Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Nghiên cứu tổng hợp hạt nano cu fe co ứng dụng trong thâm canh cây ngô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.9 MB, 84 trang )

....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------LÊ THÀNH

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HẠT NANO Cu, Fe, Co
ỨNG DỤNG TRONG THÂM CANH CÂY NGÔ

Chuyên ngành : Kỹ thuật Hóa học

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hóa Học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
1. PGS.TS. Trần Thị Thúy
2. PGS.TS. Hoàng Anh Sơn

Hà Nội – Năm


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------LÊ THÀNH

NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP HẠT NANO Cu, Fe, Co
ỨNG DỤNG TRONG THÂM CANH CÂY NGÔ

Chuyên ngành : Kỹ thuật Hóa học

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


Hóa Học

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
1. PGS.TS. Trần Thị Thúy
2. PGS.TS. Hoàng Anh Sơn

Hà Nội – Năm


Tóm Tắt Luận văn thạc sỹ
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp hạt nano Cu, Fe, Co, ứng dụng trong thâm canh cây
ngơ
Tác giả luận văn: Lê Thành

Khố: 2016B

Người hướng dẫn chính: PGS. TS. Trần Thị Thuý
Người hướng dẫn phụ: PGS.TS. Hồng Anh Sơn
Nội dung tóm tắt:
a) Lý do chọn đề tài
Cơng nghệ nano đã và đang có rất nhiều ứng dụng quan trọng trong nhiều lĩnh vực
đời sống, sản xuất. Tiềm năng của nó là rất lớn tuy nhiên việc lựa chọn các hướng
nghiên cứu hợp lý có tính ứng dụng cao là cần thất trong bối cảnh nước ta điều kiện
kinh tế, cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế. Với đặc thù là một nước nông nghiệp với
hơn 70% dân số nước ta sống bằng nghề nông tuy nhiên nền nơng nghiệp nước ta
vẫn cịn rất manh mún, lạc hậu, chất lượng sản phẩm chưa cao, sản lượng thấp và
chịu ảnh hưởng rất nhiều của điều kiện tự nhiên. Nhận thấy trên thế giới đã có một
số nghiên cứu về việc ứng dụng các hạt nano kim loại vào nông nghiệp và đã cho
những thành quả rất khả quan. Vì thế tơi quyết định lựa chọn đề tài “Nghiên cứu
tổng hợp hạt nano Cu, Fe, Co, ứng dụng trong thâm canh cây ngơ” để có thể đưa ra

một chế phẩm có thể nâng cao sản lượng và chất lượng nơng sản việt.
b) Mục đích nghiên cứu của luận văn, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Việc lựa chọn ba loại hạt nano kim loại Fe, Cu, Co căn cứ theo một số kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học tại Nga trong hướng đi này. Có nhiều kết quả cho
thấy rằng khi được sử xử lý bằng ba loại hạt nano kim loại Fe, Cu, Co thì năng suất
và hiệu suất cây ngô tăng rõ rệt. Trong việc chế tạo sản xuất hạt nano có rất nhiều
phương pháp mỗi phương pháp có những ưu nhược điểm khác nhau. Phương pháp
hồn ngun là phương pháp mới lại có ưu điểm là cho sản phẩm nano với độ tinh
khiết cao hơn các phương pháp chế tạo trực tiếp nano kim loại trong dung dịch. Do
đó đề tài sẽ chỉ tập trung nghiên cứu và tìm điều kiệm tối ưu để chế tạo các hạt nano


kim loại bằng phương pháp hoàn nguyên, đồng thời đánh giá hiệu quả ứng dụng sản
phẩm sau chế tạo vào q trình thâm canh cây ngơ.
c) Tóm tắt nội dung và đóng góp của tác giả
Luận văn tóm tắt cho người đọc những khái niệm cơ bản về công nghệ nano nói
chung và các hạt nano kim loại nói riêng, những tính chất cũng như những ứng
dụng của nó trong đời sống. Bên cạch đó luận văn trình bày một cách chi tiết
phương pháp chế tạo ba hạt nano kim loại Fe, Cu, Co bằng phương pháp hoàn
nguyên đồng thời đưa ra các kết quả phân tích để chứng minh cho sự thành cơng
của q trình chế tạo và đưa ra những kết quả của quá trình ứng dụng hạt nano
trong thâm canh cây ngô.
d) phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thực nghiệm khoa học để nghiên cứu chế tạo hạt nano kim
loại Fe, Cu, Co và ứng dụng của chúng tron nông nghiệp.
e) Kết Luận
Sau một thời gia nghiên cứu, thử nghiệm đã chế tạo thành công ba hạt nano Fe, Cu,
Co bằng phương pháp hoàn nguyên. Các thửa ruộng thí nghiệm có ứng dụng hạt các
hạt nano kim loại đều cho năng suất và sản lượng vượt trội so với mẫu đối chứng.
Khơng có sự tồn dư của kim loại trong đất và nông phẩm. Tuy nhiên do thời gian

nhiên cứu có hạn đề án chưa thể chứng minh một cách rõ ràng được cơ chế tác động
của hạt nano kim loại đến sự phát triển nẩy mầm và phát triển của hạt giống. Q
trình tích luỹ kim loại trong mơi trường là q trình tồn lưu cần thực hiện đánh giá
trong thời gian dài. Đề tài mới chỉ đưa ra được kết quả đánh giá trong một mùa vụ
đầu tiên nên vẫn chưa thực sự thể đưa ra khẳng định một cách chính xác nhất


Mở Đầu
Trong những năm gần đây công nghệ nano đã và đang nhận được nhiều sự
quan tâm của các nhà khoa học trong và ngồi nước bởi những tính chất đặc
biệt của chúng. Rất nhiều những ứng dụng của công nghệ nano hiện hữu trong
tất cả các mặt của đời sống con người từ các lĩnh vực dược phẩm, sinh học, y tế,
xây dựng…. cho đến các lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ cao như ngành
vật liệu, hàng không vũ trụ….Tuy đã được ứng dụng vào rất nhiều lĩnh vực
cũng như nhiều sản phẩm khác nhau thì theo nhận định của nhiều nhà khoa học
trên thế giới tiềm năng của cơng nghệ nano vẫn là rất lớn chính vì thế hàng năm
có rất nhiều những cơng trình nghiên cứu, những hướng đi mới về ứng dụng của
hạt nano. Một trong những hướng đi đó là việc ứng dụng hạt nano vào nông
nghiệp cụ thể là việc ứng dụng hạt nano để xử lý hạt giống trước khi gieo trồng.
Với đặc điểm là một nước đang phát triển với gần 70% dân số làm nông nghiệp
nhưng nền nông nghiệp nước ta vẫn còn manh mún lạc hậu, sản lượng và chất
lượng chưa cao nên rất cần thiết phải tìm ra một giãi pháp công nghệ giúp khắc
phục những điều trên. Vì những lý do trên tơi quyết định lựa chọn đề tài:
“Nghiên cứu tổng hợp hạt nano Cu, Fe, Co ứng dụng trong thâm canh cây ngô’’
làm đề tài nghiên cứu của mình.
Để chế tạo các hạt nano có rất nhiều phương pháp chế tạo khác nhau, mỗ
phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, cho nên luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu tìm ra cách chế tạo các hạt nano kim loại Fe, Cu, Co bằng phương
pháp hoàn nguyên và đánh giá những kết quả khi ứng dụng sản phẩm sau chế
tạo vào quá trình thâm canh cây ngơ. Hiện tại ở Việt Nam chưa có các cơng

trình nghiên cứu về việc ứng dụng hạt nano vào trong nơng nghiệp với mục
đích là nâng cao năng suất và chất lượng cho nông phẩm. Những nghiên cứu
ứng dụng trươc đó chủ yếu là trong q trình diệt các loại nấm mốc có hại cho
cây trồng. Vì thế nếu thành cơng đề tài sẽ có thể đóng góp một phần đáng kể

1


vào hướng đi mới đang rất có tiềm năng này. Mặc dù trên thế giới đã có nhiều
nghiên cứu về việc ứng dụng nano kim loại trong nông nghiệp tuy nhiên mỗi
một cây trồng, một loại đất khác nhau thì tác động của các hạt kim loại cũng sẽ
là khác nhau. Do đó việc làm chủ cơng nghê chế tạo đồng thời thử nghiệm trên
các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng ở Việt Nam là rất cần thiết.

2


Mục Lục
Mở Đầu.............................................................................................................. 1
Mục Lục ............................................................................................................ 3
Ký Hiệu Viết Tắt ............................................................................................... 5
Danh Mục Bảng ................................................................................................ 6
Danh Mục Hình Vẽ ........................................................................................... 7
Chương I: Tổng quan Về Công nghệ Nano ...................................................... 9
I.1. Giới thiệu về khoa học và công nghệ nano ............................................. 9
1.1.1. Lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ nano ........................ 9
1.1.2. Nano là gì ....................................................................................... 10
1.1.3. Phân loại vật liệu nano ................................................................... 11
1.1.4 Tính chất đặc biệt của vật liệu nano ................................................ 12
1.1.5. Tính chất của các hạt nano kim loại ............................................... 16

1.2. Tổng quan về nghiên cứu chế tạo và ứng dụng của các hạt nano kim
loại hóa trị khơng ......................................................................................... 17
1.2.1. Tổng quan về các phương pháp chế tạo ......................................... 17
1.2.2. Ứng dụng của hạt nano kim loại .................................................... 21
1.3. Ứng dụng của các hạt nano kim loại trong nơng nghiệp ...................... 24
1.3.1. Tình hình ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp thế giới .. 24
1.3.2. Tình hình ứng dụng cơng nghệ nano vào nông nghiệp ở Việt Nam
.................................................................................................................. 34
1.4. Kết luận chương tổng quan ................................................................... 37
Chương II Phương pháp Nghiên cứu .............................................................. 39
II.1. Phương pháp chế tạo ............................................................................ 39
II.1.1. Chế tạo nano đồng ......................................................................... 39
II.1.2. Chế tạo nano sắt ............................................................................. 42
II.1.3. Chế tạo nano coban........................................................................ 44
II.2. Phương pháp phân tích cơng cụ ........................................................... 46
II.2.1. Phương pháp kính hiển vi điện tử truyền qua SEM ...................... 46
II.2.2. Phương pháp huỳnh quang tia X (XRF) ........................................ 47
II.2.3. Phương pháp nhiễu xạ tia X (XRD) .............................................. 48
3


II.2.4. Phương pháp phổ phát xạ nguyên tử ............................................. 48
Chương III: Kết quả Và Thảo luận ................................................................. 51
III.1. Kết quả chế tạo các hạt nano kim loại ................................................ 51
III.1.1. Kết quả chế tạo nano Fe................................................................... 51
III.1.2. Kết quả chế tạo nano Cu .................................................................. 56
III.1.3. Kết quả chế tạo nano Co .................................................................. 61
III.2. Kết quả ứng dụng hạt nano vào thâm canh nông nghiệp ................... 65
III.2.1. Đánh giá ảnh hưởng của các hạt nano đến sự phát triển của cây ngô
...................................................................................................................... 65

Chương 4 Kết luận .......................................................................................... 76
Tài Liệu Tham Khảo ....................................................................................... 77

4


Ký Hiệu Viết Tắt
Ký hiệu viết tắt
ICP-OES

Tên Tiếng anh
Coupled

plasma

Tên tiếng Việt
optical Phổ phát xạ nguyên tử

emission spectrometry
LC-MS

Liquid chromatography-mass Sắc ký lỏng ghép đầu dò
spectrometry

GC-MS

cảm ứng cao tần plasma

Gas


khối phổ

chromatography-mass Sắc ký khí ghép đầu dị

spectrometry

khối phổ

SEM

Scanning Electron Microscope

Kính hiển vi điện tử quét

XRD

X-Ray Diffraction

Nhiễu xạ tia X

XRF

X-Ray fluorescence

Huỳnh quang tia X

5


Danh Mục Bảng

Bảng 1.1: Số nguyên tử và năng lượng bề mặt của các hạt nano hình cầu ..............13
Bảng 1.2. Độ dài tới hạn của một số tính chất của vật liệu ......................................14
Bảng 1.3. Hàm lượng các nguyên tố dinh dưỡng trong quả dưa chuột sau khi được
xử lý bằng nano vi lượng ..........................................................................................27
Bảng 1.4. Tác dụng của các hạt nano cobalt và nano đồng lên sản lượng ngô bắp và
hạt hướng dương. Hạt giống đã xử lý với các hạt nano (kích thước hạt từ 6 - 40 nm)
trước khi gieo ............................................................................................................28
Bảng 1.5. Thành phần sinh hóa của hạt ngô và hướng dương, hạt giống đã được xử
lý với các hạt nano (kích thước hạt từ 6 - 40 nm) trước khi gieo .............................28
Bảng 1.6. Sản lượng lúa mỳ, khoai tây và củ cải đừờng mà trứớc đó, hạt giống đã
được xử lý với hạt nano (kích thước hạt từ 6 - 40 nm) trước khi gieo .....................29
Bảng 3.1. Thống kê số ngày nảy mầm của các mẫu thí nghiệm ..............................65
Bảng 3.2 Ảnh hưởng của việc xử lý bằng các hạt nano kim loại Fe0, Cu0, Co0 đến
sự sinh trưởng của giống ngô NK7328 .....................................................................66
Bảng 3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử lý bằng các hạt nano kim loại
Fe0, Cu0, Co0 đến khả năng chống chịu hạn của giống ngô NK7328 .......................67
Bảng 3.4. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử lý bằng các hạt nano kim loại
Fe0, Cu0, Co0 đến khả năng chống chịu của giống ngô NK7328 ............................68
Bảng 3.5. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử lý bằng các hạt nano kim loại
Fe0, Cu0, Co0 đến sản lượng của giống ngô NK7328 ...............................................69
Bảng 3.6. Kết quả phân tích hàm lượng các chất dinh dưỡng trong ngô .................70
Bảng 3.7. Hàm lượng kim loại trong nơng phẩm .....................................................71
Bảng 3.8. Kết quả phân tích đất trước và sau khi thu hoạch của vụ năm 2016 ........72
Bảng 3.9. Kết quả phân tích đất trước và sau khi thu hoạch của vụ năm 2017 ........73
Bảng 3.10. Tiêu chuẩn về hàm lượng kim loại có trong đất ....................................74
Bảng 3.11. Kết quả phân tích nước trước và sau vụ mùa năm 2016 ........................74
Bảng 3.12. Kết quả phân tích nước trước và sau vụ mùa năm 2017 ........................75

6



Danh Mục Hình Vẽ
Hình 1.1. Kích thước của một số loại vật chất .........................................................10
Hình 1.2. Hạt nano sắt ..............................................................................................11
Hình 1.3. Dây nano ...................................................................................................12
Hình 1.4. Dây nano ...................................................................................................12
Hình 1.5. Xử lý đất ơ nhiễm bằng nano sắt ..............................................................24
Hình 1.6. Hoạt tính enzyme của dưa chuột: enzym proteaza trung tính (1) và kiềm
(2); enzym glutacion ps eroxidaza (3) K – đối chứng; H-4 – nano Fe, Cu, Co, Mn;
H-Se – nano Selen .....................................................................................................26
Hình 1.7. Cơ chế diệt nấm của nano đồng ...............................................................36
Hình 2.1. Sơ đồ chế tạo oxit đồng CuO ...................................................................39
Hình 2.2. Hệ thí nghiệm chế tạo hạt nano kim loại ..................................................41
Hình 2.3. Sơ đồ chế tạo nano đồng ..........................................................................41
Hình 2.4. Quy trình chế tạo oxit sắt Fe2O3 ...............................................................42
Hình 2.5. Quy trình chế tạo hạt nano sắt ..................................................................43
Hình 2.6. Quy trình chế tạo nano oxit Coban ...........................................................44
Hình 2 7. Quy trình chế tạo hạt nano coban .............................................................45
Hình 2.8. Ảnh SEM chụp bề mặt mẫu .....................................................................46
Hình 2.9. Cơ chế phát xạ của phương pháp huỳnh quang tia X ...............................47
Hình 2.10. Nguyên tắc hoặt động của phổ phát xạ nguyên tử .................................49
Hình 2.11. Ứng dụng hạt nano để xử lý hạt giống ngơ ............................................49
Hình 3.1. Phổ phân tích XRD ...................................................................................51
Hình 3.2. Ảnh SEM của mẫu bột Fe2O3 ...................................................................52
Hình 3.3. Giản đồ nhiễu xạ XRD của các mẫu oxit sắt: trước khi đưa vào buồng
phản ứng (a), sau phản ứng tại 300oC/ 90 phút (b), sau phản ứng tại 400oC/ 60 phút
(c), sau phản ứng tại 400oC/ 90 phút (d). ..................................................................53
Hình 3.4. Ảnh SEM hạt nano Fe sau chế tạo bằng phương pháp hoàn nguyên .......54
Hình 3.5. Kết quả phân tích phân bố kích thước hạt nano bằng máy Zeta sitez ......55
Hình 3.6. Kết quả phân tích XRF của hạt nano Fe ...................................................56

Hình 3.7. Kết quả phân tích XRD của hạt oxi Cu sau nung .....................................57
Hình 3. 8. Ảnh SEM của bột đồng oxit ....................................................................57
Hình 3.9. Giản đồ nhiễu xạ XRD của các mẫu đồng; trước khi đưa vào buồng phản
ứng (a), sau phản ứng tại 400 °C/40 phút(b), sau phản ứng tại 400 °C/90 phút(c). .58
Hình 3.10. Ảnh SEM của nano Cu được chế tạo bằng phương pháp hồn ngun .59
Hình 3.11. Kết quả đo phân bố kích thước hạt trên máy Zeta sizes .........................60
Hình 3.12. Giản đồ XRF của hạt nano kim loại Cu chế tạo bằng phương pháp hồn
ngun .......................................................................................................................60
Hình 3.13. Phổ XRD của nano hydroxit Coban .......................................................61
Hình 3.14. Ảnh SEM oxit coban Co3O4 sau nung ....................................................62
7


Hình 3.15 : Giản đồ nhiễu xạ XRD của các mẫu Co; trước khi đưa vào buồng phản
ứng (a), sau phản ứng tại 200 oC/60 phút (b),sau phản ứng tại 250 oC/60 phút (c),
sau phản ứng tại 300 oC/60 phút (d)..........................................................................63
Hình 3.16. Ảnh chụp SEM mẫu nano Co .................................................................63
Hình 3.17. Kết quả phân tích trên máy Zeta sizes ....................................................64
Hình 3.18. Kết quả phân tích XRF của mẫu Co sau chế tạo ....................................64
Hình 3.19. Hạt ngơ 7 ngày gieo hạt: ở điều kiện thường (a), xử lý hạt giống bằng
dung dịch nano Cu (b), xử lý hạt giống bằng dung dịch nano Co (c), xử lý hạt giống
bằng dung dịch nano Fe (d). ......................................................................................66
Hình 3.20. Bắp ngơ thu hoạch trong điều kiện xử lý hạt giống bằng dung dịch nano
Cu (a), điều kiện thường(b) .......................................................................................69

8


Chương I: Tổng quan Về Công nghệ Nano
I.1. Giới thiệu về khoa học và công nghệ nano

1.1.1. Lịch sử phát triển của khoa học và công nghệ nano

Ý tưởng cơ bản về công nghệ nano được đưa ra bởi nhà vật lý học người mỹ
Richard Freynman vào năm 1959, ông cho rằng khoa học đã đi vào chiều sâu của
cấu trúc vật chất đến từng phân tử, nguyên tử và sâu hơn nữa. Những thuật ngữ
“công nghệ nano” mới bắt đầu được sử dụng vào năm 1974 do Nario Taniguchi một
nhà nghiên cứu tại trường đại học Tokyo sử dụng để đề cập khả năng chế tạo cấu
trúc vi hình của mạch điện tử.
Kể từ khi thuật ngữ “công nghệ nano” xuất hiện rộng rãi từ những năm 80
của thế kỷ trước đến nay theo mô tả của Mike Roco- một nhà khoa học thuộc Trung
tâm Sáng kiến Công nghệ nano Hoa Kỳ thì sự phát triển của cơng nghệ nano được
chỉa ra làm 4 giai đoạn [3]
Giai đoạn 1: Từ những năm 1980 đến năm 2000
Đây được gọi là giai đoạn “Cấu trúc nano thụ động”. Trong giai đoạn này,
người ta chủ yếu tạo ra các vật liệu nano nhằm phục vụ cho một cơng việc cụ thể
nào đó.
Giai đoạn 2: Từ những năm 2000 đến 2005
Các nhà khoa học bắt đầu tổng hợp các vật liệu nano với đa mục đích, như
thuốc, sản phẩm sinh học, và các sản phẩm điện tử.
Giai đoạn 3: Từ năm 2005 đến 2010
Đây là giai đoạn mà các nhà khoa học bắt đầu hướng đến tổng hợp các hệ
nano với hàng ngàn cấu trúc tương tác với nhau ( mạng 3 chiều, rô-bốt, kiến trúc
thứ bậc...)
Giai đoạn 4: Từ năm 2010 dến năm 2020
Đây là giai đoạn có trọng tâm là chế tạo các hệ nano tổ hợp ( các hệ nano này
thường đảm nhiệm các chức năng cũng như các hoạt động giống với tế bào sống).

9



Nhiều nghiên cứu cho rằng, công nghệ nano sẽ đại diện cho một nền sản xuất
mới với các đặc trưng: rẻ, sạch, và nhanh. Tuy nhiên, bên cạch các tính chất ưu việt
đó thì cũng có một số nhà khoa học đã cảnh báo rằng: Công nghệ nano cũng chứa
đựng nhiều yếu tố nguy hiểm tiềm tàng (có thể là độc tính) hoặc những yếu tố
khơng hài hồ giữa lợi ích và hạn chế của nó.
1.1.2. Nano là gì

Khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ nano có liên quan với các thao tác của vật
chất trên quy mô chiều dài nano mét, mà ở đó nano được lấy từ 1 đến 100 nm. Mặc
dù khoa học nano chỉ đơn giản được xem là sự phát triển tự nhiên và cần thiết từ
quy mô ở mức độ công nghệ dưới micro mét sub- micron) nhưng nó đã và đang
thúc đẩy các sự phát triển của nhiều ngành công nghệ như điện tử, máy tính, dược
phẩm, xử lý mơi trường.... Nó khơng chỉ đơn thuần là xu hướng của sự thu nhỏ mà
nó cịn thúc đẩy các ngành khoa học cơ bản khác như vật lý, hoá học và sinh học trở
nên hấp dẫn và mới mẻ hơn trong các nghiên cứu được thực hiện trên quy mô nano
mét, đồng thời cũng giúp các lĩnh vực cơng nghệ phụ trợ có liên quan được đầu tư,
nghiên cứu sâu hơn.
Tuỳ theo kích thước, vật chất có thể được phân ra thành các nhóm khác
nhau. Vật chất có thể được phân loại thành các nhóm khác nhau. Vật chất vĩ mơ có
thể được nhìn thấy bằng mắt thường, trong khi các phân tử và ngun tử thuộc về
thế giới vi mơ với các kích thước nhỏ hơn 1nm. Thế giới của các hạt ở trung tâm
mô (chẳng hạn như các loại vi trùng và các tế bào có thể quan sát được bằng kính
hiển vi) nhưng nó được xem là khổng lồ với các hạt nano.

Hình 1.1. Kích thước của một số loại vật chất

10


Hình 1.1 mơ tả việc so sánh kích thước của một số vật chất điển hình bằng

việc quan sát bằng các loại kính hiển với các độ phân giải cao, các nghiên cứu đã đo
được với tinh thể muối ăn chúng có kích thước 300 000 nm, sợi tóc của con người
khi soi dưới kính hiển vi cho kết quả là 100 000 nm, tế bào hồng cầu là 3 000 nm, ở
kích thước nhỏ hơn là đường kính của các ống cacbon được xếp theo chiều dọc với
kích thước là 50 nm, phân tử hemoglobin có kích thước là 5 nm.
Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của các kỹ thuật chế tạo và phân tích vật liệu ở
kích thước nano, có thể kể đến các kim loại hoặc á kim có kích thước nano. Những
vật liệu này có những tính chất hóa học, vật lý đặc biệt và khắc hẳn với vật chất ở
kích thước thơng thường. Các tính chất đặc biệt của các loại vật liệu này đã và đang
là một trong những trọng tâm của nghiên cứu khoa học hiện đại, nhằm mục đích
đưa ra những ứng dụng công nghệ tiên tiến nhất để phục vụ dời sống và lợi ích của
con người.
1.1.3. Phân loại vật liệu nano

Vật liệu nano là vật liệu trong đó có ít nhất một chiều có kích thước nano
mét. Về trạng thái của vật liệu, người ta phân chia ra làm ba trạng thái rắn, lỏng và
khí. Vật liệu nano được tập trung nghiên cứu hiện nay chủ yếu là vật liệu rắn, sau
đó mới đến chất lỏng và khí. Có nhiều cách phân loại vật liệu nano dựa vào hình
dáng vật liệu và phân loại theo tính chất vật liệu thể hiện sự khác biệt ở kích thước
nano,
Phân loại dựa vào hình dáng vật liệu
Vật liệu nano khơng chiều là vật liệu mà cả ba chiều (khơng gian) đều có kích
thước nano, khơng cịn chiều tự do nào cho điện tử. Ví dụ: đám nano, hạt nano.

Hình 1.2. Hạt nano sắt

11


Vật liệu nano một chiều là vật liệu trong đó hai chiều có kích thước nano, điện tử

được tự do trên một chiều. Ví dụ: Dây nano, ống nano.

Hình 1.3. Dây nano

Vật liệu nano hai chiều là vật liệu trong đó có một chiều có kích thước nano, hai
chiều tự do. Ví dụ: Mảng mỏng.

Hình 1.4. Dây nano

Ngồi ra, hiện nay cịn có vật liệu tổ hợp cấu trúc nano hay nanocomposite
trong đó chỏ một phần của vật liệu có kích thước nano, hoặc cấu trúc của nó có
dạng cấu trúc nano không chiều, một chiều, hai chiều đan xen lẫn nhau.
Phân loại theo tính chất vật liệu
Với cách phân loại này, người ta phân ra thành nhiều nhóm vật liệu nano
như: Vật liệu nano kim loại, vật liệu nano bán dẫn, vật liệu nano từ tính, vật liệu
nano sinh học,….
1.1.4 Tính chất đặc biệt của vật liệu nano

Sự khác biệt về tính chất của vật liệu nano so với vật liệu khối bắt nguồn từ
ba hiệu ứng sau đây.
12


Hiệu ứng bề mặt
Khi vật liệu có kích thước nhỏ thì tỷ số giữa số nguyên tử trên bề mặt và
tổng số nguyên tử của vật liệu gia tăng.
Ví dụ xét vật liệu tạo thành từ các hạt nano hình cầu. Nếu họi ns là số nguyên
tử nằm trên bề mặt, n là tổng số nguyên tử thì mối liên hệ giữa hai con số trên sẽ là
ns= 4n2/3
Tỉ số giữa số nguyên tử trên bề mặt và tổng sống ngun tử sẽ là:

𝑛𝑠

f=

𝑛

=

4𝑛2/3
𝑛

=

4
𝑛1/3

=

4𝑟𝑜
𝑟

[2]

Trong đó ro là bán kính ngun tử và r là bán kính của hạt nano.
Như vậy, nếu kích thước của vật liệu giảm hay nói cách khác bán kính (r)
của ngun tử giảm thì tỷ số f tăng lên.
Do nguyên tử trên bề mặt có nhiều tính chất khác biệt so với tính chất của
nguyên tử ở bên trong vật liệu nên khi kích thước vật liệu giảm đi thì hiệu ứng có
liên quan đến các nguyên tử bề mặt, hay còn gọi là hiệu ứng bề mặt sẽ tăng lên do
tỷ số f tăng. Khi kích thước của vật liệu giảm đến kích thước ở thang nano mét thì

giá trị f này tăng lên đáng kể. Sự thay đổi về tính chất có liên quan đến hiệu ứng bề
mặt khơng có tính đột biến theo sự thay đổi về kích thước vì f tỷ lệ nghịch với r
theo một hàm liên tục.
Khác với hiệu ứng kích thước thứ mà sẽ được đề cập sau, hiệu ứng bề mặt
ln có tác dụng với tất cả các giá trị của kích thước, hạt càng bé thì hiệu ứng càng
lớn và ngược lại. Ở đây khơng có giới hạn nào ngay cả vật liệu khối truyền thống
cũng có hiệu ứng bề mặt, chỉ có điều hiệu ứng này nhỏ và thường được bỏ qua.
Bảng 1.1: Số nguyên tử và năng lượng bề mặt của các hạt nano hình cầu

Đường kính

Số nguyên

Tỉ số nguyên

Năng lượng

Năng lượng bề

hạt nano (nm)

tử

tử trên bề mặt

bề mặt

mặt/Năng lượng

(%)


(erg/mol)

tổng (%)

10

30.000

20

4,08 x 1011

7,6

5

4.000

40

8,16 x 1011

14,4

13


2


250

80

2,04 x 1012

35,3

1

30

90

9,23 x 1012

82,2

Trích từ tài liệu tham khảo [2]

Hiệu ứng kích thước
Khác với hiệu ứng bề mặt, hiệu ứng kích thước của vật liệu nano đã làm cho
vật liệu này trở nên đặc biệt hơn nhiều so với các vật liệu truyền thống. Đối với một
vật liệu, mỗi tính chất của vật liệu đều có một độ dài đặc trưng. Độ dài đặc trưng
của rất nhiều các tính chất của vật liệu đều rơi vào kích thước nm.
Ở vật liệu khối, kích thước vật liệu lớn hơn nhiều lần độ dài đặc trưng này
dẫn đến các tính chất vật lý đã biết. Nhưng khi kích thước của vật liệu có thể so
sánh với độ dài đặc trưng đó thì tính chất có liên quan đến độ dài đặc trưng bị thay
đổi đột ngột, khác hẳn so với tính chất đã biết trước đó. Ở đây khơng có sự chuyển
tiếp một cách liên tục về tính chất khi đi từ vật liệu khối đến vật liệu nano. Chính vì

vậy, khi nói đến vật liệu nano, chúng ta thường kể đến tính chất đi kèm của vật liệu
đó. Cùng một vật liệu, cùng một kích thước có tính chất sẽ khác biệt hồn tồn với
vật liệu khối nhưng cũng có tính chất hồn tồn tương đồng. [2]
Bảng 1.2. Độ dài tới hạn của một số tính chất của vật liệu

Lĩnh vực

Tính chất

Độ dài tới hạn (nm)

Tính chất điện

Bước sóng điện tử

10-100

Qng đường tự do trung bình

1-100

khơng đàn hồi

Tính chất từ

Tính chất quang

Tính siêu dẫn

Hiệu ứng đường ngầm


1-10

Độ dày vách đơmen

10-100

Qng đường tán xạ spin

1-100

Hố lượng tử

1-100

Độ dài suy giảm

10-100

Độ sâu bề mặt kim loại

10-100

Độ dài liên kết cặp Cooper

0,1-100

14



Độ thẩm thấu Meisner

1-100

Tương tác bất định xứ

1-1000

Biên hạt

1-10

Bán kính khởi động đứt vỡ

1-100

Sai hỏng mầm

0,1-10

Độ nhăn bề mặt

1-10

Hình học tôp bề mặt

1-10

Độ dài Kuhn


1-100

Cấu trúc nhị cấp

1-10

Cấu trúc tam cấp

10-1000

Nhận biết phân tử

1-10

Tính chất cơ

Xúc tác

Siêu phân tử

Miễn dịch
Trích từ tài liệu tham khảo [3]

Hiệu ứng lượng tử
Khi vật liệu đưa về kích thước nano thì các tính chất như năng lượng,
momen từ, khối lượng khơng cịn liên tục như khi còn ở vật liệu khối, chúng bây
giờ sẽ có những đơn vị đặc biệt hay bị lượng tử hố.
Một ví dụ về hiệu ứng lượng tử trong các vật liệu nano, đó là hiệu ứng thay
đổi mầu sắc của hạt nano. Vàng ở dạng vật chất thông thường như chúng ta đều biết
nó có mầu vàng, khi đưa về kích thước nano (khoảng 10 đến 100 nm) thì chúng

chuyển sang mầu đỏ nếu chúng có dạng hình cầu và là khơng mầu trong trường hợp
hình dạng là vịng trịn. Trong trường hợp các hạt được đưa về kích thước rất nhỏ
hay còn được gọi là “chấm lượng tử” (có kích thước nhở hơn 10 nm). Các chấm
lượng tử này là các tinh thể nano bán dẫn, chúng có khả năng “bẫy” các điện tử
trong một không gian nhỏ. Chính sự phụ thuộc vào kích thước này mà các chấm
lượng tử phát ra các màu sắc khác nhau khi chúng ở các kích thước khác nhau. Bên
cạnh kích thước thì hình dạng của vật liệu nano cũng ảnh hưởng rất nhiều đến tính
chất của chúng.[2]

15


1.1.5. Tính chất của các hạt nano kim loại

Thay đổi kích thước hạt
Như đã trình bày ở trên khi giảm kích thước các nguyên tử diện tích bề mặt
sẽ tăng lên đáng kể. Một hạt nano kích thước 3 nm sẽ có khoảng 45% nguyên tử
nằm trên bề mặt con số này sẽ tăng lên 76% khi kích thước giảm đến 1nm[3]. Điều
này dẫn đến sự thay đổi tính chất cũng như cơ chế phản ứng khi tham gia các phản
ứng hoá học. Sự thay đổi đối với từng kim loại trong mỗi phản ứng riêng biệt là
hoàn toàn khác nhau và hiện nay vẫn đề này đang được nghiên cứu.
Tính chất quang
Đồng và vàng là kim loại duy nhất có màu sắc. Những kim loại khác xuất
hiện màu bạc vì có bề mặt mịn phản quang. Tất cả các kim loại (bao gồm cả vàng
và đồng) nằm trong dải màu từ nâu sẫm đến mầu đen do sự hấp phụ ánh sáng toàn
phần bởi các bề mặt lớn.
Sự ảnh hưởng của các hạt nano đối với màu sắc đã được biết đến từ thời cổ
đại. Những màu sắc đặc biệt của vàng keo, bạc và đồng là do một hiện tượng được
gọi là hấp thụ plasmon. Ánh sáng tạo ra dao động trong các điện tử dẫn bề mặt của
các hạt nano và bức xạ điện tử được hấp thụ. Như đã trình bày trong phần hiệu ứng

lượng tử chỉ có các hạt kim loại ở kích thước nano mới có khả năng hấp thụ ánh
sáng trong vùng khả kiến và sự hấp thụ này thay đổi theo kích thước và hình dạng
của các hạt tạo nên hiện tượng quang học thú vị thay đổi màu sắc của các hạt nano.
Tính chất điện
Các kim loại nói chung thường có khả năng dẫn điện rất tốt, hay nói cách
khác, điện trở của kim loại nhỏ nhờ vào mật độ điện tử tự do cao trong đó. Đối với
vật liệu khối, các lý luận về độ dẫn dựa trên cấu trúc vùng năng lượng của chất rắn.
Điện trở của kim loại đến từ sự tán xạ của điện tử lên các sai hỏng trong mạng tinh
thể và tán xạ với dao động nhiệt của nút mạng (phonon). Dòng chuyển dời của các
điện tử trong kim loại (dòng điện I) dưới tác dụng của điện trường (U) có liên hệ

16


với nhau thơng qua định luật Ohm. Thơng qua đó ta thấy đường biểu diễn I-U là
một đường tuyến tính
Khi kích thước hạt giảm dần, hiệu ứng lượng tử do giam hãm làm rời rạc hoá
cấu trúc vùng năng lượng. Hệ quả của q trình lượng tử hố này dẫn tới kết quả là
trong các hạt nano, đường biểu diễn I-U khơng cịn tuyến tính nữa mà xuất hiện
hiệu ứng chắn Coulomb làm cho đường I-U bị nhảy bậc với giá trị mỗi bậc sai khác
nhau một lượng

𝑒
2𝑐

đối với U và

𝑒
𝑅𝐶


đối với I với e là điện tích của điện tử, C và R là

điện dung và điện trở của khoảng nối hạt nano với điện cực.
Tính chất từ
Các kim loại q vàng, bạc... có tính nghịch từ ở trạng thái khối do sự bù trừ
cặp điện tử. Khi vật liệu thu nhỏ kích thước thì sự bù trừ trên sẽ khơng tồn diện
nữa và vật liệu có từ tính tương đối mạnh. Các kim loại có tính sắt từ ở trạng thái
khối như các kim loại chuyển tiếp (Fe, Co, Ni.....) khi đưa về kích thước nhỏ sẽ phá
vỡ trật tự sắt từ làm cho chúng chuyển sang trạng thái siêu thuận từ. Vật liệu ở trạng
thái siêu thuận từ có từ tình mạnh khi có từ trường và khơng có từ tính khi từ trường
bị ngắt đi, tức là từ dư và lực kháng từ hoàn toàn bằng khơng.
Tính chất nhiệt
Nhiệt độ nóng chảy Tm của vật liệu phụ thuộc vào mức độ liên kết giữa các
nguyên tử trong mạng tinh thể. Trong tinh thể, mỗi một nguyên tử có một số các
nguyên tử lân cận có liên kết mạnh gọi là số phối vị. Các nguyên tử ở trên bề mặt
vật liệu sẽ có số phối vị nhỏ hơn số phối vị của các nguyên tử ở bên trịn nên chúng
có thể dẽ dàng tái sắp xếp để có thể ở trạng thái khác hơn. Như vậy, nếu kích thước
của hạt nano giảm, nhiệt độ nóng chảy sẽ giảm.
1.2. Tổng quan về nghiên cứu chế tạo và ứng dụng của các hạt nano kim loại
hóa trị khơng
1.2.1. Tổng quan về các phương pháp chế tạo

Có hai phương pháp chủ yếu để chế tạo các loại vật liệu cấu trúc nano.Thứ
nhất là các nguyên tử kết hợp lại với nhau tạo hạt nano. Thứ hai là phương pháp tao
vật liệu nano từ vật liệu khối ban đầu. Đa phần các hạt nano kim loại thường được
17


chế tạo bằng phương pháp kết hợp. Nguyên tắc của phương pháp này là khử các ion
kim loại như Cu2+, Ag+…. để tạo thành các nguyên tử Ag và Cu. Các nguyên tử này

sẽ liên kết với nhau tạo thành các hạt nano.
Phương pháp thứ hai ít được sử dụng hơn do độ tinh khiết không cao do
nguyên liệu đầu vào. Nguyên tắc của các phương pháp này là đi từ các khối vật liệu
kích thước lớn thơng qua các phương pháp xử lý như nghiền, cắt… để giảm kích
thước vật liệu xuống kích thước nano. Gần đây đã có nhiều bước tiến trong nghiên
cứu chế tạo các hạt nano theo phương pháp này.
Dưới đây xin giới thiệu xơ lược về một số phương pháp thường dùng chế tạo
hạt nano kim loại
a. Phương pháp ăn mòn laser
Vật liệu ban đầu thường là một tấm kim loại được đặt trong một dung dịch
có chứa một chất hoạt động bề mặt. Dùng một chùm xung laser có bước sóng 532
nm, độ rộng xung mà 10 ns, tần số 10 Hz, năng lượng của mỗi xung là 90 mJ và
đường kính vùng kim loại bị tác dụng từ 1-3 mm. Dưới tác dụng của chùm xung
laser, các hạt nano có kích thướng khoảng 10 nm được hình thành và được bao phủ
bởi các chất hoạt hóa bề mặt có cơng thức tổng qt là CnH2n+1SO4Na (với n=8,10
,12, 14), chất hoạt hóa bề mặt này có nồng độ từ 0,001 đến 0,1M.
b. Phương pháp khử vật lý
Phương pháp khử vật lý dùng các tác nhân vật lý như điện tử, sóng điện tử
năng lượng cao như tia gamma, tia tử ngoại khử ion kim loại thành kim loại. Đây là
một phương pháp dùng khá phổ biến trong việc điều chế các hạt nano ứng dụng quy
mô công nghiệp. Dưới tác dụng của các tác nhân vật lý kể trên, sẽ có nhiều q
trình biến đổi của dung môi và các phụ gia trong dung mơi để sinh ra các gốc hóa
học có tác dụng khử ion thành kim loại.
Người ta thường dùng chùm xung laser có bước sóng 500 nm, độ dài xung 6
ns, tần số 10Hz, công suất 12-14 mj chiếu vào dung dịch có chứa AgNO3 như là
nguồn kim loại và Natri Dodecyl Sulfate (SDS) như là chất hoạt hóa bề mặt để thu
hạt nano bạc

18



c. Phương pháp khử hóa lý
Đây là phương pháp trung gian giữa hóa học và vật lý. Nguyên lý của nó là
dùng phương pháp điện phân kết hợp với siêu âm để tạo hạt nano. Phương pháp
điện phân thông thường chỉ có thể tạo đường màng mỏng kim loại. Trước khi sảy ra
sự hình thành màng, các nguyên tử kim loại sau khi được điện hóa sẽ tạo các hạt
nano bám lên điện cực âm. Lúc này người ta tác dụng một xung siêu âm đồng bộ
với xung điện phân thì hạt nano kim loại sẽ rời khỏi điện cực và đi vào dung dịch.
d. Phương pháp khử hóa học
Phương pháp khử hóa học là dùng các tác nhân hóa học để khử ion kim loại
thành kim loại. Thông thường các tác nhân hóa học ở dạng dung dịch lỏng nên cịn
được gọi là phương pháp hóa ướt. Đây là phương pháp đi từ dưới lên.
Dung dịch ban đầu sẽ có chứa muối của các kim loại (nguồn cung câp ion)
như AgNO3, Fe(NO3), HAuCl4… Tác nhân khử ion kim loại là các chất hóa học
như các axit, ethanol (C2H5OH), ethylene Glycol (HOCH2CH2OH). Phương pháp
sử dụng chất khử là các loại rượu đa chức thông thường hay được gọi là phương
pháp polyol.
Để các hạt phân tán tốt trong dung môi mà không bị kết tụ thành đám, người
ra sử dụng phương pháp tĩnh điện để làm cho bề mặt các hạt nano có cùng điện tích
đẩy nhau hoặc dùng phương pháp bao bọc chất hoạt hóa bề mặt. phương pháp tĩnh
điện đơn giản hơn nhưng bị giới hạn bởi một số chất khử. Ngoài ra, người ta cũng
thường sử dụng phương pháp bao phủ để làm các hạt không kết tập lại với nhau,
phương pháp này có thể làm cho bề mặt hạt nano có các tính chất cần thiết cho các
ứng dụng, nói chung phương pháp này rất hiệu quả tuy nhiên nó cũng tương đối
phức tạp.
Các nguyên tử kim loại được tổng hợp bằng cách khử trong các dung dịch về
cơ bản là khơng thể hịa tan, dẫn đến sự hình thành các đám hạt mà cịn được gọi là
sự kết tụ chậm của đám phôi, điều này được biểu diễn qua phương trình (1.1)
xMe0 ↔ (Mex0)em


19

(1.1)


Các phơi có kích thước trung bình hoặc phân tách, hoặc phát triển để trở
thành ổn định. Việc đưa các nguyên tử kim loại mới vào hệ cho phép các phơi đạt
đến một kích thước đáng kể và tách ra khỏi các dung dịch ở dạng hạt rắn, được gọi
là các mầm (Mex0)nucl
(Mex0)em + yMe0 → (Me0x+y )nucl (1.2)
(Men0)nucl + mMe0 → (Me0n+m )pp (1.3)
Các hạt nhân phát triển thành các hạt nano ban đầu thông qua sự bổ xung
thêm của các nguyên tử kim loại:
(Me0)pp + nMe0 → (Me0)p (1.4)
M(Me0)pp→ (Me0)p (1.5)
Ở giai đoạn này có thể xảy ra hai trường hợp: hoặc là tiếp tục có sự khuếch
tán của các nguyên tử vào các hạt ban đầu theo cơ chế khuếch tán phương trình
(1.4) hoặc các hạt nano ban đầu kết tập lại để tạo thành các hạt kim loại cuối cùng
cơ chế theo phường trình (1.5).
Cũng có thể có khả năng cho cả hai cơ chế tăng trưởng và kết tập này xảy ra
đồng thời trong cùng một hệ. Mật độ và hình dạng của các hạt cuối cùng phụ thuộc
vào cơ chế nào chiếm ưu thế trong hệ. Cơ chế tăng trưởng sẽ thúc đẩy sự hình thành
của tinh thể kim loại mật độ cao và với hình dạng thơng thường (cấu trúc lập
phương). Các hạt kim loại được tổng hợp thông qua cơ chế tập hợp chủ yếu là hình
cầu và với mật độ thấp hơn.
Kích thước cuối cùng của các hạt nano phụ thuộc vào q trình gọi là “siêu
bão hịa”. Q trình này dược mô tả là sự liên kết của nguyên tử kim loại nhỏ và
một bộ phận nhỏ của các nguyên tử kim loại tham gia vào quá trình tạo mầm trong
sự tương quan với tổng số nguyên tử kim loại và phụ thuộc vào mức độ của sự kết
hợp. Trạng thái siêu bão hoà cao của các nguyên tử kim loại sẽ tạo ra một số lượng

lớn của các mầm và tiêu thụ một phần lớn các nguyên tử kim loại trong hệ. Trong
trường hợp này, nếu cơ chế tập hợp được ngăn chặn thì sự gia tăng kích thước sẽ
xảy ra do sự sát nhập của các nguyên tử kim loại cịn lại trong dung dịch. Tuy
nhiên, có một điều thú vị là các hạt cuối cùng vẫn ở trong phạm vi kích thước nano.

20


Để tạo ra các hạt lớn hơn (trong khoảng micromet và nhỏ hơn micrometer),
cần phải tạo ra một số lượng các hạt mầm nhỏ và tiêu thụ chỉ một phần của các
nguyên tử kim loại, nhờ đó các nguyên tử kim loại cịn lại trong dung dịch sẽ tiếp
tục hình thành các hạt lớn hơn nhờ vào cơ chế tập hợp. Quá trình này đạt được nhờ
vào các phản ứng chậm và sự bổ xung từ các nguyên tử kim loại vào hệ.
e. Phương pháp khử sinh học
Phương pháp khử sinh học là phương pháp dùng vi khuẩn là tác nhân khử
ion kim loại. Người ta cấy vi khuẩn MKY3 vào trong dung dịch có chứa ion bạc để
thư được hạt nano bạc. Phương pháp này đơn giản, thân thiện với mơi trường và có
thể tạo hạt với số lượng lớn.
f. Phương pháp hoàn nguyên
Nguyên tắc của phương pháp này là sử dụng tác nhân khử là hydro mới sinh
để khử oxit kịm loại thành kim loại dưới sự tham gia của nhiệt độ. Nguyên liệu đầu
vào cho phương pháp này là các hạt nano oxit kim loại. Các hạt nano này thì sẽ
được chế tạo thơng qua việc nung các kết tủa hydroxit kim loại được tạo thành từ
các phản ứng hóa học tạo kết tủa hydroxit. Để chế tạo nano đồng người ta thực hiện
chế tạo Cu(OH)2 thông qua phản ứng CuSO4 + NaOH→ Cu(OH)2↓ +NaSO4, sau đó
kết tua hydroxit đồng sẽ được nung để thu được nano oxit đồng. chất lượng của các
hạt nano kim loại sản phẩm sẽ phụ thuộc vào phản ứng tạo hydroxit, phụ thuộc vào
tốc độ khuấy trộn, nồng độ và bản chất của các chất tham gia.
1.2.2. Ứng dụng của hạt nano kim loại


Do các ảnh hưởng của hiệu ứng lượng tử, hiệu ứng bề mặt và hiệu ứng kích
thước đã làm cho các hạt nano kim loại có rất nhiều tính chất đặc biệt mà các kim
loại ở kích thước thơng thường khơng có được. Do đó chúng được ứng dụng vào rất
nhiều lĩnh vực trong đời sống từ y học, xử lý chất thải, điện tử….Cho đến này các
nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu về những ứng dụng của chúng. Sau đây
là một số ứng dụng nổi bật của các hạt nano kim loại.

21


×