Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY THĂNG LONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.44 KB, 9 trang )

TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
MAY THĂNG LONG
I. Tổ chức công tác kế toán:
1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Phòng kế toán của công ty may Thăng Long, với 11 lao động kế toán, trong
đó bao gồm: một kế toán trưởng, một phó phòng kế toán, một kế toán tổng hợp và
7 kế toán phần hành, một thủ quỹ.
Ngoài ra, công ty còn có các nhân viên thống kê tại các xí nghiệp nhằm phục
vụ cho công tác kế toán.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý, bộ máy kế toán của công
ty được tổ chức theo mô hình tập trung. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện
trọn vẹn ở phòng kế toán của công ty, ở các xí nghiệp thành viên và các bộ phận
trực thuộc không tổ chức bộ phận kế toán riêng mà chỉ bố trí các nhân viên thống
kê.
Cụ thể, bộ máy kế toán ở công ty may Thăng Long được tổ chức như sau:
* Tại phòng kế toán- tài vụ của công ty:
Nhiệm vụ:
Tổ chức, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác thu thập, xử
lý các thông tin kế toán ban đầu, thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ
hạch toán và chế độ quản lý tài chính theo đúng quy định của Bộ tài chính, cung
cấp một cách đầy đủ, kịp thời, chính xác những thông tin toàn cảnh về tình hình tài
chính của công ty. Từ đó tham mưu cho Ban giám đốc để đề ra biện pháp, các
quyết định phù hợp với đường lối phát triển của công ty.
Trên cơ sở qui mô sản xuất, đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quản lý của
công ty, mức độ chuyên môn hoá và trình độ cán bộ, phòng kế toán- tài vụ được tổ
chức như sau:
- Đứng đầu là kế toán trưởng:
Là người chịu trách nhiệm chung toàn bộ công tác kế toán của công ty, theo
dõi quản lý và tổ chức điều hành công tác kế toán cùng với phó phòng kế toán.
- Tiếp đó là các nhân viên:
+ Kế toán tổng hợp:


Có nhiệm vụ tổng hợp số liệu để ghi chép vào các sổ tổng hợp sau đó lập các
báo cáo tài chính.
+ Kế toán tiền ( kế toán thanh toán):
Sau khi kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của chứng từ gốc, kế toán thanh toán
viết phiếu thu, phiếu chi ( đối với tiền mặt), viết séc, uỷ nhiệm thu - chi,... ( đối với
tiền gửi ngân hàng). Hàng tháng, lập bảng kê tổng hợp sec và sổ chi tiết đối chiếu
với sổ sách thủ quĩ, sổ phu ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng
có quan hệ giao dịch. Quản lý các tài khoản và các loại sổ liên quan.
+ Kế toán vật tư:
Làm nhiệm vụ hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, cuối tháng tổng
hợp số liệu, lập các báo cáo liên quan. Khi có yêu cầu bộ phận kế toán nguyên vật
liệu và các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại kho vật tư, đối chiếu với
sổ sách kế toán. Nếu thiếu hụt sẽ phải tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý ghi
trong biên bản kiểm kê.
+ Kế toán TSCĐ và nguồn vốn:
Theo dõi tình hình biến động các loại TSCĐ của công ty và nguồn vốn hình
thành các loại tài sản đó cũng như các nguồn vốn khác (nguồn vốn kinh doanh, các
quỹ…).
+ Kế toán tiền lương và các khoản BHXH:
Căn cứ vào các bảng bảng chấm công, bảng tổng hợp lương,... do các nhân
viên xí nghiệp gửi lên để hạch toán và có nhiệm vụ theo dõi tình hình chi trả lương

các khoản trích theo lương cho cán bộ, công nhân viên của công ty.
+ Kế toán công nợ:
Theo dõi các khoản công nợ phải thu, phải trả trong công ty và giữa công ty
với khách hàng.
+ Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm:
Hàng tháng, khi nhận được các báo cáo về tình hình sử dụng NVL, lương
công nhân… từ các xí nghiệp gửi lên, kế toán phần hành này tiến hành ghi sổ để
hạch toán và tập hợp các chi phí đồng thời lập các báo cáo có liên quan. Khi hoàn

thành một đơn hàng thì tính ra giá thành và ghi sổ…
+ Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm:
Theo dõi tình hình nhập- xuất- tồn thành phẩm, tính giá trị hàng xuất, theo dõi
doanh thu, lợi nhuận.
+ Thủ quĩ:
Chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của công ty. Hàng ngày, căn cứ vào các
phiếu thu, phiếu chi… hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ phần thu, chi.
Cuối cùng ngày đối chiếu với sổ quỹ của kế toán tiền mặt.
* Tại các xí nghiệp :
Tại kho:
Thủ kho phải tuân thủ theo chế độ ghi chép ban đầu, căn cứ vào các chứng từ
cần thiết để ghi thẻ kho… và cuối tháng lập các báo cáo cần thiết để chuyển lên
phòng kế toán công ty tuân theo nội quy hạch toán nội bộ.
Nhân viên thống kê tại xí nghiệp có nhiệm vụ theo dõi từ khi nguyên vật liệu
đưa vào sản xuất đến lúc giao thành phẩm cho công ty… Về mặt quản lý, nhân
viên thống kê chịu sự quản lý của giám đốc xí nghiệp, về mặt nghiệp vụ chuyên
môn do kế toán trưởng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra. Đây là một hướng tổ chức
hợp lý, gắn quyền lợi, trách nhiệm của nhân viên thống kê với nhiệm vụ được giao
đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên thống kê thực hiện nhiệm vụ, đảm
bảo tính chính xác, khách quan của số liệu.
KẾ TOÁN TRƯỞNG
Kế toán thanh toánKế toán TSCĐ và nguồn vốnKế toán lương và BHXHKế toán tập hợp chi phí và giá thànhKế toán tiêu thụKế toán vật tưKế toán công nợ Thủ quỹKế toán tổng hợp
Nhân viên thống kê các xí nghiệp, phân xưởng
PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN
Sơ đồ 1.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty cổ phần may Thăng Long.

2. Chế độ kế toán áp dụng ở công ty.
Công tác kế toán của công ty đã thực hiện đầy đủ các giai đoạn của quá trình
hạch toán, từ khâu lập chứng từ, ghi sổ kế toán đến lập hệ thống báo cáo kế toán.

Hiện nay công ty có sử dụng phần mềm kế toán Effect, nhưng chỉ đối với một số
phần hành, công việc kế toán không hoàn toàn trên máy mà đó chỉ là một phần trợ
giúp, công ty đang từng bước hoàn thiện công tác kế toán máy. Hiện ở công ty
đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán và hệ thống chứng từ thống nhất do Bộ tài

×