Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay vốn tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hòa Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.73 KB, 85 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Những nội dung trong luận văn này là do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng
dẫn của PGS.TS. Nguyễn Minh Duệ. Mọi tham khảo dùng trong luận văn đều
đƣợc trích dẫn nguồn gốc rõ ràng. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong
đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất cứ cơng trình
nào.
Hồ Bình, ngày 25 tháng 9 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Bạch Thanh Chƣơng

1


LỜI CẢM ƠN
Với tình cảm chân thành và lịng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi
lời cảm ơn tới các thầy, cô trong Viện Kinh tế và Quản lý đã trực tiếp giảng
dạy, giúp đỡ, hướng dẫn cho tơi trong suốt q trình học tập, nghiên cứu tại
trường.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Nguyễn Minh
Duệ, người đã tận tụy, giúp đỡ, hướng dẫn cho tơi trong suốt q trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành bản luận văn này.
Xin gửi lời cảm ơn tới tập thể ban lãnh đạo và các bạn đờng nghiệp
trong ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hồ Bình, bạn bè và người thân
trong gia đình đã tạo điều kiện về tinh thần, vật chất, thời gian; động viên,
chia sẻ, khích lệ tơi để tơi hồn thành luận văn.
Trong quá trình học tập và nghiên cứu, mặc dù bản thân đã rất cố
gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, kính mong
các thầy giáo, cơ giáo và các bạn quan tâm góp ý.
Xin trân trọng cảm ơn !


Hồ Bình, ngày 25 tháng 9 năm 2014
Ngƣời thực hiện

Bạch Thanh Chƣơng

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung

BĐD

Ban đại diện

ĐTN

Đoàn thanh niên

HPN

Hội phụ nữ

HĐQT

Hội đồng quản trị

HĐND


Hội đồng nhân dân

HCCB

Hội cựu chiến binh

HND

Hội nông dân

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

LĐ-TB&XH

Lao động – Thƣơng binh và Xã hội

NHNo&PTN
T

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nơng thơn

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

NHTM


Ngân hàng thƣơng mại

NQ

Nghị quyết

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TD

Tín dụng

TW

Trung ƣơng

UBND

Uỷ ban nhân dân

XĐGN

Xố đói giảm nghèo

WB

Ngân hàng thế giới


NQHHN

Nợ q hạn hộ nghèo

DSCV

Doanh số cho vay

TDNTD

Tổng dƣ nợ tín dụng

3


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Cơ cấu vốn huy động của NHCSXH Hịa Bình ......................... 43
Bảng 2: Doanh số cho vay giai đoạn từ 2010 – 2013 .............................. 47
Bảng 3: Uỷ thác qua các hội đoàn thể tại NHCSXH Hồ Bình ............... 49
Bảng 4: Dƣ nợ cho vay qua các tổ chức chính trị - xã hội giai đoạn 20102013 .................................................................................................................. 50
Bảng 5: So sánh dƣ nợ cho vay hộ nghèo qua các tổ chức ...................... 51
chính trị - xã hội giai đoạn 2010 – 2013 .................................................. 51
Bảng 6: Bảng thu cho dịch vụ thanh toán và ngân quỹ ............................ 53
Bảng 7: Thu nhập của NHCSXH tỉnh Hồ Bình ..................................... 54
giai đoạn 2010 - 2013 ............................................................................... 54
Bảng 8: Chi phí của NHCSXH tỉnh Hồ Bình giai đoạn 2010- 2013 ..... 55
Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2013 ................ 56
Bảng 10 : Doanh số cho vay hộ nghèo và tỷ trọng cho vay của hộ nghèo
so với các đối tƣợng khác giai đoạng 2010 - 2013. ......................................... 57

Bảng 11: Tỷ lệ dƣ nợ quá hạn của hộ nghèo giai đoạn 2010 - 2013 ....... 58
Bảng 12: Hiệu quả sử dụng Chi phí ........................................................ 59
Bảng 12.1 : Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) ................... 60
của NHCSXH giai đoạn 2010 - 2013 ....................................................... 60
Bảng 12.2: Chỉ tiêu lợi nhuận trên tài sản(ROA) của NHCSXH tỉnh Hồ
Bình giai đoạn 2010 - 2014 .............................................................................. 60

4


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ 1
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. 2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.............................................................. 3
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ................................................................... 4
MỤC LỤC ....................................................................................................... 5
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 3
CHƢƠNG I...................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY ................... 5
ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG ................................................................................. 5
1.1 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG .... 5
1.1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng......................................................... 5
1.1.1.1 Khái niệm và vai trò cho vay của ngân hàng ...................................... 5
1.1.1.2 Các loại hình cho vay của ngân hàng .................................................. 6
1.1.1.3 Quy trình cho vay ................................................................................ 6
1.2. HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG ......................................... 7
1.2.1 Khái niệm ............................................................................................... 7
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay .................................................. 8
1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh qui mơ cho vay ............................................. 8
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an tồn .................................................... 8

1.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời ............................................ 9
1.3. TỔNG QUAN VỀ NHCSXH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ
CHO VAY CỦA NHCSXH ................................................................................. 10
1.3.1 Tổng quan về NHCSXH ....................................................................... 10
1.3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHCSXH ................................ 10
1.3.1.2. Khái niệm về NHCSXH ................................................................... 13
1.3.1.3. Vai trò của NHCSXH ....................................................................... 13
1.3.1.4. Các hoạt động cơ bản của NHCSXH ............................................... 13
1.3.2. Giới thiệu về NHCSXH tỉnh Hồ Bình ............................................... 14
1.3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHCSXH .............................................. 17
1.3.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hồ Bình18
1.3.2.3 Khái niệm cho vay của NHCSXH..................................................... 19

5


1.3.2.4 Phân loại cho vay NHCSXH ............................................................. 19
1.3.2.5 Vai trò của cho vay đối với NHCSXH .............................................. 19
1.3.3 Quy trình cho vay của NHCSXH ......................................................... 20
1.4. HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH .......... 23
1.4.1. Hộ nghèo ............................................................................................. 23
1.4.1.1. Khái niệm về hộ nghèo ..................................................................... 23
1.4.1.2. Tiêu chí xếp loại hộ nghèo ............................................................... 24
1.4.2. Khái niệm về hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo ............................... 27
1.4.3. Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo ................... 28
1.4.3.1 Hiệu quả kinh tế................................................................................. 28
1.4.3.2 Hiệu quả xã hội .................................................................................. 32
1.4.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo .................... 33
1.4.4.1 Các chỉ tiêu định tính đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo . 33
1.4.4.2 Các chỉ tiêu định lƣợng đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo34

1.5. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI
VỚI HỘ NGHÈO TẠI NHCSXH ......................................................................... 36
1.5.1. Những nhân tố từ phía ngân hàng ....................................................... 36
1.5.2. Những nhân tố từ phía khách hàng...................................................... 39
1.5.3. Những nhân tố từ phía mơi trƣờng kinh doanh ................................... 39
TĨM TẮT CHƢƠNG I ................................................................................. 42
CHƢƠNG II .................................................................................................. 43
THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI ........................ 43
NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI TỈNH HÕA BÌNH ....................... 43
2.1. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NHCSXH TỈNH HỒ
BÌNH GIAI ĐOẠN 2010 - 2013 ........................................................................... 43
2.1.1: Phân tích về kết quả cho vay của NHCSXH. ...................................... 43
2.1.1.1. Hoạt động huy động vốn .................................................................. 43
2.1.1.2 Hoạt động cho vay ............................................................................. 46
2.1.1.3 Cho vay uỷ thác thơng qua các tổ chức chính trị xã hội ................... 48
2.1.1.4. Kết quả hoạt động thanh toán và ngân quỹ ...................................... 52
2.1.1.5 Kết quả kinh doanh của NHCSXH từ năm 2010 – 2013 .................. 54
Bảng 9: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 - 2013 ..................... 56
2.2.1 Phân tích Hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh Hồ
Bình giai đoạn 2010 - 2013 ................................................................................... 56

6


2.2.1.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay đối với hộ nghèo tại
NHCSXH tỉnh Hồ Bình giai đoạn 2010 - 2013. ................................................. 56
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY HỘ NGHÈO TẠI
NHCSXH TỈNH HỒ BÌNH. .............................................................................. 63
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc ...................................................................... 63
2.3.2. Những hạn chế cần khắc phục ............................................................. 64

2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế ........................................................ 64
TÓM TẮT CHƢƠNG II ............................................................................... 66
CHƢƠNG III ................................................................................................. 67
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHO VAY ........ 67
ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH XÃ HỘI ......... 67
TỈNH HỒ BÌNH ......................................................................................... 67
3.1. ĐỊNH HƢỚNG CỦA TỈNH HỒ BÌNH ĐỐI VỚI CƠNG TÁC XĐGN
NĂM 2014 - 2015. ................................................................................................ 67
3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN NHCSXH TỈNH HỒ BÌNH TRONG
NHỮNG NĂM TỚI. ............................................................................................. 68
3.3. GIẢI PHÁP CHO NHCSXH TỈNH HỒ BÌNH .................................. 68
Giải pháp 3: Nâng cao chất lƣợng hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng. ....... 71
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................................................ 75
3.4.1 Kiến nghị đối với nhà nƣớc .................................................................. 75
3.4.2 Đối với chính quyền địa phƣơng các cấp và tổ chức hội tỉnh Hồ Bình. ......... 76
3.4.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng nhà nƣớc ............................................... 77
3.4.4 Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam................................................ 77
TÓM TẮT CHƢƠNG III .............................................................................. 78
KẾT LUẬN ................................................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 80
PHỤ LỤC

7


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự phát triển của loài ngƣời, ở bất kỳ quốc gia nào sự phát triển ổn
định xã hội là nhân tố cần thiết không thể thiếu ở bất kỳ nền kinh tế nào. Việt
Nam cũng vậy, đặc biệt là khi đất nƣớc đang trong thời kỳ chuyển đổi, phát

triển kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa thì việc phát triển ổn
định đời sống, giảm dần khoảng cách phát trỉển giữa các vùng, khu vực, đối
tƣợng trong xã hội là yêu cầu cấp thiết có ý nghĩa quan trọng trên bƣớc đƣờng
hội nhập quốc tế.
Để giải quyết yêu cầu cấp thiết trên, Nhà nƣớc ta đã quan tâm đến việc
ban hành và thực hiện những chính sách ƣu đãi đặc biệt là ƣu đãi về tín dụng
đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác với mục đích trợ giúp
về năng lực tài chính để các đối tƣợng này có thể ổn định đời sống. Chính vì
vậy đƣợc sự quan tâm của Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan chức năng, Bộ
Tài chính, Ngân hàng nhà nƣớc thì hoạt động của các tổ chức tín dụng đã hỗ
trợ phần nào hoạt động sản xuất của hộ nghèo. Tuy nhiên với những đặc thù:
địa bàn, nguồn vốn huy động cho vay, giải ngân đối với hộ nghèo còn gặp
nhiều các bất cập khó khăn mà các tổ chức tín dụng đặc biệt là Ngân hàng
Chính sách Xã hội khơng thể giải quyết một cách đồng bộ.
Hồ Bình là một tỉnh vùng cao bên giới phía Bắc, có 10 huyện và 1 thành
phố, tổng dân số năm 2009 là 786.964 ngƣời, có 6 dân tộc anh em sinh sống,
điều kiện kinh tế - xã hội, giao thông, cơ sở vật chất cịn rất nhiều khó khăn.
Hồ Bình có số xã vùng sâu, vùng xa, tỷ lệ đói nghèo cịn cao, có 80% dân số
sống ở vùng nơng thơn, đời sống kinh tế chƣa cao, trình độ dân trí thấp.
Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hồ Bình mới đƣợc thành lập cũng đã
góp đƣợc một phần vào chƣơng trình xố đói giảm nghèo. Nhƣng cho đến nay
tín dụng đối với hộ nghèo cũng còn nhiều vấn đề cần bàn nhƣ quy trình thẩm
định ra sao, vấn đề uỷ thác cho các tổ chức xã hội, thực hiện giải ngân tại xã,
kiểm tra sử dụng vốn vay, thực hiện thu lãi thu nợ nhƣ thế nào để phù hợp và
nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao chất lƣợng tín dụng, từng bƣớc xố
đói giảm nghèo trên địa bàn.
3


Với sự nhận thức về tầm quan trọng của tín dụng đối với hộ nghèo và các

đối tƣớng chinhsa sách khác, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu
quả cho vay tại Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Hịa Bình” làm khố
luận tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
- Nhằm hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cho vay và hiệu
quả cho vay đối NHCSXH.
- Phân tích, đánh giá thực trạng và hiệu quả cho vay hộ nghèo tại
NHCSXH tỉnh Hòa Bình.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ
nghèo tại NHCSXH tỉnh Hịa Bình
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Hoạt động cho vay đối với hộ nghèo.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu cho vay hộ nghèo tại chi nhánh
NHCSXH tỉnh Hịa Bình từ năm 2010 đến 2013.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Khoá luận sử dụng các phƣơng pháp phân tích tài liệu, phƣơng pháp
quan sát khoa học, phƣơng pháp tổng hợp, thống kê, chứng minh, diễn giải,
sơ đồ, biểu mẫu trong trình bày khố luận tốt nghiệp.
5. Kết cấu của luận văn
Khố luận ngồi phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,
gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về cho vay và hiệu quả cho vay đối với Ngân
hàng.
Chƣơng 2: Thực trạng hiệu quả cho vay hộ nghèo tại Ngân hàng Chính
sách xã hội tỉnh Hịa Bình
Chƣơng 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay đối với hộ
nghèo tại Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hịa Bình

4



CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHO VAY VÀ HIỆU QUẢ CHO VAY
ĐỐI VỚI NGÂN HÀNG
1.1 TỔNG QUAN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY ĐỐI VỚI NGÂN
HÀNG
1.1.1. Hoạt động cho vay của ngân hàng
1.1.1.1 Khái niệm và vai trò cho vay của ngân hàng
Khái niệm: Cho vay trong hoạt động của ngân hàng là cam kết giữa ngân
hàng và khách hàng, theo đó ngân hàng sẽ cung cấp cho khách hàng một
khoản vốn cùng với các điều kiện đi kèm.
Vai trò của hoạt động cho vay: Cho vay là một hoạt dộng tín dụng điển
hình của ngân hàng có vai trị quan trọng trong hoạt động của ngân hàng nói
riêng, khách hàng và nền kinh tế nói chung.
- Đối với ngân hàng
Hoạt động cho vay đảm bảo cho ngân hàng thực hiện đầy đủ chức năng
trung gian tài chính của mình đối với nền kinh tế. Mặt khác hoạt động cho vay
luôn chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu tài sản của ngân hàng và cũng là khoản
mục mang lại lợi nhuận rất lớn cho ngân hàng. Do vậy hoạt động cho vay của
ngân hàng đóng vai trị quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của ngân
hàng.
- Đối với khách hàng
Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra liên tục các doanh nghiệp
ln địi hỏi phải có một lƣợng vốn đủ lớn. Bên cạnh nguồn vốn tự có( vốn
chủ) và tín dụng thƣơng mại, nguồn vốn vay từ ngân hàng từ lâu đã trở thành
một nguồn vốn thƣờng xuyên và quan trọng cho doanh nghiệp, quyết định sự
tồn tại và phát triển của rất nhiều doanh nghiệp.
- Đối với nền kinh tế
Ngân hàng với chức năng trung gian tài chính và tạo tiền, đã chuyển
nguồn vốn từ tay ngƣời chƣa có nhu cầu sang ngƣời có nhu cầu sử dụng.

Thông qua hoạt động cho vay, ngân hàng đã cung cấp một lƣợng vốn lớn cho
5


nền kinh tế để biến tiết kiệm thành đâu tƣ. Qua đó góp phần duy trì sự tồn tại
và phát triển của cả nền kinh tế.
1.1.1.2 Các loại hình cho vay của ngân hàng
Hoạt động cho vay với doanh nghiệp rất đa dạng và có thể phân theo
nhiều tiêu thức khác nhau nhƣ theo thời gian, theo loại tiền, lãi suất, đối
tƣợng, mục đích, qui mơ.v.v..
Một cách phân loại khá phổ biến là phân loại cho vay theo hình thức cho
vay. Theo đó, cho vay đƣợc phân chia thành một số loại hình nhƣ sau:
* Thấu chi
Là nghiệp vụ cho vay qua đó ngân hàng cho phép ngƣời vay đƣợc cho
vƣợt trội trên số dƣ tiền gửi thanh toán của mình đến một giới hạn nhất định
và trong khoảng thời gian xác định
* Cho vay trực tiếp từng lần
Là hình thức cho vay mà ngân hàng áp dụng cho những khách hàng
khơng có nhu cầu vay vốn thƣờng xun
* Cho vay theo hạn mức
Là nghiệp vụ mà ngân hàng thoả thuận cung cấp cho khách hàng một hạn
mức tín dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Với hạn mức này khách
hàng sẽ đƣợc vay nhiều lần trong thời gian đó với điều kiện nhu cầu vay vốn
là hợp lý và không vựot quá hạn mức.
* Cho vay luân chuyển
Là nghiệp vụ cho vay dựa trên luận chuyển của hàng hố. Theo đó, ngân
hàng căn cứ vào chu kì ln chuyển của hàng hoá để cho vay và thu nợ
* Cho vay trả góp
Là hình thức mà ngân hàng cho phép khách hàng trả gốc làm nhiều lần
trong thời hạn tín dụng. Hình thức này thƣờng đựoc áp dụng với các khoản

vay trung và dài hạn, cho vay mua tài sản cố định hoặc lâu bền.
1.1.1.3 Quy trình cho vay
Qui trình cho vay là tập hợp các bƣớc, các chuẩn mực mà ngân hàng
thiết lập nhằm hƣớng dẫn cán bộ tín dụng khi thực hiện cấp một khoản tín
dụng
6


Việc xây dụng một qui trình cho vay hồn thiện có ảnh hƣởng rất lớn đến
hoạt động cho vay nói chung và hiệu quả cho vay nói riêng.
Một qui trình cho vay hợp lý và chặt chẽ sẽ giảm thiểu tối đa các rủi ro
tín dụng từ đó nâng cao chất lƣợng khoản vay và hiệu quả cho vay.
Qui trình cho vay bao gồm các bƣớc:
- Phân tích trước khi cho vay
Đây là bứơc quan trọng nhất, quyết định chất lƣợng của khoản tín dụng.
Nội dung chủ yếu là thu thập và xử lý các thông tin liên quan đến khách hàng
bao gồm thông tin về: năng lực sử dụng vốn vay và uy tín, khả năng tạo ra lợi
nhuận và nguồn trả nợ, quyền sở hữu các tài sản và các điều kiện kinh tế khác
có liên quan đến ngƣời vay nhằm xác định ý chí và khả năng trả nợ của khách
hàng.
- Xây dựng và kí kết hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là văn bản ghi lại thoả thuận giữa ngân hàng và khách
hàng, với nội dung chính: thơng tin khách hàng, mục đích vay vốn, qui mơ,
thời hạn, lãi suất, phí, các loại đảm bảo và các điều kiện cần thiết khác
- Giải ngân và kiểm sốt trong khi cấp tín dụng
Ngân hàng thực hiện cấp vốn cho khách hàng theo đúng cam kết. Đồng
thời ngân hàng theo dõi bám sát việc sử dụng vốn của khách hàng nhằm đảm
bảo cho khoản vốn của mình đựơc sử dụng đúng theo thoả thuận và sinh lời.
- Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới.
Ngân hàng thực hiện thu lại khoản vốn đã cấp cho khách hàng khi quan

hệ tín dụng kết thúc.
Tuỳ theo quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng mà ngân hàng đƣa ra
các phán quyết tín dụng mới.
1.2. HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG
1.2.1 Khái niệm
Hiệu quả là kết cục xảy ra đạt đƣợc nhƣ yêu cầu của công việc.
Hiệu quả cho vay được hiểu là khả năng đáp ứng một cách phù hợp nhất
nhu cầu về vốn cuả khách hàng trên cơ sở đảm bảo an toàn và sinh lợi cho
ngân hàng.
7


1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cho vay
1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh qui mơ cho vay
Đây là nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của
khách hàng, hay phản ánh hiệu quả cho vay của ngân hàng về mặt số lƣợng.
* Doanh số cho vay
- Doanh số cho vay là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay đối với nền
kinh tế trong một khoảng thời gian nhất định.
- Doanh số cho vay cho biết qui mô cho vay của ngân hàng đối với từng
khách hàng cụ thể và với cả nền kinh tế trong một khoảng thời gian.
- Doanh số cho vay phụ thuộc vào qui mơ, chính sách cho vay của ngân
hàng, chu kì kinh tế, mơi trƣờng pháp lý.
* Dư nợ cho vay
- Dƣ nợ là tổng số tiền mà ngân hàng cho vay với nền kinh tế tại một
thời điểm.
- Tổng dƣ nợ của một ngân hàng cho biết trạng thái thanh khoản, khả
năng đáp ứng nhu cầu về vốn vay của ngân hàng đó.
- Dƣ nợ đối với từng khách hàng cụ thể cho biết mối quan hệ của ngân
hàng và khách hàng trên.

- Dƣ nợ còn là cơ sở để xác định chất lƣợng của khoản vay.
- Dƣ nợ cho vay phụ thuộc vào trạng thái thanh khoản của ngân hàng,
chính sách cho vay.v.v..
1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh độ an toàn
* Tỉ lệ nợ quá hạn
Tỉ lệ nợ quá hạn = nợ quá hạn / tổng dƣ nợ
- Tỉ lệ nợ quá hạn cho biết tỉ trọng của các khoản cho vay đã bị quá hạn
trả nợ gốc và lãi trong tổng dƣ nợ.
- Qua đó, phản ánh chất lƣợng các khoản vay của ngân hàng.
Trong hoạt động ngân hàng, tỉ lệ này càng cao phản ánh chất lƣợng các
khoản vay càng thấp và độ an toàn của ngân hàng càng thấp.
Tuy nhiên tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng mang tính thời điểm, nên chƣa
phản ánh chính xác độ an tồn của các khoản vay.
8


* Tỉ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản
Tỉ lệ cho vay có đảm bảo bằng tài sản = Dƣ nợ cho vay có ĐBBTS/ tổng
dƣ nợ
- Tài sản đảm bảo là một trong những đệm đỡ an toàn cho hoạt động cho
vay của ngân hàng, nhằm đảm bảo nghĩa vụ trả nợ của khách hàng và bảo
toàn vốn cho ngân hàng.
Do vậy, tỉ lệ cho vay có tài sản đảm bảo ảnh hƣởng đến độ an toàn của
khoản vay.
- Tỉ lệ này cao hay thấp là phụ thuộc vào chính sách tín dụng của NHNN
nói chung và của NHTM nói riêng trong từng thời kỳ.
* Cấu trúc danh mục cho vay
- Sự đa dạng của danh mục cho vay
Sự đa dạng ở đây là đa dạng về ngành nghề, thành phần kinh tế, loại hình
cho vay.v.v..

Tuỳ thuộc vào qui mơ, đặc tính, tiềm năng thị trƣờng mà mỗi ngân hàng
xây dựng cho mình một danh mục cho vay với độ đa dạng khác nhau.
Nhìn chung một danh mục cho vay càng đa dạng, sẽ càng giảm thiểu các
rủi ro phi hệ thống cho ngân hàng.
- Kỳ hạn của danh mục
Kỳ hạn trung bình của danh mục cho vay phụ thuộc nhiều vào kì hạn của
nguồn, ảnh hƣởng đến khả năng thanh khoản của Ngân hàng. Nói chung kì
hạn trung bình của khoản vay càng phù hợp với kì hạn của nguồn các tốt.
Sự thích hợp của kì hạn cho vay với chu kì kinh doanh của khách hàng là
một yêu cầu quan trọng trong việc giảm thiểu rủi do tín dụng.
1.2.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời
Khả năng sinh lời trong hoạt động cho vay có mối liên hệ mật thiết với
độ an tồn trong hoạt động cho vay, ngân hàng chỉ có thể thu đựơc lợi nhuận
trên cơ sở đảm bảo đựơc độ an tồn cho các khoản cho vay của mình. Bất cứ
tổn thất nào mà ngân hàng gặp phải cũng ảnh hƣởng đến thu nhập hay lợi
nhuận của ngân hàng.
* Tỉ lệ thu từ lãi cho vay/ Tổng thu của ngân hàng
9


- Cho biết tỉ trọng thu nhập từ hoạt động cho vay trong tổng nguồn thu
của ngân hàng.
- Các nguồn thu của ngân hàng bao gồm: thu từ lãi cho vay, thu từ tiền
gửi tại các TCTD, thu từ dịch vụ,thu từ hoạt động đầu tƣ, và các khoản thu
khác.
* Tỉ lệ thu nhập lãi từ cho vay/ dƣ nợ bình quân
- Cho biết một đồng cho vay bình quân thu đƣợc bao nhiêu đồng lãi
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng kiểm sốt chi phí trong cho vay của ngân
hàng và mức độ sinh lời từ cho vay.
Thu nhập từ lãi là phần chênh lệch giữu thu từ lãi trừ chi phí trả lãi huy

động
Tỉ lệ này càng cao phản ánh mức sinh lời từ hoạt động cho vay càng cao,
do kiểm sốt tốt chi phí và tăng cƣờng lợi nhuận
* Chênh lệch lãi suất bình quân
Là chỉ tiên phản ánh chênh lệch giữa lãi suất cho vay bình quân và lãi
suất huy động bình quân.
Chênh lệch lãi suất bình quân = lãi suất cho vay bình quân - lãi suất
huy động bình quân.
Hiện nay trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trƣờng
vốn, dẫn đến các cuộc chạy đua tăng lãi suất huy động. Do vậy, khoảng cách
chênh lệch này ngày càng bị thu hẹp.
1.3. TỔNG QUAN VỀ NHCSXH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ CHO VAY CỦA NHCSXH
1.3.1 Tổng quan về NHCSXH
1.3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NHCSXH
Trong chƣơng trình cơ cấu lại các Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, việc
tách tín dụng chính sách ra khỏi các Ngân hàng thƣơng mại là một mấu chốt
quan trọng nhằm đảm bảo cho các ngân hàng này chuyển sang kinh doanh
thực sự và hình thành các tổ chức tài trợ phát triển ở Việt Nam để phục vụ cho
nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của đất nƣớc. Vì vậy, việc thiết lập một
loại hình ngân hàng chính sách cho mục tiêu xố đói giảm nghèo là một tất
10


yếu khách quan cho tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Ngày 31/8/1995, Thủ tƣớng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
525/TTg thành lập Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo với mục tiêu xóa đói
giảm nghèo, khơng vì mục đích lợi nhuận. Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo là
một tổ chức đặc thù về mô hình tổ chức quản lý theo phƣơng thức các cơ
quan quản lý Nhà nƣớc tham gia ban hành chính sách, còn việc điều hành tác

nghiệp ủy thác cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt
Nam, về cơ chế hoạt động tạo khả năng huy động vốn thông qua hoạt động
của Ngân hàng có sự bảo trợ của Chính phủ.
Qua 7 năm hoạt động của Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo, các tổ chức
tài chính quốc tế nhận xét rằng đây là chƣơng trình cho vay ƣu đãi của Chính
phủ, chƣa phải là hoạt động của một tổ chức tín dụng, chƣa có cơ sở cho sự
phát triển bền vững vì chƣa nhận đƣợc vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc
tế.
Nhằm cụ thể hố Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX,
Luật các Tổ chức tín dụng và Nghị quyết kỳ họp thứ 10, Quốc hội khố X về
chính sách tín dụng đối với ngƣời nghèo, các đối tƣợng chính sách khác. Tách
việc cho vay chính sách ra khỏi hoạt động tín dụng thông thƣờng của các
Ngân hàng thƣơng mại Nhà nƣớc, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng là tất yếu
khách quan. Ngày 04/10/2002, Chính phủ ban hành Nghị định số
78/2002/NĐ-CP về tín dụng đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách
khác và Thủ tƣớng Chính phủ ký Quyết định số 131/2002/QĐ-TTg thành lập
NHCSXH, tiếp đó là Quyết định số 16/2003/QĐ-TTg ban hành Điều lệ về tổ
chức và hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội.
Theo chủ trƣơng Nghị quyết đó, NHCSXH đƣợc sử dụng nguồn tài chính
do Nhà nƣớc huy động cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách khác
vay ƣu đãi phục vụ sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, xố đói giảm nghèo,
cải thiện đời sống, ổn định xã hội, đồng thời hồn thiện mơ hình tổ chức, bộ
máy.
Ngày 11 tháng 3 năm 2003, NHCSXH chính thức đi vào hoạt động.
Có thể tổng kết một số nguyên nhân cơ bản tạo nên bộ phận nông dân
11


nghèo thiếu vốn nhƣ sau:
* Cơ chế sản xuất công nghiệp và ngành nghề ở nông thôn chƣa hợp lý,

chƣa phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế thị trƣờng. Đối với những vùng
thuần nông, thu nhập hộ gia đình cịn rất hạn chế, ở những vùng sản xuất phụ
thu nhập còn khá hơn. Mặc dù trong thời gian qua đã thực hiện chủ trƣơng
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đa dạng ngành nghề ở nông thôn để
khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, từng địa phƣơng
nhƣng vẫn chịu ảnh hƣởng của nền kinh tế tự phát. Do đó một số sản phẩm
làm ra khơng có thị trƣờng tiêu thụ. Nhiều hộ gia đình rơi vào tình thế “tiến
thối lƣỡng nan”
* Thiếu vốn đầu tƣ vào những ngành nghề cây trồng, vật ni có năng
suất cao, có giá trị hàng hố nơng sản lớn. Công cụ kĩ thuật canh tác và sản
xuất lạc hậu, trình độ sản xuất kinh doanh hạn chế, khơng có điều kiện, khơng
có khả năng tiếp thụ, tiếp cận khoa học tiên tiến. Từ đó năng suất lao động và
chất lƣợng hàng hoá thấp, hạn chế khả năng cạnh tranh, khả năng tiêu thụ
hàng hoá, hạn chế khả năng tích luỹ để tiếp tục q trình tái sản xuất mở rộng
và cải thiện đời sống cho ngƣời nông dân.
* Nguyên nhân của xã hội nhƣ tàn tật, thiếu sức lao động, một số tệ nạn
xã hội ngày càng phát sinh nhƣ cờ bạc, rƣợu chè…ảnh hƣởng đến sản xuất,
thu nhập của một số hộ gia đình. Đặc biệt là nạn cho vay nặng lãi với lãi suất
cắt cổ đã làm cho những ngƣời thiếu vốn đi vào con đƣờng bế tắc
Xuất phát từ những nguyên nhân lớn trên đây cho thấy việc cho ra đời
một ngân hàng dành cho các đối tƣợng trên là hoàn toàn cần thiết và kịp thời
Ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo hoạt động đƣợc 7 năm, đến đầu năm
2003 Ngân hàng chính sách đƣợc thành lập, thực hiện nhiệm vụ cho vay hộ
nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.
Việc xây dựng Ngân hàng chính sách xã hội là điều kiện để mở rộng
thêm các đối tƣợng phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên, có hồn cảnh
khó khăn, các đối tƣợng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao
động có thời hạn nƣớc ngồi và các cá nhân hộ sản xuất kinh doanh thuộc các
xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.
12



Ngân hàng chính sách đƣợc thành lập đã tạo ra một kênh tín dụng riêng,
là sự tách tín dụng ƣu đãi đối với ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách ra
khỏi hoạt động của ngân hàng thƣơng mại; thực hiện đổi mới, cơ cấu lại tổ
chức và hoạt động hệ thống ngân hàng trong quá trình đổi mới - hội nhập
quốc tế trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng hiện nay.
1.3.1.2. Khái niệm về NHCSXH
Ngân hàng chính sách xã hội là một tổ chức tín dụng với hoạt động chủ
yếu là phục vụ ngƣời nghèo và các chính sách kinh tế, chính trị và xã hội đặc
biệt của một quốc gia. Mục tiêu chính của các NHCSXH khơng phải là lợi
nhuận trong kinh doanh mà là hỗ trợ hỗ trợ tối đa về vốn cho các đối tƣợng
trên. Chính vì thế, NHCSXH khơng phải là một NHTM và khơng đáp ứng các
tiêu chí về kinh doanh thƣơng mại.
Ngân hàng chính sách xã hội là một pháp nhân, có con dấu, có vốn điều
lệ, có tài sản và hệ thống giao dịch từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, trụ sở
chính đặt tại Hà Nội, có vốn điều lệ ban đầu là 5.000 tỷ đồng và đƣợc cấp bổ
sung phù hợp với yêu cầu hoạt động từng thời kỳ. NHCSXH hoạt động khơng
vì mục đích lợi nhuận, đƣợc Nhà nƣớc đảm bảo khả năng thanh toán, tỷ lệ dự
trữ bắt buộc bằng 0%, không phải tham gia bảo hiểm tiền gửi, đƣợc miễn thuế
và các khoản phải nộp Ngân sách Nhà nƣớc. NHCSXH có thời hạn hoạt động
là 99 năm.
1.3.1.3. Vai trị của NHCSXH
- Tạo nguồn vốn thốt nghèo cho ngƣời nghèo, góp phần thực hiện xóa
đói giảm nghèo, cơng bằng xã hội.
- Thúc đẩy phát triển kinh tế ở các khu vực sản xuất, các doanh nghiệp
cần sự hỗ trợ phát triển.
- Thực hiện các chính sách kinh tế xã hội của Chính phủ trong giáo dục, y tế,
khoa học.
1.3.1.4. Các hoạt động cơ bản của NHCSXH

- Huy động vốn.
- Cho vay hộ nghèo và các đối tƣợng chính sách khác.
- Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.
13


- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn vốn của Chính phủ dành
cho chƣơng trình tín dụng XĐGN và các chƣơng trình khác.
- Tiếp nhận nguồn vốn tài trợ uỷ thác cho vay ƣu đãi của chính quyền địa
phƣơng, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nƣớc để cho vay theo các chƣơng
trình dự án.
NHCSXH là ngân hàng đặc thù của Chính phủ, hoạt động trong lĩnh vực
XĐGN nên có nhiều điểm khác biệt so với các NHTM.
1.3.2. Giới thiệu về NHCSXH tỉnh Hồ Bình
* Tên ngân hàng
Ngân hàng Chính sách xã hội (Vietnam Bank for Social PoliciesVBSP).Viết tắt : NHCSXH
* Giám đốc: Vũ Đình Đồi – Chi nhánh tỉnh Hịa Bình.
* Địa chỉ Chi nhánh Hồ Bình : Số 1 Cù Chính Lan - Phƣờng Phƣơng
Lâm - TP Hồ Bình - tỉnh Hồ Bình
Điện thoại : 0218.3896.903
Fax : 0218.3895.294
* Cơ sở pháp lý của ngân hàng
Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đƣợc thành lập theo Quyết
định số 131/2002/QĐ-TTg ngày 04 tháng 10 năm 2002 của Thủ tƣớng chính
phủ trên cơ sở tổ chức lại Ngân hàng Phục vụ ngƣời nghèo. Việc xây dựng
Ngân hàng Chính sách xã hội là điều kiện để mở rộng thêm các đối tƣợng
phục vụ là hộ nghèo, học sinh, sinh viên có hồn cảnh khó khăn, các đối
tƣợng chính sách cần vay vốn để giải quyết việc làm, đi lao động có thời hạn
ở nƣớc ngồi và các tổ chức kinh tế, cá nhân hộ sản xuất, kinh doanh thuộc
các xã đặc biệt khó khăn, miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Ngân hàng Chính sách xã hội có bộ máy quản lý và điều hành thống nhất
trong phạm vi cả nƣớc, với vốn điều lệ ban đầu là 5000 tỷ đồng và đƣợc cấp
bổ sung phù hợp với yêu cầu hoạt động của từng thời kỳ. Thời gian hoạt động
của ngân hàng chính sách là 99 năm. Khác hẳn với các ngân hàng thƣơng
mại, NHCSXH hoạt động khơng vì mục tiêu lợi nhuận, đƣợc nhà nƣớc đảm
bảo khả năng thanh tốn; tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng 0%; khơng phải tham gia
bảo hiểm tiền gửi; đƣợc miễn thuế và các khoản phải nộp ngân sách nhà nƣớc
14


vì mục tiêu hoạt động là phục vụ ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách
khác
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Hồ Bình đƣợc thành lập
tháng 1/2003Theo Quyết định của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Ngân hàng
CSXH Việt Nam. Theo đó, Ban đại diện Hội đồng Quản trị các cấp, các
phòng giao dịch Ngân hàng CSXH các huyện, thành phố trong tỉnh đƣợc
thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 7/2003.
Hiện tại Chi nhánh có 5 Phòng nghiệp vụ tại cấp tỉnh (Phòng Kế hoạch
nghiệp vụ tín dụng, Phịng Kế tốn - Ngân quỹ; Phịng Kiểm tra kiểm tốn nội
bộ, Phịng Hành chính - Tổ chức; Phòng tin học) và 10 Phòng giao dịch
NHCSXH huyện trực thuộc và 210 điểm giao dịch tại 100% các xã, phƣờng,
thị trấn trên địa bàn toàn tỉnh. Trải qua hơn 10 năm hoạt động Chi nhánh đang
thực hiện cho vay 10 chƣơng trình tín dụng ƣu đãi bao gồm: Cho vay hộ
nghèo; Cho vay học sinh sinh viên; Cho vay xuất khẩu lao động; Cho vay từ
Quỹ quốc gia về việc làm; Cho vay hộ sản xuất kinh doanh tại vùng khó khăn;
Cho vay hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở; Cho vay hộ đồng bào dân tộc thiểu số đặc
biệt khó khăn; Cho vay thƣơng nhân hoạt động thƣơng mại tại vùng khó
khăn; Cho vay nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn; Cho vay hỗ trợ
Doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Tính đến 31/12/2013 là 1.763.903 triệu đồng, với hơn 107.068 khách

hàng đang vay vốn, với 2.925 tổ TK&VV. Trong đó, chƣơng trình tín dụng hộ
nghèo và học sinh, sinh viên là có tỷ trọng dƣ nợ cao nhất.
* Loại hình ngân hàng
Là ngân hàng trực thuộc của ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
* Chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng
- Dùng nguồn vốn từ ngân sách nhà nƣớc cho vay ngắn hạn, trung
hạn và dài hạn phục vụ cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, cải thiện
đời sống, góp phần thực hiện chƣơng trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo,
ổn định xã hội.

15


- Tổ chức huy động vốn trong và ngoài tỉnh có trả lãi của mọi tổ chức và
tầng lớp dân cƣ bao gồm tiền gửi có kỳ hạn; tổ chức huy động tiết kiệm trong
cộng đồng ngƣời nghèo.
-Mở tài khoản tiền gửi thanh toán cho tất cả các khách hàng trong và
ngồi tỉnh.
- Đƣợc nhận các nguồn vốn đóng góp tự nguyện khơng có lãi hoặc khơng
hồn trả gốc của các cá nhân, các tổ chức kinh tế, tổ chức tài chính, tín dụng và
các tổ chức chính trị-xã hội, các hiệp hội trong và ngoại tỉnh.
-NHCSXH tỉnh Hịa Bình có hệ thống thanh tốn nội bộ và tham gia hệ
thống liên ngân hàng.
- Ngân hàng CSXH tỉnh Hịa Bình thực hiện các dịch vụ ngân hàng về
thanh toán và ngân quỹ.
+ Cung ứng các phƣơng tiện thanh toán.
+ Thực hiện các dịch vụ thanh toán.
+ Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ bằng tiền mặt và không bằng
tiền mặt.
+ Các dịch vụ khác theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc.

- Nhận làm dịch vụ ủy thác cho vay từ các tổ chức quốc tế, quốc gia, cá
nhân trong nƣớc, ngoài nƣớc theo hợp đồng ủy thác.
Giá trị mà Ngân hàng CSXH hƣớng tới là: “Vì hạnh phúc người nghèo,
vì an sinh xã hội”.

16


1.3.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của NHCSXH

Sơ đồ cơ cấu tổ chức Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hịa Bình
Ban giám đốc

Phịng
TCHC

Phịng
KTNQ

Phịng
NVTD

Phịng
KTKTNB

Phịng Tin
học

Các Phịng
giao dịch


* Mơ hình tổ chức của NHCSXH bao gồm:
- Bộ phận quản trị
+ Ban đại diện HĐQT – NHCSXH tồn tỉnh có 129 ngƣời; trong đó:
Ban đại diện HĐQT – NHCSXH tỉnh có 12 ngƣời và Ban đại diện HĐQT NHCSXH các huyện, thành phố có 117 ngƣời.
+ Ban đại diện HĐQT tỉnh 12 ngƣời, gồm các đại diện: Trƣởng ban là
Phó chủ tịch UBND tỉnh; 02 phó ban (Giám đốc Ngân hàng nhà nƣớc. Giám
đốc Sở Tài chính tỉnh); 09 thành viên gồm: Trƣởng Ban Dân tộc; Phó Chánh
Văn phịng UBND tỉnh; Chủ tịch Hội Phụ Nữ; Chủ tịch Hội Nơng Dân tỉnh;
Phó Giám đốc Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội; Phó Giám đốc Sở Kế
hoạch Đầu tƣ; Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám
đốc Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh.
+ Ban đại diện HĐQT – NHCSXH cấp huyện có 09 ngƣời, gồm các đại
diện: Trƣởng ban là Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp huyện; 08 thành
viên là Chánh Văn phòng UBND, Trƣởng hoặc Phó phịng Tài chính, Phịng
Nội vụ Lao động – Thƣơng binh xã hội, Phịng Nơng nghiệp phát triển nơng
thơn, Chủ tịch Hội Nông Dân, Hội Phụ Nữ, Hội Cựu Chiến Binh, Bí thƣ Đồn
17


Thanh Niên, Giám đốc phòng giao dịch NHCSXH thƣ ký Ban đại diện.
- Bộ phận điều hành tác nghiệp
Biên chế bộ máy hoạt động của NHCSXH tỉnh Hồ Bình đến cuối năm
2013 có 147 ngƣời; trong đó, tại văn phịng NHCSXH tỉnh có 35 ngƣời, ở
phịng giao dịch huyện, thành phố 112 ngƣời, bình qn mỗi phịng giao dịch
10 ngƣời.
+ Tại NHCSXH tỉnh Ban Giám đốc gồm 03 ngƣời: 01 Giám đốc, 02
Phó Giám đốc. Giám đốc là ngƣời đứng đầu chi nhánh NHCSXH tỉnh, chịu
trách nhiệm trƣớc pháp luật trƣớc Chủ tịch hội đồng quản trị, trƣớc tổng giám
đốc, trƣớc Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh về tổ chức điều hành chi nhánh

NHCSXH tỉnh theo nguyên tắc tập trung, dân chủ và chế độ thủ trƣởng. Dƣới
giám đốc có 2 phó giám đốc giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực hoạt
động của chi nhánh NHCSXH tỉnh theo sự phân công của giám đốc và chịu
trách nhiệm trƣớc giám đốc, trƣớc pháp luật.
+ Các phòng nghiệp vụ gồm: Phịng kế tốn, ngân quỹ; phịng kế hoạch
nghiệp vụ tín dụng; phịng Kiểm tra, kiểm tốn nội bộ; phịng Hành chính tổ
chức; phịng tin học.
+ Tại cấp huyện, thành phố có 11 phịng giao dịch trực thuộc.
Ngồi ra nhằm phục vụ tốt nhất cho các đối tƣợng vay vốn, hiện nay chi
nhánh có 210 điểm giao dịch tại xã, phƣờng và 2. 925 tổ vay vốn tại các thôn,
bản. NHCSXH đã thực hiện phƣơng thức uỷ thác cho vay thông qua 04 tổ
chức chính trị xã hội: HND, HCCB, HPN, ĐTN đã sử dụng đƣợc bộ máy
hàng vạn ngƣời của tổ chức này trong việc thực hiện tín dụng ƣu đãi.
1.3.2.2 Thực trạng hoạt động cho vay hộ nghèo tại NHCSXH tỉnh
Hồ Bình
* Các hình thức cho vay
Từ ngày thành lập đến nay quy trình cho vay hộ nghèo đƣợc thực hiện
theo Quyết định 316 của Ngân hàng nhà nƣớc Việt Nam gồm cho vay trực
tiếp và cho vay gián tiếp thơng qua các tổ chức chính trị - xã hội.
- Cho vay trực tiếp là Hộ nghèo có nhu cầu vay vốn đến trực tiếp ngân
hàng để làm hồ sơ vay vốn, và nhận trực tiếp vốn từ ngân hàng. Ngân hàng
18


trực tiếp quản lý khoản vay của mình mà khơng thông qua tổ chức trung gian
nào. Đây là một cách làm truyền thống của các ngân hàng, là khách hàng và
ngân hàng trực tiếp gặp nhau.
- Cho vay thông qua các tổ chức chính trị - xã hội là hộ nghèo thiếu vốn sản xuất
khi vay NHCSXH phải làm đơn đề nghị vay vốn gửi đến tổ tiết kiệm và vay vốn, tổ tiến
hành bình xét các hơ có đủ điều kiện cho vay theo quy định. Sau đó tổ trƣởng lập danh

sách mẫu in sẵn gửi lên ban xoá đói giảm nghèo của xã, phƣờng xem xét, sau đó mới
chuyển cho NHCSXH, ngân hàng chuẩn bị tiền và tổ chức giải ngân theo các tổ, xã, và vốn
đến tay hộ nghèo

1.3.2.3 Khái niệm cho vay của NHCSXH
Cho vay (còn gọi là tín dụng) là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng
hoá) giữa bên cho vay là ngân hàng và bên đi vay là cá nhân, doanh nghiệp và
các chủ thể khác; trong đó, bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử
dụng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm
hồn trả vơ điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
1.3.2.4 Phân loại cho vay NHCSXH
Dựa vào tính chất của đối tƣợng vay, hoạt động cho vay của NHCSXH
có thể phân thành 3 loại:
- Cho vay xóa đói giảm nghèo.
- Cho vay hỗ trợ các chính sách xã hội, giáo dục, y tế.
- Cho vay các doanh nghiệp nhà nƣớc thua lỗ hoặc không đủ điều kiện
vay thông thƣờng hoặc với các điều kiện ƣu đãi.
Còn dựa vào nguồn gốc thành lập, NHCSXH đƣợc chia làm 2 loại: sở
hữu tƣ nhân do tƣ nhân thành lập, kiểm sát và hoạt động; sở hữu nhà nƣớc do
nhà nƣớc thành lập, kiểm sát và hoạt động. Từ chỗ nguồn gốc thành lập, mà
các hoạt động cho vay của các NHCSXH cũng bị ảnh hƣởng nhiều.
1.3.2.5 Vai trò của cho vay đối với NHCSXH
Đối với hầu hết các ngân hàng, khoản mục cho vay chiếm quá nửa giá trị
tổng tài sản và tạo ra từ 1/2 đến 2/3 nguồn thu của ngân hàng. Đồng thời, rủi
ro trong hoạt động ngân hàng có xu hƣớng tập trung vào các khoản cho vay.
Tình trạng khó khăn của một ngân hàng thƣờng phát sinh từ các khoản cho
vay khó địi, bắt nguồn từ một số ngun nhân sau: Quản lý yếu kém, cho vay
19



khơng tn thủ ngun tắc tín dụng, chính sách cho vay khơng hợp lý và tình
trạng suy thối ngồi dự kiến của nền kinh tế. Chính vì thế mà thanh tra ngân
hàng thƣờng xuyên kiểm tra các danh mục cho vay của các ngân hàng.
Mọi ngƣời đều mong muốn các ngân hàng hỗ trợ cho sự phát triển của
cộng đồng địa phƣơng thông qua việc cung cấp các khoản vay, đáp ứng nhu
cầu tài chính của doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng với một mức lãi suất hợp
lý. Rõ ràng cho vay là chức năng hàng đầu của các ngân hàng nói chung và
NHCSXH nói riêng để tài trợ cho chi tiêu của doanh nghiệp, cá nhân. Thông
qua hoạt động cho vay, ngân hàng đó giúp cho q trình sản suất kinh doanh
của các doanh nghiệp đƣợc liên tục và ổn định, góp phần vào sự ổn định của
nền kinh tế. Khơng chỉ có thế hoạt động cho vay cịn nâng cao mức sống các
tầng lớp dân cƣ và cả cộng đồng. Chính vì thế mà hoạt động cho vay của ngân
hàng có mối quan hệ mật thiết với tình hình phát triển kinh tế tại khu vực
ngân hàng phục vụ, bởi vì cho vay thúc đẩy sự tăng trƣởng của các doanh
nghiệp, tạo ra sức sống cho nền kinh tế. Hơn nữa, thông qua các khoản cho
vay của ngân hàng, thị trƣờng sẽ có thêm thơng tin về chất lƣợng tín dụng của
từng khách hàng và nhờ đó giúp cho họ có khả năng nhận thêm các khoản tín
dụng mới từ các nguồn khác với chi phí thấp hơn.
1.3.3 Quy trình cho vay của NHCSXH
Khách
hàng lập
hồ sơ vay
vốn gửi
cán bộ tín
dụng
Ngân hàng

Cán bộ tín
dụng thẩm
định hồ sơ

vay vốn

Giám đốc
Ngân hàng
quyết định
cho vay và
ký duyệt

Giải ngân

Khi khách hàng đến Ngân hàng có nhu cầu vay vốn thì cán bộ tín dụng
cƣ trú trên địa bàn trực tiếp giao dịch với khách hàng.
Cán bộ tín dụng có trách nhiệm hƣớng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay
20


×