Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng buồng trứng đa nang bằng metformin liều ngắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 41 trang )

BỘYTẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIÈU DƯỠNG NAM ĐỊNH

BÁO CÁO KÉT QUẢ NGHIÊN c ứ u ĐÊ TÀI CẤP c ơ SỞ

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIÈƯ THỊ
HỘI CHỬNG BUỒNG TRỨNG ĐA NANG
BẰNG METFORMIN LIỀU NGẮN
ĨSNS ÕẶÍ HỌC OiÊÙ DUỠNG
NAM ĐỊNH______

T H ự ỵiÊ N
SỐ:AC<«--3iChủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thanh Tùng
Cấp quản lý: Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
Mã số đề tài (nếu có):
Thời gian thực hiện: từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 3 năm 2015
Tổng kinh phí thực hiện đề tài: 9,125

triệu đồng

Trong đó:
Kinh phí SNKH: 9,125

triệu đồng

Nguồn khác (nếu có)

triệu đồng

Nam Định, 2015



i

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN

cứu ĐÈ TÀI CÁP co SỞ

1. Tên đề tài: Đánh giá hiệu quả điều trị hội chứng buồng trứng đa nang bằng
metformin liều ngắn
2. Chủ nhiệm đề tài: TS. Lê Thanh Tùng
3. Cơ quan chủ trì đề tài: Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định
4. Cơ quan quản lý đề tài: Khoa Y học Lâm sàng
5. Phó chủ nhiệm đề tài (nếu có):
6. Danh sách nghiên cứu viên:
- Nguyễn Cơng Trình
- Nguyễn Thị Mai Hương
- Phạm Thị Thanh Hương
- Lưu Thanh Hoàn
- Đỗ Minh Sinh
7. Thư ký đề tài(nếu có):
8. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 8 năm 2013 đến tháng 3 năm 2015


11

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
BMI

Body Mass Index (chỉ số khối cơ thể)


BTĐN

Buồng trứng đa nang

HCBTĐN

Hội chứng Buồng trứng đa nang


Ill

Tóm tắt các kết quả nổi bật của đề tài

Đề tài nghiên cứu “Đánh giá hiệu quả điều trịhội chứng buồng trứng đa
nang bang metformin liều ngắn” đã cung cấp thêm bằng chứng về việc sử dụng
metformin trong điều trị hiến muộn. Nghiên cứu này đã chứng minh sử dụng
metformin liều 1000 mg/ngày dùng từ 5-10 ngày cũng có hiệu quả tương tự như
việc dùng liều dài ngày hơn. Thể hiện việc thay đổi các chỉ số có ý nghĩa đối với
hội chứng buồng trứng đa nang. Đặc biệt tỉ lệ có thai sau điều trị đạt 38,5%. Kết
quả của nghiên cứu đã giúp giảm chi phí điều trị và giảm các tác dụng không
mong muốn của phác đồ cho người bệnh. Góp phần tạo ra niềm tin của cộng
đồng đối với ngành y tế.
Với những kết quả như trên có thể áp dụng phác đồ trên vào việc điều trị
hội chứng buồng trứng đa nang trên diện rộng hơn để tiếp tục đánh giá hiệu quà
của phác đồ này. Ngày càng có nhiều phụ nữ gặp hội chứng buống trứng đa
nang do đó việc nghiên cứu và ứng dụng phác đồ điều trị này trên diện rộng là
điều cần thiết.

về tiến độ thực hiện đề tài chậm hơn so với hợp đồng là 6 tháng. Do cần
nhiều thời gian để lấy được đúng số mẫu yêu cầu và cần có thời gian đủ dài theo

dõi sau q trình điều ữị để đánh giá chính xác hiệu quả của phác đồ. Mặc dù
tiến độ có chậm hơn so với dự kiến nhưng đề tài vẫn thực hiện đúng các mục
tiêu đã đề ra và khơng phát sinh thêm kinh phí.
Một số ý kiến đề xuất: Kinh phí thực hiện đề tài nên tách thành các khoản
chi cho hoạt động quản lý đề tài và cho việc thực hiện đề tài để việc thanh toán
và chi trả cho thuận tiện.


iv

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐÈ

1

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1.

Giải phẫu sinh lý vùng dưới đồi-Tuyến yên-Buồng trứng

3

1.2.

Đại cương về Hội chứng Buồng trứng đa nang


3

1.3.

Cơ chế bệnh sinh

4

1.4.

Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng

4

1.5.

Chẩn đoán

5

1.6.

Điều trị BTĐN

6

1.7.

Các nghiên cứu về hiệu quả của metformin trong điều trị


7

Chuông

2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu

12

2.1. Đối tượng nghiên cứu

12

2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

12

2.3. Thiết kế nghiên cứu

12

2.4. Mau và phương pháp chọn mẫu

12

2.5. Phác đồ điều trị

13

2.6. Quy trình can thiệp


13

2.7. Đặc điểm của thuốc trong phác đồ

14

2.8. Các thông tin cần thu thập

16

2.9. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin

16

2.10. Thời gian và các tiêu chuẩn đánh giá trong nghiên cứu

16

2.11. Xử lý và phân tích số liệu

16

2.12. Đạo đức trong nghiên cứu

17

Chương
3.1.

3: KẾT QUẢ NGHIÊN cứu


Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

18

18


V

3.2. Tiền sử các đối tượng nghiên cứu

19

3.3. Các dấu hiệu của buồng trứng đa nang

19

3.4. Kết quả điều trị

22

Chương 4: BÀN LUẬN

26

4.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

26


4.2. Tiền sử bệnh các đối tượng nghiên cứu

26

4.3. Các dấu hiệu buồng trứng đa nang

27

4.4. Kết quả điều trị

29

4.5. Tác dụng không mong muốn của thuốc

31

Chương 5: KẾT LUẬN

33

TÀI LIỆU THAM KHẢO

34

PHỤ LỤC

36


1


ĐẶT VẤN ĐÈ

Hội chứng buồng trứng đa nang (BTĐN) có thể được coi là một ữong những hội
chứng gây nhiều ảnh hưởng nhất đến người phụ nữ, nếu người phụ nữ đó ừải qua một
triệu chứng ở một số thời gian trong cuộc sống của họ. Mặc dù vậy, BTĐN vẫn là một
trong những bí ẩn lớn nhất của cơ thể phụ nữ mà cho đến nay vẫn còn nhiều ý kiến trái
chiều nhau về vấn đề này[20],
Hội chứng buồng trứng đa nang (BTĐN) hay còn được gọi là hội chứng SteinLeventhal, do Irvine F. Stein và Michael Leventhal mô tả đầu tiên năm 1937. Têncủa
tình trạng nàyxuất phát từsự xuất hiện củabuồng trứng ởhầu hết, nhưngkhông phải tất
cảphụ nữ córối loạnvàchứanhiềunang nhỏnằm dọc theocác cạnh bên ngồicủa
mỗibuồng trứng(xuất hiện đa nang)[l 1], Từ khi được phát hiện tới nay, định nghĩa về
BTĐN đã có những thay đổi tùy thuộc vào công nghệ và khả năng hiểu biết của con
người. Theo Hội Sinh Sản và Phôi học Châu Âu và Hội Y học Sinh Sản Mỹ thì BTĐN
là sự kết hợp của buồng trứng trong đó có hơn 10 nang có thể nhìn thấy trên siêu âm
kết hợp lại với nhau mà khơng thể giải thích bằng một triệu chứng hay quả trình nào
khác [20].
Các triệu chứng phổ biến của Hội chứng BTĐN là chu kỳ kinh nguyệt không
đều, tăng trường tóc khơng mong muốn (rậm lơng), mụn trứng cá, da đầu tóc mỏng đi
và đơi khi vơ sinh (đây vừa là triệu chứng nhưng cũng đồng thời là hậu quả của
bệnh)[20].
Nguyên nhân của BTĐN cho đến nay vẫn còn nhiều điều bí ẩn, tuy nhiên có 2
ngun nhân chính thường được nhắc đến, đo là: động lực gonadotropin bất thường và
yếu tố di truyền. [9].
Hội chứng BTĐN là một rối loạn nội tiết thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ
tuổi sinh đè. Tỷ lệ mắc BTĐN có sự khác biệt giữa các chủng tộc khác nhau, trung
bình tỷ lệ mắc bệnh nằm ừong khoảng từ 5-10%, tuy nhiên một số nhóm phụ nữ ở
Đơng Nam Á có tỷ lệ cao hơn[12]. Một nghiên cứu năm 2013 ừên 16 nghìn phụ nữ từ
19-45 tuổi ở Trung Quốc cho thấy tỷ lệ mắc bệnh là 5,6%[16]. Một nghiên cứu khác
được tiến hành năm 2012 ừên 859 phụ nữ tại Brazil và Salvador cho kết quả là tỷ lệ

mắc BTĐN là 8,5%[10]. Hội chứng BTĐN không chỉ gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh
đẻ mà cịn có thể gặp ở trẻ nữ vị thành viên. Theo tác giả Christensen tỷ lệ BTĐN ờ trẻ
vị thành niên 15-19 tuổi tại California, Mỹ năm 2013 là 0,56%[7]; cũng nghiên cứu
trên đối tượng ngày tác giả Aghar Salehpour đã kết luận tỷ lệ mắc BTĐN ờ ưẻ vị


2

thành viên tại Iran năm 2006 là 3,42%[17].
Mặc dù tỷ lệ mắc chỉ từ 5-10%, nhưng những hậu quả mà Hội chửng BTĐN để
lại cho người phụ nữ là rất nghiêm trọng. Những vấn đề về sức khỏe do Hội chứng
BTĐN gây ra có liên quan đến đề kháng insulin và hyperandrogenism. Chúng bao
gồm bệnh đái tháo đường, béo phì, hội chứng chuyển hóa (MS), tăng sản niêm mạc tử
cung, khô âm đạo; các bệnh tim mạch, tiền sản giật, trầm cảm và giảm chất lượng cuộc
sống[18].
So với những phụ nữ khơng mắc Hội chứng BTĐN, những người có BTĐN có
nguy cơ mắc đái tháo đường typ II cao hơn 10-20% [12]; bị rối loạn chuyển hóa cao
hơn từ 20-30%; có nguy cơ trầm cảm cao hơn 4,23 lần[18]. Các phân tích tổng họp
gần đây đã cho thấy phụ nữ với BTĐN có nguy cơ cao hơn đảng kể các biển chím"
thai kỳ so với phụ nữ khơng có Hội chứng này[12]. Ngồi ra 50-70% phụ nữ BTĐN
bị béo phì; khoảng 36% phụ nữ BTĐN bị tăng sản niêm mạc tử cung; giảm chất lượn"
cuộc sống cũng đã được báo cáo ở những phụ nữ BTĐN [18].
Dựa trên quan niệm của Ovalle, một số thuốc điều trị đái tháo đường đã được
đưa vào phác đồ điều trị người bệnh có BTĐN nhằm giảm tình trạng kháng insulin.
Một trong những thuốc đã được chửng minh có hiệu quả điều trị cao qua các nghiên
cứu và đang được áp dụng là metformin. Tuy là thuốc dùng trong điều trị đái tháo
đường nhưng metformin khơng làm hạ đường huyết ở người có đường huyết bình
thường.
Mặc dù hầu hét các nghiên cứu đã chứng minh metformin với liều 1001500mg/ngày sẽ cải thiện được tình trạng kinh thưa, tăng rụng trứng và tăng khả năng
có con. Tuy nhiên các kết quả nghiên cứu còn chưa thống nhất với nhau. Đặc biệt chưa

có nghiên cứu nào sử dụng metformin liều ngắn ứong điều trị BTĐN.
Tại Nam Định cho đến nay chưa có một báo cáo nào về hiệu quả điều trị BTĐN
bằng metformin đặc biệt là metformin liều ngắn. Vậy câu hỏi được đặt ra tác dụng của
metformin liều ngắn ứên những phụ nữ BTĐN tại Nam Định là như thế nào. Để trả
lời được câu hỏi trên nghiên cứu này đã được tiến hành với 1 mục tiêu cụ thể như sau;
Đánh giá hiệu quả điều trị Hội chứng buồng trứng đa nang bằng metformin
liêu ngăn


3
Chương 1: TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Giải phẫu sinh lý vùng dưới đồi-Tuyến yên-Buồng trứng
1.1.1. Vùng dưới đồi
Vùng dưới đồi là một phần của vỏ não giữa và tạo thành nền của não thất ba,
xuyên vào phễu vùng dưới đồi và cùng với mõm phễu hình thành nên tuyến yên nội
tiết bao gồm: vùng nhân có ý nghĩa lớn nhất trong việc tổng hợp và chế tiế GnRH;
Trung tâm điều hòa vùng dưới đồi là một trung tâm điều phổi giữa hệ thống trao đổi
thông tin thần kinh và thể dịch.
1.1.2. Tuyến yên
Các sản phẩm ché tiết của thùy trước tuyến yên như sau: hormon hướng sinh dục
FSH và LH được sản xuất từ thùy trước tuyến yên
1.1.3. Buồng trứng
Cấu trúc chức năng của buồng trứng bao gồm: nang noãn nguyên thủy và nanơ
noãn sơ cấp; sự trường thành của nang nỗn; điều hịa cận tiết và tư tiết; tổng hợp và
tiết chế GnRH; điều hòa xung nhịp của các tế bào thần kinh chế tiết GnRH.
1.1.4. Chức năng nội tiết và ngoại tiết của buồng trứng
Chức năng nội tiết bao gồm tổng họp và chế tiết các nội tiết tố steroid cũng như
peptid; sản xuất steroid tại buồng trứng; tiếp nhận cholestérol.
Chức năng ngoại tiết: buồng trứng là nơi sinh ra nỗn đồng thời nơi ni dưỡng

trường thành rồi phóng nỗn.
1.2.

Đại cương về Hội chứng Buồng trứng đa nang

1.2.1. Lịch sử phát hiện và điều trị BTĐN
Năm 1721, A.Vallisneri đã mô tả ờ những người phụ nữ nông dân ừẻ đã kết hơn,
béo phì và vơ sinh. Năm 1935, Stein và Leventhal[25] lần đầu tiên trình bày nghiên
cửu báo cáo về 7 phụ nữ có triệu chứng mất kinh, rậm lông và buồng trứng nở rộng
với nhiều nang nhỏ và dày.

về điều trị Stein và Leventhal đã thực hiện thủ thuật cắt hình nêm buồng trứng,
kết quả là chu kỳ rụng trứng quay trở lại. Sau đó hai ơng đã báo cáo 75 phụ nữ đã
được cắt hình nêm hai bên, 90% trong số đó có chu kỳ thường xuyên và 65% có thể
thụ thai.


4
1.2.2. Những biểu hiện của BTĐN
Phụ nữ BTĐN biểu hiện nhiều triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng khác nhau.
Các triệu chứng này bao gồm: rối loạn kinh nguyệt, béo phì, rậm lơng, mụn trứng cá,
các bất thường về chi số nội tiết như tăng LH, Testoteron, Androstenedion, Insulin và
hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm[23].
1.2.3. Lịch

sử chẩn đoán

Theo Stein và Leventhal (1935) chẩn đoán BTĐN chủ yếu dựa vào quan sát
buồng trứng, hoặc mở rộng các buồng trứng nang cứng bằng chụp tia X hoặc bằng thủ
thuật mờ bụng ở những phụ nữ không rụng trứng, rậm lông hoặc cả hai[25].

Trong nghiên cứu của Trần Thị Ngọc Hà[l], tác giả đã mô tả năm 1958, Mc
Arthur, Ingersoll và Worcester đã mơ tả lượng hormon lutein hóa (LH) cao trong nước
tiểu ờ phụ nữ với buồng trứng đa nang hai bên. Theo Velaand Rankin (1970), Rebar
(1976) và Yen (1980), nồng độ LH và hormon nam cao trong huyết thanh được xem là
một điều kiện tiên quyết để chẩn đoán BTĐN.
1.3. Cff chế bệnh sinh[23]
1.3.1. Đề kháng Insulin và tăng insulin máu.
Đề kháng insulin và tăng insulin máu là những nhân tố sinh lý bệnh quan trọng
quyết định chứng cường Androgen ở phần lớn phụ nữ BTĐN, đặc biệt là người có béo
phì. Người ta cũng nhận thấy, bản thân béo phì đi kèm chứng cường Androgen ờ một
số ít người bệnh.
1.3.2. Tăng Androgen
Bệnh sinh rậm lơng thường do tăng Androgen bất thường hoặc phát triển lang
nông quá mức đối với mức độ androgen bình thường, sự phát triển lông ở mặt thường
thấy ở phụ nữ mãn kinh do khơng có chất đối kháng androgen. Tuy nhiên sự gia tăng
phát triển lơng tóc thường gặp ở những rối loạn nội tiết có hội chứng cường androgen.
1.4. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng[20]
- Béo phì là ứiệu chứng thường gặp của BTĐN, nồng độ SHBG trong tuần hồn
tương quan nghịch với trọng lượng cơ thể, vì thế khi tăng cân sẽ làm giảm SHBG, gây
ra những thay đổi quan trọng do nồng độ steroid tự do tăng lên.
- Rậm lơng là một tình trạng lành tính tuy nhiên nếu kèm theo các tình trạng nam
hóa hoặc xảy ra sau dậy thì thường là những triệu chứng của rối loạn nặng hơn gặp ờ
những người có khối u thượng thận hoặc u buồng trứng.

I


5
- Rối loạn kinh nguyệt thường biểu hiện với thiếu kinh hoặc vơ kinh
- Vơ sinh là một tình ừạng thường gặp ở phụ nữ BTĐN dù có thai tự nhiên hay do

hỗ trợ sinh sản
- Hội chứng chuyển hóa BTĐN: khoảng 40% phụ nữ BTĐN có hội chứng chuyển
hóa. Đặc điểm gồm: nồng độ androgen tăng cao và nồng độ testosteron > 2,5 nmol/1.
- Đặc điểm mô học buồng trứng: mơ nang nỗn thối hóa được giữ lại như một
phần của buồng trứng, theo giả thuyết 2 tế bào, khi mang nang nỗn thối hóa sẽ làm
các tế bào hạt thối hóa và cịn lại tế bào vỏ, vì thé mô đệm chức năng này sẽ tăng tiết
androstenedion và testosteron từ các tế bào vỏ.
- Hình ảnh buồng trứng trên siêu âm là một tiêu chuẩn chẩn đoán BTĐN. Hình ảnh
quan sát được như: hai buồng trứng tăng kích thước, có nhiều nang (> 10 nang) phân
bố riêng biệt kích thước nhỏ ( < lOmm), các nang phân bố chủ yếu ờ vùng ngoại vi...
1.5.

Chẩn đoán: Sử dụng tiêu chuẩn chẩn đoán BTĐN - Rotterdam 2003: Chẩn đoán
xác định khi có 2 trong 3 tiêu chuẩn sau và loại trừ các nguyên nhân khác

1.5.1. Tiêu chuẩn 1: Kinh íhưa hoặc vô kinỉt
-

Kinh thưa: chu kỳ kinh trên 35 ngày

-

Vô kinh: trên 6 tháng vô kinh.

1.5.2. Tiêu chuẩn 2: Cường Androgen (lâm sàng và cận lâm sàng)
-

Lâm sàng:
* Triệu chứng rậm lơng, mụn trứng cá, hói đầu, dầy sừng.
* Béo phì kiểu bụng, BMI (Body Mass Index) > 25, tỉ lệ eo/ hơng: > 0,85.


-

Cận lâm sàng:
* Tăng Testosterone tồn phần, tăng Testosterone tự do (T > 2,5nmol/ml)
* Tăng LH > 10mUI/ml, tỷ lệ LH/ FSH >2
* Giảm SHBG (Sex Hormone Binding Globulin), giảm IGFBP-1
* Tăng Estradiol tự do

1.5.3. Tiêu chuẩn 3: Hình ảnh buồng trứng đa nang trên siêu âm (khảo sát vào
ngày thứ 2 -5 của chu kỳ kinh hoặc ngày thứ 3 chu kỳ nhăn tạo).
+ Số lượng nang: trên 12 nang kích thước từ 2-9 mm.
+ Thể tích buồng trứng trên 10 cm3.
(Khơng cần xét đến tính chất phân bố nang hoặc mật độ mơ buồng trứng).


6
1.6. Điều trị BTĐN
HCBTĐN là hội chứng phối hợp của nhiều rối loạn. HCBTĐN dẫn đến rối loạn
rụng trứng như: kinh nguyệt khơng đều, thậm chí rong kinh, rối loạn gây cường
androgen máu như: rậm lơng, mọc râu, phì đại âm vật... về lâu dài, ở những người
HCBTĐN có thể bị đái tháo đường týp n, cao huyết áp, xơ vữa động mạch, rối loạn
lipid máu, đái tháo đường thai kỳ, ung thư nội mạc tử cung, đặc biệt là dễ vơ sinh. Vì
vậy, trong điều trị HCBTĐN tùy theo mục đích mà ta có cách điều trị khác nhau.

về điều trị

chứng vô sinh, nguyên nhân gây vô sinh ở HCBTĐN là rối loạn
phóng nỗn, gây ra tình trạng khơng rụng trứng do đó mà gây vơ sinh. Mục đích điều
trị ở đây là phải gây được phóng nỗn. Có rất nhiều cách điều trị để gây phóng nỗn ở

HCBTĐN. về nội khoa, trước hết cần được giảm cân ở những người có thể trạng béo
phì. Giảm cân để giảm mỡ, giảm đề kháng insulin; sử dụng metformin, với mục đích
làm giảm đề kháng insulin, bằng cách giúp hoạt hóa các yểu tố vận chuyển glucose
vào trong tế bào gan và cơ, từ đó làm giảm tình trạng kháng insulin ở máu ngoại vi,
giúp cân bằng nồng độ glucose ữong máu. Ngồi ra metformin khơng làm tăng tiết
insulin, do đó khơng làm hạ đường huyết vì vậy mà an tồn với bệnh nhàn HCBTĐN.
Metformin giúp cải thiện bệnh nhân HCBTĐN tái lập lại chu kỳ kinh nguyệt bình
thường, tăng khả năng rụng trứng và có thai, giảm nguy cơ đái tháo đường; giảm nồng
độ androgen trong máu, cải thiện chu kỳ kinh nguyệt, từ đó tăng khả năng có thai. Có
nghiên cứu cho thấy metformin được sử dụng cho bệnh nhân HCBTĐN trong 3 tháng
đầu của thai kỳ có tác dụng làm giảm tỷ lệ sảy thai. Tuy nhiên cho đến nay cũng chưa
ai chứng minh được tác hại của metformin với thai hoặc metformin an toàn với thai
như thế nào. Cách sử dụng metformin cho phụ nữ vô sinh với liều lOOmg 1500mg/ngày, điều trị thường 4 - 6 tuần hoặc 3 tháng.

về điều trị ngoại

khoa, đã được áp dụng bằng các phương pháp như cắt góc
buồng trứng, xẻ múi cam, và đã gây được phóng nỗn cho bệnh nhân HCBTĐN. Tuy
nhiên, với kỹ thuật đó có rất nhiều nhược điểm khơng có lợi cho bệnh nhân như: tai
biến phẫu thuật, dính sau mổ, gây suy buồng trứng sớm. Đến nay, người ta đã cải tiến
sang kỹ thuật đốt điểm buồng trứng qua phẫu thuật nội soi. Đây là một kỹ thuật mới
tiến bộ và tỷ lệ gây được rụng trứng, có vịng kinh đều và có phóng nỗn sau phẫu
thuật. Hoặc sau phẫu thuật đốt điểm buồng trứng bệnh nhân có đáp ứng tốt hơn với
thuốc kích thích buồng trứng. Tuy nhiên, phương pháp điều trị ngoại khoa dù sao cũng
là một phương pháp có tính xâm lấn, không thể tránh khỏi tỷ lệ biến chứng ữong và
sau phẫu thuật.


7
1.7. Các nghiên cứu về hiệu quả của metformin trong điều trị

L 7.L Một số nghiên cứu trên thế giới
Hiện nay, nhiều nghiên cửu về hiệu quả của metformin ừong điều trị vô sinh ở
bệnh nhân BTĐN đã được tiến hành. Kểt quả nghiên cứu của tác giả Thyer (2002) cho
thấy rằng dù có kết hợp với Clomiphere Citrate hay không, metformin đều làm tăng tỷ
lệ rụng trứng ở bệnh nhân trước đó có kháng Clomiphere Citrate và tạo nên những
thay đổi về nồng độ insulin và glucose ừong máu. Một nghiên cửu khác được thực
hiện tại Ấn Độ cho thấy sử dụng metformin có thể đạt tỉ lệ có thai đến 59% ở những
bệnh nhân kháng Clomiphere Citrate. Tác giả Velazquez (2004) và cộng sự đã tiến
hành 1 nghiên cứu kéo dài 6 tháng đã kết luận rằng hầu hết bệnh nhân dùng metformin
sẽ có kinh đều, có rụng trứng tự nhiên và 19% có thai. Như vậy, tuy có thai đổi kết quả
quá lớn giữa các tác giả nhưng hầu hểt đều đưa ra kết luận rằng metformin có tác dụng
làm tăng đáp ứng của buồng trứng ở bệnh nhân BTĐN có kháng insulin. Nơồi tác
dụng gây rụng trứng trên bệnh nhân BTĐN, metformin được ghi nhận có thể giúp
giảm cân và giảm tình trạng cường androgen. Tác dụng phụ của metformin thường là
các triệu chứng về tiêu hóa. Mức độ của các triệu chứng này có liên quan đến liều
dùng và thường tự khỏi sau vài tuần. Một tác dụng phụ khác, ít gặp là tình trạng tăng
acid lactic máu. Vì thế metformin khơng được dùng ở người bị suy gan, thận, có bệnh
lý về mạch máu hay giảm oxy trong máu. Đây là loại thuốc độc, tuy chưa thấy bất
thường khi nghiên cứu trên động vật cũng như một vài nghiên cứu ngắn ngày ở bà mẹ
mang thai nhưng cần thận trọng khi dùng ở phụ nữ có thai. Tóm lại, lợi ích chính của
metformin trong điều trị là điều chỉnh các rối loạn về chuyển hóa, về nội tiết. Hơn nữa,
dựa ừên các kết quả nghiên cứu, các nhà lâm sàng đã nhận thấy rằng metformin có tác
dụng đưa đến rụng trứng tự nhiên, khơng hoặc ít có nguy cơ q kích buồng trứng
hoặc đa thai. Chính từ những két quả thu được cho đến nay, việc sử dụng metformin
hứa hẹn một phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân BTĐN trong phòng ngừa các
nguy cơ lâu dài và ữong lĩnh vực vô sinh[5].
Năm 2006, tác giả Mileva Milosavljevic và các cộng sự[14] tiến hành nghiên cứu
tìm hiểu tác động của metformin trong điều trị vô sinh ở phụ nữ BTĐN . Kết quả cho
thấy 3 phụ nữ tham gia nghiên cứu đã có 3 đứa con khỏe mạnh. Nghiên cứu này phát
hiện ra rằng việc phá thai đã giảm khi metformin được sử dụng cho rụng trứng cảm

ứng trước khi mang thai (1 phụ nữ) và tiếp tục trong suốt thai kỳ (2 nữ): 3 tháng (1
người phụ nữ) và trong toàn bộ thai kỳ (1 phụ nữ). Dữ liệu của nghiên cứu cho thấy
một sự giảm nguy cơ sảy thai so với lần mang thai trước đó trong cùng một phụ nữ
khơng dùng metformin. Kết cục thai kỳ không khác nhau ở những phụ nữ dừng lại


8
metformin sau khi thụ thai và cuối của thai tam cá nguyệt đầu tiên hoặc thứ ba. Kết
cục sơ sinh được tốt trong tất cả ba người phụ nữ, với mức tăng trưởng bình thường về
điểm Apgar. Nghiên cứu cho thấy khơng có bằng chứng của bất kỳ tác dụng lâm sàng
bất lợi trên người mẹ hoặc trẻ sơ sinh khi metformin được tiếp tục thông qua ba tháng
đầu tiên và toàn bộ thai kỳ. Nghiên cứu này thấy rằng phá thai sớm tái phát đã giảm
khỉ metformin được sử dụng cho quá trình rụng trứng cảm ứng.
Năm 2011 tác giả Tahira Dar và các cộng sự [8] đã tiến hành nghiên cửu tác
dụng của metformin trên 25 phụ nữ BTĐN , kết quả cho thấy. Metformin ở bệnh nhân
có hội chứng buồng trứng nhiều nang (BTĐN). Điều trị metformin trong ít nhất 6
tháng mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ với BTĐN. Điều trị metformin cải thiện chu
kỳ kinh nguyệt, tỷ lệ mang thai gia tăng và làm giảm cơ hội của tam cá nguyệt đầu sẩy
thai tự nhiên. Nó cũng cải thiện tính năng lâm sàng khác của BTĐN như mụn trứng cá,
rậm lông, trầm cảm và béo phì. Nó khơng có tác dụng chính trên trọng lượng giảm như
gỉảm trọng lượng chỉ có 16% bệnh nhân sau khi điều trị.
Năm 2004 tác giả ZA Liu và các cộng sự[13] tiến hành nghiên cửu tác dụng của
Metformin trên 3 nhóm phụ nữ. Nhóm Aa (n = 20) dùng metformin 500mg, ba lần mỗi
ngày trong 3 tháng, bệnh nhân trong nhóm Ab (n = 20) dùng clomiphene 50 mg một
làn mỗi ngày từ ngày thứ 5 của chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu rút trong 5 ngày và
3 chu kỳ, và bệnh nhân trong nhóm Ac (n = 30) được điều trị bằng metformin và
clomiphene cho 3 chu kỳ, với liều lượng như các nhóm Aa và Ab. Kết quả cho thấy tỉ
lệ có thai là 15% (nhóm Aa), 20% (nhóm Ab), và 57% (nhóm Ac) tương ứng. Tỷ lệ
mang thai trong nhóm Ac cao hơn đáng kể so với các nhóm Aa và Ab, (P <0,01), trong
khi khơng có sự khác biệt đáng kể giữa hai nhóm sau (P> 0,05). Trong nhóm Ac mức

BMI, T, TG, và TC là (49,7 + / - 6,4) mU / L, 29,4 + / - 2.2 (6.4 + / - 2.2) nmol / L,
(4.1 + / - 1.0) mmol / L, (6.3 + / - 0.5) mmol / L, và mức sau điều trị là (27,7 + / - 1,8)
mU / L, 23,6 + / - 5,2 (3,8 + / - 2.0) nmol / L, (2,2 + / - 0,7) mmol / L, (4.6 + / - 0.5)
mmol / L. Trong nhóm Aa mức BMI, T, TG, và TC là (50,0 + / - 8,2) mU / L, 28,7 + /
- 1.2 (6.4 + / - 2.0) nmol / L, (4,3 + / - 1.2) mmol / L, (6,6 + / - 0,3) mmol / L, và mức
sau điều trị là (29,9 + / - 8,2) mU / L, 22,4 + / - 9.3, (4,3 + / - 0,9) nmol / L, (2.3 + / 0,3) mmol / L, (4,8 + / - 0,6) mmol / L.
Trong năm 2007, Hội Sinh sản và Phôi (ESHRE) của Châu Âu và Hiệp hội Y
học sinh sản của Mỹ (ASRM) ban hành hướng dẫn trong việc sử dụng metformin và
clomiphene cho sự rụng trứng ở những bệnh nhân có BTĐN. Theo những hướng dẫn
này, việc sử dụng metformin nên được giới hạn cho những bệnh nhân dung nạp


9
glucose tốt trước khi dùng clomiphene, do đó hạn ché việc sử dụng metformin để một
số ít bệnh nhân bị BTĐN. Tuy nhiên dữ liệu gần đây cho thấy rằng những nguyên tắc
có khả năng yêu cầu xem xét lại. Thật vậy, metformin dường như là hữu ích ở những
bệnh nhân BTĐN người có chỉ số khối lượng cơ thể ở mức bình thường và có biểu
hiện vơ sinh. Hơn nữa, sự kết họp của metformin với clomiphene xuất hiện là tốt nhất
điều ữị triển sự lựa chọn ở những bệnh nhân có BTĐN đề kháng vói clomiphene.
Ngồi ra, metformin làm giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của hội chứng quá
kích buồng trứng khi dùng cho bệnh nhân BTĐN đã trải qua nhiều cảm ứng rụng trứng
cho thụ tinh trong ống nghiệm và có nguy cơ cao hội chứng này[15].
Năm 2012 tác giả Sven M Carlsen và cộng sự đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng
ngẫu nhiên trên 2 nhóm phụ nữ BTĐN được lựa chọn ngẫu nhiên. Một nhóm dùng
metformin (2000 mg mỗi ngày) nhóm cịn lại dùng giả dược từ ba tháng đầu tiên của
thai kỳ. Câu hỏi đã được gửi đến 256 người tham gia 1 năm sau khi sinh. Phát triển
cân của sản phụ trong thời kỳ mang thai và những năm đầu tiên sau khi sinh con và
nhân trắc lúc sinh và trọng lượng 1 năm sau khi sinh đã được đăng ký. Kết quả: Phụ
nữ dùng metformin tăng cân ít hơn trong thai kỳ so với những người trong nhóm dùng
giả dược. Ở trẻ sơ sinh, khơng có khác biệt giữa 2 nhóm về trọng lượng hoặc giảm

chiều dài. Một năm sau khi sinh, phụ nữ sử dụng metformin trong thời kỳ mang thai bị
mất ít trọng lượng và con của họ đã nặng hơn so với nhóm dùng giả dược (10,2 6 1,2
kg so với 9,7 6 1,1 kg, p = 0,003)[6].
1. 7 . 2 . Một số nghiên cứu tại Việt nam
Nghiên cứu của tác giả Đặng Ngọc Khánh và cộng sự [2] tiến hành tổng két 76
trường hợp BTĐN được chọn để cho điều trị metformin trong 3 tháng, sau đó nếu
bệnh nhân khơng có thai sẽ được điều trị tiếp bằng clomiphene citrate và kết hợp với
bơm tinh trùng vào buồng tử cung. Tổng cộng ừong thời gian theo dõi (khoảng 4
tháng), có 31,1% (23/74) bệnh nhân đã có thai. Trong đó 16,2% (12/74) có thai tự
nhiên trong khi sử dụng Metformin và 17,7% (11/62) có thai sau khi kích thích buồng
trứng bằng cc và IUI (Sơ đồ 1). Với phác đồ kỹ thuật khá đơn giản, an toàn ừong thời
gian ngắn, gần 1/3 số bệnh nhân ừong mẫu nghiên cứu đã có thể có thai. Ngồi ra bên
cạnh đó, có 2 (2,6%) trường hợp phải ngưng dùng thuốc sau 1 tháng do tác dụng phụ
(nơn ói và tiêu chảy).
Kết quả bước đầu của nghiên cứu cho thấy metformin có thể sử dụng trên bệnh
nhân BTĐN điều trị vô sinh hiếm muộn. Thuốc không những cải thiện được tình trạng
kinh nguyệt, nồng độ testosterone ữong máu, chi số BMI mà cịn hửa hẹn tỷ lệ có thai


10
cao, góp phần khơng nhỏ vào việc giảm chi phí điều trị cho bệnh nhân.
Két quả trên cũng tương tự như nhiều báo cáo khác trên thế giới. Với két quả
bước đầu trên, metformin hứa hẹn một phương thức điều trị mới hiệu quả cho bệnh
nhân hiếm muộn do BTĐN. Kết quả của nghiên cứu này kết hợp với dữ liệu và y văn
hiện có trên thế giới là cơ sờ cho việc triển khai sử dụng rộng rãi metformin cho bệnh
nhân BTĐN tại Việt nam trong thời gian tới. Hiện nay, nhiều nơi ở nước ta cũng đã
bắt đầu sử dụng metformin cho bệnh nhân BTĐN với kết quả khả quan

Sơ đồ


1 : Hiệuquả điều BTĐN bằng metfo

Một nghiên cứu khác đánh giá tác dụng của metformin được tác giả Vũ Văn
Tâm[3] thực hiện năm 2007. Đối tượng nghiên cửu là 50 bệnh nhân tuổi 20-35, bị vô
sinh do HCBTĐN đến khám và điều ừị vô sinh tai khoa hiếm muộn, bệnh viện Phụ Sản Hải Phòng từ thángl năm 2006 đến tháng 5 năm 2007 thoả mãn tiêu chuẩn lựa
chọn. Những bệnh nhân trong đối tượng nghiên cứu sau khi định lượng nội tiết, siêu
âm, đo chiều cao cân nặng, được theo dõi trước khi dùng thuốc không có nang nỗn
trưởng thành ừong 3 tháng. Tiếp theo đó được dùng thuốc metformin với liều lOOOmg
một ngày chia 2 lần uống ngay sau ăn, bắt đầu uống từ ngày kinh thứ 2. Bệnh nhân
được đo nang noãn và đo niêm mạc tử cung bằng siêu âm đầu dò âm đạo theo chu kỳ
kinh và định lượng nội tiết vào ngày 3 kỳ kinh. Khi có nang nỗn trường thành thì gây
phóng nỗn và hướng dẫn giao hợp. Kết quả nghiên cứu cho thấy có sự khác biệt về
các chỉ số nghiên cứu trước và sau điều trị


11
Bảng 1: Sự khác biệt về các chỉ số trưóc và sau điều trị
Chỉ số nghiên cứu

Trưóc ĐT

Sau ĐT

p

BMI(kg/m2) (n=42)

20,6 ± 1,5

19,2 ±1,3


<0,05

LH(mUI/ml) (n=42)

12,6 ±4,1

8,2 ±3,1

<0,05

FSH(mUI/ml) (n=42)

5,5 ±2,1

6,1 ± 1,9

<0,05

Prol(mUI/ml)(n=42)

13,0 ±4,4

11,2 ±3,2

<0,05

Insulin (ng/ml) (n=42)

11,7 ±3,5


7,9 ± 2,3

<0,05

Glucoza(mmol/ml)

4,8 ± 0,6

4,5 ± 0,4

<0,05

Có nang nỗn trưởng thành(n=50)

0 (0%)

28 (56%)

<0,05

Có thai (n=50)

0 (0%)

12(24%)

Tác dụng không mong muôn (n=50)

7 (14%)


Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ có thai tự nhiên sau dùng thuốc là 24%, trong
đó có 16% trường họp có thai tự nhiên sau 2 tháng dùng thuốc. Như vậy, với một phác
đổ khá đon giản, trong một thời gian ngắn, đã có một tỉ lệ khá cao bênh nhân có thai.
Tỉ lệ bênh nhân có nang nỗn trưởng thành trong nghiên cứu này là 56%, so với
70% bênh nhân HCBTĐN có nang noãn trường thành khi điều trị bằng clomiphene
citrate. Tuy nhiên, tỉ lệ có thai ở những bênh nhân điều trị clomiphene citrate chi là
15% trong các nghiên cứu khác.
Sự thay đổi của BMI trước và sau điều trị có ý nghĩa thống kê với p < 0,05, điều
này phù hợp với nhiều tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên sự giảm BMI là khơng
lớn, có thể là do tỉ lệ bệnh nhân có hội chứng BTĐN béo phì ở Viêt Nam rất thấp.
Có sự thay đổi lớn nổng độ insulin và nồng độ LH có ý nghĩa thống kê với p <
0,05. Kết quả này phù hợp với hầu hết các báo cáo ừong và ngồi nước. Chính vì
metformin làm giảm nổng độ insulin máu, tăng nhạy cảm insulin và làm giảm nổng độ
LH mới làm tăng ti lệ phóng nỗn và tăng tỉ lệ có thai cho những bênh nhân
HCBTĐN. Các nhà nghiên cứu nội tiết sinh sản đều cho rằng thông qua cơ chế này,
metformin là một bước tiến quan trọng trong điều trị vô sinh do HCBTĐN.


12
Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN

cứu

2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những phụ nữ được chẩn đoán là có Hội chứng buồng
trứng đa nang đang sinh sống và làm việc tại tỉnh Nam Định
2.2. Thòi gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu từ tháng 8/2013-6/2014
Địa điểm nghiên cứu tại Phòng khám Sản khoa 144 Song Hào, Nam Định

2.3. Thiết kế nghiên cứu
Nghiên cứu giả thực nghiệm so sánh một nhóm trước và sau điều trị.
Tình ữạng PCOS: TI
(Trước can thiệp)


Tiến hành điều trị


Tình trạng PCOS-.T2
(Sau can thiệp)
+
Hiệu quả can thiệp
T2-T1
Sơ đồ

2:Thiết kế nghiên cứu can thiệp 1 nhóm so sánh trước sa

2.4. Mẩu và phương pháp chọn mẫu
Sử dụng phương pháp chọn mẫu toàn bộ phụ nữ được chẩn đốn là có Hội chứng
buồng trứng đa nang đến khám và điều trị tại Phòng khám Sản khoa 144 Song Hào,
Nam Định từ tháng 9/2013-01/2014
Theo thống kê hàng năm có khoảng 30 người bệnh
Tiêu chuẩn chẩn đốn:
Sử dụng tiêu chuẩn đồng thuận Rotterdam 2003, gồm 3 tiêu chuẩn:
-

Kinh thưa hay vô kinh,



13
-

Triệu chứng cường androgen trên lâm sàng và/ hoặc cận lâm sàng,

-

Hình ảnh buồng trứng đa nang

Hội chứng BTĐN được chẩn đốn khi có 2 trong 3 tiêu chuẩn trên và sau khi đã
loại trừ các nguyên nhân khác như: tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh, các loại u
chế tiết androgen, hội chứng Cushing...).
Qua tiêu chuẩn này, có thể thấy bệnh nhân có hội chứng buồng trửng đa nang có
thể là một người có chu kỳ kinh nguyệt bình thường, cũng có thể là một người khơng
hề có buồng trứng dạng đa nang. Ngược lại, một người có hình ảnh buồng trứng dạng
đa nang điển hình có thể khơng có hội chứng BTĐN. Hội chứng BTĐN vẫn chưa có
tiêu chuẩn chẩn đoán riêng lẻ dựa vào lâm sàng và cần phân biệt với các bộnh lý khác.
Tiêu chuẩn loại trừ
-

Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu

-

Các đối tượng có chống chỉ định với các thuốc trong phác dồ

2.5. Phác đồ điều trị
-

Sử dụng metformin lOOOmg/ngày dùng từ 5-10 ngày bắt đầu dùng từ ngày 3-5

của vịng kinh

-

Có thể két hợp dùng thêm estrogen

-

Với mục đích làm giảm tác dụng khơng mong muốn và tăng hiệu quả phịng nỗn

2.6. Quy trình can thiệp
-

Bước 1: khám, chẩn đốn và lựa chọn đối tượng vào nghiên cứu

-

Bước 2: đánh giá các chỉ số nghiên cứu trên bệnh nhân trước khi can thiệp

-

Bước 3: can thiệp, sử dụng thuốc uống cho bệnh nhân

-

Bước 4: đánh giá sau điều trị dùng thuốc

Đánh giá
ban đầu


Điều trị bằng
phác đồ

Đánh giá
đầu ra

Thời gian

Sơ đồ 3: Quy trình can thiệp điều trị BTĐN bằng metformin liều ngắn


14

2.7. Đặc điểm của thuốc trong phác đồ
Các đặc tính dược lực học:
“ Metformin là thuốc điều trị bệnh tiểu đường nhóm biguanid.
-

Thuốc khơng có tác dụng hạ đường huyết ở người không bị đái tháo đường. Ở
người đái tháo đường, Metformin làm giảm sự tăng đường huyết nhưng không
gây tai biến hạ đường huyết.

-

Cơ chế tác dụng ngoại biên của thuốc là làm tăng sử dụng glucose ờ tế bào, cải
thiện liên kết của insulin với thụ thể và cả tác dụng sau thụ thể, ức chế tổng hợp
glucose ở gan và giảm hấp thu glucose ờ ruột.

-


Thuốc làm giảm tình trạng tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường mà không
gây ra tai biến hạ đường huyết.
Các đặc tính dược động học:

-

Thuốc được hấp thu chậm và khơng hồn tồn ờ đường tiêu hóa.

-

Khả dụng sinh học tuyệt đối xấp xỉ 50 - 60%, liên kết với protein ờ mức không
đáng kể.

-

Phân bố vào các mô, dịch và hồng cầu.

-

Metformin chuyển hóa ở gan và khơng bài tiết qua mật. Bài tiết ở ống thận là
đường thải trừ chủ yếu của Metformin.

-

Khoảng 90% thuốc được thải trừ qua thận ữong 24 giờ đầu ờ dạng khơng chuyển
hóa.

-

Độ thanh thải của thuốc qua thận giảm ở người suy thận và cao tuổi dẫn đến nguy

cơ tích lũy thuốc.
Chỉ định:
Điều ừị đái tháo đường không phụ thuộc insulin (type II): đơn trị liệu, khi không

thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần.
Có thể dùng Metformin đồng thời với một Sulfonylure khi ché độ ăn và khi dùng
Metformin hoặc Sulfonylure đơn thuần khơng có hiệu quả kiểm soát glucose huyết
một cách đầy đủ hơn.
Chống chỉ định:
-

Mần cảm với thuốc.


15

Người bệnh có trạng thái dị hóa cấp tính, nhiễm khuẩn, chấn thương
Suy thận, bệnh lý cấp tính có nguy cơ gây thối hóa chức năng thận.
Suy tim sung huyết, trụy tim mạch, nhồi máu cơ tim cấp tính.
Bệnh gan, tim mạch nặng, bệnh hô hấp nặng với giảm oxygen huyết.
Thận trọng:
Đối với người bệnh dùng Metformin cần theo dõi đều đặn các xét nghiệm cận
lâm sàng, kể cả định lượng đường huyết để xác định liều Metformin tối thiểu cỏ
hiệu lực.
Khi điều trị bằng Metformin vẫn phải áp dụng chế độ ăn kiêng.
Phải ngưng điều ừị Metformin 2 - 3 ngày trước khi chụp X quang có sử dụng các
chất cản quang chứa iod và trong 2 ngày trước khi chiểu chụp.
Khơng dùng đồng thời với các thuốc có tác động đến chức năng thận vì có thể
ảnh hường đến sự phân bố của thuốc.
Không dùng thuốc cho người bị suy giảm chức năng thận.

Tưong tác thuốc:
Dùng đồng thời với các thuốc có xu hướng gây tăng glucose huyết có thể dẫn đến
làm giảm sự kiểm sốt glucose huyết.
Tránh dùng phối hợp với Furosemid, Cimetidin vì nó làm tăng nồng độ tối đa
Metformin ứong huyết tương và trong máu.
Không dùng đồng thời với Cationic vì nó làm tăng độc tính của Metformin.
Tác dụng khơng mong muốn:
Thường gặp:
+ Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng.
+ Da: ban, mày đay, cảm thụ với ánh sáng.
+ Chuyển hóa: Giảm nồng độ Vitamin B12.
ít gặp: Loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu
cầu, mất bạch cầu hạt, nhiễm acid lactic.
Cách dùng và liều lượng: Thuốc này chỉ dùng theo đơn của Bác sỹ.
Người lớn: 1 viên/lần, ngày 2 lần vào bữa ăn sáng và tối.


16

Tăng liều thêm 1 viên mỗi ngày, mỗi tuần tăng một lần. Liều tối đa: 2,5g/ngày,
chỉa làm 3 lần trong ngày (uống vào bữa ăn).
2.8. Các thông tin cần thu thập
Các thông tin về nhân khẩu học: tuổi, nghề nghiệp; học vấn...
Thông tin về nhân trắc học: cân nặng, chiều cao, vịng bụng....
Thơng tin về tiền sử mắc bệnh
Các thơng tin liên quan đến đặc điểm lâm sàng của BTĐN
Các thông tin liên quan đến đặc điểm cận lâm sàng của BTĐN
2.9. Công cụ và phương pháp thu thập thông tin
Công cụ thu thập số liệu
Bệnh án được thiết kế sẵn theo mục tiêu nghiên cứu bao gồm các phần liên quan

đến các thông tin cần thu thập ở phần 2.5
Cân, thước đo
Các dụng cụ khám phụ khoa: bàn khám phụ khoa, mỏ vịt phụ khoa...
Máy siêu âm
Máy xét nghiệm
-

Phương pháp thu thập sỗ liệu:
Với thông tin về nhân khẩu học và tiền sử mắc bệnh: phỏng vấn trực tiếp sản phụ
Với thông tin về nhân trắc học sử dụng phương pháp đo trực tiếp
Khám tổng quát để phát hiện các đặc điểm lâm sàng
Làm các xét nghiệm để thu thập thơng tin về vi sinh và hóa sinh
Siêu âm để phát hiện buồng trứng đa nang

-

Cán bộ thu thập số liệu:
Cán bộ khám tổng quát, khám sản khoa siêu âm là chủ nghiệm đề tài
Cán bộ làm xét nghiệm, cân, đo là nhân viên của phòng khám
Cán bộ đọc kết luận và chẩn đoán là chủ nhiệm đề tài

2.10. Thòi gian và các tiêu chuẩn đánh gỉá trong nghỉên cứu
- Đánh giá các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng ừong từng chu kỳ
-

Đánh giá các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng sau 3 tháng điều trị

2.11. Xử lý và phân tích số liệu
Các số liệu sau khi được thu thập sẽ được làm sạch và nhập bằng phần mềm
Epidata 3.1 và phân tích bằng phần mềm R



17

Các bảng, biểu được sử dụng để mô tả các số liệu, sử dụng tân sô tuyệt đôi và tỷ
lệ % để mô tả đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng giữa các nhóm trước và sau điêu trị.
2.12. Đạo đức trong nghiên cứu
Trước khỉ tiến hành nghiên cứu đề cương nghiên cứu đã được thông qua bởi Hội
đồng khoa học, Hội đồng đạo đức Trường Đạỉ học Điêu dưỡng Nam Định và được sự
đồng ý của lãnh đạo Phòng khám 144 Song Hào
Chỉ tiến hành nghiên cứu sau khi đã giải thích kỹ cho đối tượng cách làm và họ
thực sự đồng ý tham gia. Đối tượng có quyền dừng tham gia nghiên cứu vào bât kỳ
thời điểm nào mà họ muốn.
Trong q trình điều trị có thể cân nhăc loại bât kỳ đôi tượng nào ra khoi nghiên
cứu nếu thấy phác đồ khơng phù hợp và có thê gây tôn hại đên sức khỏe của đôi
tượng.
Các thông tin thu được trong quá trình nghiên cứu, được cam kỗt giữ bi mạt tuyẹt
đối. Két quả nghiên cứu nhằm mục đích cung câp thơng tin liên quan đen hiẹu qua cua
Metformin ở những phụ nữ BTĐN .


18

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u

3.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu
Mầu nghiên cửu gồm 40 thai phụ được chẩn đốn mắc hội chứng BTĐN. Tuổi
trung bình của đối tượng nghiên cứu là 29,3 ± 5,3 tuổi; nghề nghiệp chủ yếu của đối
tượng là công nhân (52,5%); có 60% số đối tượng sống ở các vùng nơng thơn.
Biến số nghiên cứu

*
np Á•
Ti

Nghề nghiệp

Nơi sinh sống

Mean (SD) or n (%)
29.3 (5.3)

Công nhân

21 (52.5)

Công chức

8 (20.0)

Nông dân

3 (7.5)

Buôn bán

8 (20.0)

Thành phổ

16 (40.0)


Nông thôn

24 (60.0)

Tuổi

Độ tuổi của các thai phụ trong nghiên cứu tập trung ở khoảng từ 20-30 tuổi, thấp
nhất là 17 tuổi và tuổi cao nhất là 38 tuổi. Phân bố tuổi của các đối trong tượng nghiên
cứu là phân bố chuẩn.


19

Bảng 3.2: Đặc điểm nhân trắc học đối tượng nghiên cứu
Biến số
N
Min
Max
Mean
SD
Mạch

40

70

85

75.5


1.2

Nhiệt độ

40

36.5

37.5

37.0

4.7

HATD

40

90

120

111.5

0.2

HATT

40


60

90

70.3

7.0

Cân nặng

40

42

61

49.0

6.1

Chiều cao

40

152

165

158.1


3.3

Chưa phát hiện tình tạng tăng huyết áp ở đối tượng nghiên cứu
3.2. Tỉền sử các đối tưọng nghiên cứu

Tiền sử bệnh
Gia đình
Bản thân

n

%

Khỏe mạnh

40

100

Có bệnh lý

0

0

Khỏe mạnh

40


100

Có bệnh lý

0

0

Bảng 3.4: Tiền sử sản phụ khoa đối tượng nghiên cứu
Mean (SD) or n (%)

Biến số nghiên cứu

14.8 (1.2)

Năm có kinh
Tình ừạng
kinh nguyệt
rp *

X

f

Đều

16(40.0)

Khơng đều


24 (60.0)
4(10.0)

1 A

Tiên sử lộ Có
tuyến viêm
Khơng

36 (90.0)

Chỉ có 10% đối tượng có tiền sử lộ tuyến viêm, tuy nhiên có tới 60% đối tượng
có chu kỳ kinh nguyệt khơng đều.
3.3. Các dấu hiệu của buồng trứng đa nang
3.3. L Các dấu hiệu tồn thân
' O

------------------------------ —

» --Q

----- --------£ 2 —

Tình trạng lơng-tóc

Tần số

Tỉ lệ %

Bình thường


40

100

Rậm lơng - tóc

0

0

Chưa phát hiện đối tượng nghiên cứu nào có tình trạng rậm lơng - tóc


×