Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ TỰ ĐỘNG HOÁ ADI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.27 KB, 36 trang )

THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ Ở CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ TỰ ĐỘNG
HOÁ ADI
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ TỰ
ĐỘNG HÓA ADI
2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần thương mại và tự động hoá ADI là một doanh nghiệp có tư
cách pháp nhân, có tài khoản riêng ,con dấu riêng do Sở kế hoạch và đầu tư quản
lý.
Công ty cổ phần thương mại và tự động hoá ADI là công ty chuyên trong
lĩnh vực phát triển công nghệ tự động hoá và thương mại có giấy đăng ký kinh
doanh số 0103006056 do Sở kế hoạch và đầu tư cấp. Đăng ký lần đầu ngày
01/12/2004. Đăng ký thay đổi lần 2 ngày 25/07/2008.
Trụ sở chính của công ty đặt tại số 17A, tập thể 361, phường Yên Hoà, Cầu
Giấy, Hà Nội.
Điện thoại : +84 - 4.39723761, +84 - 4.39726051
Fax: +84 - 4.39723350
Website:
Email:
Mã số thuế : 0101580766
Vốn kinh doanh: 10,000,000,000 VNĐ
2.1.2 . Chức năng và nhiệm vụ
* Chức năng :
Công ty cổ phần thương mại và tự động hoá ADI hoạt động trong lĩnh vực
điện - điện tử - đo lường - tự động hoá.
- Lĩnh vực thương mại: Công ty cổ phần thương mại và tự động hoá ADI
hiện đang là nhà phân phối độc quyền các sản phẩm tự động hoá của tập đoàn
Delta khu vực phía Bắc, bên cạnh đó công ty cổ phần thương mại và tự động hoá
ADI là đại lý phân phối các thiết bị tự động hoá của các hãng nổi tiếng như
:Simens, Omron, Schneider, Autonics, LG, Hitachi, Furi, Panasonic, ABB,
Toshiba, Mitsubishi,…


- Lĩnh vực tự động hoá : Với đội ngũ thạc sĩ, kỹ sư, công nhân nhiều năm
kinh nghiệm và đặc biệt có sự trợ giúp của giáo sư tiến sĩ ,thạc sĩ và giảng viên các
trường đại học như : ĐH Bách Khoa Hà nội, Học viện kỹ thuật quân sự, ĐH Công
nghiệp Hà nội , ĐH Công nghiệp Thái Nguyên, ĐH Xây dựng, Viện khoa học công
nghệ …đã thực hiện thành công các dự án lớn trong các ngành công nghiệp như :
sản xuất bia, xử lý nước, sản xuất thép, khai thác than, sản xuất giấy, xi măng,
nhựa, cơ khí chế tạo máy…
- Lĩnh vực tiết giảm năng lượng : Công ty cổ phần thương mại và tự động
hoá ADI là phương án của chương trình tiết kiệm năng lượng thí điểm CEEP do
cục điều tiết điện lực phụ trách được hỗ trợ kinh phí từ Ngân hàng thế giới ( Word
Bank) và Quỹ bảo vệ môi trường toàn cầu .
* Nhiệm vụ :
- Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh theo luật hiện
hành của Nhà nước và hướng dẫn của Bộ để thực hiện các nội dung và mục đích
kinh doanh .
- Nắm bắt nhu cầu và thị hiếu của thị trường trong nước để xây dựng và tổ chức thực
hiện các phương án kinh doanh có hiệu quả.Quản lý và sử dụng vốn kinh doanh
đúng chế độ chính sách, đạt hiệu quả kinh tế cao. Tự tạo nguồn vốn và bảo quản
vốn, đảm bảo tự trang trải về tài chính .
- Chấp hành đầy đủ các chính sách, chế độ luật pháp của Nhà nước và các quy định
của Bộ thương mại .
- Thực hiện đầy đủ các cam kết trong hợp đồng mua bán, hợp đồng liên doanh, hợp
tác đầu tư với các tổ chức kinh tế quốc doanh và các thành phần kinh tế khác.
Với chức năng và nhiệm vụ trên, công ty cổ phần thương mại và tự động hoá
ADI không ngừng tìm tòi hướng đi và đề ra các mục đích hoạt động của công ty là
: Thông qua kinh doanh, khai thác có hiệu quả để đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của
khách hàng.
2.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
2.2.1. Phương thức tổ chức bộ máy công ty
Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty phụ thuộc chức năng, nhiệm vụ của đơn

vị, phụ thuộc vào điều kiện khách hàng, khả năng và cơ chế kinh tế trong cơ chế
thị trường. Cơ cấu tổ chức của công ty được bố trí gọn nhẹ các bộ phận chức năng
hoạt động rất năng động, hiệu quả. Bộ máy công ty cổ phần thương mại và tự động
hoá ADI được bố trí theo cơ cấu chức năng Giám đốc là người chịu trách nhiệm
cao nhất về hiệu quả hoạt động của công ty .
Giữa các phòng ban của công ty có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, mỗi
phòng phải thực hiện tuỳ theo chức năng và nhiệm vụ phải đảm nhiệm những công
việc chung trong công ty như : tham mưu giúp việc cho ban giám đốc và phải chịu
sự chỉ đạo của ban giám đốc.
Ngoài ra, các phòng ban còn phải đảm nhiệm tốt các nhiệm vụ riêng của
phòng ban mình. Các công việc đã làm phải đảm bảo nhanh gọn, kịp thời, chính
xác, không để tồn đọng. Chất lượng trình độ của các cán bộ ở mỗi phòng ban cũng
đòi hỏi phải có trình độ tay nghề cao, vững vàng trong chuyên môn nghiệp vụ,
không để xảy ra những sai sót đáng kể làm thiệt hại đến lợi ích của công ty.
Để đảm bảo được điều này, công ty đã làm tốt ngay từ khâu tuyển dụng, lựa
chọn những người có kinh nghiệm và trình độ, phân công việc phù hợp cho mỗi
người, thực hiện chuyên môn hoá ngay từ giai đoạn đầu tiên. Mỗi phòng ban đều
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kinh doanh
Các đại lý và cửa hàng bán lẻ
Phòng kỹ thuật, sản xuấtPhòng tài chính kế toán
Giám đốc
phải chủ động sáng tạo trong công việc tạo được uy tín cho khách hàng và đem lại
lợi nhuận cao cho công ty.
Hiện nay, công ty có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý như sau: Ban Giám đốc,
Phòng tổ chức hành chính, Phòng kinh doanh, Phòng kỹ thuật, Phòng tài chính - kế
toán, các đại lý và cửa hàng bán lẻ.
Sơ đồ 4: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty
2.2. Chức năng của từng bộ phận và phòng ban quản lý trong công ty
* Ban Giám đốc: là người đứng đầu điều hành công ty, là người đại diện

pháp nhân cho công ty, chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh của
công ty
* Phòng tổ chức hành chính : Trưởng phòng tham mưu giúp việc cho giám
đốc, và chịu sự chỉ đạo của giám đốc về sắp xếp và sử dụng lao động, giải quyết
các chế độ chính sách và tiền lương, BHXH đối với người lao động, thực hiện công
tác đối nội đối ngoại của công ty.
* Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm về các hoạt động kinh doanh, nắm bắt
các thông tin nhu cầu thị trường từ đó có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch kịp thời, xác
định khối lượng dự trữ, tiêu thụ sản phẩm nghiên cứu thị trường, tìm đối tác, xác
định nhu cầu thị trường, thành lập các kênh phân phối sản phẩm, gửi các kế hoạch
lên cho giám đốc xét duyệt và có trách nhiệm thi hành các kế hoạch đó.
Thực hiện ký kết hợp đồng mua bán, theo dõi tình hình thực hiện thanh lý
các hợp đồng đã ký kết. Thực hiện các hoạt động tiếp đón, hỗ trợ khách hàng.
Thường xuyên báo cáo tình hình kinh doanh cho giám đốc, phối hợp với các phòng
ban trong công ty.
* Phòng kỹ thuật sản xuất : Chịu trách nhiệm trong kỹ thuật sản xuất cài đặt
và kiểm tra với các yêu cầu của khách hàng. Phối hợp với phòng kinh doanh, các
đại lý và cửa hàng bán lẻ để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.
* Phòng kế toán : Tổ chức quản lý thu, chi, xuất - nhập - tồn hàng hoá ở
công ty. Khai thác, sử dụng vốn có hiệu quả, xây dựng các kế hoạch tài chính,
thông qua các số liệu lập báo các tham mưu cho giám đốc trong công tác và sử
dụng vốn, lập quyết toán theo chế độ kế toán Nhà nước quy định .
* Các đại lý, cửa hàng bán lẻ : Là cầu nối trực tiếp mang sản phẩm, phân
phối sản phẩm tới tận tay khách hàng, có mối quan hệ mật thiết với khách hàng.
Chức năng chính là bán hàng và quảng bá sản phẩm.
2.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN
2.3.1. Phương thức tổ chức bộ máy :
Căn cứ vào mô hình kinh doanh, tổ chức kinh doanh và quản lý kinh doanh
công ty đã tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung chuyên sâu. Mỗi người
trong phòng kế toán được phân công chịu trách nhiệm một công việc nhất định.

Phòng kế toán công ty trực tiếp lập kế hoạch, cuối kỳ kế toán tiến hành xác
định KQKD, lập báo cáo tài chính.
Hiện nay, phòng tài chính kế toán đã thực hiện chế độ kế toán, báo cáo tài
chính áp dụng theo chuẩn mực kế toán của Bộ tài chính.
Phòng tài chính kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban khác
trong công ty.
Định kỳ hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng, bộ phận kinh doanh, hệ thống
bán hàng đều cung cấp đầy đủ số liệu phát sinh về hàng hoá, doanh thu bán hàng,
tình hình tiêu thụ hàng hoá và công nợ… cho phòng tài chính kế toán để từ đó số
liệu được xử lý, đối chiếu qua các kế toán viên thực hiện phần hành có liên quan.
Việc tổ chức luân chuyển chứng từ cũng như quản lý chứng từ hợp lý giúp cho mô
hình tổ chức bộ máy kế toán thuận lợi cho việc hạch toán và bảo quản hiệu quả và
khoa học.
Phòng kế toán của công ty đã xây dựng được 1 bộ máy gọn nhẹ và hiệu quả.
Mối liên hệ giữa các thành viên với nhau chặt chẽ nhịp nhàng tạo hiệu quả trong
công việc và góp phần tham mưu cho giám đốc ra những quyết định đúng đắn
trong hoạt động kinh doanh.
2.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của từng thành viên trong bộ máy kế toán
* Trưởng phòng kế toán :
Chịu trách nhiệm chung trước ban giám đốc về công tác kế toán tài chính
toàn công ty, chịu trách nhiệm tổ chức hạch toán kế toán tại công ty theo chế độ
hiên hành. Chỉ đạo xây kế hoạch kinh tế tài chính hàng năm, thực hiện giao kế
hoạch tài chính cho các đơn vị phụ thuộc. Phối hợp tham gia ký kết các hợp đồng
kinh tế của công ty. Tham gia xây dựng đơn giá hàng hoá, các định mức chi phí
thuộc thẩm quyền công ty. Phụ trách công tác thi đua khen thưởng. Tổ chức kiểm
tra, xét duyệt báo cáo kế toán thống kê, báo cáo quyết toán của đơn vị phụ thuộc.
* Kế toán tổng hợp văn phòng:
Tổng hợp quyết toán kế hoạch khối văn phòng toàn công ty, tổng hợp kiểm
kê toàn công ty, tổng hợp các sổ sách chứng từ, tiến hành xác định kết quả kinh
doanh, lập bảng tổng kết tài sản công ty, trực tiếp giải quyết thủ tục thanh lý,

nhượng bán tài sản cố định, hàng hoá kém phẩm chất, ứ đọng, chậm luân chuyển
toàn công ty, kế toán nguồn vốn kinh doanh.
* Kế toán mua hàng:
Chịu trách nhiệm về kế hoạch khối luợng và chất lượng hàng hoá mua vào,
lập bảng kê hàng hoá mua vào, giá mua, theo dõi và phối hợp với kế toán bán hàng
để đề ra phương án mua hàng đáp ứng nhu cầu về hàng hoá, đảm bảo dự trữ hàng
tồn kho hợp lý.
* Kế toán tiêu thụ hàng hoá và kho hàng :
Trực tiếp theo dõi tình hình tiêu thụ hàng hoá và kho hàng của công ty. Chịu
trách nhiệm về hàng tồn kho, giá vốn, lập bảng kê xuất bán đối với các đại lý thành
viên.
* Kế toán công nợ và bán hàng:
Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo về công nợ bán hàng đối với khách hàng
ngoài và nợ trực tiếp trong công ty, công nợ bán hàng của các loại hàng, xây dựng
các quy chế quản lý cửa hàng phù hợp với thực tế, đôn đốc, đối chiếu công nợ, theo
dõi tiến độ nộp và kiểm tra thuế giá trị gia tăng, thuế nhập khẩu.
* Kế toán thanh toán:
Cân đối tiền gửi Ngân hàng, theo dõi tiền vay, tiền gửi ngân hàng. Đối chiếu
với kế toán kho hàng và kế toán bán hàng lập kế hoạch thanh toán đảm bảo đủ vốn
để thanh toán tiền hàng. Phối hợp với thủ quỹ cân đối tiền mặt để thu chi có kế
hoạch.
* Kế toán thuế và chi phí
Có nhiệm vụ kiểm tra tính pháp lý của các chứng từ đầu vào, đầu ra của các
khoản thuế khấu trừ. Kiểm tra số lượng các loại hoá đơn phát hành và chịu trách
nhiệm kê khai các khoản thuế theo chức năng quy định, tập hợp chi phí và kiểm
soát chi phí kinh doanh, các định mức, điều khoản của công ty.
Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán thuếKế toán công nợKế toán chi phí và giá thànhKế toán tiền lươngThủ quỹ

Sơ đồ 5: Sơ đồ bộ máy kế toán
2.3.3. Đặc điểm tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán
* Khái quát chung :
Công ty vận dụng hệ thống chứng từ kế toán do Bộ tài chính ban hành. Tổ
chức hệ thống chứng từ được quy định hướng dẫn cách ghi chép vào các chứng từ,
tổ chức luân chuyển chứng từ, bảo quản chứng từ của công ty theo quy định hiện
hành. Công ty thực hiện hệ thống chứng từ kế toán gồm 5 loại chỉ tiêu với 46 mẫu
cụ thể trong đó gồm hệ thống chứng từ kế toán thống nhất và hệ thống chứng từ kế
toán hướng dẫn.
* Những đặc thù vận dụng :
- Danh mục chứng từ gồm 5 loại:
+ Chứng từ hạch toán về lao động tiền lương: Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền
lương, bảng phân bổ tiền lương
+ Chứng từ về hàng tồn kho: Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho , phiếu kiểm nghiệm
hàng hoá
+ Chứng từ về bán hàng: Hoá đơn bán hàng, hoá đơn GTGT, phiếu báo giá…
+ Chứng từ về tiền: Phiếu thu, phiếu chi, giấy thanh toán tạm ứng…
+ Chứng từ về TSCĐ: Biên bản kiểm nghiệm về TSCĐ, biên bản giao nhận về
TSCĐ, biên bản thanh lý TSCĐ
- Quy định chung của doanh nghiệp về lập và luân chuyển chứng từ:
Nhân viên kế toán thực hiện ghi chép nội dung các thông tin nghiệp vụ kế
toán phát sinh cho từng loại chứng từ kế toán có tính chính xác đầy đủ kịp thời, rõ
ràng, đảm bảo tính hợp lý, hợp pháp được kế toán trưởng hướng dẫn cụ thể và tăng
cường kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo hoạt động kinh tế tài chính phản ánh
trong chứng từ đúng chế độ chính sách ,ngăn ngừa những sai sót trong ghi chép
ban đầu. Chứng từ lập xong được chuyển giao lần lượt tới các bộ phận có liên quan
để nắm bắt được những thông tin, lấy số liệu ghi vào sổ kế toán và bảo quản lưu
trữ chứng từ.
- Quy trình luân chuyển chứng từ:
+ Phiếu thu: Được lập thành 2 liên, liên 1 kế toán quỹ giữ, liên 2 giao cho

người nộp tiền và giữ.
+ Phiếu chi : Được lập thành 2 liên, liên 1 kế toán giữ, liên 2 giao cho khách
hàng.
+Phiếu nhập kho : Do phòng kế toán tài chính lập thành 3 liên, liên 1 lưu tại
quyển, liên 2 do phòng kế toán tài chính giữ cùng với hoá đơn GTGT cho kế toán
thanh toán, liên 3 do người giao hàng giữ làm thủ tục nhập kho, ghi sổ kho và cuối
ngày chuyển cho kế toán kho vào sổ và lưu giữ bảo quản.
+ Phiếu xuất kho : Được lập thành 3 liên, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao
cho khách hàng, liên 3 giao cho kế toán nội bộ .
+ Hoá đơn GTGT (Hoá đơn bán hàng) của công ty là do cục thuế phát hành,
phòng kế toán tài chính lập thành 2 liên, liên 1 lưu tại quyển, liên 2 giao cho khách
hàng, liên 3 giao cho thủ kho xuất hàng, ghi sổ kho sau đó chuyển lên phòng kế
toán .
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi đối chiếu
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký đặc biệt
Nhật ký chung
Sổ ,thẻ kế toán chi tiết
Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết
Bảng cân đối phát sinh
Báo cáo tài chính
Các nghiệp vụ thu chi tiền mặt và chuyển khoản phát sinh hàng ngày được
kế toán thanh toán tập hợp, sau đó chuyển chứng từ liên quan đến tiền mặt cho thủ
quỹ vào sổ và lưu trữ, riêng chứng từ liên quan đến ngân hàng do kế toán tài chính
giữ.
Các chứng từ phản ánh nghiệp vụ tiêu thụ phát sinh hàng ngày nhận được từ
kho chuyển lên, kế toán tiêu thụ vào sổ và lưu giữ chứng từ. Định kỳ kế toán đối
chiếu với thủ kho về số lượng hàng hoá nhập - xuất - tồn kho .

2.3.4. Đặc điểm vận dụng hệ thống sổ kế toán
Công ty cổ phần thương mại và tự động hoá ADI chọn hình thức sổ Nhật ký
chung ban hành theo QĐ 15/TC/CĐKT - 2006 của Bộ tài chính.
Tại các đại lý việc thực hiện các nghiệp vụ kế toán phát sinh hàng tháng và lập
báo cáo quyết toán của đơn bị về phòng kế toán của công ty để tổng hợp.
Sơ đồ 3: Sơ đồ kế toán theo hình thức Nhật Ký chung
Công ty hiện đang ứng dụng công nghệ thông tin trong việc tổ chức công
tác kế toán giúp cho công việc cung cấp thông tin nhanh chóng kịp thời, chính xác
giảm bớt công việc kế toán thủ công. Phần mềm kế toán áp dụng tại công ty là
phần mềm được lập riêng cho công ty.
Quá trình hạch toán khi áp dụng máy tính: Kế toán viên từ các chứng từ kế
toán và dựa vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ tiến hành cập nhật ban đầu vào máy,
máy sẽ tự xử lý và cho thông tin đầu ra (khi cần) gồm các sổ kế toán, báo cáo kế
toán.
2.4. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN BÁN HÀNG & XÁC ĐỊNH KẾT
QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ TỰ ĐỘNG
HÓA ADI
2.4.1. Đặc điểm kế toán bán hàng & xác định kết quả kinh doanh tại
công ty cổ phần thương mại và tự động hoá ADI
ADI là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại. Hình thức bán
hàng gồm bán lẻ và bán buôn các loại vật tư tự động hoá theo đơn đặt hàng và theo
yêu cầu của khách hàng. Kết quả kinh doanh được xác định vào cuối mỗi tháng.
Nội dung và phương pháp xác định kế toán bán hàng & KQKD của công ty như
sau:
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty được xác định như sau:
KQKD
trước thuế
TNDN của
hoạt động
kinh doanh

=
Lãi gộp bán hàng
và cung cấp dịch
vụ
+
Doanh
thu tài
chính
-
Chi phí của
họat động
tài chính
-
Chi phí bán
hàng và cung
cấp dịch vụ
-
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
LN gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ
=
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cáp dịch vụ
- Trị giá vốn hàng bán
Doanh thu thuần
bán hàng và cung
cấp dịch vụ

=
DTT bán hàng và
cung cấp dịch vụ
thực tế
-
Giảm giá hàng bán,
hàng bán bị trả lại
-
Chiết khấu
thương mại
Trong đó các khoản liên quan để xác định KQKD của công ty:
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ: là toàn bộ khoản tiền bán hàng,
cung ứng dịch vụ. ADI áp dụng phương pháp khấu trừ thuế cho nên doanh thu
được ghi nhận là giá bán chưa bao gồm thuế GTGT. Hiện nay công ty cổ phần
thương mại và tự động hoá ADI đang áp dụng ghi nhận doanh thu khi khách hàng
thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán.
Các khoản giảm trừ doanh thu : Nhờ chính sách giá mềm dẻo linh hoạt lại có
hình thức bảo hành tận nơi cho khách hàng nên công ty không bị giảm trừ doanh
thu vì không có bất cứ mặt hàng nào bị trả lại. Mặt khác, công ty không áp dụng
bất cứ một hình thức bán hàng nào liên quan đến chiết khấu thanh toán. Công ty rất
ít áp dụng chiết khấu thương mại hoặc giảm giá cho khách hàng. Nếu phát sinh hai
khoản mục này kế toán hạch toán chung trên tài khoản 521 – Chiết khấu bán hàng
Giá vốn hàng bán : Tại công ty giá vốn hàng bán được xác định để tính vào
KQKD bao gồm:
- Trị giá gốc của hàng hoá đơn vị bán ra trong kỳ
- Các khoản hao hụt của hàng tồn kho sau khi đã trừ đi phần bồi thường do
trách nhiệm các nhân gây ra.
Giá vốn hàng bán của công ty không bao gồm :
- Chi phí mua hàng hoá bởi công ty mua hàng theo hình thức trọn gói, tức là
bên bán sẽ chịu trách nhiệm về hàng bán của mình cho tới khi đem hàng hoá đến

giao cho công ty. Nếu có phát sinh khoản này chỉ là những chi phí rất nhỏ như phí
chuyển phát nhanh thì công ty hạch toán vào TK 642.
- Khoản trích lập dự phòng cho hàng tồn kho trong kỳ
Trị giá vốn hàng bán được xác định theo phương pháp thực tế đích danh. Kế
toán sử dung phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán hàng tồn kho.
Chi phí bán hàng: Bao gồm các khoản chi phí phát sinh trong quá trình bán
hàng, chi phí này tại công ty bao gồm:
- Chi phí tiền lương, tiền ăn giữa ca…
- Chi phí vật liệu, bao bì : chi phí vật liệu, nhiên liệu dùng cho bảo quản sản
phẩm, vật liệu dùng cho sửa chữa, bảo quản TSCĐ …dùng cho bộ phận bán hàng.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: Phản ánh chi phí khấu hao TSCĐ ở bộ phận bảo
quản, bán hàng như : nhà kho, cửa hàng, phương tiện vận chuyển, phương tiện tính
toán…
- Chi phí bảo hành
- Chi phí bằng tiền khác : tiền thuê đăng ký quảng cáo, tiền thuê gian hàng
hội chợ .
Chi phí quản lý doanh nghiệp :
- Chi phí nhân viên quản lý : tiền lương, phụ cấp
- Chi phí khấu hao TSCĐ.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: tiền điện, nước, điện thoại
- Chi phí bằng tiền khác: cước VMS, phí ngân hàng, phí bảo lãnh…Chi phí
tài chính của doanh nghiệp : chỉ bao gồm chi phí lãi vay và chi phí do chênh lệch
tỷ giá.
Doanh thu hoạt động tài chính: do công ty hầu như không tham gia vào các
hoạt động tài chính nên doanh thu tài chính phát sinh không lớn và thường bao
gồm lãi tiền gửi Ngân hàng và chênh lệch lãi tiền gửi ngân hàng.
* Kết quả hoạt động khác:
Kết quả hoạt động khác = Thu nhập khác – chi phí khác
Trong đó các khoản liên quan để xác định kết quả hoạt động khác của công
ty :

+ Thu nhập hoạt động khác, bao gồm:
- Thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ
- Thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng
- Thu từ hàng hoá dư thừa trong kiểm kê, khách hàng trả tiền thừa
+ Chi phí hoạt động khác, bao gồm:
- Chi phí thanh lý, nhượng bán TSCĐ bao gồm cả giá trị còn lại
- Số tiền do bi phạm hợp đồng kinh tế, bị phạt thuế
- Các khoản chi khác
Trong năm 2008 công ty không phát sinh thu nhập khác cũng như chi hoạt
động khác vì vậy không phát sinh kết quả hoạt động khác. Như vậy, KQKD của công
ty trong năm 2008 chỉ bao gồm kết quả từ hoạt động kinh doanh.
2.4.2. Thực trạng kế toán xác định chi phí & kết quả kinh doanh tại
công ty cổ phần thương mại và tự động hoá ADI
* Hạch toán ban đầu
Kế toán bán hàng & xđ kết quả kinh doanh được thực hiện trên cơ sở kế thừa
các nghiệp vụ kế toán trước đó là chủ yếu cho nên chứng từ sử dụng trong kế toán
bán hàng & xđ KQKD chủ yếu là các chứng từ tự lập. Chứng từ tự lập dùng trong
kế toán bán hàng & xđ KQKD của công ty được sử dụng theo đúng các quy định
chuẩn mực kế toán về nội dung, biểu mẫu, trình tự lập, luân chuyển.
- Các chứng từ tự lập để xác định, kết chuyển doanh thu, chi phí, thu nhập,
xác định KQKD
- Bảng tính kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả hoạt động khác
- Ngoài ra kế toán còn sử dụng các chứng từ: hoá đơn GTGT, phiếu thu,
phiếu chi, báo nợ, báo có, chứng từ khác liên quan đến quá trình bán hàng & xác
định kết quả kinh doanh của công ty.

×