Tải bản đầy đủ (.pdf) (266 trang)

Luận án tiến sĩ báo chí trên điện thoại di động tại việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 266 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHAN QUỐC HẢI

BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

PHAN QUỐC HẢI

BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành : Báo chí học
Mã số
: 62 32 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Chủ tịch Hội đồng

Người hướng dẫn khoa học


PGS.TS. Đặng Thị Thu Hƣơng

PGS. TS. Đinh Văn Hƣờng

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng
tơi. Các số liệu, trích dẫn đều có nguồn gốc rõ ràng, các kết quả
nêu trong luận án là trung thực.
Tác giả

Phan Quốc Hải


MỤC LỤC
Trang
Mục lục ....................................................................................................................... 1
Danh mục chữ viết tắt ................................................................................................. 3
Danh mục bảng, biểu đồ ............................................................................................. 4
Danh mục hình ảnh ..................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 7
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 7
2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................ 8
3. Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................. 9
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu .......................................................................... 9
5. Giả thuyết nghiên cứu và Khung phân tích ............................................................ 13
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................................ 15
7. Điểm mới ................................................................................................................ 18

8. Ý nghĩa lý luận, thực tiễn ....................................................................................... 18
9. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 19
Chƣơng 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐTDĐ ................. 20
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................................... 20
1.2. Tình hình nghiên cứu tại Việt Nam ..................................................................... 28
1.3. Những vấn đề đặt ra Luận án tiếp tục giải quyết ................................................. 35
Tiểu kết chƣơng 1 ....................................................................................................... 37
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 38
2.1. Báo chí, báo chí đa nền tảng, báo chí trên điện thoại di động và cơng chúng .... 38
2.2. Các hệ hình và lý thuyết tiếp cận nghiên cứu ...................................................... 52
2.3. Những biến đổi về báo chí truyền thơng trong thời đại cơng nghệ 4.0 ............... 65
2.4. Tình hình chung về báo chí trên điện thoại di động ............................................ 71
Tiểu kết chƣơng 2 ....................................................................................................... 75
Chƣơng 3: HIỆN TRẠNG BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI
VIỆT NAM HIỆN NAY............................................................................................. 76
3.1. Phƣơng thức sản xuất và chuyển tải thơng tin báo chí trên điện thoại di động... 76
3.2. Nội dung thơng tin của sản phẩm báo chí trên điện thoại di động ...................... 83
3.3. Hình thức của sản phẩm báo chí trên điện thoại di động .................................... 89
1


3.4. Cơng chúng tƣơng tác sản phẩm báo chí trên điện thoại di động ....................... 110
3.5. Chiến lƣợc sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm báo chí
trên điện thoại di động ............................................................................................... 129
Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................................... 138
Chƣơng 4: XU HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG
SẢN PHẨM BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG TẠI VIỆT NAM ............. 139
4.1. Dự báo xu hƣớng báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam
trong tƣơng lai ............................................................................................................ 139
4.2. Nhóm các giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm ........................................... 146

Tiểu kết chƣơng 4 ....................................................................................................... 172
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 173
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ....... 178
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 179
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 190

2


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT

1

APP

Application- Ứng dụng

2

AI

Artificial Intelligence-Trí tuệ nhân tạo

3


BTV

Biên tập viên

4

ĐHQG

Đại học Quốc gia

5

ĐTDĐ

Điện thoại di động

6

KHXH&NV

Khoa học Xã hội và Nhân văn

7

PL

Phụ lục

8


PTTT

Phƣơng tiện truyền thơng

9

PV

Phóng viên

10

VNE

Báo VNEpress

11

TNO

Báo Thanh Niên online

12

TTO

Báo Tuổi trẻ online

3



DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 1. Số mẩu độ tuổi và nghề nghiệp qua khảo sát ................................................ 12
Bảng 2.1. So sánh các yếu tố trong mơ hình truyền thơng truyền thống và
hiện đại ....................................................................................................................... 58
Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ các lĩnh vực phản ánh của báo chí trên điện thoại di động tại
Việt Nam..................................................................................................................... 84
Bảng 3.1. Thống kê những thay đổi về chuyên mục, nội dung phản ánh của
báo chí phiên bản web và phiên bản mobile............................................................... 87
Bảng 3.2. Danh mục đối chiếu các chuyên mục giữa phiên bản báo Dân trí trên
desktop và phiên bản đọc báo Dân trí trên ĐTDĐ ..................................................... 88
Bảng 3.3. Số lƣợng tin, bài thống kê trong một lần truy cập đƣợc hiển thị tại
trang chủ ..................................................................................................................... 97
Bảng 3.4. Sự cắt giảm thời lƣợng của các video clip trong tin, bài dành cho phiên
bản báo chí trên điện thoại di động ........................................................................... 98
Bảng 3.5. Sự cắt gọn thời lƣợng và biên tập lại của một số tác phẩm
trên VTCnow ............................................................................................................. 101
Bảng 3.6. Số lƣợng audio clip sử dụng trong tin bài của báo chí trên ĐTDĐ .......... 102
Biểu đồ 3.2. Nội dung thƣờng xuyên tiếp nhận của cơng chúng báo chí trên
điện thoại di động ....................................................................................................... 111
Biểu đồ 3.3. Tỉ lệ các tình huống tiếp nhận thơng tin khơng chủ động của
độc giả báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam ................................................. 115
Bảng 3.7. Lƣợng truy cập trên web và mobile ở một số bài viết của một số tác giả .
.................................................................................................................................... 115
Bảng 3.8. Số liệu thống kê nội dung lựa chọn của cơng chúng báo chí trên ĐTDĐ
theo giới tính ............................................................................................................... 119
Biểu đồ 3.4. Nhu cầu thông tin của công chúng báo chí trên điện thoại di động....... 120
Biểu đồ 3.5. Thái độ công chúng sau khi truy cập thông tin .................................... 121
Bảng 3.9. Nhận xét của công chúng về nội dung sản phẩm báo chí trên ĐTDĐ ....... 122

Bảng 3.10. Nhận xét của cơng chúng về hình thức sản phẩm báo chí trên ĐTDĐ .... 123
Biểu đồ 3.6. Mức độ hài lịng về báo chí trên điện thoại di động của công chúng .... 125
Biểu đồ 3.7. Mức độ chƣa hài lịng của cơng chúng với báo chí trên ĐTDĐ ............ 126
Biểu đồ 3.8. Yêu cầu của công chúng đối với báo chí trên ĐTDĐ ............................ 128
4


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Mơ hình khung phân tích của luận án ........................................................... 14
Hình 2.1. Mơ hình truyền thơng của Shannon và Weaver ......................................... 57
Hình 2.2. Sự bổ sung các yếu tố trong q trình truyền thơng
qua các thời kỳ ............................................................................................................ 59
Hình 2.3. Mơ hình tiếp xúc các PTTT của Ikuo Takeuch .......................................... 63
Hình 3.1. Mơ hình thể hiện sự khác biệt giữa sản xuất và chuyển tải sản phẩm
trên web và trên mobile .............................................................................................. 79
Hình 3.2. Ứng dụng đọc báo Thanh Niên online và VnExpress trên ĐTDĐ
chủ động cập nhật thông tin mới ngay cả khi không truy cập .................................... 82
Hình 3.3. Mơ hình thể hiện nội dung của báo điện tử trên điện thoại di động ........... 85
Hình 3.4. Cách xây dựng nội dung riêng cho mobile của VTCNow và VOV1 ........ 86
Hình 3.5. Các tin, bài đƣợc tách rời khỏi chƣơng trình và đƣợc biên tập lại của
VTCNow (trái) và VOV1 (phải) ................................................................................ 87
Hình 3.6. Giao diện dành cho điện thoại di động của báo Thanh Niên online
và Dân trí tùy biến (có chữ “m” đi kèm) .................................................................... 91
Hình 3.7. Giao diện của VNE, TTO và VTCNow tùy biến trên điện thoại di động ..
.................................................................................................................................... 91
Hình 3.8. Giao diện 2 cột (báo Thanh niên) và giao diện 1 cột (VTCnow) ............... 92
Hình 3.9. Định dạng khổ lớn (Thanh Niên) và định dạng khổ nhỏ (VNExpress) ..... 93
Hình 3.10. Các mục, chuyên mục đƣợc đặt trên (Dân trí) hoặc dƣới (TNO)............ 93
Hình 3.11. Mơ hình giao diện báo phiên bản web (trái) và mobile (phải) ................. 94

Hình 3.12. Những dạng video xuất hiện trong các bài viết của báo chí trên
điện thoại di động ....................................................................................................... 96
Hình 3.13. Cách bố cục video clip của một số tờ báo trong phiên bản báo chí
trên điện thoại di động ................................................................................................ 97
Hình 3.14. Các tin, bài đƣợc tách khỏi chƣơng trình và “đóng gói” theo từng chuyên
mục của VTCnow (mục Xu hƣớng và mục Tin tức) .................................................. 101
Hình 3.15. Audio clip dạng xen kẽ trong bài viết, âm thanh là một trích dẫn lời của
nhân vật- (báo Tuổi trẻ online) và Audio clip dạng chuyên mục tổng hợp, (báo
VNExpress) ................................................................................................................ 103
5


Hình 3.16. Sự thay đổi kích thƣớc, kích cỡ ảnh giữa phiên bản web(trái) và phiên bản
mobile(phải) trong bài viết “Biển Vũng Tàu đông nghịt ngƣời ngày nghỉ lễ” trên báo
VNExpress, 1/9/2018, đây là ảnh đại diện của bài viết trên mobile .......................... 107
Hình 3.17. Sự thay đổi kích thƣớc và kích cỡ ảnh giữa phiên bản web (trái) và phiên
bản mobile (phải) trong bài ảnh “Nhập khẩu ô tô tăng mạnh 6 tháng cuối năm”trên báo
Tuổi trẻ online, 1/12/2018 .......................................................................................... 108
Hình 3.18. Sơ đồ hệ sinh thái các yếu tố trong q trình thơng tin của báo chí trên
điện thoại di động ...................................................................................................... 109
Hình 3.19. Các App của báo Thanh Niên, báo VnExpress có tính cá nhân hóa ......... 122
Hình 3.20. Các hình thức có thể thu thập đƣợc dữ liệu ngƣời dùng từ TTO và TNO
.................................................................................................................................... 134
Hình 4.1. Giao diện dành riêng cho phiên bản trên điện thoại di động của
Tuổi trẻ online ............................................................................................................ 139
Hình 4.2. Đề xuất nội dung báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam ................. 153
Hình 4.3. Mơ hình sản xuất nội dung của video tác phẩm ......................................... 155
Hình 4.4. Kênh truyền hình tin tức-văn hóa-du lịch Vietnam Journey ..................... 157
Hình 4.5. Một kiểu đề xuất kết hợp tin tức với dịch vụ trên ĐTDĐ ......................... 157
Hình 4.6. Đề xuất nội dung trình diễn cho các audio tác phẩm ................................. 158

Hình 4.7. Đề xuất sản xuất nội dung theo dạng “big show” cho audio tác phẩm trên
điện thoại di động ....................................................................................................... 158
Hình 4.8. Đề xuất cách sản xuất nội dung viral.......................................................... 160
Hình 4.9. Mơ hình tỉ lệ tiếp xúc màn hình qua các ngón tay theo Steven Hoober ..... 161
Mơ hình 4.10. Mơ hình độ khó dễ khi tiếp xúc màn hình qua các ngón tay
theo Steven Hoober .................................................................................................... 162
Hình 4.11. Gợi ý giao diện dành cho báo chí trên ĐTDĐ tại Việt Nam .................... 163
Hình 4.12. Gợi ý thiết kế chữ viết dành cho báo chí trên ĐTDĐ tại Việt Nam ......... 164
Hình 4.13. Đề xuất các dạng tác phẩm mới của báo chí trên ĐTDĐ ......................... 165

6


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ thời đại công nghiệp 4.0 đã tác
động vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có báo chí truyền thơng. Dƣới tác
động đó, các phƣơng tiện truyền thơng, các hình thức báo chí mới xuất hiện, tạo ra một
hệ sinh thái báo chí truyền thơng đa dạng. Từ báo chí đa phƣơng tiện, báo chí dữ liệu
báo chí đa nền tảng, báo chí “nhúng” đến báo chí di động. Từ công nghệ sản xuất và
truyền phát thông tin nhỏ gọn, tiện ích đến sự tham gia của trí thơng minh nhân tạo. Từ
sản phẩm báo chí chỉ là độc quyền của cơ quan báo chí, nhà báo đến nội dung do
ngƣời dùng tạo ra. Tất cả những biến đổi đó đã làm cho đời sống báo chí trở nên sơi
động hơn bao giờ hết.
Trong bối cảnh đó, báo chí trên điện thoại di động xuất hiện nhƣ là một hình thức
báo chí hiệu quả và có nhiều ƣu điểm. Báo chí trên điện thoại di động đã trở thành mục
tiêu hƣớng đến của nhiều nền báo chí trên thế giới. Hình thức báo chí này đã trở nên
phổ biến và quan trọng đến mức nhƣ CEO Google Larry Page đã từng khẳng định là,
“chúng ta khơng cịn sống trong một thế giới “mobile-first”- ƣu tiên điện thoại di
động- mà chúng ta đang sống trong thế giới “mobile only” - chỉ dành cho thiết bị di

động” [dẫn theo:69].
Cũng nhƣ nhiều nền báo chí trên thế giới, sự ra đời của báo chí trên điện thoại di
động tại Việt Nam trong thời gian vừa qua đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong đời
sống thông tin. Những thay đổi ấy không chỉ biểu hiện bằng những hình thức bên
ngồi, mà cịn là những biến đổi bên trong có tính bản chất. Báo chí trên điện thoại di
động đã có một bƣớc tiến mạnh mẽ trong việc cấu trúc lại toàn bộ hoạt động báo chí
của nƣớc nhà từ khâu sản xuất, chuyển tải thông tin đến việc tiếp cận công chúng. Đó
có thể là những sản phẩm báo chí ngắn gọn, trực quan, cá nhân hóa, là hình thức báo
chí có thể đo lƣờng, định vị đƣợc ngƣời dùng, hình dung đƣợc cơng chúng thích gì,
đọc, xem, nghe gì, đang ở đâu và có thể dẫn dắt, điều hƣớng thói quen, nhu cầu của
ngƣời dùng. Điều mà khơng một loại hình báo chí truyền thống nào có thể thực hiện
đƣợc. “Báo chí trên điện thoại di động làm phong phú thêm môi trƣờng truyền thông,
khẳng định vị thế, quyền lực của cơng chúng báo chí hiện đại và tạo ra xu hƣớng phát
triển mới của báo chí truyền thơng” [49, tr25].

7


Với sự phát triển mạnh mẽ, báo chí trên điện thoại di động đã trở thành điểm nhấn,
tâm điểm của xã hội thông tin tại Việt Nam hiện nay. Đã đến lúc cần phải khẳng định
tính hữu ích cũng nhƣ sức mạnh của hình thức báo chí này tại thị trƣờng truyền thông
Việt Nam và xu thế phát triển tất yếu của nó trong tƣơng lai. Tuy vậy, thực tế ở Việt
Nam hiện nay, nghiên cứu báo chí trên điện thoại di động với tƣ cách là một nền tảng
báo chí mới một cách hệ thống vẫn chƣa đƣợc thực hiện. Hơn nữa, trên phƣơng diện lý
luận, vấn đề báo chí trên điện thoại di động vẫn là địa hạt cịn bỏ ngỏ. Chính vì thế,
NCS chọn đề tài “Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay” làm đề tài
nghiên cứu cho luận án.
Nghiên cứu báo chí trên điện thoại di động ở Việt Nam, luận ánh tập trung vào việc
khảo sát sản phẩm của nền tảng báo chí này bao gồm vấn đề về sản xuất, lƣu thơng,
hình thức, nội dung của sản phẩm, chỉ ra những điểm khác biệt của sản phẩm báo chí

trên điện thoại di động với các sản phẩm báo chí trên những nền tảng khác, tính tƣơng
tác của cơng chúng với sản phẩm, từ đó góp phần khái quát hóa bức tranh tồn cảnh về
hiện trạng báo chí di động ở Việt Nam. Đồng thời, qua kết quả nghiên cứu, luận án
góp phần định hình hệ thống lý thuyết về báo chí trên điện thoại di động, làm cơ sở lý
luận để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến báo chí trên điện thoại di động trong
tƣơng lai.
2. Mục đích và Nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu nội dung, hình thức, phƣơng thức sản xuất và chuyển tải thông tin,
công chúng, chiến lƣợc sản xuất, phân phối và tiêu thụ của sản phẩm báo chí trên điện
thoại di động tại Việt Nam. Trên cơ sở đó, luận án dự báo xu hƣớng phát triển và đề
xuất giải pháp để nâng cao chất lƣợng sản phẩm báo chí trên điện thoại di động trong
tƣơng lai tại Việt Nam.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện những nhiệm vụ sau:
-Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn về báo chí, báo chí đa nền tảng, báo chí di
động và báo chí trên điện thoại di động;
- Nghiên cứu, khảo sát, đánh giá hiện trạng về hình thức, nội dung, phƣơng thức sản
xuất và chuyển tải thông tin của sản phẩm báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam
hiện nay;

8


-Phân tích đặc điểm, nhu cầu, cách thức tiếp nhận và tƣơng tác thơng tin với sản
phẩm báo chí trên điện thoại di động của công chúng tại Việt Nam;
- Phân tích các chiến lƣợc sản xuất, phân phối và tiêu thụ sản phẩm của báo chí trên
điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay;
- Dự báo xu thế phát triển báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam, từ đó,
khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng sản phẩm báo chí trên điện thoại di

động trong tƣơng lai.
3. Câu hỏi nghiên cứu
Luận án tập trung trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Câu hỏi 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về báo chí trên điện thoại di động là gì?
Câu hỏi 2: Báo chí trên điện thoại di động hiện nay đƣợc thể hiện nhƣ thế nào và
sản phẩm của dạng báo chí này có gì khác biệt so với các loại hình báo chí khác?
Câu hỏi 3: Tính tƣơng tác của cơng chúng báo chí trên điện thoại di động với sản
phẩm có những điểm đặc biệt nào so với sản phẩm báo chí của các loại hình báo chí
khác?
Câu hỏi 4: Sản phẩm báo chí trên điện thoại di động cần có những giải pháp nào để
nâng cao chất lƣợng?
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là “Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam
hiện nay”.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nghiên cứu hình thức, nội dung, quá trình sản xuất, chuyển tải của phiên bản báo chí
trên điện thoại di động, trong đó khảo sát 4 tờ báo gồm Thanh Niên online, Tuổi trẻ
online, Dân trí, VNExpress, 1 kênh phát thanh là VOV1Media (VOV) và 1 kênh truyền
hình là VTCnow (VTC) phát trên hệ thống truyền hình Internet qua điện thoại di động
trong thời gian từ năm 2016 đến 2018 làm đại diện. Việc lựa chọn trên đáp ứng các tiêu
chí: i-các tờ báo, các kênh phát thanh, truyền hình trên đã có các phiên bản báo chí trên
điện thoại di động. ii-các báo, các kênh phát thanh, truyền hình trên hiện nay có lƣợng
cơng chúng lớn. iii-các cơ quan báo chí trên đã sử dụng cơng nghệ hiện đại trong việc
chuyển tải thông tin qua điện thoại di động. iv-thời gian là 3 năm từ 2016-2018 là thời
gian phù hợp với quá trình làm luận án cũng nhƣ tƣơng thích với một giai đoạn đánh giá
phát triển của báo chí.
9



Thanh Niên online, Tuổi trẻ Online, là báo điện tử phiên bản của các tờ báo in có số
lƣợng phát hành lớn của cả nƣớc hiện nay. Đây là các tờ báo có số lƣợng cơng chúng
báo in và cơng chúng trực tuyến khá lớn. Trong đó, Tuổi trẻ online (TTO) là cơ quan
ngơn luận của Đồn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh do Thành đồn thành phố Hồ
Chí Minh làm chủ quản. TTO hiện thu hút tới 2.75 triệu lƣợt truy cập/ngày, chiếm
21.95% số công chúng đọc báo tại Việt Nam. TTO hiện có 17 chuyên mục, 58 chuyên
mục con. Thanh Niên Online (TNO) là cơ quan của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt
Nam. TNO hiện đang thu hút 2.41 triệu lƣợt truy cập/ngày, chiếm 21.4% số ngƣời đọc
tại Việt Nam. TNO gồm có 17 chun mục chính và 44 chuyên mục con. TTO và TNO
đã xây dựng và sẵn sàng cho các loại hình báo chí đa phƣơng tiện bao gồm: các ứng dụng
truyền thông trên Android Market, App Store, các ứng dụng thiết bị cầm tay wap tivi
Moblie, internet tivi, phiên bản báo dành riêng cho iPhone, các loại điện thoại smart
phone và nhiều loại điện thoại cầm tay phổ biến khác...
Dân trí, VnExpress là các tờ báo điện tử độc lập với cách làm báo hiện đại, nhanh,
thời sự và là các tờ báo có uy tín, đƣợc cơng chúng quan tâm truy cập nhiều nhất.
VnExpress (VNE) là tờ báo của tập đoàn FPT do Bộ KH-CN làm chủ quản, có 5.07
triệu lƣợt xem/ ngày. Mỗi ngày, báo xuất bản trung bình 300 tin, bài, có 27 mục,
chun mục. Dân trí là một tờ báo mạng điện tử trực thuộc trung ƣơng Hội khuyến học
Việt Nam, có lƣợng truy cập khá lớn. Dân trí là một trong 2 tờ báo điện tử tiếng Việt có
lƣợng ngƣời đọc đơng đảo nhất, có 3.9 triệu lƣợt xem/ngày. Mỗi ngày Dân trí xuất bản
250-300 tin, bài trên nhiều lĩnh vực với 32 chuyên mục nội dung khác nhau1.
VOV1 là kênh thời sự tổng hợp thuộc VOV. Nội dung của VOV1 là sự kết hợp giữa
các chƣơng trình thời sự, các show và các chƣơng trình chuyên đề bao gồm phần tin
tức cập nhật, điểm báo, các bài phân tích thời sự, chun mục, phóng sự, khách mời,
thơng tin chỉ dẫn, hƣớng dẫn, thông tin thời tiết, giao thông. VOV1 thơng tin nhanh,
bình luận sâu, tƣơng tác đa chiều, tăng cƣờng tƣơng tác với công chúng qua điện thoại,
facebook, fanpage… trong mỗi chƣơng trình đều có sự tham gia của cơng chúng.
VTCNow là hình thức truyền hình dành riêng cho điện thoại đầu tiên ở Việt Nam.
VTCNow thuộc Đài truyền hình Kỹ thuật số VTC – Đài Tiếng nói Việt Nam có nhiều
điểm mới về nội dung và giải pháp công nghệ. Về nội dung, VTCNow chú trọng đề cập

tới tin tức, đây là giá trị nội dung cốt lõi. Bên cạnh đó, một thế mạnh khác của VTC
Now và gần nhƣ là đi tiên phong đó là phát triển Breaking News trên điện thoại.
1

Số liệu đƣợc cung cấp bởi Alaxa.com, một trang web trực tuyến đo ngƣời dùng hàng đầu trên thế giới vào điểm
thời gian 1/12/2017.

10


Khách hàng mục tiêu của VTCNow hƣớng đến là nhóm đối tƣợng không quá trẻ và
cũng không quá già, nằm trong độ tuổi từ 22- 54 tuổi. VTCNow cung cấp kho nội dung
giàu bản sắc với sự kết hợp tinh tế giữa xu hƣớng nội dung hiện đại của VTC và những
chƣơng trình tin cậy, đậm nét truyền thống của VOV2.
- Khảo sát cơng chúng báo chí trên điện thoại di động tại 3 thành phố lớn là thành phố
Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Đây là những địa điểm có sự phát
triển mạnh về kinh tế xã hội của cả nƣớc, là đại diện cho các khu vực Bắc, Trung và Nam,
mang đậm dấu ấn, đặc điểm công chúng từng vùng miền. Khảo sát những địa điểm trên sẽ
giúp luận án có cái nhìn tồn diện hơn về cơng chúng Việt Nam trong vấn đề tiếp nhận
thơng tin báo chí trên điện thoại di động.
Hà Nội là thủ đô, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của cả nƣớc và là địa bàn đại
diện khu vực Bắc Bộ với diện tích tự nhiên là 24,314.7 km2. Hà Nội có 30 quận,
huyện, dân số là 7.654,8 nghìn ngƣời. Trong đó, dân số thành thị là 3.764,1 nghìn
ngƣời, chiếm 49,2%; dân số nơng thơn là 3.890,7 nghìn ngƣời, chiếm 50,8% (Số liệu
thống kê năm 2017 tại Cổng thơng tin Chính phủ. Chinhphu.vn). Thành phố Hồ Chí
Minh là trung tâm kinh tế và khoa học kĩ thuật quan trọng của cả nƣớc, là đại diện cho
khu vực miền Nam. Thành phố Hồ Chí Minh hiện có 24 quận, huyện, tổng diện tích
2.095,5 km2, dân số 8,611,0 nghìn, trong đó dân số thành thị chiếm 83%, nông thôn
chiếm 17% (Số liệu thống kê của Cục thống kê thành phố Hồ Chí Minh, năm 2017 đăng
tại Niên giám thống kê 2017, ). Thành phố Đà

Nẵng là thành phố phát triển nhất miền Trung, là thành phố có tầm chiến lƣợc trong phát
triển kinh tế xã hội khu vực miền Trung. Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.283,42 km2;
dân số là 942.132 nghìn ngƣời, trong đó dân số thành thị là 87%, nông thôn là 13%, có 7
quận, huyện (Số liệu thống kê tại Niên giám Đà Nẵng 2017 tại Cổng thông tin thành phố
Đà Nẵng, ).
Điều tra công chúng đƣợc thực hiện tại 3 địa điểm là Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng và đƣợc mô tả chi tiết trong Bảng 1. Kết quả khảo sát cho thấy một số điểm nổi
bật nhƣ sau: i) Tỉ lệ giới tính tƣơng đƣơng nhau, nam: 629 ngƣời chiếm 52,8%, nữ
562, chiếm 48.2%. Đây là tỉ lệ phù hợp để có thể có kết quả khách quan trong việc
thống kê các chỉ số. ii) Khả năng tiếp nhận báo chí (đọc/nghe/nhìn) của cơng chúng cơ
bản là tốt; iii) có sự chênh lệch đáng kể về độ tuổi, độ tuổi từ 19-55 chiếm phần lớn số
2

Xem thêm: “Điểm nhấn về sự khác biệt của VTC Now nằm ở mặt nội dung và giải pháp cơng nghệ hồn tồn
mới lần đầu xuất hiện. />
11


công chúng khảo sát, với tỉ lệ là 74.8%, trong khi đó độ tuổi trên 55 có số lƣợng thấp
với tỉ lệ là 9.0%. Điều này phù hợp vì hầu hết những ngƣời sử dụng điện thoại di động
thƣờng ở độ tuổi thanh niên và trung niên. Đây là bộ phận cơng chúng mới và sẽ là
nhóm cơng chúng quan trọng, chiếm thị phần lớn trong thị trƣờng truyền thông và báo
chí của Việt Nam trong tƣơng lai. iv) Sự chênh lệnh trong nghề nghiệp cũng thể hiện
khá rõ: viên chức, nhân viên văn phịng, học sinh sinh viên, cơng nhân có số lƣợng
nhiều hơn là nơng dân với tỉ lệ lần lƣợt là 26.4%, 24.3%, 22.2% và 6.2%. Sự chênh
lệch này là hợp lý do địa bàn khảo sát và đối tƣợng khảo sát đã đƣợc khoanh vùng từ
những cơng chúng thƣờng xun tiếp cận cơng nghệ và có thời gian đọc báo nhiều
nhất. v) Trình độ học vấn không đồng đều: chiếm tỉ lệ cao nhất là công chúng có trình
độ ĐH-CĐ: 519 ngƣời, chiếm 43.6%, tiếp đến là THPT: 378 ngƣời, chiếm 31.7%, thấp
nhất là THCS và Tiểu học lần lƣợt là 39 ngƣời, chiếm 3.3% và 40 ngƣời, chiếm 3.4%.

Việc chênh lệch này cũng phù hợp khi đối tƣợng ngƣời sử dụng điện thoại di động để
tiếp cận thơng tin báo chí thƣờng phải có một trình độ hiểu biết nhất định và có trình
độ học vấn tƣơng đối cao mới có thể tiếp nhận thơng tin đƣợc.
Bảng 1. Số mẩu độ tuổi và nghề nghiệp qua khảo sát
Giá trị
Nơng
dân
Cơng
nhân
Bn
bán
Viên
chứcNVVP
HS-SV
Khác
Tổng

Nghề nghiệp
Số
Phần
lượng
trăm
74
6.2

Giá trị
16-18

Độ tuổi
Số

Phần
lượng
trăm
193
16.2

Trình độ học vấn
Giá trị
Số
Phần
lượng
trăm
TH
40
3.4

264

22.2

19-24

277

23.3

THCS

39


3.3

132

11.1

25-34

303

25.4

THPT

378

31.7

315

26.4

35-55

311

26.1

TC


128

10.7

289

24.3

Trên 55

107

9.0

519

43.6

117
1191

9.8
100.0

Tổng

1191

100.0


CĐĐH
SĐH
Tổng

87
1191

7.3
100.0

Giá trị
Nam
Nữ
Tổng cộng

Giới tính
Số lượng
629
562
1191

12

Phần trăm
52.8
48.2
100


5. Giả thuyết nghiên cứu và Khung phân tích

5.1. Giả thuyết nghiên cứu
- Có sự khác biệt giữa phiên bản báo chí trên điện thoại di động với phiên bản báo
chí trên các nền tảng khác.
- Phƣơng thức sản xuất và chuyển tải thơng tin báo chí trên điện thoại di động đang
hình thành tại Việt Nam.
- Báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam đã xây dựng chiến lƣợc sản xuất, phân
phối và tiêu thụ sản phẩm riêng.
- Cơng chúng báo chí trên điện thoại di động là công chúng tƣơng tác, kết nối, thể
hiện sự phân mảnh rõ nét và có tính hội tụ cao.
- Có sự tác động của công nghệ đến cách sản xuất nội dung và phƣơng thức chuyển
tải thơng tin, từ đó hình thành nên một hệ sinh thái báo chí trên điện thoại di động.
5.2. Khung phân tích
Những biến đổi về báo chí truyền thơng trong thời đại cơng nghiệp 4.0 đã làm cho
bức tranh thị phần báo chí Việt Nam có những phân chia rõ nét. Sự phân chia ấy đã
định hình nên các dạng báo chí truyền thơng mới trong đó có báo chí trên điện thoại di
động. Dạng báo chí trên điện thoại di động ra đời đặt ra nhiều vấn đề cần thiết phải
đƣợc tìm hiểu, nghiên cứu cả về lý luận và thực tiễn.
Từ thuật tiễn đó, luận án xác định khung lý thuyết nghiên cứu gồm khái niệm, đặc
điểm về báo chí, báo chí đa nền tảng, báo chí trên điện thoại di động, cơng chúng
tƣơng tác báo chí trên điện thoại di động, các hệ hình nghiên cứu “Quyết định luận kỹ
thuật”, hệ hình “Văn hóa hội tụ”, lý thuyết “Mơ hình truyền thơng” và lý thuyết “Sử
dụng và hài lòng”.
Trên cơ sở khung lý thuyết, luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu gồm
phƣơng pháp luận và phƣơng pháp công cụ để nghiên cứu sản phẩm/phiên bản báo chí
trên điện thoại di động dƣới góc độ nội dung, hình thức, phƣơng thức sản xuất và công
chúng tƣơng tác. Từ kết quả nghiên cứu, luận án chỉ rõ những điểm khác biệt của sản
phẩm/phiên bản của báo chí trên điện thoại di động với các sản phẩm/phiên bản của
các loại hình báo chí khác, đồng thời làm căn cứ để đề xuất các giải pháp nhằm nâng
cao chất lƣợng sản phẩm báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam.


13


CƠ SỞ THỰC TIỄN

Những biến đổi về
báo chí truyền thơng
trong thời đại cơng
nghệ 4.0

Bức tranh thị phần
báo chí Việt Nam
hiện nay

Những vấn đề báo
chí trên điện thoại di
động

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hệ hình Quyết định luận kỹ
thuật, Hệ hình Văn hóa hội tụ
Lý thuyết mơ hình truyền
thơng, Lý thuyết sử dụng và
hài lịng.

Báo chí, báo chí đa nền tảng,
báo chí trên ĐTDĐ, cơng
chúng báo chí trên ĐTDĐ


SẢN PHẨM
/PHIÊN
BẢN

NỘI DUNG VÀ
HÌNH THỨC

PHƢƠNG THỨC
SẢN XUẤT

PHƢƠNG THỨC
CHUYỂN TẢI

CÔNG CHÚNG
TƢƠNG TÁC

CHIẾN LƢỢC SẢN XUẤT, PHÂN PHỐI VÀ
TIÊU THỤ

SỰ KHÁC BIỆT CỦA SẢN PHẨM BÁO CHÍ
TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VỚI SẢN PHẨM
BÁO CHÍ TRÊN CÁC LOẠI HÌNH

XU HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG

Hình 1. Mơ hình khung phân tích của luận án
14


6. Phƣơng pháp nghiên cứu

6.1. Phương pháp luận:
- Phƣơng pháp luận chung: Luận án dựa trên cơ sở phƣơng pháp luận của chủ nghĩa
Mác-Lênin: sử dụng phép duy vật biện chứng và phép duy vật lịch sử; quan điểm của
Chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, của Đảng về báo chí truyền thơng, lý luận
báo chí truyền thơng.
- Phƣơng pháp luận chuyên ngành: Sử dụng hệ hình Quyết định luận kỹ thuật của
McLuhan, hệ hình Văn hóa hội tụ của Henry Jenkins, lý thuyết Sử dụng và hài lòng của
Ikuo Takeuchi, Elihu Katz, Denis McQuail và Lý thuyết Mô hình truyền thơng của
Claude Shannon và Warren Weaver .
6.2. Phương pháp công cụ:
6.2.1. Sử dụng phương pháp liên ngành: phƣơng pháp nghiên cứu nghiên cứu định
tính (phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu) và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng (phỏng
vấn Anket). Cụ thể:
1) Từ cơ sở lý thuyết, các nghiên cứu liên quan và tình hình thực tế ở Việt Nam, luận
án sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu thứ cấp nhằm phân tích, tổng hợp những tài
liệu, tƣ liệu, số liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu, xây dựng cơ sở lí luận cho luận
án. Phƣơng pháp phân tích nội dung để khảo sát, phân tích, tổng hợp nội dung và hình
thức các báo trên điện thoại di động tại Việt Nam.
2) Khảo sát Anket 1200 phiếu đƣợc phát trực tiếp đến đối tƣợng khảo sát là công
chúng tại 3 địa điểm: thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh.
Tổng cộng có 1.197 phiếu thu đƣợc và có thể sử dụng 1.191 phiếu (9 phiếu không hợp
lệ). Khảo sát 300 ngƣời dùng về cách thức tham gia làm báo trên điện thoại di động tại
Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, kết quả thu về 287 phiếu hợp lệ (3 phiếu không hợp
lệ). Khảo sát 300 nhà báo về cách tác nghiệp báo chí trên điện thoại di động đƣợc tiến
hành tại 6 cơ quan báo chí là các tờ báo, kênh phát thanh, truyền hình trong diện khảo
sát của luận án. Kết quả thu về sử dụng hợp lệ 300/300 phiếu. Phỏng vấn sâu 06 nhà
báo, 04 nhà quản lý báo chí lập thành các biên bản phỏng vấn theo dạng phỏng vấn cấu
trúc. Bảng hỏi phỏng vấn tham dự đƣợc ghi trực tiếp từ ngƣời hỏi và ngƣời trả lời và
đƣợc mã hóa theo thứ tự là PVS-N1 đến PVS-N4 và PVS-T1 đến PVS-T4. Dữ liệu đƣợc
thu thập bằng phƣơng pháp lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng (Stratified random sampling).

Dữ liệu nghiên cứu sau khi lấy mẫu đƣợc làm sạch và phân tích bằng phần mềm SPSS.

15


Xây dựng bảng hỏi phỏng vấn Anket đƣợc tiến hành dựa trên thuyết Sử dụng và hài
lịng và hệ hình Văn hóa hội tụ: i-xem xét mục đích tiếp xúc (đọc, nghe, xem) báo chí
trên điện thoại di động là để thỏa mãn nhu cầu riêng biệt nào: hình thành câu hỏi
C7⇀C10-PL1, C1⇀C3-PL3, ii-có sự điều chỉnh bản thân nào sau khi tiếp xúc với loại
hình báo chí trên điện thoại di động: hình thành câu hỏi C11⇀C13-PL1, C4-PL3, iiihiệu quả quan hệ của cá nhân ngƣời dùng (tƣơng tác ngƣời dùng với các mối quan hệ
xung quanh): hình thành câu hỏi C14⇀C17-PL1, C4-PL3, iv-hiệu quả giám sát môi
trƣờng (trở thành không gian sống, mua sắm, làm việc kết bạn,…) hình thành câu hỏi
C1⇀C6-PL1.
Sử dụng hệ hình Quyết định luận kỹ thuật xem xét mức độ tác động, ảnh hƣởng làm
biến đổi nội dung, qui trình sản xuất, chuyển tải thông tin tác phẩm và cách thức làm báo
của nhà báo. Cụ thể: i-tác động của phƣơng tiện kỹ thuật đến tác nghiệp báo chí: hình
thành câu hỏi C1⇀C2-PL2, ii-phƣơng tiện truyền thơng quan trọng nhƣ chính thơng
điệp, truyền thơng nào thì thơng điệp đó: hình thành câu hỏi C2⇀C5-PL2.
Xây dựng bảng hỏi phỏng vấn sâu dựa trên thuyết Mô hình truyền thơng lý giải về
những thay đổi của truyền thơng và báo chí trong thời đại cơng nghiệp 4.0 từ các nhà
báo, nhà quản lý báo chí: i-nguồn phát đa dạng nhiều phía: hình thành câu hỏi C1⇀C2PVS-T, C1⇀C2-PVS-N, ii-kênh truyền đa nền tảng: C3⇀C6-PVS-T, C3⇀C4-PVS-N.
3) Mẩu nghiên cứu về hiện trạng báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam đƣợc
tiến hành lấy mẩu trực tiếp qua điện thoại di động Samsung Galaxy E7, Sony Xperia
XA1 Plus, Iphone 7plus và Oppo F5. Bằng những phƣơng tiện này, các nghiên cứu đƣợc
tiến hành qua đọc trực tiếp các tin, bài, xem, nghe chƣơng trình truyền hình, phát thanh
của 4 tờ báo VNExpress, Thanh Niên Online, Tuổi trẻ Online, Dân trí và các kênh
VOV1media, VTCnow. Đồng thời cũng bằng phƣơng tiện này, các hình ảnh giao diện,
các file video, audio cũng đƣợc ghi lại, chụp lại phục vụ cho mục đích nghiên cứu của
luận án.
Số tin, bài, mục, chuyên mục, hình ảnh đƣợc khảo sát qua nội dung cụ thể phục vụ

mục đích nghiên cứu đƣợc dẫn trực tiếp trong luận án. Những tin, bài, mục, chuyên
mục, hình ảnh đƣợc lấy song song trên phiên bản báo chí trên điện thoại di động (từ đây
gọi là phiên bản mobile) và phiên bản đọc trên desktop, laptop (từ đây gọi là phiên bản
web) để phân loại và so sánh. Cụ thể, tin bài đƣợc khảo sát trên 4 tờ báo từ tháng 7 đến
tháng 12 năm 2018, mỗi tháng chọn 1 ngày, ngày đầu tiên của tháng (PL4). Số lƣợng
tin, bài thống kê trong một lần truy cập đƣợc tính tại trang chủ, khơng tính các tin bài
16


trong trang thứ cấp và các tin bài sắp xếp theo chủ đề và đƣờng link đƣợc lƣu trong các
mục và tiểu mục của các ngày khác. Số lƣợng tin, bài đƣợc thống kê, phân loại theo nội
dung phản ánh, thống kê các yếu tố hình thức nhƣ hình ảnh, âm thanh, hình ảnh động có
trong tin, bài để phục vụ nghiên cứu. Tất cả quá trình khảo sát này đƣợc tiến hành bằng
phƣơng pháp đếm tên tin, bài từ các mục, tiểu mục, chuyên mục, chƣơng trình của các
báo, đài trên điện thoại di động.
6.2.2. Sử dụng nhóm các phương pháp chuyên ngành:
1) Hệ hình tiếp cận nghiên cứu Quyết định luận kỹ thuật của McLuhan sử dụng
phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, Phƣơng pháp phân tích phƣơng tiện truyền thơng (media analysis):
Phƣơng pháp phân tích phƣơng tiện truyền thông sẽ cho thấy các phƣơng tiện truyền
thông khác nhau có cách thức đƣa thơng điệp khác nhau và do đó có những hiệu quả
khác nhau. Báo in, Phát thanh, Truyền hình hay Báo điện tử có cách chuyển tải thơng tin
tƣơng đối khác nhau. Vì thế, báo chí trên điện thoại di động cũng có cách chuyển tải
thơng tin riêng. Khi sử dụng phƣơng pháp phân tích phƣơng tiện, luận án làm rõ những
vấn đề sau: 1- Ƣu và nhƣợc điểm của kênh thông tin này là gì? 2- Nó có phù hợp với đối
tƣợng cơng chúng nào?
Thứ hai, Phƣơng pháp phân tích kiểm sốt (Control Analysis): Phƣơng pháp Phân
tích kiểm sốt dùng để phân tích đối tƣợng khảo sát và nghiên cứu dƣới những góc độ
nhƣ đối tƣợng khảo sát (tờ báo, cơ quan báo chí) thuộc sự quản lý của ai? Mục đích
chính, vai trị của đối tƣợng là gì? Cơng tác kiểm duyệt và đƣa tin nhƣ thế nào? Các sắp

xếp các tin, bài theo thứ tự ra sao? Đây là phƣơng pháp có thể sử dụng để đánh giá
những mục đích hay ý định cụ thể nào đó của những hình thức thơng tin của sản phẩm
báo chí. Luận án dùng phƣơng pháp này để phân tích giao diện và sự sắp xếp hệ thống
tin, bài, mục, chuyên mục của phiên bản các tờ báo trên điện thoại di động. Từ đó đƣa ra
các kết luận có liên quan đến tính chất của báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam.
2) Lý thuyết Sử dụng và hài lòng sử dụng phƣơng pháp phân tích cơng chúng (puplic
analysis): Phân tích cơng chúng để hiểu đƣợc cơng chúng báo chí di động có những đặc
tính riêng khác nào về nhu cầu, thị hiếu, các yếu tố nhân khẩu,...Khi phân tích cơng
chúng, luận án sẽ chỉ ra cơng chúng báo chí trên điện thoại di động khơng phải là một
nhóm cơng chúng thống nhất, mà ngƣợc lại, cơng chúng bao gồm nhiều nhóm cơng
chúng khác nhau, đƣợc phân chia nhỏ thành nhiều nhóm xã hội.

17


7. Điểm mới
Đây là luận án tiến sĩ đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về báo chí trên điện thoại di
động. Về góc độ lý luận, luận án sử dụng hệ hình Quyết định luận kỹ thuật, hệ hình Văn
hóa hội tụ, lý thuyết Sử dụng và hài lịng và lý thuyết Mơ hình truyền thơng để nghiên
cứu. Đây là các hệ hình và lý thuyết lần đầu tiên đƣợc đƣa vào nghiên cứu các trƣờng
hợp các phƣơng tiện báo chí truyền thơng mới nhƣ báo chí trên điện thoại di động. Luận
án sử dụng hệ thống lý luận về báo chí, báo chí đa nền tảng, báo chí di động để luận giải
những vấn đề của báo chí trên điện thoại di động nói riêng và báo chí và truyền thơng
hiện đại nói chung là một hƣớng đi cịn ít nhà nghiên cứu tại Việt Nam đề cập và áp
dụng. Do đó, kết quả nghiên cứu của luận án có thể mở ra những góc tiếp cận mới cho
các hƣớng nghiên cứu về báo chí ở Việt Nam trong thời gian tới.
Về tính thực tiễn, đây là cơng trình áp dụng những phƣơng pháp nghiên cứu hiện đại,
qua đó, kết quả nghiên cứu sẽ đánh giá đƣợc một cách chi tiết về hiện trạng báo chí trên
điện thoại di động, những điểm khác biệt của phiên bản báo chí này so với phiên bản ở
các thiết bị đầu cuối khác, đồng thời cũng chỉ ra tính tƣơng tác của cơng chúng mục tiêu

với báo chí trên điện thoại di động hiện nay. Những kết quả nghiên cứu của luận án
khơng chỉ góp phần đánh giá, đề xuất giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm báo chí
nói chung, báo chí trên điện thoại di động nói riêng, mà cịn có thể gợi mở giải pháp cho
việc xây dựng các phƣơng tiện báo chí, truyền thơng mới khác trong tƣơng lai.
8.Ý nghĩa lý luận, thực tiễn
8.1. Ý nghĩa lý luận
Là một trong những cơng trình đầu tiên trong lĩnh vực báo chí học nghiên cứu báo
chí trên điện thoại di động tại Việt Nam, luận án là tài liệu tham khảo có giá trị cho
những nhà nghiên cứu, giảng dạy và thực hành báo chí, truyền thơng. Kết quả nghiên
cứu của luận án góp phần mở ra những hƣớng nghiên cứu mới về một loại hình truyền
thơng mới, phát triển lý luận báo chí di động và báo chí trên điện thoại di động dƣới góc
độ phƣơng thức sản xuất, chuyển tải thông tin và cách thức tiếp nhận. Luận án cũng đƣa
ra một số khái niệm mới về báo chí và truyền thơng, xây dựng và gợi mở những điểm
mới cho các hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
8.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần đánh giá cụ thể, chi tiết về hiện trạng báo chí trên điện
thoại di động tại Việt Nam, đồng thời là cơ sở, tài liệu tham khảo có tính ứng dụng cao
trong hoạt động nghề báo. Cụ thể: i-luận án cung cấp các chỉ số có giá trị khoa học làm
18


cơ sở để sản xuất sản phẩm và xây dựng mơ hình báo chí trên điện thoại di động cho các
các cơ quan báo chí, truyền thơng. ii- đặc tính cơ bản của cơng chúng báo chí trên điện
thoại di động đƣợc luận án khái quát nhằm giúp ngƣời dùng nhận diện chính mình và
nhà sản xuất tìm kiếm những chiến lƣợc tiếp cận. iii-những dự báo từ kết quả nghiên
cứu của luận án giúp hoạch định các chiến lƣợc phát triển và công tác phối hợp giữa các
cơ quan báo chí truyền thơng, nhà sản xuất với các đối tác ngày càng hiệu quả hơn.
9. Kết cấu của luận án
Luận án ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục cịn có 4 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu về báo chí trên điện thoại di động

Chƣơng 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 3. Hiện trạng báo chí trên điện thoại di động tại Việt Nam hiện nay
Chƣơng 4. Xu hƣớng và giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm báo chí trên điện
thoại di động tại Việt Nam
Nội dung luận án sẽ đƣợc trình bày theo thứ tự các chƣơng nhƣ trên.

19


Chƣơng 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ BÁO CHÍ TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.1.1. Tiếp cận hiện trạng, tác động và xu thế phát triển của báo chí trên điện
thoại di động
Những phân tích đầu tiên về vai trị thiết lập lịch trình tin tức thế giới và dẫn dắt
cơng chúng của báo chí trên điện thoại di động đƣợc biết đến từ đầu những năm 1990
khi Internet và điện thoại di động bắt đầu xâm nhập vào đời sống xã hội3. Khoảng
những năm đầu của thế kỷ XXI, một cộng đồng các nhà nghiên cứu truyền thơng và
báo chí trên điện thoại di động đƣợc thành lập. Các chuyên gia, nhà khoa học nghiên
cứu về các phƣơng tiện truyền thông mới đã tập hợp thành một cộng đồng với tên gọi
là mobile-society (Hội Di động) và thƣờng trao đổi thông tin, các kết quả nghiên cứu
hoặc trực tiếp hoặc gián tiếp trên website tại địa chỉ groups.google.com/group/mobilesociety. Hội Di động bao gồm nhiều nhà khoa học danh tiếng nhƣ James Katz, Mama
Aakhus, Leopoldina Fortunati, Christian Licoppe, Chantal De Goumay, Sum Dong Kim,
Patrick Law, Rama Pertierra đến từ nhiều quốc gia trên thế giới nhƣ Phần Lan, Mỹ,
Úc, Italia, Pháp, Hà Lan, Thái Lan, Nhật, Hàn Quốc, Philippin, Trung Quốc....Liên
minh châu Âu đã tài trợ chi phí cho 248 dự án nghiên cứu về truyền thông trên di động
của Hội Di động do James Katz đứng đầu. Kết quả nghiên cứu của các dự án do James
Katz (2008) đƣợc công bố trong rất nhiều sách và bài báo khoa học, trong đó đáng chú
ý nhất là tác phẩm Mobile communication and the transformation of social life. Trong
tác phẩm này, J. Katz kết luận: “Thông tin đƣợc truyền phát trên các thiết bị di động sẽ

đƣợc các cá nhân chấp nhận nhƣ sứ giả tinh thần và thậm chí cịn đƣợc mặc nhiên trở
thành con đƣờng dẫn dắt lối đi cho từng cá nhân.” [123, tr147]. David Cameron
(2007), nhà nghiên cứu truyền thông mới, tham gia nhiều hội thảo về truyền thơng và
báo chí di động do Hội Di động tổ chức cho rằng, thiết bị di động hiện nay không chỉ
là thiết bị liên lạc mà đang trở thành một phƣơng tiện truyền thông phổ biến với nhiều
tính năng ƣu việt, đã và đang hình thành một xu hƣớng truyền thơng, trở thành một
lĩnh vực nghiên cứu quan trọng của truyền thơng trên tồn cầu [113, tr30]. Một nghiên
3

Năm 1983, ARPAnet đƣợc đổi tên là Internet và bắt đầu triển khai ở 60 trƣờng Đại học trên nƣớc Mỹ. Năm
1985 Internet kết nối với châu Âu, châu Mỹ và bắt đầu trở thành mạng dân dụng trên khắp thế giới vào đầu thập
kỷ 90, TK XX. Chiếc điện thoại “cục gạch” DynaTAC gọi cuộc gọi đầu tiên vào năm 1973 do Dr Martin
Cooper sáng chế. Nhƣng phải đến năm 1983, DynaTAC 8000x mới đƣợc bán ra thị trƣờng. Khoảng thời gian
giữa những năm 90 của thế kỉ trƣớc, điện thoại di động mới có khả năng duyệt web qua trình duyệt WAP.

20


cứu của Francois Neland và Oscar Westlund năm 2011cũng chỉ ra rằng, thông tin trên
thiết bị di động bao gồm “4 yếu tố trong 1”, đó là: Kênh (channels), hội thoại
(conversation), nội dung (content) và thƣơng mại (commerce). Nhƣ vậy, theo nghiên
cứu này di động khơng cịn là phƣơng tiện liên lạc viễn thơng đơn thuần mà đã nhanh
chóng trở thành kênh truyền thông đa phƣơng tiện với cách thức truyền phát thơng
điệp có nhiều ƣu thế. Nó cũng đáp ứng đƣợc nhu cầu đa dạng của công chúng trẻ hiện
nay – những ngƣời có niềm đam mê đối với cơng nghệ, thích khám phá cái mới, cuộc
sống bận rộn và có xu hƣớng gắn bó với các thiết bị di động trong sinh hoạt hàng ngày
[dẫn theo: 52, tr17].
Tom Rosenstiel (2011) cũng đồng quan điểm với nhiều nhà nghiên cứu trong tác
phẩm The Future of Mobile News do Pew Research Center xuất bản đã khẳng định:
trung tâm của báo chí thế giới là báo chí bằng điện thoại di động và rằng trong tƣơng

lai, những loại hình báo chí truyền thống sẽ dẫn bị mất đi, chúng biến đổi và lấy hình
thức thơng tin bằng điện thoại di động làm phƣơng thức để truyền tải [ 140, tr 549].
Bên cạnh những hƣớng tiếp cận về xu thế của báo chí di động, một số cơng trình
nghiên cứu trên thế giới quan tâm nhiều đến hiện trạng của loại hình báo chí này. Cơng
trình quan trọng đáng chú ý thống kê và mơ tả thực trạng sử dụng báo chí di động đầu
tiên phải kể đến là báo cáo The future of Mobile News do Tom Rosenstiel (2012) phụ
trách thuộc dự án Project for Excellence in Journalism do Pew Research Center quản
lý, đƣợc thực hiện vào tháng 10 năm 2012. Đây là cơng trình có tầm bao qt lớn về số
lƣợng và tần suất sử dụng điện thoại cho việc đọc báo của 70 quốc gia trên thế giới vào
đầu thập niên thứ 2 của thế kỷ XXI. The future of Mobile News cũng chỉ ra rằng “đọc
báo, xem tin tức trên điện thoại di động là niềm đam mê mãnh liệt của giới trẻ và sự
cuốn hút “không thể chối từ” của ma lực công nghệ” [140, tr552].
Tiếp tục nghiên cứu về hiện trạng báo chí di động, một số cơng trình khác đi sâu
đánh giá phƣơng thức đọc báo trên điện thoại di động. Oscar Westlund (2013) cho biết
cơng chúng đọc tin tức báo chí trên điện thoại di động từ khi “chỉ là những “kẻ hở
nhỏ” của cuộc sống hằng ngày tập trung vào giới công chức, nhà kinh doanh trên
đƣờng đến công sở đến nay đọc tin tức trên điện thoại là không biên giới, mọi lúc mọi
nơi” [138, tr15]. Ngồi ra, Oscar Westlund cịn khẳng định rằng đã có sự biến đổi tin
tức trên điện thoại di động theo thời gian do sự tác động của công nghệ và nhu cầu
thông tin của công chúng. Một chi tiết khác khá quan trọng cũng đƣợc Oscar Westlund
21


đề cập là những điểm khác biệt của phiên bản báo chí trên điện thoại di động và báo
chí đƣợc tiếp nhận qua các phƣơng tiện khác. Oscar Westlund, nghiên cứu về báo chí
di động, lý thuyết về loại hình truyền thông mới này phải đề cập đến 3 nội dung, hay 3
lĩnh vực cơ bản: 1/ Giao diện ngƣời dùng-tức hình thức của một version, một diện mạo
của báo chí trên thiết bị di động, hình thức này khác với các hình thức giao diện của
các thiết bị khác ở điểm nào; 2/Công chúng, ngƣời sử dụng thiết bị di động để hƣởng
thụ thơng tin báo chí, trong đó đặc tính cá nhân hố phải đƣợc xem là đặc tính cơ bản

nhất của cơng chúng báo chí trên điện thoại di động; 3/ Hệ thống kỹ thuật (đề xuất)
nhằm phân phối, điều hƣớng, chuyển tải thông tin đến công chúng [138, tr19].
Oscar Westlund cho rằng, có một điểm khác biệt giữa phiên bản báo chí cho điện
thoại di động và báo chí cho các thiết bị khác nhƣ máy tính cá nhân hoặc desktop. Ơng
viết, “màn hình di động nhỏ hơn màn hình máy tính cá nhân và thƣờng dựa trên nền
tảng cảm ứng, do vậy mà cách thiết kế giao diện cho ngƣời dùng di động cũng có sự
khác biệt. Màn hình máy tính cá nhân thƣờng hàm chứa nhiều thông tin trong cùng
một giao diện hơn so với thiết bị di động, vì vậy để hiển thị cùng một lƣợng thơng tin
ấy trên màn hình di động, sẽ có rất nhiều giao diện khác nhau cần đƣợc sử dụng, và do
vậy một vài logic điều hƣớng giữa chúng cũng cần phải đƣợc thiết lập” [138, tr24].
Ngoài sự khác biệt về hình thức, giao diện, các thiết kế nội dung cho phiên bản
mobile cũng không tƣơng đồng với phiên bản desktop, laptop. Trong chƣơng 2-Tổng
quan lý thuyết và chƣơng 4-Tin tức trên điện thoại di động, của công trình này, Oscar
Westlund chỉ ra nội dung khi thiết kế cho báo chí mobile mang tính cá nhân, tƣơng tác,
ngắn gọn và tiện ích.
Đóng góp tiếp theo về những thành tựu nghiên cứu báo chí trên điện thoại di động
có tác phẩm “Cross-media news work-Sensemaking of the mobile media Revolution”
(Sản xuất tin tức truyền thông hội tụ: một nghiên cứu đa ngành về cuộc cách mạng của
truyền thông di động) của Alasutari (2010). Trong cơng trình này, Alasutari đã mơ tả
một cách chi tiết về cách thức hình thành và phát triển cũng nhƣ qui trình sản xuất các
sản phẩm báo chí dành cho điện thoại di động tại các nƣớc có nền báo chí lớn trên thế
giới, chủ yếu là các nƣớc Bắc Âu. Alasutari cho rằng, mơ hình tồ soạn và tính chất
của một sản phẩm báo chí đƣợc đăng phát trên điện thoại di động phải phù hợp với
thiết bị thu phát đầu cuối này cả về nội dung và hình thức. Quan điểm của Alasutari là
một bƣớc xác nhận báo chí trên điện thoại di động là một loại hình báo chí mới. Quan
22


×