Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

Nghiên cứu áp dụng mô hình quản lý chất lượng hệ thống chứng nhận sản phẩm tuân thủ theo tcvn 74572004 isoiec guide 651996 tại trung tâm chứng nhận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (860.03 KB, 63 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Nghiên cứu áp dụng mơ hình Quản lý chất lượng hệ thống chứng nhận sản
phẩm tuân thủ theo TCVN 7457:2004 ISO/IEC Guide 65:1996 tại Trung tâm
Chứng nhận - Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và Truyền thông Bộ Thông tin và Truyền thông

ĐỖ PHƯƠNG NAM

Hà Nội 2009


1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
Nghiên cứu áp dụng mơ hình Quản lý chất lượng hệ thống chứng nhận sản
phẩm tuân thủ theo TCVN 7457:2004 ISO/IEC Guide 65:1996 tại Trung
tâm Chứng nhận - Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và Truyền
thông - Bộ Thông tin và Truyền thông
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Đỗ Phương Nam

Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Hiếu Học



2

MỤC LỤC
Trang
Mục lục
Danh mục các bảng, hình vẽ
PHẦN I
Phần mở đầu
PHẦN II Phần nội dung
Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý chất lượng và hệ thống quản lý
chất lượng theo TCVN 7457
1.1
Khái niệm chung về quản lý chất lượng
1.2
Chứng nhận sự phù hợp và Tiêu chuẩn TCVN 7457:2004
1.3
Tiêu chuẩn quản lý chất lượng hệ thống chứng nhận sản
phẩm TCVN 7457:2004 ISO/IEC Guide 65:1996
1.4
Quá trình triển khai và thực hiện điều hành hệ thống
chứng nhận sản phẩm theo TCVN 7457:2004
Chương 2 Công tác điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm tại
Trung tâm Chứng nhận
2.1
Đặc điểm tình hình và yêu cầu nâng cao năng lực của
Trung tâm Chứng nhận
2.2
Nhận thức của Lãnh đạo đối với việc áp dụng tiêu chuẩn
2.3
Các yêu cầu của TCVN 7457:2004 và công tác điều hành

hệ thống chứng nhận sản phẩm hiện tại của Trung tâm
Chứng nhận
2.4
Các thuận lợi khó khăn khi thực hiện
Chương 3 Giải pháp xây dựng và hoàn thiện hoạt động của Trung
tâm Chứng nhận tuân thủ TCVN 7457: 2004
3.1
Nhận thức về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng công
tác điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm tuân thủ
TCVN 7457: 2004.
3.2.
Xác định nhiệm vụ cần thiết thực hiện quản lý chất lượng

02
03
04
09
09
09
14
18
36
37
37
42
45

47
49
49


50

hệ thống chứng nhận sản phẩm theo TCVN 7457: 2004.
Xác định chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng
của tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm khi
tuân thủ các chuẩn mực của TCVN 7457:2004
Chương 4 Triển khai áp dụng TCVN 7457: 2004 vào hoạt động của
Trung tâm Chứng nhận
4.1
Xác định phương án và trình tự thực hiện
4.2
Kiến nghị
Phần III
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
3.3.

51

52
52
57
58
59
60


3


DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH VẼ
Trang
Hình 1.1

Vịng trịn quản lý chất lượng theo ISO 9000

09

Hình 1.2

Vịng trịn Deming nhằm cải tiến chất lượng.

14

Bảng 1.1

Phương pháp đánh giá và Hệ thống chứng nhận sản
phẩm tương ứng

18

Hình 2.1

Tổ chức của Trung tâm Chứng nhận

37


4


PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Ngày 29/6/2006 Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật được Quốc hội
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành. Luật này quy định về hoạt
động xây dựng, công bố và áp dụng tiêu chuẩn; xây dựng, ban hành và áp dụng
quy chuẩn kỹ thuật; đánh giá sự phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Áp
dụng đối với tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngồi có hoạt động liên quan đến tiêu chuẩn và quy chuẩn
kỹ thuật tại Việt Nam.
Luật qui định các Tổ chức chứng nhận sự phù hợp phải có hệ thống quản lý
và năng lực hoạt động đáp ứng các yêu cầu quy định trong tiêu chuẩn quốc gia,
tiêu chuẩn và hướng dẫn quốc tế cho mỗi loại hình tương ứng. Đối với lĩnh vực
Chứng nhận sự phù hợp sản phẩm thì các Tổ chức Chứng nhận phải đáp ứng
được các yêu cầu của TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996 và các
hướng dẫn liên quan của Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF - International
Accreditation Forum) đối với hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa.
Tiếp sau đó, ngày 20.11.2007, Quốc hội đã thông qua Luật Chất lượng sản
phẩm, hàng hóa (CLSPHH), luật được coi là nền tảng pháp lý quan trọng cho việc
quản lý CLSPHH (từ khâu sản xuất đến tiêu dùng) phù hợp với thông lệ quốc tế,
thúc đẩy, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, thuận lợi hóa thương mại, nâng cao chất
lượng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các bên có liên quan (lợi ích quốc gia,
người tiêu dùng và người sản xuất, kinh doanh). Hoạt động quản lý nhà nước về
CLSPHH được đổi mới theo hướng : Đảm bảo tối đa tính tự chủ, tự chịu trách
nhiệm của doanh nghiệp; giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào quá
trình sản xuất và cung ứng dịch vụ của doanh nghiệp; hoạt động đánh giá
CLSPHH trong sản xuất và cung ứng dịch vụ được xã hội hóa tối đa có thể và
Nhà nước thực hiện chính sách hậu kiểm đối với cơng tác kiểm tra, kiểm sốt
CLSPHH lưu thơng trên thị trường. Hoạt động quản lý Nhà nước về chất lượng ở



5

đây được hiểu là các biện pháp quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp của Nhà nước
nhằm gây ảnh hưởng đến các yếu tố về chất lượng của sản phẩm, hàng hóa và
dịch vụ. Thơng qua đó, Nhà nước có thể bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người
tiêu dùng, phòng tránh rủi ro, xác định rõ trách nhiệm của người sản xuất, kinh
doanh (về chất lượng) và duy trì trật tự kinh tế - xã hội.
Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông là đơn vị sự
nghiệp trực thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông được giao nhiệm vụ thực hiện
công tác quản lý nhà nước về chất lượng chuyên ngành Công nghệ thông tin và
truyền thông. Công tác thực thi quản lý chất lượng chuyên ngành được triển khai
đồng đều trên các lĩnh vực: quản lý chất lượng sản phẩm, quản lý chất lượng dịch
vụ, kiểm định cơng trình kỹ thuật chun ngành viễn thông và đo kiểm chất lượng
trên phạm vi cả nước. Trong đó, cơng tác quản lý chất lượng sản phẩm được giao
các Tổ chức chứng nhận trực thuộc Cục. Để hoạt động quản lý nhà nước về chất
lượng sản phẩm chuyên ngành Công nghệ thông tin và truyền thông của Bộ
Thông tin và Truyền thông cụ thể là của các Tổ chức chứng nhận hoạt động trong
lĩnh vực chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn sản phẩm thuộc quản lý chuyên ngành
tuân thủ theo đúng các quy định của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, đáp
ứng được các yêu cầu quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa thì việc
nghiên cứu áp dụng mơ hình Quản lý chất lượng hệ thống chứng nhận sản phẩm
tuân thủ theo các chuẩn mực của tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC
Guide 65:1996 tại các Tổ chức Chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng Công
nghệ thông tin và Truyền thông - Bộ Thông tin và Truyền thông tại thời điểm
hiện tại là cơng việc quan trọng, cần thiết.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:
- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức tại các Tổ chức Chứng nhận
thuộc Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và truyền thông - Bộ Thông
tin và Truyền thông về các yêu cầu đối với tổ chức điều hành hệ thống chứng

nhận sản phẩm theo TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996.


6

- Xây dựng tài liệu hệ thống chứng nhận sản phẩm đáp ứng các yêu cầu của
TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996 và các hướng dẫn liên quan của
Diễn đàn Công nhận Quốc tế (IAF - International Accreditation Forum) đối với
hoạt động chứng nhận sản phẩm, hàng hóa.
- Bảo đảm và nâng cao chất lượng hoạt động chứng nhận sự phù hợp sản
phẩm chuyên ngành công nghệ thông tin và truyền thơng, góp phần nâng cao hiệu
qủa quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm hàng hóa của Bộ Thơng tin và
Truyền thơng.
- Áp dụng và duy trì thành công hệ thống chứng nhận sản phẩm theo yêu
cầu của TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996 tại Trung tâm Chứng
nhận, trên cơ sở đó nhân rộng mơ hình cho các Tổ chức Chứng nhận thuộc Cục
tại Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Khảo sát, đánh giá thực trạng hệ thống chứng nhận sản phẩm chuyên ngành
Công nghệ thông tin và truyền thông tại Trung tâm Chứng nhận - Cục quản lý
chất lượng công nghệ thơng tin và truyền thơng.
2. Phân tích các tài liệu về tiêu chuẩn và Các hướng dẫn liên quan của Diễn đàn
Công nhận Quốc tế (IAF - International Accreditation Forum) đối với hoạt động
chứng nhận sản phẩm, hàng hóa. Phân tích khả năng triển khai, áp dụng tại các
Tổ chức Chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và Truyền
thông - Bộ Thông tin và Truyền và đưa ra lộ trình thực hiện phù hợp.
3. Tìm hiểu kinh nghiệm quản lý của các tổ chức quốc tế đã được công nhận là Tổ
chức chứng nhận được công nhận trong lĩnh vực chứng nhận sản phẩm chuyên
ngành Công nghệ thông tin và truyền thông.
4. Soạn thảo hệ thống tài liệu, văn bản theo yêu cầu của TCVN 7457:2004 hoặc

ISO/IEC Guide 65:1996.
5. Tổ chức áp dụng điều hành hệ thống chứng nhận của Trung tâm Chứng nhận
theo các yêu cầu của TCVN 7457:2004 hoặc ISO/IEC Guide 65:1996.


7

6. Tiến hành các đánh giá, khắc phục các điểm khơng phù hợp với tiêu chuẩn
7. Đánh giá chính thức và nhận chứng chỉ
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu.
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Quá trình chứng nhận sự phù hợp sản phẩm tại Trung tâm Chứng nhận của
Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và Truyền thông - Bộ Thông tin và
Truyền
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Các chuẩn mực của TCVN 7457:2004 về quản lý hệ thống chứng nhận
nhằm áp dụng để quản lý quá trình đánh giá sự phù hợp của hệ thống chứng nhận
sự phù hợp sản phẩm tại các Tổ chức Chứng nhận của Cục Quản lý chất lượng
Công nghệ thông tin và Truyền thông - Bộ Thông tin và Truyền.
5. Phương pháp nghiên cứu.
5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: Trên cơ sở nghiên cứu các yêu cầu tại
TCVN 7457:2004 ISO/IEC Guide 65:1996 - Yêu cầu chung đối với các tổ chức
điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm; nghiên cứu các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành như: Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật; Luật Chất
lượng sản phẩm hàng hóa và các Nghị định hướng dẫn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Tổng kết kinh nghiệm triển khai của các
Tổ chức Chứng nhận sự phù hợp đã được công nhận theo TCVN 7457:2004
ISO/IEC Guide 65:1996 trong nước và của các tổ chức Chứng nhận sự phù hợp
sản phẩm ngoài nước.
5.3. Phương pháp nghiên cứu hỗ trợ: Thống kê toán học, các biểu bảng, các sơ

đồ…
6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu.
Đề tài tập trung nghiên cứu các yêu cầu đối với tổ chức quản lý hệ thống
chứng nhận tại TCVN 7457:2004 ISO/IEC Guide 65:1996 nhằm áp dụng các
chuẩn mực này cho quá trình chứng nhận sự phù hợp tại Trung tâm Chứng nhận


8

của Cục Quản lý chất lượng Công nghệ thông tin và Truyền thông - Bộ Thông tin
và Truyền.


9

PHẦN II. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG VÀ HỆ
THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN 7457: 2004
1.1 Khái niệm chung về quản lý chất lượng
1.1.1 Khái niệm về chất lượng.
Chất lượng là một khái niệm vừa trừu tượng vừa cụ thể rất khó để định
nghĩa đúng và đầy đủ về chất lượng bởi dưới cái nhìn của các nhà doanh nghiệp,
người quản lý, chuyên gia, người công nhân, người buôn bán thì chất lượng lại
được hiểu ở góc độ của họ.
Theo tử điển tiếng Việt phổ thông: Chất lượng là tổng thể những tính chất,
thuộc tính cơ bản của sự vật (sự việc) làm cho sự vật (sự việc) này phân biệt với
sự vật (sự việc) khác.
Theo chuyên gia K Ishikawa: Chất lượng là khả năng thoả mãn nhu cầu của
thị trường với chi phí thấp nhất.
Quan niệm của nhà sản xuất: Chất lượng là sự hoàn hảo và phù hợp của

một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêu chuẩn, quy cách đã được xác
định trước.
Quan niệm của người bán hàng: Chất lượng là hàng bán hết, có khách hàng
thường xuyên.
Quan niệm của người tiêu dùng: Chất lượng là sự phù hợp với mong muốn
của họ. Chất lượng sản phẩm/dịch vụ phải thể hiện các khía cạnh sau:
- Thể hiện tính năng kỹ thuật hay tính hữu dụng của nó;
- Thể hiện cùng với chi phí;
- Gắn liền với điều kiện tiêu dùng cụ thể.
1.1.2 Khái niệm về quản lý chất lượng
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO cho rằng: Quản lý chất lượng là một
hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu,
trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng,


10

kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khn khổ
một hệ thống chất lượng.
Hình 1.1 Vòng tròn quản lý chất lượng theo ISO 9000.
Cung ứng vật tư

Nghiên cứu đổi mới sản
phẩm
Khách hàng

Dịch vụ sau bán
hàng

Sản xuất thử và dây

chuyền

Tổ chức
Bán và lắp đặt

sản xuất

Thử nghiệm, kiểm tra

kinh
Đóng gói, bảo quản

doanh

Mục tiêu cơ bản của quản lý chất lượng: 3R (Right time, Right price, Right
quality).
Ý tưởng chiến lược của quản lý chất lượng là: Không sai lỗi (ZD - Zezo
Defect).
Phương châm: Làm đúng ngay từ đầu (Do right the first time), khơng có
tồn kho (non stock production), hoặc phương pháp cung ứng đúng hạn, kịp thời,
đúng nhu cầu.
1.1.2.1 Các thuật ngữ cơ bản trong khái niệm quản lý chất lượng
Chính sách chất lượng (QP - Quality policy): Là ý đồ và định hướng chung
về chất lượng của một tổ chức, do cấp lãnh đạo cao nhất chính thức đề ra và phải
được tồn thể thành viên trong tổ chức biết và khơng ngừng được hồn thiện.
Mục tiêu chất lượng (QO - Quality objectives): Đó là sự thể hiện bằng văn bản
các chỉ tiêu, các quyết tâm cụ thể (định lượng và định tính) của tổ chức do ban
lãnh đạo thiết lập, nhằm thực thi các chính sách chất lượng theo từng giai đoạn.



11

Hoạch định chất lượng (QP - Quality planning): Các hoạt động nhằm thiết lập các
mục tiêu và yêu cầu đối với chất lượng và để thực hiện các yếu tố của hệ thống
chất lượng. Các công việc cụ thể là:
- Xác lập những mục tiêu chất lượng tổng quát và chính sách chất lượng;
- Xác định khách hàng;
- Hoạch định các đặc tính của sản phẩm thoả mãn nhu cầu;
- Hoạch định các q trình có khả năng tạo ra đặc tính trên;
- Chuyển giao kết quả hoạch định cho bộ phận tác nghiệp.
Kiểm soát chất lượng (QC - Quality control): Các kỹ thuật và các hoạt
động tác nghiệp được sử dụng để thực hiện các yêu cầu chất lượng.
Đảm bảo chất lượng (QA - Quality Assurance): Mọi hoạt động có kế hoạch
và có hệ thống chất lượng được khẳng định để đem lại lòng tin thoả mãn các yêu
cầu đối với chất lượng. Các hoạt động đảm bảo chất lượng bao gồm:
- Tổ chức các hoạt động nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng như yêu cầu;
- Đánh giá việc thực hiện chất lượng trong thực tế doanh nghiệp;
- So sánh chất lượng thực tế với kế hoạch để phát hiện sai lệch;
- Điều chỉnh để đảm bảo đúng yêu cầu.
Cải tiến chất lượng (QI - Quality Improvement): Là các hoạt động được
thực hiện trong toàn tổ chức để làm tăng hiệu năng và hiệu quả của các hoạt động
và quá trình dẫn đến tăng lợi nhuận cho tổ chức và khách hàng. Hoạt động cải
tiến chất lượng này bao gồm:
- Phát triển sản phẩm mới, đa dạng hố sản phẩm;
- Thực hiện cơng nghệ mới;
- Thay đổi quá trình nhằm giảm khuyết tật.
Hệ thống quản lý chất lượng (QMS - Quality Management System): Gồm
cơ cấu tổ chức, thủ tục, quá trình và nguồn lực cần thiết để thực hiện công tác
quản lý chất lượng.
1.1.2.2 Các phương pháp quản lý chất lượng.



12

Một số phương pháp sau đây được áp dụng trong quản lý chất lượng:
a. Phương pháp kiểm tra chất lượng
Phương pháp này được hình thành từ lâu và chủ yếu là tập trung vào khâu
cuối cùng (sản phẩm sau khi sản xuất). Căn cứ vào các yêu cầu kỹ thuật, các tiêu
chuẩn đã được thiết kế hay các quy ước của hợp đồng mà bộ phận kiểm tra chất
lượng tiến hành kiểm tra nhằm ngăn chặn các sản phẩm hư hỏng và phân loại sản
phẩm theo các mức chất lượng. Do vậy, khi muốn nâng cao chất lượng sản phẩm
người ta cho rằng chỉ cần nâng cao các tiêu chuẩn kỹ thuật bằng cách tăng cường
công tác kiểm tra. Tuy nhiên với cách kiểm tra này không khai thác được tiềm
năng sáng tạo của từng cá nhân trong đơn vị để cải tiến, nâng cao chất lượng sản
phẩm. Hơn nữa việc kiểm tra gây nhiều tốn kém trong khi đó loại bỏ được phế
phẩm ít. Mặc dù vậy phương pháp này cũng có một số tác dụng nhất định nhằm
xác định sự phù hợp của mỗi đặc tính thực tế (đối tượng) so với qui định.
b. Phương pháp kiểm soát chất lượng tồn diện
Thuật ngữ kiểm sốt chất lượng tồn diện do Feigenbaum đưa ra trong lần
xuất bản cuốn sách Total Quality Control (TQC) của ông năm 1951. Trong lần tái
bản lần thứ ba năm 1983, Ông định nghĩa TQC như sau: Kiểm sốt chất lượng
tồn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hố các nỗ lực phát triển và cải
tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt
động Marketing, kỹ thuật và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, thoả
mãn hoàn toàn khách hàng.
Kiểm sốt chất lượng tồn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong cơng
ty vào các q trình có liên quan tới duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ
giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ, đồng thời thoả mãn nhu cầu khách
hàng.
Như vậy, giữa kiểm tra và kiểm sốt chất lượng có khác nhau. Kiểm tra là

sự so sánh, đối chiếu giữa chất lượng thực tế của sản phẩm với những yêu cầu kỹ
thuật, từ đó loại bỏ các phế phẩm. Kiểm sốt là hoạt động bao qt hơn, tồn diện


13

hơn. Nó bao gồm tồn bộ các hoạt động Marketing, thiết kế, sản xuất, so sánh,
đánh giá chất lượng và dịch vụ sau bán hàng, tìm nguyên nhân và biện pháp khắc
phục.
c. Phương pháp quản lý chất lượng toàn diện (TQM- Total Quality
Managenment)
Trong những năm gần đây, sự ra đời của nhiều kỹ thuật quản lý mới, góp
phần nâng cao hoạt động quản lý chất lượng, như hệ thống “vừa đúng lúc” (Just
in time) đã là cơ sở cho lý thuyết quản lý chất lượng toàn diện TQM.
Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thoả mãn khách
hàng ở mức tốt nhất cho phép. Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương
pháp quản lý chất lượng trước đây là nó cung cấp một hệ thống tồn diện cho
cơng tác quản lý và cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy
động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất
lượng đã đặt ra.
Phương pháp TQM có một số đặc điểm cơ bản:
+ Mục tiêu: Coi chất lượng là hàng đầu, luôn hướng tới khách hàng.
+ Quy mô: TQM phải kết hợp với JIT nghĩa là phải mở rộng diện kiểm
soát.
+ Cơ sở của hệ thống TQM: Bắt đầu từ con người (Trong ba khối chính
của sản xuất kinh doanh là máy móc thiết bị, phương pháp công nghệ, thông tin
và nhân sự). Điều này có nghĩa là cần có sự hợp tác của tất cả mọi người trong
doanh nghiệp từ cấp lãnh đạo đến cơng nhân xun suốt q trình từ nghiên cứu triển khai - thiết kế - chuẩn bị - sản xuất - quản lý - dịch vụ sau khi bán …
Kỹ thuật thực hiện: áp dụng vòng tròn cải tiến chất lượng Deming: PDCA.
Plan (Lập kế hoạch): Xác định các phương pháp đạt mục tiêu. Trong công

tác quản lý chất lượng thường sử dụng các công cụ như sơ đồ nhân quả, biểu đồ
Pareto để tìm ra các nguyên nhân, phân tích và đề ra các biện pháp thích hợp.


14

Do (Thực hiện công việc): Chú ý nguyên tắc tự nguyện và tính sáng tạo của
mỗi thành viên. Thực hiện những tác động quản trị thích hợp.
Check (Kiểm tra kết quả thực hiện công việc): Mục tiêu là để phát hiện sai
lệch và điều chỉnh kịp thời trong quá trình thực hiện. Trong công tác quản lý chất
lượng việc kiểm tra được tiến hành nhờ phương pháp thống kê. Huấn luyện và
đào tạo cán bộ (tin vào lòng người và không cần phải kiểm tra thái quá).
Act (Điều chỉnh): Khắc phục những sai lệch trên cơ sở phịng ngừa (phân
tích, phát hiện, loại bỏ nguyên nhân và có biện pháp chống tái diễn).
Vịng trịn Deming là cơng cụ quản lý chất lượng giúp cho các doanh
nghiệp không ngừng cải tiến, hoàn thiện và nâng cao hiệu quả. Mỗi chức năng
của vịng trịn Deming PDCA có mục tiêu riêng song chúng có tác động qua lại
với nhau và vận động theo hướng nhận thức là phải quan tâm đến chất lượng là
trước hết. Q trình thực hiện vịng trịn PDCA người ta đưa ra vịng trịn PDCA
cải tiến.
Hình 1.2 Vịng trịn Deming nhằm cải tiến chất lượng.
A

P

A

P
A


D

C

D

C

P
C
D

Vòng tròn Deming

Vòng tròn Deming cải tiến

1.2. Chứng nhận sự phù hợp và Tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 ISO/IEC
Guide 65:1996 – Yêu cầu cần thiết đối với tổ chức điều hành hệ thống chứng
nhận sản phẩm
1.2.1 Chứng nhận sự phù hợp


15

Chứng nhận là một thủ tục mà bên thứ ba áp dụng để đảm bảo rằng một đối
tượng nào đó phù lợp với các yêu cầu qui định. Bên thứ ba là một tổ chức độc lập
với người cung cấp và khách hàng và được gọi là "tổ chức chứng nhận ".
Đối tượng để chứng nhận có thể là sản phẩm, hệ thống hoạt động, con
người, từ đó có thể phân thành các dạng chứng nhận sau:
- Chứng nhận sản phẩm;

- Chứng nhận hệ thống quản lý;
- Chứng nhận kỹ thuật viên chuyên ngành.
Hoạt động chứng nhận có những lợi ích cơ bản sau:
- Đem lại lòng tin cho khách hàng.
- Nâng cao uy tín doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.
- Chứng chỉ về sự phù hợp trong nhiều trường hợp là một đòi hỏi để các
doanh nghiệp vào được các thị trường chủ yếu trên thế giới.
Với một số loại sản phẩm ở những thị trường nhất định, việc được chứng
nhận theo các tiêu chuẩn qui định là một yêu cầu bắt buộc.
Liên quan đến mục đích,chứng nhận có thể được chia thành 2 loại: (1)
Chứng nhận bắt buộc là chứng nhận liên quan đến lợi ích cộng đồng do cơ quan
nhà nước hoặc tổ chức chứng nhận được nhà nước uỷ quyền thực hiện nhằm bảo
đảm an tồn, vệ sinh, mơi trường, an ninh và công bằng của xã hội; (2) Chứng
nhận tự nguyện là chứng nhận do tổ chức chứng nhận thực hiện đối với hệ thống
quản lý, quá trình, sản phẩm hay con người của tổ chức nào đó tự nguyện tham
gia để có tuyên bố về sự phù hợp của một bên thứ 3 độc lập.
Liên quan đến yêu cầu/ chuẩn mực, chứng nhận có thể được chia thành 2
loại: (1) Chứng nhận hợp chuẩn là chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn (2) Chứng
nhận hợp quy là chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, trong thực
tế sự phân định này chỉ là tương đối vì nhà nước có thể sử dụng một phần hoặc
toàn bộ một tiêu chuẩn đưa vào một quy chuẩn kỹ thuật, khi đó tiêu chuẩn đó vừa
mang tính bắt buộc vừa mang tính tự nguyện.


16

1.2.2 Chứng nhận sản phẩm
Khi cung thấp hơn cầu, khách hàng/người tiêu dùng khơng có điều kiện để
lựa chọn. Tình trạng này ngự trị cả thế giới sau đại chiến thứ hai. Mặc dù vậy, các
quốc gia quan tâm đến bảo vệ cho người dân đã ban hành các chế định đảm bảo

sự an toàn cho người tiêu dùng. Trên cơ sở đó đã hình thành các thủ tục đánh giá
sự phù hợp của sản phẩm.
Như vậy, lĩnh vực đầu tiên của đánh giá sự phù hợp là an toàn. Trong phạm
vi quốc gia, khu vực và quốc tế, có những chế định về các vấn đề an toàn, và các
chế định này được dùng để đánh giá sự phù hợp của sản phẩm. Các dụng cụ điện,
khí đốt, thiết bị bảo vệ cá nhân là những đối tượng đầu tiên được yêu cầu đánh
giá về phương tiện an toàn.
Khi sự an toàn đã được đảm bảo, người ta quan tâm đến chất lượng theo
quan điểm sử dụng, từ đó nảy sinh nhu cầu đánh giá chất lượng nói chung. Và sự
phù hợp với các yêu cầu chung về chất lượng, hay thích hợp với sử dụng, trở
thành một vũ khí thương mại. Thủ tục chứng nhận sản phẩm cũng ngày càng
hoàn thiện, từ chỗ chỉ yêu cầu bản thân sản phẩm phải phù hợp với các phép thử
nghiệm, các tổ chức chứng nhận thấy cần phải đảm bảo tính ổn định của chất
lượng sản phẩm đó, từ đó đã đặt vấn đề phải xem xét, đánh giá điều kiện đảm bảo
chất lượng.
Khi vấn đề an toàn và quan điểm sử dụng đã được thoả mãn, các tổ chức
quản lý, bao gồm cả các tổ chức người tiêu dùng và bản thân người tiêu dùng bắt
đầu quan tâm đến môi trường.
Bên cạnh các tiêu chuẩn về nhãn sinh thái liên quan đến yêu cầu đối với
sản phẩm, cần đánh giá sự phù hợp môi trường của hệ thống quản lý sản xuất các
sản phẩm. Từ đó nảy sinh nhu cầu đánh giá hệ thống quản lý môi trường. Việc
đánh giá hệ thống quản lý môi trường không đáp ứng nhu cầu trực tiếp của người
tiêu dùng. Tuy nhiên quản lý môi trường gắn với việc sản xuất ra những sản phẩm
phải thỏa mãn các yêu cầu về sinh thái, và bản thân q trình sản xuất cũng khơng


17

được gây ô nhiễm môi trường, nên việc đánh giá hệ thống quản lý môi trường đáp
ứng một cách gián tiếp sự mong đợi của những người tiêu dùng có quan tâm đến

việc giảm ô nhiễm trên hành tinh.
Một lĩnh vực khác cũng đang phát triển mạnh mẽ liên quan đến đánh giá sự
phù hợp của các sản phẩm về lương thực thực phẩm về các khía cạnh vệ sinh, sức
khỏe. Ngành công nghiệp lương thực thực phẩm mong muốn có sự xác nhận giá
trị các sản phẩm của họ nhờ các chương trình chứng nhận sự phù hợp.
Hệ thống chứng nhận sản phẩm được xây dựng và đưa vào hoạt động với nhiều
mục đích: cải tiến chất lượng, đơn giản hóa hoạt động thương mại, thúc đẩy việc
áp dụng tiêu chuẩn,... trong nhiều quốc gia, hoạt động chứng nhận đã góp phần
quan trọng cho sự phát triển cơng nghiệp thúc đẩy thương mại và nâng cao mức
sống.
1.2.3 Các hệ thống Chứng nhận sản phẩm
Hệ thống chứng nhận sản phẩm được hiểu là một tập hợp các thủ tục được
sử dụng để xác định sự phù hợp của sản phẩm đối với tiêu chuẩn được áp dụng.
Một hệ thống chứng nhận tết phải một mặt đáp ứng được các yêu cầu của quản lý
nhà nước, mặt khác phải đem lại lợi ích cho người được chứng nhận và người sử
dụng kết quả chứng nhận. Theo quan điểm này, có thể có hai hình thức chứng
nhận: bắt buộc và tự nguyện, chứng nhận bắt buộc được áp dụng cho những qui
định về an tồn, sức khỏe, mơi trường.
Một trong những u cầu của hoạt động chứng nhận là phải làm cho người
sử dụng an tâm đối với chất lượng sản phẩm được chứng nhận trong suốt thời hạn
chứng nhận. Để yêu cầu này được thực hiện, việc chứng nhận phải đảm bảo chất
lượng sản phẩm được ổn định trong thời hạn chứng nhận có hiệu lực. Để đảm bảo
điều này, cơ quan chứng nhận, ngoài việc kiểm tra bản thân sản phẩm xin chứng
nhận (thông qua thử sản phẩm), cần phải xem xét điều kiện đảm bảo chất lượng,
là yếu tố giúp cho chất lượng sản phẩm được ổn định, và giám sát sau khi chứng


18

nhận. Tùy theo thể thức chứng nhận nói trên người ta chia thành 8 hệ thống

chứng nhận, thể hiện trong bảng.
Hệ thống chứng nhận sản phẩm Việt Nam do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo
lường Chất lượng điều hành về cơ bản là theo hệ thống 5, trong đó điều kiện đảm
bảo chất lượng được đánh giá theo một số yếu tố của tiêu chuẩn ISO 9001, có sự
thay đổi linh hoạt tùy theo yêu cầu chất lượng đối với từng loại sản phẩm cụ thể.
Bảng 1.1 Phương pháp đánh giá và Hệ thống chứng nhận sản phẩm tương ứng
Phương pháp đánh giá
Thử điển hình

Hệ thống chứng nhận sản phẩm
1

2

3

4

5

+

+

+

+

+


6

Kiểm tra lô

7

8

+

Kiểm tra 100%

+

Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng

+

+

Giám sát sau chứng nhận
Kiểm tra mẫu tại cơ sở sản xuất
Kiểm tra mẫu trên thị trường

+
+

+

+


+

+

1.3. Tiêu chuẩn quản lý chất lượng hệ thống chứng nhận sản phẩm TCVN
7457:2004 ISO/IEC Guide 65:1996
1.3.1 Giới thiệu Tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 - Yêu cầu chung đối với các tổ
chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm
Tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 (hoàn toàn tương thích với ISO/IEC Guide
65:1996) quy định các yêu cầu đối với các tổ chức chứng nhận điều hành những
hệ thống chứng nhận phải tuân thủ và là điều kiện để tổ chức chứng nhận được
chấp nhận ở mức độ quốc gia hoặc quốc tế.
Tiêu chuẩn TCVN 7457:2004 là tài liệu mô tả các yêu cầu, sự tuân thủ
nhằm đảm bảo cho tổ chức chứng nhận - bên thứ 3, điều hành hệ thống chứng
nhận hoạt động nhất quán và ổn định. Các yêu cầu chỉ ra các tiêu chí chung cho


19

các tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm. Trong đó có các yêu cầu
chung cho cả cơ quan chứng nhận, nhân sự của cơ quan chứng nhận, các yêu cầu
khi thay đổi qui trình chứng nhận, xử lý tranh chấp, yêu cầu khi nộp đơn xin
chứng nhận, quá trình chuẩn bị/ thực hiện/ báo cáo đánh giá sản phẩm, các yêu
cầu khi ra quyết định chứng nhận, giám sát sau chứng nhận, hướng dẫn sử dụng
dấu, giấy chứng nhận., trách nhiệm của nhà cung cấp sản phẩm.
Trong đó, quy trình xử lý hồ sơ liên quan nhiều nhất đến yêu cầu đối với tổ
chức chứng nhận (phần tài liệu, hồ sơ), yêu cầu khi nộp đơn xin chứng nhận, quá
trình chuẩn bị/thực hiện/ báo cáo đánh giá sản phẩm, các yêu cầu khi ra quyết
định chứng nhận.

Quy trình đã chỉ đưa ra trình tự, thủ tục các bước xử lý hồ sơ, các biểu
mẫu, các yêu cầu tại mỗi bước xử lý như yêu cầu của TCVN 7457:2004. Tuy
nhiên, để điều hành hệ thống chứng nhận hiện tại tuân thủ hoàn toàn TCVN
7457:2004, Trung tâm Chứng nhận cần tiến hành nhiều việc như xây dựng các
qui trình giám sát hoạt động xử lý hồ sơ, qui trình giải quyết khiếu nại, xây dựng
tiêu chuẩn cho các cán bộ, cơng bố chính sách chất lượng.
1.3.2 Tóm tắt nội dung tiêu chuẩn
1.3.2.1 Phạm vi áp dụng
- Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chung mà bên thứ ba điều hành hệ
thống chứng nhận sản phẩm phải đáp ứng nếu tổ chức này được thừa nhận là có
năng lực và đáng tin cậy.
Trong tiêu chuẩn này, thuật ngữ “tổ chức chứng nhận” được sử dụng với
hàm ý là mọi tổ chức điều hành hệ thống chứng nhận sản phẩm. Từ sản phẩm
được sử dụng với nghĩa rộng nhất về mặt từ vựng và bao gồm cả các quá trình và
các dịch vụ; từ tiêu chuẩn được sử dụng để bao gồm các tài liệu quy chuẩn khác
như quy định kỹ thuật hoặc văn bản pháp quy kỹ thuật.
- Hệ thống chứng nhận được tổ chức chứng nhận sử dụng có thể bao gồm
một hoặc nhiều hoạt động dưới đây mà có thể thực hiện kết hợp với hoạt động


20

giám sát hoặc đánh giá sản xuất và giám sát hệ thông quản lý chất lượng của tổ
chức chứng nhận hoặc cả hai như mô tả ở ISO/IEC Guide 53:
a) thử nghiệm hoặc kiểm tra điển hình;
b) thử nghiệm hoặc kiểm tra mẫu được lấy từ ngoài thị trường hoặc từ kho
của tổ chức được chứng nhận hoặc cả hai trường hợp;
c) thử nghiệm hoặc kiểm tra mọi sản phẩm hoặc một sản phẩm cụ thể, có
thể là sản phẩm mới hay sản phẩm đã đưa vào sử dụng;
d) thử nghiệm hoặc kiểm tra lô sản phẩm;

e) đánh giá thiết kế
1.3.2.2 Yêu cầu đối với Tổ chức chứng nhận
Quy định chung
- Các chính sách và thủ tục điều chỉnh hoạt động của tổ chức chứng nhận
phải khơng được có tính phân biệt đối xử và việc thi hành chúng cũng phải được
tiến hành theo cách thức không phân biệt đối xử. Không được sử dụng các thủ tục
trái với những quy định của tiêu chuẩn này để ngăn cản hoặc gây khó khăn cho sự
tiếp cận của bên đề nghị chứng nhận.
- Tổ chức chứng nhận phải tạo điều kiện cho tất cả các bên đề nghị chứng
nhận có hoạt động thuộc lĩnh vực đã công bố của tổ chức chứng nhận được tiếp
cận với các dịch vụ của mình mà khơng được đưa ra các điều kiện tài chính hoặc
các điều kiện khác một cách phi lý. Sự tiếp cận không phụ thuộc vào quy mô của
tổ chức chứng nhận hoặc quy chế thành viên của bất ký hiệp hội hoặc tập đồn
nào cũng như việc chứng nhận khơng phụ thuộc vào số lượng chứng chỉ đã cấp.
- Các chuẩn mực mà theo đó, sản phẩm của tổ chức được chứng nhận được
đánh giá phải là những chuẩn mực được nêu ra trong các tiêu chuẩn đã được quy
định. Các yêu cầu đối với những tiêu chuẩn thích hợp cho mục đích này được nêu
ở TCVN 6708:2000 (ISO/IEC Guide 1:1994). Nếu cần giải thích việc áp dụng các
tài liệu này đối với hệ thống chứng nhận cụ thể thì sự giải thích đó phải được soạn


21

thảo bởi các ban liên quan và độc lập hoặc bởi những người có năng lực kỹ thuật
cần thiết và phải do tổ chức chứng nhận công bố.
- Tổ chức chứng nhận phải giới hạn các yêu cầu, sự đánh giá và quyết định
của mình đối với việc chứng nhận ở chừng mực chỉ liên quan đến lĩnh vực chứng
nhận đang được xét.
Tổ chức
Cơ cấu của tổ chức chứng nhận phải góp phần làm tăng lịng tin vào các

hoạt động chứng nhận của tổ chức đó. Cụ thể, tổ chức chứng nhận phải:
a) công bằng;
b) Chịu trách nhiệm về các quyết định liên quan đến việc cấp, duy trì, mở
rộng phạm vi, đình chỉ và hủy bỏ kết quả chứng nhận;
c) xác định cấp lãnh đạo (ban, nhóm hoặc cá nhân) chịu trách nhiệm chung
đối với toàn bộ các vấn đề sau:
1) hoạt động thử nghiệm, kiểm tra, đánh giá và chứng nhận được xác
định trong tiêu chuẩn này,
2) xây dựng các chính sách liên quan đến hoạt động của tổ chức
chứng nhận,
3) quyết định chứng nhận,
4) giám sát việc thực hiện các chính sách,
5) giám sát tình hình tài chính của tổ chức chứng nhận,
6) ủy quyền cho các ban hoặc các cá nhân thực hiện những hoạt
động đã xác định, khi cần thiết,
7) cơ sở kỹ thuật cho việc cấp chứng nhận.
d) có tài liệu chứng minh tư cách pháp nhân của tổ chức chứng nhận;
e) có cơ cấu dạng văn bản bảo vệ tính cơng bằng với các điều khoản đảm
bảo tính cơng bằng của các hoạt động của tổ chức chứng nhận; cơ cấu này phải
tạo điều kiện cho tất cả các bên liên quan trực tiếp tham gia vào việc phát triển
chính sách và nguyên tắc về nội dung và hoạt động của hệ thống chứng nhận;


22

f) đảm bảo rằng quyết định chứng nhận được đưa ra bởi người khơng thực
hiện việc đánh giá;
g) có các quyền hạn và trách nhiệm tương xứng với hoạt động chứng nhận
của tổ chức;
h) sẵn sàng thực hiện trách nhiệm pháp lý nảy sinh đối với sự điều hành

và/hoặc các hoạt động của tổ chức;
i) có nguồn lực tài chính ổn định và các nguồn lực cần thiết cho việc điều
hành hệ thống chứng nhận;
j) tuyển chọn và sử dụng đủ nhân sự có trình độ học lực, q trình đào tạo,
kiến thức kỹ thuật và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ chứng
nhận liên quan đến loại hình, phạm vi và khối lượng cơng việc được giao dưới sự
điều hành của người quản lý có trách nhiệm;
k) có hệ thống quản lý chất lượng tạo được niềm tin vào năng lực điều hành hệ
thống chứng nhận sản phẩm;
l) có các chính sách phân biệt giữa chứng nhận sản phẩm và các hoạt động
khác mà tổ chức chứng nhận tham gia thực hiện;
m) đảm bảo để lãnh đạo và nhân viên không bị bất kỳ áp lực thương mại,
tài chính và áp lực nào khác làm ảnh hưởng tới kết quả của q trình chứng nhận;
n) có các quy chế và cơ cấu chính thức về chỉ định và hoạt động của các
ban tham gia vào chứng nhận; các ban đó phải khơng bị bất ký áp lực thương mại,
tài chính và áp lực nào khác làm ảnh hưởng tới các quết định chứng nhận; một cơ
cấu với các thành viên được lựa chọn để đảm bảo sự cân bằng lợi ích và đảm bảo
sao cho khơng có lợi ích riêng nào có ảnh hưởng vượt trội sẽ được xem là thỏa
mãn điều khoản này;
o) đảm bảo rằng hoạt động của tổ chức liên quan không làm ảnh hưởng đến
tính bảo mật, tính khách quan và tính công bằng của hoạt động chứng nhận của tổ
chức và tổ chức chứng nhận không được:


23

1) cung ứng hoặc thiết kế sản phẩm thuộc loại hình sản phẩm mà tổ
chức đó chứng nhận,
2) đưa ra các gợi ý hoặc cung cấp các dịnh vụ tư vấn cho bên đề nghị
chứng nhận về các phương thức giải quết những vấn đề hiện đang là rảo cản đối

với việc chứng nhận mà họ yêu cầu,
3) cung cấp bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào mà có thể làm ảnh
hưởng đến tính bảo mật, tính khách quan và tính cơng bằng của q trình và
quyết định chứng nhận của tổ chức;
p) có các chính sách và thủ tục để giải quyết khiếu nại, kháng nghị và tranh
chấp về chứng nhận hoặc bất kỳ vấn đề liên quan nào khác theo yêu cầu của các
tổ chức chứng nhận được chứng nhận hoặc các bên khác.
Các hoạt động tác nghiệp
Tổ chức chứng nhận phải thực hiện tất cả các bước cần thiết để đánh giá sự
phù hợp với các tiêu chuẩn sản phẩm liên quan theo những yêu cầu của hệ thống
chứng nhận sản phẩm cụ thể (xem điều 3). Tổ chức chứng nhận phải quy định các
tiêu chuẩn liên quan hoặc các phần nội dung trong các tiêu chuẩn đó và các yêu
cầu khác như yêu cầu về lấy mẫu, thử nghiệm và kiểm tra để tạo cơ sở cho hệ
thống chứng nhận thích hợp đó.
Để tiến hành hoạt động chứng nhận, tổ chức chứng nhận phải tuân thủ một
cách thích hợp các yêu cầu về tính thích hợp và năng lực của (các) tổ chức hoặc
(các) cá nhân thực hiện việc thử nghiệm, kiểm tra và chứng nhận như quy định ở
các tiêu chuẩn liên quan khác
Thầu phụ
Khi tổ chức chứng nhận quyết định ký hợp đồng thầu phụ đối với công việc
liên quan đến chứng nhận (ví dụ, thử nghiệm hoặc kiểm tra) với tổ chức hoặc cá
nhân bên ngồi thì phải lập ra một thỏa ước dạng văn bản thích hợp đề cập đến tất
cả những nội dung mà hai bên thảo thuận bao gồm cả việc bảo mật và các xung
đột về lợi ích. Tổ chức chứng nhận phải


24

a) chịu tồn bộ trách nhiệm đối với cơng việc đã ký hợp đồng thầu phụ đó và
duy trì trách nhiệm của mình đối với việc cấp, duy trì, mở rộng phạm vi,

đình chỉ hoặc hủy bỏ kết quả chứng nhận;
b) đảm bảo rằng tổ chức hoặc các nhân đã ký hợp đồng thầu phụ có đủ năng
lực và tuân thủ các điều khoản liên quan đến tiêu chuẩn này cà các tiêu
chuẩn, hướng dẫn khác liên quan đến thử nghiệm, kiểm tra hoặc những
hoạt động kỹ thuật khác (xem điều 2) và không tham gia, trực tiếp hoặc
gián tiếp qua tổ chức chủ quản của cá nhân đã ký hợp đồng thầu phụ, vào
việc thiết kế hoặc sản xuất sản phẩm theo cách thức có thể làm ảnh hưởng
đến tính cơng bằng;
c) được bên đề nghị chứng nhận đồng ý.
Hệ thống quản lý chất lượng
- Lãnh đạo chịu trách nhiệm về chất lượng của tổ chức chứng nhận phải
xác định và văn bản hóa chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng và cam kết
chất lượng của tổ chức, đồng thời phải đảm bảo rằng chính sách này được thơng
hiểu, thực hiện và duy trì ở tất cả mọi cấp trong tổ chức.
- Tổ chức chứng nhận phải điều hành hệ thống quản lý chất lượng có hiệu
lực theo những quy định liên quan của tiêu chuản này và phù hợp với loại hình,
phạm vi và khối lượng cơng việc được thực hiện. Hệ thống quản lý chất lượng
này phải được lập thành văn bản và các tài liệu của hệ thống phải sẵn có để mọi
người trong tổ chức chứng nhận sử dụng. Tổ chức chứng nhận phải đảm bảo việc
áp dụng có hiệu lực các thủ tục và hướng dẫn của hệ thống quản lý chất lượng đã
được văn bản hóa này. Tổ chức chứng nhận phải chỉ định một người có thể tiếp
cận trực tiếp với cấp điều hành cao nhất, ngoài các trách nhiệm khác, có thẩm
quyền đã được xác định để:
a) đảm bào rằng hệ thống quản lý chất lượng được thiết lập, thực
hiện và duy trì theo quy định của tiêu chuẩn này và


×