Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Bước đầu nhận diện loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động ở Việt Nam tt.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (616.19 KB, 29 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRẦN THỊ NGUYỆT ÁNH


BƯỚC ĐẦU NHẬN DIỆN LOẠI HÌNH TRUYỀN
THÔNG MỚI TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Ở VIỆT NAM



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Báo chí học






Hà Nội - 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRẦN THỊ NGUYỆT ÁNH




BƯỚC ĐẦU NHẬN DIỆN LOẠI HÌNH TRUYỀN
THÔNG MỚI TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG
Ở VIỆT NAM


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học
Mã số: 60 32 01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Thanh Bình





Hà Nội - 2011

1
MỤC LỤC
Danh mục chữ viết tắt ……………………………………………………… 4
Danh mục các bảng biểu………………………………………………………5
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn………………………… 6
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề………………………………………………….8

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu……………………………………… 10 …8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………………………………………10
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài………………………………….11
6. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………… 12

7. Kết cấu luận văn……………………………………………………… 12
Chương 1:
TIỀN ĐỀ RA ĐỜI LOẠI HÌNH TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐIỆN
THOẠI DI ĐỘNG
1.1. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới……………………15
1.1.1. Các phương tiện truyền thông mới 15
1.1.1.1.
Internet 15
1.1.1.2. Điện thoại di động……………………………………………… 20
1.1.2. Tác động của các phương tiện truyền thông mới tới công chúng 23
1.1.3. Truy cập Internet từ điện thoại di động…………………………….27
1.2. Các đặc điểm của loại hình truyền thông trên điện thoại di động…….31
1.2.1. Sự phát triển của các loại hình báo chí…………………………… 31
1.2.2. Loại hình truyền thông trên điện thoại di động…………………… 34
1.2.3. Các đặc trưng của loại hình truyền thông trên điện thoại di
động…….37

2
Tiểu kết chương 1………………………………………………………….40
Chương 2:
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐIỆN
THOẠI DI ĐỘNG
2.1. Truyền thông trên điện thoại di động trên thế giới…………………… 42
2.1.1. Sự phát triển của hoạt động truyền thông trên ĐTDĐ…………… 44
2.1.2. Khảo sát một số tờ báo có dịch vụ trên ĐTDĐ…………………… 44
2.1.2.1. USD Today……………………………………………………… 44
2.1.2.2. Washington Post………………………………………………… 46
2.1.2.3. New York Times………………………………………………….48
2.2. Ứng dụng đọc báo trên điện thoại di động ở Việt Nam………………48
2.2.1. Các hình thức đọc báo thông qua ĐTDĐ………………………… 48

2.2.2. Sự xuất hiện phần mềm đọc báo trên ĐTDĐ……………………….53
2.2.3. Phiên bản trên điện thoại di động của một số tờ báo…………………58
2.2.3.1. Bao moi Mobi……………………………………………………….58
2.2.3.2. Vietnam+ Mobile……………………………………………… 64
2.2.3.3. VietNamNet Mobile………… 67
2.2.3.4. Dân trí Mobile 70
Tiểu kết chương 2 73
Chương 3
XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH TRUYỀN THÔNG
TRÊN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
3.1. Xu hướng phát triển của hoạt động truyền thông trên ĐTDĐ 74
3.1.1. Xu hướng về loại hình………………………………………………74
3.1.2. Xu hướng kinh doanh dựa vào loại hình truyền thông qua
ĐTDĐ………76
3.1.2.1. Kinh doanh nhờ quảng cáo……………………………………… 76

3
3.1.2.2. Kinh doanh nhờ thu phí đọc báo………………………………….83
3.1.3. Xu hướng tác nghiệp của nhà báo………………………………… 83
3.1.3.1. Xu hướng sản xuất thông tin nhờ ĐTDĐ của nhà báo công
dân………84
3.1.3.2. Xu hướng tác nghiệp bằng ĐTDĐ của nhà báo chuyên
nghiệp……… 88
3.2. Nâng cao hiệu quả của loại hình truyền thông trên ĐTDĐ ở Việt Nam.
3.2.1. Đề xuất với đơn vị báo chí sử dụng loại hình truyền thông qua
ĐTDĐ…89
3.2.2. Đề xuất với cơ quan quản lý báo chí……………………………… 90
3.2.3. Đề xuất với các cơ sở đào tạo báo chí …………………………… 91
Tiểu kết chương 3………………………………………………………….91
KẾT

LUẬN…………………………………………………………………….93
Tài liệu tham khảo
Phụ lục












1
Luận văn này 90 trang, gồm mở đầu, kết luận và 3 chương nội dung là:
Chương 1: Tiền đề ra đời loại hình truyền thông trên điện thoại di động.
Chương 2: Sự phát triển của hoạt động truyền thông trên điện thoại di động
Chương 3: Xu hướng phát triển của loại hình truyền thông trên điện thoại di động và một số đề
xuất.
Sau Danh mục tài liệu tham khảo, có một phần phụ lục bao gồm một số bài viết, thông
tin giới thiệu về loại hình truyền thông trên điện thoại di động.
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài, ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Các phương tiện truyền thông mới là một trong những thành tựu quan trọng nhất của
loài người trong vòng hai thập kỷ trở lại đây. Sự ra đời của bất kỳ công nghệ nào, cũng như dịch
vụ đi kèm với công nghệ ấy, cũng ảnh hưởng nhất định đối với xã hội.
Khi bàn về sự thay đổi của thế giới trong thời gian qua, tác giả cuốn “Thế giới phẳng”
Thomas Friedman đặc biệt nhấn mạnh đến vai trò của các phương tiện truyền thông mới như là

một trong những yếu tố căn bản nhất góp phần làm cho thế giới trở nên “phẳng” hơn thông qua
các kết nối Internet, điện thoại di động và các hình thức hỗ trợ kỹ thuật số khác.
Giờ đây, điện thoại di động được coi là màn hình thứ tư (nếu coi màn hình của rạp
chiếu phim, màn hình tivi và màn hình máy tính là ba màn hình đầu tiên) hoặc “màn hình thứ
ba” nếu chỉ tính màn hình tivi và màn hình máy tính. Nó cũng được coi là “phương tiện truyền
thông đại chúng thứ bảy” (sau báo in, ghi âm, điện ảnh, phát thanh, truyền hình và Internet).
Điện thoại di động không chỉ là một thiết bị liên lạc mà còn là một phương tiện quản lý
cuộc sống, giải trí và đang tích hợp thêm các chức năng khác, trong đó có việc dùng để đọc báo.
Về mặt công nghệ, các nhà sản xuất tung ra ngày càng nhiều các loại điện thoại thông
minh, tích hợp nhiều tính năng và đặc biệt là khả năng kết nối Internet dễ dàng, tiện lợi, với tốc
độ cao. Các loại điện thoại này có giá thành cạnh tranh và ngày càng phổ biến. Các nhà cung
cấp dịch vụ cho điện thoại di động đã đa dạng hóa nhu cầu của khách hàng, phát triển nhiều loại
dịch vụ cho di động, thu hút được sự quan tâm của khách hàng.
Về mức độ phổ biến, theo kết quả điều tra, đến cuối năm 2007, 1/2 dân số thế giới,
tương đương khoảng 3,3 tỷ người trên thế giới sử dụng điện thoại di động). Đến cuối năm 2009,
số người sử dụng điện thoại di động là 4,6 tỷ người. Đến cuối năm 2010, số người sử dụng điện
thoại di động lên đến 5 tỷ người và con số này ngày càng tăng lên.
Với sự ra đời của mạng 3G, 4G hay những nền tảng công nghệ tiên tiến hơn, điện thoại
di động ngày càng hiện đại với nhiều tính năng và màn hình lớn trong khi giá thành ngày càng
giảm. Thêm vào đó, các nhà mạng, công ty viễn thông cũng tung ra nhiều dịch vụ mới cho điện
thoại di động. Thói quen truy cập Internet từ điện thoại di động bắt đầu hình thành và nhanh

2
chóng lan tỏa. Do đó, việc điện thoại di động trở thành phương tiện ấn hành và tiếp nhận thông
tin báo chí là điều tất yếu.
Ban đầu, do chưa nhiều trang web, báo điện tử được hỗ trợ về kỹ thuật, nên thông tin
được các nhà cung cấp chuyển tải đến công chúng thông qua tin nhắn. Với cách này, công
chúng tiếp cận thông tin có phần kém chủ động hơn.
Dần dần, cùng với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại và các nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông, các cơ quan báo chí có phiên bản điện tử, hoặc các tòa báo điện tử, đã đưa sản phẩm và

dịch vụ của mình lên điện thoại di động. Người đọc có thể tiếp cận với phiên bản điện tử của
các cơ quan báo chí này thông qua phương tiện là điện thoại di động, bằng cách kết nối Internet,
truy cập vào các địa chỉ báo điện tử để đọc tin tức. Nhưng không lâu sau, một số tờ báo điện tử
đã có phiên bản dành riêng cho điện thoại di động, và phiên bản này có một số điểm khác biệt
so với báo điện tử, để phù hợp hơn với điện thoại di động cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu của
độc giả. Hiện tại, việc đọc báo trên điện thoại di động và đọc báo trên báo điện tử mới chỉ khác
nhau ở hình thức, giao diện nhưng dần dần những yếu tố như ngôn ngữ, hình ảnh, phong cách
viết, bố cục bài báo, trang báo… sẽ có sự thay đổi nhất định để phù hợp với phương tiện điện
thoại di động cũng như nhu cầu của công chúng. Điều này đang góp phần hình thành nên một
loại hình truyền thông mới – truyền thông trên điện thoại di động cũng như thói quen mới của
công chúng – tiếp nhận thông tin báo chí qua điện thoại di động, mặc dù cho đến thời điểm này,
những yếu tố về loại hình của nó còn chưa biểu hiện rõ nét. Tuy nhiên, sau báo in, phát thanh,
truyền hình, báo điện tử, một loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động đang manh nha
hình thành.
Do đó, việc nhận diện loại hình này là một vấn đề mới mẻ nhưng rất cần thiết hiện nay.
Luận văn này sẽ góp thêm một tiếng nói vào quá trình nghiên cứu sự phát triển của các phương
tiện truyền thông mới cũng như sự phát triển của loại hình báo chí mới, làm tài liệu tham khảo
cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
Người viết cũng hy vọng luận văn sẽ giúp ích phần nào cho các tờ báo, đơn vị chuẩn bị
triển khai loại hình truyền thông trên điện thoại di động tại Việt Nam cũng như giúp các cơ quan
quản lý nâng cao hiệu quả quản lý loại hình truyền thông mới này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Có thể nói, loại hình truyền thông trên điện thoại di động là kết quả của sự phát triển
của các phương tiện truyền thông mới, ở đây, chủ yếu là Internet và điện thoại di động. Việc
nghiên cứu các phương tiện truyền thông mới được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Còn loại
hình truyền thông trên điện thoại di động là một khái niệm rất mới nên chưa có công trình khoa
học nào đi sâu vào tìm hiểu loại hình này.

3
Trên thế giới, các nhà nghiên khá quan tâm đến các phương tiện truyền thông mới nói

chung. Họ vẫn chia sẻ kinh nghiệm trong các cuộc hội thảo và tập hợp thành một cộng đồng với
tên gọi Mobile Society (Hội di động) trên địa chỉ trang web groups.google.com/group/mobile-
society để giữ liên lạc thường xuyên với nhau.
Ở Việt Nam, đã có một vài công trình nghiên cứu về tác động các phương tiện truyền
thông mới đối với từng nhóm đối tượng công chúng cụ thể. Chẳng hạn đề tài nghiên cứu cấp bộ
của nhóm tác giả gồm Tiến sĩ Bùi Quang Thắng, Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Cao Trung Vinh, Lê
Thanh Hòa, Nguyễn Thị Thu Hà thuộc Viện Văn hóa Thông tin về “Những tác động của
phương tiện truyền thông mới đối với đời sống văn hóa của cư dân đô thị”; nghiên cứu của
Tiến sĩ Bùi Hoài Sơn, Bùi Thị Thu Hà (Viện Văn hóa-Thông tin) về “Sử dụng điện thoại di
động để giữ thể diện: Một vấn đề xã hội ở Việt Nam”…
Tuy nhiên, các nghiên cứu này nhìn từ góc độ những tác động của các phương tiện truyền thông
mới đối với đời sống, chứ chưa nhìn ở góc độ nghiên cứu báo chí.
Cũng có một số bài viết nói về sự phát triển của các công nghệ truyền thông mới như
“Quyền lực thứ năm” đăng trên chuyên trang Tuần Việt Nam của Báo điện tử VietNamNet
(ngày 17/3/2010), “Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa - xã hội ở Việt
Nam” đăng trên trang web Chungta.com…
Loại hình truyền thông trên điện thoại di động mới đang manh nha hình thành nên việc
nghiên cứu về đề tài này còn rất mới ở Việt Nam. Đến nay mới chỉ có một số bài tổng hợp theo
tư liệu nước ngoài có “động chạm” đến loại hình truyền thông trên điện thoại di động khi đề cập
chung đến các công nghệ mới.
Chẳng hạn như bài viết “Báo chí thời truyền thông đa phương tiện” đăng trên báo Lao
Động, có đề cập đến “báo mobile” với giải thích là hình thức “gửi các bản tin cho bạn đọc qua
điện thoại di động” và đánh giá đây là “một hình thức báo chí mới, nhưng được đánh giá là có
tương lai ở Âu - Mỹ trong những năm tới” [26]. Tuy nhiên, bài viết này mới chỉ nhắc đến loại
hình truyền thông trên điện thoại di động như một dẫn chứng về loại hình báo chí mới trong bối
cảnh phát triển mạnh mẽ các phương tiện truyền thông mới.
Do vậy, có thể khẳng định ở Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về loại hình
truyền thông mới trên điện thoại di động ở góc độ lý luận cũng như thực tiễn của hoạt động báo
chí và đây là nghiên cứu đầu tiên về vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Người viết muốn bước đầu nhận diện những đặc điểm về loại hình của loại hình truyền
thông mới trên điện thoại di động, tập trung chủ yếu ở Việt Nam. Từ những phân tích và nhận
định, tác giả luận văn sẽ đưa ra những dự báo về xu hướng vận động và phát triển của loại hình
truyền thông này trong thời gian tới để góp thêm các luận cứ về sự vận động và phát triển của

4
các phương tiện truyền thông đại chúng mới từ góc nhìn khoa học về truyền thông đại chúng.
Thông qua việc nhận diện những yếu tố để chứng minh đang xuất hiện một loại hình truyền
thông mới trên điện thoại di động, nghiên cứu này cũng có nhiệm vụ trả lời câu hỏi liệu đây có
thực sự là một “loại hình báo chí mới” hay chỉ là một “phiên bản trên di động của các loại hình
truyền thông khác” mà thôi.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Cũng vì đây là luận văn thạc sĩ báo chí đầu tiên nghiên cứu về loại hình truyền thông
mới trên điện thoại di động nên người viết sẽ tìm hiểu về loại hình này ở góc độ lý luận và thực
tiễn của hoạt động báo chí. Bởi lẽ, hiện nay có nhiều hình thức cung cấp thông tin hoặc dịch vụ
qua điện thoại di động, ví dụ như hình thức tin nhắn đa phương tiện (MMS) mà người viết đã đề
cập ở trên, hoặc hình thức đọc báo in qua điện thoại di động (Mobile Newspaper) Tuy nhiên,
trong giới hạn của luận văn này, cũng như trong giới hạn hiểu biết của người viết, chúng tôi
muốn đi sâu vào nghiên cứu loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động dựa vào các
phiên bản dành riêng cho điện thoại di động mà các cơ quan báo chí hiện nay đang có.
Cụ thể, trong giới hạn của luận văn, chúng tôi sẽ tìm hiểu thêm về các phương tiện
truyền thông mới, để dẫn đến sự xuất hiện của loại hình truyền thông trên điện thoại di động,
đồng thời giải thích rõ hơn về thuật ngữ này.
Cùng với nền tảng lý luận, chúng tôi cũng đi sâu tìm hiểu thực tế về sự phát triển của
loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động trên thế giới cũng như ở Việt Nam, cũng như
thói quen và sự đón nhận của độc giả với loại hình báo chí này.
Thêm vào đó, nghiên cứu này cũng sẽ đưa ra một số dự báo về xu hướng phát triển của
loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động, đề xuất một số ý tưởng giúp cho loại hình
này thể hiện rõ các đặc điểm của mình, cũng như việc giới thiệu các dịch vụ dựa vào loại hình
truyền thông mới này. Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ đưa ra một số khuyến nghị khoa học trên

phương diện quản lý để khai thác những mặt tích cực của loại hình báo chí mới này trong bối
cảnh xã hội Việt Nam hiện nay cũng như việc ứng dụng hiệu quả điện thoại di động để biến nó
thành công cụ tác nghiệp tiện lợi của nhà báo hiện đại.
5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn là công trình nghiên cứu đầu tiên về loại hình truyền thông trên điện thoại di
động, có khảo sát hoạt động truyền thông trên điện thoại di động trên thế giới cũng như ở Việt
Nam. Vì thế nó có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những nghiên cứu sau này về các loại
hình báo chí, về việc hội tụ các phương tiện truyền thông mới.
Luận văn cũng có thể trở thành tài liệu tham khảo cho những đơn vị báo chí, viễn thông
muốn triển khai hoạt động truyền thông trên điện thoại di động.

5
6. Phương pháp nghiên cứu
Để có được một cái nhìn toàn diện ở góc độ lý luận cũng như thực tiễn về loại hình
truyền thông mới trên điện thoại di động trên thế giới và ở Việt Nam, chúng tôi dựa trên lý luận
chủ đạo về sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới và xu hướng phục vụ nhu cầu đa
dạng của công chúng, cũng như việc tận dụng thế mạnh cá nhân hóa để lý giải sự ra đời và phát
triển của loại hình này.
Chúng tôi cũng dựa trên những cơ sở lý luận về truyền thông nói chung và báo chí nói
riêng, về đặc điểm loại hình, tính tương tác của quá trình truyền thông để phân tích việc truyền
thông trên điện thoại di động ở góc độ loại hình báo chí.
Luận văn sẽ sử dụng các số liệu xã hội học của những công trình nghiên cứu, những
khảo sát, thăm dò có liên quan đến đề tài, các số liệu thống kê, các số liệu trong báo cáo của các
cơ quan, công ty có liên quan, các thông tin trên báo chí, mạng Internet…
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1: Tiền đề ra đời loại hình truyền thông mới trên điện thoại đi động. Ở chương
đầu tiên này, với dung lượng khoảng 25 trang, tác giả luận văn sẽ tìm hiểu sự phát triển của các
phương tiện truyền thông mới, tác động của các phương tiện này với công chúng và sự đón nhận

của công chúng với các phương tiện truyền thông mới. Cũng ở chương này, người viết sẽ tìm
hiểu sự ra đời và các đặc điểm của loại hình mới này bao gồm khái niệm, các đặc điểm về loại
hình và so sánh sự khác biệt của nó so với các loại hình báo chí khác.
Chương 2: Sự phát triển của hoạt động truyền thông trên điện thoại di động.Với dung
lượng khoảng 35 trang, người viết sẽ tìm hiểu về việc ứng dụng dịch vụ cung cấp thông tin trên
điện thoại di động của các cơ quan báo chí lớn trên thế giới cũng như một số cơ quan báo chí ở
Việt Nam.
Chương 3: Xu hướng phát triển của loại hình truyền thông trên điện thoại di động và
một số đề xuất. Trong khoảng 25 trang, tác giả luận văn sẽ tìm hiểu xu hướng về công nghệ cho
việc phát triển các hoạt động truyền thông trên điện thoại di động, xu hướng vận động về loại
hình và việc phát triển các dịch vụ. Bên cạnh đó, người viết sẽ đưa ra một số kiến nghị cho các
cơ quan báo chí và các nhà cung cấp dịch vụ nâng cao hiệu quả của hoạt động truyền thông trên
điện thoại di động ở Việt Nam cũng như đề xuất một số giải pháp cho cơ quan quản lý báo chí
Việt Nam hiện nay.




6
Chương 1: TIỀN ĐỀ RA ĐỜI LOẠI HÌNH TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐIỆN THOẠI
DI ĐỘNG
1.1. Sự phát triển của các phương tiện truyền thông mới
1.1.1. Các phương tiện truyền thông mới
Có thể nói, các phương tiện truyền thông mới như Internet và điện thoại di động đã làm
thay đổi thế giới và cách tư duy của con người. Trong một thời gian tương đối ngắn, những
phương tiện này đã tạo ra những biến đổi lớn trong đời sống của con người trên trái đất. Trong
phạm vi đề tài này, người viết sử dụng thuật ngữ các phương tiện truyền thông mới để chỉ
Internet và điện thoại di động.
1.1.1.1. Internet
Internet ra đời thực sự là một cuộc cách mạng vĩ đại. Internet đã mang lại cho loài

người một kho kiến thức mà không một thư viện, một bộ bách khoa toàn thư hay một hệ thống
thư viện nào khác có thể so sánh được. Internet cũng là môi trường kinh doanh nhanh, rẻ và hiệu
quả.
Tại Việt Nam, dịch vụ Internet được Nhà nước cho phép thực hiện từ ngày 5/3/1997.
Nhưng phải đến 19/11/1997, "cánh cổng" mở ra với thế giới mới chính thức khai trương, sau 8
tháng chuẩn bị.
Theo thống kê của Trung tâm số liệu quốc tế Internet World Stats năm 2008, Việt Nam
đứng thứ 6 ở châu Á về số người kết nối Internet. Việt Nam cũng giữ ngôi vị á quân tại Đông
Nam Á, sau Indonesia (25 triệu), còn xét về tốc độ tăng trưởng, Việt Nam chỉ thua Pakistan
(133.900 người dùng năm 2000 và 17,5 triệu vào năm 2008).
Theo tác giả nghiên cứu, con số này cao hơn so với hầu hết các quốc gia khác trong khu
vực. Dường như người Việt Nam rất hào hứng với những cơ hội mới mà Internet mang đến cho
cuộc sống của họ.
1.1.1.2. Điện thoại di động
Theo nghiên cứu được công bố, tính đến hết tháng 3/2011, toàn thế giới có khoảng 4 tỷ
người sử dụng điện thoại di động, trong đó có 1,08 tỷ người sử dụng smartphone, còn 3,05 tỷ
người sử dụng các loại điện thoại cơ bản (nghe, gọi và nhắn tin).
Theo Tổng cục Thống kê, tính đến hết năm 2010, tổng số thuê bao điện thoại của cả
nước đã ở mức 170,1 triệu, gồm 154 triệu thuê bao di động. Các mạng di động đóng góp hơn
80% doanh thu trong lĩnh vực viễn thông tại Việt Nam năm 2010.
Theo kết quả khảo sát chất lượng các mạng di động tại Việt Nam do người sử dụng tại
Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh bình chọn, được báo Bưu Điện Việt Nam công bố ngày
19/1/2011, hiện nay, đại đa số người dùng di động ở Việt Nam sử dụng công nghệ 2G và chỉ có
khoảng 5% số thuê bao sử dụng dịch vụ 3G.

7
1.1.2. Tác động của các phương tiện truyền thông mới tới công chúng
“Ảnh hưởng quan trọng nhất của các phương tiện truyền thông mới đối với văn hóa nói
riêng, các lĩnh vực khác của đời sống xã hội nói chung là chúng thúc đẩy quá trình cá nhân hóa
trên mọi lĩnh vực.”

Đặc trưng của các phương tiện truyền thông mới là phương tiện giao tiếp có tính di
động và mang tính cá nhân cao. Bên cạnh đó, ngày càng có nhiều chức năng khác được thêm
vào các thiết bị này như các chức năng chơi game, nghe nhạc, xem tivi, quản lý đời sống, cập
nhật thông tin mới…, chứ không chỉ thuần túy là gửi và nhận email của Internet hay gọi điện
của điện thoại di động.
Trong tương lai, việc những phần mềm giúp thể hiện “cái tôi” sẽ ngày càng phổ biến do
nó đáp ứng đúng nhu cầu cá nhân hóa đang chiếm lĩnh thế giới mà chúng ta đang sống.
1.1.3. Truy cập Internet từ điện thoại di động
Điện thoại di động là phương tiện mang tính cá nhân cao, trong khi các dịch vụ dành
cho điện thoại ngày càng nhiều, do đó, việc người dùng sử dụng điện thoại di động để truy cập
Internet đang trở nên rất phổ biến.
Theo dự đoán, đến năm 2015, lượng người sử dụng điện thoại di động trên toàn cầu để
truy cập Internet sẽ vượt qua lượng người dùng máy tính cá nhân.
Theo báo cáo NetCitizens 2011 của công ty nghiên cứu thị trường Cimigo, trong số
những người sử dụng Internet ở Việt Nam, có 38% đã truy cập Internet bằng điện thoại di động
hay smartphone, chủ yếu ở giới trẻ.
Những người trong độ tuổi 15-24 truy cập Internet bằng điện thoại di động nhiều gấp 2
lần những người trong độ tuổi 35-49. Truy cập bằng điện thoại đi động ở miền Bắc (chủ yếu ở
Hà Nội, Hải Phòng) cao hơn ở miền Trung và miền Nam.
Có thể nói, việc truy cập Internet trên điện thoại di động đảm bảo tốt các lợi thế về:
+ Tính cá nhân: Mỗi người dùng ít nhất một điện thoại di động riêng, ít chung đụng.
+ Tính tiện lợi: Điện thoại di động nhỏ gọn, thường được mang theo người gần như “mọi lúc,
mọi nơi”.
+ Tính tức thời: Giúp công chúng có thể truy cập thông tin sớm nhất, trở thành người đầu tiên
biết thông tin.
+ Tính tương tác: Tương tác giữa người dùng với các dịch vụ của Internet trên điện thoại di
động và giữa những người dùng với nhau, tạo thành cộng đồng ảo.
1.2. Các đặc điểm của loại hình truyền thông trên điện thoại di động
1.2.1. Xu hướng phát triển các loại hình truyền thông
Trên thực tế, khoa học công nghệ đang làm báo chí bùng nổ. Công nghệ đã giúp sinh ra

nhiều loại hình báo chí trên thế giới.

8
Năm 1865, báo giấy ra đời lần đầu tiên ở Việt Nam [6]. Chỉ trong vòng 1,5 thế kỷ, bước
tiến của khoa học công nghệ đã đem đến cho Việt Nam nhiều loại hình báo chí mới.
Năm 1865, tờ Gia Định báo ra đời.
Năm 1925, Thanh Niên – tờ báo cách mạng đầu tiên ra đời.
Năm 1945, Đài Tiếng nói Việt Nam ra đời.
Năm 1970, Đài Truyền hình Việt Nam ra đời.
Năm 1997, Quê Hương điện tử xuất hiện.
Năm 2009: Bản tin qua điện thoại di động xuất hiện.
Những loại hình báo chí mới đòi hỏi cách xử lý thông tin mới đối với phóng viên, đòi hỏi mới
đối với các tổng biên tập, làm thay đổi thói quen tiếp nhận của công chúng. Điều này cũng sẽ
dẫn tới những yêu cầu mới đối với những nhà quản lý báo chí.
1.2.2. Loại hình truyền thông trên điện thoại di động.
1.2. Các đặc điểm của loại hình truyền thông trên điện thoại di động
1.2.1. Xu hướng phát triển các loại hình truyền thông
Theo PGS. TS Đinh Văn Hường, về mặt lịch sử thì các loại hình báo chí hình thành và
phát triển theo một “quá trình lịch sử tự nhiên” (Các Mác).
Trên thực tế, khoa học công nghệ đang làm báo chí bùng nổ. Công nghệ đã giúp sinh ra
nhiều loại hình báo chí trên thế giới.
Ngược dòng thời gian, có thể thấy bảng tin mang tên Acta Diurna của người La Mã xuất
hiện khoảng năm 59 trước Công nguyên được coi là tờ báo đầu tiên trên thế giới. Julius Caesar,
một vị tướng nổi tiếng dưới thời La Mã cổ đại đã ra lệnh cho dán các bản tin về các sự kiện
đang diễn ra trên khắp các thành phố lớn. Những bảng thông tin lớn được đặt ở những chỗ công
cộng, đông người qua lại. Acta Diurna đưa ra những thông tin về các vụ scandal của chính
quyền, các chiến dịch quân sự, các phiên tòa xét xử và các vụ thi hành án.
Đến thế kỷ thứ 8 ở Trung Quốc, những tờ truyền tin viết tay bắt đầu có mặt trên đường
phố Bắc Kinh, trong đó cũng đưa ra những tin tức quan trọng của triều đình và những sự kiện
nổi bật xảy ra trong xã hội.

Công nghệ in báo ra đời năm 1447 với công lao lớn của Johann Gutenberg, một nhà
phát minh người châu Âu. Sự ra đời của công nghệ in đã đặt nền tảng cho kỷ nguyên phát triển
của báo chí hiện đại.
Vào nửa đầu thế kỷ 17, những tờ báo in mới được xuất bản thường xuyên và định kỳ.
Với sự ra đời của đài phát thanh vào thập niên 90 của thế kỷ XVIII, báo in phải cạnh tranh rất
vất vả để khẳng định vai trò thông tin của mình.
Chẳng bao lâu sau cuộc cạnh tranh vất vả với đài phát thanh, các tờ báo lại phải đối mặt
với sự ra đời của truyền hình. Từ 1940 đến 1990, doanh số bán báo tại Mỹ giảm hẳn, từ con số 1

9
tờ báo/người xuống 1 tờ báo/3 người. Mặc dù có sự sụt giảm đáng kể về số lượng, nhưng sự
xuất hiện của truyền hình vẫn không thể thay thế hoàn toàn vai trò của báo in.
Báo điện tử xuất hiện vào giữa thập niên 90 của thế kỷ XX. Đến cuối thập niên đã có
khoảng 700 website và đến thời điểm này thì số website đã lên tới hàng triệu.
Nhưng rồi đầu thế kỷ XXI, loại hình truyền thông trên điện thoại di động đã xuất hiện.
Thông qua tin nhắn, thông qua màn hình điện thoại, người đọc có thể nhận được bản tin mọi
lúc, mọi nơi, thuận lợi hơn nhiều so với dùng máy tính truy cập Internet. Mỗi thuê bao trở thành
một khách hàng đọc báo. Và như vậy, loại hình truyền thông trên điện thoại di động mới xuất
hiện nhưng đã có lượng độc giả rất lớn.
Theo nhà báo Trần Duy Phương – Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty truyền thông Đa
phương tiện VTC, “nhờ sự phát triển của công nghệ, những hình thức báo chí mới xuất hiện
ngày càng nhanh. Từ chỗ vài thế kỷ, nay chỉ hơn 1 thập kỷ, báo chí lại xuất hiện một loại hình
mới”. [21].
Báo chí Việt Nam tuy ra đời sau nhưng nhanh chóng bắt kịp công nghệ thế giới. Nhiều
loại hình báo chí đã xuất hiện tại Việt Nam. Báo giấy, phát thanh, truyền hình, báo điện tử… và
giờ đây, sẽ là sự xuất hiện của báo trên điện thoại di động.
Năm 1865, báo giấy ra đời lần đầu tiên ở Việt Nam [6]. Chỉ trong vòng 1,5 thế kỷ, bước
tiến của khoa học công nghệ đã đem đến cho Việt Nam nhiều loại hình báo chí mới.
Năm 1865, tờ Gia Định báo ra đời.
Năm 1925, Thanh Niên – tờ báo cách mạng đầu tiên ra đời.

Năm 1945, Đài Tiếng nói Việt Nam ra đời.
Năm 1970, Đài Truyền hình Việt Nam ra đời.
Năm 1997, Quê Hương điện tử xuất hiện.
Năm 2009: Bản tin qua điện thoại di động xuất hiện.
Những loại hình báo chí mới đòi hỏi cách xử lý thông tin mới đối với phóng viên, đòi hỏi mới
đối với các tổng biên tập, làm thay đổi thói quen tiếp nhận của công chúng. Điều này cũng sẽ
dẫn tới những yêu cầu mới đối với những nhà quản lý báo chí.
1.2.2. Loại hình truyền thông trên điện thoại di động.
Dựa theo lý thuyết về mô hình truyền thông, thông điệp được truyền từ nguồn tới người
nhận thông qua kênh, nhằm tạo ra hiệu quả truyền thông, theo chúng tôi, ở góc độ báo chí học,
truyền thông trên điện thoại di động là loại hình mà các thông tin thời sự được chuyển tải tới
công chúng nhờ phương tiện điện thoại di động.
Chúng tôi muốn “khoanh vùng” thông điệp được truyền tải ở loại hình truyền thông trên
điện thoại di động ở góc độ báo chí, với thông tin thời sự, bởi lẽ có nhiều loại thông điệp được
truyền tải thông qua điện thoại di động.

10
Hiện nay, trong lĩnh vực báo chí, có 4 loại hình báo chí tiêu biểu thường được nhắc đến,
là báo in, phát thanh, truyền hình và báo điện tử. Chúng tôi nhận định báo trên điện thoại di
động sẽ là loại hình tiếp theo. Tuy nhiên, do loại hình này mới manh nha hình thành, nên vẫn
chưa có thuật ngữ hay những giải thích cụ thể về nó.
Trong điều 3, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí số 12/1999/QH10
ngày 12/6/1999, chưa nhắc đến loại hình này mà chỉ quy định: “Báo chí nói trong Luật này là
báo chí Việt Nam, bao gồm: báo in (báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thông tấn), báo nói
(chương trình phát thanh), báo hình (chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự
được thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau), báo điện tử (được thực hiện trên
mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộc thiểu số Việt Nam, tiếng nước
ngoài".
Thuật ngữ chỉ loại hình truyền thông mới trên điện thoại di động lần đầu được đề cập
đến trong nội dung tin “Trung Quốc: Đọc báo qua điện thoại di động” đăng tải ngày

23/7/2004. Theo nội dung tin này, vào đầu tháng 7/2004, người Bắc Kinh đã có thể đọc những
tờ báo yêu thích của mình qua màn hình điện thoại di động nhờ dịch vụ nhắn tin MMS.
Nội dung tin nêu rõ: “Hai đơn vị tiền phong trong loại hình báo mới này của Trung
Quốc, tờ Tin Tức Phụ Nữ và Công ty hệ thống công nghệ Ehaui (Bắc Kinh) nêu mục tiêu thu hút
khoảng 10.000 người đăng ký loại báo này cho tới cuối năm nay”. [44]
Sau đó, trong nội dung tin “Đọc báo trên điện thoại di động” đăng trên báo Tuổi Trẻ,
“từ 8/8/2005, công ty điện thoại di động Quảng Đông và Tân Hoa xã (Trung Quốc) cùng ba tập
đoàn báo chí lớn ở tỉnh Quảng Đông đã bắt đầu kinh doanh báo điện thoại di động”.
Nội dung tin cũng nêu rõ “sự tiện lợi của loại báo này là có thể đọc mọi lúc, mọi nơi và
không bị hạn chế về thời gian và không gian như báo truyền thống. Chưa kể loại hình báo này
còn giúp tương tác nhanh giữa độc giả với tờ báo, tạo điều kiện cho người đọc cung cấp thông
tin cho tờ báo bất cứ khi nào”. [30].
Thuật ngữ này cũng được nhắc đến trong bài viết “Báo chí thời truyền thông đa
phương tiện” đăng trên báo Lao Động. Bài báo giải thích thuật ngữ “báo mobile” là hình thức
“gửi các bản tin cho bạn đọc qua điện thoại di động” và đánh giá đây là “một hình thức báo
chí mới, nhưng được đánh giá là có tương lai ở Âu - Mỹ trong những năm tới”.
Trong khi đó, cũng có ý kiến cho rằng điện thoại di động chỉ là một phương tiện để
công chúng tiếp nhận thông tin từ loại hình báo điện tử, nghĩa là không tồn tại loại hình truyền
thông qua điện thoại di động. Trong bài viết “Báo chí điện tử - Lực lượng trẻ trung, hiện đại
trong nền báo chí cách mạng Việt Nam” đăng trên Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, tác
giả Nguyễn Viết Thảo, Tổng Biên tập của tờ báo này cho rằng:

11
“Báo điện tử hay báo mạng là loại báo mà người ta đọc nó trên máy tính, điện thoại di
động, máy tính bảng khi có kết nối internet. Khác với báo in, báo điện tử thường xuyên được
cập nhật tin tức. Nó khác so với trang thông tin điện tử về tần suất cập nhật, số người thường
xuyên truy cập, nguồn gốc và độ tin cậy của thông tin Báo điện tử cho phép mọi người trên
thế giới tiếp cận và đọc nó không phụ thuộc vào không gian và thời gian. Sự phát triển của báo
điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc báo của đọc giả và ít nhiều có ảnh hưởng đến việc phát
triển báo giấy truyền thống”. [26].

Nếu trên thế giới, báo in thường được biết đến với thuật ngữ Newspaper, phát thanh là
Radio, truyền hình là Television, báo điện tử là Online Newspaper thì chúng tôi đề xuất việc gọi
loại hình truyền thông trên điện thoại di động là Mobile News.
“Mobile” là từ tiếng Anh, có nghĩa là chuyển động, di động; lưu động hoặc hay thay
đổi, dễ biến đổi, biến đổi nhanh.
“Mobile phone” là điện thoại di động, thuật ngữ đã được dùng rất thông dụng ở Việt
Nam, đôi khi được gọi tắt là “Mobile”.
“News” trong tiếng Anh có nghĩa là tin tức.
“Mobile News”, có thể được hiểu là tin tức trên điện thoại di động. Ở góc độ loại hình, Mobile
News được chúng tôi nhận diện là “loại hình truyền thông trên điện thoại di động”. Tuy nhiên,
cần trải qua một quá trình để loại hình truyền thông mới bộc lộ rõ nét các đặc điểm của mình
cũng như cần có thêm nhiều nghiên cứu của các chuyên gia để có thể đưa ra một thuật ngữ sát
nghĩa và phù hợp nhất. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi vẫn thống nhất tên gọi “loại
hình truyền thông trên điện thoại di động” thay cho việc sử dụng thuật ngữ tiếng Anh Mobile
News.
1.2.3. Các đặc trưng của loại hình truyền thông trên điện thoại di động
Như chúng tôi luôn nhấn mạnh trong nghiên cứu này, loại hình truyền thông trên điện
thoại di động đang manh nha hình thành, do vậy, việc nhận diện và chỉ rõ các đặc điểm của nó
là điều không dễ dàng. Những đặc điểm của loại hình truyền thông trên điện thoại di động mà
chúng tôi sẽ chỉ ra dưới đây một phần dựa trên những căn cứ hiện tại thông qua khảo sát thực
tế, một phần mang tính dự báo.
Là loại hình “sinh sau đẻ muộn”, loại hình truyền thông trên điện thoại di động kế thừa
được những ưu điểm của loại hình báo điện tử, đồng thời khắc phục được một số hạn chế nhất
định mà báo in, phát thanh hay truyền hình không có được.
Tuy nhiên, loại hình truyền thông trên điện thoại di động cũng có những hạn chế nhất
định, làm giảm số lượng công chúng. Chẳng hạn, nhiều người cho rằng màn hình điện thoại
quá nhỏ, chữ nhỏ, khiến họ khó đọc tin. Hơn nữa, thông tin truyền đạt qua điện thoại di động

12
thường ngắn. Hiện nay, do chưa được đầu tư nhiều công sức và thời gian, nên hình thức thể

hiện tin tức trên điện thoại di động vẫn còn thiếu sinh động…
Vì những hạn chế trên, theo chúng tôi, loại hình truyền thông trên điện thoại di động
khá “kén” độc giả. Đối tượng mà hình truyền thông qua điện thoại di động hướng đến là giới
trẻ, công chức, nhân viên văn phòng, doanh nhân… những người sử dụng điện thoại di động
thường xuyên và có ít thời gian rảnh rỗi. Nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi sẽ đi
sâu tìm hiểu về đề tài này.
1.2.3.1. Tính tiện lợi
Đây là ưu thế nổi bật của loại hình truyền thông trên điện thoại di động so với các loại
hình báo chí trước đó. Bởi lẽ, với phương tiện nhỏ gọn, lúc nào cũng mang theo người, độc giả
có thể đọc báo nhờ điện thoại di động ở bất cứ đâu và bất cứ khi nào. Trong cuộc sống hàng
ngày, có thể nhiều người sẽ gặp rất nhiều những phút giây nhàm chán mà không biết phải làm
gì, ví dụ như chờ vợ đi chợ, chờ người yêu trang điểm, chờ xe bus, chờ để lên tàu hỏa, máy bay,
chuẩn bị đi ngủ Đây là lúc loại hình truyền thông trên điện thoại di động rất cần thiết với công
chúng.
1.2.3.2. Tính cá nhân
Có thể nói, điện thoại di động là phương tiện hiểu rõ người dùng nhất. Tuy thông tin cá
nhân của người dùng thuộc loại thông tin nhạy cảm và các hãng điện thoại phải giữ kín, song
thông qua điện thoại di động, các nhà cung cấp nội dung hoàn toàn có thể tranh thủ các lợi thế
mà các phương tiện thông tin khác không thể nào có được. Điện thoại di động là phương tiện
gần như không được chia sẻ với nhiều người, mỗi người đều sử dụng thiết bị riêng của mình và
đa phần đều bật máy liên tục. Nó khác với báo in, truyền hình, phát thanh và thậm chí máy tính,
tuy có số hiệu (IP) riêng nhưng ở công sở thì trường hợp nhiều người dùng chung một máy tính
là bình thường. Nếu nghiên cứu thói quen của độc giả, các nhà cung cấp nội dung hoàn toàn có
thể nắm bắt nhu cầu cá nhân của độc giả và cung cấp thông tin đáp ứng nhu cầu này.
1.2.3.3. Tính tương tác
Mặc dù có nhiều lợi thế trong việc đáp ứng các nhu cầu cá nhân, nhưng loại hình truyền
thông trên điện thoại di động cũng thể hiện tính tương tác rõ nét. Ngoài tương tác giữa người
dùng và nhà cung cấp dịch vụ còn có sự tương tác giữa người dùng với nhau. Người dùng có thể
chuyển tiếp các thông tin mình thu nhận được cho người thân, bạn bè một cách dễ dàng.
1.2.3.4. Tính thời sự và phi định kỳ

Giống như báo điện tử, loại hình truyền thông trên điện thoại di động có thể cung cấp
thông tin sự kiện nóng hổi, tức thời. Thông tin không bị chậm trễ do khâu in ấn như với báo in,
không mất thời gian chuẩn bị các phương tiện kỹ thuật kích rích như phát thanh hay truyền
hình, cũng không bị bó hẹp trong thời lượng phát sóng. Thông tin báo chí được truyền tải nhờ

13
phương tiện điện thoại di động cũng có thể được cập nhật thường xuyên và dễ dàng. Nó phá vỡ
tính định kỳ truyền thống của các loại hình báo chí truyền thống. Khi một sự kiện xảy ra, những
thông tin ban đầu có thể được gửi đến công chúng, tiếp sau đó được bổ sung thêm những tình
tiết mới.
1.2.3.5. Khả năng đa phương tiện
Khả năng đa phương tiện của loại hình truyền thông trên điện thoại di động được thể
hiện ở việc kết hợp hài hòa giữa các yếu tố chữ viết, âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đồ họa, hình
khối… Không chỉ đọc nội dung thông tin, công chúng có thể nghe âm thanh, xem video hoặc
slide ảnh.
1.2.3. Các đặc trưng của loại hình truyền thông trên điện thoại di động
Như chúng tôi luôn nhấn mạnh trong nghiên cứu này, loại hình truyền thông trên điện
thoại di động đang manh nha hình thành, do vậy, việc nhận diện và chỉ rõ các đặc điểm của nó
là điều không dễ dàng. Những đặc điểm của loại hình truyền thông trên điện thoại di động mà
chúng tôi sẽ chỉ ra dưới đây một phần dựa trên những căn cứ hiện tại thông qua khảo sát thực
tế, một phần mang tính dự báo.
Là loại hình “sinh sau đẻ muộn”, loại hình truyền thông trên điện thoại di động kế thừa
được những ưu điểm của loại hình báo điện tử, đồng thời khắc phục được một số hạn chế nhất
định mà báo in, phát thanh hay truyền hình không có được.
Tuy nhiên, loại hình truyền thông trên điện thoại di động cũng có những hạn chế nhất
định, làm giảm số lượng công chúng. Chẳng hạn, nhiều người cho rằng màn hình điện thoại
quá nhỏ, chữ nhỏ, khiến họ khó đọc tin. Hơn nữa, thông tin truyền đạt qua điện thoại di động
thường ngắn. Hiện nay, do chưa được đầu tư nhiều công sức và thời gian, nên hình thức thể
hiện tin tức trên điện thoại di động vẫn còn thiếu sinh động…
Vì những hạn chế trên, theo chúng tôi, loại hình truyền thông trên điện thoại di động

khá “kén” độc giả. Đối tượng mà hình truyền thông qua điện thoại di động hướng đến là giới
trẻ, công chức, nhân viên văn phòng, doanh nhân… những người sử dụng điện thoại di động
thường xuyên và có ít thời gian rảnh rỗi. Nếu có điều kiện nghiên cứu sâu hơn, chúng tôi sẽ đi
sâu tìm hiểu về đề tài này.







14
Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐIỆN
THOẠI DI ĐỘNG
2.1. Truyền thông trên điện thoại di động trên thế giới
2.1.1. Sự phát triển của hoạt động truyền thông trên điện thoại di động
Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ, đầu tháng 7/2004, người Bắc Kinh (Trung Quốc) đã
có thể đọc những tờ báo yêu thích của mình qua màn hình điện thoại di động nhờ dịch vụ nhắn
tin đa truyền thông (MMS).
Hai đơn vị tiên phong trong loại hình báo mới này của Trung Quốc, tờ Tin tức Phụ nữ
và Công ty hệ thống công nghệ Ehaui (Bắc Kinh) nêu mục tiêu thu hút khoảng 10.000 người
đăng ký loại báo này cho tới cuối năm nay.
Với giá 20 tệ mỗi tháng, độc giả sẽ được đọc “phương án nén” của tờ báo, gồm tin, bài
và ảnh, cung cấp qua hệ thống MMS từ 8 giờ sáng mỗi ngày.
Để đọc sâu hơn một bài viết nào đó, chỉ cần nối liên lạc và nguyên trang báo sẽ được
gửi tới điện thoại di động nếu nạp thêm hai tệ nữa. Loại báo này do vậy là đắt nhất ở Bắc Kinh
(những tờ báo khác giá chỉ từ 0,5 tới 1,5 tệ), vì vậy các chuyên gia truyền thông tỏ ra ít lạc quan
về nó.
Mặc dù vậy, Công ty Ehaui vẫn hy vọng sẽ đào được một “mỏ vàng” vì tới cuối năm
nay sẽ có tổng cộng 20 tờ báo được đưa lên màn hình điện thoại di động.

Cũng theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, từ 8/8/2005, công ty điện thoại di động Quảng
Đông và Tân Hoa xã (Trung Quốc) cùng ba tập đoàn báo chí lớn ở tỉnh Quảng Đông đã bắt đầu
kinh doanh báo điện thoại di động.
Hơn 45 triệu người sử dụng điện thoại di động Quảng Đông có các dịch vụ kết nối
Internet và nhắn tin SMS có thể đọc tin của chín tờ báo trong đó có Tin nhanh Tân Hoa xã, Tin
tham khảo, Nhật báo Quảng Châu…”
Thông tin trên cho thấy “hoạt động truyền thông trên điện thoại di động” đã xuất hiện
tại nước láng giềng Trung Quốc từ thời điểm năm 2004.
Theo một điều tra năm 2010, 52% báo in ở Mỹ đang cung cấp dịch vụ đọc nội dung trên
điện thoại di động và 56% số còn lại đang có kế hoạch cung cấp ứng dụng trên điện thoại thông
minh trong vòng 2 năm tới nhằm bắt kịp với xu hướng phát triển chung.
Nhật báo đang dẫn dầu, với 58% tờ báo đã thiết kế các trang điện tử phù hợp với việc
xem bằng điện thoại. Các tạp chí về kinh tế đứng vị trí tiếp theo với 45%, và các tạp chí tiêu
dùng đứng thứ 3 với 42%.
Xét về các ứng dụng trên điện thoại thông minh, thì nhật báo vẫn đứng đầu với 36 tờ,
tiếp đó là 22 tạp chí tiêu dùng và 4 ấn bản kinh tế. Theo các kết quả điều tra thì nguồn thu từ
dịch vụ trên điện thoại di động đủ bù chi cho các chủ báo.

15
44% cho biết việc độc giả dùng điện thoại di động giúp số lượng người đọc website của
họ tăng 10%, trong khi 1 nửa số đó tin tưởng rằng lượt số lượt người đọc báo qua điện thoại sẽ
tăng từ 5 đến 25% trong vòng 2 năm tới.
Tạp chí còn tiến xa hơn khi đã tìm cách thâm nhập các thiết bị đọc điện tử (e-reader),
với khoảng 30% bắt tay trực tiếp với các nhà chế tạo những thiết bị này. Còn với nhật báo và
các ấn bản kinh tế, con số lần lượt là 28% và 12%. Apple hiện là nhà sản xuất được ưa thích
nhất, với 65% người dùng coi đó là hãng dẫn đầu, tiếp theo là Kindle, thiết bị đọc sách phiên
bản mới của Amazon với 62% và Sony với 25%.
Các hãng xuất bản cũng đã nhìn thấy những cơ hội quảng cáo trên điện thoại, với các
hình thức tài trợ, tìm kiếm thông tin, quảng cáo được nhận định là có tương lai rất lớn.
Trên thế giới, các tờ báo nổi tiếng đã và đang áp dụng cách thức truyền thông trên điện

thoại di động để chuyển tải thông tin đến cho độc giả như New York Times; Washington Post;
USA Today; Times Mobile… Đặc điểm chung của các tờ báo này là chỉ có người dùng điện
thoại thông minh như iPhone, Blackberry mới có thể tiếp cận, theo hình thức trả phí hoặc miễn
phí.
2.1.2. Khảo sát một số tờ báo có dịch vụ trên điện thoại di động
2.1.2.1. USD Today (dịch vụ đọc USA Today trên wap)
2.1.2.2. Washington Post
2.1.2.3. New York Times
2.2. Ứng dụng đọc báo trên điện thoại di động ở Việt Nam
2.2.1. Các hình thức đọc báo thông qua điện thoại di động
Theo nhận định của chúng tôi, nếu phân loại theo tiêu chí về công nghệ, hoạt động
truyền thông thông qua điện thoại di động về cơ bản được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất
là hoạt động truyền thông thông qua điện thoại di động cần GPRS (có kết nối Internet) và nhóm
thứ hai là hoạt động truyền thông thông qua điện thoại di động không cần kết nối GPRS.
Với nhóm 1, hoạt động truyền thông thông qua điện thoại di động cần phải có kết nối
GPRS, tính phí theo dung lượng tải (phí GPRS). Nhóm này chia thành ba loại.
+ Loại 1: Trên website có thế nào, thì khi được đẩy lên điện thoại di động, tin tức sẽ y
hệt như thế, không thay đổi. Khi hiển thị trên wapsite, hệ thống kỹ thuật sẽ phải tự động resize
(điều chỉnh kích cỡ) ảnh cho nhỏ đi để load trên điện thoại di động nhanh hơn và đỡ tốn chi phí
sử dụng GPRS hơn. Loại này khá phổ biến hiện nay.
+ Loại 2: Tin tức vẫn hiển thị trên wapsite, nhưng bộ phận biên tập sẽ biên tập lại tin
đó, cho nội dung ngắn gọn hơn, ảnh nhỏ hơn, cho phù hợp với dung lượng và đặc tính của màn
hình điện thoại. Tuy nhiên, loại này ít phổ biến vì chưa nhiều cơ quan báo chí đầu tư thời gian,
công sức và chi phí vào hoạt động này.

16
+ Loại 3: Có một phần mềm riêng cho việc truy cập thông tin của một tờ báo. Loại này
đang rất phổ biến và được nhiều báo điện tử của Việt Nam ứng dụng hiện nay. Riêng về loại
này, chúng tôi sẽ nói rõ hơn ở chương 2 của nghiên cứu này.
Với nhóm 2, hoạt động truyền thông thông qua điện thoại di động không cần kết nối

GPRS.
Với loại này, tin tức hiển thị (chạy) trên màn hình điện thoại theo khung giờ nhất định
(còn gọi là dịch vụ Livescreen). Đây là dịch vụ quảng bá nội dung và các tin nhắn quảng cáo
gửi trực tiếp đến màn hình máy di động. Các bản tin LiveScreen hiển thị trên màn hình với tính
năng tương tác trực tiếp. Tin sẽ liên tục được gửi đến máy điện thoại của khách hàng với tần
suất là 8 phút/tin từ 6 giờ đến 23 giờ hàng ngày, mỗi tin được gửi lặp lại tối đa là 3 lần trong
một ngày (tin chỉ xuất hiện trên máy điện thoại khi máy đang ở chế độ rỗi nên sẽ không làm ảnh
hưởng đến các nhu cầu khác của khách hàng như gọi/nhận cuộc gọi, gửi/nhận tin nhắn).
Với dịch vụ này, tiêu đề hiển thị ngay trên màn hình điện thoại. Sau vài giây, nếu không
được đọc, tin sẽ tự động mất đi để các tin khác tiếp tục hiển thị. Khi nhận được tin, khách hàng
có thể đọc miễn phí tiêu đề hoặc lựa chọn xem toàn bộ bản tin nội dung, hình ảnh… bằng các
thao tác đơn giản ngay trên màn hình máy điện thoại. Trong trường hợp khách hàng không đọc
tin, tin nhắn Flash SMS tự động sẽ biến mất khỏi màn hình máy điện thoại di động của khách
hàng.
Nhóm này cũng bao gồm dịch vụ đọc báo giấy trên điện thoại di động (Mobile
Newspaper) mà một số đơn vị tung ra dưới các tên gọi khác nhau.
Có nhiều dịch vụ truyền thông trên điện thoại di động hiện nay, tuy nhiên, trong giới
hạn của luận văn, theo tiêu chí về công nghệ, chúng tôi muốn đi sâu vào loại 3 trong nhóm 1,
nghĩa là hoạt động đọc báo trên điện thoại di động được thực hiện dễ dàng thông qua phần mềm
thiết kế riêng cho điện thoại. Bởi lẽ, theo chúng tôi, đến thời điểm hiện tại, đây là hình thức
truyền thông trên điện thoại di động thể hiện rõ nhất các đặc điểm về loại hình báo chí trên điện
thoại di động mà chúng tôi đang muốn nhận diện.
2.2.2. Sự xuất hiện phần mềm đọc báo trên điện thoại di động ở Việt Nam
Trên thế giới, sau khi hầu hết đã có phiên bản điện tử, nhiều tờ báo nổi tiếng cũng đã có
phiên bản trên điện thoại di động như New York Times; Washington Post; USA Today; Times
Mobile… Tuy nhiên, điều hiện còn khá hạn chế của các tờ báo này là chỉ có người dùng các loại
điện thoại thông minh như iPhone, Blackberry… mới có thể tiếp cận các tờ báo trên một cách
dễ dàng, theo hình thức trả phí hoặc miễn phí.
Tại Việt Nam, đến cuối năm 2009, các cơ quan báo chí đã bắt tay với các nhà cung cấp
dịch vụ cho điện thoại di động, cũng như các công ty phát triển công nghệ, tung ra dịch vụ giúp

công chúng đọc báo qua điện thoại di động. Cụ thể là, ngày 25/8/2009, Công ty ePi, đơn vị chủ

17
quản của Baomoi.com tung ra Baomoi Mobi (Baomoi.com là trang thông tin điện tử tự động
cập nhật các báo điện tử). Ngay sau đó, đến tháng 12/2009, Báo điện tử VietNamNet thuộc Bộ
Thông tin và Truyền thông cũng tung ra dịch vụ đọc báo trên di động với slogan “Cần tin nóng
ngày mai – Đọc VNN Mobile”. Đến ngày 11/1/2010, VietnamPlus (Vietnam+) – báo điện tử
của Thông tấn xã Việt Nam chính thức họp báo công bố phiên bản đa ngôn ngữ dành cho điện
thoại di động (Vietnam+ Mobile). Cũng không lâu sau, ngày 16/3/2010, Báo điện tử Dân Trí –
báo điện tử của Hội Khuyến học Việt Nam chính thức ra mắt phiên bản dành cho điện thoại di
động. Đến ngày 9/3/2011, báo Tuổi Trẻ - cơ quan của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
cũng cho ra mắt Tuoitre Mobile…
Việc ra đời dịch vụ đọc báo trên điện thoại di động cũng được báo điện tử VietNamNet
đánh giá là một trong 10 sự kiện công nghệ thông tin-viễn thông nổi bật của năm 2009, cùng với
việc mạng 3G chính thức tại Việt Nam, Diễn đàn Công nghệ thông tin thế giới WITFOR lần đầu
tiên được tổ chức tại Việt Nam, Blog Yahoo!360 đóng cửa, Facebook trở thành trào lưu mới của
cư dân mạng Việt Nam trong năm đó.
Cho đến thời điểm hiện tại, nội dung hiển thị trên điện thoại di động cơ bản giống nội
dung trên các báo điện tử, chỉ khác việc bố trí các chuyên mục.
Về hình thức, khi truy cập vào các trang báo điện tử thông qua điện thoại di động,
người đọc có thể lựa chọn hai loại giao diện, giao diện web và giao diện PDA (giao diện wap).
Nếu chọn giao diện web, thì cả nội dung, hình thức của trang báo trên màn hình điện thoại sẽ
giống hệt trên màn hình máy tính.
Hiện nay, nhiều trang báo điện tử Việt Nam như VietNamNet, VnExpress, Dân Trí,
Vietnam+, VnMedia… đã có thiết kế trang điện tử phù hợp với việc xem báo trên điện thoại di
động. Tuy nhiên, không phải trang web nào cũng biết cách làm nhẹ, làm mới mình để tiết kiệm
cho người dùng cả về thời gian và tiền bạc.
2.2.3. Phiên bản trên điện thoại di động của một số tờ báo
2.2.3.1. Bao moi Mobi
2.2.3.2. Vietnam+ Mobile

2.2.3.3. VietNamNet Mobile
2.2.3.4. Dân trí Mobile
Nhanh, rẻ, tiện lợi, mọi lúc mọi nơi chính là những ưu điểm mà người dùng điện thoại
mong muốn khi đọc báo trên điện thoại di động.
Tại Việt Nam, sự cải thiện về mặt tốc độ của mạng di động đã góp phần không nhỏ cho
các dịch vụ nội dung đua nở trên điện thoại di động, trong đó đáng chú ý là dịch vụ đọc báo trên
điện thoại.


18
Chương 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA LOẠI HÌNH TRUYỀN THÔNG TRÊN ĐIỆN
THOẠI DI ĐỘNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT
3.1. Xu hướng phát triển của hoạt động truyền thông trên điện thoại di động
3.1.1. Xu hướng về loại hình
Theo tác giả Đinh Văn Hường, có 5 loại hình báo chí, gồm báo in (để đọc), phát thanh (để nghe)
truyền hình (để nghe-nhìn), báo mạng điện tử (để đọc, nghe xem) ảnh báo chí (để xem và đọc
chú thích) đã, đang và sẽ là trụ cột của các phương tiện truyền thông. “Mỗi loại hình có chức
năng, vị trí , vị thế riêng, có đặc trưng, đặc điểm riêng, có ưu thế và hạn chế riêng. Các loại hình
báo chí không thể thay thế và thủ tiêu nhau, mà chỉ có thể phối hợp, chia sẻ và hỗ trợ nhau để
tạo nên sức mạnh thông tin chung. Xu thế cạnh tranh và nhu cầu xã hội ngày càng cao buộc các
loại hình báo chí phải luôn đổi mới để tồn tại và phát triển. Khó khăn của mỗi loại hình báo chí
là tạm thời, tồn tại và phát triển là vĩnh viễn. Cho dù các phương tiện truyền thông mới như
Internet, điện thoại di động hay các phương tiện khác với công nghệ, kỹ thuật mới luôn thay đổi,
cho phép tích hợp, hội tụ một số tính năng của các loại hình báo chí trong đó thì cũng chỉ là sự
mới lạ, độc đáo, hấp dẫn, tiện ích… chứ khó mà thay thế hay triệt tiêu được các loại hình báo
chí truyền thống (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử, ảnh báo chí, hãng thông
tấn…). Chính sự đổi mới, phát triển của khoa học công nghệ hiện đại càng tạo điều kiện thúc
đẩy sự phát triển mạnh mẽ, phong phú của các loại hình báo chí và ngược lại. Vậy nên các loại
hình báo chí truyền thống và các phương tiện truyền thông hiện đại vẫn luôn tồn tại, đồng hành
và tác động lẫn nhau. Đó là quy luật của sự phát triển” [18].

Trả lời phỏng vấn trong chương trình “Café sáng” phát sóng vào lúc 7 giờ 30 phút ngày
13/1/2010 trên kênh InfoTV của Đài Truyền hình Việt Nam, ông Lê Quốc Minh – Tổng Biên
tập của Vietnam+ đã đưa ra nhiều nhận định về Mobile News và dự báo sự phát triển của loại
hình này.
Theo ông Minh, độc giả lúc nào cũng có nhu cầu tiếp cận thông tin nhanh, nhưng không
phải lúc nào cũng chạy đi mua báo, không phải lúc nào cũng có máy tính, tivi ở bên cạnh. Ngay
cả chương trình thời sự cũng được phát theo giờ. Trong khi đó, điện thoại di động lúc nào cũng
đi theo 24/24 giờ và được bật thường xuyên. Không chỉ vậy, điện thoại di động còn phần nào
phản ánh tính cách của người sử dụng.
Ông Minh cũng cho rằng 3G tại Việt Nam năm 2010 mới chỉ dừng ở mức “trang sức”.
Thêm vào đó, ở Việt Nam người có thu nhập thấp chiếm đa số. Muốn đưa thông tin đến người
dân vùng sâu, vùng xa, vùng còn nhiều khó khăn, thì dịch vụ đọc báo phải được “phủ sóng” ở
nhiều loại máy giá rẻ, chi phí đọc báo thấp.
Ông Minh cũng cho rằng việc đọc báo trên các phương tiện truyền thống đang bị thu
hẹp. Ngay cả với báo điện tử - loại hình từng được đánh giá là phương tiện của tương lai cũng

19
đang gặp khó khăn và bão hòa. Do vậy, việc các trang web, cơ quan báo chí trên thế giới hướng
tới dịch vụ đọc báo trên điện thoại di động là xu thế tất yếu.
3.1.2. Xu hướng kinh doanh nhờ loại hình truyền thông qua điện thoại di động
3.1.2.1. Kinh doanh nhờ quảng cáo
Theo báo cáo mới đây của J.P. Morgan, Công ty dịch vụ tài chính lâu đời nhất thế giới,
doanh thu quảng cáo trên di động của Mỹ sẽ tăng gấp đôi, đạt mức 1,2 tỷ USD trong năm 2011,
nhờ số lượng người dùng thiết bị di động tăng cao.
Mặc dù có nhiều tiềm năng nhưng quảng cáo di động hiện tại vẫn đứng thứ 3, sau tivi
và Internet. Thậm chí như Nhật Bản – quốc gia đi tiên phong trong lĩnh vực quảng cáo di động -
thì quảng cáo phổ biến vẫn chỉ dừng lại ở “gửi tin nhắn và hồi đáp”.
Sau khi được giới thiệu về dịch vụ nào đó, người dùng phải gửi thêm tin nhắn đến tổng
đài để được gửi thêm thông tin, hoặc để tham gia một cuộc thi dự đoán có thưởng. Quan hệ cá
nhân chặt chẽ giữa điện thoại di động và chủ nhân của chúng khiến các công ty tiếp thị tỏ ra hết

sức thận trọng trong việc quảng cáo: một tin nhắn không mời mà đến có thể khiến họ bị kiện vì
tội gửi thư rác (spam).
Khảo sát của TNS cũng nhận thấy, người tiêu dùng vẫn tỏ ra hoài nghi với kênh thông
tin mới này. Chỉ có 18% số người được hỏi tại Mỹ và 37% tại châu Âu nói họ chấp nhận xem
quảng cáo để đổi lấy các dịch di động miễn phí.
Dù vậy, hiệu quả của hình thức quảng bá này có thể rất lớn nếu đến được tay người sử
dụng - một tỉ lệ khá lớn cho biết họ đã truy cập trang web, hoặc gửi lại tin nhắn yêu cầu thêm
thông tin sau khi xem một mẫu quảng cáo di động.
Các công ty sản xuất phương tiện thông tin di động lớn cũng đang rục rịch chuẩn bị. Nokia ra
mắt hai dịch vụ mới nhắm tới quảng cáo di động. Một trong số đó là phần mềm cho phép các
công ty tiếp thị quảng cáo trên các phần mềm đa phương tiện dành riêng cho điện thoại di động.
Dịch vụ còn lại sẽ giúp thiết kế quảng cáo trên các website dành riêng cho điện thoại di động dễ
dàng hơn.
Các phương tiện thông tin di động đang ngày càng phát triển với ngày càng nhiều mẫu
mã thiết bị và định dạng khác nhau, từ đầu game video cho đến thiết bị đọc báo điện tử di động.
Việc nắm bắt xu hướng của ngành quảng cáo di động tỏ ra không hề dễ dàng, nhưng phần
thưởng tất nhiên sẽ vô cùng lớn dành cho những ai thành công.
Tại Việt Nam, theo nhận định của ông Bùi Bình Minh, phụ trách VietNamNet Mobile,
truyền thông trên điện thoại di động còn mới, thường mới chỉ là các thông tin về mạng xã hội,
tin tức thời sự, một số game mini giải trí, chứ chưa có nhiều tác động và chưa rộng rãi như trên
web. Tuy nhiên thị trường quảng cáo trên điện thoại di động ở Việt Nam đang có sự khởi đầu

20
khá tốt, và có lợi thế hơn so với web về khả năng triển khai các dịch vụ có thu phí, thông qua tài
khoản thuê bao di động.
Theo ông Lê Quốc Minh – Tổng Biên tập của Vietnam+, cho đến thời điểm hiện nay,
trừ vài trang wap có quảng cáo giống như website, cách quảng cáo phổ biến mà các nhà mạng
cũng như các công ty dịch vụ áp dụng là nhắn tin đến hàng loạt máy điện thoại ngoài ý muốn
chủ quan của người dùng – một cách thức gây khó chịu cho người sử dụng điện thoại và đang
có ý kiến cho rằng cần ngăn chặn vì nó giống như dạng thư rác (spam).

Theo ông Minh, quảng cáo trên điện thoại di động khi được hiển thị phải theo tiêu
chuẩn, không gây khó chịu cho người sử dụng nhưng vẫn phải đẹp và bắt mắt. Các đơn vị phải
phối hợp đưa ra những hình thức mới mẻ, vừa có lợi cho người quảng cáo, vừa có lợi cho người
sử dụng. Mỗi quảng cáo không nên quá nặng, và phải tạo sự tương tác cho người sử dụng.
Hiện nay, tại Việt Nam, Vietnam+ Mobile là đơn vị duy nhất giải pháp quảng cáo hình
ảnh trên loại hình truyền thông qua điện thoại di động.
Quảng cáo trên Vietnam+ Mobile hiện tại mới chỉ đơn thuần hiển thị logo, tên của đơn
vị muốn quảng cáo. Logo quảng cáo này khá nổi bật và chiếm một phần của màn hình điện
thoại. Cước phí cho một lần tải phần mềm đọc báo về điện thoại di động của hầu hết các đơn vị
báo chí tại Việt Nam hiện nay đều là 15.000 đồng.
3.1.2.2. Kinh doanh nhờ thu phí đọc báo
Ngoài việc phát triển dịch vụ quảng cáo, một số đơn vị báo chí cũng tiến hành thu phí
độc giả trên điện thoại di động.
Ngày 15/9/2010, Tập đoàn News Corporation của tỷ phú Rupert Murdoch, chủ sở hữu
tờ nhật báo tài chính Wall Street Journal, tuyên bố sẽ sớm thu phí những độc giả đọc báo trên
các thiết bị di động như BlackBerry.
Kế hoạch này được CEO Murdoch công bố trong một hội nghị Goldman Sachs tại New
York. Ông Murdoch cho rằng đó là nỗ lực nhằm tìm kiếm một phương thức mới để tờ nhật báo
này kiếm được nhiều tiền hơn do ngày càng có nhiều độc giả chọn cách đọc Wall Street Journal
thông qua các thiết bị di động.
Ông Murdoch khẳng định, tờ Wall Street Journal sẽ bắt đầu thu phí người đọc trên di
động trong vòng một đến hai tháng tới.
Theo kế hoạch, những độc giả không đăng ký với tờ Wall Street Journal sẽ phải trả 2
USD mỗi tuần để truy cập qua di động, còn đối với những thuê bao có đăng ký sẽ chỉ phải trả 1
USD mỗi tuần. Những độc giả đăng ký mua báo in và cả phiên bản trực tuyến sẽ được đọc báo
trên điện thoại di động miễn phí.

×