Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Nghiên cứu về các kĩ năng mềm cần thiết cho sinh viên đại học Ngoại NgữĐHQGHN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (530.42 KB, 27 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ- ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SƯ PHẠM TIẾNG ANH

BÁO CÁO TOÀN
VĂN
NGHIÊN CỨU
KHOA
HỌC
Chủviên
đề: Đại
Những
năngngữ
mềm
cần thiết dưới
góctuyển
nhìn dụng
của
sinh
học kỹ
Ngoại
- ĐHQGHN
và nhà
các ngành nghề liên quan đến ngoại ngữ
Giảng viên phụ trách: Thạc sĩ Nguyễn Thị Thu Thảo
Lớp: 18E9
Thành viên:
1. Nguyễn Văn Huy
2. Nguyễn Thanh Mai
3. Nguyễn Thị Phượng
4. Bùi Thanh Tâm
5. Bùi Mỹ Uyên



Hanoi, 2020
MỤC LỤC
Lời cảm ơn………………………………………………………………………..2
Tóm tắt/ Abstract…………………………………………………………....…...3
Chương 1: Tổng quan về nội dung nghiên cứu của đề tài………………..........4
1.1. Đặt vấn đề…………………………………………………………….…...….4
1.2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu……………………………………………....4
1.3. Mục tiêu nghiên cứu………………………………………………………....7
Chương 2: Phạm vi, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu…….....8
2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu……………………………………….……..8


2.2. Nội dung nghiên cứu…………………………………………………............8
2.3. Phương pháp nghiên cứu……………………………………………….......8
Chương 3: Kết quả và thảo luận………………………………………….........10
3.1. Kết quả…………………………………………………………………........10
3.2. Thảo luận………………………………………………………………........16
Chương 4: Kết luận và đề xuất……………………………………………........18
4.1. Kết luận…………………………………………………………….….….....18
4.2. Đề xuất…………………………………………………………………........18
Hạn chế…………………………………………………………………………..19
Tài liệu tham khảo…………………………………………………………........19
Phụ lục……………………………………………………………………….......21
1. Phiếu khảo sát cho sinh viên…………………………………………….21
2. Phiếu khảo sát cho nhà tuyển dụng……………………………………..24
3. Câu hỏi phỏng vấn trực tiếp nhà tuyển dụng………………………......26

LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu E9.QH2018 gửi lời cảm ơn chân thành đến các nhà

tuyển dụng tại ‘Ngày hội việc làm - ULIS JobFair’, những bạn sinh viên
đã tham gia phỏng vấn và thực hiện khảo sát của chúng tơi. Đóng góp
của những người tham gia nghiên cứu là cơ sở nền tảng giúp nhóm phân
tích và có cái nhìn khách quan về quan điểm của sinh viên và nhà tuyển
dụng đối với kỹ năng mềm cho sinh viên ngoại ngữ nói chung và sinh viên
Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN nói riêng. Bên cạnh đó, để có được
thành quả nghiên cứu này phải nhắc nhắc đến sự hỗ trợ không thể thiếu
của giáo viên hướng dẫn nhóm - cơ Nguyễn Thị Thu Thảo, cơ là người
định hướng, đặt những nền móng đầu tiên cho ý tưởng đề tài của chúng
tôi. Các thành viên rất cảm ơn cơ vì sự cống hiến tận tâm, nhiệt tình cùng
những nhận xét chun mơn sâu sắc và hiệu quả.

1


TÓM TẮT: Hiện nay, kỹ năng mềm đã và đang trở thành một yếu tố vô cùng
quan trọng mà nhà tuyển dụng yêu cầu mỗi sinh viên cần có khi đi xin việc. Bài
nghiên cứu này tập trung vào hai nhóm đối tượng là sinh viên Đại học Ngoại
ngữ-ĐHQGHN (ULIS) và nhà tuyển dụng về các công việc liên quan đến lĩnh
vực ngoại ngữ. Dựa trên phương pháp phân tích định tính chúng tơi đã phân tích
các số liệu thu thập được thông qua phiếu khảo sát và phỏng vấn trực tiếp sau
đó so sánh, đối chiếu quan điểm của hai đối tượng trên về kỹ năng mềm cần
thiết cho các công việc liên quan đến ngoại ngữ. Trên cơ sở những số liệu điều
tra được, chúng tôi nhận thấy đa số sinh viên Ngoại ngữ đã nhận thức được tầm
quan trọng của kỹ năng mềm. Tuy nhiên, họ vẫn chưa thực sự biết được đâu là
kỹ năng mà nhà tuyển dụng thực sự cần. Thực tế là kỹ năng mềm của sinh viên
ULIS chưa được các nhà tuyển dụng thực sự đánh giá cao, đặc biệt là kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, làm việc dưới áp lực và kỹ năng làm việc
nhóm. Tuy nhiên, điểm tích cực là sinh viên Ngoại ngữ đã dần ý thức được nhu
cầu, đòi hỏi đối với kỹ năng mềm và thể hiện mong muốn có thêm các chương

trình, khóa học tại trường để trau dồi những kỹ năng này để trở thành những
ứng cử viên sáng giá hơn trên thị trường lao động.
ABSTRACT: Nowadays, soft skills have become a vital factor that recruiters
require every graduate to have when applying for a job. This research focuses
on two groups, in particular language-related job recruiters and ULISers
(Students of the University of Languages and International Studies). By using
the qualitative research method, we analyzed the collected data through
questionnaires and direct interviews; then, we compared the views between the
2


two mentioned subjects about necessary soft skills in jobs relating to foreign
language domains. Based on the received results, we find that the majority of
students have been aware of the importance of soft skills. However, they have
still been unaware of the exact things that the recruiters need. In fact, the soft
skills of ULISers have not been greatly appreciated by employers, especially in
problem-solving skills, communication skills, working under pressure skills and
teamwork skills. A positive side, nonetheless, is that ULISers are gradually
having the awareness of the need for soft skills and showing their strong desire
for having more programs at the university to cultivate those skills to become
more competitive applicants in the labor market.
Chương 1: Tổng quan về nội dung nghiên cứu của đề tài
1.1. Đặt vấn đề
Hiện nay, trong bối cảnh Việt Nam đang từng bước hội nhập kinh tế quốc
tế, tham gia vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, thu hút ngày càng nhiều vốn
đầu tư từ nước ngồi thì nhu cầu về nhân lực có khả năng ngoại ngữ và kỹ năng
mềm tốt bên cạnh chuyên môn là vô cùng tất yếu. Chính vì thế, sinh viên của
trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN chiếm ưu thế vô cùng lớn khi cạnh tranh
nghề nghiệp với sinh viên ở các lĩnh vực khác xét về mặt ngoại ngữ. Tuy vậy,
chưa có nghiên cứu nào chỉ ra được chất lượng kỹ năng mềm của sinh viên

ngoại ngữ. Theo điều tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2011, “cả nước có tới
63% sinh viên tốt nghiệp đại học - cao đẳng ra trường khơng có việc làm, 37%
sinh viên có việc làm nhưng đa số làm trái nghề hoặc phải qua đào tạo lại do
yếu và thiếu các yếu tố kỹ năng thực hành xã hội và 83% bị các nhà tuyển dụng
đánh giá thiếu kỹ năng sống”. (Lê, T. H. T. , 2017). Thêm vào đó, nghiên cứu về
“Thực trạng một số kỹ năng mềm của sinh viên đại học sư phạm” (Huỳnh, V. S.,
2012) được tiến hành với 1000 sinh viên tại một số trường Đại học sư phạm và
khoa sư phạm của một vài trường đại học ở khu vực phía Nam cho thấy rằng:
“Sinh viên tỏ ra tự tin khi tự đánh giá mức độ 20 kỹ năng mềm mà đề tài đưa ra.
Xét dưới góc độ điểm số thì đây là một dấu hiệu tích cực, một sắc màu tươi sáng
trong bức tranh về kỹ năng mềm của sinh viên. Tuy nhiên, khi so sánh với tự
đánh giá của sinh viên về mức độ hiểu biết đối với kỹ năng mềm và nhất là so
sánh với đánh giá của cán bộ quản lý, giảng viên - những người trực tiếp quản
lý và giảng dạy sinh viên thì lại có khoảng “chênh” đáng kể, cần phải tiếp tục
nghiên cứu sâu”. Như vậy, câu hỏi đặt ra trong bài nghiên cứu này là liệu sinh
viên đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN có đang nhận thức đúng về tầm quan trọng
của kỹ năng mềm cũng như trang bị cho mình đầy đủ những kỹ năng mềm cần
thiết để trở thành những ứng cử viên sáng giá khi đi xin việc hay không; nhận
thức, quan niệm về kỹ năng mềm của họ có thể giống và khác của các nhà tuyển
3


dụng ở những điểm nào. Những sự tương đồng và khác biệt về quan điểm ấy sẽ
đóng góp một phần vô cùng quan trọng vào sự thành công trong quá trình ứng
tuyển của sinh viên cũng như mức độ hiệu quả của doanh nghiệp trong khâu
tuyển dụng.

1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Trước đây, có khá nhiều các nghiên cứu đã đề cập về tầm quan trọng và tính
cấp thiết của kỹ năng mềm đối với sinh viên nói chung, do các nhà nghiên cứu,

các trường đại học thực hiện. Dưới đây là một số nghiên cứu nền tảng mà nhóm
nghiên cứu đã khai thác để xây dựng nên đề tài này.
Theo Schulz (2008), trong vài thập kỷ trở lại đây, quan điểm của xã hội về
kỹ năng mềm đã sự biến chuyển sâu sắc. Trong khi trước đây, kỹ năng mềm
được chỉ xem như điểm cộng cịn chun mơn giỏi ln giữ vai trị chủ chốt thì
ngày nay kỹ năng mềm lại là một yếu tố mang tính quyết định trong q trình
ứng tuyển và làm việc. Ơng đưa ra hai lý do chính cho hiện tượng này. Thứ nhất,
trong thị trường lao động ngày nay rất nhiều ngành nghề trở nên cạnh tranh hơn
bao giờ hết. Muốn thành cơng trong mơi trường khắc nghiệt đó địi hỏi các ứng
cử viên cần phải có ưu thế cạnh tranh nổi trội hơn các ứng viên khác với bằng
cấp tương đương bằng việc thể hiện không chỉ ở kiến thức chuyên mơn mà cịn
ở kỹ năng, những phẩm chất cá nhân bổ trợ. Lý do thứ hai là, ngay trong quá
trình phỏng vấn xin việc, kỹ năng mềm như khả năng giao tiếp đã vơ cùng hữu
ích bởi nó thậm chí cịn có thể bù đắp cho những thiếu sót về mặt chun mơn.
Ơng cho rằng kỹ năng mềm được định nghĩa theo rất nhiều cách khác nhau trong
tùy thuộc vào đặc thù của mỗi ngành nghề. Ông đánh giá ba kỹ năng mềm quan
trọng nhất là kỹ năng giao tiếp, tư duy phê phán và logic, tư duy sáng tạo. Cotet
et al. (2017) nhận định kỹ năng mềm- yếu tố quan trọng góp phần tăng năng suất
cá nhân và hiệu quả công việc là sự tổng hợp các phẩm chất, năng lực cá nhân
có được nhờ rèn luyện hơn là do năng khiếu. Họ cũng có chung quan điểm rằng
kỹ năng giao tiếp là quan trong nhất đồng thời đưa ra các kỹ năng mềm khác
như hiệu quả cá nhân, kỹ năng tự phát triển bản thân, tư duy sáng tạo và đột phá,
kỹ năng lãnh đạo, khả năng thích nghi. Trong đó, sự sáng tạo được cho là trọng
yếu trong các kỹ năng mềm cần thiết. Theo Azmi et al. (2018) các kỹ năng
mềm cần thiết là giao tiếp đặc biệt là bằng tiếng Anh, khả năng làm việc nhóm,
tư duy phê phán, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tin học. Trong khi đó
Bauer-Wolf (2019) dựa theo kết quả của cuộc khảo sát với tên gọi “Employers
want “soft skills” from graduate”(4) (tạm dịch: nhà tuyển dụng mong muốn kỹ
năng mềm từ cử nhân đại học) đã chỉ ra top 3 kỹ năng mềm là kỹ năng lắng
nghe, sự cẩn thận, tỉ mỉ và kỹ năng giao tiếp.

Khi xét đến các nghiên cứu do các một số trường đại học ở Việt Nam thực

4


hiện, chúng tôi nhận thấy số lượng kỹ năng mềm và thứ hạng về mức độ ưu tiên
có phần khác biệt. Cụ thể là, nghiên cứu về thực trạng kỹ năng mềm của sinh
viên sư phạm, Sơn, H.V. (2012) đã đưa ra 20 kỹ năng mềm để cho sinh viên sư
phạm, trong đó có cả sinh viên sư phạm ngoại ngữ tự đánh giá, bao gồm kỹ năng
tự đánh giá, hoạch định mục tiêu cuộc đời, quản lý thời gian, quản lý cảm xúc,
thiết lập quan hệ xã hội, tư duy sáng tạo, giải quyết vấn đề, làm việc nhóm, thích
ứng, vượt qua áp lực, thủ lĩnh nhóm, tư duy tích cực, xây dựng và thể hiện sự tự
tin, quản lý tài chính, tìm kiếm và xử lý thơng tin, thuyết trình, thuyết phục, học
và tự học suốt đời, động viên và chia sẻ, tổ chức hoạt động. Trong khi đó, Thủy,
N. T. và Anh, N. T. N. (2019) lại đưa ra 12 kỹ năng để sinh viên tự đánh giá, bao
gồm kỹ năng học và tự học, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng
giải quyết vấn đề, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng quản lý bản thân, kỹ năng
đạt mục tiêu/ tạo động lực làm việc, kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp, kỹ
năng giao tiếp và tạo lập quan hệ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng đàm phán,
kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả.
Một cách tổng quát, các nghiên cứu trên đã đưa ra những kỹ năng mềm
quan trọng nhất mà nhà tuyển dụng yêu cầu tuy có một số khác biệt do tính chất
ngành nghề và đối tượng nghiên cứu khác nhau. Từ những kết quả đo chúng tôi
đã tổng hợp ra top 13 những kỹ năng mềm thiết yếu kỹ năng thiết yếu để làm
nền tảng cho việc xây dựng câu hỏi khảo sát cụ thể là: làm việc nhóm, giao tiếp
hiệu quả, quản lý thời gian, thuyết trình, tư duy phản biện, tư duy phê phán, kỹ
năng giải quyết vấn đề, làm việc dưới áp lực, tư duy sáng tạo và đột phá, kỹ
năng lãnh đạo, kỹ năng lắng nghe ,cẩn thận, tỉ mỉ, kỹ năng tin học.
Khi xét về mục tiêu nghiên cứu, đa phần các nghiên cứu kể trên đi sâu vào
việc đưa ra tầm quan trọng và những kỹ năng mềm quan trọng. Một số khác có

đề cập đến sự khác biệt giữa yêu cầu thực tế của nhà tuyển dụng và khả năng của
sinh viên. Theo Andrews và Higson (2008) trên thực tế đã có nhiều mối quan
ngại được thể hiện về sự gia tăng về khoảng cách giữa kỹ năng, khả năng của
các sinh viên và những yêu cầu, đòi hỏi của mơi trường làm việc trong giai đoạn
tồn cầu hóa hiện nay. Mục tiêu của nghiên cứu của họ là khái quát và xác định
kỹ năng của cá nhân và kỹ năng liên quan đến kinh doanh và những năng lực
yêu cầu bởi nhà tuyển dụng đối với sinh viên kinh tế.
Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về quan điểm, nhận
thức về kỹ năng mềm của sinh viên ngoại ngữ nói chung và các nhà tuyển dụng
liên quan. Đặc biệt là nhận thức, đánh giá sinh viên ULIS và những nhà tuyển
dụng các ngành nghề liên quan đến ngoại ngữ về kỹ năng mềm cũng sự khác
biệt về quan điểm, đánh giá của hai đối tượng kể trên. Trong khi đó, chúng tơi
nhận thấy rằng cần phải có thơng tin chính xác về những nội dung này để sinh
viên ULIS có thể dựa vào đó mà cải thiện kỹ năng cho bản thân mình, nhằm làm
việc hiệu quả hơn và đồng nâng cao khả năng cạnh tranh cho chính mình trong
một mơi trường việc làm đầy biến động như hiện nay. Vì lý do trên, chúng tôi

5


quyết định tiền hành nghiên cứu này. Dựa trên những định nghĩa, những dữ liệu
có được từ các nghiên cứu nền tảng trên, chúng tôi tạo phiếu khảo sát và phỏng
vấn trực tiếp sinh viên trường Đại học Ngoại ngữ- ĐHQGHN và các nhà tuyển
dụng, các doanh nghiệp trong lĩnh vực ngoại ngữ nhằm tìm ra đáp án cho những
câu hỏi về kỹ năng mềm của ULISers.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ tiến hành so sánh nhận thức của
sinh viên và của nhà tuyển dụng về tầm quan trọng cũng như những kỹ năng
mềm cần thiết cho sinh viên ngoại ngữ để ứng tuyển thành cơng vào các vị trí
liên quan đến ngoại ngữ và thành công trong công việc sau này. Thông qua việc

so sánh, ta có thể đưa ra kết luận về sự thống nhất giữa quan điểm của sinh viên
và của nhà tuyển dụng. Trên cơ sở đó đánh giá được mức độ đầy đủ trong nhận
thức của sinh viên Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN về những kỹ năng mềm mà
nhà tuyển dụng thực sự yêu cầu. Từ đó, sinh viên có thể nhận thức đúng đắn và
đầy đủ hơn để có thể trang bị cho mình những kỹ năng mềm cần thiết nhất, tạo
điều kiện thuận lợi cho sinh viên trở thành những ứng viên sáng giá trên thị
trường lao động. Thêm vào đó, chúng tơi cũng đưa ra một vài giải pháp nhằm
giúp sinh viên cải thiện kỹ năng mềm của họ. Vì vậy, nghiên cứu này được tiến
hành nhằm trả lời câu hỏi:
1. Các kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng yêu cầu đối với sinh viên
ngoại ngữ là gì?
2. ULISers đã nhận thức được đầy đủ các kỹ năng cần thiết cần đáp
ứng chưa?

Chương 2: Phạm vi, đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu
2.1. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu:
Trong nghiên cứu khoa học này, đối tượng mà nhóm hướng tới là sinh
viên trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Do đó, nghiên cứu được tiến hành
ngay tại trường Đại học Ngoại ngữ dựa trên kết quả của việc tham gia làm phiếu
khảo sát và phỏng vấn 20 nhà tuyển dụng các ngành nghề liên quan đến ngoại
ngữ tham gia ngày hội việc làm ULIS JobFair 2020 (09/01/2020) diễn ra vào
ngày 9 tháng 1 năm 2020 và sinh viên Đại học Ngoại ngữ.
Thực tế, số sinh viên tham gia vào nghiên cứu của chúng tôi là 132 sinh
viên được phát phiếu ngẫu nhiên và đến từ bất kỳ khoa/ khóa của trường Đại học
Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Đồng thời, chúng tôi cũng đã phỏng vấn được 14 nhà
tuyển dụng (nằm trong nhóm 20 nhà tuyển dụng tham gia làm phiếu khảo sát).
6


2.2. Nội dung nghiên cứu

Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi đã tập trung chủ yếu vào các nội dung sau
đây. Thứ nhất, đánh giá nhận thức tổng quan của sinh viên về kỹ năng mềm (tầm
quan trọng của kỹ năng mềm, mức độ cần thiết khi so sánh với kỹ năng chuyên
môn, địa điểm và thời gian bồi dưỡng, trau dồi và thái độ đối với việc tự rèn
luyện kỹ năng mềm của bản thân). Thứ hai, tìm ra những kỹ năng mềm mà sinh
viên cho là cần thiết và nhà tuyển dụng sẽ yêu cầu. Thứ ba, đánh giá mức độ tự
tin của sinh viên về kỹ năng mềm của bản thân. Thứ tư, tìm hiểu quan điểm của
nhà tuyển dụng về tầm quan trọng của kỹ năng mềm, mức độ quan trọng so với
kỹ năng chuyên môn, cũng như chỉ ra các kỹ năng mềm mà sinh viên ngoại ngữ
cần có khi đi xin việc. Và cuối cùng, tìm ra các mặt mạnh và mặt yếu trong kỹ
năng mềm của sinh viên ngoại ngữ qua nhận xét của nhà tuyển dụng.
2.3. Phương pháp nghiên cứu:
Nhóm đã phát ngẫu nhiên một số lượng nhất định phiếu khảo sát đến các khóa,
khoa, lớp của trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN. Đồng thời, chúng tôi cũng
đã phỏng vấn các nhà tuyển dụng về các lĩnh vực ngoại ngữ nổi bật mà ra trường
sinh viên sẽ làm việc. Số liệu thu thập được xử lý và quy về dạng số liệu phần
trăm (%) và biểu đồ cột, tròn. Những số liệu đã được xử lý và biểu đồ này được
nhóm phân tích theo phương pháp nghiên cứu định tính cùng với việc quan sát
trực quan kết hợp với kiến thức nền tảng về chủ đề nghiên cứu, nhóm đã rút ra
đánh giá và so sánh quan điểm của hai đối tượng nghiên cứu: nhà tuyển dụng và
sinh viên ULIS.

7


Chương 3: Kết quả và thảo luận
3.1. Kết quả:

Biểu đồ 1: Đánh giá của sinh viên ULIS về tầm quan trọng của kỹ năng mềm
Thứ nhất, về nhận thức của sinh viên đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN về

kỹ năng mềm một cách sơ lược nhất: 83,3% cho rằng kỹ năng mềm rất quan
trọng; 65,9% cho rằng kỹ năng mềm có được là do sự kết hợp của 2 yếu tố bẩm
sinh và rèn luyện; 33,3% cho rằng đó là hoàn toàn do học tập và rèn luyện. Khi
so sánh với định nghĩa về kỹ năng mềm dựa theo nghiên cứu (5) đã nêu ở trên có
thể nhận xét sinh viên Ngoại ngữ đã có cái nhìn khá đúng đắn về bản chất của kỹ
năng mềm. Đó có thể là yếu tố quan trọng để giúp sinh viên có kế hoạch học tập,
rèn luyện thích hợp để phát triển bản thân.

8


Biểu đồ 2: Đánh giá về nguồn gốc của kỹ năng mềm của sinh viên ULIS
Thứ hai, những kỹ năng mềm mà sinh viên cho là quan trọng : Từ biểu đồ
3, ta có thể nhận thấy nhìn chung các sinh viên đánh giá tất cả các kỹ năng mềm
được đưa ra với các mức độ quan trọng khác nhau. Cụ thể, top 7 kỹ năng mềm
được đánh giá quan trọng nhất theo thứ tự lần lượt là:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.

Giao tiếp hiệu quả
Làm việc dưới áp lực
Làm việc nhóm
Thuyết trình
Cẩn thận, tỉ mỉ
Kỹ năng giải quyết vấn đề

Kỹ năng lắng nghe

Biểu đồ 3: Đánh giá của sinh viên ULIS về những kỹ năng mềm cần thiết khi đi
xin việc
Khi được hỏi về việc so sánh tầm quan trọng của kỹ năng mềm và chuyên
môn khi làm việc, 74,2% sinh viên cho rằng hai yếu tố trên là quan trọng như
nhau (biểu đồ 4) cho thấy đa số sinh viên Ngoại ngữ đã chú trọng và quan tâm
đến kỹ năng mềm bên cạnh bằng cấp, trình độ chun mơn.

Biểu đồ 4 : So sánh mức độ quan trọng giữa chuyên môn và kỹ năng mềm của
sinh viên Ngoại ngữ (ĐHQGHN)
Thứ ba, đánh giá của các nhà tuyển dụng về kỹ năng mềm: theo kết quả

9


thu được từ phiếu khảo sát 100% doanh nghiệp tham gia xác nhận kỹ năng mềm
là yếu tố mà họ chú trọng trong quá trình tuyển dụng. 18/20 nhà tuyển dụng
đánh giá rất cao sự cần thiết của kỹ năng mềm để duy trì và hồn thành tốt cơng
việc. 70% các doanh nghiệp, công ty cho rằng kỹ năng mềm và chun mơn là
quan trọng ngang nhau, 25% thậm chí đánh giá kỹ năng mềm cao hơn chuyên
môn. Về loại kỹ năng mềm thiết yếu từ số liệu trong biểu đồ 5, 13 kỹ năng mềm
được đưa ra đều được đánh giá là cần thiết trong đó top 7 những kỹ năng quan
trọng nhất lần lượt là:
1.
2.
3.
4.
5.
6.


Giao tiếp hiệu quả
Làm việc nhóm
Quản lý thời gian
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng lắng nghe
Làm việc dưới áp lực/ Tư duy sáng tạo, đột phá/ Cẩn thận, tỉ mỉ (các kỹ
năng này có tỉ lệ chọn như nhau)
7. Thuyết trình
Ngồi làm phiếu khảo sát, khi phỏng vấn trực tiếp các nhà tuyển dụng về các
lĩnh vực liên quan đến ngành nghề mà sinh viên đại học ngoại ngữ quan tâm và
làm việc sau khi ra trường, các nhà tuyển dụng đều có những yêu cầu rất cao về
kỹ năng mềm, đặc biệt là các kỹ năng như giao tiếp, làm việc nhóm và làm việc
dưới áp lực. Dưới đây là một số trích dẫn cụ thể về việc trả lời phỏng vấn của
các nhà tuyển dụng cho câu hỏi: “Anh/chị có những u cầu gì về kỹ năng mềm
cho vị trí mà anh/chị đang tuyển dụng?” :
+ Công ty hàng không Vietjet Air: “Trong kỹ năng mềm đối với
các bạn, dĩ nhiên là có yêu cầu về ngoại ngữ, về bằng cấp
chứng chỉ. Ngồi ra thì cịn những kỹ năng mềm. Thật ra thì
kỹ năng mềm cũng có rất nhiều chẳng hạn như tối thiểu các
bạn phải có kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng giao tiếp,
rồi kỹ năng dịch vụ khách hàng.”
+ Anh ngữ Popodoo: “Thực ra bên chị cần rất nhiều kỹ năng về
giao tiếp với phụ huynh nên chị sẽ đánh giá về kỹ năng đó
của các bạn nhân viên của chị bây giờ.”
+ Vietjet Air:”Kỹ năng không phải tự nhiên mà có, kể cả giao
tiếp hay làm việc nhóm. Anh nói ví dụ như một cái kĩ năng
rất là đơn giản như làm việc nhóm, mình rất là dễ học trong
q trình học của các bạn có những subjects, group
assignments ấy thì mình phân bổ ra. Và theo anh mình nên có

một bạn nhóm trưởng, các bạn đó sẽ điều phối tất cả các
thành viên có thể em rất giỏi giao tiếp thì em đi làm về thông
10


tin hay em rất giỏi trong việc chỉnh chu ngôn từ mình sẽ làm
phần biên tập. [...]. Nói ví dụ giao tiếp chẳng hạn, hôm nay
bạn đến đây để hỏi, khi anh phản hồi bạn thì bạn bắt đầu hỏi
tiếp, mình đào sâu vào như thế nào, đó là cách giao tiếp chứ
nhìn nhau cười khơng thì giải quyết được vấn đề gì?”
Theo như Báo cáo của Ngân hàng Thế giới năm 2012 (6), kỹ năng giao
tiếp, kỹ năng tư duy phê phán và sáng tạo, khả năng làm việc theo nhóm, trình
độ ngoại ngữ, kỹ năng về cơng nghệ thông tin được khẳng định là những kỹ
năng mà nhà tuyển dụng đánh giá cao. So với kết quả mà nhóm nghiên cứu nhận
được, những kỹ năng mềm được yêu cầu trước đây khơng thay đổi thêm vào đó
là sự cần thiết của việc trang bị thêm các kỹ năng khác như quản lý thời gian, kỹ
năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lắng nghe, làm việc dưới áp lực, cẩn thận tỉ mỉ.

Biểu đồ 5: Những kỹ năng mà nhà tuyển dụng yêu cầu ở sinh viên
Từ biểu đồ 6, chúng ta có thể quan sát thấy một thực tế là nhà tuyển dụng
đánh giá sinh viên ngoại ngữ cịn khá yếu về kỹ năng mềm nói chung, đặc biệt là
kỹ năng giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm, làm việc dưới áp lực, quản
lý thời gian và kỹ năng tin học.

11


Biểu đồ 6: Những kỹ năng mềm mà nhà tuyển dụng cho rằng sinh viên ULIS
còn thiếu
So sánh quan điểm, đánh giá của sinh viên và nhà tuyển dụng về kỹ năng

mềm:
Từ các kết quả thu được bên trên, chúng tôi nhận thấy rằng tầm quan
trọng của kỹ năng mềm được coi trọng bởi cả hai phía nhà tuyển dụng và sinh
viên ULIS. Bên cạnh đó, trong số những kỹ năng mềm được đề xuất trong phiếu
khảo sát top 7 kỹ năng thiết yếu nhất từ hai phía tuy khác nhau về thứ hạng
nhưng nhìn chung đều đánh giá kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời
gian, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng lắng nghe, làm việc dưới áp lực, tư duy
sáng tạo, đột phá, cẩn thận, tỉ mỉ, kỹ năng thuyết trình là những kỹ năng quan
trọng nhất. Tuy nhiên, sinh viên ULIS vẫn bị đánh giá là thiếu khá nhiều kỹ năng
mềm mà các doanh nghiệp, công ty yêu cầu. Khi trả lời phỏng vấn, các nhà
tuyển dụng cũng có nêu ra cụ thể những kỹ năng mềm mà ULISers còn thiếu.
Dưới đây là một số câu trả lời của nhà tuyển dụng đã có kinh nghiệm làm việc
với sinh viên ULIS khi được hỏi: ” Theo anh/chị, điểm yếu về kỹ năng mềm mà
sinh viên đại học ngoại ngữ cần bổ sung và cải thiện là gì?”
- Cơng Ty Gmath: “Bên anh đặc thù về giảng dạy nên anh thấy kỹ
năng mềm về nghiệp vụ sư phạm, kinh nghiệm đứng lớp của các
bạn cịn thiếu. Trường hợp, tình huống xử lí trên lớp, kỹ năng giải
quyết vấn đề chưa tốt.”
-

I can Read: “Chị nghĩ cái mà chị quan tâm nhất là kỹ năng giao
tiếp. Trong quá trình làm việc với các bạn trẻ, khi các bạn gặp vấn
đề, giao tiếp của các bạn ấy khơng tốt. Có thể là bạn ấy ngại nói ra,

12


mặc dù đấy là cái có thể khiến em nghĩ em khiến em khơng làm
được lúc đó, em phải nói là em khơng làm được, chị dạy cho em, ví
dụ như vậy. Tuy nhiên, nhiều bạn lại giấu, khơng nói, đến khi thành

áp lực cho bạn ấy, quản lý lại thắc mắc sao bạn ấy khơng làm được.
Điều mình khơng làm được thì nói, đó là một vấn đề giao tiếp rất
đơn giản thơi. Đó là điểm yếu các bạn cần cải thiện.”
- Vietjet Air:”Kỹ năng không phải tự nhiên mà có, kể cả giao tiếp hay
làm việc nhóm. Anh nói ví dụ như một cái kĩ năng rất là đơn giản
như làm việc nhóm, mình rất là dễ học trong q trình học của các
bạn có những subjects, group assignments ấy thì mình phân bổ ra.
Và theo anh mình nên có một bạn nhóm trưởng, các bạn đó sẽ điều
phối tất cả các thành viên có thể em rất giỏi giao tiếp thì em đi làm
về thơng tin hay em rất giỏi trong việc chỉnh chu ngơn từ mình sẽ
làm phần biên tập. [...]. Nói ví dụ giao tiếp chẳng hạn, hôm nay bạn
đến đây để hỏi, khi anh phản hồi bạn thì bạn bắt đầu hỏi tiếp, mình
đào sâu vào như thế nào, đó là cách giao tiếp chứ nhìn nhau cười
khơng thì giải quyết được vấn đề gì?”
- Cơng ty Regina Miracle của Hồng Kơng:” Khi bọn chị gặp một số
ứng viên về ngoại ngữ thì hầu như các bạn mới ra trường nên khả
năng chịu áp lực trong cơng việc vẫn cịn chưa được cao cho lắm,
đặc biệt trong môi trường chịu giám sát.”
Đặc biệt là kỹ năng giải quyết vấn đề (biểu đồ 6) và những kỹ năng được
nhà tuyển dụng đánh giá cao như quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề và
kỹ năng lắng nghe lại chưa được sinh viên ULIS coi trọng. Nguyên nhân có thể
do sự thiếu hiểu biết của sinh viên về yêu cầu của các nhà tuyển dụng trong lĩnh
vực ngoại ngữ vì từ kết quả khảo sát thì chỉ có khoảng 14,4% sinh viên cho biết
thường xuyên tìm hiểu (tìm hiểu kỹ lưỡng) về các yêu cầu đó, 67,4% sinh viên
cho biết họ có tìm hiểu xong cịn sơ sài, thậm chí số cịn lại khơng tìm hiểu vì
cho rằng vẫn cịn sớm (biểu đồ 7).

13



Biểu đồ 7: Mức độ tìm hiểu của sinh viên ULIS về những yêu cầu của các nhà
tuyển dụng ngành nghề liên quan đến ngoại ngữ
Thứ tư, về thái độ của sinh viên với việc rèn luyện kỹ năng mềm: 48,5%
sinh viên tham gia khảo sát khá tự tin với kỹ năng mềm của mình đã đủ để xin
việc là một con số khá lớn xong so với đánh giá của nhà tuyển dụng đã nêu trên
thì sinh viên ULIS vẫn cần trang bị và củng cố kỹ năng mềm nhiều hơn nữa. Dù
Dù vậy, dấu hiệu tốt là có 71,2% sinh viên nói rằng họ đang tự rèn luyện kỹ
năng mềm của mình. Có tới 74,2% sinh viên cho rằng kỹ năng mềm được rèn
luyện cả trong và ngoài môi trường học thuật và 62,9% sinh viên rất mong muốn
nhà trường mở thêm các chương trình, khóa học đào tạo kỹ năng mềm. Từ đó,
có thể nhận thấy nhà trường đóng góp một phần quan trọng vào việc hình thành,
nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên. Hơn nữa nhu cầu cho các khóa học về kỹ
năng mềm tại trường của sinh viên là khá lớn cho thấy phải chăng Đại học
Ngoại ngữ nên tổ chức thêm các chương trình giảng dạy kỹ năng mềm để giúp
sinh viên của mình phát triển một cách tồn diện hơn nữa.

14


Biểu đồ 8: Mức độ tự tin của sinh viên ULIS về kỹ năng mềm của mình

Biểu đồ 9: Việc rèn luyện kỹ năng mềm của sinh viên ULIS

Biểu đồ 10: Quan điểm của sinh viên ULIS về môi trường rèn luyện kỹ năng
mềm

15


Biểu đồ 11: Nhu cầu của sinh viên ULIS đối với việc mở thêm các khóa

học kỹ năng mềm tại trường
3.2. Thảo luận
Những dữ liệu thu được từ cuộc khảo sát cho thấy, mặc dù sinh viên ULIS
đã tự ý thức được vai trò thiết yếu của kỹ năng mềm trong quá trình học tập và
làm việc nhưng dường như phần lớn vẫn chưa thật sự tự tin với những điều bản
thân tích lũy được trong q trình đào tạo ở trường và tự tích lũy bên ngồi. Đối
với các nhà tuyển dụng được phỏng vấn, đa số chỉ tương đối hài lòng và đánh
giá cao một số kỹ năng nhất định của sinh viên trong trường, điển hình là sự
năng động và khả năng ngoại ngữ khá hơn so với mặt bằng chung. Trong khi đó,
kỹ năng giải quyết vấn đề và giao tiếp của sinh viên ULIS được các nhà tuyển
dụng đánh giá là cần hoàn thiện và rèn luyện tích cực hơn.
Đối chiếu câu trả lời từ những cuộc phỏng vấn trực tiếp với khảo sát trên
giấy, ta dễ dàng thấy được yêu cầu về kỹ năng sống bên cạnh trình độ chun
mơn khi tác nghiệp của các doanh nghiệp chưa được đáp ứng. Bằng chứng là,
dựa theo kết quả thu được, 3 kỹ năng mà nhà tuyển dụng cho là cần thiết nhất có
thể kể tên gồm giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm và giải quyết vấn đề cũng
chính là 3 kỹ năng mềm họ cho rằng sinh viên ULIS cần cải thiện nhiều nhất. Lý
do các kỹ năng trên được cho là quan trọng nhất có thể là do yêu cầu đặc trưng
của ngành nghề, cụ thể ở khảo sát này chủ yếu là các công việc liên quan đến sư
phạm và đối ngoại.
Mặt khác, khi khảo sát đối tượng sinh viên, kết quả cho thấy rằng chỉ một
số ít sinh viên thực sự quan tâm đến những yêu cầu bổ sung của nhà tuyển dụng
bên cạnh trình độ chun mơn, phần lớn nhận thức sơ sài hoặc chưa tìm hiểu. Có
thể nói, trong môi trường đào tạo của ULIS, lựa chọn phổ biến của sinh viên là
16


các công việc liên quan đến giảng dạy như giáo viên hoặc trợ giảng ngoại ngữ;
do vậy, 3 kỹ năng mềm được đề cập ở trên (giao tiếp hiệu quả, làm việc nhóm và
giải quyết vấn đề) cũng nằm trong số những kỹ năng mà họ cho là cần thiết nhất

khi đi xin việc. Trong cuộc khảo sát, khi chúng tôi hỏi sinh viên đã được học
những kỹ năng nào ở trường, đại đa số câu trả lời là làm việc nhóm, dù vậy khi
đưa ra ý kiến về mức độ hiệu quả, khơng ít người tham gia cho rằng những kỹ
năng mềm họ tiếp xúc chưa đáp ứng được nhu cầu của họ. Bên cạnh đó, việc
sinh viên tự rèn luyện những kỹ năng này cho mình mà khơng có định hướng rõ
ràng có thể là nguyên nhân khiến họ cảm thấy bản thân chưa đủ hoàn thiện và tự
tin khi đi xin việc.
Dễ thấy rằng kỹ năng mềm là yêu cầu quan trọng và có yếu tố quyết định đối
với tất cả các doanh nghiệp và sinh viên khi tìm việc làm. Mặc dù vậy, nhận thức
về vấn đề này một cách thật sự đúng đắn chỉ giới hạn ở phần thiểu số, chính điều
này đã khiến cho q trình tuyển dụng gặp khó khăn khơng nhỏ khi người ứng
tuyển chưa đáp ứng đủ yêu cầu của nhà tuyển dụng. Sinh viên chưa quan tâm,
tìm hiểu kỹ về kỹ năng mềm có thể là do lối sống thu mình, ít giao tiếp hoặc
thiếu những trải nghiệm chun nghiệp trong công việc với nhà tuyển dụng; hơn
nữa, với một thời khóa biểu dày đặc lịch học, sinh viên có thể gặp nhiều khó
khăn trong việc đầu tư thời gian cho quá trình trau dồi thêm vốn sống cho mình
bên ngồi xã hội. Trong bối cảnh tồn cầu hóa, giao tiếp hiệu quả và ứng xử
khéo léo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết; để có được thành cơng trong sự
nghiệp cũng như trong cuộc sống, những người trẻ - đặc biệt là sinh viên, nên ý
thức rõ về điều này và khơng ngừng tu dưỡng, tích lũy kinh nghiệm sống và rèn
luyện bản thân.

Chương 4: Kết luận và đề xuất
4.1. Kết luận
Mục đích của nghiên cứu này là để so sánh quan điểm của nhà tuyển dụng
và sinh viên ULIS về tầm quan trọng và mức độ cần thiết của các kỹ năng mềm
khác nhau. Về cơ bản, nhà tuyển dụng và sinh viên đều nhận thấy và đánh giá
cao sự cần thiết của kỹ năng mềm. Tuy nhiên khi đánh giá về những kỹ năng
mềm mà nhà tuyển dụng u cầu thì quan điểm của hai phía cịn chưa hồn tồn
thống nhất ở một số kỹ năng do sinh viên còn thiếu sự chủ động trong việc tìm

hiểu kỹ lưỡng về thị hiếu, u cầu từ phía nhà tuyển dụng.
4.2. Đề xuất
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tơi rất mong muốn có thể tạo ra một chiếc
cầu nối trong việc thống nhất quan điểm về kỹ năng mềm giữa 3 đối tượng: nhà
17


tuyển dụng - người trực tiếp đề ra yêu cầu công việc; sinh viên - người ứng
tuyển, được kỳ vọng sẽ đáp ứng tốt các tiêu chí; bên cạnh đó cịn là nhà trường phía đóng vai trị đặt nền tảng trong công tác giáo dục, định hướng các ứng viên
tiềm năng trong tương lai. Việc giao tiếp thường xuyên trên các diễn đàn mạng,
định kỳ gặp mặt trực tiếp trao đổi trong các buổi tọa đàm có thể trở thành sự hỗ
trợ đắc lực cho sinh viên. Trước tiên, nhà tuyển dụng sẽ có cơ hội đề xuất những
yêu cầu cần thiết trong cơng việc mà ở đó, kỹ năng mềm là một phần không thể
thiếu, giúp sinh viên có những sự hình dung nhất định và định hướng tốt hơn cho
con đường sự nghiệp của họ sau này. Từ đó, các nhà tuyển dụng cũng sẽ góp
phần đảm bảo cho chất lượng đầu ra của nguồn lực tốt hơn cùng với cơ sở đào
tạo trực tiếp là nhà trường. Về phía sinh viên, được tiếp xúc trực tiếp với các nhà
tuyển dụng và doanh nghiệp, giúp họ có cái nhìn chân thực và rõ nét về văn hóa
nơi làm việc, từ đó rèn luyện và trau dồi bản thân nhiều hơn nữa cả kiến thức và
kỹ năng mềm để phù hợp với các tiêu chuẩn của nhà tuyển dụng. Nhà trường
một khi đã chú trọng và đưa ra các biện pháp cần thiết và đúng đắn, sẽ giúp cả
doanh nghiệp và sinh viên hiểu rõ thêm nhu cầu và quan điểm của đối tác, tăng tỉ
lệ sinh viên ra trường có việc làm và tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các nhà
tuyển dụng, do đó mà vị thế, uy tín và chất lượng đào tạo của trường sẽ ngày
càng được nâng cao.

Hạn chế
Do những hạn chế về yếu tố như thời gian cũng như phạm vi của đề tài,
nghiên cứu trên của chúng tôi không thể tránh khỏi việc cịn nhiều thiếu sót
trong q trình thực hiện. Do đó, những kết quả và dữ liệu được trình bày chỉ

mang tính chất định tính, có thể chưa phản ánh chân thực hiện trạng của vấn đề
nghiên cứu. Chúng tôi sẽ cố gắng tiếp tục thu thập những ý kiến và quan điểm,
tìm hiểu thêm các nguồn thơng tin cũng như tiếp thu các nhận xét, đánh giá để
hồn thiện hơn nữa đề tài của mình. Nhóm chúng tôi mong rằng, nghiên cứu này
sẽ là cơ sở dữ liệu hữu ích giúp phục vụ cho các nghiên cứu cùng chủ đề sau
này, để các báo cáo được phân tích một cách sâu rộng và chính xác hơn nữa.
Vì điều kiện khơng cho phép nên nhóm chúng tơi chỉ nói lên quan điểm
của một số nhóm/cá nhân nhất định. Chúng tơi mong rằng những gì chúng tơi
nghiên cứu được sẽ hữu ích cho sinh viên, nhà trường và nhà tuyển dụng trong
việc tham khảo và đưa ra những giải pháp phù hợp.
Tài liệu tham khảo

(1) Lê, T. H. T. (2017). Đổi mới tư duy nhận thức về kỹ năng mềm trong sinh
18


viên thời đại công nghiệp 4.0.
(2) Sơn, H. V. (2012). Thực trạng một số kỹ năng mềm của sinh viên đại học
sư phạm. Tạp chí Khoa học, (39), 22.
(3) Trà, T. L. P. Các giải pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên khoa
kinh tế, trường ĐH SPKT Hưng Yên. Sư phạm kỹ thuật và công nghệ, 28.
(4) Thủy, N. T., & Anh, N. T. N. Định hướng bồi dưỡng kỹ năng mềm cho
sinh viên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại trường Đại học Hà
Nội.
(5) Azmi, A. N., Kamin, Y., Noordin, M. K., & Nasir, A. N. M. (2018).
Towards industrial revolution 4.0: employers’ expectations on fresh
engineering graduates. International Journal of Engineering &
Technology, 7(4.28), 267-272.
(6) Bauer-Wolf, J. (2019). Survey: Employers want soft skills for graduates.
Inside Higher Ed.

(7) Cotet, G. B., Balgiu, B. A., & Zaleschi, V. C. (2017). Assessment
procedure for the soft skills requested by Industry 4.0. In the MATEC web
of conferences (Vol. 121, p. 07005).
(8) Jane Andrews & Helen Higson (2008) Graduate Employability, ‘Soft
Skills’ Versus ‘Hard’ Business Knowledge: A European Study, Higher
Education in Europe, 33:4, 411-422, DOI: 10.1080/03797720802522627
(9) Schulz, B. (2008). The importance of soft skills: Education beyond
academic knowledge.
(10)
The World Bank. (2012). Putting higher education to work: Skills
and research for growth in East Asia. Washington, D.C.: Author.

19


PHỤ LỤC
1. Phiếu khảo sát cho sinh viên
A. Chọn các đáp án theo ý kiến của bạn
1. Theo bạn, kỹ năng mềm có quan trọng khơng?
A. Rất quan trọng
B. Khá quan trọng
C. Không quan trọng
2. Theo bạn, kỹ năng mềm có được là nhờ:
A. Bẩm sinh
B. Hồn tồn do q trình học tập và rèn luyện
C. Sự kết hợp của cả 2 yếu tố trên
3. Chọn 1 trong 3 đáp án:
A. Kỹ năng mềm được trau dồi chủ yếu trong nhà trường
B. Kỹ năng mềm được trau dồi chủ yếu bên ngoài nhà trường
C. Kỹ năng mềm nên được trau dồi cả trong và ngoài nhà trường

4. Bạn nghĩ bản thân đã rèn luyện được những kỹ năng nào từ khi cịn
ngồi trên ghế nhà trường? (Có thể chọn nhiều hơn 1 đáp án)
A. Làm việc nhóm
B. Giao tiếp hiệu quả
C. Quản lý thời gian
D. Thuyết trình
E. Tư duy phản biện
F. Tư duy phê phán
G. Kỹ năng giải quyết vấn đề
H. Làm việc dưới áp lực
20


I. Tư duy sáng tạo và đột phá
J. Kỹ năng lãnh đạo
K. Kỹ năng lắng nghe
L. Cẩn thận, tỉ mỉ
M. Kỹ năng tin học
Khác:..................................................................................................
5. Bạn nghĩ những kỹ năng đã được rèn luyện mà bạn chọn bên trên đã
hiệu quả chưa?
A. Rồi
B. Chưa
6. Bạn có thường tìm hiểu về các yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với sinh
viên ngoại ngữ khơng?
A. Có, rất kỹ lưỡng
B. Có, nhưng cịn sơ sài
C. Khơng, mình thấy vẫn cịn sớm, chưa cần tìm hiểu
7. Theo bạn, kỹ năng nào sau đây là cần thiết nhất đối với một sinh viên
ngoại ngữ khi đi xin việc? (Có thể chọn nhiều hơn một đáp án)

A. Làm việc nhóm
B. Giao tiếp hiệu quả
C. Quản lý thời gian
D. Thuyết trình
E. Tư duy phản biện
F. Tư duy phê phán
G. Kỹ năng giải quyết vấn đề
H. Làm việc dưới áp lực
I. Tư duy sáng tạo và đột phá
J. Kỹ năng lãnh đạo
K. Kỹ năng lắng nghe
L. Cẩn thận, tỉ mỉ
M. Kỹ năng tin học
8. Bạn thấy những kỹ năng này đã đủ để bạn tự tin khi đi xin việc hay
chưa?
A. Rồi
B. Chưa
9. Hiện tại kỹ năng mềm của bạn:
A. Không được rèn luyện
B. Tự rèn luyện

21


C. Rèn luyện thơng qua các khóa học
10. Theo bạn, điều nào quan trọng hơn khi làm việc?
A. Chuyên môn, trình độ
B. Kỹ năng mềm
C. Quan trọng ngang nhau
11. Bạn có mong muốn nhà trường mở thêm các chương trình đào tạo

ngắn hạn và các buổi workshop về kỹ năng mềm khơng?
A. Có
B. Khơng q quan tâm
C. Khơng
B. Đánh giá mức độ quan trọng của các kỹ năng mềm sau đây bằng cách
chọn 1 trong 5 mức độ quan trọng
1 - không quan trọng, 2 - không quá quan trọng, 3 - khá quan trọng,
4 - quan trọng, 5 - vô cùng quan trọng
Mức độ quan trọng
Loại kỹ năng mềm

1

2

Kỹ năng làm việc
nhóm
Kỹ năng giải quyết
vấn đề
Kỹ năng tư duy phản
biện
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng giao tiếp
ứng xử và tạo lập
mối quan hệ
Kỹ năng tổ chức
Kỹ năng làm việc
dưới áp lực
Kỹ năng học và tự
học


22

3

4

5


Kỹ năng lắng nghe
Kỹ năng thuyết trình
Kỹ năng tư duy sáng
tạo và đột phá
Kỹ năng quản lý bản
thân
Kỹ năng đặt mục
tiêu/ tạo động lực
làm việc
Kỹ năng phát triển
bản thân và sự
nghiệp
Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng quản lý thời
gian
Tư duy phê phán
Cẩn thận, tỉ mỉ
Kỹ năng tin học
2. Phiếu khảo sát cho nhà tuyển dụng
Câu hỏi:

1. Khi phỏng vấn tuyển dụng, anh/chị có chú trọng tới kỹ năng mềm hay
khơng?
A. Có
B. Không
2. Mỗi ngành nghề trong lĩnh vực ngoại ngữ đều có những u cầu và địi
hỏi riêng,vậy theo anh/chị đâu là những kỹ năng mà cơng ty/ doanh nghiệp/
tập đồn anh/chị cần?
A. Làm việc nhóm
B. Giao tiếp hiệu quả
C. Quản lý thời gian
D. Thuyết trình
E. Tư duy phản biện
23


F. Tư duy phê phán
G. Kỹ năng giải quyết vấn đề
H. Làm việc dưới áp lực
I. Tư duy sáng tạo và đột phá
J. Kỹ năng lãnh đạo
K. Kỹ năng lắng nghe
L. Cẩn thận, tỉ mỉ
M. Kỹ năng tin học
3. Trong quá trình tuyển dụng, anh/chị thấy đâu là những kỹ năng mà
phần lớn sinh viên ngoại ngữ còn thiếu?
A. Làm việc nhóm
B. Giao tiếp hiệu quả
C. Quản lý thời gian
D. Thuyết trình
E. Tư duy phản biện

F. Tư duy phê phán
G. Kỹ năng giải quyết vấn đề
H. Làm việc dưới áp lực
I. Tư duy sáng tạo và đột phá
J. Kỹ năng lãnh đạo
K. Kỹ năng lắng nghe
L. Cẩn thận, tỉ mỉ
M. Kỹ năng tin học
4. Theo anh/chị, điều nào quan trọng hơn khi làm việc?
A. Chun mơn, trình độ
B. Kỹ năng mềm
C. Quan trọng ngang nhau
5. Liệu sinh viên có kỹ năng mềm chưa tốt có cơ hội nhận được cơng việc và
tiếp tục rèn giũa hay khơng?
A. Có
B. Khơng
6. Anh/chị đánh giá như thế nào về sự cần thiết của kỹ năng mềm để duy trì
và hồn thành tốt cơng việc?
A. Rất quan trọng
B. Khá quan trọng
C. Không quan trọng

24


×