Một số nhận xét đánh giá và giải pháp nhằm hoàn thiện kế
toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt kim Đông Xuân Hà Nội
3.1. Nhận xét, đánh giá về kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt kim
Đông Xuân Hà Nội
3.1.1. Những thành tựu đạt được
Với chặng đường 50 năm xây dựng và trưởng thành, Công ty
Dệt kim Đông Xuân đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt. Trong
lịch sử hình thành của mình, công ty đã đạt những thành tựu to lớn.
Cùng với sự lớn mạnh và phát triển của công ty, công tác kế
toán nói chung và công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng cũng
không ngừng trưởng thành về mọi mặt, đáp ứng kịp thời về yêu cầu
quản lý và hạch toán của công ty.
Qua nghiên cứu thực tế công tác kế toán tại Công ty Dệt kim
Đông Xuân cho thấy công ty đã phát huy được nhiều mặt mạnh và
thể hiện được những ưu điểm nổi bật sau:
- Về bộ máy kế toán của công ty:
Trong điều kiện cơ chế quản lý đổi mới, hệ thống kế toán của
công ty được tổ chức tương đối hoàn chỉnh, công tác kế toán được
chuyên môn hóa cao, đội ngũ kế toán công ty trẻ, năng động với lòng
sau mê nghề nghiệp, nhanh chóng thích ứng với những thay đổi chế
độ kế toán, về việc sử dụng tin học vào kế toán. Đây là một lợi thế
mạnh nhằm nâng cao hiệu quả công tác kế toán tại phòng kế toán
cũng như đáp ứng tốt công tác quản lý kinh tế ở Công ty Dệt kim
Đông Xuân Hà Nội.
- Về công tác chứng từ và hạch toán ban đầu:
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
Công ty đã sử dụng hệ thống chứng từ, sổ chi tiết khá đầy đủ,
phản ánh chính xác, đầy đủ mọi hoạt động kinh tế tại đơn vị, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác hạch toán tiếp theo.
- Về bảng mã vật tư:
Đơn vị đã xây dựng được hệ thống danh điểm vật tư cho từng
nhóm, từng vật tư theo trật tự nhất định. Việc sử dụng danh điểm vật
tư đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý theo dõi cũng như
kiểm tra vật tư về việc quản lý vật tư trên máy tính. Điều này đậc biệt
có ý nghĩa bởi vì vật tư ở đơn vị rất đa dạng, phong phú về chủng
loại, trong mỗi loại có nhiều nhóm khác nhau.
- Về hạch toán chi tiết nguyên vật liệu tại công ty:
Hiện nay, công ty đang áp dụng phương pháp thẻ song song là
phương phap đơn giản, phát huy được tính ưu việt, có độ chính xác
cao, theo dõi được cả về số lượng và giá trị, dễ kiểm tra, đối chiếu số
liệu. Công ty đã sử dụng hệ thống sổ chứng từ, sổ chi tiết tương đối
đầy đủ, ghi chép rõ ràng mọi hoạt động kinh tế phát sinh tại công ty.
Đồng thời các thủ tục, chứng từ kế toán vật liệu được kế toán, thủ
kho, cán bộ tiếp liệu và phòng nghiệp vụ thực hiện cận thận. Các
chứng từ nhập, xuất vật liệu được ghi chép đầy đủ và quản lý chặt
chẽ giúp cho việc quản lý nguyên vật liệu được thong suốt và đạt
hiệu quả.
- Về phương pháp hạch toán tổng hợp
Công ty đã lựa chọn phương pháp hạch toán hợp lý, đó là
phương pháp kê khai thường xuyên.Với phương pháp này, nguyên
vật liệu được quản lý chặt chẽ và đơn vị cũng nắm bắt được tình
hình nhập, xuất, tồn kho vật liệu một cách thường xuyên, kịp thời.
3.1.2. Những tồn tại và nguyên nhân
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
Bên cạnh những ưu điểm về công tác quản lý và hạch toán
nguyên vật liệu của Công ty Dệt kim Đông Xuân, còn có những tồn
tại mà đơn vị cần phải cải tiến và hoàn thiện nhằm nâng cao công
tác kế toán.
+ Việc ứng dụng tin học trong công tác kế toán có ý nghĩa quan
trọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời và giảm bớt khâu ghi
chép trùng lắp, song hiện nay toàn bộ chứng từ ghi chép ban đầu
đều được chuyển lên phòng Tài chính kế toán để tiến hành cập nhật
dữ liệu nên chiếm khá nhiều thời gian lao động cho việc cập nhật,
kiểm tra, đối chiếu số liệu dẫn đến không kịp thời và không đáp ứng
thường xuyên công việc.
+ Cách sắp xếp các mã vật tư còn chưa hợp lý, thiếu khoa học.
Vật tư của công ty rất đa dạng nhưng kế toán chưa phân thành các
nhóm vật tư cụ thể. Một số vật tư theo dõi sai trên các TK như máy
photocopy lẽ ra được xem là công cụ dụng cụ phải được theo dõi
trên TK 153 thì kế toán lại theo dõi trên TK 1528
+ Các chứng từ nhập vật tư do nhân viên cung tiêu lập không
đảm bảo nguyên tắc quản lý vật tư, kiểm tra giám sát giữa các bộ
phận.
+ Về báo cáo hạch toán, phiếu nhập, xuất còn chậm trễ và nhiều
sai sót.
+ Về việc sử dụng phụ tùng còn nhiều lãng phí, chưa theo dõi
được tuổi thọ của các loại phụ tùng chủ yếu.
+ Vật tư không có nhu cầu sử dụng còn tồn đọng qua nhiều năm
không được giải phóng kịp thời do đó đã chiếm nhiều diện tích kho,
gây ứ đọng vốn.
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
3.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty dệt
kim Đông Xuân Hà Nội
Cùng với sự nghiệp đổi mới nền kinh tế kế toán là một bộ phận
quan trọng trong hệ thống công cụ quản lý kinh tế đã không ngừng
hoàn thiện và phát triển.
Xuất phát từ yêu cầu đó việc hoàn thiện tổ chức công tác kế
toán nói chung cũng như công tác kế toán nguyên vật liệu nói riêng
là vô cùng quan trọng. Công ty dệt kim Đông Xuân là công ty sản
xuất trong lĩnh vực dệt may nên chi phí nguyên vật liệu chiếm rất
nhiều trong chi phí giá thành. Chính vì vậy, nó ảnh hưởng rất lớn đến
giá vốn hàng bán, ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của sản phẩm trên
thị trường và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Trên
thực tế, công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty dệt kim Đông
Xuân còn có một số hạn chế nên việc hoàn thiện công tác kế toán
nguyên vật liệu là một vấn đề rất cấp thiết. Hoàn thiện kế toán
nguyên vật liệu sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí, hạ thấp được
giá thành sản phẩm, góp phần làm tăng lợi nhuận.
Bên cạnh đó, sự phát triển của nền kinh tế thị trường đòi hỏi kế
toán phải tôn trọng các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán Quốc tế,
cũng như phải phù hợp với điều kiện nước ta. Công tác kế toán
nguyên vật liệu về cơ bản phù hợp với nền kinh tế thị trường, song
vẫn còn phức tạp và thủ tục hơi nhiều. Chính vì vậy, phải hoàn thiện
kế toán nguyên vật liệu để phù hợp với chuẩn mực kế toán của nước
ta và chuẩn mực kế toán Quốc tế.
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A
Như vậy phương hướng hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật
liệu tại Công ty Dệt kim Đông Xuân là tìm ra phương pháp hạch toán,
cách thức quản lý chặt chẽ, phù hợp với tình hình sản xuất và đặc
điểm của công ty trên cơ sở tuân thủ những quy định chung của chế
độ kế toán của Bộ Tài chính và những chuẩn mực mới ban hành.
3.3. Giải pháp hoàn thiện kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt kim
Đông Xuân Hà Nội
Trong thời gian tập sự, được tiếp cận và tìm hiểu thực tế công
tác kế toán nguyên vật liệu tại Công ty Dệt kim Đông Xuân tôi xin
mạnh dạn đưa ra một số ý kiến xung quanh vấn đề kế toán nguyên
vật liệu với mục đích hoàn thiện thêm một bước công tác kế toán nói
chung và kế toán nguyên vật liệu nói riêng.
- Xây dựng lại bảng mã vật tư một cách khoa học, hợp lý. Cần
sắp xếp các vật tư thành các nhóm lớn để dễ quản lý.
- Cần theo dõi các vật tư trên các tài khoản đúng với bản chất
kinh tế của vật tư.
- Tình trạng sử dụng hóa chất còn nhiều lãng phí như hóa chất
NAOH 98% thường xuyên có sự hao hụt lớn do ống dẫn, bể xút.
Ví dụ trong tháng 2/2008 xí nghiệp XLHT nhận từ kho hóa chất
là 2600 Kg, xí nghiệp sử dụng và quyết toán cho các hợp đồng trong
tháng là 1453,7 Kg. Vậy lượng hóa chất hao hụt trong tháng là
1146,3 Kg.
Đây chính là một trong những nguyên nhân làm chi phí tăng cao
dẫn đến giá thành cao. Xí nghiệp cần phải tìm nguyên nhân và có
biện pháp khắc phục, hạn chế đến mức tối đa việc lãng phí nguyên
vật liệu nhằm giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
SV: Nguyễn Xuân Quý Kế toán 47A