Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Đề xuất thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa tại thôn nhân lễ xã đông lạc huyện nam sách tỉnh hải dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.84 MB, 112 trang )

...

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

Nguyễn Văn Tuyến

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ XỬ LÝ MỘT SỐ HỆ THỐNG BIOGAS CỦA
CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ VỪA. ĐỀ XUẤT,
THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO TRANG TRẠI
CHĂN NUÔI LỢN QUY MÔ VỪA TẠI THÔN NHÂN LỄ,
XÃ ĐỒNG LẠC, HUYỆN NAM SÁCH, TỈNH HẢI DƯƠNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
CHUYÊN NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Hà Nội – Năm 2010


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài “Đánh giá hiệu quả xử lý một số hệ thống
biogas của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa. Đề xuất, thiết kế hệ
thống xử lý nước thải cho trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa tại thôn Nhân
Lễ, xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” do PGS.TS. Nguyễn
Ngọc Lân hướng dẫn là do tôi thực hiện không phải sao chép của bất kỳ tác
giả hay của tổ chức trong và ngồi nước nào. Tơi xin chịu hồn tồn trách
nhiệm về nội dung đã trình bày trong đề tài!
Hải Dương, ngày 08 tháng 12 năm 2010
Học viên


Nguyễn Văn Tuyến


LỜI CẢM ƠN!
Lời đầu tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn
Ngọc Lân, người đã tận tình hướng dẫn tơi hồn thành luận văn này.
Tơi xin trân thành cảm ơn Viện đào tạo sau đại học và các thầy, cô
giáo trong Viện Khoa học và Công nghệ môi trường - Trường đại học
Bách khoa Hà Nội đã quan tâm giúp đỡ và tạo điều kiện cho tơi trong q
trình học tập, nghiên cứu và làm luận văn.
Tơi cũng bày tỏ lịng cảm ơn đối với Ban lãnh đạo Trung tâm quan
trắc và Phân tích mơi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hải
Dương đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia khóa học và giúp đỡ tơi
trong q trình làm luận văn.
Tôi cũng xin trân thành cảm ơn các đồng nghiệp và các học viên lớp
cao học khóa 2008 - 2010 đã giúp đỡ, động viên tơi trong q trình học tập
và hồn thành luận văn.
Cuối cùng tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn
bè đã khuyến khích, giúp đỡ và động viên tơi trong q trình học tập và
làm luận văn.
Hải Dương, ngày 08 tháng 12 năm 2010
Học viên
Nguyễn Văn Tuyến


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
COD

Nhu cầu ơxi hóa hóa học


BOD

Nhu cầu ơxi hóa sinh học

DO

Ơxi hịa tan

TSS

Tổng hàm lượng cặn lơ lửng

WTO

Tổ chức thương mại thế giới

CVK

Vật chất khơ

UASB

Bể xử lý yếm khí có lớp cặn lơ lửng

BIOGAS

Khí sinh học

KSH


Khí sinh học

HDPE

Nhựa Polyethylene tỷ trọng cao

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

EM

Chế phẩm sinh học

VSV

Vi sinh vật

XNK

Xuất nhập khẩu



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Tình hình tiêu thụ thịt lợn trên thế giới ..................................................... 4
Bảng 1.2: Sản lượng thịt lợn trên thế giới ................................................................. 5
Bảng 1.3: Số lượng lợn chăn nuôi trên thế giới ......................................................... 5
Bảng 1.4: Số lượng lợn chăn nuôi ở Việt Nam .......................................................... 5
Bảng 1.5: Sản lượng thịt lợn của Việt Nam ............................................................... 6
Bảng 1.6: Bình quân sản lượng thịt lợn tính trên đầu người của Việt Nam .............. 6
Bảng 1.7: Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ở Hải Dương ............................... 9
Bảng 1.8: Số lượng lợn chăn nuôi ở Hải Dương ..................................................... 10
Bảng 1.9: Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng ......................................................... 10
Bảng 1.10: Lượng phân và nước tiểu do lợn thải ra ................................................ 11
Bảng 1.11: Lượng phân do lợn thải ra hàng năm .................................................... 11
Bảng 1.12: Thành phần của phân lợn ...................................................................... 11
Bảng 1.13: Thành phần nguyên tố đa lượng trong phân lợn .................................. 12
Bảng 1.14: Lượng nước tiểu do lợn thải ra hàng năm ............................................ 13
Bảng 1.15: Thành phần hóa học của nước tiểu lợn ................................................. 13
Bảng 1.16: Triệu chứng thường thấy ở công nhân nuôi lợn .................................... 16
Bảng 1.17: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các ao tự nhiên trên địa bàn
xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương ......................................................... 17
Bảng 1.18: Các loại chế phẩm khử mùi hôi trong chăn nuôi ................................... 21
Bảng 1.19: Giải pháp tổng hợp giảm thiểu ô nhiễm trong chăn nuôi lợn ............... 22
Bảng 1.20: Kết quả đạt được khi áp dụng các giải pháp tổng hợp giảm thiểu ô nhiễm
trong chăn nuôi lợn .................................................................................................. 23
Bảng 1.21: Mức giảm độ nhiễm khuẩn không khí trong chuồng ni ......................23
Bảng 1.22: Thành phần của khí sinh học ................................................................. 36
Bảng 1.23: Lượng khí sinh học sinh ra từ phân lợn hàng năm ................................ 36
Bảng 1.24: Lượng tiết kiệm hàng năm của các nguồn năng lượng .......................... 37
Bảng 2.1: Các trang trại được lựa chọn để khảo sát ............................................... 49
Bảng 2.2: Quy mô chăn nuôi và công trình KSH của các trang trại ....................... 50

Bảng 2.3: Chất lượng nước thải trước và sau cơng trình KSH tại các trang trại ... 50


Bảng 2.4: Điểm tối đa của các tiêu chí dùng để đánh giá cơng trình KSH ............. 54
Bảng 2.5: Chấm điểm và xếp loại các cơng trình KSH đã khảo sát ........................ 71
Bảng 3.1 : Các cơng trình xây dựng của trang trại ................................................. 75
Bảng 3.2: Những nhu cầu chính của trang trại ........................................................ 77
Bảng 3.3: Lựa chọn thông số tính tốn hệ thống xử lý ............................................ 80
Bảng 3.4: Kết quả tính tốn thời gian lưu của nước thải trong hồ ......................... 87
Bảng 3.5: Kết quả tính tốn thời gian lưu của nước thải trong hồ ......................... 89
Bảng 3.6: Khái tốn kinh phí đầu tư xây dựng của hệ thống xử lý nước thải ......... 93


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Tấm cooling pad ....................................................................................... 19
Hình 1.2: Quạt hút cơng nghiệp ............................................................................... 19
Hình 1.3: Mơ hình chuồng ni thơng thống tự nhiên ........................................... 20
Hình 1.4: Mơ hình chuồng ni thơng thống kết hợp ............................................ 21
Hình 1.5: Mơ hình bể kỵ khí UASB .......................................................................... 29
Hình 1.6: Cơ chế quá trình xử lý nước thải trong hồ sinh học ................................ 31
Hình 1.7: Kỹ thuật tưới ............................................................................................. 35
Hình 1.8: Mơ hình cơng trình KSH kiểu nắp nổi ……………………….….…….……. 43
Hình 1.9: Túi ủ nylon …………………………………………………………………..…. 43
Hình 1.10: Mơ hình cơng trình KSH kiểu VACVINA cải tiến …………….…………. 44
Hình 1.11: Mơ hình cơng trình KSH kiểu TG – BP .................................................. 45
Hình 1.12: Mơ hình cơng trình KSH kiểu KT1, KT2 ................................................ 46
Hình 1.13: Mơ hình cơng trình KSH kiểu KT31 ....................................................... 46
Hình 2.1: Mơ hình cơng trình KSH dạng vịm cầu nắp cố định kiểu KT1 ............... 55
Hình 2.2: Cơng trình KSH kiểu KT1 tại Trang trại Quỳnh Phương, Hưng Đạo - Tứ
Kỳ - Hải Dương ……………………………………………………………………………. 56

Hình 2.3: Mơ hình cơng trình KSH vịm cầu nắp cố định kiểu KT31 ...................... 59
Hình 2.4: Cơng trình KSH kiểu KT31 tại Trang trại Đan Hoài, Đan Hoài - Đan
Phượng - Hà Nội …………………………………………………………………….…….. 59
Hình 2.5: Sơ đồ cơng nghệ biogas dạng nhiều ngăn nắp kín ................................... 61
Hình 2.6: Cơng trình KSH dạng nhiều ngăn nắp kín tại Cơng ty CP XNK Hà Nam...62
Hình 2.7: Mơ hình cơng trình KSH dạng hồ phủ bạt HDPE ................................... 64
Hình 2.8: Cơng trình KSH dạng hồ phủ bạt HDPE tại Trang trại Hòa Hội 1, Xuân
Lộc, Bà Rịa – Vũng Tàu ……………………………………………………….………….. 64
Hình 2.9: Sơ đồ cơng nghệ biogas dạng hồ phủ bạt HDPE ..................................... 65
Hình 2.10: Mơ hình cơng trình KSH dạng ống ........................................................ 68
Hình 2.11: Các thiết bị sử dụng khí sinh học ........................................................... 72
Hình 2.12: Mơ hình phân phối và sử dụng khí sinh học .......................................... 72


Hình 2.13: Máy phát điện hỗn hợp dầu + khí sinh học tại Trang trại Hịa hội 1......73
Hình 3.1: Quy trình chăn ni lợn của trang trại .................................................... 76
Hình 3.2: Sơ đồ xử lý chất thải chăn ni ................................................................ 79
Hình 3.3: Sơ đồ xử lý nước thải chăn nuôi lợn ........................................................ 81


MỞ ĐẦU
I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Hiện nay, ngành chăn nuôi thế giới chiếm khoảng 70% diện tích đất nơng
nghiệp và 30% diện tích đất tự nhiên (khơng kể diện tích bị băng bao phủ) và đóng
góp khoảng 40% tổng GDP nơng nghiệp toàn cầu, giải quyết việc làm cho 1,3 tỷ
người [41]. Sản phẩm chủ yếu của ngành chăn nuôi là thịt, trứng và sữa, trong đó thịt
là sản phẩm có sản lượng cao nhất, đạt 280,9 triệu tấn vào năm 2008 (thịt lợn chiếm
36%) [35]. Trong những năm tới, sự phát triển của ngành chăn nuôi thế giới sẽ diễn
ra chủ yếu tại các nước đang phát triển do sản lượng và mức tiêu thụ sản phẩm chăn

ni tính trên đầu người ở các nước này còn rất thấp so với các nước phát triển (bình
quân mức tiêu thụ thịt hiện nay ở các nước phát triển là 82,9 kg/người/năm, ở các
nước đang phát triển là 31,1 kg/người/năm [35]).
Ở Việt Nam, với sự phát triển nhanh về kinh tế trong những năm vừa qua thì
nhu cầu về thực phẩm của người tiêu dùng cũng ngày càng tăng, song sản phẩm chăn
nuôi vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Trước đây, phương thức chăn
nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình được khuyến khích phát triển với mục đích giải quyết
cơng ăn việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi ở địa phương và góp phần xóa đói giảm
nghèo tại các vùng nơng thơn. Đến nay, phương thức chăn ni này vẫn cịn tồn tại và
đáp ứng đến 60% nhu cầu tiêu dùng trong nước và đóng góp đến 70% thu nhập của
người nghèo [24]. Tuy vậy, trước sự cạnh tranh ngày càng lớn về chất lượng và giá
thành sản phẩm chăn nuôi ở cả thị trường trong và ngồi nước, ngành chăn ni của
nước ta đang đứng trước các vấn đề cần giải quyết như: nâng cao chất lượng giống,
nhập và lai tạo giống bên cạnh bảo tồn và phát huy ưu điểm của các giống bản địa, hiện
đại hóa quy trình chăn ni, quy trình chế biến, đảm bảo tiêu chuẩn trong nước và quốc
tế về vệ sinh thực phẩm... Để giải quyết các vấn đề này và đưa ngành chăn nuôi của
nước ta từng bước phát triển, đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng tới
xuất khẩu, tăng tỷ trọng chăn ni trong nơng nghiệp, góp phần đẩy mạnh cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nơng thơn, Đảng và Chính phủ đã ban hành nhiều chính
sách, văn bản pháp luật nhằm khuyến khích, hỗ trợ ngành chăn ni như: Quyết định
số 225/199/QĐ-TTg ngày 10/12/1999, Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày
29/01/2006 của Chính phủ về chương trình giống cây trồng, vật ni và giống cây

1


lâm nghiệp đến năm 2010; Nghị quyết số 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính
phủ về phát triển kinh tế trang trại. Trên cơ sở đó, hàng loạt các trang trại chăn ni
được hình thành và phát triển (tính đến năm 2008, cả nước có 17.635 trang trại chăn
ni). Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp nước ta tăng từ 22,4% năm 2003 lên 27%

năm 2008 và giải quyết việc làm cho hơn 10 triệu lao động [10].
Ưu điểm của chăn nuôi tập trung theo mơ hình trang trại, cơng nghiệp là: Tạo
ra được lượng hàng hóa lớn, có chất lượng đồng đều, giá thành hạ và có sức cạnh
tranh cao; có khả năng tiếp cận nguồn vốn và ứng dụng các thành tựu của khoa học
kỹ thuật vào chăn nuôi; dễ kiểm sốt dịch bệnh và có khả năng ứng dụng các cơng
trình xử lý mơi trường. Bên cạnh những ưu điểm trên thì chăn ni tập trung cũng có
những mặt trái của nó như: Chi phí đầu tư lớn; thiệt hại về kinh tế cao khi dịch bệnh
xảy ra và giá cả thị trường diễn biến theo hướng bất lợi; gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng nếu chất thải phát sinh không được xử lý, dẫn đến những mâu thuẫn
trong xã hội. Đặc điểm của chất thải chăn nuôi là có chứa nhiều chất hữu cơ, vơ cơ và
các mầm bệnh nên khi thải vào môi trường chúng sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho
môi trường không khí, môi trường nước, môi trường đất, ảnh hưởng tới môi trường
sống của các khu dân cư và ảnh hưởng chính đến kết quả sản xuất chăn nuôi. Để giảm
thiểu ô nhiễm môi trường, trong những năm vừa qua, các trang trại đã áp dụng một số
hệ thống biogas để xử lý chất thải chăn nuôi và bước đầu đã đem lại những hiệu quả
nhất định về mặt kinh tế và môi trường do vừa giảm thiểu được ô nhiễm vừa tạo ra
nguồn năng lượng sinh học cung cấp cho sản xuất. Tuy nhiên, hiệu quả xử lý và tính
khả thi về kinh tế, kỹ thuật của các hệ thống biogas là khác nhau đối với từng loại
hình, quy mơ chăn ni, vì vậy cần có những đánh giá để tìm ra các hệ thống thích
hợp ứng dụng cho từng loại hình, quy mơ chăn ni, trong đó có các trang trại chăn
ni lợn quy mô vừa.
Hiện nay, phần lớn các trang trại chăn ni mới chỉ tập chung vào việc thu khí
sinh học để tận dụng cho sản xuất (phát điện, đun nấu…) chứ chưa chú trọng đến xử
lý triệt để nước thải sau hệ thống biogas nên tình trạng ơ nhiễm môi trường tại nhiều
trang trại chăn nuôi vẫn đang diễn ra, gây bức xúc trong nhân dân. Nguyên nhân chủ
yếu là do chi phí đầu tư xây dựng hệ thống xử lý cũng như chi phí vận hành vẫn cịn
cao, vượt ra ngoài khả năng của nhiều trang trại, nhất là các trang trại quy mô nhỏ và

2



vừa. Vì vậy, việc tìm ra một mơ hình xử lý nước thải phù hợp cho các trang trại hiện
nay là vấn đề hết sức cấp bách.
Xuất phát từ thực tế áp dụng đa dạng các hệ thống biogas vào xử lý chất thải
chăn nuôi và hiện trạng ô nhiễm môi trường cũng như nhu cầu cấp bách về xử lý
nước thải tại các trang trại chăn nuôi hiện nay ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hải
Dương nói riêng, được sự đồng ý của Viện Đào tạo sau đại học, Viện Khoa học và
Công nghệ môi trường – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội và của giáo viên hướng
dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Lân, tôi chọn đề tài “Đánh giá hiệu quả xử lý một số hệ
thống biogas của các trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa. Đề xuất, thiết kế hệ thống
xử lý nước thải cho trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa tại thôn Nhân Lễ, xã Đồng
Lạc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương” cho Luận văn tốt nghiệp cao học ngành Kỹ
thuật môi trường của mình.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

Đánh giá hiệu quả xử lý một số hệ thống biogas của các trang trại chăn ni lợn
quy mơ vừa, từ đó tìm ra một hệ thống tối ưu nhất về mặt kinh tế, kỹ thuật và xử lý môi
trường để áp dụng vào thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho trang trại chăn nuôi lợn
quy mô vừa tại thôn Nhân Lễ, xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Đối tượng nghiên cứu:
+ Một số hệ thống biogas tại các trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa.
+ Nước thải của trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa tại thôn Nhân Lễ, xã
Đồng Lạc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi về khơng gian: Q trình nghiên cứu của Đề tài được thực hiện tại
một số trang trại chăn nuôi lợn quy mô vừa ở Việt Nam và ở trang trại chăn nuôi lợn
quy mô vừa tại thôn Nhân Lễ, xã Đồng Lạc, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
+ Phạm vi về thời gian: Đề tài được thực hiện từ tháng 02 ÷ 10 năm 2010.


3


Ch­¬ng I
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NI LỢN VÀ
CƠNG NGHỆ XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
I.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CHĂN NI LỢN
I.1.1. Tình hình chăn ni lợn trên thế giới
Ngành chăn ni lợn thế giới đã có những bước phát triển nhanh trong những
năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ vào
q trình chăn ni và sự mở rộng quy mô chăn nuôi lợn tại các nước đang phát triển.
Nhiều giống lợn cao sản được lai tạo và đưa vào nuôi như Landrace, Yorkshire,
Duroc, Pietrain… Các kiểu chuồng trại hiện đại và các kỹ thuật chăn ni tiên tiến
cũng được áp dụng. Bên cạnh đó, ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trên thế giới cũng
phát triển rất nhanh đã góp phần vào sự phát triển chung của ngành chăn nuôi.
Trong những năm gần đây, nhu cầu thịt lợn của thế giới có sự biến động tăng
giảm liên tục, cụ thể giảm từ 106.908 nghìn tấn năm 2006 xuống 98.919 nghìn tấn
năm 2007, sau đó lại tăng lên 106.170 nghìn tấn năm 2009. Nguyên nhân của sự tăng
giảm này là do bùng phát dịch bệnh tai xanh ở lợn vào năm 2007 và giá thức ăn chăn
nuôi không ổn định theo chiều hướng tăng. Sự tăng trưởng tiêu thụ thịt lợn chủ yếu
diễn ra tại các nước đang phát triển do thịt lợn là nguồn thực phẩm quan trọng trong
việc nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân có thu nhập thấp.
Bảng 1.1: Tình hình tiêu thụ thịt lợn trên thế giới [30,31,32,33,34]
(ĐVT: nghìn tấn)
Năm

Tình hình tiêu thụ
Thế giới
Các nước phát triển

Các nước đang phát triển

2005

2006

103.600
38.900
64.700

106.908
38.908
68.000

2007
98.919
40.005
58.913

2008

2009

103.683
39.610
64.073

106.170
39.596
66.574


Tình hình chăn ni và sản xuất thịt lợn trên thế giới ln có sự biến động tăng
giảm theo nhu cầu tiêu dùng của thị trường và sự phát sinh dịch bệnh, xong vẫn có xu
hướng tăng lên nhờ có sự tăng trưởng của dân số thế giới và mức tiêu thụ tại các nước
đang phát ngày càng lớn.
4


Bảng 1.2: Sản lượng thịt lợn trên thế giới [30,31,32,33,34]
(ĐVT: nghìn tấn)
Năm

Tình hình sản xuất
Thế giới
Các nước phát triển
Các nước đang phát triển

2005

2006

2007

103.700
39.100
64.600

106.880
39.440
67.483


98.844
40.384
58.460

2008

2009

103.909
41.145
62.764

106.080
40.624
65.456

Bảng 1.3: Số lượng lợn chăn nuôi trên thế giới [35]
(ĐVT: triệu con)
Năm

1987

1997

2007

Tăng từ
1987 – 2007 (%)


Tỷ trọng thịt
(%)

Số lượng

821

831

993

21

36

Trung Quốc là nước dẫn đầu thế giới về sản xuất và tiêu thụ thịt lợn, tiếp đến là
Liên minh Châu Âu, Mỹ, Brazil, Việt Nam, Canada, Nhật Bản… Năm 2009, Trung Quốc
sản xuất được 50.407 nghìn tấn, chiếm hơn 50% sản lượng thịt lợn của thế giới [34].
I.1.2. Tình hình chăn ni lợn ở Việt Nam
1. Sự tăng trưởng
Từ năm 2000 đến 2009, đàn lợn của nước ta có tốc độ tăng trưởng nhanh, nhất
là giai đoạn 2000 – 2005. Tổng đàn lợn tăng từ 20.193,8 nghìn con năm 2000 lên
27.627,7 nghìn con năm 2009, bình quân tăng 4,09%/năm, trong đó giai đoạn 2000 –
2005 tăng 7,17%/năm và giai đoạn 2006 – 2009 tăng 0,96%/năm [10,11]. Nguyên nhân
của sự sụt giảm về tăng trưởng trong giai đoạn 2006 – 2009 là do bùng phát dịch bệnh
tai xanh ở lợn và sự biến động về giá cả thức ăn chăn nuôi vào năm 2006, 2007.
Bảng 1.4: Số lượng lợn chăn ni ở Việt Nam [10,11]
(ĐVT: nghìn con)
Năm


2000

Số lượng

2004

2005

2006

2007

2008

2009

20.193,8 26.143,7 27.435,0 26.855,3 26.560,7 26.701,6 27.627,7

Mặc dù có sự dao động tăng giảm về số lượng đàn lợn trong những năm vừa
qua, song sản lượng thịt lợn của nước ta vẫn có sự tăng trưởng cao qua từng năm,

5


bình quân tăng 11,68%/năm (giai đoạn 2000 – 2009). Điều này cho thấy nhu cầu về
thịt lợn của nước ta vẫn rất cao và ngày càng tăng.
Bảng 1.5: Sản lượng thịt lợn của Việt Nam [10,11]
(ĐVT: nghìn tấn)
Năm
Sản lượng


2000

2004

2005

2006

2007

2008

2009

1.418,1

2.012,0

2.288,3

2.505,0

2.662,7

2.782,8

2.908,5

Bảng 1.6: Bình qn sản lượng thịt lợn tính trên đầu người của Việt Nam [10,11]

(ĐVT: kg/người/năm)
Năm

2000

2004

2005

2006

2007

2008

2009

Sản lượng bình quân

18,3

24,5

27,8

30,1

31,6

32,7


33,7

2. Thị trường tiêu thụ
Sản lượng thịt lợn của nước ta liên tục tăng trưởng nhanh trong những năm
vừa qua song phần lớn khối lượng thịt vẫn chủ yếu được tiêu thụ trong nước do sản
lượng bình qn đầu người cịn thấp và người dân thích sử dụng thịt tươi hơn là thịt
đơng lạnh. Trong giai đoạn 2001 – 2005, có đến 98 – 99% sản lượng thịt lợn được
tiêu thụ trong nước, cịn lại được xuất khẩu (18 – 20 nghìn tấn) sang các nước Hồng
Kông, Đài Loan, Malaysia và Liên bang Nga [3]. Thị trường thịt lợn nước ta trong vài
năm trở lại đây luôn chịu tác động của giá cả thức ăn chăn nuôi tăng và dịch lợn tai
xanh, làm giảm sức cạnh tranh và gây tâm lý không tốt cho người tiêu dùng. Năm
2008, dịch lợn tai xanh diễn ra tại 13 tỉnh, thành làm chết và tiêu huỷ gần 300 nghìn
con lợn [5]. Sang những tháng đầu năm 2010, dịch tai xanh lại xảy ra tại các tỉnh phía
Bắc, dẫn đến sản lượng thịt tiêu thụ tại các chợ ở thành phố lớn trong thời gian có
dịch giảm từ 30 – 40% và giá thành giảm 15%. Điều này cũng dẫn đến nhu cầu tiêu
thụ thịt lợn đông lạnh nhập khẩu gia tăng, cụ thể như trong 5 tháng đầu năm 2010,
nước ta đã nhập khoảng 50 nghìn tấn thịt lợn, trong đó chủ yếu là các sản phẩm và
phụ phẩm lợn đông lạnh (chiếm khoảng 95%) [6].
3. Các phương thức chăn nuôi
Trong những năm vừa qua, chăn nuôi lợn của nước ta đã đạt đuợc những tiến
bộ rất đáng kể, nhiều phương thức và công nghệ tiên tiến được áp dụng trong sản
xuất. Tuy chăn nuôi trang trại và gia trại đã có những bước phát triển mạnh cả về số
lượng và quy mơ nhưng hình thức chăn nuôi lợn truyền thống, phân tán nhỏ lẻ trong
6


các nơng hộ vẫn cịn rất phổ biến. Theo Báo cáo tình hình chăn ni lợn giai đoạn
2001 – 2005, các loại hình chăn ni lợn của nước ta bao gồm [3]:
- Chăn nuôi truyền thống, tận dụng: Đây là phương thức chăn nuôi đang tồn

tại ở hầu hết khắp các tỉnh trong cả nước; chiếm khoảng 75 – 80% về đầu con nhưng
sản lượng chỉ chiếm khoảng 65 – 70% tổng sản lượng thịt sản xuất của cả nước; quy
mô chăn nuôi dao động từ 1 – 10 con; thức ăn chủ yếu là tận dụng các phế phụ phẩm
nông nghiệp như cám gạo, cám, ngô, khoai, bèo, rau… và các sản phẩm ngành nghề
phụ (làm đậu, nấu rượu, làm mì…); con giống chủ yếu là giống địa phương hoặc
giống có tỷ lệ máu nội cao; năng suất chăn ni thấp, khối lượng xuất chuồng bình
qn dưới 50 kg/con.
- Chăn nuôi gia trại: Phương thức chăn nuôi này phổ biến ở các tỉnh Đồng
bằng sông Hồng và phát triển mạnh trong những năm gần đây; chiếm khoảng 10 –
15% đầu con; quy mô chăn nuôi phổ biến từ 10 – 30 lợn nái hoặc từ 10 – 50 lợn thịt;
ngồi các phụ phẩm nơng nghiệp, có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử dụng
làm thức ăn cho lợn; con giống chủ yếu là con lai có từ 50 – 75% máu lợn ngoại trở
lên; năng suất chăn nuôi cao hơn chăn ni truyền thống, khối lượng xuất chuồng
bình quân 70 – 75 k/con.
- Chăn nuôi trang trại: Đây là phương thức chăn nuôi được phát triển mạnh
trong những năm gần đây. Theo Báo cáo tổng kết chăn nuôi trang trại, tập trung giai
đoạn 2001 – 2006 của Cục chăn nuôi cho thấy, số lượng trang trại chăn nuôi lợn của
nước ta là 7.475 trang trại, chiếm 42,2% tổng số trang trại chăn ni. Trong đó, miền
Bắc có 3.069 trang trại, chiếm 41,1%; miền Nam có 4.406 trang trại, chiếm 58,9%.
Vùng có nhiều trang trại chăn ni lợn là Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng,
Đồng bằng sông Cửu Long … Vùng ít phát triển là Tây Bắc, chỉ có 113 trang trại,
chiếm 1,5% so với tổng số trang trại chăn ni lợn trên tồn quốc. Cùng với sự phát
triển về số lượng, quy mô trang trại chăn nuôi lợn cũng ngày một tăng, số lượng trang
trại chăn nuôi lợn thịt có quy mơ từ 500 - 1.000 con là 149 trang trại, quy mô từ 1.000
– 2.500 con là 87 trang trại, quy mô trên 2.500 con là 14 trang trại. Các trang trại
chăn ni cũng đã tích cực áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật như: sử dụng con
giống có năng suất và chất lượng cao, có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau như
giống lợn Landrace, Yorkshire, Duroc…; Các công nghệ chuồng trại như: chuồng
lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm cho lợn con, hệ thống


7


máng ăn, máng uống vú tự động,… đã được áp dụng; năng suất chăn ni cao, khối
lượng xuất chuồng bình quan 80 – 85 kg/con.
4. Mục tiêu, định hướng phát triển chăn nuôi trang trại, tập trung giai
đoạn 2007 – 2015 [2]
a. Xu thế phát triển chăn nuôi trang trại
- Phát triển chăn nuôi trang trại là nhu cầu khách quan, là con đường tất yếu để
nâng cao năng suất, chất lượng và tạo ra khối lượng sản phẩm hàng hố lớn, đảm bảo
vệ sinh an tồn thực phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập.
Trong khi đó phương thức chăn ni nhỏ lẻ, phân tán như hiện nay không đáp ứng
được những yêu cầu trên.
- Chăn nuôi trang trại tập trung là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát
được dịch bệnh, nhất là trong bối cảnh dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng đang
diễn biến phức tạp ở nước ta.
- Chăn nuôi trang trại có quy hoạch góp phần giảm thiểu ơ nhiễm môi trường
nhất là tại khu vực nông thôn ở đồng bằng.
b. Định hướng phát triển
- Vùng phát triển: Hiện nay, q trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố ngày
càng nhanh tại các khu vực đồng bằng, do vậy về lâu dài việc chuyển dịch chăn nuôi
trang trại, tập trung đến các vùng trung du, miền núi là xu thế tất yếu. Trước mắt tại
các vùng đồng bằng cần sớm đưa chăn nuôi tập trung ra khỏi khu dân cư, đồng thời
phát triển chăn nuôi trang trại tập trung phải đi đôi với đầu tư xử lý chất thải và bảo
vệ môi trường.
+ Chăn nuôi lợn, gia cầm: Phát triển trang trại chăn nuôi lợn, gia cầm cần
được ưu tiên đầu tư tại các vùng trung du, gò đồi, vùng đồng bãi ở đồng bằng xa khu
dân cư nhằm giải quyết được vấn đề đất đai và ô nhiễm môi trường. Đối với các tỉnh
vùng Đồng bằng sông Hồng cần sớm rà soát, điều chỉnh, quy hoạch lại các trang trại
chăn ni hiện có, một số cơ sở chăn ni gần khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường

cần thiết phải di dời.
+ Chăn nuôi gia súc lớn: Đối với trang trại chăn nuôi gia súc lớn, gia súc ăn cỏ
hướng phát triển chính vẫn là vùng trung du miền núi phía Bắc, Nam Trung Bộ, Tây
Ngun và Đơng Nam Bộ. Đây là những khu vực có tiềm năng về quỹ đất để phát
triển đồng cỏ và trồng thức ăn thô xanh.

8


- Các hình thức chăn ni trang trại: Tuỳ theo điều kiện sinh thái và tình hình
thực tiễn của các địa phương, có thể lựa chọn các hình thức chăn ni trang trại khác
nhau. Theo đó, có các loại hình sau:
+ Trang trại chăn ni hộ gia đình theo quy hoạch (chỉ một chủ trang trại đầu
tư). Khuyến khích phát triển loại hình này.
+ Trang trại gắn với khu chăn ni tập trung (có nhiều chủ trang trại đầu tư).
+ Trang trại chăn nuôi hỗn hợp (vừa chăn nuôi vừa trồng trọt kết hợp nuôi
trồng thuỷ sản).
Tuy vậy, tất cả các loại hình chăn ni trang trại đều phải nằm trong vùng quy
hoạch lâu dài của các địa phương, xa khu dân cư, xa khu công nghiệp, bảo đảm điều
kiện vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường sinh thái.
c. Một số mục tiêu chủ yếu
- Đến năm 2008, các tỉnh lập xong quy hoạch tổng thể về phát triển chăn nuôi
trang trại, tập trung.
- Mức tăng trưởng số lượng trang trại chăn nuôi hàng năm đạt 30%/năm; phấn
đấu đạt tỷ trọng sản phẩm hàng hóa chăn ni trang trại, tập trung trong cả nước đạt 45
- 50% vào năm 2010 và 60 - 65% vào năm 2015 trong tổng sản phẩm ngành chăn nuôi.
- Năng suất vật nuôi và chất lượng sản phẩm chăn nuôi đạt xấp xỉ với các nước
tiên tiến; giá thành sản phẩm hạ, sản phẩm chăn ni có tính cạnh tranh cao; kiểm
sốt được chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh
thái khi Việt Nam mở cửa thị trường theo quy định của WTO.

- Chủ động kiểm sốt, khống chế dịch bệnh, phát triển chăn ni bền vững.
I.1.3. Tình hình chăn ni lợn ở Hải Dương
Hải Dương là một trong những tỉnh có ngành chăn ni phát triển ở khu vực
Đồng bằng sông Hồng. Mặc dù phải chịu tác động của các dịch bệnh xảy ra trong
những năm vừa qua nhưng tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp của tỉnh vẫn ở mức
cao, cụ thể như sau:
Bảng 1.7: Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp ở Hải Dương [7]
Năm

2000

2005

2006

2007

2008

2009

Tỷ trọng (%)

21,61

26,67

28,87

25,84


25,64

26,98

9


Về tình hình chăn ni lợn: Theo Cục thống kê tỉnh Hải Dương, số lượng lợn
chăn nuôi trên địa bàn tỉnh có xu hướng giảm từ năm 2005 cho đến nay. Nguyên nhân
chính dẫn đến đà sụt giảm này là do dịch tai xanh xảy ra ở lợn từ năm 2007 và giá
thành thức ăn chăn nuôi tăng cao do lạm phát.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song cho đến nay, tình hình phục hồi đàn lợn sau
thời kỳ dịch bệnh diễn ra rất chậm do một số nguyên nhân như: thiếu vốn đầu tư, sự
giảm lòng tin vào chăn nuôi lợn của người dân nên họ chuyển sang loại hình chăn
ni hoặc sản xuất khác.
Bảng 1.8: Số lượng lợn chăn nuôi ở Hải Dương [7]
Năm
Số lượng (con)

2000

2005

2006

2007

2008


2009

613.475

855.493

883.522

614.464

629.414

597.653

Mặc dù có sự suy giảm mạnh về số lượng đầu lợn chăn nuôi song sản lượng thịt
lợn hơi xuất chuồng giảm khơng nhiều. Điều này có được là do nhu cầu về thịt lợn của
người dân vẫn rất lớn và sức tiêu thụ chỉ giảm trong thời gian diễn ra dịch bệnh.
Bảng 1.9: Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng [7]
Năm
Sản lượng (tấn)

2000

2005

2006

2007

2008


2009

44.976

75.614

87.533

77.669

79.414

78.640

Các loại hình chăn ni lợn hiện nay trên địa bàn tỉnh Hải Dương bao gồm:
Chăn nuôi theo kiểu truyền thống tận dụng, chăn nuôi gia trại và chăn ni trang trại.
Trong đó chăn ni trang trại có xu hướng phát triển mạnh trong những năm vừa qua.
Để đạt được các mục tiêu phát triển ngành chăn nuôi đến năm 2015 và định
hướng đến năm 2020, Tỉnh đã có chủ trương quy hoạch phát triển ngành chăn ni
nói chung và quy hoạch vùng chăn nuôi lợn phục vụ xuất khẩu như sau:
- Vùng chuyên sản xuất lợn con phục vụ chế biến lợn sữa cấp đơng: Để có 1.500
tấn lợn sữa thành phẩm cần 300.000 con lợn sữa, tương ứng với số lợn nái cần để sản
xuất lợn con là 14.300 con. Hiện nay, bình qn mỗi xã có tập qn chăn ni lợn nái
sinh sản có số đầu nái là 750 con/xã. Chọn 50% số nái sinh sản để chuyên sản xuất lợn
sữa xuất khẩu. Mỗi xã quy hoạch từ 1 – 2 vùng chăn nuôi tập trung với diện tích từ 3 –
5 ha. Năm 2010 là 50 xã, 2015 là 70 xã và năm 2020 là 80 xã [9].
- Vùng nuôi lợn nái ngoại và lợn thịt ngoại phục vụ chế biến lợn choai xuất
khẩu: Dự kiến đến năm 2010 sẽ sản xuất 10.000 tấn thịt lợn choai xuất khẩu, năm 2015
10



là 12.000 tấn và năm 2020 là 15.000 tấn. Khi đó cần khoảng 125.000 – 187.500 con
lợn thịt được ni tại các trang trại nuôi lợn nái ngoại và lợn thịt ngoại với quy mô tập
trung, với số nái ngoại khoảng 6.250 – 9.700 con tại 8 huyện, thành phố trong tỉnh [9].
I.2. ĐẶC ĐIỂM CHẤT THẢI CHĂN NUÔI LỢN VÀ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
I.2.1. Đặc điểm chất thải chăn nuôi lợn
Chất thải trong chăn nuôi lợn được chia làm 3 loại: chất thải rắn, chất thải lỏng
và chất thải khí.
1. Chất thải rắn
Bao gồm chủ yếu là phân, chất độn chuồng, thức ăn thừa và đôi khi là xác gia
súc chết.
Lượng phân và nước tiểu do lợn thải ra trong một ngày đêm như sau:
Bảng 1.10: Lượng phân và nước tiểu do lợn thải ra [21]
Loại lợn (kg)

Lượng phân (kg/con.ngày)

Lượng nước tiểu (kg/con.ngày)

< 10

0,5 - 1

0,3 - 0,7

15 – 45

1-3


0,7 - 2

45 – 100

3-5

2-4

Như vậy, trung bình một con lợn thải ra 2,5 kg phân/ngày và lượng phân thải
ra hàng năm như sau:
Bảng 1.11: Lượng phân do lợn thải ra hàng năm
Năm
Số lượng lợn (nghìn con)
Lượng phân (tấn)

2006

2007

2008

2009

26.855,3

26.560,7

26.701,6

27.627,7


24.505.461

24.236.638

24.365.210

25.210.276

Phân lợn nhìn chung được xếp vào loại phân lỏng hoặc hơi lỏng, thành phần
chủ yếu là nước (56 – 83%) và các hợp chất hữu cơ, ngồi ra cịn có các hợp chất vô
cơ chứa nitơ, phốt pho, kali…
Bảng 1.12: Thành phần của phân lợn [1]
Đặc tính

Đơn vị tính

Giá trị

%

27,1

Chất xơ

% VCK

25,1

Nitơ


% VCK

2,5

Vật chất khô (VCK)

11


NH 4 + – N

% VCK

0,4

Phốt pho

% VCK

1,4

pH

6,2
Thành phần hóa học của phân phụ thuộc nhiều vào dinh dưỡng, tình trạng sức

khỏe, cách nuôi dưỡng, chuồng trại, loại gia súc, gia cầm, biện pháp kỹ thuật chế biến
khác nhau.
Bảng 1.13: Thành phần nguyên tố đa lượng trong phân lợn [13]

H 2 O (%)

Nitơ (%)

P 2 O 5 (%)

K 2 O (%)

82

0,6

0,6

0,2

Thành phần nguyên tố vi lượng thay đổi phụ thuộc vào lượng thức ăn và loại
thức ăn Bo = 5 – 7 ppm, Mn = 30 – 75 ppm, Co = 0,2 – 0,5 ppm, Cu = 4 – 8 ppm, Zn
= 20 – 45 ppm, Mo = 0,8 – 1,0 ppm. Trong quá trình ủ sinh học các nguyên tố này sẽ
được giải phóng tạo thành các khống chất hoà tan và được cây trồng hấp thụ.
Trong thành phần phân lợn còn chứa các virus, vi trùng, đa trùng, trứng giun sán
và chúng có thể tồn tại vài ngày, vài tháng trong phân ngồi mơi trường gây ơ nhiễm
cho đất và nước, đồng thời gây hại cho sức khỏe con người và vật nuôi.
Xác gia súc chết do bệnh ln là nguồn gây ơ nhiễm chính cần phải được xử lý
triệt để nhằm tránh lây lan cho con người và vật ni.
Thức ăn dư thừa, vật liệu lót chuồng là loại chất thải có thành phần đa dạng
gồm: cám, bột ngũ cốc, bột tôm, bột cá, bột thịt, các khoáng chất bổ sung, các loại
kháng sinh, rau xanh, rơm rạ, bao bố, vải vụn, gỗ… vì vậy nếu khơng được xử lý tốt
hoặc xử lý không đúng phương pháp thì nó sẽ là tác nhân gây ơ nhiễm mơi trường tác
động xấu đến sức khỏe cộng động xung quanh và tác hại trực tiếp đến cơ sở chăn nuôi.

2. Chất thải lỏng
Bao gồm chủ yếu là nước tiểu, nước rửa chuồng và tắm rửa cho gia súc, nước
rửa dụng cụ.
Trong các loại chất thải của chăn nuôi lợn, chất thải lỏng là loại chất thải có
khối lượng lớn nhất và là loại chất thải khó quản lý, khó sử dụng và có ảnh hưởng rất
lớn đến mơi trường.

12


Theo bảng 1.10 thì trung bình một con lợn thải ra 1,8 kg nước tiểu/ngày và
lượng nước tiểu do lợn thải ra hàng năm như sau:
Bảng 1.14: Lượng nước tiểu do lợn thải ra hàng năm
Năm
Số lượng lợn (nghìn con)
Lượng nước tiểu (tấn)

2006

2007

2008

2009

26.855,3

26.560,7

26.701,6


27.627,7

17.643.932

17.450.380

17.542.951

18.151.399

Nước tiểu của lợn có thành phần chủ yếu là nước (chiếm 90% khối lượng nước
tiểu) ngoài ra cịn có hàm lượng nitơ và urê khá cao có thể dùng để bổ sung đạm cho
đất và cây trồng.
Bảng 1.15: Thành phần hóa học của nước tiểu lợn [22]
P2O5
0,07 – 0,15

Hàm lượng theo % trọng lượng
K2O
0,2 – 0,7

N
0,3 – 0,5

Nước rửa chuồng và nước tắm cho gia súc cũng như nước rửa các dụng cụ
chăn ni đều có chứa các thành phần chất thải có trong phân và nước tiểu như các
hợp chất hữu cơ, nitơ, phốt pho, kim loại nặng, chất khống…, đồng thời cịn chứa
đất cát, thức ăn thừa.
Chất thải lỏng cịn chứa rất nhiều lồi vi sinh vật và trứng ký sinh trùng, làm

lây lan dịch bệnh cho người và gia súc, những vi sinh vật là mầm bệnh trong chất thải
chăn nuôi thường bao gồm: E. Coli 0157.H7, Campylobacter Jejuni, Salmonella spp,
Leptospira spp, Listeria spp, Shigella spp, Proteus, Klebsiella…
3. Khí thải
Mùi hơi chuồng ni là hỗn hợp khí được tạo ra bởi q trình phân hủy kị khí
và hiếu khí của các chất thải chăn ni, q trình thối rữa các chất hữu cơ trong phân,
nước tiểu gia súc hay thức ăn dư thừa sẽ sinh ra các khí độc hại các khí có mùi hơi
thối khó chịu. Cường độ của mùi hơi phụ thuộc vào điều kiện mật độ vật ni cao, sự
thơng thống kém, nhiệt độ và ẩm độ khơng khí cao.
Thành phần các khí trong chuồng ni biến đổi tùy theo giai đoạn phân hủy
chất hữu cơ, tùy theo thành phần của thức ăn, hệ thống vi sinh vật và tình trạng sức
khỏe của vật ni. Các khí này có mặt thường xun và gây ơ nhiễm chính, các khí
này có thể gây hại đến sức khỏe con người và vật nuôi như NH 3 , H 2 S, CH 4 .
13


Khí NH 3 và H 2 S được hình thành chủ yếu trong quá trình thối rữa của phân do
các vi sinh vật gây thối, ngồi ra NH 3 cịn được hình thành từ sự phân giải urê của
nước tiểu.
Bên cạnh các khí trên thì q trình phân huỷ yếm khí các hợp chất hữu cơ
trong phân cịn tạo ra các chất gây mùi hôi thối như: Mercaptan, Indol, Scatol…
I.2.2. Các tác động môi trường của chất thải chăn nuôi lợn
1. Ơ nhiễm mơi trường khơng khí
Trong chất thải chăn nuôi luôn tồn tại một lượng lớn vi sinh vật hoại sinh và
chúng có thể phân huỷ các hợp chất hữu cơ trong điều kiện hiếu khí, thiếu khí hoặc kị
khí tạo thành các chất khí gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khoẻ con người cũng
như vật nuôi như: CO 2 , NH 3 , H 2 S, CH 4 , N 2 O, Mercaptan, Indol, Scatol…
Theo đánh giá, chăn ni hiện đóng góp khoảng 18% hiệu ứng nóng lên của
trái đất do thải ra các khí gây hiệu ứng nhà kính, trong đó có 9% tổng số khí CO 2 sinh
ra, 37% CH 4 và 65% N 2 O và những chất thải khí này sẽ tiếp tục tăng lên trong thời

gian tới [41].
Các loại khí thải phát sinh được quan tâm nhất trong môi trường chăn nuôi là
bụi, NH 3 và H 2 S bởi chúng có khả năng gây ảnh hưởng rất lớn tới mơi trường, sức
khoẻ con người và vật nuôi.
a. Tác động của bụi
Bụi trong khơng khí chuồng ni có nguồn gốc từ thức ăn, vật liệu lót chuồng
và các chất thải khác. Tác hại của bụi thường kết hợp với các yếu tố khác như vi sinh
vật, endotoxin và khí độc. Trong quá trình tiếp xúc, bụi sẽ bám và gây tổn thương
niêm mạc đường hô hấp và niêm mạc mắt, gây dị ứng kích thích tiết dịch và ho. Nếu
kích thích kéo dài màng nhầy có thể bị teo, các tuyến nhờn suy kiệt, bụi khơng được
đồng hóa gây kích ứng mãn tính, tổn thương phổi, gây bệnh đường hơ hấp mãn tính
trên người và vật ni. Các kích thích và tổn thương sẽ làm giảm sức đề kháng của
niêm mạc, mở đầu cho việc nhiễm vi sinh vật gây bệnh hoặc tạo điều kiện cho vi sinh
vật cơ hội gây bệnh. Do đó tác hại của bụi phụ thuộc nhiều yếu tố như nhiệt độ và ẩm
độ khơng khí, sự di chuyển khơng khí, sự thơng thống, mật độ ni và tình trạng vệ
sinh chuồng trại.

14


b. Tác động của khí Amoniac (NH 3 )
Sinh ra từ sự khử amine của protein trong chất thải, là chất không màu, mùi
khai, dễ tan trong nước và gây kích ứng, nhẹ hơn khơng khí. Nếu chuồng trại thơng
thống tốt thì ảnh hưởng của nó khơng đáng kể. Khi NH 3 tiếp xúc với niêm mạc mắt,
mũi, đường hô hấp sẽ gây tiết dịch, co thắt khí quản và ho. Trường hợp nồng độ NH 3
trong khơng khí cao và kéo dài có thể gây viêm phổi, gây hoại tử đường hô hấp. NH 3
từ phổi vào máu đi lên não gây nhức đầu và có thể dẫn đến hơn mê. Trong máu NH 3
bị oxy hóa tạo thành NO 2 gây nên hiện tượng Met - Hb.
Nồng độ NH 3 trong khơng khí chuồng ni khơng nên vượt quá 25 – 35 ppm.
Nếu cao hơn thì NH 3 có thể làm chậm sự dậy thì và động hớn trên lợn nái dự bị. Khi

nồng độ NH 3 cao (< 50 ppm) sẽ làm tăng tỷ lệ bệnh viêm phổi và viêm teo xương
mũi trên lợn. Đồng thời, nồng độ NH 3 trong khơng khí chuồng ni cao cũng sẽ làm
tăng khả năng nhiễm virus Marek và Mycoplasma và làm sinh tính gây bệnh của
E.coli trên đường hơ hấp. Ngồi ra, NH 3 cịn được hấp thụ trên các hạt bụi và di
chuyển sâu vào trong đường hô hấp sẽ mở đường cho các bệnh về đường hô hấp.
Đối với công nhân trại chăn nuôi heo, sự hiện diện của NH 3 trong khơng khí
có thể dẫn đến bệnh đường hô hấp như viêm phổi, ho, nặng ngực, thở ngắn, thở khò
khè, nồng độ NH 3 cao (> 25 ppm) có thể làm tăng khả năng viêm khớp. Tác động của
NH 3 , bụi và vi sinh vật trong khơng khí đến sức khỏe của người và vật ni thường
kết hợp với nhau.
c. Tác động của khí Hydrosunfua (H 2 S)
H 2 S là một loại khí rất độc được sinh ra từ sự phân hủy phân gia súc, là sản
phẩm hợp chất chứa lưu huỳnh, nặng hơn không khí, dễ hịa tan trong nước và chỉ
một lượng nhỏ cũng có thể gây tử vong. Nồng độ H 2 S trong chuồng nuôi không nên
vượt quá 8 – 10 ppm. H 2 S có thể thấm vào niêm mạc tạo thành Na 2 S dễ dàng đi vào
máu. Trong máu H 2 S được giải phóng trở lại để theo máu lên não gây phù hay hoại
tử tế bào thần kinh, làm tê liệt trung khu vận động, trung khu vận mạch gây rối loạn
hô hấp, H 2 S phá hủy Hemoglobin (Hb) gây thiếu máu hay kết hợp với sắt trong Hb
làm mất khả năng vận chuyển oxy của Hb. Ngồi ra H 2 S cịn làm rối loạn hoạt động
của một số men vận chuyển điện tử trong chuỗi hô hấp mô bào.
Cơ chế gây độc chủ yếu của H 2 S là kích ứng màng nhầy, phù đường hơ hấp,
tích lũy K 2 S, Na 2 S, ức chế Cytochrome oxidase, làm suy thối chuyển hóa tế bào và

15


tác động lên hệ thần kinh trung ương. Ngoài việc tích lũy hai chất khí trên, khơng khí
chuồng ni cịn tích lũy một số khí khác như CO 2 và các khí có mùi hơi thối.
Tác hại của khí thải chăn nuôi không những ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
vật ni mà cịn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người công nhân. Triệu chứng

thường gặp trên người công nhân như sau:
Bảng 1.16: Triệu chứng thường thấy ở công nhân nuôi lợn [40]
Triệu chứng

Tỷ lệ nhiễm

Ho
Đàm

67%
56%

Đau họng
Chảy mũi

54%
45%

Đau mắt (xốn mắt, chảy nước mắt)
Nhức đầu
Tức ngực
Thở ngắn
Thở khò khè

39%
37%
36%
30%
27%


Đau nhức cơ

25%

2. Ơ nhiễm mơi trường đất
Khi đem chất thải chăn ni chưa qua xử lý bón trực tiếp cho cây trồng sẽ gây
ô nhiễm cho môi trường đất do trong phân có chứa các thành phần chất thải gây ô
nhiễm như các hợp chất hữu cơ, kim loại nặng và các mầm bệnh. Nhiều nghiên cứu
cho thấy khả năng tồn tại của mầm bệnh trong đất, cây cỏ có thể gây bệnh cho người
và gia súc, đặc biệt là các bệnh về đường ruột như thương hàn, phó thương hàn, viêm
gan, giun đũa, sán lá…
Khi dùng nước thải chưa qua xử lý để tưới cho cây trồng thì người ta thấy rằng
có Salmonella trong đất ở độ sâu 50 cm và tồn tại được 2 năm, trứng ký sinh trùng
cũng tồn tại được khoảng 2 năm. Mẫu cỏ sau 3 tuần ngưng tưới nước thải có 84%
trường hợp có Salmonella và vi trùng đường ruột khác. Khi bón phân tươi cho cây
trồng thì trong đất sẽ có E.coli tồn tại được 62 ngày.
Ngồi ra, khống và kim loại nặng bị giữ lại trong đất với liều lượng lớn có thể
gây ngộ độc cho cây trồng.

16


3. Ơ nhiễm mơi trường nước
Khi lượng chất thải chăn nuôi không được xử lý hoặc xử lý không triệt để thải
vào môi trường sẽ làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ, vô cơ trong nước, làm giảm
quá mức lượng oxy hòa tan, giảm chất lượng nguồn nước mặt, ảnh hưởng đến hệ vi
sinh vật thuỷ sinh và là ngun nhân tạo nên dịng nước chết (nước đen, hơi thối, sinh
vật không thể tồn tại) ảnh hưởng đến sức khỏe con người, động vật và môi trường
sinh thái. Hai chất dinh dưỡng trong nước thải dễ gây nên vấn đề ơ nhiễm nguồn
nước đó là nitơ (nhất là ở dạng nitrat) và phốt pho.

Trong nước thải chăn nuôi cũng chứa một lượng lớn vi sinh vật gây bệnh và
trứng ký sinh trùng, chúng có thể tồn tại lâu trong nguồn nước và lan truyền đi xa,
gây ảnh hưởng tới môi trường, sức khỏe con người và vật nuôi. Theo nghiên cứu của
Nanxera vi trùng gây bệnh đóng dấu (Erisipelothris insidiosa) có thể tồn tại 92 ngày,
Brucella 74 - 108 ngày, Samonella 6 - 7 tháng, Leptospira 5 - 6 tháng, Microbacteria
tuberculosis 75 - 150 ngày, virus lở mồm long móng (FMD) sống trong nước thải 100 120 ngày… các loại vi trùng có nha bào như: Bacillus tetani 3 - 4 năm. Trứng giun sán
với nhiều loại điển hình như: Fasciolahepatica, Fasciola gigantica, Fasciolosis buski,
Ascaris suum, Oesophagostomum sp, Trichocephalus dentatus… có thể phát triển đến
giai đoạn gây nhiễm sau 6 - 28 ngày và tồn tại 5 - 6 tháng [4].
Ví dụ về ảnh hưởng của chất thải chăn ni lợn tới chất lượng nước mặt do
nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội nghiên cứu tại các ao tự
nhiên thuộc xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương như sau: giá trị pH dao
động trong khoảng từ 6,79 - 8,10 tức là đều ở trạng thái trung tính; Hàm lượng oxy
hịa tan (DO) dao động từ 0,52 - 1,03 mg/l; Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD 5 ) dao động
từ 20,70 - 40,15 mg/l; Nhu cầu oxy sinh hóa học (COD) dao động trong khoảng 136 300 mg/l; Các chất dinh đưỡng như PO 4 3- dao động trong khoảng từ rất ít đến 17,67
mg/l, NH 4 + và NO 3 - lần lượt dao động trong các khoảng từ rất ít đến 17,76 mg/l; 0,24
- 0,94 mg/l và 6,39 - 22,16 mg/l [1].
Bảng 1.17: Kết quả phân tích chất lượng nước mặt tại các ao tự nhiên
trên địa bàn xã Lai Vu, huyện Kim Thành, tỉnh Hải Dương [1]
Chỉ tiêu
pH

Đơn vị

M1

M2

M3


M4

QCVN
08:2008/BTNMT
(Mức A2)

7,49

7,01

6,97

8,10

6 - 8,5

17


×