Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải cho tỉnh Bắc Giang đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

THÂN MẠNH NAM

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƢ
PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
CHO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

THÂN MẠNH NAM

GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƢ
PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI
CHO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. PHẠM CẢNH HUY


HÀ NỘI - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực, các số liệu sử dụng trong luận văn có
nguồn gốc rõ ràng.
Bắc Giang, ngày 22 tháng 9 năm 2017
Tác giả

Thân Mạnh Nam


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của tác giả trong một thời gian dài.
Song để hoàn thiện luận văn, bên cạnh sự nỗ lực và tinh thần làm việc nghiêm túc
của bản thân, tác giả đã nhận được sự góp ý quý báu của các thầy, cô giáo, sự giúp
đỡ của các anh, chị đồng nghiệp tại Tỉnh ủy, UBND tỉnh Bắc Giang, Sở Giao thông
vận tải tỉnh Bắc Giang, các sở, ban, ngành của tỉnh Bắc Giang cũng như sự ủng hộ
của gia đình, bạn bè.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy, cô giáo Trường Đại học
Bách khoa Hà Nội đã tạo mọi đi u kiện thuận lợi giúp đỡ, truy n thụ nh ng kiến
thức quý báu cho tác giả trong suốt q trình học tập và hồn thành Luận văn. Đặc
biệt tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Tiến sỹ Phạm Cảnh Huy là người
thầy trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên
cứu.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các anh, chị đồng nghiệp tại Tỉnh ủy,
UBND tỉnh Bắc Giang, các sở, ban, ngành của tỉnh Bắc Giang đã tạo đi u kiện
thuận lợi cho tác giả trong quá trình làm việc, học tập và chia sẻ nh ng kinh nghiệm
quý báu để tác giả có thể hồn thành luận văn tốt nghiệp này.

Tác giả cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã tạo đi u kiện,
động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Tác giả


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
1. Lý do thực hiện đ tài:................................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu: ................................................................................ 1
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:.............................................................................. 2
4.1 Đối tượng nghiên cứu: .............................................................................................. 2
4.2 Phạm vi nghiên cứu: ................................................................................................. 2
5. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................ 3
6. Kết cấu của luận văn: .................................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG
GIAO THÔNG VẬN TẢI ............................................................................................ 4
1.1 Đầu tư và vai trò của đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải ........................... 4
1.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển............................................................... 4
1.1.2 Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải ........................................................ 6
1.1.3 Khái niệm hạ tầng giao thông vận tải .................................................................... 7
1.1.4 Vai trị của hạ tầng giao thơng vận tải ................................................................ 10
1.2 Các hình thức thu hút vốn đầu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải .......... 12
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải ............. 13
1.3.1 Số lượng các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải ....................... 13
1.3.2 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao

thông vận tải .................................................................................................................. 14
1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả mang lại của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng
giao thông vận tải.......................................................................................................... 16
1.4 Nh ng nhân tố ảnh hưởng đến thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng vận
tải ................................................................................................................................... 17
1.4.1 Nhóm nhân tố bên ngoài ...................................................................................... 17


1.4.2 Nhóm nhân tố bên trong ....................................................................................... 18
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG THU HÚT ĐẦU TƢ PHÁT
TRIỂN CHO HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC GIANG ............ 20
2.1. Khái quát v đi u kiện tự nhiên - xã hội và hệ thống giao thông vận tải tỉnh Bắc
Giang ............................................................................................................................. 20
2.1.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội tỉnh Bắc Giang ....................................................... 20
2.1.2 Hiện trạng hệ thống giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang...................................... 24
2.2 Thực trạng đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang giai đoạn
2011-2015. .................................................................................................................... 28
2.2.1 Thực trạng các dự án đầu tư phát triển mạng lưới giao thông vận tải tỉnh Bắc
Giang. ............................................................................................................................ 28
2.2.2 Phân tích tình hình huy động vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng giao thông
vận tải tỉnh Bắc Giang. ................................................................................................. 35
2.3 Đánh giá các chỉ tiêu thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải của
tỉnh Bắc Giang............................................................................................................... 39
2.3.1 Số lượng các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải ....................... 39
2.3.2 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao
thông vận tải .................................................................................................................. 41
2.3.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả mang lại của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng
giao thông vận tải.......................................................................................................... 42
2.4 Nh ng nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng vận tải của
tỉnh Bắc Giang............................................................................................................... 49

2.4.1 Chính sách xúc tiến đầu tư ngành GTVT của tỉnh Bắc Giang ............................. 49
2.4.2 Chính sách hỗ trợ đầu tư cho ngành GTVT của tỉnh Bắc Giang......................... 50
2.4.3 Thể chế chính trị của tỉnh Bắc Giang .................................................................. 52
2.5 Đánh giá chung ....................................................................................................... 53
2.5.1 Những kết quả đạt được ....................................................................................... 53
2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân ........................................................................... 56
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH THU HÚT ĐẦU TƢ PHÁT
TRIỂN HẠ TÂNG GIAO THÔNG VẬN TẢI CHO TỈNH BẮC GIANG ĐẾN
NĂM 2020 .................................................................................................................... 58


3.1 Định hướng phát triển hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 .. 58
3.1.1 Yêu cầu phát triển hạ tầng giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.... 58
3.1.2 Dự báo tổng khối lượng vận tải toàn tỉnh ............................................................ 64
3.1.3 Định hướng phát triển vận tải và phương tiện..................................................... 65
3.2 Giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải
tỉnh Bắc Giang đến năm 2020 ....................................................................................... 68
3.2.1 Hồn thiện cơ chế chính sách của tỉnh liên quan đến xúc tiến, ưu đãi thu hút
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải .................................................... 68
3.2.2 Hồn thiện cơng tác quy hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ trên địa bàn tỉnh ............................................................................................ 69
3.2.3. Cần có chính sách cụ thể để thu hút vốn đầu tư nước ngoài phát triển hạ tầng
GTVT theo hình thức PPP............................................................................................. 70
3.2.4. Đẩy nhanh cơng tác giải phóng mặt bằng đảm bảo tiến độ thi cơng các cơng
trình hạ tầng GTVT ....................................................................................................... 72
3.2.5. Hình thành cơ chế, chính sách phát triển các dịch vụ vận tải trên địa bàn tỉnh 73
3.3 Một số kiến nghị với nhà nước nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng
giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang ................................................................................. 75
3.3.1 Cần có chính sách xúc tiến, ưu đãi thu hút đầu tư vào phát triển hạ tầng giao
thông vận tải .................................................................................................................. 75

3.3.2 Đẩy mạnh và mở rộng Chính sách đối với dự án đầu tư theo hình thức đối tác
công – tư (đầu tư theo Hợp đồng dự án) trong ngành GTVT trên địa bàn các tỉnh..... 77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 82


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

GTVT

Giao thông vận tải

UBND

Ủy ban nhân dân

TNGT

Tai nạn giao thông

QL

Quốc lộ

GTNT

Giao thơng nơng thơn


XDCB

Xây dựng cơ bản

ĐT

Đường tỉnh

ĐVT

Đơn vị tính

TPCP

Trái phiếu chính phủ

HTX

Hợp tác xã

TNHH

Trách nhiệm h u hạn

KDVT

Kinh doanh vận tải

HĐND


Hội đồng nhân dân



Quyết định


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Tên bảng

Trang

1

Bảng 2.1: So sánh diện tích và mật độ dân số của Bắc Giang với
vùng Trung du mi n núi phía Bắc và cả nước

22

2

Bảng 2.2: Tổng hợp hiện trạng quốc lộ trên địa bàn tỉnh

25

3

4
5
6
7
8
9
10

Bảng 2.3: Vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải giai đoạn
2011 – 2015
Bảng 2.4: Cơ cấu vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải
giai đoạn 2011 - 2015
Bảng 2.5: Tổng hợp vốn các dự án XDCB giai đoạn 2011-2015
Bảng 2.6: Vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường sắt giai
đoạn 2011 – 2015
Bảng 2.7: Vốn đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường sông giai
đoạn 2011 – 2015
Bảng 2.8: Nguồn vốn huy động đầu tư phát triển giao thông đường
bộ giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 2.9: Nguồn vốn huy động đầu tư phát triển giao thông đường
sắt giai đoạn 2011 – 2015
Bảng 2.10: Nguồn vốn huy động đầu tư phát triển giao thông đường
sông giai đoạn 2011 – 2015

28
29
31
32
34
36

38
38

11

Bảng 2.11: Tổng hợp các dự án đường tỉnh giai đoạn 2011 - 2015

40

12

Bảng 2.12: Kết quả huy động vốn thực hiện các dự án đầu tư phát
triển hạ tầng giao thông vận tải giai đoạn 2011 - 2015

41

13

Bảng 2.13: Khối lượng vận tải đường bộ từ năm 2011 – 2015

43

14

Bảng 2.14: So sánh mật độ quốc lộ và đường tỉnh với cả nước, vùng
trung du mi n núi Phía Bắc và một số tỉnh lân cận

44

15


Bảng 2.15: Tổng hợp hiện trạng đường bộ tỉnh Bắc Giang

45

16

Bảng 2.16: Thống kê số lượng xe ô tô trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
năm 2015

46

17

Bảng 2.17: Khối lượng hàng xếp dỡ đường sắt năm từ 2011 – 2015

47

18

Bảng 2.18: Khối lượng khách lên xuống đường sắt từ 2011 – 2015

47

19

Bảng 2.19: Khối lượng vận tải đường sông 2011- 2015

48


20

Bảng 3.1: GRDP, KLHH, KLHK thống kê qua các năm và dự báo

64

21

Bảng 3.2: Dự báo phương tiện vận tải các loại đến 2030

65


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài:
Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng đơng bắc Bắc Bộ, phía đơng giáp tỉnh Quảng
Ninh, phía bắc giáp tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp tỉnh Thái Nguyên và huyện Sóc Sơn
(Hà Nội) và phía nam giáp tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Hải Dương.
Bắc Giang có diện tích tự nhiên 3.823 km², chiếm 1,2% diện tích tự nhiên của
Việt Nam. Theo tài liệu năm 2010, trong tổng diện tích tự nhiên của Bắc Giang,
đất nơng nghiệp chiếm 32,4%; đất lâm nghiệp có rừng chiếm 28,9%; cịn lại là đồi núi,
sơng suối chưa sử dụng và các loại đất khác.
Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp gi a vùng núi phía bắc
với châu thổ sơng Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi
nhưng nhìn chung địa hình khơng bị chia cắt nhi u. Khu vực phía bắc tỉnh là vùng
rừng núi. Bắc Giang nằm kẹp gi a hai dãy núi hình cánh cung và cùng mở ra như nan
quạt, rộng ở hướng đơng bắc, chụm ở phía tây nam (tại vùng trung tâm tỉnh), là cánh
cung Đông Tri u và cánh cung Bắc Sơn, phần gi a phía đơng tỉnh có địa hình đồi núi
thấp là thung lũng gi a hai dãy núi này.

Bắc Giang có địa hình trung du và là vùng chuyển tiếp gi a vùng núi phía bắc
với châu thổ sơng Hồng ở phía nam. Tuy phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh là núi đồi
nhưng nhìn chung địa hình khơng bị chia cắt nhi u. Khu vực phía bắc tỉnh là vùng
rừng núi. Bắc Giang nằm kẹp gi a hai dãy núi hình cánh cung và cùng mở ra như nan
quạt, rộng ở hướng đông bắc, chụm ở phía tây nam (tại thời gian qua việc đầu tư phát
triển hệ thống giao thông vận tải ở Bắc Giang chưa tương xứng với tầm vóc của nó.
Thực tế cho thấy kế hoạch phát triển hạ tầng giao thông vận tải của tỉnh là hợp
lý, đồng bộ tạo thành mạng lưới giao thơng thơng suốt, có hiệu quả là nhân tố thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội của một địa phương nói riêng, tồn bộ n n kinh tế quốc dân
nói chung. Hiện nay ở Bắc Giang mặc dù đã được quan tâm, đầu tư phát triển song
thực trạng hệ thống giao thông vận tải vẫn không thể đáp ứng được nhu cầu phát triển
của n n kinh tế.
Để đẩy mạnh thu hút đầu tư hệ thống giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang nhằm đưa
ra các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải cho tỉnh
Bắc Giang nên tôi chọn đ tài: “Giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng
giao thông vận tải cho tỉnh Bắc Giang đến năm 2020” làm luận văn luận văn thạc sĩ
của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Do tính chất thiết yếu và quan trọng của vấn đ thu hút đầu tư phát triển hạ tầng
giao thông vận tải ở các địa phương nên trong thời gian qua đã có rất nhi u các cơng
trình, các bài viết nghiên cứu v thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải


2
dưới nhi u khía cạnh khác nhau, chủ yếu xoay quanh các vấn đ v thực trạng, tác
động của thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải và đ xuất các giải pháp
để thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải; dưới đây là một số cơng trình
nổi bật:
- Lê Hồng Minh (2009), Giải pháp thu hút đầu tư phát triển kết kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.

- Lê Huy Đức (2011), Các giải pháp huy động vốn đầu tư để phát triển cơ sở hạ
tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Lào Cai, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
- Nguyễn Xuân Long (2009), Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đường bộ
giai đoạn 2003-2008 - Thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
- Nguyễn Việt Dũng (2013), Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao
thông vận tải ở Việt Nam, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
- Nguyễn Hải Hà (2010), Đầu tư với sự phát triển kết cấu hạ tầng giao thông
vận tải ở Việt Nam giai đoạn 2001-2010, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội.
............
Nhìn chung, các cơng trình khoa học, các bài viết nêu trên đã đ cập và phân tích,
đánh giá v thực trạng và đưa ra các giải pháp nhằm thu hút đầu tư phát triển hạ tầng
giao thông vận tải ở một số địa phương. Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại chưa có
bài viết nào phân tích đánh giá thực trạng và đưa ra giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư
phát triển hạ tầng giao thông vận tải cho tỉnh Bắc Giang đến năm 2020.
Xuất phát từ thực tiễn đó, cùng với nh ng kiến thức thu được của thầy cơ trong
suốt khóa học, được sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo TS. Phạm Cảnh Huy và
thực tiễn công tác tại Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang, tôi chọn đ tài “Giải pháp
đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải cho tỉnh Bắc Giang đến
năm 2020”.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng tình hình thu hút đầu tư phát triển hạ tầng
giao thông vận tải cho tỉnh Bắc Giang, luận văn đ xuất một số giải pháp và kiến nghị
nhằm đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải cho tỉnh Bắc Giang
đến năm 2020.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nh ng vấn đ lý luận và thực tiễn liên quan
đến thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải cho tỉnh Bắc Giang
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- V không gian: Luận văn nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư phát triển hạ

tầng giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.


3
- V thời gian: Luận văn khảo sát thực trạng thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao
thông vận tải trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2011-2015, đ xuất các giải pháp
đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải cho tỉnh Bắc Giang đến
năm 2020.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện được các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đ ra, luận văn sử dụng
tổng hợp một số phương pháp như: Phân tích, thống kê, so sánh…và một số phần m m
tin học ứng dụng để tổng hợp số liệu nghiên cứu.
6. Kết cấu của luận văn:
Nội dung của luận văn bao gồm 3 chương sau:
Chương 1: Lý luận chung v đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải
Chương 2: Phân tích thực trạng thu hút đầu tư phát triển cho hạ tầng giao thông
vận tải tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển hạ tầng giao
thông vận tải cho tỉnh Bắc Giang đến năm 2020


4
CHƢƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƢ PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG GIAO
THƠNG VẬN TẢI
1.1 Đầu tƣ và vai trị của đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông vận tải
1.1.1 Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển
Đầu tư là hoạt động kinh tế rất phổ biến và có tính chất liên ngành. Có nhi u
khái niệm khác nhau v đầu tư nhưng suy cho cùng có thể hiểu đầu tư trên hai góc độ
khác nhau:

Theo nghĩa rộng: Đầu tư là sự hi sinh nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhằm thu v cho người đầu tư các kết quả nhất định trong tương lai lớn
hơn các nguồn lực (tài lực, vật lực, nhân lực, trí lực...) đã bỏ ra để đạt được các kết quả
đó. Kết quả đó có thể là sự tăng thêm các tài sản tài chính (ti n vốn), tài sản vật chất
(nhà máy, đường sá, các của cải vật chất khác) và gia tăng năng suất lao động trong
n n sản xuất xã hội.
Theo nghĩa hẹp: Đầu tư chỉ bao gồm các hoạt động sử dụng các nguồn lực hiện
tại, nhằm đem lại cho n n kinh tế xã hội nh ng kết quả trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Vậy, xét theo bản chất có thể phân chia hoạt động đầu tư trong n n kinh tế ra
thành 3 loại: đầu tư tài chính (là hình thức đầu tư mang lại lợi nhuận trực tiếp cho
người bỏ ti n ra để cho vay hoặc mua bán các chứng chỉ có giá mà khơng tạo ra tài sản
mới cho n n kinh tế), đầu tư thương mại (đây là hình thức mà nhà đầu tư bỏ ti n ra để
mua hàng hố và sau đó bán với giá cao nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá khi mua
và khi bán), đầu tư tài sản vật chất và sức lao động (còn gọi là đầu tư phát triển). Khác
với hai hình thức trên, đầu tư phát triển tạo ra tài sản mới cho n n kinh tế, nâng cao
năng lực sản xuất kinh doanh, góp phần tích cực tạo việc làm, nâng cao đời sống của
mọi thành viên trong xã hội. Hoạt động đầu tư phát triển bao gồm 3 yếu cơ bản:
Đầu tư phát triển là một chuỗi các hoạt động chi tiêu, hao phí các nguồn lực:
nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất (đất đai, máy móc thiết bị, nguyên nhiên vật
liệu...), nguồn lực lao động và trí tuệ.
Phương thức tiến hành các hoạt động đầu tư: xây dựng mới, sửa ch a nhà cửa
và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên n n bệ, bồi dưỡng đào
tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn li n với hoạt động của các tài
sản này...
Kết quả đầu tư, lợi ích đầu tư: Hoạt động đầu tư mang lại lợi ích cho chủ đầu tư
nói riêng (doanh thu, lợi nhuận...) và đem lại lợi ích cho n n kinh tế- xã hội nói chung.
Đầu tư được tiến hành trong hiện tại và kết quả của nó được thu v trong tương lai.



5
Như vậy, đầu tư phát triển là nh ng hoạt động sử dụng các nguồn lực ở hiện tại
để trực tiếp làm tăng các tài sản vật chất, nguồn nhân lực và tài sản trí tuệ, hoặc duy trì
sự hoạt động của các tài sản và nguồn nhân lực sẵn có.
1.1.1.2 Đặc điểm của đầu tư phát triển.
Hoạt động đầu tư phát triển có nh ng đặc điểm khác với các hoạt động đầu tư
khác, cần phải nắm bắt để quản lý đầu tư sao cho có hiệu quả, phát huy được tối đa các
nguồn lực.
- Đầu tư phát triển ln địi hỏi một lượng vốn lớn và nằm khê đọng trong suốt
q trình thực hiện đầu tư. Vịng quay của vốn rất dài, chi phí sử dụng vốn lớn là cái
giá phải trả cho hoạt động đầu tư phát triển. Vì vậy, việc ra quyết định đầu tư có ý
nghĩa quan trọng. Nếu quyết định sai sẽ làm lãng phí khối lượng vốn lớn và khơng
phát huy hiệu quả đối với n n kinh tế xã hội. Trong quá trình thực hiện đầu tư và vận
hành kết quả đầu tư cần phải quản lý vốn sao cho có hiệu quả, tránh thất thốt, dàn trải
và ứ đọng vốn. Có thể chia dự án lớn thành các hạng mục công trình, sau khi xây dựng
xong sẽ đưa ngay vào khai thác sử dụng để tạo vốn cho các hạng mục cơng trình khác
nhằm tăng tốc độ chu chuyển vốn.
- Hoạt động đầu tư phát triển có tính dài hạn thể hiện ở: thời gian thực hiện đầu
tư kéo dài nhi u năm tháng và thời gian vận hành kết quả đầu tư để thu hồi vốn rất dài.
Để tiến hành một cơng cuộc đầu tư cần phải hao phí một khoảng thời gian rất lớn để
nghiên cứu cơ hội đầu tư, lập dự án đầu tư, tiến hành hoạt động đầu tư trên thực địa
cho đến khi các thành quả của nó phát huy tác dụng. Thời gian kéo dài đồng nghĩa với
rủi ro càng cao do ảnh hưởng bởi nhi u yếu tố bất định và biến động v tự nhiên- kinh
tế- chính trị- xã hội. Vì vậy, để đảm bảo cho công cuộc đầu tư đem lại hiệu quả kinh tế
xã hội cao đòi hỏi phải làm tốt công tác chuẩn bị. Khi lập dự án đầu tư cần phải tính
tốn kỹ lưỡng các rủi ro có thể xảy ra và dự trù các phương án khắc phục.
Tất cả các cơng trình đầu tư phát triển sẽ hoạt động ở ngay tại nơi nó được tạo
dựng nên. Do đó, các đi u kiện v địa lý- xã hội có ảnh hưởng lớn đến q trình thực
hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết quả đầu tư. Ví dụ như khi xây dựng
các dự án khai thác nguồn nguyên nhiên liệu (than, dầu mỏ, khí đốt...) cần phải quan

tâm đến vị trí địa lý (xem có gần nguồn nguyên nhiên liệu và thuận tiện trong việc vận
chuyển không) và quy mô, tr lượng để xác định công suất dự án. Đối với các nhà
máy thuỷ điện, công suất phát điện tuỳ thuộc vào nguồn nước nơi xây dựng cơng
trình. Khơng thể di chuyển nhà máy thuỷ điện như di chuyển nh ng chiếc máy tháo
dời do các nhà máy sản xuất ra từ điạ điểm này đến địa điểm khác. Để đảm bảo an toàn
trong quá trình xây dựng và hoạt động của kết quả đầu tư đòi hỏi các nhà đầu tư phải


6
quan tâm đến địa điểm đầu tư, các ngoại ứng tích cực và tiêu cực ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến việc triển khai dự án.
1.1.2 Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải
Hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng vận tải có nhi u đặc điểm chung
như bất kỳ hoạt động đầu tư nào khác, song bên cạnh đó cịn có nh ng đặc điểm riêng
biệt, chun sâu chỉ có trong loại hình đầu tư này.
Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải cần khối lượng vốn lớn, chủ yếu là
từ vốn ngân sách nhà nước (vốn ngân sách thường chiếm từ 60 – 70% tổng vốn đầu
tư). Do các công trình hạ tầng giao thơng vận tải thường địi hỏi vốn lớn, thời gian xây
dựng lâu, hiệu quả kinh tế mang lại cho chủ đầu tư khơng cao, khó thu hồi vốn nên
không hấp dẫn các nhà đầu tư cá nhân. Bên cạnh đó các cơng trình giao thơng phục vụ
cho nhu cầu đi lại của toàn xã hội, được mọi thành phần kinh tế tham gia khai thác một
cách triệt để, khi hư hỏng lại ít ai quan tâm đầu tư sửa ch a, bảo dưỡng để duy trì tuổi
thọ cho chúng. Vì vậy nhà nước hàng năm đ u trích ngân sách để đầu tư xây dựng
mới, sửa ch a khắc phục nh ng cơng trình hư hỏng góp phần cải tạo bộ mặt giao
thơng đất nước.
Đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng vận tải mang tính xã hội hố cao, khó thu
hồi vốn nhưng đem lại nhi u lợi ích cho n n kinh tế- xã hội. Tuy hoạt động đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng giao thơng khơng đem lại lợi ích trực tiếp cho chủ đầu nhưng lợi
ích mà n n kinh tế xã hội được hưởng thì khơng thể cân đong đo đếm được. Có thể coi
hoạt động đầu tư này là đầu tư cho phúc lợi xã hội, phục vụ nhu cầu của toàn thể cộng

đồng.
Sản phẩm đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng là một loại hàng hố công
cộng, yêu cầu giá trị sử dụng b n lâu nhưng lại do nhi u thành phần tham gia khai thác
sử dụng. Vì vậy nhà nước cần tăng cường quản lý chặt chẽ các giai đoạn hình thành
sản phẩm, lựa chọn đúng cơng nghệ thích hợp, hiện đại để cho ra các cơng trình đạt
tiêu chuẩn và chất lượng quốc tế, đảm bảo an toàn cho mọi hoạt động của n n kinh tế
Đầu tư phát triển hạ tầng giao thơng vận tải có tính rủi ro rất cao do chịu nhi u
tác động ngẫu nhiên trong thời gian dài, có sự mâu thuẫn gi a cơng nghệ mới và vốn
đầu tư, gi a công nghệ đắt ti n và khối lượng xây dựng khơng đảm bảo. Do đó trong
quản lý cần loại trừ đến mức tối đa các nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư, nhà
thầu khoán và tư vấn.


7
Đầu tư xây dựng các cơng trình giao thơng thường liên quan đến nhi u vùng
lãnh thổ. Các nhà quản lý cần tính đến khả năng này để tăng cường việc đồng bộ hoá
trong khai thác tối đa các ti m năng của vùng lãnh thổ, các thành phần kinh tế để phát
triển giao thơng, nhằm giảm hao phí lao động xã hội.
Xây dựng các cơng trình giao thơng là một ngành cần thường xuyên tiếp nhận
nh ng tiến bộ mới của khoa học kỹ thuật, của công nghệ sản xuất hiện đại để đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của con người. Ví dự như ngành đường sắt Việt Nam đang
nghiên cứu để xây dựng tuyến đường sắt không khe nối giúp cho tàu chạy êm, tạo cảm
giác dễ chịu cho hành khách và môi trường; tránh được nh ng va đập làm hao mòn hư
hại đầu máy toa xe và hạn chế hiện tượng gục mối ray làm ảnh hưởng đến an toàn vận
chuyển đường sắt. Trong quá trình xây dựng phát triển hạ tầng giao thơng vận tải ln
địi hỏi u cầu kỹ thuật cao, cơng nghệ hiện đại, vì có thể một cơng trình khơng đảm
bảo chất lượng sẽ gây ra thiệt hại v tính mạng và tải sản của rất nhi u người.
Xây dựng các cơng trình giao thơng là một ngành có chu kỳ sản xuất dài, tiêu
hao tài nguyên, vật lực, trí lực, khối lượng công việc lớn và thường thiếu vốn. Do đó
việc xác định tiến độ đầu tư cần có căn cứ khoa học, xây dựng tập trung dứt điểm. Đó

là biện pháp tiết kiệm vốn đầu tư tích cực nhất.
1.1.3 Khái niệm hạ tầng giao thông vận tải
Theo một định nghĩa đầy đủ thì giao thơng vận tải (GTVT) là một ngành sản
xuất vật chất độc lập và đặc biệt của n n kinh tế quốc dân vì nó khơng sản xuất ra hàng
hố mà chỉ lưu thơng hàng hố. Đối tượng của vận tải chính là con người và nh ng sản
phẩm vật chất do con người làm ra. Chất lượng sản phẩm vận tải là đảm bảo cho hàng
hố khơng bị hư hỏng, hao hụt, mất mát và đảm bảo phục vụ hành khách đi lại thuận
tiện, an tồn, nhanh chóng và rẻ ti n. Trong vận tải đơn vị đo lường là tấn/km, hành
khách/km.
Sản phẩm giao thông vận tải khơng thể dự tr và tích luỹ được. Vận tải chỉ có
thể tích luỹ được sức sản xuất dự tr đó là năng lực vận tải. Mặt khác sản phẩm này
cùng được “sản xuất” ra và cùng được “tiêu thụ”.
Giao thông vận tải là một ngành sinh sau đẻ muộn so với các ngành sản xuất vật
chất khác như cơng nghiệp, nơng nghiệp nhưng nó có vai trị hết sức quan trọng là tiếp
tục quá trình sản xuất trong khâu lưu thơng, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội.
Theo Rostow “giao thông là đi u kiện tiên quyết cho giai đoạn cất cánh phát triển”.
Hilling và Hoyle (trong transportan development London 1993) thì cho rằng “giao
thơng có vai trị liên kết sự phát triển kinh tế với quá trình tiến lên của xã hội”. Kinh tế


8
xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vận tải ngày càng gia tăng cả v lượng lẫn v
chất. Giao thông vận tải trong thế kỷ 21 phát triển hết sức nhanh chóng góp phần đẩy
mạnh n n kinh tế thế giới, trong khu vực và mỗi quốc gia tiến nhanh, v ng chắc.
Giao thông vận tải thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và là cầu nối giúp
các ngành kinh tế phát triển và ngược lại. Ngày nay vận tải được coi là một trong
nh ng ngành kinh tế dịch vụ chủ yếu có liên quan trực tiếp tới mọi hoạt động sản xuất
và đời sống của tồn xã hội. Nhờ có dịch vụ này mới tạo ra được sự gặp gỡ của mọi
hoạt động kinh tế- xã hội, từ đó tạo ra phản ứng lan truy n giúp các ngành kinh tế
cùng phát triển. Ngược lại chính sự phát triển của các ngành kinh tế lại tạo đà thúc đẩy

ngành giao thông vận tải phát triển. Nhà kinh tế học Johnson (The organization of
space in developing countries - USA 1970) cho rằng: “mạng lưới đường là một trong
các nhân tố cơ bản nhất để nâng cao chức năng kinh tế khu vực”. Ơng cịn nhận định
“một trong các nguyên nhân làm cho sản xuất của các nhà máy ở thành thị đình đốn
chính là do đường xá, cầu cống dẫn đến nơi tiêu thụ quá thiếu và xấu. Đây cũng chính
là ngun nhân buộc người nơng dân phải bán sản phẩm của mình ngay tại nơi thu
hoạch hay tại nhà cho các lái buôn với giá rẻ”. Chúng ta tán thành nhận định đó và kết
luận: Sự thiếu thốn một hệ thống các loại đường giao thơng đạt tiêu chuẩn là ngun
nhân cơ bản của tình trạng sản xuất yếu kém của một vùng lãnh thổ hoặc một đô thị.
Một hệ thống giao thông thuận tiện, đảm bảo sự đi lại, vận chuyển nhanh chóng, kịp
thời, đầy đủ sẽ đảm đương vai trò mạch máu lưu thơng làm cho q trình sản xuất và
tiêu thụ được liên tục và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh ở mọi khu vực kinh
tế.
Một vai trò quan trọng của ngành giao thông vận tải là phục vụ nhu cầu lưu
thơng, đi lại của tồn xã hội, là cầu nối gi a các vùng mi n và là phương tiện giúp
Việt Nam giao lưu và hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày nay, với hệ thống các loại hình
giao thông: Đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không thì việc đi lại giao
lưu kinh tế văn hố gi a các địa phương, các vùng trong nước và với các quốc gia trên
thế giới trở nên hết sức thuận tiện. Đây cũng chính là một trong nh ng tiêu chí để các
nhà đầu tư xem xét khi quyết định đầu tư vào một thị trường nào đó.
Ngành giao thơng vận tải thu hút một khối lượng lớn lao động đủ mọi trình độ
góp phần giải quyết cơng ăn việc làm cho người lao động. Đồng thời còn tạo ra hàng
ngàn chỗ làm việc vào các lĩnh vực liên quan như công nghiệp GTVT (sản xuất xe ô tô
chở khách và cơng nghiệp đóng tàu...), xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cống,
bến bãi, nhà ga, bến cảng...).


9
1.1.3.1 Khái niệm kết cấu hạ tầng và kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Theo từ chuẩn Anh- Mỹ, thuật ng “kết cấu hạ tầng” (infrastructure) thể hiện

trên 4 bình diện: 1/ Tiện ích cơng cộng (public utilities): năng lượng, viễn thông, nước
sạch cung cấp qua hệ thống ống dẫn, khí đốt truy n tải qua ống, hệ thống thu gom và
xử lý các chất thải trong thành phố... 2/ Cơng chánh (public works): đường sá, các
cơng trình xây dựng đập, kênh phục vụ tưới tiêu...3/ Giao thông (transport): các trục và
tuyến đường bộ, đường sắt, cảng cho tàu và máy bay, đường thuỷ...Ba bình diện trên
tạo thành kết cấu hạ tầng kinh tế- kỹ thuật vì chúng bao gồm hệ thống vật chất- kỹ
thuật phục vụ cho sự phát triển của các ngành, lĩnh vực kinh tế. 4/Hạ tầng xã hội
(social infrastructure): Bao gồm các cơ sở, thiết bị và cơng trình phục vụ cho giáo dục
đào tạo, nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai công nghệ; các cơ sở y tế, bảo vệ
sức khoẻ, bảo hiểm xã hội và các cơng trình phục vụ cho hoạt động văn hoá, xã hội,
vãn nghệ, thể dục thể thao...
Vậy kết cấu hạ tầng (hay cơ sở hạ tầng) là hệ thống các cơng trình vật chất kỹ
thuật được tổ chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các cơng trình sự nghiệp có
chức năng đảm bảo sự di chuyển, các luồng thông tin, vật chất nhằm phục vụ các nhu
cầu có tính phổ biến của sản xuất và đời sống xã hội.
Từ khái niệm trên có thể quan niệm kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là hệ
thống nh ng cơng trình vật chất kỹ thuật, các cơng trình kiến trúc và các phương tiện
v tổ chức cơ sở hạ tầng mang tính n n móng cho sự phát triển của ngành giao thơng
vận tải và n n kinh tế. Kết cấu hạ tầng GTVT bao gồm hệ thống cầu, đường, cảng
biển, cảng sông, nhà ga, sân bay, bến bãi và hệ thống trang thiết bị phụ trợ: thơng tin
tín hiệu, biển báo, đèn đường...
Đặc trưng của kết cấu hạ tầng là có tính thống nhất và đồng bộ, gi a các bộ
phận có sự gắn kết hài hoà với nhau tạo thành một thể v ng chắc đảm bảo cho phép
phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống. Đặc trưng thứ hai là các cơng trình
kết cấu hạ tầng có quy mơ lớn và chủ yếu ở ngồi trời, bố trí rải rác trên phạm vi cả
nước, chịu ảnh hưởng nhi u của tự nhiên.
1.1.3.2 Phân loại kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
Kết cấu hạ tầng giao thôngvận tải được phân loại theo nhi u tiêu thức tuỳ thuộc
vào bản chất và phương pháp quản lý. Có thể phân loại theo hai tiêu thức phổ biến sau:
- Phân theo tính chất các loại đường



10
+ Hạ tầng đường bộ bao gồm hệ thống các loại đường quốc lộ, đường tỉnh lộ,
đường huyện, đường xã, đường đô thị, đường chuyên dùng và hệ thống các loại cầu:
Cầu vượt, cầu chui...cùng nh ng cơ sở vật chất khác phục vụ cho việc vận chuyển trên
bộ như: Bến bãi đỗ xe, tín hiệu, biển báo giao thơng, đèn đường chiếu sáng...
+ Hạ tầng đường sắt bao gồm các tuyến đường ray, cầu sắt, đường hầm, các nhà
ga và hệ thống thơng tin tín hiệu đường sắt...
+ Hạ tầng đường sông bao gồm các cảng sông, luồng lạch, kè bờ... là nh ng
ti n đ để tiến hành khai thác vận tải đường thuỷ.
+ Hạ tầng đường biển bao gồm hệ thống các cảng biển, cảng nước sâu, cảng
container và các cơng trình phục vụ vận tải đường biển như hoa tiêu, hải đăng...
- Phân theo khu vực
+ Hạ tầng giao thông đô thị bao gồm hai bộ phận: giao thông đối ngoại và giao
thông nội thị. Giao thông đối ngoại là các đầu nút giao thông đường bộ, đường thuỷ,
đường sắt, đường hàng không nối li n hệ thống giao thông nội thị với hệ thống giao
thông quốc gia và quốc tế. Giao thông nội thị là hệ thống các loại đường nằm trong nội
bộ, nội thị thuộc phạm vị địa giới hành chính của một địa phương, một thành phố.
Giao thông tĩnh trong đô thị bao gồm nhà ga, bến xe ô tô, các điểm đỗ xe...
+ Hạ tầng giao thông nông thôn chủ yếu là đường bộ bao gồm các đường liên
xã, liên thôn và mạng lưới giao thông nội đồng phục vụ sản xuất nơng ngư nghiệp. Hạ
tầng giao thơng nơng thơn đóng góp một phần quan trọng vào hệ thống giao thông
quốc gia, là khâu đầu và cũng là khâu cuối của quá trình vận chuyển phục vụ sản xuất,
tiêu thụ hàng nơng sản và sản phẩm tiêu dùng cho toàn bộ khu vực nơng thơn.
1.1.4 Vai trị của hạ tầng giao thơng vận tải
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải là vô cùng quan trọng và hết
sức cần thiết vì:
Giao thơng nói chung là sản phẩm của q trình sản xuất hàng hố, ngược lại
giao thơng lại là đi u kiện để sản xuất hàng hoá phát triển. Do đó, gi a yêu cầu phát

triển của giao thơng và sản xuất hàng hố thì giao thơng phải được xây dựng và phát
triển trước so với sản xuất hàng hố. Song để phát triển nhanh giao thơng trước hết
phải đầu tư xây dựng và củng cố kết cấu hạ tầng giao thông.
Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải có vai trị n n móng là ti n đ vật chất hết
sức quan trọng cho mọi hoạt động vận chuyển, lưu thơng hàng hố. Nếu khơng có một


11
hệ thống đường giao thông đầy đủ, đảm bảo tiêu chuẩn thì các phương tiện vận tải như
các loại xe ô tô, tàu hoả, máy bay... sẽ không thể hoạt động tốt được, khơng đảm bảo
an tồn, nhanh chóng khi vận chuyển hành khách và hàng hố. Vì vậy chất lượng của
các cơng trình hạ tầng giao thơng là đi u kiện tiên quyết ảnh hưởng đến chất lượng
hoạt động vận tải nói riêng và ảnh hưởng đến sự phát triển của n n sản xuất kinh tế- xã
hội nói chung. Một xã hội ngày càng phát triển thì nhu cầu vận tải ngày càng tăng đòi
hỏi cơ sở hạ tầng giao thơng phải được đầu tư thích đáng cả v lượng lẫn v chất.
Đầu tư xây dựng mạng lưới giao thông v ng mạnh là cơ sở n n tảng đảm bảo
sự phát triển b n v ng cho cả một hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế- xã hội của một quốc
gia. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải là một bộ phận quan trọng cấu thành nên kết cấu
hạ tầng của một n n kinh tế. Nếu chỉ quan tâm đầu tư cho các lĩnh vực năng lượng,
viễn thông, hoặc các cơ sở hạ tầng xã hội mà không quan tâm xây dựng mạng lưới
giao thơng b n v ng thì sẽ khơng có sự kết nối h u cơ gi a các ngành, các lĩnh vực
kinh tế- xã hội. Kết cấu hạ tầng của n n kinh tế sẽ trở thành một thể lỏng lẻo, không
liên kết và không thể phát triển được.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông nhằm đảm bảo cho ngành GTVT
phát triển nhanh chóng. Nhờ đó thúc đẩy q trình phát triển sản xuất hàng hố và lưu
thơng hàng hố gi a các vùng trong cả nước; khai thác sử dụng hợp lý mọi ti m năng
của đất nước nhất là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa còn lạc hậu; cho phép mở
rộng giao lưu kinh tế văn hố và nâng cao tính đồng đ u v

đầu tư gi a các vùng


trong cả nước.
Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông là phù hợp với xu thế tất yếu của
một xã hội đang phát triển với tốc độ đơ thị hố cao. Ngày nay, các phương tiện giao
thông vận tải phát triển như vũ bão nhờ vào nh ng thành tựu của n n văn minh khoa
học và kỹ thuật. Từ chiếc xe kéo bằng sức người thì ngày nay đã được thay thế bằng
xe đạp, xe máy, ô tô, xe trọng tải lớn, xe điện ngầm, tàu siêu tốc...Sự tăng lên của dân
số kết hợp với sự xuất hiện của hàng loạt các phương tiện giao thơng ngày càng hiện
đại địi hỏi các cơng trình hạ tầng như đường sá, cầu cống, nhà ga, sân bay, bến bãi...
cần được đầu tư mở rộng, nâng cấp và xây dựng lại trên quy mô lớn, hiện đại bằng
nh ng vật liệu mới có chất lượng cao. Có như thế mới khắc phục được nh ng tồn tại
trong vấn đ vận chuyển lưu thông ở nh ng đô thị lớn như nạn ùn tắc giao thông, tai
nạn giao thông.


12
1.2 Các hình thức thu hút vốn đầu đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải
Trong bối cảnh hiện nay ở nước ta thì vốn vay ODA ngày càng có xu hướng
giảm, tình hình thu hút FDI vào Việt Nam trong nh ng năm qua có nhi u triển vọng
khả quan và với tác động của việc ký kết các Hiệp định thương mại tự do (FTA), nhi u
tổ chức quốc tế và các chuyên gia nhìn nhận sẽ có sự dịch chuyển của dịng vốn FDI
vào Việt Nam trong nh ng năm tới với xu hướng tăng mạnh, đặc biệt là các nguồn vốn
FDI đầu tư vào lĩnh vực giao thông vận tải. Hiện nay việc thu hút nguồn vốn đầu tư
phát triển hạ tầng giao thông vận tải ở nước ta rất đa dạng như sau:
- Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng GTVT từ Ngân sách nhà nước
- Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng GTVT từ Trái phiếu chính phủ
- Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng GTVT dưới dạng vốn vay ODA
- Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng GTVT dưới dạng FDI
- Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng GTVT dưới dạng BOT
- Thu hút đầu tư phát triển hạ tầng GTVT dưới dạng PPP:

Trong lĩnh vực GTVT các nguồn vốn trên đ u được tăng cường huy động cho
đầu tư phát triển trong nh ng năm vừa qua và sẽ phát triển trong thời gian tới.
Có thể minh họa thu hút vốn đầu tư phát triển hạ tầng GTVT cho các lĩnh vực
theo sơ đồ sau:
Vốn đầu tƣ phát triển
hạ tầng giao thông
vận tải

Đầu tư
phát triển
hạ tầng
đường bộ

Đầu tư
phát triển
hạ tầng
đường sắt

Đầu tư
phát triển
hạ tầng
đường
thủy

Đầu tư
phát triển
hạ tầng
đường
biển


Đầu tư
phát triển
hạ tầng
hàng
khơng

Hình 1.1: Các nguồn vốn đầu tƣ phát triển hạ tầng GTVT
(Nguồn: Đề án chương trình và chính sách thu hút vốn đầu tư vào ngành GTVT đến
năm 2020 của Bộ GTVT)


13
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá thu hút đầu tƣ phát triển hạ tầng giao thông vận tải
1.3.1 Số lượng các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao thông vận tải
Nhu cầu đầu tư vào hạ tầng giao thơng ngày càng lớn, nguồn vốn từ ngân sách
rất khó khăn, trong khi các doanh nghiệp trong nước lại rất non yếu v nguồn lực tài
chính và kinh nghiệm nên việc đầu tư phát triển hạ tầng giao thông thời gian tới hết
khó khăn.
Một trong nh ng hạn chế, yếu kém của ngành GTVT là chất lượng khơng ít dự
án, quy định pháp luật v GTVT chưa cao, thậm chí chưa phù hợp với đòi hỏi của xã
hội. Trong quản lý nhà nước ngành GTVT vẫn cịn tình trạng chỗ thì bị quản lý chồng
chéo, chỗ thì bị trống, khơng có ai quản lý. Thực tế đã cho thấy, chiến lược, quy hoạch
hạ tầng giao thơng thời gian qua cịn có nhi u bất cập. Điển hình là quy hoạch hàng
khơng. Tình trạng nhi u cảng hàng khơng vừa xây xong đã quá tải, lạc hậu, đi u này
cho thấy khâu khảo sát, dự báo khi làm quy hoạch không chính xác. Để thực hiện tái
cấu trúc đầu tư, ngành GTVT phải giảm thiểu được nh ng thất thốt vơ hình do cơng
trình đưa vào sử dụng khơng đạt được mục tiêu đầu tư. Do đó, cần phải quy hoạch lại
một cách hệ thống, bài bản các cơng trình hạ tầng giao thông để tránh đầu tư một cách
tự phát, làm theo phong trào và không b n v ng.
Bên cạnh đó một số dự án của ngành GTVT vẫn có nh ng khiếm khuyết v

chất lượng như lún đoạn đường đầu cầu, hư hỏng lớp bê tông nhựa, hằn lún vệt bánh
xe… do ý thức chưa cao của một số nhà thầu, thiếu sự kiểm tra, kiểm soát của tư vấn
giám sát, ban quản lý dự án nên đã xảy ra một số tai nạn lao động đáng tiếc trên công
trường Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội (tuyến Cát Linh - Hà Đông), Dự án Đầu tư xây
dựng cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng - hợp phần A…
Bộ GTVT sẽ tăng cường công tác quản lý đấu thầu, công tác kiểm tra, giám sát
và xử lý ngay nh ng vướng mắc liên quan đến tiến độ và chất lượng cơng trình các dự
án, xử lý kịp thời nh ng tồn tại v chất lượng, sự cố cơng trình; nghiêm khắc xử lý
trách nhiệm của nh ng tập thể, cá nhân có liên quan. Bộ GTVT cũng sẽ tiếp tục đẩy
mạnh cơng tác phịng, chống tham nhũng trong đầu tư xây dựng; chấn chỉnh, nâng cao
năng lực của các chủ đầu tư, các tổ chức tư vấn thiết kế, giám sát; kiên quyết không để
các nhà thầu có năng lực yếu kém tham gia các dự án của ngành giao thông.
Số lượng các dự án đầu tư hạ tầng GTVT trong nh ng năm gần đây đã được
Chính phủ, Bộ GTVT, UBND tỉnh… cân nhắc và lựa chọn rất kỹ khi quyết định cho
đầu tư hoặc thi công. Các dự án khi được đầu tư, thi công đ u được sự quản lý rất chặt
chẽ của các cơ quan chức năng có liên quan.


14
1.3.2 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện các dự án đầu tư phát triển hạ tầng giao
thông vận tải
1.3.2.1 Khái niệm
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số ti n đã chi để tiến hành các hoạt
động của các công cuộc đầu tư bao gồm các chi phí cho cơng tác xây dựng, chi phí cho
cơng tác mua sắm và lắp đặt thiết bị, chi phí quản lý và chi phí khác theo quy định của
thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư được duyệt.
1.3.2.2 Phương pháp tính khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Đối với nh ng cơng cuộc đầu tư có quy mô lớn, thời gian thực hiện đầu tư dài,
vốn đầu tư thực hiện là số vốn đã chi cho từng hoạt động hoặc từng giai đoạn của mỗi
công cuộc đầu tư đã hồn thành.

Đối với nh ng cơng cuộc đầu tư có quy mơ nhỏ, thời gian thực hiện đầu tư
ngắn, vốn đã chi được tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi tồn bộ các cơng
việc của quá trình thực hiện đầu tư kết thúc.
Đối với nh ng công cuộc đầu tư do ngân sách tài trợ, tổng số vốn đã chi được
tính vào khối lượng vốn đầu tư thực hiện khi các kết quả của q trình đầu tư phải đạt
các tiêu chuẩn và tính theo phương pháp sau đây:
- Đối với công tác xây dựng: Vốn đầu tư thực hiện của công tác xây lắp được
tính theo cơng thức sau đây:
n

IXL=

 Qxi Pxi

+ C + W + VAT

i l

Trong đó:
Qxi - Khối lượng cơng tác xây dựng hoàn thành thứ i.
Pxi - Đơn giá dự tốn bao gồm các chi phí vật liệu, chi phí nhân cơng và chi phí
sử dụng máy thi cơng tính cho một đơn vị khối lượng cơng tác xây dựng i.
C - Chi phí chung được tính theo tỷ lệ phần trăm so với chi phí nhân cơng trong
dự toán xây dựng.
W - Lãi định mức (thu nhập chịu thuế tính trước) được tính theo tỷ lệ phần trăm
so với giá thành dự tốn cơng tác xây lắp do Nhà nước quy định theo từng loại hình
cơng trình.
VAT - Tổng thuế giá trị gia tăng đầu ra.
- Vốn đầu tư thực hiện đối với công tác lắp đặt thiết bị và thí nghiệm, hiệu
chỉnh thiết bị cơng nghệ trong các loại cơng trình xây dựng được tính theo cơng thức

sau:
n

IVL =

Q
i l

Lii

PLi i + C + W + VAT


15
Trong đó:
QLi - Khối lượng cơng tác lắp đặt thiết bị máy móc đã hồn thành tính theo
tồn bộ từng chiếc máy i hoặc số tấn máy lắp xong của từng giai đoạn, từng bộ phận
phải lắp của thiết bị.
PLi - Đơn giá dự toán cho một đơn vị khối lượng cơng tác lắp đặt thiết bị máy
móc đã hồn thành.
C - Chi phí chung được tính bằng 65% chi phí nhân cơng trong dự tốn.
W - Lãi định mức (thu nhập chịu thế tính trước) được tính bằng tỷ lệ (%) so với
chi phí trực tiếp và chi phí chung trong dự tốn.
- Đối với cơng tác mua sắm trang thiết bị: Vốn đầu tư thực hiện đối với cơng tác
mua sắm trang thiết bị được tính theo cơng thức sau:
n

IVTB =

Q

i l

i

Pi + VAT + CN

Trong đó:
Qi - Trọng lượng (tấn), số lượng từng bộ phận, cái, nhóm thiết bị thứ i.
Pi - Giá tính cho một tấn hoặc cho từng bộ phận, cái, nhóm thiết bị thứ i của
cơng trình.
Pi bao gồm:
+ Giá mua thiết bị thứ i ở nơi mua (nơi sản xuất chế tạo hoặc nơi cung ứng thiết
bị công nghệ tại Việt Nam) hay giá tính đến cảng Việt Nam (đối với thiết bị cơng nghệ
nhập khẩu).
+ Chi phí vận chuyển một tấn hoặc từng bộ phận, cái, nhóm thiết bị thứ i từ nơi
mua hay từ cảng Việt Nam đến cơng trình (đến kho của đơn vị sử dụng và nhập kho).
+ Chi phí lưu kho, lưu bãi, lưu container một tấn hoặc từng bộ phận, cái, nhóm
thiết bị thứ i (nếu có) tại cảng Việt Nam (đối với thiết bị nhập khẩu).
+ Chi phí bảo quản, bảo dưỡng một tấn hoặc từng bộ phận, cái, nhóm thiết bị
thứ i cho đến khi giao lắp từng bộ phận (đối với thiết bị cần lắp có kỹ thuật phức tạp)
hoặc cả chiếc (đối với thiết bị có kỹ thuật lắp đơn giản).
+ Thuế và phí bảo hiểm thiết bị thứ i.
VAT - Tổng số thuế giá trị gia tăng đối với công tác lắp đặt thiết bị và thí
nghiệm, hiệu chỉnh (nếu có).
CN - Chi phí đào tạo, chuyển giao cơng nghệ (nếu có).
- Đối với chi phí quản lý dự án và chi phí khác được tính vào vốn đầu tư thực
hiện theo phương pháp thực thanh thực chi.
Chi phí quản lý dự án và chi phí khác bao gồm: Các chi phí khơng thuộc chi phí
xây dựng, chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và được phân theo các giai đoạn của quá



16
trình đầu tư và xây dựng. Các khoản chi phí này được xác định theo định mức tính bằng tỷ
lệ % hoặc giá cụ thể và được chia thành 2 nhóm:
+ Nhóm chi phí, lệ phí xác định theo định mức tính bằng tỷ lệ %, bao gồm: chi
phí thiết kế, chi phí ban quản lý dự án, chi phí và lệ phí thẩm định các chi phí tư vấn
khác...
+ Nhóm chi phí xác định bằng cách lập dự tốn bao gồm: Chi phí khơng xác
định theo định mức bằng tỷ lệ % như: chi phí khảo sát xây dựng, chi phí quảng cáo dự
án, chi phí đào tạo cơng nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý sản xuất, chi phí thuê
chuyên gia vận hành và sản xuất thử (nếu có), chi phí đ n bù và chi phí tổ chức thực
hiện trong q trình đ n bù đất đai, hoa màu, công tác tái định cư và phục hồi (đối với
cơng trình xây dựng của dự án đầu tư có yêu cầu tái định cư và phục hồi)...
Phương pháp tính vốn đầu tư thực hiện của các khoản chi phí quản lý và chi phí
khác như sau:
n

n

i l

i l

IVK = (  A i   Bi ) + VAT
Trong đó:
Ai - Chi phí của khoản mục thứ i thuộc nhóm chi phí tính theo định mức tỷ lệ
%.
Bi - Chi phí của khoản mục thứ i thuộc nhóm chi phí tính bằng cách lập dự
tốn.
VAT - Tổng số thuế giá trị gia tăng của các chi phí là đối tượng chịu thuế giá trị

gia tăng.
Đối với nh ng công cuộc đầu tư từ vốn vay, vốn tự có của cơ sở, các chủ đầu tư
căn cứ vào các quy định, định mức đơn giá chung của Nhà nước, vào đi u kiện thực
hiện đầu tư và hoạt động cụ thể của mình để tính mức vốn đầu tư thực hiện của đơn vị,
cơ sở, của từng dự án, từng cơng trình xây dựng trong từng thời kỳ.
1.3.3 Chỉ tiêu đánh giá kết quả mang lại của hoạt động đầu tư phát triển hạ tầng
giao thông vận tải
1.3.3.1. Khối lượng vận chuyển, luân chuyển hàng hóa, hành khách
- Ý nghĩa của chỉ tiêu: Đánh giá khả năng lưu thơng hàng hóa và hành khách
của hạ tầng giao thơng vận tải trong tỉnh
- Phương pháp tính tốn: Số liệu công bố
1.3.3.2. Mật độ mạng lưới giao thông vận tải
- Ý nghĩa của chỉ tiêu: Đánh giá mức độ phát triển cơ sở hạ tầng GTVT
- Phương pháp tính tốn:


×