Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN NHÂN LỰC NIC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.07 KB, 30 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG VÀ CÁC KHOẢN
TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN NHÂN LỰC
NIC.
I. Khái quát chung về tiền lương và các khoản trích theo lương tại công
ty cổ phần tư vấn nhân lực NIC.
1- Khái niệm về tiền lương, các khoản trích theo tiền lương:
- Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền
sản xuất hàng hoá. Trong xã hội chủ nghĩa, tiền lương thực chất là “một phần thu
nhập quốc dân biểu hiện dưới hình thức tiền tệ được nhà nước phân phối có kế
hoạch cho công nhân viên chức phù hợp với số lượng và chất lượng lao động của
mỗi người đã cống hiến. Tiền lương phản ánh việc trả công cho công nhân viên
chức dựa trên nguyên tắc phân phối lao động nhằm tái sản xuất sức lao động bù
đắp hao phí lao động của người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp ”.
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết mà
doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công viêc mà
người lao động đã công hiến cho doanh nghiệp.
-Khái niệm: Tiền lương (tiền công) là phần thù lao lao động để tái sản xuất
sức lao động, bù đắp hao phí lao động của người lao động đã bỏ ra trong quá
trình hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
Bản chất của tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở
giá trị sức lao động thông qua sự thoả thuận giữa người sử dụng lao động và
người lao động. Chính vậy người sử dụng lao động phải trả cho người lao động
1
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: PHẠM TRỌNG NGHĨA
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
một khoản tiền công theo nguyên tắc cung cầu, giá trị của thị trường và theo các
qui định của nhà nước.
Theo những giác độ nghiên cứu về tiền lương, các nhà nghiên cứu còn sử


dụng một số thuật ngữ như tiền lương danh nghĩa, tiền lương thực tế tiền lương
tối thiểu...
+ Tiền lương danh nghĩa: Là số tiền người lao động nhận được theo hợp
đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động.
+ Tiền lương thực tế: Là số lượng tư liệu sinh hoạt và dịch vụ mà người lao
động có thể mua được bằng tiền lương của mình sau khi đóng các khoản thuế
theo qui định của Nhà nước. Chỉ số tiền lương thực tế tỷ lệ nghịch với chỉ số giá
cả và tỷ lệ thuận với chỉ số tiền lương danh nghĩa tại thời điểm xác định.
Trong thực tế người lao động quan tâm đến tiền lương thực tế nhiều hơn
tiền lương danh nghĩa, bởi nó quyết định đến đời sống sinh hoạt hàng ngày của
họ cũng như năng suất lao động và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Chính vì
vậy Nhà nước qui định về mức lương tối thiểu chứ không đặt ra mức lương tối
đa để giúp cho người lao động khỏi thiệt thòi và đáp ứng cho các doanh nghiệp
trong khâu quản lý, hạch toán tiền công, chi phí vào đúng đối tượng chịu chi phí.
* Đặc điểm của tiền lương:
+ Tiền lương là một phạm trù kinh tế gắn liền với lao động, tiền tệ và nền
sản xuất hàng hoá.
+ Trong điều kiện tồn tại nền sản xuất hàng hoá và tiền tệ, tiền lương là một
yếu tố chi phí sản xuất-kinh doanh cấu thành nên giá thành của sản phẩm, lao vụ,
dịch vụ.
2
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: PHẠM TRỌNG NGHĨA
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
+ Hệ thống thang, bậc lương, chế độ phụ cấp, thưởng đối với từng ngành
nghề phù hợp chính là công cụ điều tiết lao động.
+ Tiền lương là một đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, có tác dụng động viên khuyến khích
công nhân viên chức phấn khởi, tích cực lao động, nâng cao hiệu quả công tác.
1.1. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương.

Hạch toán lao động, kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương không
chỉ liên quan đến quyền lợi của người lao động mà còn liên quan đến chi phí
hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, liên quan
đến tình hình chấp hành các chính sách về lao động tiền lương của Nhà nước.
1.2 - Phân loại lao động trong Công ty Cổ phần tư vấn nhân lực NIC:
Do lao động trong Công ty có nhiều loại lao động khác nhau nên để thuận
lợi cho việc quản lý và hạch toán, cần thiết phải tiến hành phân loại. Phân loại
lao động là việc sắp xếp lao động vào các nhóm khác nhau theo những đặc trưng
nhất định. Về mặt quản lý và hạch toán, lao động thường được phân theo các tiêu
thức sau:
* Phân loại theo thời gian lao động:
Theo thời gian lao động, toàn bộ lao động có thể chia thành:
+ Lao động thường xuyên trong danh sách. Là những lao động đã được
công ty ký hợp đồng chính thức.
+ Lao động ngoài danh sách Là những lao động thử việc, thời vụ mà chưa
được công ty ký hợp đồng làm việc dài hạn.
3
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: PHẠM TRỌNG NGHĨA
3
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Cách phân loại này giúp doanh nghiệp nắm được tổng số lao động của
mình, từ đó có kế hoạch sử dụng, bồi dưỡng, tuyển dụng và huy động khi cần
thiết đồng thời xác định các khoản nghĩa vụ với người lao động và với Nhà nước
được chính xác.
* Phân theo quan hệ với quá trình sản xuất:
Dựa theo mối quan hệ của lao động với quá trình sản xuất, có thể phân lao
động trong Công ty Cổ phần tư vấn nhân lực NIC thành hai loại:
+ Lao động trực tiếp sản xuất: Đây chính là bộ phận công nhân trực tiếp sản
xuất hay trực tiếp tham gia vào quá trình thực hiện các lao vụ, dịch vụ. Lao động
trực tiếp sản xuất bao gồm những người trực tiếp đi làm tại các Nhà máy của

Doanh nghiệp đối tác của Công ty.
+ Lao động gián tiếp sản xuất: Đây là bộ phận tham gia lao động gián tiếp
vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lao động gián tiếp bao
gồm nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý bộ phận, nhân viên quản lý hành
chính. Cách phân loại này giúp cho doanh nghiệp đánh giá được tính hợp lý của
cơ cấu lao động và có biện pháp bố trí lao động phù hợp với yêu cầu công việc,
tinh giảm bộ máy gián tiếp.
* Phân theo chức năng của lao động trong quá trình kinh doanh của Công ty
Cổ phần tư vấn nhân lực NIC:
Theo cách phân loại này, toàn bộ lao động có thể chia thành 3 loại:
+ Lao động thực hiện chức năng chế biến: bao gồm những người tham gia
trực tiếp hoặc gián tiếp vào quá trình phát sinh doanh thu cho Công ty, thực hiện
4
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: PHẠM TRỌNG NGHĨA
4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
các lao vụ, dịch vụ như công nhân trực tiếp sản xuất, nhân viên quản lý bộ
phận...
+ Lao động thực hiện chức năng Marketing: là những người lao động tham
gia hoạt động tìm ra những đối tác mới, như nhân viên tư vấn nhân sự, nghiên
cứu thị trường...
+ Lao động thực hiện chức năng quản lý: là những lao động tham gia hoạt
động quản lý kinh doanh và quản lý hành chính của doanh nghiệp như nhân viên
quản lý kinh tế, nhân viên hành chính...
Cách phân loại này có tác dụng giúp cho việc tập hợp chi phí lao động
được kịp thời, chính xác, phân định được chi phí sản phẩm và chi phí thời kỳ.
1.3. Phân loại tiền lương tại Công ty Cổ phần tư vấn nhân lực NIC :
Do Công ty có hình thức lao động khác nhau. Cho nên việc chi trả tiền
lương cho các đối tượng khác nhau ta cần phân loại tiền lương theo tiêu thức phù
hợp. Trên thực tế có rất nhiều cách phân loại tiền lương như phân loại tiền lương

theo cách thức trả lương ( lương sản phẩm, lương thời gian), phân theo đối tượng
trả lương (lương sản xuất, lương quản lý)... Mỗi một cách phân loại đều có
những tác dụng nhất định trong quản lý. Tuy nhiên, để thuận lợi cho công tác
hạch toán nói riêng và quản lý nói chung, về mặt hạch toán, tiền lương trong
Công ty được chia làm 2 loại: tiền lương chính, tiền lương phụ.
+ Tiền lương chính: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian
người lao động thực hiện nhiệm vụ chính của họ, gồm tiền lương trả theo cấp
bậc và các khoản phụ cấp kèm theo.
5
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: PHẠM TRỌNG NGHĨA
5
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
+ Tiền lương phụ: Là tiền lương trả cho người lao động trong thời gian họ
thực hiện nhiệm vụ khác, ngoài nhiệm vụ chính và thời gian người lao động nghỉ
phép, nghỉ tết, nghỉ vì ngừng sản xuất... được hưởng lương theo chế độ.
1.4. Nhiệm vụ của kế toán:
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở doanh nghiệp phải
thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Phản ánh, ghi chép kịp thời, đầy đủ và chính xác số lượng, chất lượng lao
động của cán bộ công nhân viên.
- Tính đúng số tiền công và các khoản phải trả cho người lao động và thanh
toán kịp thời tiền công và các khoản khác phải trả cho người lao động.
- Phân bổ chi phí tiền công, các khoản trích BHXH, BHYT và kinh phí
công đoàn vào các đối tượng sử dụng lao động.
- Kiểm tra phân tích tình hình sử dụng quỹ tiền công, quỹ BHXH, quỹ
BHYT và kinh phí công đoàn.
2. Các hình thức trả lương áp dụng tại công ty.
Việc tính và trả lương có thể thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau, tuỳ
theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, tính chất công việc và trình độ quản lý.
Trên thực tế thường áp dụng các hình thức tiền lương sau:

- Hình thức trả lương theo thời gian: Là hình thức tiền lương tính theo thời
gian làm việc, cấp bậc kỹ thuật và thang lương của người lao động. Theo hình
thức trả lương này, tiền lương theo thời gian phải trả được tính bằng: thời gian
làm việc nhân với mức lương thời gian. Có hai cách tính lương theo thời gian.
+ Tiền lương theo thời gian giản đơn:
6
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: PHẠM TRỌNG NGHĨA
6
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Tiền lương được lĩnh trong tháng = Mức lương ngày x Số ngày làm việc thực tế trong tháng

Mức lương ngày =
Mức lương tháng theo chức vụ + Các khoản phụ cấp
Số ngày làm việc
- Hình thức trả lương theo sản phẩm: Là hình thức tiền lương tính theo số lượng, chất lượng sản phẩm,
công việc đã hoàn thành đảm bảo yêu cầu chất lượng và đơn giá tiền lương tính theo một đơn vị sản phẩm, công
việc đó.
Cách tính lương theo sản phẩm:
+ Lương sản phẩm trực tiếp:
Tiền lương phải trả người
lao động
=
Số lượng sản phẩm hoàn
thành
x
Đơn giá tiền lương cho 1 đvị
sản phẩm
+ Lương sản phẩm gián tiếp:
Tiền lương sản phẩm
gián tiếp

=
Số lượng sản phẩm hoàn thành
của CNSX
x
Đơn giá tiền lương sản
phẩm gián tiếp
7
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: PHẠM TRỌNG NGHĨA
7
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
3. Quỹ tiền lương và các chế độ tiền lương:
3.1 Quỹ tiền lương:
Quỹ tiền lương là toàn bộ số tiền lương mà Công ty phải trả cho công nhân
viên của mình. Quỹ lương bao gồm:
- Tiền lương thời gian, tiền lương tính theo sản phẩm.
+ Tiền lương thời gian là tiền lương cơ bản của lao động trong Công ty.
Tùy thuộc từng vị trí mà Công ty áp dụng mức lương cơ bản khác nhau. Như
công nhân làm tại nhà máy Canon Công ty áp dụng mức lương cơ bản là
1.200.000đ/ tháng,…
+ Tiền lương theo sản phẩm được áp dụng đối với lao động trực tiếp tại nhà
máy của Công ty Unilever.
- Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do
nguyên nhân khách quan, thời gian nghỉ phép.
+ Tiền lương trả cho người lao động trong thời gian ngừng sản xuất do
nguyên nhân khách quan là 70% lương cơ bản ( áp dụng với toàn Công ty)
+ Tiền lương nghỉ phép 100% lương cơ bản (Mỗi tháng được nghỉ phép 1
ngày, 1 năm 12 ngày)
- Các loại phụ làm đêm, thêm giờ. Những phụ cấp này được Công ty trả
theo quy định của nhà nước. Ngoài ra Công ty còn các khoản phụ cấp khác như
cấp nhà ở, điện thoại, đi lại, trách nhiệm. Do đó phụ cấp sẽ được tính như sau:

+ Phụ cấp làm đêm: được tính 130% so với lương cơ bản.
+ Phụ cấp làm thêm giờ: được tính 150% so với ca làm việc.
8
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: PHẠM TRỌNG NGHĨA
8
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
+ Phụ cấp nhà ở: Để thuận lợi cho người lao động Công ty trợ cấp cho mỗi
lao động tiền nhà ở là 100.000đ/tháng ( Chỉ áp dụng đối với lao động trực tiếp
sản xuất)
+ Phụ cấp điện thoại chỉ áp dụng đối với một số phòng trong Công ty có
tính chất thường xuyên phải liên hệ qua điện thoại như phòng nhân sự, nhân viên
quản lý bộ phận, phòng kế toán, ban lãnh đạo. Phụ cấp điện thoại được tính 5%
Lương cơ bản.
+ Phụ cấp đi lại được áp dụng đối với toàn bộ cán bộ, nhân viên trong công
ty trừ lao động trực tiếp tại các nhà máy. Phụ cấp này được áp dụng là
220.000đ/tháng.
+ Phụ cấp trách nhiệm Chỉ áp dụng đối với những cấp lãnh đạo trong Công
ty như Trưởng phòng, Phó phòng,… Mức áp dụng đối với trưởng phòng là 10%
so với lương cơ bản, phó phòng là 7% so với lương cơ bản.
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên như tiền thưởng chuyên
cần, thưởng lễ, tết, vượt chi tiêu đề…
+ Thưởng chuyên cần là 130.000đ/ tháng (áp dụng đối với lao động trực
tiếp tại các nhà máy của đối tác.
+ Thưởng lễ, tết tùy thuộc vào từng giai đoạn kinh tế cụ thể Công ty có
những quyết định điều chỉnh thưởng một cách phù hợp.
+ Thưởng vượt chỉ tiêu tùy thuộc nhiều hay ít mà Công ty chia thưởng một
cách hợp lý nhất (Chỉ áp dụng với phòng kinh doanh, phòng tư vấn)
3.2. Các khoản trích theo lương
3.2.1 Quỹ bảo hiểm xã hội:
9

CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: PHẠM TRỌNG NGHĨA
9
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Công ty Cổ phần tư vấn nhân lực NIC áp dụng Theo nghị định 12CP ngày
25/11/1995 quy định về BHXH của chính phủ, quỹ BHXH được hình thành
bằng cách trích theo tỉ lệ của 20% trên tổng quỹ lương cấp bậc và các khoản phụ
cấp thường xuyên của người lao động thực tế trong kỳ hạch toán, 15% người sử
dụng lao động phải nộp được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp còn 5% trừ vào thu nhập của người lao động. Quỹ BHXH là quỹ dùng để
trợ cấp cho người lao động có tham gia đóng góp trong trường hợp họ bị mất khả
năng lao động như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, mất sức, hưu trí. Quỹ
BHXH được quản lý tập trung ở bộ Lao động thương binh xã hội. Khi người lao
động nghỉ hưởng lao động xã hội kế toán phải lập phiếu nghỉ hưởng BHXH
( theo mẫu 03-LĐTL chế độ chứng từ kế toán ) từ đó lập bảng thanh toán BHXH
( mẫu 04-LĐTL chế độ chứng từ kế toán).
3.2.2. Quỹ bảo hiểm y tế.
Áp dụng theo chế độ tài chính hiện hành, quỹ BHYT được hình thành từ hai
nguồn: Một do doanh nghiệp phải gánh chịu, phần còn lại người lao động phải
nộp dưới hình thức khấu trừ vào lương và được phép trích 3% trên tổng mức
lương cơ bản trong đó 2% trích chi phí kinh doanh còn lại 1% trừ vào thu nhập
của người lao động.
Quỹ BHYT được nộp lên cơ quan chuyên trách thông qua việc mua BHYT
để phục vụ và chăm sóc sức khoẻ cho công nhân viên như: khám chữa bệnh,
viện phí trong thời gian ốm đau, sinh đẻ.
3.2.3. Kinh phí công đoàn.
KPCĐ là quỹ được sử dụng chi tiêu cho hoạt động công đoàn và được hình
thành trên cơ sở trích lập theo tỉ lệ quy định trên tổng số lương thực tế phát sinh
10
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: PHẠM TRỌNG NGHĨA
10

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
trong tháng tính vào chi phí sản xuất kinh doanh và tỉ lệ trích kinh phí công đoàn
là 2%, số kinh phí công đoàn doanh nghiệp còn một phần để lại doanh nghiệp để
chi tiêu cho các hoạt động công đoàn của doanh nghiệp và nó cũng góp phần
khích lệ về mặt tinh thần cho người lao động.
Quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ là quỹ rất có lợi cho người lao động không
những chỉ hiện tại mà còn trong tương lai sau này bởi khi nghỉ hưu người lao
động vẫn được trợ cấp hàng tháng và được khám chữa bệnh theo chế độ bảo
hiểm qui định.
Ngoài chế độ tiền lương và các khoản trích theo lương, Công ty còn xây
dựng chế độ tiền thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sản
xuất kinh doanh, tiền thưởng bao gồm thưởng thi đua (lấy từ quỹ khen thưởng).
II. Hạch toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương:
Dựa vào bảng chấm công từ các bộ phận, kế toán tiền lương có nhiệm vụ
tính lương và thanh toán cho người lao động. Dưới đây là một số trích dẫn cho
việc tính lương và các khoản trích theo lương tại Công ty Cổ phần Tư vấn nhân
lực NIC.
Bảng II -1.
Công ty CP TVNL NIC
BẢNG CHẤM CÔNG
Bộ Phận: PCB (Làm việc tại Cty Canon)
Tháng 12 năm 2008

Số
T
T

SỐ
HỌ VÀ TÊN 1 2 3 4 5 6 8 9 10 11 12 15 16 17 18 19 20 22 23
1 M125 Trần văn Trung x x 0 x x x x x x x x x x x x x x

2 M326 Nguyễn huy Cường x x x x x x x x x x x x x x x x x
11
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: PHẠM TRỌNG NGHĨA
11
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
3 F105 Phạm thị Nhung x x x x x x x x x x x x x x x x x
4 F221 Nguyễn thị Hồng 1/2x x x x x x x x x x x x x x x x x
5 F154 Vũ thị Hương x x x x x x 0 x x x 0 x x x x x x
6 F235 Ma thị Thiu x x x x x 1/2x x x x x x x x x x x x
7 F115 Nguyễn thị Tươi x x x x x x x x x x x x x x x x x
8 M120 Phạm văn Tuấn x x x x x x x x x x x x x x x x x
9 F144 Đào thị hoài Thu x x x x x x x x x x x x x x x x x
10 M160 Nguyễn quốc Tứ x x x x x x x x x x x x x x x x x
..........
Ngày 31 tháng 12 năm 2008

Trưởng bộ phận
Nguyễn
văn thái
12
CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP TỐT NGHIỆP SV: PHẠM TRỌNG NGHĨA
12

×