Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Hoàn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng tại Khu công nghiệp Song Khê Nội Hoàng tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (819.43 KB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐẶNG ĐÌNH TĨNH

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG HẠ TẦNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP SONG KHÊ –
NỘI HOÀNG TỈNH BẮC GIANG.

LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

HÀ NỘI - 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐẶNG ĐÌNH TĨNH

HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG HẠ TẦNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP SONG
KHÊ-NỘI HOÀNG TỈNH BẮC GIANG

Chuyên ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ
Mã số:

2016BQLKT-BG42

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


TS. ĐẶNG VŨ TÙNG

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi. Các tài
liệu, số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực. Kết quả nghiên cứu cuối
cùng chưa được công bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào khác trước đây.
Tơi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình./.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Đặng Đình Tĩnh

i

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trường Đại học Bách khoa Hà
Nội, nhất là các cán bộ, giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý, Viện Đào tạo Sau đại
học đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành bản luận văn này. Đặc biệt
tác giả xin trân trọng cảm ơn thầy giáo hướng dẫn - TS. Đặng Vũ Tùng đã hết lịng
ủng hộ và hướng dẫn tác giả hồn thành luận văn.
Tác giả cũng xin trân trọng cảm ơn Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bắc
Giang, Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi hỗ trợ, giúp đỡ tác giả trong việc thu thập thông tin, tài liệu trong quá
trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ, chia sẻ khó khăn và

động viên tác giả trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để hồn thành luận văn
này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, Ngày

tháng
Học viên

Đặng Đình Tĩnh

ii

năm 2018


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ...................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. ix
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu .............................................................. 1
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn ......................................................... 3
6. Kết cấu dự kiến của luận văn ........................................................................ 4
CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN

ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH ......................................................... 5
1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG .................. 5
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản ................................................................ 5
1.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng ............................................................. 7
1.1.3 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng ...................................... 8
1.2 QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ........................................... 11
1.2.1 Khái niệm .............................................................................................. 11
1.2.2 Những yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng .............................. 13
1.2.3 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình ..................... 14
1.3 NỘI DUNG CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG CƠNG
TRÌNH ............................................................................................................. 18
1.3.1. Công tác quản lý phạm vi dự án ........................................................... 18
1.3.2 Công tác quản lý tiến độ của dự án ....................................................... 18
1.3.3 Cơng tác quản lý chi phí của dự án ........................................................ 19
iii


1.3.4 Công tác quản lý chất lượng của dự án ................................................. 19
1.3.5 Công tác quản lý nguồn nhân lực.......................................................... 20
1.3.6 Công tác quản lý rủi ro trong dự án ...................................................... 21
1.3.7 Cơng tác quản lý an tồn lao động và vệ sinh môi trường ................... 21
1.3.8 Quản lý chất lượng công việc của hợp đồng .......................................... 22
1.4 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN .. 24
1.4.1 Các yếu tố bên ngoài ............................................................................. 24
1.4.2 Các yếu tố bên trong ............................................................................. 24
Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 26
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP SONG KHÊ – NỘI
HOÀNG TỈNH BẮC GIANG ...................................................................... 27
2.1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KHU

CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG ............................................................ 27
2.1.1 Giới thiệu chung ..................................................................................... 27
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ......................................................................... 28
2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy .......................................................................... 30
2.2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG
KCN SONG KHÊ – NỘI HOÀNG TỈNH BẮC GIANG ............................... 34
2.2.1 Tổng quan về dự án ................................................................................ 34
2.2.2. Quy mô xây dựng .................................................................................. 35
2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN TẠI KHU CÔNG
NGHIỆP SONG KHÊ - NỘI HỒNG TỈNH BẮC GIANG ......................... 38
2.3.1 Cơng tác quản lý phạm vi dự án ........................................................... 38
2.3.2 Công tác quản lý tiến độ của dự án ....................................................... 39
2.3.3 Cơng tác quản lý chi phí của dự án ....................................................... 41
2.3.4 Công tác quản lý chất lượng của dự án ................................................. 45
2.3.5 Công tác lựa chọn nhà thầu ................................................................... 49
2.3.6 Quản lý hợp đồng xây dựng ................................................................... 52
iv


2.3.7 Công tác quản lý rủi ro trong dự án ...................................................... 53
2.4 PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ............................................................... 56
2.4.1 Các yếu tố bên ngoài ............................................................................. 56
2.4.2 Các yếu tố bên trong ............................................................................. 58
2.5 ĐÁNH GIÁ CHUNG ............................................................................... 59
2.5.1 Những thành tựu đạt được..................................................................... 59
2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân ............................................................ 60
Kết luận chương 2 ........................................................................................... 64
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG TẠI KHU CÔNG NGHIỆP SONG

KHÊ – NỘI HOÀNG TỈNH BẮC GIANG ................................................. 66
3.1 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY PHÁT
TRIỂN HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BẮC GIANG .................. 66
3.1.1 Định hướng phát triển của CTPTHTKCN ............................................ 66
3.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ của CTPTHTKCN trong thời gian tới .............. 69
3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HẠ TẦNG TẠI KHU CƠNG NGHIỆP SONG KHÊ
– NỘI HỒNG TỈNH BẮC GIANG TRONG THỜI GIAN TỚI ................. 71
3.2.1 Hồn thiện cơng tác tổ chức .................................................................. 71
3.2.2 Hồn thiện cơng tác quản lý về đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng
hạ tầng ............................................................................................................. 73
3.2.2.1 Sự cần thiết .......................................................................................... 73
3.2.2.2 Xây dựng quy trình lựa chọn nhà thầu ................................................ 73
3.2.2.3 Nâng cao chất lượng đấu thầu, lựa chọn nhà thầu .............................. 75
3.2.3 Hoàn thiện cơng tác giám sát và kiểm sốt tiến độ thi công dự án đầu tư
xây dựng hạ tầng ............................................................................................. 75
3.2.4 Hoàn thiện về quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng hạ tầng ....... 79

v


3.2.5 Hồn thiện cho cơng tác quản lý chi phí của dự án đầu tư xây dựng hạ
tầng KCN......................................................................................................... 81
3.2.6 Hồn thiện cho cơng tác quản lý an tồn lao động và vệ sinh môi trường
xây dựng của dự án đầu tư xây dựng hạ tầng ................................................. 83
3.2.7 Hoàn thiện trong cơng tác đền bù, giải phóng mặt bằng ...................... 84
Kết luận chương 3 .......................................................................................... 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BCKT-KT ĐTXD

Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng.

BCNCKT ĐTXD

Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng.

BCNCTKT ĐTXD

Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng.

BTCT

Bê tông cốt thép.

CBVC

Cán bộ viên chức.

CĐT

Chủ đầu tư.

CTPTHTKCN


Công ty Phát triển hạ tầng KCN tỉnh Bắc Giang.

DAĐT

Dự án đầu tư.

ĐTXD

Đầu tư xây dựng.

GPMB

Giải phóng mặt bằng.

HSDT

Hồ sơ dự thầu.

HSMT

Hồ sơ mời thầu.

NLĐ

Người lao động.

NSNN

Ngân sách nhà nước.


PCCC

Phòng cháy chữa cháy.

QLDA

Quản lý dự án.

UBND

Ủy ban nhân dân.

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Q trình quản lý dự án .............................................................................13
Hình 2.1. Các Cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh Bắc Giang ...........................28
Hình 2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Phát triển hạ tầng KCN tỉnh Bắc Giang ......31
Hình 3.1. Qui trình lựa chọn nhà thầu .......................................................................74
Hình 3.2. Qui trình cơ bản về giám sát thi công xây lắp khi thực hiện một dự án đầu
tư xây dựng tại Cơng ty .............................................................................................76
Hình 3.3. Qui trình cơ bản về giám sát tiến độ thi công xây lắp khi thực hiện một dự
án đầu tư xây dựng tại Cơng ty .................................................................................77
Hình 3.4. Qui trình cơ bản về quản lý chất lượng thi công xây lắp khi thực hiện một
dự án đầu tư xây dựng tại Công ty ............................................................................80

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.3: So sánh tiến độ thực tế so với tiến độ kế hoạch .......................................40
Bảng 2.4: Quy định mức tạm ứng CTPTHTKCN áp dụng ......................................43
Bảng 2.5: Thống kê số gói thầu xây lắp chưa đảm bảo chất lượng thi công một số
công việc của dự án KCN Song Khê – Nội Hồng ...................................................48
Bảng 2.6: Tổng hợp hình thức lựa chọn nhà thầu các gói thầu KCN Song Khê – Nội
Hoàng ........................................................................................................................50

ix


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Công tác quản lý dự án là một q trình phức tạp, khơng có sự lặp lại và
khơng có dự án nào giống dự án nào, thậm chí trong q trình thực hiện dự án cịn
có sự thay đổi mục tiêu, quy mơ, ý tưởng. Cho nên, việc điều hành quản lý dự án
cũng ln thay đổi linh hoạt, khơng có cơng thức nhất định. Trong khoảng một thập
niên trở lại đây, cùng với xu hướng hội nhập khu vực hóa, tồn cầu hóa trong mọi
lĩnh vực kinh tế và cả lĩnh vực đầu tư xây dựng, công tác quản lý đầu tư xây dựng
ngày càng trở nên phức tạp địi hỏi mang tính chuyên nghiệp, sự phối hợp của nhiều
cấp, nhiều ngành mới có thể đáp ứng nhu cầu xây dựng các cơng trình hạ tầng kỹ
thuật khu cơng nghiệp ở nước ta trong thời gian tới, đem lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội cho đất nước.
Những năm qua, Bắc Giang đã từng bước xây dựng phát triển trở thành một
trong những trung tâm cơng nghiệp, dịch vụ đóng vai trị thúc đẩy sự phát triển kinh
tế văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của khu vực. Với tiềm lực hiện có tỉnh Bắc
Giang đang dần từng bước đầu tư vào nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, đồng thời chú
trọng cải cách thủ tục hành chính, tích cực quảng bá, tuyên truyền về tiềm năng, lợi
thế của Bắc Giang ra khắp nơi nhằm thu hút đầu tư cho nhiều dự án, trong đó có
những dự án đầu tư xây dựng do Công ty Phát triển hạ tầng KCN tỉnh Bắc Giang
(CTPTHTKCN) được giao làm Chủ đầu tư. Các dự án do CTPTHTKCN thực hiện

là các dự án về công trình hạ tầng kỹ thuật khu cơng nghiệp. Tuy nhiên, trong
những năm tới để đạt được hiệu quả cao nhất cơng tác quản lý dự án tại
CTPTHTKCN thì một vấn đề đặt ra mang tính chất thiết yếu, then chốt đó là phải
nâng cao năng lực hoạt động, hồn thiện công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng
công trình.
Xuất phát từ thực tế trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu “Hồn thiện cơng
tác Quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng tại Khu công nghiệp Song Khê Nội Hoàng tỉnh Bắc Giang” là rất cần thiết trong giai đoạn sắp tới.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Hiện nay, Nhà nước thực hiện đầu tư trực tiếp từ nguồn vốn ngân sách Nhà
nước (NSNN) đối với các dự án như phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, trụ sở
1


làm việc, khu công cộng…. đây là các dự án đòi hỏi nhà nước phải tham gia với tư
cách là chủ đầu tư, theo dõi, quản lý từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và kết
thúc quả trình đầu tư đưa vào khai thác sử dụng. Đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
về hoạt động quản lý sử dụng vốn đầu tư từ NSNN chủ yếu tập trung trong quản lý
dự án đầu tư xây dựng cơ bản và có thể kể đến một số cơng trình nghiên cứu: Luận
văn của thạc sỹ Phạm Văn Bá bảo vệ năm 2016 với đề tài: “Hồn thiện cơng tác quản
lý dự án đầu tư xây dựng huyện Quỳnh Lưu tỉnh Nghệ An’’, Luận văn của thạc sỹ
Nguyễn mạnh Cường bảo vệ năm 2016 với đề tài: “Hồn thiện cơng tác quản lý dự
án đầu tư công trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh” ngồi ra cịn có các đề tài Luận văn
của

thạc

sỹ

Nguyễn


Văn

San

bảo

vệ

năm

2016

với

đề

tài:

“Một số biện pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý các dự án đầu tư xây dựng cơng
trình của Ban QTDA đầu tư và xây dựng huyện Mê Linh, Hà Nội”; Luận văn của
thạc sỹ Lê Văn Thành bảo vệ năm 2013 với đề tài: “Hoàn thiện mơ hình quản lý dự
án đầu tư xây dựng cơng trình đặc thù của Chủ đầu tư trong lực lượng công an nhân
dân”; Luận văn của thạc sỹ Dương Đăng Tứ bảo vệ năm 2014 với đề tài: “Giải pháp
nâng cao chất lượng công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình tại cơng an
thành phố Hà Nội”; Luận văn thạc sỹ Phạm Tuấn Anh bảo vệ năm 2015 với đề tài “
hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình tại Ban quản lý dự án
957-Bộ Cơng An” và cịn nhiều tác giả nghiên cứu việc quản lý dự án. Tuy nhiên, tác
giả thấy việc hồn thiện cơng tác quản lý dự án vẫn còn là một vấn đề cần nghiên
cứu, xem xét và phân tích cụ thể để đem lại hiệu quả cao hơn trong công tác quản lý
dự án đặc biệt là công tác quản lý dự án của cơ quan tác giả đang cơng tác. Chính lý

do đó tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: Hoàn thiện công tác Quản lý dự án đầu tư
xây dựng hạ tầng tại Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng tỉnh Bắc Giang.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Luận văn nghiên cứu và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về công tác
quản lý dự án, đồng thời phân tích thực trạng cơng tác quản lý dự án tại
CTPTHTKCN với các nội dung như quản lý chất lượng, chi phí, tiến độ, an tồn lao
động, vệ sinh mơi trường, lựa chọn nhà thầu. Từ đó đề xuất những giải pháp chủ
yếu nhằm hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng mà CTPTHTKCN làm
Chủ đầu tư và quản lý dự án.
2


4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu
công nghiệp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Công ty Phát triển hạ tầng
KCN tỉnh Bắc Giang.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về mặt lý luận: Chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận chung về quản lý
dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
- Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng cơng tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng hạ tầng khu công nghiệp của Công ty Phát triển hạ tầng KCN tỉnh Bắc Giang
giai đoạn 2005-2017, đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý dự án
đầu tư xây dựng hạ tầng khu công nghiệp cho Công ty Phát triển hạ tầng KCN tỉnh
Bắc Giang.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn: Tác giả thu thập dữ liệu từ các báo cáo của
Công ty Phát triển hạ tầng khu cơng nghiệp, các kết luận của đồn thanh tra tỉnh để
phục vụ cho việc hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án.
- Phương pháp phân tích so sánh: Để xác định những bất cập trong công

tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình.
- Phương pháp tổng hợp: Từ những phân tích đánh giá những ưu điểm, những
hạn chế để đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý dự án đối với
các cơng trình xây dựng theo hình thức đầu tư cơng.
- Phương pháp luận chung: Vận dụng những phương pháp chung của kinh tế
chính trị, những nguyên lý, quan điểm, phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác –
Lênin, đó là phương pháp trừu tượng hoá khoa học, kết hợp logic với lịch sử, lý
luận với thực tiễn vào q trình phân tích, đánh giá.
- Phương pháp cụ thể: Sử dụng phương pháp phân tích tài liệu về quản lý dự
án của Công ty Phát triển hạ tầng khu công nghiệp, kết hợp phương pháp quan sát,
phương pháp thống kê, so sánh số liệu, khảo sát thực tế, dự báo. Đặc biệt là phương
pháp tổng hợp – phân tích so sánh để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu về quản lý dự

3


án, từ đó có sự định hướng trong cơng tác quản lý dự án trong thời gian tới và rút ra
kết luận vấn đề
Ngồi ra Luận văn cịn kế thừa các kết quả và nghiên cứu đã được kiểm
nghiệm đánh giá từ trước đến nay để làm sáng tỏ thêm những vấn đề cần nghiên
cứu, phân tích.
6. Kết cấu dự kiến của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 03 (ba)
chương cụ thể như sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
hạ tầng.
Chương II: Thực trạng cơng tác quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng khu
công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng tỉnh Bắc Giang.
Chương III: Giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản lý dự án đầu tư xây
dựng hạ tầng khu công nghiệp Song Khê – Nội Hoàng tỉnh Bắc Giang.


4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH
1.1 KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
1.1.1 Khái niệm và đặc trưng cơ bản
Theo Khoản 2, Điều 3 Luật Đầu tư thì: “Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ
vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa
bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.”
Dự án đầu tư (DAĐT) xây dựng khác với các dự án khác là dự án đầu tư bắt
buộc có liên quan đến xây dựng, dù tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư của phần xây
dựng có rất nhỏ.
Theo Khoản 15, Điều 3 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 thì dự án đầu tư xây
dựng cơng trình là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến
hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo cơng trình xây dựng
nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng cơng trình hoặc sản phẩm, dịch vụ
trong thời hạn và chi phí xác định. Hồ sơ dự án đầu tư xây dựng bao gồm 2 phần,
phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở.
Theo GS. TSKH Nguyễn Văn Chọn, trong cuốn Kinh tế đầu tư xây dựng, nhà
xuất bản xây dựng năm 2010 thì: “Dự án đầu tư xây dựng là một tập hợp các đề
xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật
chất nhất định nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng
cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ, trong khoảng thời gian xác định.
Dự án đầu tư xây dựng có những đặc trưng cơ bản sau:
- Có mục đích, kết quả xác định: Tất cả các dự án đều phải có kết quả được
xác định rõ. Kết quả này có thể là một tịa nhà, một cơng trình kỹ thuật hay một dây
chuyền sản xuất hiện đại. Mỗi dự án bao gồm một tập hợp nhiều nhiệm vụ cần được

thực hiện. Mỗi nhiệm vụ cụ thể lại có một kết quả riêng, độc lập. Tập hợp những kết
quả cụ thể của các nhiệm vụ sẽ hình thành nên kết quả chung của dự án. Nói cách
khác, dự án là một hệ thống phức tạp, được phân chia thành nhiều bộ phận, phân hệ
khác nhau để thực hiện và quản lý nhưng đều phải thống nhất đảm bảo các mục tiêu
chung về thời gian, chi phí và chất lượng.
5


- Có chu kì phát triển riêng và có thời gian tồn tại hữu hạn: Như mọi dự án
khác, dự án đầu tư xây dựng là một sự sáng tạo, cũng trải qua các giai đoạn: hình
thành, phát triển, có thời điểm bắt đầu và kết thúc...
- Sản phẩm của dự án mang tính chất đơn chiếc, độc đáo (mới lạ): Kết quả
của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt, mà có tính khác biệt cao. Sản
phẩm và dịch vụ do dự án đem lại là duy nhất, hầu như không lặp lại. Tuy nhiên ở
nhiều dự án khác, tính duy nhất ít rõ ràng hơn và dễ bị che đậy bởi tính tương tự
giữa chúng. Nhưng điều khẳng định là chúng vẫn có thiết kế khác nhau, vị trí khác
nhau, khách hàng khác... Điều ấy cũng tạo nên nét duy nhất, độc đáo.
- Dự án liên quan đến nhiều bên và có sự tương tác phức tạp giữa các bộ phận
quản lý chức năng với quản lý dự án: Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên
hữu quan như Chủ đầu tư, người hưởng thụ dự án, các nhà tư vấn, nhà thầu, các cơ
quan quản lý nhà nước... Tùy theo tính chất của dự án và yêu cầu của Chủ đầu tư
mà sự tham gia các thành phần trên cũng khác nhau. Giữa các bộ phận quản lý chức
năng và bộ phận quản lý dự án thường xuyên có quan hệ với nhau và cùng phối hợp
thực hiện nhiệm vụ nhưng mức độ tham gia của các bộ phận không giống nhau. Để
thực hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thường
xuyên mối liên hệ với các bộ phận quản lý khác.
- Môi trường hoạt động “va chạm”: Quan hệ giữa các dự án là quan hệ chia
nhau cùng một nguồn lực khan hiếm của tổ chức. Dự án “cạnh tranh” lẫn nhau và
với các hoạt động tổ chức sản xuất khác về tiền vốn, nhân lực, thiết bị... Trong đó
có “hai thủ trưởng” nên không biết phải thực hiện mệnh lệnh của cấp trên trực tiếp

nào nếu hai lệnh lại mâu thuẫn nhau... Do đó, mơi trường quản lý dự án có nhiều
quan hệ phức tạp nhưng năng động.
- Tính bất định và rủi ro cao: Hầu hết các dự án địi hỏi quy mơ tiền vốn, vật
tư và lao động rất lớn để thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. Mặt khác,
thời gian đầu tư và vận hành kéo dài nên các dự án đầu tư phát triển thường có độ
rủi ro cao. Tuy nhiên các dự án khơng chịu cùng một mức độ khơng chắc chắn, nó
phụ thuộc vào: Tầm cỡ của dự án, mức độ hao mịn của dự án, cơng nghệ được sử
dụng, mức độ đòi hỏi của các ràng buộc về chất lượng, thời gian, chi phí, tính phức
tạp và tính khơng thể dự báo trước được của môi trường dự án...
6


- Sử dụng nguồn lực và nguồn lực này bị hạn chế: Nguồn lực gồm nhân lực,
nguyên vật liệu, ngân sách và thời gian.
- Bị gị bó trong những ràng buộc nghiêm ngặt: Hồn thành cơng trình là một
mục tiêu đặc biệt trong điều kiện ràng buộc nhất định về thời gian, về nguồn lực, về
chất lượng, về chi phí đầu tư và về hiệu quả đầu tư.
- Phải tuân theo trình tự đầu tư xây dựng: Từ lúc đưa ra ý tưởng đến khi cơng
trình hồn thành đưa vào sử dụng.
1.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng
Phân loại DAĐT xây dựng được căn cứ trên các yếu tố nhất định. Đối với các
DAĐT xây dựng, có nhiều yếu tố có thể đóng vai trị làm dấu hiệu để phân loại dự
án như Chủ đầu tư khởi xướng, khách hàng, thời gian thực hiện... Tuy nhiên trong
phạm vi nghiên cứu này, luận văn muốn đề cập đến các dấu hiệu đặc trưng đó là:
- Theo mục đích nội dung đầu tư:
+ Nhóm các DAĐT xây dựng cơ bản.
+ Nhóm các DAĐT xây dựng cơ sơ hạ tầng khu cơng nghiệp.
+ Nhóm các DAĐT sản xuất.
+ Nhóm các DAĐT dịch vụ kinh doanh.
+ Nhóm các DAĐT mở rộng.

+ Nhóm các DAĐT trực tiếp nước ngồi.
+ Nhóm các DAĐT hỗ trợ tài chính.
+ Nhóm các DAĐT trợ giúp kỹ thuật.
+ Nhóm khác.
- Theo quy mơ, tính chất, loại cơng trình chính của dự án:
Theo Luật Đầu tư cơng số 49/2014/QH13 ngày 18/6/2014 Dự án đầu tư xây
dựng được phân loại theo quy mơ, tính chất, loại cơng trình chính của dự án gồm:
+ Dự án quan trọng quốc gia;
+ Dự án nhóm A;
+ Dự án nhóm B;
+ Dự án nhóm C.
- Theo nguồn vốn đầu tư:
Dự án có nguồn vốn trong nước: Vốn trong nước hình thành từ nguồn tích lũy
7


nội bộ của nền kinh tế quốc dân có ý nghĩa quyết định cho đầu tư cơng ích, bao
gồm:
+ Vốn ngân sách nhà nước.
+ Vốn tín dụng ưu đãi của nhà nước.
+ Vốn thuộc quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia.
+ Vốn trái phiếu chính phủ.
+ Vốn tín dụng thương mại.
+ Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước.
+ Vốn hợp tác liên doanh với nước ngoài của doanh nghiệp nhà nước.
+ Vốn do Cơ quan cấp tỉnh, huyện huy động đóng góp của các tổ chức, các
nhân.
+ Vốn đầu tư của các tổ chức kinh tế không thuộc doanh nghiệp nhà nước và
vốn đầu tư của dân.
Dự án của nguồn vốn ngoài nước, bao gồm:

+ Vốn thuộc các khoản vay nước ngồi của Chính phủ và nguồn viện trợ quốc
tế dành cho đầu tư phát triển (kể cả vốn ODA).
+ Vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI).
+ Vốn đầu tư của các cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, cơ quan nước ngoài
được phép xây dựng ở nước ta.
1.1.3 Các giai đoạn thực hiện dự án đầu tư xây dựng
Nghiên cứu các giai đoạn đầu tư sẽ giúp cho việc quản lý các công việc (phạm
vi) của dự án đầu tư xây dựng theo đúng trình tự đầu tư, nhằm đạt mục tiêu của dự
án một cách tốt nhất.
Theo Khoản 1 Điều 50 Luật Xây dựng thì: “Trình tự đầu tư xây dựng có 03
giai đoạn gồm chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa cơng trình
của dự án vào khai thác sử dụng, trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ.”
* Giai đoạn chuẩn bị dự án:
Đây là giai đoạn đầu tiên, có ý nghĩa tạo tiền đề và quyết định sự thành công
hay thất bại ở hai giai đoạn sau, đặc biệt là với giai đoạn kết thúc xây dựng đưa
cơng trình của dự án vào khai thác sử dụng. Ở giai đoạn này, vấn đề chất lượng, vấn
đề chính xác của các kết quả nghiên cứu, tính tốn và dự đốn là rất quan trọng.
8


Tổng chi phí giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm từ 0,5-15% vốn đầu tư vào dự án.
Làm tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt phần vốn còn
lại, tạo cơ sở cho quá trình hoạt động của dự án được thuận lợi, nhanh chóng phát
huy hết nguồn lực phục vụ dự kiến, khẳng định tính khả thi của dự án.
Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các công việc:
- Xác định sự cần thiết phải đầu tư;
- Thi tuyển thiết kế kiến trúc (nếu có);
- Khảo sát phục vụ thiết kế cơ sở;
- Lập dự án đầu tư: tổ chức lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây
dựng (BCNCTKT ĐTXD) (nếu có); lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây

dựng (BCNCKT ĐTXD) hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng (BCKTKT ĐTXD) để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng. Trong đó:
+ BCNCTKT ĐTXD là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự
cần thiết, tính khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở xem xét,
quyết định chủ trương đầu tư xây dựng;
+ BCNCKT ĐTXD là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu về sự cần
thiết, mức độ khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế
cơ sở được lựa chọn, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây dựng;
+ BCKT-KT ĐTXD là tài liệu trình bày các nội dung về sự cần thiết, mức độ
khả thi và hiệu quả của việc đầu tư xây dựng theo phương án thiết kế bản vẽ thi
cơng xây dựng cơng trình quy mơ nhỏ, làm cơ sở xem xét, quyết định đầu tư xây
dựng;
- Thẩm tra tính hiệu quả của dự án;
- Thẩm định, phê duyệt dự án.
* Giai đoạn thực hiện dự án:
Là giai đoạn tiếp theo sau khi DAĐT được phê duyệt, tùy theo mỗi dự án về
mặt quy mô và tính chất, giai đoạn này bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Thực hiện việc giao đất hoặc thuê đất (nếu có), nhận đất trên thực địa;
- Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có);
- Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có);
- Khảo sát xây dựng và thiết kế các bước tiếp theo (nếu có);
9


- Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng;
- Cấp giấy phép xây dựng (đối với công trình theo quy định phải có giấy phép
xây dựng ví dụ như cơng trình bí mật nhà nước, cơng trình XD theo lệnh khẩn cấp,
cơng trình XD tạm, cơng trình nằm trên địa bàn của hai đơn vị hành chính cấp tỉnh
trở lên, cơng trình hạ tầng kỹ thuật ở nơng thơn, cơng trình xây dựng thuộc DA
KCN khu chế xuất khu công nghệ cao);
- Tổ chức chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng;

- Thi công xây dựng;
- Giám sát thi công xây dựng;
- Mua sắm, lắp đặt thiết bị cơng trình, thiết bị cơng nghệ (nếu có);
- Giám sát lắp đặt thiết bị cơng trình, thiết bị công nghệ;
- Quản lý dự án đầu tư xây dựng;
- Tạm ứng, thanh tốn khối lượng hồn thành;
- Nghiệm thu cơng trình xây dựng hồn thành;
- Bàn giao cơng trình hồn thành đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử và thực
hiện các công việc cần thiết khác.
Đây là giai đoạn chiếm nhiều thời gian và nỗ lực nhất. Những vấn đề cần xem
xét trong giai đoạn này là những yêu cầu kỹ thuật cụ thể, vấn đề so sánh, đánh giá
lựa chọn công cụ, thiết bị, kỹ thuật lắp ráp, mua thiết bị chính.
Kết thúc giai đoạn này thể hiện cơng trình được bàn giao đưa vào sử dụng.
* Giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử
dụng:
Quá trình đầu tư khơng phải chỉ đơn giản bao gồm có gian đoạn chuẩn bị dự
án và thực hiện dự án, mà còn thực hiện kết thúc xây dựng và vận hành khai thác
cơng trình của dự án. Nếu theo nghĩa rộng giai đoạn vận hành khai thác cơng trình
của dự án để hồn vốn và sinh lợi cũng có thể cịn thuộc về giai đoạn thực hiện dự
án. Cho nên theo sự phân chia giai đoạn theo quy chế quản lý đầu tư xây dựng, giai
đoạn thực hiện dự án được hiểu theo nghĩa hẹp, và chỉ bao gồm giai đoạn xây dựng
cơng trình của dự án.
Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa cơng trình của dự án vào khai thác sử dụng
gồm các công việc:
10


- Kết thúc xây dựng:
+ Hồn cơng cơng trình;
+ Quyết tốn dự án hồn thành;

+ Hồn trả, bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư (CĐT);
+ Bảo hành cơng trình.
- Khai thác, vận hành dự án:
+ Chuẩn bị các yếu tố để khai thác, vận hành dự án theo thiết kế;
+ Thực hiện bảo trì cơng trình;
+ Đánh giá sau đầu tư.
Đối với dự án gồm nhiều dự án thành phần, nếu từng dự án thành phần có thể
độc lập vận hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư thì mỗi dự án thành
phần có thể được quản lý, thực hiện như một dự án độc lập. Việc phân chia dự án
thành các dự án thành phần do người quyết định đầu tư quyết định.
1.2 QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG
- Quản lý dự án (QLDA) chính thức được thừa nhận từ cuối những năm 1950
và trong q trình phát triển nó ít được ứng dụng mà chỉ được dùng trong các hệ
thống quân sự. Từ giữa thập niên 60 đến giữa thập niên 80 các phương pháp quản lý
dự án đã được phát triển và hoàn thiện nhưng vẫn chỉ được hưởng ứng bởi một
lượng ít ỏi các đơn vị trong ngành cơng ngiệp. Đến thập niên 90, sự quan tâm với
quản lý dự án đã tăng lên bởi sự hội tụ của nhiều yếu tố. Cơng nghệ máy tính đã tạo
nên một sự khác biệt đáng kể trong cách làm việc của chúng ta. Có rất nhiều máy
tính, phần mềm mạnh cho phép dễ dàng sử dụng các kỹ thuật quản lý dự án. Ngày
nay, các phương pháp quản lý dự án không có sự thay đổi nhiều so với một thế hệ
trước đó, nhưng nó đã được chấp nhận trên hầu hết các lĩnh vực.

1.2.1 Khái niệm
- Quản lý dự án là quá trình lập kế hoạch, điều phối thời gian, nguồn lực và
giám sát quá trình phát triển của dự án, nhằm đảm bảo cho dự án hoàn thành đúng
thời hạn, trong phạm vi ngân sách được duyệt và đạt được các yêu cầu đã định về
kỹ thuật và chất lượng sản phẩm hay dịch vụ, bằng những phương pháp và điều
kiện tốt nhất cho phép. Có thể tóm tắt quá trình đó bằng sơ đồ sau (xem hình 1.1).
- Khởi xướng dự án: Quá trình khởi xướng dự án là xác định bản chất và phạm
11



vi của dự án. Nếu giai đoạn này không được làm tốt thì dự án khó đạt được thành
cơng trong việc đáp ứng nhu cầu trong kinh doanh. Nội dung của giai đoạn này
thường bao gồm các vấn đề: phân tích nhu cầu kinh doanh theo các mục đích có thể
đo lường được; xem xét các hoạt động hiện thời của đơn vị; phân tích tài chính về
các mặt chi phí và lợi ích, bao gồm cả ngân sách; phân tích ảnh hưởng; Xác định
các vấn đề tổng quát của dự án bao gồm các vấn đề chi phí, nhiệm vụ, phân phối,
tiến độ.
- Lập kế hoạch: Để thực hiện chức năng kế hoạch, QLDA phải thực hiện một
số nhiệm vụ quan trọng nhất trong quá trình quản lý dự án, đó là xây dựng mục tiêu,
xác định những cơng việc cần được tiến hành, những nguồn lực cần thiết để thực
hiện một dự án và lên kế hoạch hành động theo một trình tự logic phù hợp những
cơng nghệ, kỹ thuật, phương pháp tổ chức, quản lý...
- Tổ chức thực hiện: Gồm các hoạt động tổ chức hệ thống quản lý sản xuất: Có
bộ máy quản lý, biên chế, nhân lực, phân phối nguồn lực cần thiết cho từng giai
đoạn, từng công tác của dự án. Tạo dựng các điều kiện để triển khai kế hoạch thông
suốt.
- Giám sát và kiểm tra: Là q trình theo dõi, kiểm sốt các công việc của dự
án để đảm bảo kế hoạch của dự án được thực hiện chính xác cả về thời gian, chất
lượng và chi phí. Đồng thời phải kịp thời phát hiện các vấn đề trục trặc có thể xảy ra
và khắc phục, điều chỉnh kịp thời.
- Kết thúc dự án: Kết thúc các công việc, đánh giá kết quả, chấm dứt các hợp
đồng, rút ra các bài học...

12


KHỞI XƯỚNG DỰ ÁN


LẬP KẾ HOẠCH THỰC
HIỆN

GIÁM SÁT VÀ KIỂM TRA

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

KẾT THÚC DỰ ÁN

Hình 1.1. Quá trình quản lý dự án
( Tác giả tổng hợp)

1.2.2 Những yêu cầu của quản lý dự án đầu tư xây dựng
Để đạt được các mục tiêu của dự án, công tác quản lý dự án phải thực hiện các
yêu cầu sau:
- Khi đầu tư xây dựng cơng trình, Chủ đầu tư phải tổ chức lập dự án để làm rõ
sự cần thiết phải đầu tư và xây dựng hiệu quả đầu tư xây dựng cơng trình về kinh tế
- xã hội của dự án;
- Đối với dự án nhóm A khơng có trong quy hoạch ngành được cấp có thẩm
quyền phê duyệt thì Chủ đầu tư phải báo cáo Bộ quản lý ngành để xem xét, bổ sung
quy hoạch theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung
quy hoạch trước khi lập dự án đầu tư xây dựng cơng trình. Vị trí, quy mơ xây dựng
phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nếu chưa
có quy hoạch xây dựng thì phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận;
- Bảo đảm chất lượng, an toàn trong xây dựng, vận hành, khai thác, sử dụng cơng
trình, phịng, chống cháy, nổ và bảo vệ mơi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu;
13


- Bảo đảm cấp đủ vốn đúng tiến độ của dự án, hiệu quả tài chính, hiệu quả

kinh tế - xã hội của dự án;
- Phù hợp với các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên
quan.

1.2.3 Các hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng cơng trình
1.2.3.1 Hình thức Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban

Quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực
Theo Điều 63 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13:
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng khu vực được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện, người đại diện có thẩm
quyền của doanh nghiệp nhà nước ra quyết định thành lập. Ban Quản lý dự án
chuyên ngành, Ban Quản lý dự án khu vực quản lý dự án thuộc cùng chun ngành,
tuyến cơng trình hoặc trên cùng một địa bàn.
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng khu vực được giao làm chủ đầu tư một số dự án và thực hiện chức năng,
nhiệm vụ quản lý dự án, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết.
- Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban Quản lý dự án đầu tư
xây dựng khu vực có trách nhiệm:
+ Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư theo quy định tại Điều 68
Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, trực tiếp quản lý đối với những dự án do người
quyết định đầu tư giao và thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại điều 69 của
Luật Xây dựng số 50.
+ Bàn giao cơng trình cho cơ quan, đơn vị quản lý vận hành, khai thác sử
dụng; trường hợp cần thiết cần người quyết định đầu tư giao thì trực tiếp quản lý
vận hành, khai thác sử dụng cơng trình.
+ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư
xây dựng khu vực được thực hiện tư vấn Quản lý dự án đối với dự án khác khi có
yêu cầu và thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 70 của luật này.

1.2.3.2 Hình thức Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án

- Chủ đầu tư thành lập Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án để trực
14


×