưng sử dụng chữ viết tắt ATO thay cho việc ghi giá.
Trong thời gian đặt lệnh, lệnh ATO được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên sau lệnh giới
hạn.
Khi hệ thống tiến hành khớp lệnh, lệnh ATO được coi là lệnh có ưu tiên thực hiện
cuối cùng. Nếu lệnh ATO chỉ được khớp một phần hoặc không được khớp, hệ
thống giao dịch sẽ huỷ bỏ toàn bộ số chứng khoán còn lại không được giao dịch
sau khi khớp lệnh (tức là lệnh ATO chỉ có giá trị trong một đợt khớp lệnh và
không có giá trị trong đợt khớp lệnh tiếp theo).
35. Khớp lệnh định kỳ?- Khớp lệnh định kỳ là phương thức giao dịch dựa trên cơ
sở tập hợp tất cả các lệnh mua – bán trong khoảng thời gian nhất định và tạo ra giá
khớp có khối lượng mua bán đạt được là lớn nhất. Những lệnh thoả mãn giá khớp
sẽ được thực hiện theo thứ tự ưu tiên về giá và ưu tiên về thời gian.
- Hiện nay tại Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM đang thực hiện phương
thức khớp lệnh định kỳ.
36. Mệnh giá?- Mệnh giá là số tiền ghi trên tờ cổ phiếu hay tờ trái phiếu khi phát
hành. Hiện nay, theo quy định: cổ phiếu có mệnh giá là 10.000 đồng, trái phiếu có
mệnh giá tối thiểu là 100.000 đồng.
37. Thị giá?- Thị giá là giá thị trường của các loại chứng khoán được mua – bán
trên thị trường giao dịch tập trung.
- VD: Mệnh giá của cổ phiếu REE là 10.000 đồng, nhưng giá thị trường hiện tại
của cổ phiếu REE và thời điểm ngày 10/01/2003 là 18.700 đồng / Cổ phiếu.
38. Giá niêm yết?- Giá niêm yết là mức giá của cổ phiếu được thực hiện trong
phiên giao dịch đầu tiên khi lên niêm yết trên thị trường chứng khoán và được
hình thành dựa trên quan hệ cung - cầu trên thị trường.
- VD: Cổ phiếu REE khi lên niêm yết trên thị trường giao dịch tập trung, giá niêm
yết được xác định là 16.000 đồng/ cổ phiếu.
39. Giá khớp lệnh?- Giá khớp lệnh là mức giá được xác định từ kết quả khớp lệnh
của Trung tâm giao dịch chứng khoán, thoả mãn được tối đa nhu cầu của người
mua và người bán chứng khoán.
- VD: Trong phiên giao dịch ngày 10/01/2003, giá khớp lệnh của cổ phiếu REE
đạt ở mức giá 18.700 đồng/ cổ phiếu. Tất cả những ai có lệnh mua hoặc lệnh bán
được khớp sẽ được mua và bán với giá 18.700 đồng/ cổ phiếu REE.
40. Giá đóng cửa?- Giá đóng cửa là giá thực hiện tại lần khớp lệnh cuối cùng trong
ngày giao dịch.
- VD: Giá đóng cửa của cổ phiếu REE trong phiên giao dịch ngày 10/01/2003
chính là mức giá khớp lệnh của cổ phiếu đó là 18.700 đồng / cổ phiếu.
41. Giá mở cửa?
- Giá mở cửa là giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước.
- VD: Giá mở cửa của cổ phiếu REE vào phiên giao dich ngày 11/01/2003 là
18.700 đồng/cổ phiếu.
42. Giá tham chiếu?
- Giá tham chiếu là mức giá làm cơ sở cho việc tính giới hạn dao động giá chứng
khoán trong phiên giao dịch.
- Tại thị trường giao dich tập trung hiện tại ở Việt nam thì giá tham chiếu của một
phiên giao dịch là giá đóng cửa của phiên giao dịch hôm trước.
- VD: Giá tham chiếu của cổ phiếu REE vào ngày 21/01/2003 là mức giá đóng cửa
của phiên giao dịch ngày 10/01/2003 là 18.700 đồng/ cổ phiếu.
43. Biên độ giao động giá?- Biên độ giao động giá là giới hạn giá chứng khoán có
thể biến đổi tối đa trong phiên giao dịch so với giá tham chiếu.
- VD: Giá tham chiếu của cổ phiếu REE ngày 21/01/2003 là 18.700 đồng / cổ
phiếu, biên độ giao động giá theo quy định hiện hành đối với tất cả các loại cổ
phiếu là +/- 5% tức là giá của cổ phiếu REE thực hiện trong phiên giao dịch chỉ
được phép giao động trong khoảng +/- 5% so với giá 18.700 đồng.
44. Giá trần ?- Giá trần là mức giá cao nhất mà một loại chứng khoán có thể được
thực hiện trong phiên giao dịch.
—- Giá trần = Giá tham chiếu + (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
- VD: Giá trần của cổ phiếu REE trong phiên giao dịch ngày 11/01/2003:
—- Giá trần = 18.700 + (18.700 x 5%) = 19.600 đồng.
45. Giá sàn?- Giá sàn là mức giá thấp nhất mà một loại chứng khoán có thể được
thực hiện trong phiên giao dịch.
—- Giá sàn = Giá tham chiếu - (Giá tham chiếu x Biên độ dao động giá)
- VD: Giá sàn của cổ phiếu REE trong phiên giao dịch ngày 11/01/2003:
—- Giá sàn = 18.700 - (18.700 x 5%) = 17.800 đồng.
46. Đơn vị giao dịch?
- Đơn vị giao dịch là số lượng chứng khoán nhỏ nhất có thể được khớp lệnh tại hệ
thống.
- Đơn vị giao dịch còn được gọi là lô chẵn. Hiện nay, theo quy định, lô chẵn là lô
giao dịch có số lượng từ 10 đến 9.990 cổ phiếu. Giao dịch lô chẵn được thực hiện
theo phương thức giao dịch khớp lệnh định kỳ tại thị trường giao dịch tập trung.
47. Đơn vị yết giá?- Đơn vị yết giá là đơn vị tiền tệ nhỏ nhất mà giá chứng khoán
có thể thay đổi.
- VD:
§ Nếu giá ≤ 49.900 đ, thì có các mức giá: 20.000đ, 20.100đ…. 49.900đ nhưng
không có các mức giá: 20.050đ, 20.150đ…. 49.910đ.
§ Nếu giá từ 50.000đ đến 99.500đ, thì có các mức giá: 50.500đ, 51.000đ…..
99.500đ, không có các mức giá 50.100đ, 51.900đ….. 99.400đ.
§ Nếu giá ≥ 100.000 đ, thì có các mức giá: 100.000đ, 101.000đ, 102.000đ….,
không có các mức giá 100.500đ, 101.400đ hay 102.900đ.
48. Ngày thanh toán ?- Ngày thanh toán theo quy định của Trung tâm giao dịch
chứng khoán là ngày T + 3, tức là 03 ngày làm việc sau ngày lệnh được thực hiện
(không kể ngày Lễ, ngày nghỉ) có nghĩa:
- Khi lệnh mua chứng khoán được thực hiện, sau 03 ngày chứng khoán mới được
chuyển về tài khoản của khách hàng. Khi chứng khoán về tới tài khoản thì bạn mới
có các quyền đối với số chứng khoán đó.
- Khi lệnh bán chứng khoán được thực hiện, sau 03 ngày tiền bán chứng khoán sau