Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.94 KB, 19 trang )

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT
I.NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1/ Khái niệm vốn bằng tiền:
Vốn bằng tiền là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh, tài sản của doanh nghiệp
thuộc tài sản lưu động, được tồn tại dưới dạng tiền tệ như: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng,
tiền đang chuyển và được hình thành chủ yếu trong quá trình bán hàng và trong các quan
hệ thanh toán.
2/ Nguyên tắc hạch toán vốn bằng tiền:
- Hạch toán vốn bằng tiền phải sử dụng một đơn vị tiền tệ thống nhất là đồng Việt
Nam.
- Ở những doanh nghiệp có thu ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam hoặc đơn vị
tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán, theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch
bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, do ngân hàng nhà nước Việt Nam công
bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế để ghi sổ kế toán.
- Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi ngoại tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài khoản
tiền mặt, tiền gởi ngân hàng, tiền đang chuyển và tài khoản 007 ''Ngoại tệ các loại'' (Tài
khoản ngoài bảng cân đối kế toán).
- Đối với bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế
bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ
chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch bình
quân liên ngân hàng tại thời điểm nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Đối với bên Có của tài khoản vốn bằng tiền, khi phát sinh các nghiệp vụ kinh tế
bằng ngoại tệ phải được ghi sổ kế toán bằng đồng Việt Nam, hoặc bằng đơn vị tiền tệ
chính thức sử dụng trong kế toán theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán (tỷ giá bình quân gia
quyền, tỷ giá nhập trước, xuất trước.....)
- Doanh nghiệp đồng thời phải theo dõi nguyên tệ trên sổ kế toán chi tiết các tài
khoản Tiền mặt, Tiền gởi ngân hàng, Tiền đang chuyển và tài khoản 007 ''Ngoại tệ các
loại'' (tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán).
- Cuối năm tài chính, doanh nghiệp phải đánh giá lại các khoản mục vốn bằng tiền có
gốc ngoại tệ theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, do


Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập bảng cân đối kế toán cuối năm
tài chính.
- Đối với vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phản ánh ở nhóm tài khoản vốn bằng tiền
chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không đăng ký kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá
quý được tính theo giá thực tế.
- Khi tính giá xuất của vàng, bạc, kim khí quý, đá quý có thể áp dụng một trong các
phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho như sau:
+ Bình quân gia quyền
+ Nhập trước - Xuất trước
+ Nhập sau - Xuất trước
+ Giá thực tế đích danh
3/ Vai trò, ý nghĩa, nhiệm vụ của hạch toán vốn bằng tiền
Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh vốn bằng tiền là tài sản linh hoạt nhất,
sự luân chuyển của nó có liên quan đến hầu hết các giai đoạn của quá trình SXKD như:
mua vật tư hàng hoá, thanh toán tiền mua dịch vụ phục vụ cho quá trình kinh doanh, thu
tiền bán sản phẩm, dịch vụ…
Vốn bằng tiền là một bộ phận vốn lưu động quan trọng của các doanh nghiệp. Nó vận
động không ngừng, phức tạp và có tính lưu chuyển rất cao dễ dàng chuyển đổi thành tài
sản khác.
Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền là điều kiện tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động, bảo
vệ chặt chẽ tài sản, ngăn ngừa các hiện tượng lãng phí, tham ô tài sản của đơn vị.
Để góp phần quản lý tốt tài sản của doanh nghiệp, kế toán vốn bằng tiền cần thực
hiện tốt các nhiệm vụ sau đây:
- Phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác tình hình hiện có và sự biến động các loại vốn
bằng tiền, giám đốc chặt chẽ việc chấp hành chế độ thu, chi và quản lý tiền mặt, chế độ
thanh toán không dùng tiền mặt.
- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ kiểm kê quỹ tiền mặt, các chứng phiếu có giá trị,
vàng, bạc, kim khí đá quý ở quỹ của doanh nghiệp cũng như tài khoản tiền gửi tại ngân
hàng.
- Mở sổ sách kế toán kể cả tổng hợp và chi tiết theo mẫu biểu đã quy định, thường

xuyên đối chiếu số liệu trên sổ kế toán và số thực tế để tránh nhầm lẫn mất mát do sai sót
trong công tác kế toán.
II.NỘI DUNG HẠCH TOÁN VỐN BẰNG TIỀN
1/ Kế toán tiền mặt
1.1/ Khái niệm, nguyên tắc hạch toán
a. Khái niệm:
Tiền mặt là số vốn bằng tiền do thủ quỹ bảo quản tại quỹ (két) của doanh nghiệp
bao gồm: tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, kim khí quý, tín phiếu và ngân phiếu.
b. Nguyên tắc hạch toán:
- Chỉ phản ánh vào TK111 số tiền mặt, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quí …
thực tế nhập, xuất quỹ tiền mặt. Còn đối với khoản tiền thu được “chuyển nộp ngay” vào
ngân hàng thì không được hạch toán vào TK113 “tiền đang chuyển”
- Đối với vàng bạc, kim khí quý, đá quý … do doanh nghiệp khác và các cá nhân ký
cược, ký quỹ tại đơn vị thì trước khi nhập quĩ phải làm đầy đủ về cân, đo, đong, đếm và
giám định chất lượng, niêm phong có xác nhận của người ký cược, ký quỹ và được hạch
toán hoàn toàn như các tài sản bằng tiền của đơn vị.
- Chỉ được nhận xuất quỹ tiền mặt khi có phiếu thu, chi và có đầy đủ chữ ký của
người nhận và người giao, người cho phép nhận xuất theo qui định của chế độ kế toán.
- Kế toán quỹ tiền mặt có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt ghi chép hằng
ngày, liên tục theo trình tự phát sinh lãi khoản thu, chi, nhập, xuất quỹ tiền mặt, ngân
phiếu, ngoại tệ, vàng bạc …và tính ra sổ tồn quỹ tiền mặt ở mọi thời điểm. Còn vàng bạc
… nhận ký cược, ký quỹ phải có một sổ riêng để theo dõi.
- Thủ quỹ có trách nhiệm quản lý nhận, xuất quỹ tiền mặt, ngoại tệ, vàng, bạc …hàng
ngày thủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế và tiến hành đối chiếu với số liệu
của sổ quỹ tiền mặt và sổ kế toán quỹ tiền mặt. Nếu có chênh lệch phải xác nhận nguyên
nhân và kiến nghị biện pháp giải quyết.
1.2/ Chứng từ, sổ sách sử dụng trong kế toán tiền mặt:
a. Chứng từ sử dụng:
- Phiếu thu - Mẫu 02 - TT/BB
- Phiếu chi - Mẫu số 01 – TT/BB

- Bảng kê vàng bạc, đá quý - Mẫu số 06 – TT/HD
- Bảng kiểm kê quỹ - Mãu số 07a, 07b – TT/BB
b. Sổ sách kế toán:
* HTKT Nhật ký chung :
- Sổ nhật ký thu tiền
- Sổ nhật ký chi tiền
- (Sổ nhật ký chung ), sổ cái TK 111
* HTKT Chứng từ ghi sổ:
- Chứng từ ghi sổ
- Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, Sổ cái TK 111
* HTKT Nhật ký chứng từ :
- Bảng kê số 1
- NKCT số 1
- Sổ cái TK 111
1.3/ Tài khoản sử dụng, kết cấu, nội dung phản ánh các tài khoản:
TK sử dụng chủ yếu (TK 111; TK 007;…)
Kết cấu và nội dung phản ánh TK111:


TK 111 - Tiền mặt
Bên Có:
- Các khoản tiền mặt, ngân
phiếu, ngoại tệ, vàng bạc
xuất quỹ
- Các khoản tiền mặt phát
hiện thiếu khi kiểm kê
- Chênh lệch giảm do đánh
giá lại tiền mặt có gốc ngoại
Số dư đầu kỳ:…
Bên Nợ:

-Các khoản tiền mặt, ngân
phiếu, ngoại tệ, vàng
bạc..Nhập quỹ
-Số tiền mặt thừa phát hiện
khi kiểm kê
-Chênh lệch tăng do đánh giá
lại tiền mặt có gốc ngoại tệ…
Số dư cuối kỳ: Số tiền mặt
Tài khoản 111 – Tiền mặt: có 3 tài khoản cấp 2:
a. Tài khoản 111(1) - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt
Nam tại quỹ tiền mặt.
b. Tài khoản 111(2) - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, tăng, giảm tỷ giá và tồn
quỹ ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra đồng Việt Nam.
c. Tài khoản 111(3) - Vàng bạc, kim khí quý, đá quý: Phản ánh giá trị vàng, bạc, kim
khí quý, đá quý nhập xuất tồn quỹ.
Nguyên tắc hạch toán các khoản thu chi bằng ngoại tệ:
−Việc hạch toán ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam hoặc đơn vị tiền tệ chính
thức, được sử dụng trong kế toán (nếu được chấp thuận). Về nguyên tắc doanh nghiệp phải
căn cứ vào tỷ giá giao dịch thực tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hoặc tỷ giá giao
dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước công bố,
tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ kinh tế (gọi tắt là tỷ giá giao dịch) để ghi sổ kế toán.
− Đối với các tài khoản thuộc loại chi phí, doanh thu, thu nhập, vật tư, hàng hoá, tài
sản cố định, bên Nợ các tài khoản vốn bằng tiền, các tài khoản Nợ phải thu hoặc bên Có
các tài khoản Nợ phải trả… Khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ phải ghi
sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch.
− Trường hợp phát sinh các nghiệp vụ thu, chi tiền mặt bằng ngoại tệ, kế toán còn
phải theo dõi nguyên tệ trên tài TK 007- Ngoại tệ các loại (nguyên tệ).
− Kết cấu:
Trên tài khoản này không quy đổi các ngoại tệ ra Đồng Việt Nam
TK 007 - Mở chi tiết theo từng loại ngoại tệ mà Doanh nghiệp có.

TK 007- Ngoại tệ các loại
Bên Nợ:
Số ngoại tệ thu vào (nguyên
tệ)
Số dư cuối kỳ:
Số dư ngoại tệ còn lại tại
Bên Có:
Số ngoại tệ xuất ra (nguyên
tệ)
1.4/ phương pháp hạch toán tiền mặt:
a. Hạch toán tăng tiền mặt
* Thu tiền nhập quỹ tiền mặt bằng tiền Việt Nam:
Nợ TK 111- Tiền mặt
Có TK 511, 512, 515 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu nội
bộ và doanh thu tài chính
Có TK 711- Thu nhập khác
Có TK 131, 138, 141- Thu hồi các khoản nợ phải thu
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 128, 222 – Thu hồi tiền đầu tư
Có TK 144, 244 - Thu hồi các khoản ký cước, ký quỹ
*Thu ngoại tệ:
- DT, thu nhập khác thu tiền bằng ngoại tệ:
Kế toán quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái ngày giao dịch, tỷ
giá giao dịch bình quân liên ngân hàng, ghi:
Nợ TK 111 (2) - Tiền mặt (Theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tỷ giá giao dịch bình quân
liên ngân hàng)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng)
Có TK 3331- Thuế giá trị gia tăng phải nộp.
- Thanh toán Nợ phải thu bằng ngoại tệ nhập quỹ tiền mặt:

+ Nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái trong giao dịch thì ghi:
Nợ TK 111(2) - Tiền mặt (Theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng)
Có TK 131; 136, 138 (Tỷ giá ghi trên sổ kế toán)
Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch tỷ giá giao dịch bình
quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán TK131)
+ Nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá trong giao dịch thanh toán Nợ phải trả (Tỷ giá giao
dịch bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá ghi trên sổ kế toán các tài khoản phải thu) thì
số chênh lệch được ghi:

×