Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Hoạch định chiến lược phát triển kinh doanh của công ty cổ phần công nghệ viễn thông VITECO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.....

TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------

HỒ THỊ KIM OANH

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
VIỄN THÔNG VITECO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------

HỒ THỊ KIM OANH

HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ
VIỄN THÔNG VITECO

LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:

GS.TS. ĐỖ VĂN PHỨC

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Sau 3 kỳ học tập, nghiên cứu các kiến thức về quản trị kinh doanh chƣơng
trình thạc sỹ tại Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội. Bản thân em đƣợc tiếp thu đầy
đủ các môn học do các Thầy giáo, Cơ giáo có kinh nghiệm trong Trƣờng Đại học
Bách khoa Hà Nội giảng dạy và truyền đạt. Trong quá trình làm luận văn em đƣợc
GS.TS. Đỗ Văn Phức hƣớng dẫn cụ thể, chi tiết từ việc đọc tài liệu viết Cơ sở lý
luận, thu thập dữ liệu, dự báo 3 căn cứ và hoạch định 3 phần của Chiến lƣợc phát
triển kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO.
Các số liệu, kết quả phân tích trong luận văn đều phản ánh trung thực, khách
quan, có tính chính xác cao. Các tài liệu trích dẫn có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Em xin cam đoan luận văn này là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng em,
đƣợc em nghiên cứu từ nhiều tài liệu và liên hệ với số liệu thực tế để viết ra; khơng
sao chép bất kỳ một cơng trình hay một luận án của bất cứ tác giả nào khác./.
Hà Nội, ngày 19 tháng 09 năm 2017
Ngƣời cam đoan

Hồ Thị Kim Oanh

i


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i

MỤC LỤC ................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ ...............................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .......................................................................... vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................. ix
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ...........................................................................4
1.1. BẢN CHẤT, NỘI DUNG VÀ VAI TRÕ CỦA CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ...................................................................4
1.2. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH
CỦA DOANH NGHIỆP .............................................................................................7
1.3. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC CĂN CỨ CHO HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC
PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP ........................................10
1.3.1. Phân tích, dự báo nhu cầu của thị trƣờng trong cùng thời gian với chiến
lƣợc .............................................................................................................. 10
1.3.2. Phân trích, dự báo điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh
đáng kể trong cùng thời gian với chiến lƣợc ................................................. 12
1.3.3. Phân tích, dự báo các nguồn lực cho phát triển kinh doanh của chủ thể
chiến lƣợc trong cùng thời gian với chiến lƣợc ............................................. 14
1.4. HOẠCH ĐỊNH CÁC PHƢƠNG ÁN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH
DOANH ....................................................................................................................16
1.4.1. Định hƣớng chiến lƣợc kinh doanh ..................................................... 16
1.4.2. Hoạch định mục tiêu chiến lƣợc .......................................................... 25
1.4.3. Hoạch định các cặp sản phẩm (dịch vụ) - khách hàng chiến lƣợc ....... 26
1.4.4. Hoạch định các nguồn lực chiến lƣợc ................................................. 27
CHƢƠNG 2 PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC CĂN CỨ CHO HOẠCH ĐỊNH
CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
CÔNG NGHỆ VIỄN THÔNG VITECO GIAI ĐOẠN 2017 – 2021 ..................30
2.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠNG NGHỆ VIỄN THƠNG
VITECO ....................................................................................................................30

2.1.1. Tổng quan về Cơng ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO ........ 30
2.1.2. Các đặc điểm hoạt động của Công ty công nghệ viễn thơngVITECO .. 37
2.1.3. Tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Công
nghệ Viễn thông VITECO qua các năm gần nhất. ......................................... 41

ii


2.2. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO NHU CẦU PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG, CÔNG
NGHỆ VIỄN THÔNG CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2017 -2021 ......................41
2.2.1. Dự báo nhu cầu công nghệ viễn thông của Việt Nam, giai đoạn 2017 2021 ............................................................................................................. 54
2.2.2 . Dự báo nhu cầu cặp sản phẩm (dịch vụ) – khách hàng chính u của thị
trƣờng cơng nghệ viễn thơng giai đoạn 2017 - 2021 ..................................... 55
2.3. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC ĐỐI THỦ CẠNH TRANH CUNG CÔNG NGHỆ
VIỄN THÔNG Ở THỊ TRƢỜNG VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2017 - 2021 ..............56
2.4. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC NGUỒN LỰC CHIẾN LƢỢC CHO PHÁT
TRIỂN KINH DOANH CỦA VITECO, GIAI ĐOẠN 2017– 2021 ........................63
CHƢƠNG 3 HOẠCH ĐỊNH 3 NỘI DUNG CỦA CHIẾN LƢỢC PHÁT
TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ VIỄN
THÔNG VITECO, GIAI ĐOẠN 2017 - 2021 .......................................................72
3.1. HOẠCH ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH CỦA CÔNG TY VITECO, GIAI ĐOẠN 2017 – 2021. ................72
3.1.1. Tầm nhìn chiến lƣợc ........................................................................... 72
3.1.2. Mục tiêu phát triển của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông
VITECO đến năm 2021 ................................................................................ 73
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát ................................................................................73
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể ......................................................................................73
3.2. HOẠCH ĐỊNH CÁC CẶP SẢN PHẨM – KHÁCH HÀNG CHIẾN LƢỢC
CHO PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA CÔNG TYVITECO, GIAI ĐOẠN 2017
– 2021 ........................................................................................................................74

3.2.1. Phân tích ma trận SWOT của Công ty VITECO ................................. 74
3.2.1.1. Chiến lƣợc phát triển thị trƣờng tại các tỉnh thành phố mới .................79
3.2.1.2. Chiến lƣợc hội nhập dọc ngƣợc chiều...................................................79
3.2.1.3 Chiến lƣợc phát triển sản phẩm mới chất lƣợng với giá cạnh tranh ......80
3.2.1.4. Chiến lƣợc nâng cao chất lƣợng nhân lực .............................................80
3.2.2. Hoạch định doanh thu, thị phần và tỷ trọng 3 loại sản phẩm (dịch vụ)
chính yếu của Cơng ty VITECO, giai đoạn 2017 - 2021 ............................... 81
3.3. HOẠCH ĐỊNH CÁC NGUỒN LỰC CHIẾN LƢỢC CHO PHÁT TRIỂN
KINH DOANH CỦA CÔNG TY VITECO, GIAI ĐOẠN 2017 – 2021. ................82
3.3.1. Hoạch định tài lực chiến lƣợc cho phát triển kinh doanh của Công ty
VITECO, giai đoạn 2017 – 2021 .................................................................. 82
3.3.2. Hoạch định vật lực chiến lƣợc cho phát triển kinh doanh của Công ty
VITECO, giai đoạn 2017 – 2021 .................................................................. 84

iii


3.3.3. Hoạch định nhân lực chiến lƣợc cho phát triển kinh doanh của Công ty
VITECO, giai đoạn 2017 – 2021 .................................................................. 85
3.4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .......................................................................................88
3.4.1. Đối với nhà nƣớc ................................................................................ 88
3.4.2. Đối với ngành ..................................................................................... 88
KẾT LUẬN ..............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................91

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT, THUẬT NGỮ
Từ viết tắt

VITECO

Diễn giải
Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO

CTIN

Công ty Cổ phần Viễn thông - Tin học Bƣu điện

TST

Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông

PTIC

Công ty Cổ phần Đầu tƣ và xây dựng Bƣu điện

COKYVINA

Công ty Cổ phần Thƣơng mại Bƣu Chính Viễn thơng

VNP

Tổng Cơng ty Dịch vụ Viễn thông VNPT VINAPHONE

VMS

Tổng Công ty Viễn thông MOBIFONE

SWOT


Ma trận điểm mạnh – điểm yếu, cơ hội – nguy cơ (Strengths Weaknesses, Opportunities-Threats)

QSPM

Ma trận hoạch định chiến lƣợc có thể định lƣợng (Quantitative
Strategic Planning Matrix)

ST

Chiến lƣợc điểm mạnh – nguy cơ (Strengths – Threats)

WT

Chiến lƣợc điểm yếu – nguy cơ (Weaknesses – Threats)

SO

Chiến lƣợc điểm mạnh – cơ hội (Strengths -Opportunities)

WO

Chiến lƣợc điểm yếu – cơ hội (Weaknesses-Opportunities)

BCG

Ma trận thị phần/ tăng trƣởng của (Boston Consulting Group)

IFE


Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (Internal Factor
Evaluation Matrix)

EFE

Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (Externel Factor
Evaluation Matrix)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

GNP

Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Product)

LN

Lợi nhuận

ĐT

Đầu tƣ

CP

Cổ phiếu

NH


Ngân hàng

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast
Asian Nations)

AFTA

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)

ITU

Liên minh Viễn thông Quốc Tế (International
Telecommunication Union)

v


Từ viết tắt

Diễn giải

WTO

Tổ chức thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)

TPP

Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dƣơng (Trans – Pacific

Partnership Agreement)

APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (AsiaPacific Economic Cooperation)

BTS

Trạm thu phát sóng di động (Base Transciver Station)

LĐBTS

Lắp đặt trạm thu phát sóng di động

ADSL

Đƣờng dây thuê bao số bất đối xứng (Asymmetric Digital
Subscriber Line)

PDH

Truyền dẫn cận đồng bộ (Plesiochronous Digital Hierachy)

SDH

Truyền dẫn đồng bộ (Synchronous Digital Hierachy)

IBS

Hệ thống phát sóng trong các tịa nhà cao tầng (InBuilding

System)

GSM

Hệ thống thơng tin di động toàn cầu (Global System for Mobile
Communications)

AMC

Thiết bị Cảnh báo ngoài

VOM

Thiết bị truyền dẫn quang

VLP60

Thiết bị cắt lọc sét

CCS

Dịch vụ viễn thông đám mây

vi


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Kết quả phân tích nhu cầu từng cặp sản phẩm (dịch vụ) – khách hàng
chính yếu của thị trƣờng trong 5 năm qua gần nhất ..................................................12
Bảng 1.2. Kết quả dự báo nhu cầu từng cặp sản phẩm (dịch vụ) – khách hàng chính

yếu của thị trƣờng trong 5 năm tới ............................................................................12
Bảng 1.3. Kết quả phân tích các đối thủ cạnh tranh chính yếu của Công ty trong 5
năm qua gần nhất ......................................................................................................13
Bảng 1.4. Kết quả dự báo các đối thủ cạnh tranh chính yếu của Công ty trong 5 năm
tới...............................................................................................................................14
Bảng 1.5. Kết quả phân tích từng loại nguồn lực (tài lực; nhân lực; cơng nghệ) mà
Công ty đã huy động sử dụng đƣợc trong 5 năm qua gần nhất ................................14
Bảng 1.6. Kết quả dự báo từng loại nguồn lực chính yếu (tài lực; nhân lực; công
nghệ) mà Công ty huy động sử dụng đƣợc trong 5 năm tới .....................................15
Bảng 1.7. Ma trận Mc.Kinsey ...................................................................................19
Bảng 1.8. Các yếu tố chiến lƣợc cho các nhóm A, B, C ...........................................20
Bảng 1.9. Ma trận SWOT .........................................................................................22
Bảng 1.10. Ma trận QSPM .......................................................................................24
Bảng 1.11. Bảng mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp .......26
Bảng 1.12. Luận giải cặp sản phẩm – khách hàng chiến lƣợc ..................................27
Bảng 1.13. Luận giải nguồn lực chiến lƣợc ..............................................................28
Bảng 2.1. Bảng tình hình hiệu quả hoạt động kinh doanh của Cơng ty VITECO giai
đoạn 2012 - 2016 .......................................................................................................41
Bảng 2.2. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016 ..........47
Bảng 2.3. Thuế suất nhập khẩu theo tỷ lệ nội địa hóa ..............................................47
Bảng 2.4. Tốc độ tăng trƣởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2012 – 2016 ..............49
Bảng 2.5. Tóm tắt hiện trạng cơng nghệ viễn thơng Việt Nam ................................52
Bảng 2.6. Kết quả dự báo phát triển viễn thông và công nghệ viễn thông Việt Nam
...................................................................................................................................55
Bảng 2.7. Kết quả dự báo nhu cầu cặp sản phẩm (dịch vụ) – khách hàng chính u
của thị trƣờng cơng nghệ viễn thơng giai đoạn 2017 - 2021 ....................................55
Bảng 2.8. Tình hình biến động danh mục các đối thủ cạnh tranh của Công ty
VITECO giai đoạn 2012 - 2016 ................................................................................57
Bảng 2.9. Tình hình biến động điểm mạnh, yếu của các đối thủ cạnh tranh chính
yếu của Cơng ty VITECO giai đoạn 2012 đến 2016 ................................................58


vii


Bảng 2.10. Dự báo tình hình biến động điểm mạnh, yếu của các đối thủ cạnh tranh
chính yếu của Cơng ty VITECO giai đoạn 2017- 2021 ............................................59
Bảng 2.11. Tổng hợp cơ hội và nguy cơ của Công ty VITECO ...............................62
Bảng 2.12. Tình hình hoạt động của Cơng ty VITECO giai đoạn 2012 – 2016 .......63
Bảng 2.13. Một số hợp đồng cung cấp thiết bị tiêu biểu ..........................................64
Bảng 2.14. Năng lực thiết bị phục vụ sản xuất, nghiên cứu của Công ty VITECO .66
Bảng 2.15. Hiệu quả sử dụng vốn cổ phần của Công ty VITECO ..........................67
Bảng 2.16. Các chỉ số thanh tốn của Cơng ty VITECO ..........................................67
Bảng 2.17. Tổng hợp điểm mạnh điểm yếu của Công ty VITECO ..........................71
Bảng 3.1 Mục tiêu kinh doanh của công ty VITECO, giai đoạn 2017- 2021 ...........73
Bảng 3.2. Mục tiêu chiến lƣợc của Công ty VITECO giai đoạn 2017 -2021 ...........74
Bảng 3.3. Ma trận SWOT của Công ty VITECO .....................................................75
Bảng 3.4. Ma trậm QSPM – nhóm SO của Cơng ty VITECO .................................77
Bảng 3.5. Các cặp Sản phẩm (dịch vụ) – Khách hàng chiến lƣợc ............................79
Bảng 3.6. Kết quả hoạch định doanh thu, thị phần và tỷ trọng 3 loại sản phẩm (dịch
vụ) chính yếu của Công ty VITECO, giai đoạn 2017 - 2021 ...................................81
Bảng 3.7. Kết quả hoạch định tài lực cho phát triển kinh doanh của Công ty
VITECO, giai đoạn 2017 – 2021 ..............................................................................84
Bảng 3.8. Kết quả hoạch định thiết bị thi công của Công ty VITECO, giai đoạn
2017 – 2021 ...............................................................................................................85
Bảng 3.9. Kết quả hoạch định nhân lực chiến lƣợc cho phát triển kinh doanh của
Công ty VITECO, giai đoạn 2017 – 2021 ................................................................87

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Chất lƣợng giai đoạn A và B quyết định chất lƣợng chiến lƣợc phát triển
kinh doanh C ...............................................................................................................8
Hình 1.2. Kết hợp phƣơng pháp suy ra xu hƣớng cho tƣơng lai từ quá khứ với xét
đến phần đột biến của một số nhân tố trong tƣơng lai khi dự báo nhu cầu của thị
trƣờng ........................................................................................................................11
Hình 1.3. Phân lớp các yếu tố tác động đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
...................................................................................................................................15
Hình 1.4. Ma trận BCG .............................................................................................16
Hình 1.5. Ba căn cứ của chiến lƣợc phát triển kinh doanh ......................................29
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy của Cơng ty VITECO ...........................................32
Hình 2.2. Mật độ sử dụng điện thoại năm 2016 ........................................................42
Hình 2.3. Mật độ sử dụng internet năm 2016 ...........................................................43
Hình 2.4. Tỷ trọng doanh thu trong ngành viễn thơng năm 2016 .............................44
Hình 2.5. Thị phần các doanh nghiệp viễn thông Việt Nami năm 2016 ...................45

ix


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn.
Sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) và cam kết
thực hiện các định chế WTO về mở cửa thị trƣờng và tự do hóa thƣơng mại đã đánh
dấu sự thay đổi tồn diện trong mơi trƣờng kinh doanh của các doanh nghiệp Việt
Nam nói chung và các doanh nghiệp ngành viễn thơng nói riêng. Mặc dù Chính phủ
đã có một lộ trình thực thi cam kết để tiết giảm, không gây sốc trong thay đổi các
yếu tố mơi trƣờng kinh tế - chính trị- văn hóa - xã hội, nhƣng chắc chắn sẽ có hàng
loạt thay đổi lớn và đồng bộ của các yếu tố mơi trƣờng. Hàng hóa, dịch vụ, hoạt
động đầu tƣ và quyền sở hữu trí tuệ sẽ tác động mạnh, sâu đến kinh doanh và quản
trị doanh nghiệp.

Để thành công khi yêu cầu chất lƣợng viễn thông ngày càng cao, cạnh tranh
ngày càng mạnh mẽ Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO phải đổi mới
căn bản tất cả các vấn đề, trong đó có vấn đề Quản lý chiến lƣợc mà hoạch định
chiến lƣợc phát triển kinh doanh là quan trọng nhất
Việc thích nghi với những thay đổi về điều kiện môi trƣờng đã trở thành yếu
tố hết sức cần thiết để đảm bảo thành công. Một chiến lƣợc kinh doanh đƣợc xác lập
khi triển khai vào thực tế có thể phải điều chỉnh để thích nghi và phát triển. Những
biến đổi nhanh của điều kiện môi trƣờng thƣờng tạo ra các cơ hội và nguy cơ bất
ngờ làm tác động xấu đến quá trình thực hiện chiến lƣợc kinh doanh hiện tại. Để
khắc phục công ty VITECO phải phát triển chiến lƣợc kinh doanh mới, phù hợp
thích ghi với điều kiện mơi trƣờng mới.
Ngồi ra, trong những năm qua tuy các Công ty Viễn thông đã đạt đƣợc thành
cơng nhất định nhƣng nhìn chung hiệu quả kinh doanh còn thấp mà chủ yếu là do
quản lý chiến lƣợc, hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh doanh chƣa đƣợc chú
trọng đầu tƣ. Việc phát triển chiến lƣợc kinh doanh cho doanh nghiệp là vơ cùng
cần thiết, góp phần làm nên thành công của doanh nghiệp trong sản xuất kinh
doanh, giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững trong môi trƣờng kinh doanh
ngày càng có nhiều sự cạnh tranh khốc liệt. Nhƣ vậy, sau 3 kỳ học lý thuyết của
chƣơng trình đào tạo thạc sỹ Quản trị kinh doanh của trƣờng Đại học Bách khoa Hà
Nội, học viên đã nhận thức sâu sắc thêm tầm quan trọng của Chiến lƣợc phát triển
kinh doanh đối với doanh nghiệp trong tƣơng lai khi có cạnh tranh từ đáng kể trở
lên. Và là một thành viên trong Công ty VITECO, học viên đã chủ động đề xuất và

1


đƣợc giáo viên hƣớng dẫn là GS.TS Đỗ Văn Phức và Viện chuyên ngành chấp
thuận cho làm luận văn thạc sỹ Quản trị kinh doanh với đề tài: Hoạch định chiến
lược phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phẩn Cơng nghệ Viễn thơng
VITECO.

2. Mục đích (Kết quả) nghiên cứu đề tài
Trên cở sở những vấn đề về lý luận, phƣơng pháp luận hoạch định chiến lƣợc
kinh doanh và từ phân tích mơi trƣờng kinh doanh, thực tế tình hình hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, để từ đó đề ra chiến lƣợc phát triển kinh doanh cho Công ty
cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO giai đoạn 2017 - 2021, nhằm hƣớng đến các
mục tiêu cơ bản sau:
- Kết quả hệ thống hóa tri thức của lồi ngƣời về chiển lƣợc kinh doanh để hình
thành Cơ sở lý luận cho hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh doanh của doanh nghiệp;
- Kết quả phân tích, dự báo 3 căn cứ cho việc hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh
doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO giai đoạn 2017 -2021.
- Kết quả hoạch định 3 phần của chiến lƣợc phát triển kinh doanh của Công ty
Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO giai đoạn 2017 – 2021.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận, cơ sở khoa học về quản trị kinh
doanh, hoạch định chiến lƣợc kinh doanh và thực trạng hoạt động kinh doanh, môi
trƣờng kinh doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO.
- Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thơng VITECO.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu.
Trong q trình nghiên cứu đề tài học viên đã sử dụng kết hợp chủ yếu các
phƣơng pháp nhƣ:
- Phƣơng pháp thống kê, phân tích, mơ hình hóa, dự báo để phân tích đánh giá
và đƣa ra các chiến lƣợc kinh doanh của công ty.
- Nghiên cứu tài liệu khoa học, số liệu thực tế liên quan đề tài.
- Khai thác các nguồn tin cấp nhà nƣớc, cấp ngành kết hợp với việc xin ý kiến
chuyên gia và điều tra khảo sát thực tiễn...

2


5. Nội dung của luận văn.

Ngồi Lời nói đầu, Kết luận, Các phụ lục Luận văn gồm 3 chƣơng sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chiến lƣợc phát triển hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Phân tích, dự báo các căn cứ cho hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh
doanh của Công ty Cổ phần Công nghệ Viễn thông VITECO giai đoạn 2017- 2021.
Chƣơng 3: Hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh doanh của Công ty Cổ phần
Công nghệ Viễn thông VITECO giai đoạn 2017 – 2021.

3


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN
KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
1.1. BẢN CHẤT, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA CHIẾN LƢỢC PHÁT
TRIỂN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Khi đất nƣớc chuyển sang kinh tế thị trƣờng, hội nhập sâu rộng vào kinh tế
quốc tế, chủ động tham gia WTO, APEC. TPP. EAEU, các loại FTA, Cộng đồng
ASEAN…là khi chúng ta chấp nhận để cho tính chất cạnh tranh thay đổi đáng kể,
mức độ cạnh tranh tăng lên rõ rệt. Để vƣợt qua một cách thành công những thử
thách mới của cạnh tranh, chuyển hóa những cơ hội thành những lợi ích to lớn cho
mình, doanh nghiệp Việt Nam có cách tốt nhất là nâng cao chất lƣợng quản lý chiến
lƣợc và quản lý điều hành hoạt động của doanh nghiệp mình. Trong quản lý chiến
lƣợc hoạt định chiến lƣợc hoạt động của doanh nghiệp có vị trí, vai trò hàng đầu.
Nhƣ vậy, trƣớc hết chúng ta phải trả lời 3 câu hỏi: chiến lƣợc kinh doanh là gì;
tại sao phải hoạch định chiến lƣợc kinh doanh; bằng cách nào hoạch định đƣợc
chiến lƣợc kinh doanh có sức thuyết phục. Câu hỏi 1 và 2 đƣợc trả lời ở mục 1.1.
Câu hỏi 2 đƣợc trả lời ở mục 1.2 và 1.3 của chƣơng 1 này.
Trước hết, chiến lược là thuật ngữ đƣợc dùng sớm nhất trong quân sự – lĩnh
vực có sự đối địch. Sau này chiến lƣợc cịn đồng nghĩa với mƣu lƣợc.

Trong kinh tế thị trƣờng, khi có cạnh tranh tƣơng đối mạnh xuất hiện sự cần
thiết của chiến lƣợc và ngƣời ta bàn nhiều, nói nhiều về chiến lƣợc. Trong các tài
liệu có rất nhiều cách hiểu, chính thức phát biểu về chiến lƣợc. Sau đây là một số
cách hiểu và phát biểu về chiến lƣợc
Theo Michael Porter thì: Chiến lược là nghệ thuật tạo ra lợi thế cạnh tranh.
Alain Thretar lại cho rằng: Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật mà doanh
nghiệp dùng để ứng phó với cạnh tranh nhằm dành thắng lợi.
Theo Genral Aileret: Chiến lược là kết quả hoạch định mục tiêu, phương cách
và phương tiện tổng quát.
Theo Alfred Chandler: Chiến lược hoạt động của doanh nghiệp là kết quả
hoạch định mục tiêu tổng quát, hướng – phương cách hoạt động và các nguồn lực
chủ yếu sẽ huy động sử dụng.

4


Theo GS,TS Đỗ Văn Phức [6, tr94], chiến lược hoạt động của doanh nghiệp
là kết quả xác định mục tiêu chiến lược, các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược
và các nguồn lực chiến lược nhằm giành lợi thế cạnh tranh, hiệu quả kinh doanh
cao trong tương lai.
Nhƣ trên đã trình bày, trong kinh tế thị trƣờng, khi cạnh tranh ngày càng gay
gắt doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải phải đặc biệt quan tâm đầu tƣ cho
công tác quản lý. Quản lý doanh nghiệp bao gồm quản lý chiến lƣợc và quản lý điều
hành. Quản lý chiến lƣợc gồm có hoạch định chiến lƣợc, thẩm định – quyết định lựa
chọn chiến lƣợc và chỉ đạo thực hiện chiến lƣợc. Trong giai đoạn đầu của quá trình
chuyển sang kinh tế thị trƣờng, làm ăn có cạnh tranh quản lý chiến lƣợc, trong đó
hoạch định chiến lƣợc có vai trò đặc biệt quan trọng. Hoạch định chiến lƣợc kinh
doanh là quá trình nghiên cứu luận chứng, chiến lƣợc kinh doanh là kết quả của q
trình đó.
Nói đến chiến lƣợc hoạt động của doanh nghiệp là nói đến bản chiến lƣợc kinh

doanh của doanh nghiệp. Bản chiến lƣợc có tên sát với nội dung và nội dung cụ thể,
khái quát. Bản chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp có nội dung bao gồm: mục
tiêu chiến lược + các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lược + các nguồn lực chiến
lược. Bản chiến lƣợc chỉ đƣợc sử dụng khi nó đảm bảo chất lƣợng.
Hoạch định chiến lƣợc để làm gì, ích lợi gì? Thƣờng bản chiến lƣợc đƣợc sử
dụng cho nhiều cơng việc quan trọng sau nó. Đó là:
1. Chiến lƣợc hoạt động kinh doanh là định hƣớng, cơ sở cụ thể cho việc xây
dựng kế hoạch kinh doanh hàng năm;
2. Chiến lƣợc là cơ sở, căn cứ cho việc chỉ đạo chuẩn bị trƣớc, đầy đủ, đồng
bộ các điều kiện, nguồn lực cho phần chiến lƣợc chƣa chuyển hoá thành kế hoạch;
Chất lƣợng của chiến lƣợc kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu
vào chất lƣợng của các cơ sở, căn cứ cho hoạch định chiến lƣợc đó. Các cơ sở, căn
cứ cho hoạch định chiến lƣợc là: kết quả dự báo nhu cầu của thị trƣờng; kết quả dự
báo về đối thủ cạnh tranh và kết quả dự báo về năng lực của bản thân doanh nghiệp.
Các cơ sở, căn cứ đảm bảo chất lƣợng khi: đầy đủ cả ba cơ sở, căn cứ; từng cơ sở,
căn cứ đảm bảo chất lƣợng: có cùng thời gian với bản chiến lƣợc, phƣơng pháp dự
báo đƣợc sử dụng phù hợp và chất lƣợng dữ liệu đảm bảo...
Quản lý chiến lƣợc nói chung, hoạch định chiến lƣợc nói riêng một cách khoa
học ln góp phần to lớn vào việc tạo ra lợi thế cạnh tranh, giúp doanh nghiệp tồn
tại và phát triển trong cạnh tranh gay gắt.

5


Mục tiêu chiến lƣợc có thể là một, hai hoặc ba kỳ vọng sau đây:
 Thâm nhập thị trƣờng;
 Tăng doanh thu, thị phần, tốc độ phát triển;
 Tăng khả năng sinh lợi, chất lƣợng tăng trƣởng;
 Cải thiện vị thế cạnh tranh, phát triển bền vững...
Trên thực tế và trong các tài liệu có rất nhiều cách gọi chiến lƣợc.

Doanh nghiệp thƣờng có chiến lƣợc kinh doanh và các chiến lƣợc theo mục
tiêu tập trung, theo các lĩnh vực hoạt động, theo các công đoạn, theo các yếu tố
đầu vào...
1. Theo mục tiêu ƣu tiên doanh nghiệp trong từng thời đoạn có thể chọn
hoạch định
* Chiến lƣợc phát triển theo chiều sâu, tạo ra những điểm khác biệt, độc đáo
đáng kể của hàng hố của mình;
* Chiến lƣợc mở rộng hoạt động, đa dạng hoá sản phẩm;
* Chiến lƣợc giảm thiểu lãng phí, chi phí, giá thành...
2. Theo lĩnh vực hoạt động doanh nghiệp có thể chọn hoạch định
 Chiến lƣợc hoạt động sản xuất;
 Chiến lƣợc hoạt động thƣơng mại;
 Chiến lƣợc hoạt động dịch vụ...
3. Theo công đoạn doanh nghiệp sản xuất có thể chọn hoạch định
* Chiến lƣợc sản phẩm;
* Chiến lƣợc giá;
* Chiến lƣợc phân phối;
* Chiến lƣợc xác tiến bán hàng.
4. Doanh nghiệp không thể không hoạch định các chiến lƣợc phát triển, đảm
bảo các nguồn lực
 Chiến lƣợc phát triển, đảm bảo vốn;
 Chiến lƣợc phát triển, đảm bảo khoa học, công nghệ;

6


 Chiến lƣợc phát triển, đảm bảo nhân lực...
5. Phân loại chiến lƣợc kinh doanh theo chu kỳ phát triển của doanh nghiệp:
Mỗi doanh nghiệp trong quá trình phát triển của mình có thể trải qua các giai
đoạn nhƣ: Giai đoạn mới hình thành; giai đoạn phát triển; giai đoạn sung sức và giai

đoạn suy yếu.
a. Chiến lƣợc kinh doanh trong giai đoạn mới hình thành:
* Chiến lƣợc dựa vào nguồn lực tại chỗ
* Chiến lƣợc dựa vào nhà máy lớn
* Chiến lƣợc lợi dụng khe hở
* Chiến lƣợc thị trƣờng cục bộ
b. Chiến lƣợc kinh doanh trong giai đoạn phát triển: Chiến lƣợc tăng trƣởng...
c. Chiến lƣợc kinh doanh trong giai đoạn sung sức: Chiến lƣợc thƣơng hiệu
nổi tiếng của doanh nghiệp; Chiến lƣợc phát triển hội nhập; Chiến lƣợc đa dạng hoá
sản phẩm...
d. Chiến lƣợc kinh doanh trong giai đoạn suy yếu: chiến lƣợc loại bỏ những gì
cần và phải loại bỏ...
Đầu thế kỷ XXI, ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp làm ăn thành
công do có chiến lƣợc hoạt động (định hƣớng và chuyển hƣớng kinh doanh) dựa
trên cơ sở dự báo tƣơng đối nhu cầu của thị trƣờng, các đối thủ cạnh tranh và năng
lực của bản thân cơng ty. Ví dụ, khi điện áp có nhiều biến động Cơng ty LIOA sản
xuất ổn áp, khi điện áp ít biến động chuyển sang sản xuất dây cáp điện. Khi đời
sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao Công ty Xuân Kiên sản xuất hàng nội thất cao
cấp; khi xuất hiện nhiều nhà sản xuất hàng nội thất và các bệnh viện cần các loại
trang bị mới bằng thép không rỉ Công ty Xuân Kiên chuyển sang sản xuất trang
thiết bị y tế hiện đại; khi nhu cầu vận tải tăng đột biến công ty chuyển sang sản xuất
ô tô vận tải cỡ nhỏ và trung...
1.2. QUY TRÌNH HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Muốn có chiến lƣợc kinh doanh để định hƣớng và chuẩn bị đầy đủ trƣớc tất cả
những gì cần thiết cho chủ động thực hiện đạt hiệu quả cao cần phải đầu tƣ nghiên
cứu tổ chức hoạch định. Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh phải tuân theo một quy
trình khoa học mới thu đƣợc chiến lƣợc có sức thuyết phục cao.

7



Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [6, tr 92], quy trình hoạch định chiến lƣợc phát triển
hoạt động kinh doanh gồm các giai đoạn nhƣ: Phân tích, dự báo các căn cứ, kiểm
định độ tin cậy của các căn cứ (tiền đề) để nhận biết (nhận thức) cơ hội kinh doanh A; Xây dựng một số phƣơng án chiến lƣợc phát triển kinh doanh - B; Cân nhắc, lựa
chọn phƣơng án chiến lƣợc phát triển hoạt động kinh doanh - C...

A
B

C

C

Kết quả dự
báo nhu cầu
của
thị trƣờng
Kết quả dự
báo các đối
thủ cạnh tranh

Các chỉ tiêu của
mục tiêu chiến
lƣợc phát triển
kinh doanh
B

Các cặp sản
phẩm – khách

hàng chiến lƣợc

Kết quả
dự báo các
nguồn lực cho
phát triển
kinh doanh

Chiến lƣợc phát triển kinh doanh

Phân tích, dự báo các căn cứ hoạch
định chiến lƣợc phát triên kinh doanh

A

Các nguồn lực
chiến lƣợc

Giai đoạn chuẩn bị các căn cứ cho hoạch định chiến
lƣợc phát triển kinh doanh
Giai đoạn hoạch định các phƣơng án chiến lƣợc phát
triển kinh doanh
Giai đoạn cân nhắc, lựa chọn chiến lƣợc phát triển
kinh doanh

Hình 1.1. Chất lƣợng giai đoạn A và B quyết định chất lƣợng chiến lƣợc phát
triển kinh doanh C
Giai đoạn A: Phân tích, dự báo các căn cứ, kiểm định mức độ tin dùng của
các kết quả đó làm cơ sở cho nhận biết (nhận thức) cơ hội phát triển kinh doanh.
Không có bột khơng gột nên hồ. Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh cần những

thông tin mà bằng mắt thƣờng không có đƣợc. Phải có các căn cứ (nguyên liệu) là
các kết quả dự báo về nhu cầu của thị trƣờng, về các nguồn đáp ứng khác (các đối thủ
cạnh tranh) và về năng lực của bản thân chủ thể chiến lƣợc trong cùng thời gian với
chiến lƣợc thì mới có thể hoạch định đƣợc chiến lƣợc kinh doanh. Kết quả dự báo

8


chỉ đƣợc sử dụng cho hoạch định chiến lƣợc kinh doanh khi nó có độ tin dùng cao.
Do vậy, cần kiểm định, đảm bảo mức độ tin dùng cao của các kết quả dự báo. Mức độ
tin dùng của kết quả dự báo phụ thuộc chủ yếu vào mức độ phù hợp của phƣơng pháp
dự báo đƣợc chọn dùng và mức độ sát đúng của bộ dữ liệu. Phƣơng pháp dự báo đƣợc
chọn dùng phải phù hợp với tính chất biến động của đối tƣợng dự báo. Dữ liệu cho dự
báo trƣớc hết phải là dữ liệu có cùng tƣơng lai với kết quả dự báo. Dữ liệu quá khứ chỉ
là một căn cứ của dữ liệu tƣơng lai. Dự báo tƣơng đối chính xác tƣơng lai để có
phƣơng định hƣớng, chuẩn bị trƣớc là việc làm vô cùng quan trọng đối với kinh doanh
nói chung, đối với quản lý chiến lƣợc kinh doanh nói riêng nên q trình thực hiện
tƣơng đối chính xác nó gặp nhiều trở ngại. Trƣớc hết, khó lƣờng định chính xác đƣợc
những gì xảy ra trong tƣơng lai. Và các căn cứ thƣờng có quan hệ hữu cơ với nhau.
Căn cứ này thay đổi thƣờng làm thay đổi các căn cứ khác và ngƣợc lại.
Nhƣ vậy, việc đảm bảo độ chính xác cao của kết quả dự báo – đảm bảo các căn
cứ cho hoạch định chiến lƣợc kinh doanh có vị trí, vai trị to lớn đối với hoạt động của
doanh nghiệp, đối với hiệu quả kinh doanh bền vững của doanh nghiệp. Nó địi hỏi trí
tuệ cao, đầu tƣ lớn.
Giai đoạn B: Xác định các phƣơng án chiến lƣợc phát triển kinh doanh
Một phƣơng án chiến lƣợc hoạt động của doanh nghiệp có ba phần: phần mục
tiêu chiến lƣợc, phần các cặp sản phẩm – khách hàng chiến lƣợc và phần các nguồn
lực chiến lƣợc. Ba phần độc lập tƣơng đối nhƣng quan hệ hữu cơ với nhau. Xác
định phần này phải giả định, lƣờng định hai phần còn lại.
Giai đoạn C: Cân nhắc, quyết định lựa chọn phƣơng án chiến lƣợc phát triển

kinh doanh.
Lựa chọn phƣơng án chiến lƣợc kinh doanh là so sánh, cân nhắc các phƣơng
án đã đƣợc hoạch định về các mặt vốn đầu tƣ, hiệu quả tài chính, hiệu quả kinh tế –
xã hội, về mặt môi trƣờng cùng với sự thể hiện ngày một rõ hơn của các điều kiện,
tiền đề đi đến chính thức quyết định chọn một phƣơng án chiến lƣợc tối ƣu nhất, sát
hợp nhất, khả thi nhất... Trong trƣờng hợp phải so sánh nhiều phƣơng án ngƣời ta
phải áp dụng vận trù học, các thuật tốn và máy điện tốn.
Đơi khi việc phân tích và đánh giá các phƣơng án cho thấy rằng, có hai hoặc
nhiều phƣơng án thích hợp và ngƣời quản lý có thể quyết định thực hiện một số
phƣơng án...

9


1.3. PHÂN TÍCH, DỰ BÁO CÁC CĂN CỨ CHO HOẠCH ĐỊNH CHIẾN
LƢỢC PHÁT TRIỂN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Đối với tổ chức kinh tế - xã hội cần phân tích, dự báo: nhu cầu phát triển, nội
lực và ngoại lực có thể thu hút đƣợc.
Để hoạch định đƣợc chiến lƣợc phát triển kinh doanh khơng thể khơng phân
tích, dự báo (dự đốn) biến động đáng kể của ba nhóm yếu tố: nhu cầu của thị
trƣờng; đối thủ cạnh tranh; năng lực của chủ thể chiến lƣợc trong cùng thời gian với
chiến lƣợc (3 căn cứ).
Dự báo 3 căn cứ cho hoạch định chiến lƣợc phát triển kinh doanh là quá trình
tạo ra 3 mố trụ (xem Hình 1.5) mà trên đó ta kiến tạo lâu đài: chiến lƣợc phát triển
kinh doanh; là q trình tạo ra 3 ngun liệu chính cho việc chế tạo ra sản phẩm là
chiến lƣợc phát triển kinh doanh. Kết quả phân tích quá khứ chỉ là 1 loại căn cứ của
dự báo.
Nhƣ vậy, mức độ tin dùng của các căn cứ quyết định rất nhiều mức độ tin dùng
của bản chiến lƣợc phát triển kinh doanh. Và đến lƣợt mình, mức độ chính xác của
các quyết định trong chiến lƣợc phát triển kinh doanh: quyết định lựa chọn mục tiêu

chiến lƣợc, quyết định lựa chọn các cặp sản phẩm – khách hàng, quyết định lựa chọn
các nguồn lực chiến lƣợc quyết định chủ yếu mức độ thành (bại) của kinh doanh
trong tƣơng lai chiến lƣợc. Phạm Lãi (Đào Chu Công) chồng của Tây Thi trong
cuốn: Bí quyết trở thành tỷ phú đã dạy: thành cơng hay thất bại chủ yếu do quyết
đoán đúng hay sai.
1.3.1. Phân tích, dự báo nhu cầu của thị trường trong cùng thời gian với chiến lược
Để hoạch định đƣợc chiến lƣợc phát triển kinh doanh điều quan trọng đầu tiên
phải phân tích, dự báo tƣơng đối chính xác đƣợc nhu cầu của thị trƣờng.
Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [6, trang 136], để dự báo cầu của thị trƣờng về một
hàng hoá cụ thể chúng ta phải nghiên cứu, nhận biết đƣợc: thị trƣờng mục tiêu cụ thể,
thị trƣờng ngày nay là thị trƣờng mở; các yếu tố tạo nên, ảnh hƣởng đến nhu cầu đó;
thời đoạn dự báo nằm ở giai đoạn nào trên chu kỳ sống của hàng hố đó. Đối với một
số hàng hố có xu hƣớng tăng trƣởng nhu cầu ổn định ta sử dụng phƣơng pháp mơ
hình hố thống kê, phƣơng pháp nội suy. Đối với hàng hố có xu hƣớng tăng trƣởng
nhu cầu khơng ổn định, ta sử dụng phƣơng pháp nội suy kết hợp với ý kiến về mức
độ làm tăng (giảm) bất thƣờng do một số yếu tố cụ thể của các chuyên gia.

10


_

_

+
+

A

+++


_
_

___

+

B

+
t
tqk

to

ttl

Hình 1. 2. Kết hợp phƣơng pháp suy ra xu hƣớng cho tƣơng lai từ quá khứ với
xét đến phần đột biến của một số nhân tố trong tƣơng lai khi dự báo nhu cầu
của thị trƣờng
(Nguồn: Khoa học quản lý hoạt động doanh nghiệp, nhà xuất bản Chính trị
- Hành chính)
Khi dự báo nhu cầu của thị trƣờng về một loại hàng hố nào đó cần nghiên
cứu các yếu tố tạo nên, ảnh hƣởng và lƣợng hoá mức độ. Các yếu tố tạo nên, ảnh
hƣởng đến nhu cầu một loại hàng hoá cụ thể trên thị trƣờng thƣờng là:
 Sự cần thiết và mức độ hấp dẫn của bản thân hàng hố đó
 Nhận thức của người tiêu dùng
 Khả năng thanh tốn của người tiêu dùng
 Mơi trường văn hố, thói quen tiêu dùng

 Chính sách điều tiết của nhà nước...
Sau khi tập hợp, phân tích cụ thể, tỉ mỉ nhu cầu từng cặp sản phẩm – khách
hàng chính yếu trong quá khứ cần tập hợp kết quả vào Bảng 1.1

11


Bảng 1.1. Kết quả phân tích nhu cầu từng cặp sản phẩm (dịch vụ) – khách
hàng chính yếu của thị trƣờng trong 5 năm qua gần nhất
Chỉ tiêu
Năm

Sản lƣợng

Giá trị

Tên những yếu tố
và mức độ làm tăng, giảm chính

2012
2013
2014
2015
2016
Sau khi trình bày các căn cứ, phƣơng pháp dự báo nhu cầu từng cặp sản
phẩm– khách hàng chính yếu ở thị trƣờng trong 5 năm tới cần tập hợp kết quả vào
Bảng 1.2
Bảng 1.2. Kết quả dự báo nhu cầu từng cặp sản phẩm (dịch vụ) – khách hàng
chính yếu của thị trƣờng trong 5 năm tới
Chỉ tiêu

Năm

Sản lƣợng

Giá trị

Tên những yếu tố
và mức độ làm tăng, giảm chính

2016
Năm đầu chiến lƣợc
Năm giữa chiến lƣợc
Năm cuối chiến lƣợc
1.3.2. Phân trích, dự báo điểm mạnh, điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh đáng kể
trong cùng thời gian với chiến lược
Hoạch định chiến lƣợc kinh doanh là nghiên cứu đƣa ra phƣơng án dự định đạt
đƣợc những mục tiêu tổng quát cụ thể trên cơ sở hƣớng vào những cặp sản phẩm –
khách hàng lớn cụ thể trên cơ sở các nguồn lực lớn cần và có thể huy động trong
tƣơng lai trung bình và xa. Nói đến kinh tế thị trƣờng là phải nói đến cạnh tranh.
Nói đến cạnh tranh là phải nói đến tính chất và mức độ cạnh tranh; là phải nói đến

12


điểm mạnh (yếu) về chất lƣợng, giá, thời hạn và các thuận tiện của các đối thủ cạnh
tranh chính yếu trong cùng tƣơng lai, tức là trƣớc khi hoạch định chiến lƣợc phát
triển kinh doanh của doanh nghiệp điều quan trọng nhất là phải dự báo tƣơng đối
chính xác về các đối thủ cạnh tranh trong cùng tƣơng lai với chiến lƣợc. Khi có
cạnh tranh từ đáng kể trở lên phải tăng tầm nhìn xa vì nhƣ đi xe có tốc độ cao trên
đại lộ - nhìn gần khơng thấy đƣợc xa, nhìn xa thấy đƣợc cả xa lẫn gần; Phán đúng

đƣợc 99% những điều liên quan đã xảy ra không bằng dự báo đúng đƣợc 55%
những điều liên quan sẽ xảy ra.
Các đối thủ cạnh tranh trong cùng tương lai: những ai và họ có ưu thế hoặc
thất thế gì về chất lượng, giá, thời hạn và các thuận tiện của các đối thủ cạnh tranh
chính yếu trong cùng tương lai so với chủ thể chiến lược... Dựa vào mức độ đổi mới
quan hệ giữa các nhà nƣớc... chúng ta dự báo đƣợc khả năng xuất hiện và rút lui của
các đối thủ cạnh tranh từ các nƣớc đó. Dựa vào luật pháp của nhà nƣớc chúng ta dự
báo khả năng xuất hiện và chấm dứt hoạt động của các đối thủ cạnh tranh trong
nƣớc. Dựa vào thực trạng và nhất là vào chiến lƣợc của các đối thủ cạnh tranh
chúng ta dự báo năng lực cạnh tranh (ƣu thế và thất thế) của các đối thủ trong cùng
một tƣơng lai. Để có bản chiến lƣợc của đối thủ cạnh tranh nhiều khi phải sử dụng
tình báo, gián điệp khoa học - công nghệ, kinh tế.
Sau khi tập hợp, phân tích cụ thể, tỉ mỉ các đối thủ cạnh tranh chính yếu của
Cơng ty trong q khứ cần tập hợp kết quả vào Bảng 1.3
Bảng 1.3. Kết quả phân tích các đối thủ cạnh tranh chính yếu của Cơng ty
trong 5 năm qua gần nhất
Điểm mạnh,
Năm

Tên các đối thủ cạnh điểm yếu về chất Tên những yếu tố chính và mức
tranh chính yếu
độ tác động làm thay đổi
lƣợng, giá, xúc tiến
bán hàng…

2012
2013
2014
2015
2016


13


Sau khi trình bày các căn cứ, phƣơng pháp dự báo các đối thủ cạnh tranh chính
yếu của Cơng ty trong 5 năm tới cần tập hợp kết quả vào Bảng 1.4
Bảng 1.4. Kết quả dự báo các đối thủ cạnh tranh chính yếu của Cơng ty trong 5
năm tới

Năm

Tên các đối
thủ cạnh
tranh chính
yếu

Điểm
mạnh,
điểm yếu

Tên những yếu tố chính
và mức độ tác động làm
thay đổi

2016
Năm đầu chiến lƣợc
Năm giữa chiến lƣợc
Năm cuối chiến lƣợc
1.3.3. Phân tích, dự báo các nguồn lực cho phát triển kinh doanh của chủ thể chiến
lược trong cùng thời gian với chiến lược

Khả năng, năng lực thực sự, cụ thể của chủ thể chiến lƣợc về số lƣợng, chất
lƣợng, giá và thời hạn, thuận tiện giao dịch, xem hàng, vận chuyển, thanh toán, dịch
vụ sau bán. Sau khi so sánh năng lực cạnh tranh của ta làm rõ, chỉ ra mức độ hiệu
quả sử dụng cơ hội kinh doanh của chủ thể chiến lược.
Sau khi tập hợp, phân tích cụ thể, tỉ mỉ từng loại nguồn lực chính yếu mà
Cơng ty đã huy động sử dụng đƣợc trong quá khứ cần tập hợp kết quả vào Bảng 1.5
Bảng 1.5. Kết quả phân tích từng loại nguồn lực (tài lực; nhân lực; công nghệ)
mà Công ty đã huy động sử dụng đƣợc trong 5 năm qua gần nhất
Năm

Sản lƣợng

Giá trị

Tên những yếu tố chính
và mức độ tác động làm thay đổi

2012
2013
2014
2015
2016

14


×