Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Một số giải pháp chiến lược nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của tập đoàn điện lực việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.37 MB, 128 trang )

.....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM

TRẦN VĂN LỢI

HÀ NỘI - 2006


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM
NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN VĂN LỢI

Người hướng dẫn khoa học: GS, TS ĐỖ VĂN PHỨC

HÀ NỘI - 2006




BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHỤ LỤC
MỘT Sè GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC
NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM
Phụ lục 1. Thống kê kết quả SXKD và thực trạng đội ngũ cán bộ
quản lý của EVN.
Phụ lục 2. Chính sách cán bộ quản lý và tiêu chuẩn các chức danh
của đội ngũ cán bộ quản lý của EVN.
Phụ lục 3. Chiến lược phát triển của EVN từ năm 2006- 2010 có
xét đến năm 2020.
Phụ lục 4. Phiếu xin ý kiến về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý EVN.
TRẦN VĂN LỢI

Người hướng dẫn khoa học: GS, TS ĐỖ VĂN PHỨC

HÀ NỘI - 2006


PHỤ LỤC I
THỐNG KÊ KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM



PHỤ LỤC II
CHÍNH SÁCH CÁN BỘ QUẢN LÝ VÀ TIÊU CHUẨN CÁC CHỨC DANH
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM


PHỤ LỤC III:
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CỦA TỔNG CÔNG TY
ĐIỆN LỰCVIỆT NAM TỪ NĂM 2006 – 2010 CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020


PHỤ LỤC IV:
PHIẾU XIN Ý KIẾN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
CÁN BỘ QUẢN LÝTỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC VIỆT NAM


MỤC LỤC
Phần 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG..........05

1.1 Bản chất và mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong kinh
tế thị trường.....................................................................................................................05
1.2 Bản chất, nội dung và vai trò của quản lý doanh nghiệp.............................08
1.3 Bản chất và phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý doanh nghiệp............................................................................................................29
1.4 Các nhân tố và phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý doanh nghiệp...................................................................................47
Phần 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ Ở TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.....................................53


2.1 Đặc điểm sản phẩm - khách hàng, đặc điểm công nghệ và tình
hình hiệu quả hoạt động của Tập đồn Điện lực Việt Nam........................53
2.2 Thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL của Tập đoàn Điện lực.................69
2.3 Các nhân tố và mức độ tác động đến chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý ở Tâp đoàn Điện lực Việt Nam........................................................................85
Phần 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ Ở EVN.......................................91

3.1 Những sức ép, yêu cầu mới về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.........................................................................91
3.2 Đổi mới chính sách thu hút và đào tạo bổ sung...........................................105
3.3 Đổi mới tiêu chuẩn, quy trình bổ nhiệm và đào
tạo nâng cao trình độ................................................................................................107
3.4 Đổi mới đánh giá và đãi ngộ.................................................. .............................116


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu Đề tài:
Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, công cuộc đổi mới của
Đất nước ta diễn ra ngày một đổi khác, nền văn minh công nghiệp đã phát
triển lên đến đỉnh cao với nền văn minh tin học của kỷ nguyên kinh tế dịch
vụ, kỷ nguyên máy vi tính … Sự thay đổi này, địi hỏi chúng ta phải nhanh
chóng nắm bắt thời cơ, sáng suốt, vận dụng những thành tựu khoa học để phát
triển kinh tế đất nước giàu mạnh, xây dựng xã hội công bằng và văn minh.
Trong kinh tế thị trường để đạt được hiệu qủa của hoạt động chúng ta
phải thay đổi nhận thức, cách thức tiếp cận, thay đổi các căn cứ của các quyết
định, phải năng động, linh hoạt ...Để không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt
động nói chung, hoạt động kinh doanh nói riêng có sự tham gia của nhiều

người trong khung giới hạn về các điều kiện nhân - tài- vật lực, thời gian,
không gian và có cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ các nhà quản lý khơng cịn
cách nào khác là phải đích thực hóa mọi vấn đề; thiết thực hóa, hiện đại hóa
các yếu tố đầu vào; trật tự hóa, hợp lý hóa, đồng bộ hóa các hoạt động bộ
phận, tức là phải đặc biệt coi trọng việc học tập nâng cao trình độ quản lý hoạt
động nói chung, trình độ quản lý hoạt động kinh doanh nói riêng. Bất kỳ một
tổ chức kinh doanh nào dù có nguồn tài chính dồi dào, nguồn tài nguyên vật
lực phong phú, hệ thống máy móc với kỹ thuật cơng nghệ hiện đại, những
cơng thức khoa học thần kỳ cũng chỉ trở nên vơ ích nếu khơng biết quản lý
nguồn tài ngun q giá của mình đó là nguồn nhân lực. Bởi vì nguồn nhân
lực là tài sản quí giá và quan trọng nhất trong mỗi doanh nghiệp, yếu tố con
người ln giữ vai trị hết sức quan trọng trong việc quyết định đến hiệu quả
sản xuất kinh doanh.

HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

1


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

Làm thế nào để quản lý nguồn lực có hiệu quả là vấn đề khó khăn
nhưng ln địi hỏi đối với các doanh nghiệp nói chung và Tập đồn Điện lực
Việt Nam (sau đây gọi tắt là EVN) nói riêng trong nền kinh tế chuyển đổi như
ở nước ta hiện nay. Sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, của áp
lực hội nhập kinh tế quốc tế, làm thế nào để đáp ứng ngày càng cao của người
lao động trong nền kinh tế thị trường đã đang đặt ra cho những nhà quản lý ở
các cấp độ khác nhau, phải có các quan điểm mới, những phương pháp và
những kỹ năng mới về quản lý một cách khoa học.
Đối với Tập đoàn Điện lực Việt Nam mục tiêu tổng quát là Đổi mới mơ

hình tổ chức và cơ chế quản lý nhằm nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh,
sản xuất kinh doanh có lãi, tự chủ về tài chính, hồn thành tốt nhiệm vụ chính
trị do Đảng và Nhà nước giao là đảm bảo cung cấp đủ điện với chất lượng
ngày càng cao, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế quốc dân và sinh hoạt
của nhân dân.
Để thực hiện được các mục tiêu đề ra, Lãnh đạo EVN đã đề ra Chiến
lược tổng quát trong quá trình phát triển Tổng Cơng ty Điện lực Việt nam
thành Tập đồn Điện lực Việt Nam từ nay đến 2020 là: “phát triển mạnh mẽ
cả về chiều rộng và chiều sâu, chuyển Tổng Cơng ty sang hoạt động theo mơ
hình Cơng ty mẹ - Cơng ty con trong đó Cơng ty mẹ đầu tư vốn vào các
Công ty con, mở rộng kinh doanh đa ngành nghề trong đó ngành nghề sản
xuất kinh doanh chủ đạo là sản xuất kinh doanh điện, thu hút sự tham gia của
các doanh nghiệp trong và ngoài nước vào các khâu sản xuất, phân phối điện
và các ngành hàng kinh doanh khác của Tập đoàn Điện lực Việt Nam".
Nhằm góp phần tham gia nghiên cứu nhiệm vụ quản lý, trong đó giải
quyết mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng của đội ngũ cán bộ, quản lý với
hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nên đề tài “Phân tích và đề

HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

2


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý ở Tập
đoàn Điện lực Việt nam” được tôi chọn làm đề tài luận văn thạc sỹ kinh tế là
yêu cầu thực tế và có ý nghĩa thiết thực.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý tập hợp xử lý

các số liệu, luận văn nhằm:
- Phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý của Tổng Công ty
Điện lực Việt Nam, khẳng định những thành công, tồn tại và nguyên nhân.
- Đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở
Tập đoàn Điện lực Việt nam.
3. Đối tượng và phạm vi
Đối tượng nghiên cứu: Bộ máy quản lý của Tổng Cơng ty Điện lực
Việt Nam để tìm những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán
bộ quản lý.
Phạm vi: Luận văn tập trung nghiên cứu về bộ máy, chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận Mác - Lê nin, còn sử dụng các phương
pháp sau: Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp, điều tra kết hợp các
phương pháp nghiên cứu khác trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu và
các tài liệu khoa học, sách, báo về quản trị nguồn nhân lực.
5. Những đóng góp của luận văn
- Hệ thống hố và hồn thiện một số vấn đề về lý luận có liên quan đến việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của các doanh nghiệp.

HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

3


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

- Giới thiệu kinh nghiệm cải cách ngành điện của các nước trong khu vực.
- Phân tích, đánh giá một cách có hệ thống, có luận cứ khoa học về thực trạng
đội ngũ cán bộ quản lý của EVN. Hoạch định những vấn đề cần giải quyết từ

đó đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ
cán bộ quản lý nhằm đáp ứng nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao, xây dựng
đội ngũ cán bộ quản lý đáp ứng được mục tiêu sản xuất - kinh doanh của Tập
đoàn Điện lực Việt Nam khi Nhà nước chủ trương phát triển thị trường Điện
lực cạnh tranh.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được kết cấu:
Phần I: Cơ sở lý luận về đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp.
Phần II: Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở EVN.
Phần III: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

4


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

PHẦN I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 BẢN CHẤT VÀ MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP
TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG.
Để tồn tại và phát triển con người phải tiến hành một loạt hoạt động,
trong đó hoạt động kinh tế (hoạt động kinh doanh) là hoạt động trọng tâm.
Hoạt động đầu tư, tổ chức chi nhằm vào việc thỏa mãn nhu cầu của
người khác để có thu thỏa mãn nhu cầu của chính mình được gọi là hoạt động
kinh tế, là hoạt động kinh doanh. Trong kinh tế thị trường hoạt động của
doanh nghiệp là đầu tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ

phần nhu cầu của thị trường, tạo lập hoặc củng cố vị thế với kỳ vọng đạt
hiệu quả cao nhất, bền lâu nhất có thể. Doanh nghiệp là đơn vị tiến hành
một hoặc một số hoạt động kinh doanh, là tổ chức làm kinh tế. Doanh nghiệp
có thể kinh doanh sản xuất, kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ.
Như vậy, bản chất của hoạt động của doanh nghiệp là đầu tư, sử dụng
các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trường, những
lợi ích mà doanh nghiệp cần và có thể tranh giành. Mục đích hoạt động của
doanh nghiệp là đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất, bền lâu nhất có thể.
Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là kết quả tương quan, so sánh
những lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp với phần các nguồn
lực (chi phí) cho việc có được các lợi ích đó. Hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp là tiêu chuẩn được sáng tạo để đánh giá, lựa chọn mỗi khi cần thiết.
Do đó, cần tính tốn tương đối chính xác và có chuẩn mực để so sánh. Để tính
tốn được hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trước hết cần tính tốn được
tồn bộ các lợi ích và tồn bộ các chi phí tương thích. Do lợi ích thu được từ
HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

5


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

hoạt động của doanh nghiệp cụ thể hàng năm thường rất phong phú, đa dạng,
hữu hình và vơ hình ( tiền tăng thêm, kiến thức, kỹ năng tăng thêm, quan hệ
tăng thêm, tăng thêm về công ăn -việc làm, cân bằng hơn về phát triển kinh tế,
thu nhập, ảnh hưởng đến môi trương sinh thái, mơi trường chính trị - xã
hội…) nên cần nhận biết, thống kê cho hết và biết cách quy tính tương đối
chính xác ra tiền. Nguồn lực được huy động, sử dụng cho hoạt động của
doanh nghiệp cụ thể trong năm thường bao gồm nhiều loại, nhiều dạng, vơ
hình và hữu hình và có loại chỉ tham gia một phần nên cần nhận biết, thống kê

đầy đủ và bóc tách - quy tính ra tiền cho tương đối chính xác.
Theo GS, TS kinh tế Đỗ Văn Phức mỗi khi phải tính tốn, so sánh các
phương án, lựa chọn một phương án đầu tư kinh doanh cần đánh giá, xếp loại
A, B, C mức độ tác động, ảnh hưởng đến tình hình chính trị- xã hội và mơi
trường sinh thái như sau :
Bảng các hệ số xét tính lợi ích xã hội - chính trị và ảnh hưởng đến môi trường
trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp Việt Nam *
Loại ảnh hưởng

Loại A

Loại B

Loại C

*

Năm
2001 - 2005

2006 - 2010 2011 - 2015

2016 - 2020

Xã hội - chính trị

1, 45

1, 35


1, 25

1, 15

Mơi trường

1, 1

1, 2

1, 3

1, 45

Xã hội - chính trị

1

1

1

1

Mơi trường

1

1


1

1

Xã hội - chính trị

0, 75

0, 80

0, 85

0, 90

Mơi trường

0, 85

0, 80

0, 75

0, 70

Đề tài NCKH cấp bộ (B 2003 – 28 – 108)

HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

6



MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

Sau khi đã quy tính, hàng năm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
được nhận biết, đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu : Lãi (Lỗ), Lãi / tổng tài sản,
Lãi/ Tồn bộ chi phí sinh lãi, Lãi rịng/ Vốn chủ sở hữu.
Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp tiến hành kinh doanh là tham gia
cạnh tranh. Vị thế cạnh tranh (lợi thế so sánh) của doanh nghiệp chủ yếu
quyết định mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Khi nền kinh tế của đất nước hội nhập với kinh tế khu vực, kinh tế thế
giới doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội, đồng thời phải chịu thêm nhiều sức
ép mới. Trong bối cảnh đó doanh nghiệp nào tụt lùi, khơng tiến so với
trước, tiến chậm so với các đối thủ là tụt hậu, là thất thế trong cạnh tranh
Δ1

<

Δ 2,

là vị thế cạnh tranh thấp kém hơn, là bị đối thủ mạnh hơn thao

túng, là hoạt động đạt hiệu quả thấp hơn, xuất hiện nguy cơ phá sản, dễ đi
đến đổ vỡ hồn tồn.

Đối thủ cạnh tranh

Ta
1

<


T1

2

T2

Thời gan

Hình 1.1 Vị thế trong cạnh tranh
HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

7


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

Hình 1.1 Vị thế cạnh tranh () quyết định hiệu quả
Thực tế của Việt nam từ trước đến nay và thực tế của các nước trên thế
giới luôn chỉ ra rằng : Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu do trình độ
(năng lực) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đó quyết định.
1.2 BẢN CHẤT, NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA QUẢN LÝ DOANH
NGHIỆP.
Hoạt động kinh doanh có một số điểm tương tự như các hoạt động khác
của con người, xong nó có cái khác về mục đích, phương pháp tiến hành....
Hoạt động kinh doanh là hoạt động tạo ra hàng hóa và đem bán nó với kỳ
vọng thu được lợi nhuận cao, đảm bảo sự bền lâu và người ta đặc biệt quan
tâm đến hai vấn đề đó là: Khía cạnh kinh tế (quan hệ lợi ích) và khía cạnh tâm
lý của các giải pháp, biện pháp, thường thì có sự quan tâm và liên quan đến
lợi ích của nhiều người, diến ra trong một không gian, một khoảng thời gian

và điều kiện nhân - tài - vật lực có giới hạn và sự cạnh tranh quyết liệt. Từ
trước tới nay, con người ln ln tìm cách đổi mới cách thức tiến hành hoạt
động kinh doanh nhằm đạt được hiệu quả cao và bền lâu. Chúng ta khẳng
định rằng kinh doanh lớn trong bối cảnh hội nhập - cạnh tranh quốc tế chỉ đạt
được hiệu quả cao khi nó được hoạch định, được đảm bảo về tổ chức, được
điều phối, được kiểm tra, tức là được quản lý một cách nghiêm túc, khoa học
hay nói cách khác là phải có trình độ lao động quản lý cao.
Quản lý nền kinh tế quốc dân cũng như quản lý một doanh nghiệp có
thể được xem như một hệ thống gồm có hai phân hệ: Chủ thể quản lý và
khách thể quản lý (đối tượng quản lý). Trong hệ thống, chủ thể quản lý và đối
tượng quản lý có mối quan hệ qua lại, được gọi là quan hệ quản lý. Quan hệ
quản lý trong lĩnh vực kinh tế bao giờ cũng là quan hệ giữa người với người.
Không nên nghĩ rằng, quan hệ quản lý chỉ đơn thuần là tác động một chiều
HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

8


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

giữa chủ thể quản lý vào đối tượng quản lý. Chủ thể quản lý và đối tượng
quản lý có mối quan hệ tác động qua lại và gắn bó với nhau một cách hữu cơ
trong hệ thống.
Như vậy, quản lý kinh tế là sự tác động của chủ thể quản lý vào đối
tượng quản lý là những người lao động để tổ chức và phối hợp hoạt động của
họ trong qúa trình sản xuất xã hội nhằm đạt mục tiêu đã định.
Hiện nay, có rất nhiều cách giải thích thuật ngữ quản lý. Có ý kiến cho
rằng quản lý là hành chính, là cai trị, ý kiến khác lại cho rằng: Quản lý là điều
hành, điều khiển, chỉ huy. Các quan điểm này khơng có gì khác nhau về bản
chất mà chỉ khác nhau ở chỗ dùng thuật ngữ.

Quản lý được hiểu theo hai góc độ: Một là góc độ tổng hợp mang tính
chính trị - xã hội; hai là góc độ mang tính hành động thiết thực. Cả hai góc độ
này đều có cơ sở khoa học và thực tế.
Theo góc độ chính trị, xã hội: Quản lý là sự kết hợp giữa tri thức và
lao động. Lịch sử xã hội loài người từ thời kỳ cổ đại đến thời đại văn minh
cho thấy trong sự phát triển đó có 3 yếu tố nổi lên rõ nét, đó là: Tri thức, lao
động và quản lý. Trong 3 yếu tố này, quản lý là sự kết hợp giữa tri thức và lao
động, nếu kết hợp tốt thì xã hội phát triển tốt đẹp, nếu kết hợp khơng tốt thì sự
phát triển sẽ chậm lại. Sự kết hợp đó được biểu hiện trước hết ở cơ chế quản
lý, ở chế độ, chính sách, biện pháp quản lý và ở nhiều khía cạnh tâm lý xã hội,
nhưng tựu chung lại là quản lý phải biết tác động bằng cách nào đó để người
bị quản lý luôn luôn hồ hởi, phấn khởi, đem hết năng lực và trí tuệ của mình
để sáng tạo ra lợi ích cho mình và cho xã hội.
Theo góc độ hành động: Quản lý là điều khiển, theo quan niệm này
quản lý có 3 loại, các loại này đều có xuất phát điểm giống nhau là do con
người điều khiển nhưng khác nhau về đối tượng.
HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

9


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

- Loại thứ nhất là con người điều khiển các vật hữu sinh không phải
con người bắt chúng phải thực hiện theo ý chí của người điều khiển, loại này
được gọi là quản lý sinh học, thiên nhiên, mơi trường …. Ví dụ như các nhà
khoa học làm công tác lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi.
- Loại thứ hai là con người điều khiển vật vô tri, vô giác để bắt chúng
phát triển theo ý chí của người điều khiển, loại này được gọi là quản lý kỹ
thuật. Ví dụ điều khiển điều độ hệ thống điện, máy tính, vận hành thiết bị...

- Loại thứ ba là việc con người điều khiển con người (quản lý Nhà
nước, Đảng, đoàn thể, tổ chức chính trị, kinh tế, văn hố …). Là quản lý xã
hội, được Các-Mác coi là chức năng đặc biệt sinh ra từ tính chất xã hội hố
của lao động.
Từ những vấn đề trên, ta có thể khái quát: Quản lý là sự tác động, chỉ
huy, điều khiển có hướng đích của chủ thể quản lý lên khách thể là đối tượng
quản lý nhằm đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến động của môi
trường.
Với định nghĩa này, quản lý phải bao gồm các yếu tố sau:
- Phải có một chủ thể quản lý tạo ra các tác động và phải có một đối
tượng quản lý tiếp nhận các tác động của chủ thể quản lý tạo ra. Tác động có
thể chỉ là một lần mà cũng có thể là nhiều lần liên tục;
- Phải có mục tiêu đặt ra cho cả đối tượng và chủ thể. Mục tiêu này là
căn cứ để chủ thể tạo ra các tác động;
- Chủ thể phải thực hành việc tác động lên đối tượng quản lý và khách
thể quản lý. Chủ thể có thể là một người hay tập thể, cịn đối tượng quản lý có
thể là người (một hay nhiều người) hoặc giới vơ sinh (máy móc, thiết bị, đất
đai, thông tin …) hoặc giới sinh vật (cây trồng, vật nuôi…).

HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

10


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

Khi nói đến quản lý là nói đến sự tác động hướng đích. Tác động này
nhằm vào một đối tượng nhất định để đạt được mục tiêu đề ra. Hoạt động
quản lý là một hoạt động chủ quan có ý thức, có tính năng động, sáng tạo, linh
hoạt của một con người, một tập thể người quản lý.

Trong các loại quản lý có quản lý doanh nghiệp: Quản lý doanh nghiệp
là quá trình tác động một cách có hệ thống, có tổ chức, có hướng đích của bộ
máy quản trị doanh nghiệp lên tập thể những người lao động trong doanh
nghiệp, nhằm sử dụng mọi tiềm năng và cơ hội để thực hiện một cách tốt nhất
mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đạt được mục
tiêu đề ra theo đúng luật định và thông lệ xã hội.
Bộ máy quản lý với tư cách là cơ quan điều khiển hoạt động của toàn
bộ doanh nghiệp bao gồm cả khâu sản xuất kinh doanh trực tiếp cũng như
khâu phụ trợ, phục vụ, cả hoạt động sản xuất tại doanh nghiệp cũng như hoạt
động tiếp thị ngoài dây chuyền sản xuất, cả hệ thống tổ chức quản lý cũng
như hệ thống các phương thức quản lý của doanh nghiệp.
Bộ máy quản lý là lực lượng vật chất để chuyển những ý đồ, mục đích,
chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thành hiện thực, biến những nỗ lực
chủ quan của mỗi thành viên trong doanh nghiệp thành hiệu quả sản xuất kinh
doanh.
Bộ máy quản lý thường được xem xét trên 3 mặt:
- Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy;
- Cơ cấu tổ chức bộ máy;
- Lực lượng lao động quản lý thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bộ máy.
Tổ chức bộ máy quản lý là dựa trên những chức năng, nhiệm vụ đã xác định
của bộ máy để sắp xếp về lực lượng, bố trí về cơ cấu, xây dựng mơ hình và
làm cho tồn bộ hệ thống quản lý của doanh nghiệp hoạt động như một chỉnh
HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

11


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

thể có hiệu lực nhất. Tổ chức bộ máy quản lý cũng đồng thời là việc tổ chức

các khâu, các bộ phận quản lý, phân công nhiệm vụ quyền hạn và chỉ rõ vị trí
của từng quản trị viên các cấp trong hệ thống quản lý của doanh nghiệp. Nó là
cơng việc đầu tiên đối với một doanh nghiệp mới và là công việc thường
xuyên đối với một doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh.
Trên thực tế, khó có thể phân biệt 2 khái niệm bộ máy quản lý và tổ
chức bộ máy quản lý. Khi hình thành bộ máy quản lý cũng đồng thời là quá
trình tổ chức các lực lượng quản lý và phân chia chức trách theo ý đồ của bộ
tham mưu doanh nghiệp. Tổ chức bộ máy quản lý là xét về trạng thái động, là
sự vận động của cả hệ thống quản lý trong không gian và thời gian, hướng
vào những mục tiêu quản lý đã vạch ra. Tổ chức bộ máy quản lý chính là bắt
đầu sự vận hành bộ máy quản lý, không tách rời mục tiêu và nhiệm vụ của
sản xuất kinh doanh.
Con người quản lý là con người “tư duy - hành động”. Điểm xuất phát
là “tư duy” và điểm đến là “hành động” và hành động đem đến những tư duy
mới. Cứ như thế phong cách và năng lực lãnh đạo được khẳng định và thăng
hoa theo thời gian và hoàn cảnh. Phong cách và năng lực lãnh đạo chính là tận
dụng những phẩm chất của con người để đưa tập thể mình lãnh đạo vượt qua
các thử thách để đạt mục tiêu đã định.
Cán bộ quản lý doanh nghiệp (quản trị viên) là những người trong bộ
máy điều hành doanh nghiệp, là lao động gián tiếp, lao động quản lý, là cán
bộ lao động quản trị ở các doanh nghiệp hay ở đơn vị kinh tế cơ sở.
Cán bộ quản lý doanh nghiệp có 3 loại:
* Quản trị viên hàng đầu (quản trị viên cấp cao):
Bao gồm: Tổng Giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc phụ trách từng
phần việc; Giám đốc, các Phó Giám đốc phụ trách từng phần việc; phụ trách
HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

12



MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

về đường lối, chiến lược, các cơng tác tổ chức hành chính của doanh nghiệp.
Có thể nêu lên những nhóm cơng tác chính sau:
- Xác định mục tiêu của doanh nghiệp ở từng thời kỳ; phương hướng và các
biện pháp lớn;
- Tạo dựng bộ máy quản trị doanh nghiệp: Phê duyệt về cơ cấu tổ chức,
chương trình hoạt động, các vấn đề về nhân sự: tuyển dụng, lựa chọn quản
trị viên cấp dưới, giao trách nhiệm, uỷ quyền, thăng cấp, quyết định mức
lương…
- Phối hợp hoạt động của các bên liên quan;
- Xác định nguồn lực và đầu tư kinh phí cho các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp;
- Quyết định các biện pháp kiểm tra, kiểm soát như: chế độ báo cáo, kiểm
tra, thanh tra, đánh giá, khắc phục hậu quả;
- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về mỗi quyết định ảnh hưởng tốt, xấu đến
doanh nghiệp;
- Báo cáo trước Hội đồng quản trị và Đại hội công nhân viên chức.
* Quản trị viên trung gian: bao gồm: Quản đốc phân xưởng, trưởng phịng
ban chức năng.
Đó là đội ngũ những quản trị viên trung gian có nhiệm vụ chỉ đạo thực hiện
phương hướng, đường lối của quản trị viên hàng đầu đã phê duyệt cho ngành
mình, bộ phận chun mơn của mình. Như vậy, quản trị viên trung gian là
người đứng đầu một ngành hoặc một bộ phận, là người chịu trách nhiệm
trước quản trị viên hàng đầu.
Nhiệm vụ của quản trị viên trung gian:

HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

13



MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

- Nghiên cứu nắm vững những quyết định của quản trị viên hàng đầu về
nhiệm vụ của ngành, của bộ phận mình trong từng thời kỳ, mục đích, yêu
cầu, phạm vi quan hệ với các bộ phận, với các ngành khác;
- Đề nghị những chương trình, kế hoạch hoạt động, đưa ra mơ hình tổ chức
thích hợp, lựa chọn, đề bạt những người có khả năng vào những cơng việc
phù hợp, chọn nhân viên kiểm tra, kiểm soát;
- Giao việc cụ thể cho từng nhân viên, tránh bố trí một người đảm nhận
nhiều cơng việc khơng liên quan gì đến nhau;
- Dự trù kinh phí trình cấp trên phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc sử
dụng nguồn kinh phí ấy;
- Thường xuyên rà soát kết quả và hiệu quả của từng công việc;
- Báo cáo kịp thời với quản trị viên hàng đầu về kết quả vướng mắc theo dự
uỷ quyền và chịu trách nhiệm hồn tồn về mọi cơng việc cuả đơn vị và
việc làm của nhân viên cấp dưới;
Điều chú ý đối với quản trị viên trung gian:
- Phải nắm vững mục đích, ý định của cấp trên. Báo cáo kịp thời cho cấp
trên biết về các hoạt động của đơn vị mình;
- Tìm hiểu, xác định mối liên hệ của đơn vị mình với đơn vị khác và tìm
cách phối hợp hoạt động nhiệt tình, chặt chẽ với các đơn vị có liên quan;
- Phải nắm vững lý lịch từng người trong đơn vị. hướng dẫn công việc cho
mọi người và đánh giá đúng mức kết quả của từng người, động viên khích
lệ họ làm việc.
* Quản trị viên cơ sở: Bao gồm những quản trị viên thực thi những công việc
rất cụ thể.

HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH


14


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

Quản trị viên cơ sở có nhiệm vụ sau:
- Hiểu rõ cơng việc mình phụ trách, phấn đấu hồn thành nhiệm vụ đúng kế
hoạch, lịch trình, tiêu chuẩn quy định về số lượng và chất lượng;
- Luôn cải tiến phương pháp làm việc, rèn luyện tinh thần kỷ luật lao động,
tự giác để trở thành thành viên đáng tin cậy của đơn vị, giữ gìn nơi làm
việc gọn gàng, ngăn nắp, sạch sẽ;
- Rèn luyện thói quen lao động theo tác phong công nghiệp;
- Báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của thủ trưởng đơn vị, có tinh thần đồng đội.
Theo GS, TS Đỗ Văn Phức, về mặt tổng thể, quản lý doanh nghiệp là
thực hiện những cơng việc có vai trị định hướng, điều tiết, phối hợp hoạt
động của toàn bộ và của các thành tố hệ thống doanh nghiệp nhằm đạt
được hiệu quả cao nhất, bền lâu nhất có thể. Và quản lý điều hành hoạt
động của doanh nghiệp là tìm cách, biết cách tác động đến những con
người, nhóm người để họ tạo ra và ln duy trì ưu thế về chất lượng, giá,
thời hạn của sản phẩm, thuận tiện cho khách hàng.
Quản lý doanh nghiệp là thực hiện nội dung (các loại công việc) sau đây:
- Lập kế hoạch kinh doanh;
- Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ cho hoạt động của doanh
nghiệp;
- Điều phối (Điều hành; Tổ chức thực hiện) hoạt động kinh doanh có quy mơ
lớn;
- Kiểm tra chất lượng của mọi sản phẩm, tiến độ thực hiện mọi công việc,
mọi khoản chi, mọi nguồn thu; kiểm định chất lượng các sản phẩm quản
lý trước khi quyết định triển khai…

a. Lập kế hoạch hoạt động kinh doanh.
HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

15


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

Đó là quá trình lựa chọn trước hoạt động, các yếu tố cho hoạt động và
phương thức tiến hành hoạt động sản xuất. Kết quả của quá trình lập kế hoạch
là bản kế hoạch, nó bao gồm các nội dung như: Mục đích và mục tiêu hoạt
động, nội dung quy mơ, phương pháp thực hiện, địa điểm thời gian hoạt động,
lãnh đạo, kinh phí,…
Nếu tiến hành kinh doanh theo một kế hoạch sai lầm chúng ta khơng chỉ
thu được ít kết quả, lợi ích, tổn phí nhiều mà cịn làm giảm sút lòng tin, làm
cho con người uể oải, chán chường, tổ chức bị rối loạn. Lập kế hoạch kinh
doanh với mục đích là có được bản kế hoạch làm cơ sở cho việc chuẩn bị
trước mọi thứ cần thiết cho sản xuất. Bản kế hoạch chỉ được sử dụng khi nó
đảm bảo chất lượng, chất lượng của nó phản ánh trình độ lập kế hoạch - trình
độ tìm hiểu, lựa chọn sản phẩm, các yếu tố cho hoạt động và phương pháp,
cách thức tiến hành sản xuất trong tương lai.
Phân tích, lựa chọn kế hoạch sản xuất - kinh doanh:
* Phân tích mơi trường vĩ mơ của doanh nghiệp
Mơi trường kinh tế: Các yếu tố kinh tế chủ yếu gây ảnh hưởng đến
doanh nghiệp trong hiện tại và tương lai là: Sự ổn định của nền kinh tế trong
nước và khu vực, giai đoạn của chu kỳ kinh tế, mức tăng trưởng GDP, tỷ lệ
lạm phát, lãi suất thị trường, các chính sách tiền tệ, mức độ thất nghiệp, chính
sách thuế quan, chính sách kiểm sốt lương bổng/giá cả, cán cân thanh toán,
sự tài trợ, những tác động vào nền kinh tế nước ta của q trình tồn cầu hố.
Mơi trường khoa học công nghệ: Sự phát triển khoa học công nghệ luôn

là vấn đề phải dè chừng trong sản xuất kinh doanh bởi chỉ trong một thời gian
ngắn công nghệ doanh nghiệp đang có đã có thể trở nên lạc hậu, sự phát triển
của nó khơng chỉ dừng lại ở một quốc gia hay khu vực nào. Một công nghệ
không chỉ được áp dụng cho mơt ngành mà nó được ứng dụng trong nhiều
HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

16


MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHIẾN LƯỢC NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CỦA EVN

ngành. Bởi vậy khi áp dụng một công nghệ doanh nghiệp cần phải chú trọng
đến việc phân tích dự báo khả năng biến động của công nghệ này dọc theo
đường công nghệ, giới hạn tiềm năng của cơng nghệ đó và thời điểm “nhảy”
từ đường cong công nghệ này sang đường cong cơng nghệ khác hiện đại hơn.
Mơi trường văn hố - xã hội: Các doanh nghiệp cần phân tích rộng rãi
các yếu tố xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và nguy cơ có thể xảy ra. Khi một
hay nhiều yếu tố thay đổi chúng có thể tác động đến doanh nghiệp như: quan
điểm về mức sống, phong cách sống, lao động nữ, ước vọng về nghề nghiệp,
tính tích cực tiêu dùng…
Môi trường dân cư: Tỷ lệ tăng dân số, dịch chuyển dân số, tỷ lệ sinh đẻ.
Mơi trường chính phủ, chính trị và pháp luật: Các quy định về chống
độc quyền, các luật về bảo vệ môi trường, các sắc luật về thuế, các chế độ đãi
ngộ đặc biệt, các quy định trong lĩnh vực ngoại thương, các quy định về thuê
mướn và khuyến mãi, mức độ ổn định của chính phủ, chính sách của chính
phủ, các quy định về giao dịch hợp đồng kinh doanh, môi trường pháp luật
nói chung, các điều luật về thành lập doanh nghiệp, luật lao động, luật chống
độc quyền, luật giá cả, luật thuế...
Môi trường tự nhiên: Sự ô nhiễm môi trường, sự thiếu hụt năng lượng,
sự lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngày nay các vấn đề ô nhiễm môi

trường, thiếu hụt năng lượng, lãng phí nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng với
nhu cầu ngày càng tăng đối với các nguồn nhân lực có hạn khiến cơng chúng
cũng như các nhà doanh nghiệp phải thay đổi các quyết định và biện pháp
hoạt động liên quan.
Mơi trường tồn cầu: Tồn cầu hố nền kinh tế…
* Phân tích mơi trường vi mơ

HỌC VIÊ N: TRẦN VĂN LỢI – K4 QUẢN TRỊ KINH DOANH

17


×