Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Nên và không nên trong giảng dạy toán( p7)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.77 KB, 2 trang )

Một số điều nên và không nên trong giảng dạy toán(p7)
Nên: Dạy học nghiêm túc, tôn trọng học sinhKhông nên: Dạy qua quít, coi
thường học sinh(Một vài ý vắn tắt, lúc nào có thời gian tôi sẽ chỉnh sửa và viết
tiếp)
Điều trên gần như là hiển nhiên. Nhưng ngay trường tôi ở Pháp có những giáo sư
dạy học qua quít, nói lảm nhảm học sinh không hiểu, bị học sinh than phiền rất
nhiều, ai mà dạy học cùng ê-kíp với họ thì khổ cực lây. Người nào mà không thích
hoặc không hợp với dạy học, thì nên chuyển việc. Nhưng đã nhận việc có cả phần
dạy học (như là công việc giáo sư bên Pháp, gồm cả nghiên cứu và giảng dạy) thì
phải làm việc đó cho nghiêm túc. Dù có “tài giỏi” đến đâu, cũng không nên tự đề
cao mình quá mà coi thường học sinh. Công việc đào tạo cũng quan trọng đối với
xã hội không kém gì công việc nghiên cứu.
Có một số bạn trẻ, bản thân chưa có đóng góp gì quan trọng, nhưng đã vội chê bai
những người thầy của mình, là những người có những hạn chế về trình độ và kết
quả nghiên cứu (do điều kiện, hoàn cảnh) nhưng có nhiều cống hiến trong đào tạo,
như thế không nên.
Nên: Đối thoại với học sinh, khuyến khích học sinh đặt câu hỏi
Không nên: Tạo cho học sinh thói quen học thụ động kiểu thầy đọc trò chép
Qua thảo luận, hỏi đáp mới biết học sinh cần những gì, vướng mắc những gì, bài
giảng như thế đã ổn chưa, ... Khi học sinh đặt câu hỏi tức là có suy nghĩ và não
đang ở trạng thại muốn “hút” thông tin. Học sinh nhiều khi muốn hỏi nhưng ngại,
nếu được khuyến khích thì sẽ hỏi.
Nên: Cho học sinh thấy rằng họ có thể thành công nếu có quyết tâm
Không nên: Nhạo báng học sinh kém
Tôi từng chứng kiến giáo sư sỉ nhục học sinh, ví dụ như viết lên bài thi của học
sinh những câu kiểu “thứ mày đi học làm gì cho tốn tiền” hoặc “đây là phần tử
nguy hiểm cho xã hội”. Như người ta thường nói “người phụ nữ được khen đẹp thì
sẽ đẹp lên, bị chê xấu thì sẽ xấu đi”. Học sinh bị đối xử tồi tệ, coi như “đồ bỏ đi”,
thì sẽ bị “blocked”: khi việc học trở thành “địa ngục” thì sẽ bị ức chế không học
được nữa. Nhưng nếu được đối xử tử tế, cảm thấy được tôn trọng cảm thông, thì
họ sẽ cố gắng, dễ thành công hơn. Nếu họ có “rớt”, thì họ vẫn còn nhiều cơ hội


khác để thành công, miễn sao giữ được niềm tin và ý chí. Học sinh học kém, nhiều
khi không phải là do không muốn học hoặc không đủ thông minh để học, mà là do
có những khó khăn nào đó, nếu được giải tỏa thì sẽ học được. Trẻ em sinh ra thiếu
hiểu biết chứ không ngu ngốc. Nếu khi lớn lên trở thành người ngu ngốc, không
biết suy nghĩ, thì là do hoàn cảnh môi trường và lỗi của hệ thống giáo dục. Người
“thầy” thực sự phải giúp học sinh tìm lại được sự thông minh của mình, chứ không
làm cho họ “đần độn” đi.
Nên: Cho học sinh những lời khuyên chân thành nhất, hướng cho họ làm những
cái mà giảng viên thấy sẽ có lợi nhất cho họ, đồng thời cho họ tự do lựa chọn
những gì họ thích.
Không nên: Biến học sinh thành “tài sản” của mình, bắt họ phải làm theo cái
mình thích.
Các bậc cha mẹ cũng không nên bắt con cái phải đi theo những sở thích của cha
mẹ, mà hãy để cho chúng lựa chọn cái chúng thích.

×