Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (203.67 KB, 22 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp 
GVHD : CH. Phan Thanh Hải

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT
I/ Một số vấn đề chung về kế toán NVL trong DNSX:
1.Khái niệm - đặc điểm:
1.1 Khái niệm:
-Quá trình sản xuất là quá trình kết hợp đồng thời cũng là quá trinh tiêu hao ba
yếu tố: sức lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động
- Trong các doanh nghiệp, NVL là đối tượng lao động, là cơ sở vật chất cấu
thành nên thực thể sản phẩm.
- Khi sử dụng NVL cho sản xuất, kinh doanh thì hình thái của NVL biến đổi
nhưng vẫn giữ nguyên bản chất vật chất, giá trị của NVL sau quá trình sản xuất thường
cao hơn so với trước khi đưa vào sản xuất
1.2 Đặc điểm:
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, NVL chỉ tham
gia vào một chu kì sản xuất, bị tiêu hao toàn bộ và giá trị chuyển hết một lần vào giá
thành sản phẩm.
2. Nhiệm vụ của kế toán NVL:
NVL là tài sản dự trữ sản xuất, thường xuyên biến động, lại chiếm tỉ trọng lớn
trong toàn bộ chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm, do vậy cần phải quản lý chặt chẽ ở
mọi khâu, từ khâu thu mua, bảo quản, dự trữ và sử dụng. Ở khâu thu mua đòi hỏi phải
quản lý về số lượng, chất lượng, quy cách, chủng loại lẫn giá mua và chi phí mua cũng
như có kế hoạch thu mua theo đúng kế hoạch sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Để đáp ứng các yêu cầu trên, kế toán NVL cần thực hiện tốt các nhiệm vụ :
- Ghi chép, tính toán, phản ánh trung thực, kịp thời số lượng, chất lượng, quy
cách, chủng loại và giá thành thực tế từng thứ, từng loại NVL nhập, xuất, tồn kho.
- Thông qua việc ghi chép, phản ánh để kiểm tra, kiểm soát tình hình thu mua,
dự trữ và tiêu hao NVL. Qua đó phát hiện và xử lý kịp thời NVL thừa, thiếu, ứ đọng,
kém mất phẩm chất, ngăn ngừa những trường hợp sử dụng lãng phí và phi pháp NVL .


SVTH : Phạm Thị Thanh - 24KT1
Trang:1
Chuyên đề tốt nghiệp 
GVHD : CH. Phan Thanh Hải

- Tính toán, phân bổ giá trị NVL vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ
một cách chính xác.
- Tham gia kiểm kê, đánh giá NVL theo đúng chế độ quy định của nhà nước,
tiến hành phân tích tình hình thực hiện kế hoạch thu mua, tình hình sử dụng NVL trong
sản xuất kinh doanh, tình hình dự trữ, bảo quản NVL, lập các báo cáo và cung cấp các
thông tin về NVL.
II. Phân loại và tính giá NVL:
1.Phân loại NVL :
Phân loại NVL là sắp xếp NVL theo từng loại, từng nhóm dựa trên những tiêu
thức phù hợp. Căn cứ vào nội dung kinh tế, NVL được chia thành các loại:
1.1 NVL chính: là đối tượng lao động chính trong quá trình sản xuất của
doanh nghiệp, là cơ sở vật chất chủ yếu cấu thành nên thực thể sản phẩm.
1.2 Vật liệu phụ: là các loại vật liệu chỉ có tác dụng phụ trong quá trình sản
xuất, chế tạo sản phẩm. Chúng là những loại vật liệu được sử dụng để hoàn thiện và
nâng cao tính năng, chất lượng của sản phẩm, giúp cho máy móc, thiết bị, công cụ lao
động hoạt động bình thường hoặc phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ sản xuất.
Căn cứ vào tác dụng có thể chia vật liệu phụ thành các nhóm sau:
- Nhóm vật liệu phụ được sử dụng để hoàn thiện hoặc nâng cao tính năng, chất
lượng của sản phẩm như: các loại phụ gia, phẩm màu.....
- Nhóm vật liệu phụ sử dụng để bảo quản hoặc phục vụ cho hoạt động của máy
móc, thiết bị, công cụ lao động như: dầu mỡ bôi trơn, thuốc chống ẩm ...
- Nhóm vật liệu phụ phục vụ cho công tác quản lý, phục vụ cho lao động của
công nhân như: xà phòng, hương liệu ...
1.3 Nhiên liệu: là các loại vật liệu được sử dụng để cung cấp nhiệt lượng cho
quá trình sản xuất sản phẩm, cho các phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị như: than ,

củi, xăng dầu, hơi nén, khí đốt..... các loại nhiên kiệu tồn tại dưới 3 dạng: thể rắn, thể
thể lỏng và thể khí.
SVTH : Phạm Thị Thanh - 24KT1
Trang:2
Giá thực tế NVLNhập khoGiá mua Trên hóa đơnCác chi phí liên quanCác khoản thuế không được hoàn lạiCác khoản giảmtrừ
Chuyên đề tốt nghiệp 
GVHD : CH. Phan Thanh Hải

1.4 Phụ tùng thay thế: lầ các chi tiết, phụ tùng dùng để sữa chữa và thay thế
cho máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải ...
1.5 Thiết bị xây dựng cơ bản: là các loại vật liệu mà doanh nghiệp mua vào
nhằm mục đích sử dụng cho công tác đầu tư xây dựng cơ bản. thiêt bị xây dựng cơ bản
bao gồm các loại thiết bị cần lắp, không cần lắp, công cụ khí cụ và vật kết cấu.
1.6 Phế liệu: là các loại vật liệu bị loại ra trong quá trình sản xuất hay thu mua
được từ việc thanh lý tài sản. Phế liệu có thể sử dụng hay bán ra ngoài.
1.7 Vật liệu khác: là tất cả các vật liệu chưa được nêu ở trên.
2. Tính giá NVL :
2.1 Tính giá thực tế NVL nhập kho:
- Tính giá vật liệu là việc xác định giá trị của nó theo những nguyên tắc nhất
định. Theo quy định hiện hành thì kế toán nhập, xuất, tồn vật liệu phải phản ánh theo giá
thực tế. Giá thực tế vật liệu nhập kho là giá được hình thành trên cơ sở các chứng từ hợp
pháp, hợp lệ về các khoản chi phí để có được vật liệu tại doanh nghiệp.
- Về nguyên tắc thì đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp
khấu trừ, giá trị vật tư hàng hóa mua vào dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh được
phản ánh theo giá mua chưa có thuế. Còn đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp, hoặc hàng hóa không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc
dùng cho hoạt động phúc lợi, dự án thì giá trị vật tư hàng hóa mua vào được phản ánh
theo giá thanh toán (bao gồm cả thuế GTGT đầu vào)
a) Đối với NVL mua ngoài:


= + + -
Trong đó:
+ Giá mua trên hóa đơn là giá mua chưa thuế đối với đơn vị nộp thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ. Giá mua bao gồm cả thuế đối với đơn vị nộp thuế GTGT
theo phương pháp trực tiếp.
SVTH : Phạm Thị Thanh - 24KT1
Trang:3
Giá thực tế NVL nhập khoGiá thực tế NVL xuất gia công chế biếnCác chi phí khác liên quan
Giá thực tếNVLNhập khoGiá thực tế NVL xuất kho thuê ngoài gia công chế biếnCác loại thuế không được hoàn lạiCác chiphí liênquan
Chuyên đề tốt nghiệp 
GVHD : CH. Phan Thanh Hải

+ Các khoản thuế không được hoàn lại như: thuế nhập khẩu, thuế GTGT theo
phương pháp trực tiếp, thuế tiêu thụ đặc biệt.....
+ Các chi phí khác liên quan bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, .....
+ Các khoản giảm trừ: chiết khấu TM, giảm giá hàng mua và trả lại hàng cho
người bán
b) Đối với NVL tự gia công chế biến:
= +
c) Đối với NVL thuê ngoài gia công chế biến:
= + +

Trong đó : các chi phí liên quan là các chi phí vận chuyển bốc dỡ từ đơn vị tới
nơi nhận gia công chế biến và ngược lại và các chi phí phải trả cho người nhận gia công
chế biến
d) Đối với NVL nhận vốn đầu tư từ các đơn vị khác: giá thực tế NVL nhập
kho là giá do các bên tham gia xác định cộng với chi phí liên quan khác.
e) Đối với NVL được biếu tặng, không hoàn lại: giá thực tế NVL nhập kho
là giá thị trường tương đương hoặc giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng.
2.2 Tính giá thực tế NVL xuất kho:

a) Phương pháp tính theo giá thực tế đích danh: theo phương pháp này thì
giá thực tế NVL xuất kho thuộc lô hàng nào sẽ căn cứ vào số lượng xuất kho và đơn giá
thực tế nhập kho của lô hàng đó. Phương pháp này được áp dụng đối với doanh nghiệp
sử dụng NVL có giá trị lớn, ít chủng loại, có điều kiện quản lý, bảo quản riêng theo từng
lô trong kho, mặt hàng ổn định và nhận diện được. Phương pháp này thể hiên được thực
tế sự tương xứng phù hợp giữa doanh thu và chi phí của hàng bán ra, nhưng nó không
mang lại thông tin bổ ích cho người ra quyết định kinh doanh.
SVTH : Phạm Thị Thanh - 24KT1
Trang:4
Giá thực tế NVLxuất kho Số lượng NVLxuất khoĐơn giá thực tế bình quân
Đơn giá bình quân cảKỳ dự trữ
Giá thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Lượng thực tế NVL tồn đầu kỳ và nhập trong kỳ
Đơn giá bình quân saumỗi lần nhập
Giá thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Lượng thực tế NVL tồn kho sau mỗi lần nhập
Giá thực tế NVLxuất kho
Số lượng NVL xuất dùng thuộc số lượng từng lần nhập kho trước
Đơn giá thực tế NVL nhập kho theo từng lần nhập kho trước
Giá thực tế NVLxuất kho
Số lượng NVL xuất dùng thuộc số lượng từng lần nhập kho sau
Đơn giá thực tế NVL nhập kho theo từng lần nhập kho sau
Chuyên đề tốt nghiệp 
GVHD : CH. Phan Thanh Hải

b) Phương pháp bình quân gia quyền: theo phương pháp này thì giá thực tế
từng loại NVL xuất kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại NVL tồn kho
tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại nhập kho trong kỳ:

= x

Đơn giá thực tế bình quân có thể áp dụng một trong các đơn giá sau:
+ Đơn giá bình quân cả kỳ dự trữ

=

+ Đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập:
=
c) Phương pháp nhập trước, xuất trước (FIFO): theo phương pháp này thì
số lượng NVL nhập kho trước sẽ được xuất dùng trước theo đúng giá nhập kho của
chúng. Cách tính cụ thể như sau:

= x

d) Phương pháp nhập sau, xuất trước (LIFO): theo phương pháp này thì số lượng
NVL nào nhập kho sau sẽ được xuất dùng trước theo đúng giá nhập kho của chúng.
Cách tính như sau:
= x
SVTH : Phạm Thị Thanh - 24KT1
Trang:5
Phiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho
Sổ (thẻ) chi tiếtvật liêu
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn kho vật liệu
Chuyên đề tốt nghiệp 
GVHD : CH. Phan Thanh Hải

Các phương pháp trên được áp dụng cho hạch toán NVL theo phương pháp KKTX
III/ Kế toán chi tiết NVL trong DNSX:
1. Sổ sách kế toán chi tiết vật liệu:

- Thẻ kho
- Sổ kế toán chi tiết
- Sổ số dư
- Sổ đối chiếu luân chuyển
2. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu:
2.1 Phương pháp thẻ song song:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP THẺ SONG SONG
Ghi chú: : ghi hằng ngày
:Đối chiếu, kiểm tra
: ghi cuối tháng
- Nguyên tắc ghi chép: Ở kho theo dõi về số lượng, bộ phận kế toán theo dõi cả
về số lượng lẫn giá trị.
- Trình tự ghi chép:
+ Tại kho: hằng ngày thủ kho căn cứ vào các chứng từ nhập, xuất kho ghi số
lượng vật tư thực nhập, thực xuất vào thẻ kho có liên quan (thẻ kho được mở theo từng
danh điểm hay mặt hàng). Thủ kho phải thường xuyên đối chiếu số tồn trên thực tế và số
tồn trên thẻ kho. Hằng ngày hoặc định kỳ sau khi ghi vào thẻ kho xong, thủ kho chuyển
toàn bộ chứng từ nhập xuất cho phòng kế toán.
SVTH : Phạm Thị Thanh - 24KT1
Trang:6
Bảng kê xuấtvật liệu
Bảng kê nhập vật tưBảng kê nhập vật liệu
Sổ đối chiếuluân chuyểnThẻ kho
Phiếu nhập kho
Phiếu xuất kho
Chuyên đề tốt nghiệp 
GVHD : CH. Phan Thanh Hải

+ Tại phòng kế toán: Phòng kế toán mở sổ (thẻ) kế toán chi tiết theo từng danh
điểm vật liệu tương ứng với thẻ kho của từng kho để theo dõi về mặt số lượng và giá trị.

Hằng ngày hoặc định kỳ khi nhận được chứng từ nhập, xuất kho vật liệu do thủ
kho chuyển đến, kế toán kiểm tra từng chứng từ rồi ghi đơn giá, tinh thành tiền và phân
loại chứng từ rồi sau đó ghi vào sổ (thẻ) chi tiết vật liệu có liên quan.
Cuối tháng cộng sổ (thẻ) kế toán chi tiết, tính ra tổng số nhập xuất tồn của từng
loại vật liệu đối chiếu với thẻ kho của thủ kho. Sau khi đối chiếu khớp, đúng kế toán lập
bảng cân đối nhập xuất tồn vật liệu về mặt giá trị để đối chiếu với bộ phận kế toán tổng
hợp.
2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP SỔ ĐỐI CHIẾU
LUÂN CHUYỂN

Ghi chú: : ghi hằng ngày
:Đối chiếu, kiểm tra
: ghi cuối tháng
- Nguyên tắc ghi chép: Ở kho theo dõi về số lượng, bộ phận kế toán theo dõi
cả về số lượng lẫn giá trị của từng loại vật liệu trong kho.
- Trình tự ghi chép:
+ Tại kho: ghi chép giống như phương pháp thẻ song song
+ Tại phòng kế toán: kế toán sử dụng sổ đối chiếu luân chuyển để ghi chép tình
hình nhập, xuất, tồn kho của từng danh điểm vật liệu ở từng kho. Sổ này dùng
SVTH : Phạm Thị Thanh - 24KT1
Trang:7
Phiếu giao nhận chứng từ nhậpPhiếu nhập kho
Thẻ kho
Phiếu xuất kho Phiếu giao nhận chứng từ xuất
Sổ số dư
Bảng lũy kế nhập kho
Bảng tổng hợp nhập, xuất, tồn
Bảng lũy kế xuất kho
Chuyên đề tốt nghiệp 

GVHD : CH. Phan Thanh Hải

cho cả năm và mỗi tháng chỉ ghi một lần vào cuối tháng.
Khi nhận được nhập, xuất vật liệu kế toán kiểm tra, xắp xếp và phân loại chứng
từ sau đó lập các bảng kê nhập vật tư, bảng kê xuất vật tư theo từng danh điểm vật liệu.
Cuối tháng tổng hợp số liệu trên bảng kê cả số lượng và giá trị của từng danh điểm vật
liệu đã nhập, xuất kho trong tháng để ghi sổ đối chiếu luân chuyển, sau đó tính ra số tồn
kho cuối tháng của từng danh điểm vật liệu trên sổ đói chiếu luân chuyển. Cuối tháng,
tiến hành kiểm tra đối chiếu số liệu giữa sổ đối chiếu luân chuyển với thẻ kho và số liệu
của kế toán tổng hợp.
2.3 Phương pháp sổ số dư:
SƠ ĐỒ HẠCH TOÁN CHI TIẾT VẬT LIỆU THEO PHƯƠNG PHÁP SỔ SỐ DƯ
Ghi chú: : ghi hằng ngày
:Đối chiếu, kiểm tra
: ghi cuối tháng
- Nguyên tắc ghi chép: Ở kho theo dõi về số lượng, bộ phận kế toán theo dõi về
mặt giá trị của từng loại vật liệu trong kho.
- Trình tự ghi chép:
+ Tại kho: tương tự như phương pháp ghi thẻ song song. Hằng ngày hoặc
định kỳ sau khi ghi vào thẻ kho xong, thủ kho lập phiếu giao nhận chứng từ (phiếu giao
nhận chứng từ nhập, phiếu giao nhận chứng từ xuất). Cuối tháng, thủ kho căn cứ vào thẻ
SVTH : Phạm Thị Thanh - 24KT1
Trang:8

×