Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (394.79 KB, 85 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PHÁT TRIỂN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG VIỆT NAM
2.1. Đặc điểm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại
Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam:
Xác định đúng đắn đối tượng và phương pháp kế toán CPSX và giá thành
sản phẩm trong từng điều kiện cụ thể của mỗi doanh nghiệp là một trong những
vấn đề then chốt để đảm bảo cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác
và góp phần giảm bớt khối lượng công tác kế toán, phát huy được tác dụng của
kế toán trong công tác quản lý kinh tế - tài chính nói chung và công tác kiểm
soát chi phí nói riêng của doanh nghiệp.
2.1.1. Đặc điểm và phân loại chi phí sản xuất sản phẩm:
Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động
sống và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra liên quan đến hoạt động
sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định (tháng, quý, năm). Nói cách
khác, chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh
nghiệp phải tiêu dùng trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất và tiêu thụ
sản phẩm. Thực chất chi phí là sự dịch chuyển vốn - chuyển dịch giá trị của các
yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá (sản phẩm, lao vụ, dịch vụ).
Do chi phí sản xuất kinh doanh có rất nhiều loại nên cần thiết phải phân
loại chi phí nhằm tạo thuận lợi cho công tác quản lý và hạch toán chi phí.
Tại Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam, căn cứ vào ý
nghĩa của chi phí trong giá thành sản phẩm và để thuận tiện cho việc theo dõi

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
11
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
sự biến động các yếu tố chi phí, Công ty đã tiến hành phân loại chi phí theo yếu
tố. Các yếu tố chi phí của Công ty được phân loại như sau:
- Chi phí về nguyên, nhiên vật liệu: gồm giá trị nguyên vật liệu (NVL)


trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, có giá trị lớn và có thể xác định được một
cách tách biệt rõ ràng, cụ thể cho từng công trình (như: cát, đá, sỏi, xi
măng, gạch, bây, thép, nhựa đường, dầu mỡ các loại,...). Ngoài NVL
chính, việc sản xuất sản phẩm cũng bao gồm NVL gián tiếp hay NVL
phụ.
- Chi phí về công cụ dụng cụ (CCDC): là giá trị CCDC, phụ tùng thay
thế,... sử dụng để tạo nên sản phẩm, sử dụng cho máy thi công (MTC),
hay phục vụ sản xuất chung cho toàn công trường.
- Chi phí lương (tiền lương và các khoản trích theo lương): gồm tiền công
trả cho số lao động trực tiếp thi công tại công trình, tiền lương và phụ
cấp mang tính chất lương của nhân viên vận hành MTC, nhân viên quản
lý đội; và các khoản trích theo tỷ lệ quy định trên tổng số tiền lương và
phụ cấp lương phải trả tính vào chi phí.
- Chi phí khấu hao TSCĐ: gồm khấu hao MTC và thiết bị dùng cho quản
lý đội.
- Chi phí dịch vụ mua ngoài: gồm tiền thuê MTC (chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng chi phí dịch vụ mua ngoài), thuê sửa chữa TSCĐ,...
- Chi phí khác bằng tiền: tiền điện, nước, điện thoại, tiền lệ phí giao thông,
chi phí giao dịch, in ấn,...
Mặt khác, để thuận tiện cho việc theo dõi, so sánh, kiểm tra việc thực hiện
dự toán chi phí, từ đó xem xét nguyên nhân vượt dự toán và đánh giá hiệu quả
kinh doanh, Công ty cũng đã tiến hành tập hợp chi phí theo khoản mục như
sau:

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
22
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
- CP NVLTT: bao gồm giá trị thực tế của nguyên liệu, vật liệu chính, phụ,
vật kết cấu, giá trị thiết bị đi kèm vật kiến trúc,... để tham gia cấu thành
thực thể sản phẩm xây lắp.

- CP NCTT: gồm toàn bộ tiền công mà Công ty trả cho số lao động trực
tiếp tham gia xây lắp công trình. Công ty sử dụng toàn bộ lao động thuê
ngoài trực tiếp tham gia thi công.
- CP SDMTC: bao gồm chi phí cho các MTC nhằm thực hiện khối lượng
xây lắp bằng máy: tiền lương và các khoản trích theo lương của nhân
viên điều khiển máy; NVL, CCDC để vận hành máy; chi phí khấu hao
MTC; tiền thuê máy,...
- CP SXC: phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng, bao
gồm: lương và các khoản trích theo lương của nhân viên quản lý đội xây
dựng, khấu hao TSCĐ dùng chung cho hoạt động của đội, chi phí vật
liệu, chi phí CCDC và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của
đội.
Tại Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam, trong tổng
CPSX, CP NVLTT thường chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 65% - 70%. CP NCTT
cũng là một khoản mục chi phí khá quan trọng, thường chiếm tỷ trọng từ 8% -
15%. Đặc biệt do đặc thù của ngành xây dựng, nên CP SDMTC chiếm khoảng
20% - 25% tổng CPSX của Công ty. Còn CP SXC- những chi phí không trực
tiếp tham gia cấu thành thực thể sản phẩm song lại không thể thiếu được, giúp
cho hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách đều đặn, nhịp
nhàng - thường chiếm khoảng 5% - 10% tổng CPSX của Công ty.
2.1.2. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất:
Do đặc điểm của ngành xây dựng và của các sản phẩm xây lắp là có quy
trình sản xuất phức tạp, thời gian xây dựng kéo dài, sản phẩm có tính đơn

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
33
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
chiếc, cố định tại nơi sản xuất và thường có quy mô lớn. Vì vậy, để đáp ứng
được nhu cầu quản lý và công tác kế toán, đối tượng kế toán CPSX được Công
ty xác định là các công trình, hạng mục công trình.

Phương pháp kế toán CPSX ở Công ty là phương pháp trực tiếp. Mọi CPSX
phát sinh sử dụng cho công trình, hạng mục công trình nào thì sẽ được kế toán
tập hợp riêng cho công trình, hạng mục công trình đó. Những khoản chi phí
phát sinh liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình không thể tách
riêng cho từng công trình được thì sẽ được kế toán tập hợp rồi phân bổ theo
tiêu thức thích hợp.
Việc tập hợp CPSX theo phương pháp trực tiếp tạo điều kiện thuận lợi cho
việc tính tổng giá thành sản phẩm dễ dàng. Các chi phí được tập hợp hàng
tháng theo từng khoản mục chi phí và được chi tiết theo đối tượng sử dụng (là
các công trình, hạng mục công trình). Do đó, khi công trình hoàn thành, kế toán
chỉ cần cộng tổng CPSX ở các tháng từ khi bắt đầu phát sinh cho tới khi hoàn
thành, sẽ được giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp theo từng khoản mục chi
phí.
Mặt khác, Công ty thực hiện kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê
khai thường xuyên nên phương pháp kế toán CPSX cũng theo phương pháp kê
khai thường xuyên. Công ty vận dụng Quyết định số 15/2006/QĐ – BTC ngày
20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trong hạch toán kế toán nên các tài
khoản: TK 621- CP NVLTT, TK 622 – CP NCTT, TK 623 – CP SDMTC, TK
627 – CP SXC, TK 154 – CP SXKD dở dang được sử dụng trong kế toán
CPSX.
2.1.3. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm:
Ở Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam, trên cơ sở tập hợp
chi phí của Công ty và đặc điểm của ngành xây lắp, thì đối tượng tính giá thành

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
44
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
cũng đồng thời là đối tượng tập hợp CPSX. Công ty xác định đối tượng tính giá
thành là công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, được bên chủ
đầu tư chấp nhận thanh toán.

Cũng như hầu hết các doanh nghiệp xây lắp khác, Công ty tính giá thành
theo phương pháp trực tiếp (hay còn gọi là phương pháp giản đơn). Theo đó,
giá thành công trình, hạng mục công trình được xác định theo công thức:
Giá thành thực tế khối lượng xây lắp hoàn thành
Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ
CPSX thực tế phát sinh trong kỳ
Chi phí thực tế khối lượng xây lắp dở dang đầu kỳ
=
+
-
Đồng thời, do chu kỳ sản xuất sản phẩm kéo dài nên kỳ tính giá thành là
theo quý, cụ thể là vào ngày cuối cùng của quý.
Việc vận dụng phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
như đã trình bày ở trên tại Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt
Nam được thể hiện thông qua trình tự hạch toán như sau:
- Bước 1: Tập hợp CPSX có liên quan đến từng công trình, hạng mục công
trình theo từng yếu tố chi phí, bao gồm: CP NVLTT, CP NCTT, CP
SDMTC, CP SXC.

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
55
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
- Bước 2: Tập hợp và phân bổ CP SXC cho từng công trình, hạng mục
công trình theo tiêu thức thích hợp.
- Bước 3: Tổng hợp CPSX, kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ và
tính giá thành sản phẩm cho từng công trình, hạng mục công trình và cho
tất cả các công trình.
Trong năm 2008, Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam
thực hiện thi công một số công trình như: Trường THPT Trung Giã, Công trình
đường Miền Đông, Công trình đình Sơn Du, Công trình đường Nam thị trấn

Sóc Sơn,... Trong chuyên đề này, để phản ánh quá trình tập hợp chi phí và tính
giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam,
em xin chọn công trình “Xây dựng đoạn tuyến từ Km0+00 đến Km1+80”
thuộc dự án “Cải tạo, nâng cấp đường từ Quốc lộ 3 đến cụm công nghiệp vừa
và nhỏ huyện Đông Anh”, hay còn gọi là “Công trình đường Nguyên Khê 2”.
Công trình được thực hiện trong 5 tháng, bắt đầu khởi công từ ngày 28/7/2008
và hoàn thành vào tháng 12/2008. Công ty kế toán chi phí theo quý, cuối mỗi
quý, kế toán tiến hành tổng hợp chi phí trong quý cho từng công trình, hạng
mục công trình để phục vụ công tác tính giá thành. Em xin trích dẫn số liệu
phát sinh trong Quý IV năm 2008 để minh họa cho công tác kế toán chi phí sản
xuất tại Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam.
2.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần phát
triển đầu tư xây dựng Việt Nam:
2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (CP NVLTT):
CP NVLTT là khoản mục chi phí cơ bản và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn
bộ chi phí của Công ty, chiếm từ 65% - 70% trong tổng sản phẩm. Do đó, quản
lý chặt chẽ, sử dụng tiết kiệm vật liệu là một yêu cầu hết sức cần thiết nhằm
giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
66
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
Công ty. Xác định được tầm quan trọng đó, Công ty luôn chú trọng tới việc
quản lý vật liệu từ khâu thu mua, vận chuyển cho tới khi xuất dùng và cả trong
quá trình thi công tại công trường.
NVL sử dụng trực tiếp cho thi công công trình bao gồm nhiều loại với
nhiều chủng loại đa dạng, nhưng được phân loại thành:
- NVL chính: gồm những NVL trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, có giá trị
lớn và có thể xác định cụ thể cho từng công trình, gồm: cát, đá, sỏi, xi
măng, gạch chỉ xây, nhựa đường, bây, sắt thép, cống, đế cống,...

- NVL phụ trực tiếp dùng cho công trình như: que hàn đinh, dây thép, dây
thừng,...
- CCDC trực tiếp dùng cho công trình: phụ tùng thay thế, CCDC,... sử
dụng tạo nên sản phẩm xây lắp.
Theo đó, CP NVLTT cũng được chia thành các loại: chi phí của vật liệu
chính, chi phí của vật liệu phụ, chi phí NVLTT khác.
CP NVLTT được hạch toán trực tiếp vào từng công trình, hạng mục công
trình theo giá thực tế của NVL. NVL, CCDC xuất kho được tính theo phương
pháp bình quân gia quyền. Giá thực tế NVL và CCDC nhập kho là giá mua ghi
trên Hóa đơn của người bán (không bao gồm thuế GTGT) cộng chi phí vận
chuyển và trừ đi các khoản được giảm trừ (nếu có).
Công ty sử dụng TK 621 – CP NVLTT để kế toán CP NVLTT. TK này
được mở chi tiết cho từng đối tượng kế toán chi phí: từng công trình, hạng mục
công trình.
Trong quá trình thi công, theo tiến độ thi công tại công trường, khi có nhu
cầu về vật tư, chỉ huy công trường đề xuất trực tiếp với trưởng cán bộ vật tư và
ban giám đốc. Nếu được duyệt, kế toán trưởng căn cứ vào yêu cầu cung cấp vật

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
77
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
tư của cán bộ thi công nói trên và định mức chi phí vật tư cho từng công trình
do phòng Kỹ thuật sản xuất lập để duyệt tạm ứng mua vật tư.
Biểu số 2.1: Giấy đề nghị tạm ứng
GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG
Số: 05/12
Ngày 07 tháng 12 năm 2008
Kính gửi: Thủ trưởng đơn vị
Tên tôi là: Nguyễn Xuân Hoán
Địa chỉ: Chỉ huy trưởng Công trường số 4

Đề nghị tạm ứng số tiền: 35.000.000đ.
Viết bằng chữ: Ba mươi lăm triệu đồng chẵn.
Lý do tạm ứng: Mua thép cuộn phục vụ thi công công trình đường Nguyên Khê
2
Thời hạn thanh toán: 31/12
TT đơn vị KT trưởng Phụ trách bộ phận Người đề nghị TƯ
(Ký, họ tên, (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
đóng dấu)
Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam
CT đường Nguyên Khê 2
Mẫu số 03 – TT
Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC
Số: 76/12

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
88
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Giấy đề nghị tạm ứng, sau khi có xác nhận của Phụ trách bộ phận (thường
là trưởng cán bộ vật tư), Thủ trưởng đơn vị, và kế toán trưởng được chuyển đến
kế toán tiền mặt để lập Phiếu chi. Phiếu chi cùng với Giấy đề nghị tạm ứng này
sẽ được chuyển thẳng đến Thủ quỹ. Thủ quỹ căn cứ vào các chứng từ này để
chi tiền tạm ứng thông qua Phiếu chi tiền.
Sau khi nhận tiền tạm ứng, đội trưởng cùng với cán bộ vật tư sẽ mua NVL
phục vụ thi công công trình.
Biểu số 2.2: Hóa đơn GTGT
HÓA ĐƠN

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
99

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2: Giao khách hàng
Ngày 08 tháng 12 năm 2008
Đơn vị bán hàng: T.T DỊCH VỤ THƯƠNG NGHIỆP & XÂY LẮP
Địa chỉ: Tổ 27 – P. Phan Đình Phùng- TPTN
Số tài khoản:
Điện thoại: MST: 4600125826
Họ tên người mua hàng: Anh Nguyễn Xuân Hoán
Tên đơn vị: Công ty CP phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam
Địa chỉ: Nguyên Khê – Đông Anh – Hà Nội
Số tài khoản:
Hình thức thanh toán: Tiền mặt MST: 0101184346
STT Tên hàng hóa, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3 = 1*2
1
2
Thép Ф 6+8 cuộn
Thép Ф 10+ 14 cuộn
Kg
Kg
2.100
1.900
8.950
9.010
18.795.000
17.119.000
Cộng tiền hàng: 35.914.000
Thuế suất GTGT: 5% Tiền thuế GTGT: 1.795.700
Tổng cộng tiền thanh toán: 37.709.700

Số tiền viết bằng chữ: Ba bảy triệu, bảy trăm lẻ chín ngàn, bảy trăm đồng./.
Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên, đóng dấu)
Mẫu số:01GTGT –3LL
KY/2008B
0038034

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
1010
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Tại Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam, có 2 cách xuất
NVL cho các công trình: thứ nhất là xuất NVL từ kho của Công ty đến công
trình (áp dụng với vật tư là xi măng, sắt thép, gạch, cống), thứ hai là mua NVL
và xuất thẳng đến chân công trình (đối với những vật tư là cát, đá, sỏi). Đối với
mỗi phương pháp, Công ty đã có quy định về mua sắm và kiểm kê thích hợp.
Tuy nhiên, do điều kiện quản lý và công tác kế toán gặp nhiều khó khăn nên
việc hạch toán đối với cả hai trường hợp xuất này gần như là giống nhau: viết

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
1111
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
Phiếu nhập kho cho tất cả NVL, sau đó đối với những NVL xuất thẳng tới chân
công trình thì ghi luôn Phiếu xuất kho để xuất hết xe vật tư đó, còn những NVL
nhập kho sẽ được xuất dần thông qua Phiếu xuất kho, tùy theo nhu cầu của mỗi
lần xuất.
Đối với NVL mua ngoài thì giá NVL nhập kho được tính theo giá thực tế
tại thời điểm nhập kho theo công thức sau:
Giá nhập kho NVL
Các khoản giảm trừ (CKTM, GGHB)

Chi phí thu mua
Giá mua chưa thuế ghi trên Hóa đơn GTGT
=
-
+

Như trên đã trình bày, dù mua về nhập kho hay xuất thẳng tới chân công
trình, Công ty đều lập Phiếu nhập kho. Phiếu nhập kho được lập làm 3 liên:
Liên 1 lưu, liên 2 giao cho người giao hàng, liên 3 giao cho cán bộ bảo vệ
(kiêm Thủ kho) giữ. Định kỳ, bảo vệ sẽ tập hợp Phiếu nhập kho chuyển lên
phòng Tài chính kế toán để kế toán vật tư hạch toán.
Thông thường, Công ty chỉ tiến hành thu mua và dự trữ đối với các NVL
có khối lượng sử dụng thường xuyên, giá cả có xu hướng biến động tăng mạnh
và có thể bảo quản được như xi măng, sắt thép, gạch,... Phiếu nhập kho đối với
những vật tư này có mẫu như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
1212
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
Biểu số 2.3: Phiếu nhập kho
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 08 tháng 12 năm 2008
Số: 11/12
Họ tên người giao hàng: Nguyễn Xuân Hoán
Theo:.....................số........ngày......tháng .....năm......của...............................
Nhập tại kho: Kho Công trình đường Nguyên Khê 2
STT
Tên vật tư,
dụng cụ Mã số ĐVT
Số lượng

Đơn giá Thành tiền
Theo CT Thực
nhập
A B C D 1 2 3 4
1
2
Thép Ф
6+8 cuộn
Thép
Ф10+14
cuộn
Kg
Kg
2.100
1.900
2.100
1.900
8.950
9.010
18.795.000
17.119.000
Cộng 4.000 4.000 35.914.000
Tổng số tiền (bằng chữ): Ba mươi lăm triệu, chín trăm mười bốn ngàn đồng chẵn./.
Ngày 08 tháng 12 năm 2008
Cán bộ vật tư Người giao hàng Thủ kho KT trưởng TT đơn vị
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên
đóng dấu)
Công ty CP phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam
CT đường Nguyên Khê 2
Mẫu số: 01 – VT

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
Nợ:
Có:
1313
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Mua NVL xuất thẳng đến chân công trình là một trong những biện pháp
được áp dụng phổ biến trong xây lắp do việc xây dựng có thể được tiến hành ở
những khu vực xa kho Công ty, việc xuất NVL từ kho Công ty có thể làm giảm
tiến độ thi công công trình. Bên cạnh đó, mua NVL xuất thẳng còn giúp cho
các đội chủ động trong việc sử dụng nguyên vật liệu, nhất là với vật tư là cát,
đá, sỏi,... - những vật tư mà việc xây dựng kho bãi để bảo quản không mang lại
hiệu quả kinh tế.

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
1414
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
Đơn giá đối với số vật tư này được kế toán căn cứ vào Hóa đơn GTGT do
nhà cung cấp chuyển đến để làm căn cứ ghi thành tiền.
Như trên đã trình bày, Công ty sử dụng phương pháp bình quân gia quyền
để tính giá trị vật liệu xuất kho. Phương pháp này có ưu điểm là công tác quản
lý NVL trong kho gặp nhiều thuận lợi, nhưng lại dồn công việc kế toán vào
thời điểm cuối tháng.
Khi có nhu cầu sử dụng vật tư để thi công công trình, chỉ huy trưởng công
trường sẽ trực tiếp yêu cầu cán bộ bảo vệ xin lĩnh vật tư. Bảo vệ căn cứ vào nhu
cầu sẽ lập Phiếu xuất kho. Phiếu xuất kho được lập làm 3 liên: liên 1 lưu, liên 2
giao cho người nhận vật tư, liên 3 bảo vệ giữ. Sau đó, bảo vệ sẽ xuất vật tư, ghi
số lượng vật tư thực xuất. Định kỳ (khoảng 3 đến 15 ngày), bảo vệ sẽ chuyển

các Phiếu xuất kho về phòng kế toán để kế toán vật tư tính thành tiền của từng
loại vật tư xuất.
Biểu số 2.4: Phiếu xuất kho
PHIẾU XUẤT KHO
Ngày 18 tháng 12 năm 2008
- Họ tên người nhận hàng: Ông Nguyễn Bá Chín Địa chỉ: Công trường số 4
- Lý do xuất kho: Đóng gạch + vá vỉa hè công trình đường Nguyên Khê 2
- Xuất tại kho: Công trình đường Nguyên Khê 2 Địa điểm: Nguyên Khê

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
1515
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
STT
Tên vật
tư, dụng
cụ
Mã số ĐVT
Số lượng
Đơn giá Thành
tiên
Yêu cầu Thực xuất
A B C D 1 2 3 4
1 Xi măng
PCB 40
Bao 41 41
Cộng 41 41
- Tổng số (bằng chữ): Bốn mươi mốt bao
- Số chứng từ gốc kèm theo:
Ngày 18 tháng 12 năm 2008
Người lập phiếu Người nhận hàng Thủ kho KT trưởng TT đơn vị

(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên,
đóng dấu)
Công ty CP phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam
Công trình đường Nguyên Khê 2
Mẫu số: 02 – VT
(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC)
Số 34/12
Nợ:
Có:

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
1616
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Đối với vật tư là cát, đá, sỏi khi mua về được chuyển thẳng tới chân công
trình, sau khi viết Phiếu nhập kho, bảo vệ đồng thời viết luôn Phiếu xuất kho
cho toàn bộ số vật tư này. Mẫu Phiếu xuất kho đối với các loại vật tư này tương
tự như trên.
Định kỳ, khi nhận được các Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho do bảo vệ
gửi lên, kế toán vật tư sẽ lập Bảng kê xuất (đối với các NVL thực tế nhập kho)
và vào Sổ kho cùng Sổ chi tiết vật tư cho từng loại vật tư.
Biểu số 2.5: Bảng kê xuất
BẢNG KÊ XUẤT
Số 2/12
Vật tư: Xi măng PCB 40
Ngày
tháng
Chứng từ Diễn giải Ngày chứng
từ
Đơn vị tính Số lượng

5/12 PX 01/12 Xuất 30 bao cho anh
Trường
1/12 Kg 1.500
... ... ... ... ... ...
25/12 PX 34/12 Xuất 41 bao cho ông Chín 18/12 Kg 2.050
... ... ... ... ... ...

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
1717
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
Cộng 143.400
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Chỉ huy trưởng Người xuất hàng Người lập
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam
Bộ phận: Công trình đường Nguyên Khê 2
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Bảng kê xuất được lập hàng tháng cho từng loại vật tư, là căn cứ để tính giá
trị NVL xuất trong kỳ.
Vào cuối tháng, khi có đầy đủ các loại chứng từ (Hóa đơn GTGT do nhà
cung cấp xuất cho), chỉ huy trưởng công trường sẽ làm Giấy đề nghị thanh
toán.

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
1818
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
Biểu số 2.6: Giấy đề nghị thanh toán

Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Trường hợp tạm ứng thừa thì chỉ huy trưởng công trường nộp lại tiền thừa

cho thủ quỹ sau khi ký vào Phiếu thu; nếu thiếu, kế toán tiền mặt sẽ viết Phiếu
chi để bù số thiếu cho người được tạm ứng.

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
GIẤY ĐỀ NGHỊ THANH TOÁN
Số: 79/12
Ngày 31 tháng 12 năm 2008
Kính gửi: Thủ trưởng đơn vị
Tên tôi là: Nguyễn Xuân Hoán
Công trình: Đường Nguyên Khê 2
STT
Ngày
Nội dung thanh toán
Số tiền
Ghi chú
1
Thanh toán tiền mua thép các loại cho TT dịch vụ thương nghiệp và xây lắp
37.709.700
Tổng cộng
37.709.700
1919
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
Cuối tháng, đối với những NVL thực tế nhập kho kế toán căn cứ vào khối
lượng, đơn giá của NVL tồn đầu tháng và nhập trong tháng để tính ra đơn giá
xuất cho từng loại NVL theo công thức:
Đơn giá xuất của NVL i
Giá trị NVL i nhập trong tháng
Khối lượng NVL i tồn đầu tháng
Giá trị NVL i tồn đầu tháng
Khối lượng NVL i nhập trong tháng

=
+
+
Lấy đơn giá xuất này nhân với tổng khối lượng xuất trong Bảng kê xuất để
tính ra giá trị xuất kho của từng loại NVL. Đối với những NVL xuất thẳng đến
chân công trình, kế toán lấy đơn giá nhập nhân với khối lượng nhập (đồng thời
cũng là khối lượng xuất) để tính ra giá trị xuất kho của từng loại NVL(do
những vật tư này thường rất ít khi tồn kho, nếu có, căn cứ vào kết quả kiểm kê
kế toán sẽ điều chỉnh tăng hoặc giảm CP NVLTT). Đây là căn cứ để ghi vào sổ
chi tiết TK 621 cho từng công trình.
Chẳng hạn, đối với xi măng PCB 40 tháng 12/2008 là loại vật tư nhập kho,
căn cứ vào khối lượng tồn đầu tháng (28 bao, tương ứng 1.400 kg) và đơn giá
đầu tháng (890 đ/kg) trên Sổ chi tiết NVL, tổng khối lượng nhập trong tháng
(2840 bao, tương ứng 142.000 kg) ứng với đơn giá của mỗi lần nhập trên Bảng
kê nhập, và khối lượng xuất trên Bảng kê xuất, kế toán tính ra đơn giá xuất và
giá trị xuất kho của vật tư này như sau:

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
2020
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
Đơn giá xuất Xi măng PCB 40 T12/08
=
1.246.000 + 127.670.600
1.400 + 142.000
=
899 đ
Giá trị xuất kho xi măng PCB 40 T12/08
=
899 * 143.400
=

128.916.600 đ
(Cuối tháng, lượng tồn kho của xi măng PCB 40 bằng 0).
Biểu số 2.7: Sổ chi tiết TK 621
SỔ CHI TIẾT
TK: 621
Công trình: Đường Nguyên Khê 2
Quý IV năm 2008
NTG
S
Chứng từ Diễn giải TK đối
ứng
Nợ Có
SH NT
A B C D E 1 2
Số PS
5/10 PXK
01/10
1/10 Mua đá 2*4 1521.CĐS 61.450.536
5/10 PXK
05/10
2/10 Mua cát đen từ tiền
tạm ứng
1521.CĐS 35.339.478
... ... ... ... ... ... ...
31/1
2
BK xuất
số 2/12
31/12 Xuất xi măng PCB 40 1521.XM 128.916.600
... ... ... ... ... ... ...

Cộng số PS 5.721.433.621
Ghi có TK 621 154 5.721.433.621
Ngày 31 tháng 12 năm 2008

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
2121
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
Người ghi sổ Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam
Nguồn: Phòng tài chính kế toán
Công ty thực hiện kế toán tổng hợp CP NVLTT theo phương pháp kê khai
thường xuyên. Công việc kế toán tổng hợp chi phí NVL được thực hiện vào
cuối quý. Cuối quý, kế toán lập các sổ tổng hợp: sổ Nhật ký chung, Sổ cái TK
621 để theo dõi tổng hợp chi phí NVL TT cho tất cả các công trình mà Công ty
đang thi công. Các nghiệp vụ kinh tế được cập nhật đầy đủ vào Nhật ký chung.
Biểu số 2.8: Sổ Nhật ký chung

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
2222
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
SỔ NHẬT KÝ CHUNG
Trích quý IV năm 2008
S
T
T
Chứng từ Diễn giải Tài
khoản
Số phát sinh
SH NT Nợ Có

A B C D E 1 2
Số trang trước chuyển
sang
x x
PXK số 02/10 01/10 Xuất dầu Diezel
(CHXD số 91)
623 93.518.145
331 93.518.145
... ... ... ... ... ...
GĐNTƯ số
05/12
07/12 Tạm ứng tiền cho a.
Hoán mua NVL
1418 35.000.000
111 35.000.000
PNK số 11/12 8/12 Mua NVL nhập kho 1521.ST 35.914.000
133 1.795.700
331 37.709.700
GĐNTT số
79/12
31/12 A.Hoán hoàn ứng tiền
mua NVL (GĐNTƯ
số 05/12, HĐ số
0038034)
331 37.709.700
1418 35.000.000
111 2.709.700
BKX số 02/12 31/12 Xuất Xi măng PCB 40 621 128.916.600
1521.X
M

128.916.600
Bảng
QTKLTC T12
số 05/12 (NK)
31/12 Lương phải trả CN
thuê ngoài (ô. Linh)
622 207.500.000
3341 207.500.000
Bảng
PBKHTSCĐ
T12
31/12 CP KH TSCĐ 627 1.576.797
214 1.576.797
... ... ... ... ... ...
Công ty cổ phần phát triển đầu tư xây dựng Việt Nam

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
2323
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
STT
Chứng từ
Diễn giải
Tài khoản
Số phát sinh
SH
NT
Nợ


A
B
C
D
E
1
2
Số trang trước chuyển sang
x
x
...
...
...
2424
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp GS.TS Đặng Thị Loan
Nguồn:Phòng tài chính kế toán
Đồng thời với sổ Nhật ký chung là Sổ cái TK 621.
SỔ CÁI
Tên TK: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Số hiệu: 621
Trích quý IV năm 2008
Chứng từ Diễn giải Số hiệu
TKĐƯ
Số tiền
SH NT Nợ Có

SVTH: Nguyễn Thị Thuỳ Dung Lớp: Kế toán tổng hợp 47A
2525

×