Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

Áp dụng phương thức sản xuất lean tại công ty TNHH sản xuất và thương mại quân đạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
.....

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------------------------

PHAN XUÂN CHÍNH

ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SẢN XUẤT LEAN TẠI CÔNG TI
TNHH SX&TM QUÂN ĐẠT

NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS: NGUYỄN DANH NGUYÊN

HÀ NỘI – 2009


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 4
1.

Lý do chọn đề tài............................................................................................ 4

2.



Mục tiêu của việc áp dụng Lean tại cơng ty Qn Đạt .................................. 6

3.

Tình hình khách quan và đối tượng nghiên cứu ............................................ 8

4.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 9
a)

Phương pháp luận nghiên cứu .................................................................... 9

b)

Phương pháp thực tiễn ................................................................................ 9

5.

Điểm mới của đề tài ..................................................................................... 10

6.

Nội dung của đề tài ...................................................................................... 11

Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI..................................................... 12
1.1 TỔNG QUAN ................................................................................................. 12
1.1.1 Khái niệm về Lean ................................................................................... 12
1.1.2 Mục tiêu của Lean .................................................................................... 19

1.2 CÁC CÔNG CỤ TRONG LEAN ................................................................... 21
1.2.1 Quy trình chuẩn ........................................................................................ 21
1.2.2 Quản lý bằng cơng cụ trực quan (visual management) ............................ 23
1.2.3 Sơ đồ chuỗi giá trị (value stream) ............................................................ 24
1.2.4 Kanban ...................................................................................................... 25
1.2.5 Tự nhận biết sai hỏng (poka-yoke)........................................................... 26
1.2.6 Cân bằng chuyền sản xuất (heijunka)....................................................... 27
1.2.7 Công cụ 5S ............................................................................................... 29
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 1


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính

1.3 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRIỂN KHAI LEAN .................................................. 30
1.3.1 Sự cam kết của lãnh đạo ........................................................................... 30
1.3.2 Sự tham gia của toàn thể nhân viên trong công ty ................................... 31
1.4 LEAN VÀ CÁC QUAN ĐIỂM QUẢN TRỊ SẢN XUẤT HIỆN ĐẠI KHÁC
............................................................................................................................... 31
1.4.1 Lean và Six sigma .................................................................................... 31
1.4.2 Lean và TQM (Total Quanlity Management) .......................................... 32
1.4.3 Lean và lý thuyết của những sự hạn chế (TOC)....................................... 35
1.4.4 Lean và ISO .............................................................................................. 37
Kết luận chương 1 ................................................................................................. 38
Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY TNHHSX-TM QUÂN
ĐẠT ........................................................................................................................... 40
2.1


TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY QN ĐẠT ............................................... 40

2.1.1

Lịch sử phát triển cơng ty...................................................................... 40

2.1.2

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm

gần đây............................................................................................................... 44
2.2

NĂNG LỰC THỰC TẾ CỦA CÔNG TY................................................... 47

2.2.1

Nhân lực ................................................................................................ 47

2.2.2

Cơ sở vật chất – thiết bị ........................................................................ 48

2.2.3

Ưu và nhược điểm ................................................................................. 49

2.3


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÂN XƯỞNG SẢN XUẤT..................... 55

2.3.1

Mặt bằng nhà máy ................................................................................. 55

2.3.2

Nhân lực sản xuất .................................................................................. 59

2.3.3

Phân tích quy trình sản xuất khung Unitized ........................................ 62

Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 2


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

2.3.4
2.4

HVTH: Phan Xuân Chính

Phân tích và xác định các lãng phí ........................................................ 67

MỘT SỐ NHẬN ĐỊNH RÚT RA TỪ THỰC TIỄN .................................. 81


Kết luận chương 2 ................................................................................................. 85
Chương 3 ÁP DỤNG LEAN CHO CÔNG TY TNHH SX&TM QUÂN ĐẠT .... 86
3.1

CÁC GIẢI PHÁP CẢI TIẾN QUY TRÌNH THEO PHƯƠNG PHÁP

LEAN .................................................................................................................... 86
3.1.1 Tiêu chuẩn hóa cơng việc (Standardize work) ......................................... 88
3.1.2 Sản xuất đúng lúc (Just in time – JIT) ...................................................... 89
3.1.3 Kanban ...................................................................................................... 90
3.1.4 Cân bằng chuyền (Heijunka) .................................................................... 91
3.1.5 Hệ thống giữ nhịp (Pacemaker)................................................................ 92
3.1.6 Áp dụng công cụ PDCA ........................................................................... 92
3.1.7 Quản lý bằng công cụ trực quan (Visual management) ........................... 93
3.1.8 Poka - yoke ............................................................................................... 94
3.2

BÀI HỌC RÚT RA TỪ THỰC TIỄN ÁP DỤNG LEAN .......................... 94

3.2.1 Sự tham gia của các cấp trong công ty ..................................................... 94
3.2.2 Cơ sở thực tiễn để lựa chọn các công cụ áp dụng .................................... 95
3.2.3 Áp dụng ban đầu với quy mô nhỏ ............................................................ 96
3.3

BƯỚC TIẾP THEO ĐỂ THỰC HIỆN CẢI TIẾN LIÊN TỤC ................... 96

3.4

CÁC KẾT QUẢ BAN ĐẦU ĐẠT ĐƯỢC KHI ÁP DỤNG LEAN ........... 97


Kết luận chương 3 ............................................................................................... 100
Tài liệu tham khảo: .................................................................................................. 102
DANH MỤC CÁC TỪ TIẾNG ANH ..................................................................... 103
SUMMARY (TÓM TẮT TIẾNG ANH) ................................................................ 105
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 3


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trên thực tế hiện nay, đa phần các doanh sản xuất nghiệp Việt Nam đang
gặp phải một số khó khăn giống nhau làm ảnh hưởng đến lợi nhuận đó là: giá
thành sản phẩm khơng cạnh tranh nổi trên thị trường; thời gian giao hàng chưa
được đảm bảo; năng suất lao động còn thấp; hàng tồn kho còn cao; dây chuyền
sản xuất gián đoạn do phải chờ nguyên vật liệu... Do vậy việc rút ngắn thời gian
trong các khâu của quy trình sản xuất giúp cải thiện năng suất lao động, quản lý
và lập kế hoạch sản xuất, kế hoạch mua nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất
ngày càng có vai trị quan trọng trong việc giúp cho các doanh nghiệp đưa ra các
sản phẩm đạt chất lượng với giá thành hợp lý để từ đó có thể giúp doanh nghiệp
có khả năng cạnh tranh và đứng vững trên thị trường.
Lean Manufacturing (sản xuất tinh gọn) hay còn được gọi tắt là Lean đã ra
đời từ Toyota. Lean được ứng dụng trong cả ngành sản xuất hay dịch vụ, nó giúp
chúng ta có thể hạ thấp chi phí, cắt giảm được thời gian sản xuất nhưng vẫn làm
gia tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm. Phương thức Lean đang có ảnh
hưởng ngày càng rộng lớn và chi phối hầu hết các khuynh hướng sản xuất với

triết lý chủ đạo đó là tìm hiểu ngun nhân của các loại lãng phí trong q trình
sản xuất hay cung cấp dịch vụ để từ đó đưa ra giải pháp nhằm giải quyết vấn đề.
Lean được xem như một tiến trình gồm 5 bước sau đây:
-

Xác định giá trị theo quan điểm của khách hàng.

-

Xác định quy trình chuỗi giá trị.

-

Làm cho chuỗi giá trị hoạt động trơn tru.

Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 4


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

-

Lôi kéo khách hàng.

-

Phấn đấu cho sự vượt trội.


HVTH: Phan Xuân Chính

Nếu xét theo quan điểm của cuộc sống thường ngày thì Lean là ta phải đạt
được mục tiêu nhưng với chi phí hợp lý nhất, sử dụng ít nhất các nguồn lực như
nguyên vật liệu, thời gian, tài chính … Lean là làm sao ta ln ln có đủ khả
năng để tham dự tất cả mọi việc khi cần, bất cứ khi nào mà ta muốn hoặc khi bị
buộc phải tham gia…trong khi không gây ra dư thừa gì hay làm ảnh hưởng gì
đến các khả năng khác của chính bản thân và mơi trường xung quanh.
Trong sản xuất kinh doanh cũng vậy, Lean là làm sao để doanh nghiệp, cơ
quan của bạn có thể thích nghi, đáp ứng nhanh nhất với yêu cầu của khách hàng
mà doanh nghiệp vẫn phát triển tốt, khả năng thanh tốn cao, khơng phải tồn
đọng vật tư, ngun nhiên liệu, bán thành phẩm hay thành phẩm quá nhiều. Như
vậy có nghĩa là doanh nghiệp phải:
-

Sản xuất và cung cấp đúng (chủng loại, chất lượng) sản phẩm theo yêu cầu

của khách hàng.
-

Cung cấp đúng số lượng cần thiết.

-

Giao hàng đúng thời gian đã thống nhất.

-

Không tồn kho (hoặc mức dự trữ ít nhất) các loại nguyên vật liệu, vật tư,


bán thành phẩm, thành phẩm.
-

Chi phí hợp lý nhất (tiền lương, nguyên nhiên liệu và cả những chi phí

khác như xử lý chất thải …).
-

Khả năng thanh toán cao nhất.
Lean giúp cho cho doanh nghiệp phản ứng nhanh nhất, tốt nhất và hiệu quả

nhất trước các yêu cầu ngày càng phức tạp của khách hàng và làm gia tăng tính
cạnh tranh cho doanh nghiệp so với các đối thủ cùng ngành.
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 5


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính

Đề tài này được thực hiện tại công ty TNHH SX&TM Quân Đạt. Công ty
Quân Đạt là một công ty tư nhân Việt Nam thuần t, do đó vẫn cịn tồn tại rất
nhiều các loại lãng phí trong khâu sản xuất. Vì vậy người thực hiện đề tài chọn
giải pháp Lean để áp dụng cho quy trình sản xuất tấm ghép mơđun cho mặt dựng
của toà nhà cao tầng (Unitized Facade) tại nhà máy của công ty đặt tại khu công
nghiệp Tân Thới Hiệp quận 12 thành phố Hồ Chí Minh.

2. Mục tiêu của việc áp dụng Lean tại công ty Quân Đạt

Mục tiêu của phương thức Lean đó là nhằm loại bỏ những hoạt động lãng
phí đang tồn đọng trong quy trình sản xuất mà không tạo ra giá trị tăng nhằm
giảm chi phí sản xuất và giúp đáp ứng được các u cầu thi cơng của cơng
trường. Bên cạnh đó cũng giúp cải thiện chất lượng sản phẩm và nâng cao khả
năng đáp ứng cho yêu cầu công việc của nhà máy. Ta xem xét bảng so sánh sau
đây:
Bảng 1: so sánh giữa sản xuất hàng loạt và sản xuất Lean (TL[6])
Chỉ tiêu so sánh
Định hướng

Hoạch định

Quy mơ sản xuất
Kiểm sốt chất
lượng

Sản xuất hàng loạt
Theo nhà sản xuất

Theo khách hàng

Các đơn hàng được đưa tới

Các đơn hàng được đưa tới

nhà máy dựa trên hoạch

nhà máy dựa trên yêu cầu

định/dự báo sản xuất


của khách hàng

Lớn

Nhỏ (dòng 1 sản phẩm)

KCS kiểm tra ngẫu nhiên
Tập hợp các sản phẩm dở

Tồn kho

Sản xuất Lean

dang giữa các cơng đoạn sản
xuất

Cơng nhân kiểm tra trên
chuyền
Khơng có hoặc có rất ít sản
phẩm dở dang

Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 6


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính


Bán thành phẩm sau mỗi khâu Bán thành phẩm được bàn
Bán thành phẩm

được tập trung vào kho trước

giao trực tiếp từ cho khâu kế

khi được đưa vào khâu kế tiếp tiếp

Thời gian chu kỳ

Tiêu tốn nhiều thời gian hơn

Chu kỳ sản xuất được rút

thời gian thật sự dành cho

ngắn gần bằng thời gian

việc xử lý vật liệu

dành cho việc xử lý vật liệu

Như trên đã đề cập, đề tài này được áp dụng cho dây chuyền sản xuất tấm
Unitized. Đây là sản phẩm chỉ được sử dụng cho các dự án lắp các tịa nhà cao ốc
văn phịng, và trong q trình từ khâu thiết kế thì sản phẩm đã phải đi theo ý đồ
khn mẫu về thiết kế kiến trúc tịa nhà của khách hàng (hay thường gọi là chủ
đầu tư) cho đến kế hoạch sản xuất cũng theo thực tế yêu cầu của tiến độ dự án.
Như vậy, mục tiêu của đề tài là tập trung vào hai giai đoạn chính trong q trình

sản xuất đó là gia cơng thanh nhơm và lắp ráp hoàn chỉnh thành tấm Unitized.
Việc sản xuất tấm Unitized được bám sát vào tiến độ thi công của công
trường do ban chỉ huy công trường gởi về cơng ty, để từ đó phân xưởng sản xuất
đưa ra kế hoạch gia cơng, lắp ráp hồn chỉnh và chuyển giao cho ban chỉ huy
công trường. Sơ đồ thể hiện quy trình tổng quát như sau:
Bảng tiến độ cấp
3 (do nhà thầu
chính của cơng
trình cung cấp)

Bảng tiến độ cấp
4 (do ban chỉ huy
cơng trình của
cơng ty lập)

Phân xưởng sản
xuất lập kế
hoạch gia cơng

Phịng vật tư lập
kế hoạch cung
ứng ngun vật
liệu cho phân
xưởng sản xuất

Phòng vật tư lập
lịch mua nguyên
vật liệu để cung
cấp cho sản xuất


Hình 1 Quy trình tổng quát

Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 7


GVHD: TS. Nguyễn Danh Ngun

HVTH: Phan Xn Chính

3. Tình hình khách quan và đối tượng nghiên cứu
Lean được sử dụng rộng rãi nhất trong các ngành công nghiệp thiên về lắp
ráp hoặc có quy trình nhân cơng với tính chất lặp đi lặp lại. Trong những ngành
cơng nghiệp này, tính hiệu quả và khả năng chú tâm vào chi tiết của công nhân
khi làm việc với các công cụ thủ cơng hoặc vận hành máy móc có ảnh hưởng lớn
đến năng suất. Ở các công ty này, nếu hệ thống được cải tiến có thể loại bỏ nhiều
lãng phí hoặc bất hợp lý. Với đặc thù này, có một số ngành cụ thể bao gồm xử lý
gỗ, may mặc, lắp ráp xe, lắp ráp điện tử và sản xuất thiết bị rất thích hợp cho việc
triển khai và áp dụng Lean.
Vì Lean loại bỏ nhiều vấn đề liên quan đến lịch sản xuất và cân bằng
chuyền kém nên Lean đặc biệt quan trọng ở Việt Nam. Vì theo thực tế thì rất
nhiều cơng ty tư nhân Việt Nam đang hoạt động dưới mức công suất khá đáng
kể, hoặc thường giao hàng không đúng hẹn do các vấn đề trong hệ thống quản lý
và lập kế hoạch sản xuất. Lean cũng thích hợp cho các ngành có chiến lược ưu
tiên việc rút ngắn thời gian chu kỳ sản xuất tới mức tối thiểu để tạo được thế
mạnh trong cạnh tranh cho công ty.
Gần đây một vài doanh nghiệp trong nước đã chủ động tiến hành đào tạo và
áp dụng phương thức Lean nhằm loại trừ những bất hợp lý trong hoạt động sản
xuất kinh doanh dẫn đến việc cải thiện thời gian quy trình sản xuất và dịch vụ.

Chẳng hạn như công ty American Standard Việt Nam đang triển khai thực hiện
Lean kết hợp cùng với hệ thống Six Sigma mà công ty đã sử dụng cho nhà máy.
Six sigma là một hệ phương pháp cải tiến quy trình dựa trên thống kê nhằm mục
đích giảm thiểu các khuyết tật bằng cách xác định và loại trừ nguồn gốc nguyên
nhân gây ra lỗi trong quy trình sản xuất kinh doanh. Toyota Bến Thành - một
trung tâm dịch vụ bảo trì xe của Toyota ở Việt Nam - qua quá trình áp dụng Lean
đã giảm thiểu đáng kể quy trình dịch vụ bảo trì xe từ 240 phút xuống chỉ cịn 4550 phút cho mỗi xe đồng thời tăng lượng xe được bảo trì trong ngày từ 4-6 xe lên
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 8


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính

tới 16 xe tại mỗi điểm bảo trì. Toyota Bến Thành đã đạt được những giảm thiểu
đáng kể về thời gian quy trình bằng cách loại bỏ thời gian chờ đợi không cần
thiết cùng với các thao tác và di chuyển không hợp lý của công nhân. [TL6]
Trên thế giới hiện nay việc áp dụng Lean đang được xem như là chìa khóa
tăng tính cạnh tranh cho bản thân doanh nghiệp. Motorola là một trong những
công ty áp dụng phương pháp Six sigma đầu tiên trên thế giới và họ đã có được
rất nhiều thành công; và hiện nay Motorola đã và đang tiến hành triển khai Lean
kết hợp với hệ thống quản lý kiểm soát lỗi Six sigma được gọi chung là Lean Six
sigma. Đặc biệt là nhà sản xuất máy bay nổi tiếng Boeing tại Mỹ đã bắt đầu áp
dụng Lean từ năm 1994 và đạt được một số kết quả rất tốt như: thời gian sản xuất
giảm đáng kể (từ 48% - 60%); vật tư lưu kho giảm gần 1 tỷ đô la; mặt bằng cho
dây chuyền sản xuất giảm 50%; và cũng chính tại đây khái niệm về chuỗi giá trị
đã xuất hiện. [nguồn – bài giảng “Lean – một số kinh nghiệm từ Boeing” của
tổng công ty hàng không Việt Nam].


4. Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp luận nghiên cứu
Tiếp cận cái riêng trong cái chung: dựa trên cơ sở lý thuyết của đề tài để
nhận định tình hình khách quan đang tồn tại trong nhà máy sản xuất của công ty
Quân Đạt – cụ thể là dây chuyền sản xuất tấm Unitized. Trên cơ sở đó rút ra các
vấn đề cần giải quyết cho nhà máy sản xuất và đồng thời đề xuất những giải pháp
để giải quyết vấn đề.

b) Phương pháp thực tiễn
Xem xét các số liệu về sản xuất tấm Unitized tại nhà máy Quân Đạt từ năm
2006 đến 2008. Nghiên cứu mặt bằng nhà xưởng hiện tại và đưa ra phương án

Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 9


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính

sắp xếp thiết bị máy móc theo dịng chảy liên tục nhằm tăng tính linh hoạt và
giảm thời gian đi vịng lại của bán thành phẩm.
Khảo sát các số liệu về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty, các dự
án đã ký và đang được tiến hành trong năm 2009 hoặc một số dự án sẽ thực hiện
trong tương lai gần.
Tiếp cận môi trường vĩ mô: kinh tế, xu hướng thị trường quốc tế - trong
nước, cơng nghệ có tác động như thế nào đến tiềm năng phát triển của công ty
Quân Đạt.

Tiếp cận môi trường ngành: đối thủ cạnh tranh, sản phẩm thay thế, áp lực
khách hàng, áp lực nhà cung cấp có mối quan hệ và ảnh hưởng như thế nào đến
hoạt động của công ty.
Tiếp cận môi trường bên trong: phân tích nguồn lực hiện hữu của cơng ty để
tìm ra những thế mạnh cũng như những hạn chế còn tồn tại.

5. Điểm mới của đề tài
Đề tài được thực hiện trong công ty sản xuất sản phẩm chun phục vụ cho
việc thi cơng các dự án tịa nhà cao tầng. Ở đây, sản phẩm của công ty chủ yếu là
sản xuất theo yêu cầu của khách hàng hay nói cách khác là theo thiết kế kiến trúc
của dự án xây dựng và phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố xây dựng cũng như các
nhà thầu khác có thi cơng trong cơng trình. Do đó, cũng có cái khó khăn là nếu
kiến trúc có thay đổi hay tiến độ xây dựng thay đổi thì kế hoạch sản xuất của
chúng ta cũng phải thay đổi theo –lúc tăng lúc giảm khơng đồng đều và thậm chí
là ngun cơng trong các cơng đoạn sản xuất cũng có thể sẽ phải thay đổi do thay
đổi về kết cấu kiến trúc. Về chất lượng của sản phẩm cũng đòi hỏi khá khắt khe
vì mọi sự sai xót trong gia cơng sẽ gây ra hậu quả rất lớn như nguy cơ xảy ra tai
nạn lao động, không đạt được chất lượng khi lắp ghép cho tịa nhà nếu gia cơng
kích thước khơng chính xác – sai xót này khơng thể sữa chữa mà chắc chắn
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 10


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính

100% là bỏ phế phẩm, hay nếu ngun cơng dập lỗ khơng chính xác hoặc lắp
gioăng kính khơng đạt sẽ làm cho nước có thể thấm vào tịa nhà gây hư hại các

phần bên trong và cũng rất khó để sữa chữa hoặc chi phí cho việc sữa chữa sẽ rất
cao đồng thời khó quyết tốn nghiệm vào cuối cơng trình. Bên cạnh đó hàu hết
các vật tư đều được nhập khẩu từ nước ngồi về để gia cơng, do vây việc xác
định chính xác các khoảng thời gian nhập và đợi hàng về là rất quan trọng.
Đề tài được xây dựng trên cơ sở là các dự án đang thực hiện của cơng ty.
Quy trình sản xuất chủ yếu tập trung vào giải quyết vấn đề khó khăn do ảnh
hưởng bởi sự thay đổi của bảng tiến độ trên công trường, đồng thời phải thực
hiện việc giảm các loại lãng phí trong quy trình gia cơng lắp ráp – đặc biệt là ảnh
hưởng của sự chờ đợi trong gia công lắp ráp.

6. Nội dung của đề tài
Nội dung của đề tài gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của đề tài
Chương 2: Phân tích thực trạng của cơng ty TNHHSX&TM Qn Đạt
Chương 3: Áp dụng Lean cho công ty TNHHSX&TM Quân Đạt

Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 11


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

Chương 1

HVTH: Phan Xuân Chính

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI

1.1 TỔNG QUAN

1.1.1 Khái niệm về Lean
Lean là một nhóm phương pháp nhằm giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng
và rút ngắn thời gian sản xuất. Thuật ngữ "Lean Manufacturing" xuất hiện lần
đầu tiên vào năm 1990 và ngày càng được áp dụng rộng rãi trên thế giới, từ các
tập đoàn lớn cho đến các công ty nhỏ, các tổ chức phi lợi nhuận bao gồm cả sản
xuất và dịch vụ như nhà hàng, siêu thị bán lẻ, y tế, hành chính cơng… Mục tiêu
của Lean là:
-

Giảm phế phẩm và các lãng phí;

-

Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất;

-

Giảm mức hàng tồn kho ở tất cả công đoạn sản xuất;

-

Cải thiện năng suất lao động;

-

Sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu quả hơn;

-

Tăng cường sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh động


với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp nhất.
Phương pháp này là chìa khóa để giảm giá thành sản phẩm. Các vấn đề cơ
bản của Lean như sau:
1. Nhận thức về sự lãng phí: lãng phí chính là những gì khơng làm tăng
thêm giá trị từ góc độ khách hàng mà chúng ta phải chi phí trong q trình sản
xuất hay cung cấp dịch vụ. Ví dụ: vật liệu dơi ra hay chức năng thừa nào đó của
sản phẩm mà người sử dụng không cần đến sẽ không tạo thêm giá trị theo quan
điểm của khách hàng phải được xem là lãng phí và nên loại bỏ. Hay như việc vận
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 12


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính

chuyển vật liệu giữa các phân xưởng là lãng phí và có khả năng được loại bỏ dần
dần. Lãng phí ở đây có nghĩa là những gì mà doanh nghiệp đã bỏ ra nhưng khơng
có cơ hội thu lại (đứng trên góc nhìn của doanh nghiệp) hoặc là những đặc tính
có trong sản phẩm mà người sử dụng không cần đến nhưng lại phải chi trả (đứng
trên quan điểm người tiêu dùng). Nếu nhận thức được sự lãng phí thì doanh
nghiệp có khả năng giảm được giá thành của sản phẩm đem lại lợi nhuận cho cả
doanh nghiệp và người tiêu dùng.
2. Chuẩn hố quy trình: Tái thiết kế các quy trình nghiệp vụ trong sản xuất
hay cung cấp dịch vụ - gọi là quy trình chuẩn. Lean địi hỏi việc triển khai các
hướng dẫn chi tiết cho các quy trình, trong đó ghi rõ nội dung; trình tự; thời gian
và kết quả cho mọi thao tác do công nhân thực hiện. Cho phép đưa ra những
nhận định sáng tạo để cải tiến các tiêu chuẩn, sau đó kết hợp thành tiêu chuẩn

mới sao cho khi một nhân viên mới vào vẫn có thể thực hiện được công việc.
Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách các công nhân thực hiện cơng việc
trong quy trình sản xuất. Chuẩn hóa quy trình còn giúp giảm được nguy cơ gây
ra sai hỏng cho sản phẩm và làm cho chất lượng sản phẩm đồng đều hơn do đồng
nhất trong thao tác và trình tự làm việc trong từng ngun cơng.
3. Quy trình liên tục: Tạo ra luồng chu chuyển nguyên vật liệu và luồng
thông tin cũng như liên kết nhân sự và các quy trình lại với nhau để phát hiện ra
các sai xót. Lean thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục,
không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vịng lại, trả về hay phải chờ đợi. Quy trình liên tục
giúp cho dịng chảy sản xuất được lưu lốt và tự nhiên hơn từ đó nâng cao năng
suất cho sản xuất giảm được thời gian chờ đợi và đặc biệt là giảm thiểu được sự
xung đột giữa các bộ phận phòng ban với nhau. Một khi đã thiết kế được quy
trình liên tục sẽ giúp cải thiện được mặt bằng nhà xưởng, giảm được nguy cơ gây
tai nạn lao động và tạo ra môi trường làm việc cho công nhân thơng thống dễ
chịu hơn.
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 13


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính

4. Sản xuất kéo (PULL): Hay còn được gọi là Just-in-Time (JIT). Sản xuất
kéo chủ trương chỉ sản xuất những gì cần và vào lúc cần đến. Sản xuất được diễn
ra dưới tác động của các công đoạn sau (công đoạn sau được xem như là “khách
hàng” của cơng đoạn trước đó), nên mỗi công đoạn chỉ sản xuất theo yêu cầu của
công đoạn kế tiếp. Với cách sản xuất kéo ta xem công đoạn kế sau là khách hàng
của công đoạn trước, cung cấp cho khách hàng ở cuối công đoạn đúng cái mà họ

cần, đúng thời điểm và đúng số lượng và chất lượng mà họ mong muốn. Cách
làm này sẽ tạo ra sự thơng thống cho dây chuyền sản xuất, khơng có ách tắc
trong quy trình tạo sản phẩm. Sản xuất kéo sẽ giúp làm giảm lượng bán thành
phẩm trên chuyền và từ đó giúp giảm được các khuyết tật ẩn chứa bên trong.
5. Chất lượng từ gốc: Xây dựng thói quen dừng chuyền sản xuất để giải
quyết trục trặc nhằm đạt tới chất lượng tốt ngay từ đầu. Lean nhắm tới việc loại
trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm sốt chất lượng được thực hiện bởi các cơng
nhân như một phần cơng việc trong quy trình sản xuất, xem chất lượng cho
khách hàng là động cơ xác định giá trị của cơng ty. Ngồi ra vấn đề xem xét và
kiểm tra chất lượng của nguồn nguyên vật liệu đầu vào cũng cần phải có quy
trình kiểm sốt chặt chẽ vì chất lượng của nguyên vật liệu đầu vào có ảnh hưởng
rất lớn đến chất lượng sản phẩm sau cùng. Do vậy, việc lựa chọn các nhà cung
cấp có uy tín sẽ mang đến cho doanh nghiệp các lợi ích về sau.
6. Liên tục cải tiến (kaizen): là cải tiến hằng ngày để khắc phục các trở ngại
hay khó khăn thường gặp trong sản xuất, tránh lãng phí và cải thiện mơi trường
sản xuất. Một khi đã có quy trình chuẩn ổn định, chúng ta hãy dùng tới những
cơng cụ cải tiến liên tục để xác định các nguyên nhân gốc rễ của tình trạng thiếu
hiệu quả và áp dụng các biện pháp để giải quyết một cách có hiệu quả. Lean đòi
hỏi sự cố gắng đạt đến sự hồn thiện bằng cách khơng ngừng loại bỏ những lãng
phí khi phát hiện ra chúng. Điều này cũng đòi hỏi sự tham gia tích cực của cơng
nhân trong q trình liên tục cải tiến.
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 14


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính


Theo lý thuyết về Lean, giá trị của một sản phẩm được xác định hồn tồn
dựa trên những gì khách hàng thật sự u cầu và sẵn lịng trả tiền để có được.
Các hoạt động sản xuất có thể được chia thành ba nhóm cơ bản sau đây:
- Các hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm (Value-added activities) là các
hoạt động chuyển hoá vật tư trở thành đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu.
- Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (Non value-added
activities) là các hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hoá vật tư thành sản
phẩm mà khách hàng u cầu. Bất kỳ những gì khơng tạo ra giá trị tăng thêm có
thể được định nghĩa là lãng phí. Những gì làm tăng thêm thời gian, cơng sức hay
chi phí khơng cần thiết đều được xem là khơng tạo ra giá trị tăng thêm.
- Ngồi ra cịn có một số hoạt động khơng tạo ra giá trị tăng thêm nhưng
lại là cần thiết. Đây là một cách nhìn khác về sự lãng phí đó là bất kỳ vật tư hay
hoạt động mà khách hàng không sẵn lòng trả tiền mua nhưng chúng ta phải thực
hiện để bổ trợ cho các cơng việc hiện tại. Ví dụ: công tác thử nghiệm và kiểm tra
nguyên vật liệu đầu vào cũng được xem là lãng phí vì chúng có thể được loại trừ
trong trường hợp quy trình sản xuất được cải thiện để loại bỏ các khuyết tật. Về
lâu dài thì dạng lãng phí này có thể loại bỏ nếu doanh nghiệp có các quy trình tốt
và hệ thống nhà cung có chất lượng và uy tín.
Sơ đồ sau đây (hình 1.1) cho ta thấy sự chênh lệch giữa thời gian có ích và
thời gian khơng có ích trong việc tạo ra giá trị cho sản phẩm trong chuỗi quy
trình sản xuất:

Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 15


GVHD: TS. Nguyễn Danh Ngun

HVTH: Phan Xn Chính


Hình 1.1 Lãng phí trong hệ thống (TL[1])

Qua sơ đồ trên ta có thể nhận thấy thời gian tạo ra giá trị gia tăng chỉ chiếm
một tỷ lệ nhỏ trong chuỗi thời gian của quy trình. Theo tư duy của Lean sẽ tập
trung vào chuỗi giá trị (value stream) để triệt tiêu những công đoạn/việc không
tạo ra giá trị gia tăng để từ đó giảm thiểu được thời gian quy trình xuống mức
thấp nhất có thể. Lý thuyết về Lean xác định có 7 loại lãng phí chính sau:
- Sản xuất dư thừa (Over-production): sản xuất dư thừa tức sản xuất
nhiều hơn hay quá sớm hơn những gì được yêu cầu một cách khơng cần thiết, sản
xuất những cái khơng có trong đơn đặt hàng. Việc này làm gia tăng rủi ro do sự
lỗi thời của sản phẩm, tăng rủi ro về sản xuất sai chủng loại sản phẩm và có
nhiều khả năng phải bán đi các sản phẩm này với giá chiết khấu hay bỏ đi dưới
dạng phế liệu hoặc các nguy cơ về hư hỏng xảy ra trong thời gian dài lưu kho các
thành phẩm là khó tránh khỏi. Ngồi ra cịn gây ra các lãng phí khác như: tuyển
dụng nhiều nhân cơng hơn, chi phí lưu kho, chi phí vận chuyển. Tuy nhiên, trong
một số trường hợp thì lượng bán thành phẩm hay thành phẩm phụ trội được duy
trì nhiều hơn một cách có chủ ý và có tính tốn hợp lý cho mức dự trữ này.
- Tạo khuyết tật cho sản phẩm (Defects): việc sản xuất các chi tiết bị
khuyết tật dẫn đến phải sửa chữa làm lại hay bỏ phế liệu và phải sản xuất thay
thế đồng nghĩa với sự lãng phí về thời gian và tiền bạc. Bên cạnh đó, khuyết tật
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 16


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính


cũng bao gồm các sai sót về giấy tờ, cung cấp thơng tin sai lệch về sản phẩm,
giao hàng trễ hẹn…
- Mức lưu kho cao (Inventory): lãng phí về tồn kho nghĩa là dự trữ quá
mức cần thiết về nguyên vật liệu, bán thành phẩm và thành phẩm. Lượng tồn kho
cao dẫn đến chi phí lưu kho, chi phí bảo quản cao hơn và tỷ lệ khuyết tật cao
hơn. Đồng thời dễ dẫn đến hiện tượng lỗi thời của sản phẩm, hàng hoá bị hư
hỏng trong quá trình lưu kho và gây lãng phí. Mức lưu kho cao sẽ đồng nghĩa với
các hư hỏng ẩn chứa bên trong mà ta khó nhận biết được và dễ dẫn đến các phế
phẩm.
- Các vận chuyển khơng cần thiết (Transportation): di chuyển ở đây nói
đến bất kỳ sự chuyển động nào của nguyên vật liệu mà không tạo ra giá trị tăng
thêm cho sản phẩm. Chẳng hạn những sự vận chuyển nguyên vật liệu giữa các
công đoạn sản xuất như: vận chuyển bán thành phẩm từ cụm nguyên công này
tới cụm nguyên công khác; hay chuyển bán thành phẩm từ kho ra để tiếp tục gia
công lắp ráp, tổ chức không hợp lý công việc vận chuyển, hoặc di chuyển nguyên
vật liệu hay thành phẩm vào ra kho. Mơ hình lý tưởng cho việc di chuyển nguyên
vật liệu giữa các công đoạn sản xuất là sản phẩm đầu ra của công đoạn này được
sử dụng tức thời bởi cơng đoạn kế tiếp nó. Việc di chuyển giữa các công đoạn xử
lý làm kéo dài thời gian chu kỳ sản xuất sẽ dẫn đến việc sử dụng lao động và mặt
bằng kém hiệu quả, đồng thời có thể gây nên những đình trệ nhất định trong quy
trình sản xuất.
- Chờ đợi (Waiting): chờ đợi là thời gian cơng nhân hay máy móc nhàn
rỗi bởi sự tắc nghẽn hoặc luồng sản xuất trong xưởng thiếu hiệu quả hoặc vì các
lý do như hết hàng, chờ xử lý... Chờ đợi cũng có thể do thơng tin liên lạc giữa
các bộ phận kém hoặc thiếu sự truyền đạt thông tin. Việc chờ đợi làm tăng thêm
chi phí đáng kể do chi phí nhân cơng và khấu hao trên từng đơn vị sản lượng bị
tăng lên và gây ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 17



GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính

- Thao tác thừa (Motion): là các thao tác không cần thiết của cơng nhân
trong q trình làm việc. Chẳng hạn như việc đi lại khắp xưởng để tìm dụng cụ
làm việc, sắp xếp các chi tiết của sản phẩm hoặc dụng cụ kém hay thậm chí các
chuyển động cơ thể khơng cần thiết và bất tiện do quy trình thao tác được thiết
kế không tốt làm chậm tốc độ làm việc của công nhân. Do vậy việc sắp xếp mặt
bằng nhà xưởng hay việc bố trí các thiết bị hỗ trợ cơng nhân trong quá trình làm
việc và các quy định về thao tác làm việc cho từng công việc cụ thể có ảnh
hưởng rất lớn đến các hoạt động của cơng nhân trong dây chuyền.
- Sửa sai (Correction): là công việc phải được làm lại bởi vì nó khơng
được làm đúng trong lần đầu tiên. Q trình này khơng chỉ gây nên việc sử dụng
lao động và thiết bị kém hiệu quả mà cịn làm gián đoạn luồng sản xuất đang
thơng thống dẫn đến những ách tắc và đình trệ khơng cần thiết trong quy trình.
Ngồi ra, các vấn đề liên quan đến sửa chữa thường tiêu tốn một khối lượng thời
gian đáng kể của cấp quản lý và vì vậy làm tăng thêm chi phí quản lý sản xuất
chung đồng thời chi phí nhân cơng cũng tăng theo và chất lượng sản phẩm không
thể đảm bảo như ban đầu.
Hiện nay, qua q trình áp dụng Lean, các chun gia cịn đưa ra thêm hai
loại lãng phí sau:
- Gia cơng thừa (Over-processing): là việc tiến hành nhiều công việc gia
công hơn mức khách hàng yêu cầu kể cả về hình thức chất lượng hay các chức
năng của sản phẩm. Ví dụ như: dùng ngun cơng doa lỗ cho vị trí khơng phải để
lắp vòng bi mà lỗ này chỉ nhằm mục đích thốt khí giải nhiệt cho máy - ở đây ta
chỉ cần dùng nguyên công khoan là đủ. Sử dụng ngun cơng doa sẽ tốn nhiều
chi phí hơn trong khi khơng cần thiết vì khơng cần đạt độ chính xác cao cho lỗ

thốt khí này.
- Kiến thức rời rạc (Knowledge Disconnection): đây là trường hợp khi
thông tin và kiến thức khơng có sẵn tại nơi cần có hay vào lúc cần sử dụng đến.
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 18


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính

Ở đây cũng bao gồm thơng tin về các thủ tục quy trình, thông số kỹ thuật và cách
thức giải quyết vấn đề... Thiếu những thơng tin chính xác thường gây ra phế
phẩm và tắc nghẽn luồng sản xuất. Ví dụ: thiếu thơng tin về cơng thức phối trộn
ngun liệu, pha màu có thể làm đình trệ tồn bộ quy trình sản xuất hoặc tạo ra
các sản phẩm lỗi do các lần thử - sai tốn rất nhiều thời gian.
Ngoài ra việc nhà quản lý không lắng nghe các ý kiến của công nhân đồng
nghĩa với việc đánh mất thời gian, ý tưởng, kỹ năng và cơ hội học hỏi từ thực
tiễn. Công nhân làm việc trực tiếp trong quy trình chính là những người rõ hơn ai
hết các thao tác thừa trong quá trình làm việc của họ. Nhà quản lý cần phải biết
thu hút sự đóng góp của chính họ để đúc kết và hồn thiện quy trình sản xuất,
đồng thời làm cho họ thấy mình có giá trị hơn trong công ty và nâng cao ý thức
tự giác làm việc có trách nhiệm của chính họ.

1.1.2 Mục tiêu của Lean
Như phần trên đã đề cập, Lean là một hệ thống các công cụ và phương pháp
nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong q trình sản xuất. Lợi ích
chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, và rút ngắn thời
gian sản xuất và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng. Cụ thể hơn, các mục

tiêu này bao gồm như sau:
1. Xác định phế phẩm và sự lãng phí: xác định cái gì là phế phẩm, cái gì là
lãng phí để từ đó tìm cách loại trừ nó dần dần ra khỏi quy trình sản xuất. Đó
chính là những sai hỏng hay kém chất lượng của sản phẩm mà phải bỏ đi hay
những gì mà khách hàng khơng u cầu hoặc khơng sẵn sàng trả tiền, những chi
phí khơng nên có do việc làm sai phải sửa lại, thời gian chờ đợi (setup time,
waiting time), hay do sự không đồng bộ giữa các bộ phận gây nên sự chờ đợi
không cần thiết hoặc nhầm lẫn thông tin…;

Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 19


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính

2. Cải tiến chu kỳ sản xuất: dựa vào quy trình chuẩn và công cụ cải tiến liên
tục để cải tiến chu kỳ sản xuất và từ đó đi đến việc giảm thời gian của quy trình
và chu kỳ sản xuất. Ví dụ như: giảm thiểu thời gian chờ đợi giữa các công đoạn,
thời gian chuẩn bị cho quy trình và thời gian chuyển đổi mẫu mã hay quy cách
sản phẩm… Chúng ta dựa vào thực tế của công việc và các nguồn thơng tin có
chọn lọc từ các kênh phản hồi để từ đó xem xét và hiệu chỉnh cho hợp lý nhất với
mục tiêu là đạt đến sự tối ưu cho chu kỳ sản xuất;
3. Xác định mức dự trữ tối thiểu cần thiết: lưu kho ở đây là cả về nguyên
vật liệu đầu vào, các bán thành phẩm dở dang giữa các công đoạn (WIP) hay
thành phẩm được lưu trong kho. Chúng ta cần phải tính tốn kỹ lưỡng để từ đó
đưa ra các mức dự trữ hợp lý với mục tiêu là giảm thiểu mức hàng lưu kho ở tất
cả công đoạn sản xuất, đặc biệt là sản phẩm dở dang giữa các cơng đoạn. Sự tính

tốn này phải dựa trên cơ sở các dữ liệu của quy trình sản xuất, năng lực sản xuất
của nhà máy, tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, thậm chí là xem
xét cả năng lực của các nhà cung cấp của doanh nghiệp. Mức lưu kho thấp đồng
nghĩa với yêu cầu về vốn lưu động giảm xuống và chi phí mặt bằng sẽ thấp hơn;
4. Nâng cao năng suất lao động: với các quy trình chuẩn đã thiết kế, ta có
thể cải thiện năng suất lao động bằng cách vừa giảm thời gian nhàn rỗi của công
nhân và đồng thời đảm bảo công nhân đạt năng suất cao nhất trong thời gian làm
việc do đã loại bỏ được những công việc hay thao tác không cần thiết trong các
nguyên công của quy trình sản xuất nhằm đảm bảo thời gian làm việc của công
nhân luôn luôn đạt hiệu quả cao nhất. Bố trí dây chuyền sản xuất hợp lý để giảm
thiểu thời gian di chuyển, luồng luân chuyển nguyên vật liêu cho sản xuất phải
liên tục không quay trở lại nếu khơng sẽ gây ách tắc cho quy trình. Các cơng cụ
hay thiết bị cầm tay hỗ trợ cho việc lắp ráp hay gia công cũng phải được xem xét
và bố trí với tiêu chí dễ thấy, dễ lấy và dễ tìm để tránh việc di chuyển khơng cần
thiết của cơng nhân.
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 20


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính

5. Tận dụng thiết bị và mặt bằng: sử dụng thiết bị và mặt bằng sản xuất hiệu
quả hơn bằng cách loại bỏ các trường hợp ùn tắc và gia tăng tối đa hiệu suất sản
xuất trên các thiết bị hiện có, đồng thời giảm thiểu thời gian dừng máy – có chế
độ bảo trì bảo dưỡng hợp lý. Lập các danh mục và lịch sử cho từng thiết bị trong
nhà máy đi kèm với lịch bảo trì bảo dưỡng thích hợp cho máy móc thiết bị. Điều
này sẽ tránh được các hỏng hóc của thiết bị máy móc xảy ra mgồi ý muốn làm

đình trệ sản xuất và ảnh hưởng đến năng suất làm việc của công nhân. Nếu dây
chuyền sản xuất được bố trí hợp lý hay đạt được mức lưu kho thấp thì việc sử
dụng mặt bằng sẽ rất hiệu quả, chi phí trên diện tích mặt bằng sử dụng sẽ giảm
xuống;
6. Tăng tính linh động cho dây chuyền: là làm cho dây chuyền có khả năng
sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh động hơn với chi phí và
thời gian chuyển đổi giữa các loại sản phẩm là thấp thấp nhất khi cần thiết. Đây
là một bài tốn tương đối khó cho các nhà quản lý sản xuất, thường thì các
ngun cơng mang tính chất làm thơ hay các thiết bị máy móc đa năng sẽ thích
hợp hơn cho việc bố trí để tăng tính linh động cho dây chuyền;
7. Nâng cao sản lượng: đây là hệ quả tất yếu, nếu có thể rút ngắn được thời gian
chu kỳ sản xuất, tăng năng suất lao động của cơng nhân, giảm thiểu ùn tắc trong
quy trình và thời gian dừng máy. Doanh nghiệp có thể gia tăng sản lượng một
cách đáng kể từ cơ sở vật chất hiện có. Hầu hết các lợi ích trên đều dẫn đến việc
giảm giá thành sản xuất và tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

1.2 CÁC CÔNG CỤ TRONG LEAN
1.2.1 Quy trình chuẩn
Chính là việc qui định và truyền đạt rõ ràng, chi tiết nhằm tránh sự thiếu
nhất quán và giả định sai về cách thức thực hiện cùng một cơng việc. Mục tiêu
của việc chuẩn hố là để các hoạt động sản xuất hay các thao tác thực hiện công
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT

Tr. 21


GVHD: TS. Nguyễn Danh Ngun

HVTH: Phan Xn Chính


việc của cơng nhân luôn được thực hiện theo một cách thống nhất và giống nhau
giữa các công nhân khác nhau. Nếu ta khơng chuẩn hố tốt thì các cơng nhân có
thể có những ý nghĩ khác nhau về cách làm đúng cho một thủ tục quy trình và dễ
dẫn đến cách hiểu sai. Đưa ra quy trình chuẩn nhằm tránh các lỗi sai hỏng do
thao tác sai, giảm thời gian lãng phí và tăng năng suất lao động. Các hướng dẫn
công việc chuẩn trong Lean thường được định nghĩa và viết ra ở mức chi tiết rõ
ràng nhất có thể.
Việc chuẩn hố bao gồm các việc chính sau:
1. Đưa ra trình tự công việc chuẩn: bao gồm các quy định về thao tác và
các bước thực hiện công việc mà người thực hiện buộc phải tuân theo để đảm
bảo tất cả đều thực hiện công việc theo cách thức tương tự nhau và hạn chế các
sai biệt trong các thao tác. Ví dụ: với việc đúc sản phẩm sứ từ đất hồ (slip) trong
khn thạch cao thì trình tự cơng việc rót hồ cụ thể rõ ràng như sau: đặt phểu rót
lên miệng khn; cầm vịi rót hồ để vào miệng phểu cách miệng phểu 80cm; mở
van khoá hồ; khi hồ đầy tới miệng phểu thì khố van lại; mang vịi rót đặt vào
nơi quy định.
2. Xác định thời gian chuẩn (takt time): chính là tần xuất một sản phẩm
được làm ra. Thông số này được sử dụng trong việc điều phối nhịp giữa các cơng
đoạn (do người giữ nhịp quy trình – pacemaker - thực hiện) để duy trì luồng sản
xuất liên tục và cũng giúp ta theo dõi được tốc độ của một quy trình.
3.

Xác định mức tồn kho chuẩn trong quy trình: Đây là lượng nguyên liệu

tối thiểu cần có để giữ một cơng đoạn hay quy trình hoạt động theo nhịp. Mức
tồn kho chuẩn cần được xác định rõ nhằm duy trì lượng ngun liệu tối thiểu để
khơng gây ra sự đình trệ cho quy trình do thiếu nguyên liệu. Mức tồn kho quá
cao sẽ gây lãng phí và tiềm ẩn các hư hỏng.

Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT


Tr. 22


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính

1.2.2 Quản lý bằng công cụ trực quan (visual management)
Đây là cách quản lý và truyền đạt thông tin hiệu quả nhất và rất dễ đi vào
nhận thức của từng các nhân trong phân xưởng. Bằng cách sử dụng các bảng
hiển thị lớn sẽ giúp truyền đạt thông tin hiệu quả hơn cho công nhân trong
chuyền sản xuất so với các báo cáo và chỉ thị. Các bảng hiển thị này giúp cho các
cơng nhân trong nhà máy có được thơng tin đầy đủ về các quy trình sản xuất, tiến
độ và các thơng tin quan trọng khác… và từ đó giúp cho họ có điều kiện làm việc
hiệu hơn, đồng thời cũng giúp cho các tổ trưởng hay nhóm trưởng dễ dàng hơn
trong cơng tác quản lý nhóm và truyền tải thơng tin. Đa phần về tâm lý thì con
người thích xem các bảng hiển thị bằng hình ảnh hơn so với việc phải đọc các
văn bảng thơng báo. Ta có các dạng như sau:
1. Các bảng hiển thị trực quan: các biểu đồ, bảng đo lường hiệu quả sản
xuất hay các thủ tục và tài liệu quy trình làm nguồn thơng tin tham khảo cho
cơng nhân. Ví dụ, biểu đồ xu hướng về hiệu suất thực hiện, % dao động của tỷ lệ
lỗi, tiến độ xuất hàng trong tháng...

Hình 1.2 Bảng thơng báo trung tâm
2. Các bảng kiểm sốt bằng trực quan: các chỉ số dùng để kiểm soát hay
báo hiệu điều chỉnh cho thành viên nhóm. Các bảng biểu có thể bao gồm cả
thông tin về tiến độ sản xuất, thơng tin theo dõi chất lượng, v.v... Ví dụ các bảng
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT


Tr. 23


GVHD: TS. Nguyễn Danh Nguyên

HVTH: Phan Xuân Chính

màu chỉ thị giới hạn kiểm soát nhiệt độ hay tốc độ giúp người vận hành thiết bị
nhanh chóng phát hiện khi quy trình vận hành vượt mức cho phép. Các thẻ
Kanban là một ví dụ khác về kiểm sốt bằng trực quan.
3. Các chỉ dẫn bằng hình ảnh: Cơng cụ này giúp truyền đạt các quy trình
sản xuất hay luồng vật tư được quy định. Chẳng hạn, việc sử dụng các ô vẻ trên
nền nhà xưởng để phân biệt khu vực chứa vật liệu sử dụng được với phế phẩm
hay các chỉ dẫn luồng di chuyển nguyên vật liệu và bán thành phẩm trên mặt
bằng xưởng.

Hình 1.3 Bảng qui định vị trí treo dụng cụ

1.2.3 Sơ đồ chuỗi giá trị (value stream)
Sơ đồ chuỗi giá trị là tập hợp các phương pháp giúp thể hiện trực quan
luồng sản phẩm và thông tin của q trình sản xuất. Mục đích của phương pháp
này nhằm thống kê, mơ tả tồn bộ chuỗi hoạt động của doanh nghiệp để từ đó có
thể phân tích các điểm yếu, hiệu quả, chất lượng…hiện có trong doanh nghiệp để
xác định các hoạt động làm tăng giá trị và các hoạt động khơng làm tăng giá trị
trong quy trình. Sơ đồ chuỗi giá trị dùng để phản ánh những gì đang diễn ra giúp
ta tìm ra các lỗ hỏng và đưa ra các biện pháp cải tiến.
Sơ đồ chuỗi giá thường được sử dụng trong các dự án cải tiến thời gian chu
kỳ quy trình vì nó thể hiện chính xác cách thức hoạt động của một quy trình với
yêu cầu thời gian và từng bước công việc rất chi tiết. Phương pháp này cũng
Đề tài: ÁP DỤNG PHƯƠNG THỨC SX LEAN TẠI CÔNG TY TNHHSX&TM QUÂN ĐẠT


Tr. 24


×