Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Luận án tiến sĩ xưng hô trong văn bản hành chính tiếng việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.82 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TUN

XƢNG HƠ TRONG VĂN BẢN
HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

HÀ NỘI - 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN TUN

XƢNG HƠ TRONG VĂN BẢN
HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT

Chun ngành:

Ngơn ngữ học

Mã số:

9.22.90.20

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƠN NGỮ HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Bùi Minh Toán

HÀ NỘI - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các vấn đề
được trình bày trong luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ
cơng trình nào khác.
Tác giả luận án

Nguyễn Văn Tuyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................. 1
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 3
4. Phương pháp và thủ pháp nghiên cứu ................................................................ 3
5. Đóng góp mới của luận án ................................................................................. 4
6. Kết cấu của luận án ............................................................................................ 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ
LÍ LUẬN ............................................................................................................... 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu.................................................................. 6
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về từ ngữ xưng hơ .............................................. 6
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về văn bản hành chính tiếng Việt ....................... 9
1.2. Cơ sở lí luận ................................................................................................. 11
1.2.1. Xưng hơ trong giao tiếp ngơn ngữ ....................................................... 11
1.2.2. Khái quát về văn bản hành chính tiếng Việt ........................................ 26

1.3. Tiểu kết chƣơng 1 ........................................................................................ 38
Chƣơng 2: XƢNG TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT........ 40
2.1. Khái niệm xƣng trong văn bản hành chính .............................................. 40
2.2. Các biểu thức ngôn ngữ để xƣng trong văn bản hành chính .................. 41
2.2.1. Đại từ nhân xưng ................................................................................. 42
2.2.2. Danh từ chỉ chức vụ ............................................................................. 43
2.2.3. Tên riêng .............................................................................................. 44
2.2.4. Biểu thức định danh cơ quan, đơn vị, tổ chức ..................................... 44
2.2.5. Biểu thức phối hợp từ chỉ chức vụ với tên riêng ................................. 46
2.2.6. Biểu thức phối hợp tên riêng với từ chỉ chức vụ và tên cơ quan, đơn vị,
tổ chức .................................................................................................................. 48


2.2.7. Biểu thức phối hợp học hàm, học vị kết hợp với tên riêng, chức vụ và
tên cơ quan, đơn vị, tổ chức ................................................................................. 49
2.2.8. Biểu thức phối hợp từ chỉ chức vụ với tên cơ quan, đơn vị, tổ chức... 49
2.3.Vị trí của biểu thức ngơn ngữ để xƣng trong văn bản hành chính ......... 56
2.3.1. Vị trí đầu văn bản................................................................................. 56
2.3.2. Vị trí kết thúc văn bản.......................................................................... 58
2.3.3. Vị trí giữa văn bản ............................................................................... 60
2.4. Xƣng trong mối quan hệ với vị thế giao tiếp............................................. 61
2.4.1. Vị thế ngang bằng ................................................................................ 61
2.4.2. Vị thế của vai trên đối với vai dưới ..................................................... 68
2.4.3. Vị thế của vai dưới đối với vai trên ..................................................... 77
2.5. Tiểu kết chƣơng 2 ........................................................................................ 82
Chƣơng 3: HƠ TRONG VĂN BẢN HÀNH CHÍNH TIẾNG VIỆT VÀ MỘT
SỐ VẤN ĐỀ TRONG QUAN HỆ GIỮA XƢNG VÀ HƠ Ở VBHC TIẾNG
VIỆT .................................................................................................................... 85
3.1. Hơ trong văn bản hành chính tiếng Việt ................................................... 85
3.1.1. Khái niệm hơ trong văn bản hành chính .............................................. 85

3.1.2. Các biểu thức ngơn ngữ để hơ trong văn bản hành chính ................... 88
3.1.3. Vị trí của biểu thức ngơn ngữ để hơ trong văn bản hành chính ........ 109
3.1.4. Hơ trong mối quan hệ với vị thế giao tiếp ......................................... 112
3.2. Một số vấn đề trong quan hệ giữa xƣng và hô ở văn bản hành chính
tiếng Việt ........................................................................................................... 134
3.2.1. Tương thích giữa xƣng và hơ trong văn bản hành chính tiếng Việt ........... 134
3.2.2. Lịch sự trong xưng hô ở văn bản hành chính tiếng Việt ................... 137
3.3. Tiểu kết chƣơng 3 ...................................................................................... 144
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 146
CÁC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CƠNG BỐ CĨ LIÊN QUAN ĐẾN
LUẬN ÁN .......................................................................................................... 151
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 152


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Biểu thức hô

BTH

Biểu thức ngôn ngữ

BTNN

Biểu thức xưng

BTX

Hội đồng nhân dân


HĐND

Từ xưng hô

TXH

Ủy ban nhân dân

UBND

Văn bản cá biệt

VBCB

Văn bản hành chính

VBHC

Văn bản hành chính thông thường

VBHCTT

Văn bản quy phạm pháp luật

VBQPPL


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Thống kê các loại VBHC tiếng Việt dƣới góc độ xƣng hơ........................37

Bảng 2.1. Thống kê các loại VBHC tiếng Việt có cả BTX và BTH đƣợc khảo sát ...41
Bảng 2.2. Thống kê các BTNN để xƣng trong VBHC tiếng Việt...............................52
Bảng 2.3. Thống kê các BTNN để xƣng trong 1375 lƣợt xƣng ở 543 VBHC tiếng
Việt các loại đƣợc khảo sát......................................................................52
Bảng 2.4. So sánh sự giống và khác nhau trong dùng các BTNN để xƣng ở các loại
VBHC tiếng Việt ......................................................................................56
Bảng 2.5. Thống kê các BTNN để xƣng với vị thế ngang bằng của cá nhân trong
giao tiếp bằng VBHC tiếng Việt ..............................................................64
Bảng 2.6. Thống kê các BTNN để xƣng với vị thế ngang bằng của cơ quan, đơn vị,
tổ chức trong giao tiếp bằng VBHC tiếng Việt ........................................67
Bảng 2.7. Thống kê các BTNN để xƣng với vai dƣới của cá nhân trong giao tiếp
bằng VBHC tiếng Việt .............................................................................73
Bảng 2.8. Thống kê các BTNN để xƣng với vai dƣới của cơ quan, đơn vị, tổ chức
trong giao tiếp bằng VBHC tiếng Việt.....................................................76
Bảng 2.9. Thống kê các BTNN để xƣng với vai trên của cá nhân trong giao tiếp
bằng VBHC tiếng Việt .............................................................................79
Bảng 2.10. Thống kê các BTNN để xƣng với vai trên của cơ quan, đơn vị, tổ chức
trong giao tiếp bằng VBHC tiếng Việt.....................................................81
Bảng 3.1. Thống kê các BTNN để hô trong VBHC tiếng Việt ................................103
Bảng 3.2. Thống kê các BTNN để hô trong 1347 lƣợt hô ở 543 VBHC tiếng Việt các
loại đƣợc khảo sát.................................................................................. 104
Bảng 3.3. So sánh sự giống và khác nhau trong dùng các BTNN để hô ở các loại
VBHC tiếng Việt ....................................................................................108
Bảng 3.4. Thống kê các BTNN để hô vị thế ngang bằng của cá nhân trong giao tiếp
bằng VBHC tiếng Việt ...........................................................................115


Bảng 3.5. Thống kê các BTNN để hô vị thế ngang bằng của cơ quan, đơn vị, tổ chức
trong giao tiếp bằng VBHC tiếng Việt................................................... 118
Bảng 3 6 Thống kê các BTNN để hô vai dƣới của cá nhân trong giao tiếp bằng

VBHC tiếng Việt ....................................................................................124
Bảng 3 7 Thống kê các BTNN để hô vai dƣới của cơ quan, đơn vị, tổ chức trong
giao tiếp bằng VBHC tiếng Việt ............................................................127
Bảng 3.8. Thống kê các BTNN để hô vai trên của cá nhân trong giao tiếp bằng
VBHC tiếng Việt ....................................................................................131
Bảng 3.9. Thống kê các BTNN để hô vai trên của cơ quan, đơn vị, tổ chức trong
giao tiếp bằng VBHC tiếng Việt ............................................................133


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong khoảng vài thập niên gần đây, cùng với sự phát triển của ngôn ngữ
học thế giới, Việt ngữ học cũng đã chú trọng nghiên cứu ngơn ngữ theo chức
năng giao tiếp. Có thể nói, chỉ khi trả ngơn ngữ về với thực tiễn mới thấy hết
được những đặc trưng và sự sống động như nó vốn có. Và chính qua hoạt động
giao tiếp, gắn với ngữ cảnh cụ thể, ngôn ngữ lại càng độc đáo hơn.
1.1. Xưng hô là vấn đề quan trọng bậc nhất trong giao tiếp. Chỉ khi các
nhân vật giao tiếp định vị được khung giao tiếp thì cuộc giao tiếp mới được bắt
đầu. Xưng hô giúp con người định vị khung giao tiếp đó. Xưng hơ trong tiếng
Việt khơng chỉ là nhân tố quan trọng để hình thành diễn ngơn, quyết định đến
việc lựa chọn ngơn ngữ mà cịn biểu thị văn hóa dân tộc. Trên thế giới, vấn đề
xưng hô đã được nhiều nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu và có những kết
quả giá trị cho lĩnh vực của chuyên ngành. Nếu chức năng cơ bản của lời nói thể
hiện đặc trưng xã hội của người nói thì xưng hơ thể hiện mối quan hệ liên cá
nhân, vị thế xã hội, văn hóa của người phát ngơn. Muốn có một cuộc giao tiếp
diễn ra thành cơng, người tham gia giao tiếp không thể không quan tâm đến mối
quan hệ giữa bản thân với các thành viên tham gia giao tiếp. Xưng hô liên quan
trực tiếp đến nhân vật giao tiếp và hoàn cảnh giao tiếp. Đặc điểm giao tiếp của

người Việt đều chịu sự chi phối của những quan niệm văn hóa truyền thống về lễ
giáo, về tính tơn ti, trật tự... Do đó, việc nghiên cứu xưng hơ nói chung và xưng
hơ trong V HC nói riêng s góp phần đóng góp cho sự phát triển của ngành
nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội.
1.2. Trong hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, văn bản hành chính (từ đây
viết tắt là VBHC) là loại văn bản được dùng phổ biến trong đời sống xã hội. Đây
là loại văn bản đóng vai trị quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội.
So với các văn bản thuộc các phong cách chức năng khác, V HC là loại văn bản
có những đặc trưng rất khác biệt về chức năng cũng như hành chức. Một trong
những điểm khác biệt với văn bản thuộc các phong cách ngôn ngữ khác là trong


2

VBHC khơng thể khơng có hoạt động xưng hơ và biểu thức xưng hơ, nhất là
xƣng. Vì có những đặc thù riêng về chức năng và tổ chức văn bản, nên VBHC
chịu sự chế định của pháp luật và được trình bày theo một quy phạm riêng biệt,
nghiêm ngặt. Khi nhắc đến V HC, người ta thường nghĩ ngay đến sự khuôn mẫu,
sự chuẩn mực và nghĩ rằng ở loại văn bản này khơng có vấn đề gì để bàn luận và
nghiên cứu. Tuy nhiên, trên thực tế, loại hình văn bản này đã được khơng ít nhà
khoa học xem xét, nghiên cứu ở nhiều góc độ và nhiều phương diện khác nhau.
Nhưng cho đến nay, vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu một cách chun
sâu và hệ thống về vấn đề xưng hô trong V HC tiếng Việt.
Với những lí do trên, chúng tơi lựa chọn vấn đề Xƣng hơ trong văn bản
hành chính tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu trong luận án của mình. Việc
nghiên cứu vấn đề xưng hô trong V HC không chỉ giúp chúng ta hiểu hơn mà
cịn góp phần hướng đến chuẩn hóa loại hình văn bản đặc thù này. Lựa chọn đề
tài này, chúng tơi mong muốn góp phần làm sáng tỏ lí thuyết giao tiếp, nhất là lí
thuyết về xưng hơ, đồng thời góp phần vào việc hồn thiện, chuẩn hóa quy trình
soạn thảo VBHC tiếng Việt.

2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là vấn đề xưng hô trong V HC tiếng Việt.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Để áp dụng những cơ sở lí luận vào việc nghiên cứu xưng hô trong V HC,
luận án tiến hành khảo sát 543 VBHC của các cơ quan Nhà nước, của tổ chức
kinh tế và của công dân (đơn từ) từ năm 2009 đến hết năm 2019. Nguồn để
chúng tôi thu thập những văn bản này là qua sưu tầm trong các cơ quan, ban
ngành của Nhà nước và qua trang thuvienphapluat.vn.
Các thể loại VBHC được khảo sát bao gồm: VBQPPL (nghị quyết, nghị
định, thông tư, quyết định); VBCB: nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ
thị (cá biệt); VBHCTT: chỉ thị, quy chế, quy định, thông báo, hướng dẫn, kế
hoạch, báo cáo, tờ trình, cơng văn, cơng điện, bản cam kết, bản đề nghị, bản


3

tường trình, văn bản hợp đồng, giấy ủy quyền, giấy nghỉ phép, giấy đi đường,
giấy biên nhận, phiếu gửi, phiếu chuyển, thư công,... Tất cả những V HC được
khảo sát trong luận án đều có cả BTX và BTH.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận án là nghiên cứu một cách tồn diện và hệ thống về
xưng hô trong V HC tiếng Việt để làm sáng tỏ một phần xưng hô của VBHC và
giao tiếp trong lĩnh vực hành chính. Từ đó góp phần xây dựng khn mẫu của
V HC để chuẩn hóa VBHC tiếng Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện luận án này, chúng tôi hướng tới những nhiệm vụ nghiên cứu cụ
thể như sau:
- Tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề lí luận cần thiết về xưng hơ trong

giao tiếp ngôn ngữ: khái niệm xưng hô, phương tiện dùng để xưng hô, chức năng
của xưng hô, các nhân tố chi phối đến xưng hơ trong giao tiếp.
- Tìm hiểu và hệ thống hóa những vấn đề lí luận cơ bản về VBHC: khái
niệm, chức năng, đặc điểm của VBHC và phân loại VBHC tiếng Việt.
- Khảo sát và phân loại các BTNN và cách thức xưng, hô trong V HC
tiếng Việt.
- Phân tích, miêu tả các biểu thức xưng hô, cách xưng hô trong VBHC tiếng Việt.
- Phân tích và đánh giá về tính tương thích, lịch sự trong xưng hô của
VBHC tiếng Việt.
4. Phƣơng pháp và thủ pháp nghiên cứu
Thực hiện luận án này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp và thủ pháp
nghiên cứu chính như sau:
4.1. Phƣơng pháp miêu tả để phác họa tương đối đầy đủ bức tranh về
những đặc điểm trong xưng hơ của VBHC tiếng Việt.
4.2. Phƣơng pháp phân tích diễn ngơn để lí giải việc sử dụng từ ngữ
xưng-hơ và biểu thức xưng-hô trong VBHC; nghiên cứu những phương thức thể


4

hiện lịch sự trong xưng hô ở VBHC tiếng Việt. Trong luận án, việc xem xét từ
ngữ xưng hô luôn đặt trong mối quan hệ với các nhân tố của ngữ cảnh: vị thế của
các nhân vật xưng và hô, ngữ cảnh thể hiện qua thể loại của VBHC tiếng Việt.
4.3. Thủ pháp so sánh để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa xưng
hô trong VBHC tiếng Việt với xưng hô trong hoạt động giao tiếp hằng ngày và
xưng hô giữa các loại VBHC với nhau.
4.4. Thủ pháp mơ hình hóa nhằm mơ hình hóa những BTNN để xưng và
hô trong VBHC tiếng Việt.
4.5. Thủ pháp khảo sát, thống kê ngôn ngữ học để thống kê các BTNN
dùng để xưng và hô, tần số xuất hiện của các biểu thức này trong các loại VBHC

khác nhau.
5. Đóng góp mới của luận án
Dự kiến những đóng góp mới của luận án:
5.1. Đóng góp về lí luận
- Đề tài góp phần làm sâu sắc và phong phú lí thuyết giao tiếp ngôn ngữ,
những đặc điểm của phong cách ngôn ngữ hành chính nói chung.
- Nghiên cứu đề tài để làm sáng tỏ lí thuyết về xưng hơ trong giao tiếp:
BTNN để xưng hơ, cách thức xưng hơ, tính quy phạm về lịch sự trong xưng hơ.
5.2. Đóng góp về thực tiễn
- Những kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục
vụ cho việc nghiên cứu tiếng Việt và dạy học tiếng Việt, nhất là ở phong cách
ngơn ngữ hành chính.
- Với những kết quả cụ thể mà luận án đạt được s góp phần chuẩn hóa về
mặt ngơn từ trong việc soạn thảo, ban hành VBHC tiếng Việt.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án
có kết cấu gồm 3 chương:


5

Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
Trong chương này, chúng tơi trình bày hai nội dung lớn:
Thứ nhất, điểm lại những cơng trình đã được nghiên cứu liên quan đến đề
tài, cụ thể là những nghiên cứu về từ ngữ xưng hô, về VBHC và về xưng hô
trong VBHC tiếng Việt.
Thứ hai, chúng tôi tập trung trình bày các vấn đề lí luận về xưng hô trong
giao tiếp như: khái niệm xưng hô, chức năng của xưng hô, các nhân tố chi phối
việc xưng hô, các phương tiện xưng hô trong giao tiếp, lịch sự trong giao tiếp
ngơn ngữ. Bên cạnh đó, chúng tơi cũng tìm hiểu những vấn đề lí luận về VBHC

như: khái niệm, đặc điểm, chức năng của VBHC, các loại VBHC tiếng Việt.
Chƣơng 2: Xƣng trong văn bản hành chính tiếng Việt
Trong chương này, chúng tôi tập trung vào các vấn đề cụ thể như: khái
niệm xƣng trong VBHC, các BTNN để xưng trong V HC, vị trí của BTNN
dùng để xưng trong V HC, xƣng trong mối quan hệ với vị thế giao tiếp trong
VBHC. Những nghiên cứu ở chương này s được minh họa qua việc xử lí ngữ
liệu với các con số định lượng cụ thể.
Chƣơng 3: Hơ trong văn bản hành chính tiếng Việt và một số vấn đề
trong quan hệ giữa xƣng và hô trong văn bản hành chính
Trong chương này, luận án tập trung vào việc xác định khái niệm hô
trong VBHC, các BTNN để hơ trong VBHC, vị trí của các BTNN dùng để hô
trong VBHC, hô trong quan hệ với vị thế giao tiếp trong VBHC. So với xƣng
thì BTH trong VBHC có tần suất thấp hơn, nên ở chương này, luận án phối
hợp để trình bày thêm một số vấn đề trong quan hệ giữa xƣng và hô trong
V HC như: tương thích và lịch sự trong xưng hơ của VBHC. Chương 3 của
luận án cũng được minh họa bằng các số liệu thống kê cụ thể qua việc khảo
sát và phân tích ngữ liệu.


6

Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về từ ngữ xƣng hơ
1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo tìm hiểu của chúng tơi, khi nghiên cứu về từ ngữ xưng hô các nhà
nghiên cứu về ngôn ngữ trên thế giới đã theo các hướng nghiên cứu sau:
Trước hết là nghiên cứu theo hướng ngôn ngữ - văn hóa và ngơn ngữ- nhân
chủng học, với những nhà nghiên cứu tiêu biểu như: W.Von Humboldt (“Về sự

khác biệt của thiết chế ngơn ngữ lồi người” [128]), Friedrich Engels (“Nguồn
gốc của gia đình, sở hữu tư nhân và nhà nước” [dẫn theo 67]).
Trong cơng trình nghiên cứu về các mối quan hệ trong gia đình, thân tộc và
ngoài xã hội các tác giả đã bước đầu đề cập đến các đại từ nhân xưng và những từ
ngữ được dùng để xưng hô trong các mối quan hệ thân tộc như: Grandmother,
grandfather, uncle, father, mother, sister, brother... Đáng chú ý, các tác giả đã cho
rằng các từ thân tộc khơng mang tính chất về quan hệ sinh học, đặc biệt là huyết
thống, mà đây là những từ mang tính xã hội. Do đó, mỗi cá nhân khơng được xếp
vào các phạm trù thân thích nào đó theo quan hệ huyết thống của chúng. Vì chúng
là các thành viên trong những nhóm xã hội nhất định, được quy định bởi hơn nhân.
Tuy nhiên, có thể thấy, những nghiên cứu trên cũng chỉ mới là bước đầu.
Kế tiếp là phải kể đến các quan điểm của các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ
học cấu trúc như: M. .Emeneau (1951), L.C Thompson (1965)... M.B.Emeneau,
trong cơng trình nổi tiếng Studies in Vietnamese Grammar [dẫn theo 68, tr. 9],
đã quan tâm nhiều về đại từ trong tiếng Việt, đặc biệt là tập trung bàn về đại từ
xưng hơ và nhóm TXH lâm thời có nguồn gốc danh từ. Qua đó, ơng đã nhận ra
sự hạn chế của các đại từ nhân xưng đích thực và vai trò quan trọng của các
TXH lâm thời mà ông cho là “Đại từ cương vị”.
L.C Thompson cũng đã có những nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt
như: A Vietnamese Grammar và A Vietnamese Reference Grammar [dẫn theo


7

68. tr. 9]. Trong các cơng trình nghiên cứu của mình, tác giả đã đề cập đến các
đại từ nhân xưng trong tiếng Việt như: ta, tôi, họ, hắn... cùng các danh từ thân
tộc. Đối với danh từ thân tộc, ông nhận thấy giữa danh từ chung và danh từ
riêng có hai mặt đối lập là thay đổi và khơng thay đổi, đồng nhất và không
đồng nhất. Đặc biệt, L.C Thompson nhận thấy rằng: “Số lượng các đại từ xưng
hô thực thụ là q ít và đại từ tơi, ta với thái độ xưng hơ thể hiện sự kính trọng

hay thái độ bề trên, ở ngơi thứ nhất khơng có đại từ tương ứng với nó ở ngơi
thứ hai (chỉ người nghe) và ngơi thứ ba (chỉ người được nói đến), do đó phải
thay bằng các từ thuộc từ loại hoặc các danh từ” [dẫn theo 68, tr. 9].
Có thể nhận thấy, với khuynh hướng cấu trúc, các tác giả M.B.Emeneau và
L.C.Thompson đã chỉ ra được các “chất liệu”, các “phương tiện vật chất” cơ bản
được dùng để thực hiện hành vi xưng hơ trong tiếng Việt, đó là các “đại từ nhân
xưng” (personal pronouns), đồng thời đã phân chia đại từ nhân xưng thành hai
nhóm: đại từ xưng hơ chuyên dụng và đại từ xưng hô lâm thời để nghiên cứu.
Gần với đề tài luận án là hướng nghiên cứu theo quan điểm ngôn ngữ học
chức năng của tác giả Lương Văn Hy (1990) với cơng trình nghiên cứu về Thực
dụng diễn từ và ý nghĩa ngữ học - hệ thống quy chiếu về ngƣời trong tiếng Việt
[123] đã đề xuất hướng nghiên cứu từ xưng hô - cái mà ông gọi là “hệ thống quy
chiếu về người” một cách đồng bộ trên ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ
dụng. Đồng thời ông cũng cho rằng, hệ thống quy chiếu ngôi tiếng Việt bao gồm
ba tiểu loại ngữ pháp: đại từ nhân xưng, danh từ chung (danh từ thân tộc và danh
từ cương vị) và danh từ riêng đối lập nhau trên hai phương diện là thay đổi/
không thay đổi, đồng nhất/không đồng nhất,... Tuy tác giả đã đi sâu vào phân
tích và chỉ ra chức năng thay thế của danh từ chung và đại từ nhân xưng, nhưng
quan điểm của ơng cịn cứng nhắc khi xem xét về vấn đề từ loại và miêu tả các
TXH thân tộc cịn sơ lược. Nhưng sự đóng góp của ông trong việc nghiên cứu
TXH tiếng Việt và hướng tiếp cận mới khi nghiên cứu về TXH là đáng ghi nhận.
Trên cơ sở quan điểm của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ nêu trên, khi
nghiên cứu về xưng hô trong V HC tiếng Việt chúng tôi đã tham khảo về cách


8

phân chia và sử dụng về đại từ nhân xưng, danh từ thân tộc và các danh từ khác
làm phương tiện xưng hơ của các nhà nghiên cứu nước ngồi để áp dụng những
vấn đề thực tiễn vào cơ sở lí luận của luận án.

1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
Ở Việt Nam, từ ngữ xưng hô trong tiếng Việt đã được các nhà Việt ngữ học
quan tâm nghiên cứu. Các cơng trình ngữ pháp tiếng Việt nghiên cứu về đại từ
thường phân xuất thành lớp đại từ xưng hô. Lớp từ này trong tiếng Việt tuy
không biến đổi hình thái, nhưng qua cách dùng trong giao tiếp thường được phân
biệt theo ba ngôi và theo số : ngôi 1 (số ít) và ngơi 1 (số nhiều), ngơi 2 (số ít) và
ngơi 2 (số nhiều), ngơi 3 (số ít) và ngơi 3 (số nhiều). Ngồi các đại từ xưng hơ,
tiếng Việt cịn dùng danh từ thân tộc, tên riêng, từ chỉ nghề nghiệp, chức vụ...để
xưng hô. Các tác giả Nguyễn Văn Chiến trong Lớp TXH tiếng Việt trong lí
thuyết và thực tế đối với các ngôn ngữ khác loại hình [16] hay Nguyễn Phú
Phong trong Đại từ nhân xƣng tiếng Việt [69] trong các nghiên cứu của mình đã
dành cho lớp TXH tiếng Việt một vị trí thích đáng.
Một số cơng trình nghiên cứu về đặc điểm xưng hơ trong ngôn ngữ của
một dân tộc, hoặc so sánh đối chiếu xưng hô trong hai ngôn ngữ với nhau. Các
luận án tiến sĩ của Phạm Ngọc Thưởng: Các cách xƣng hô trong tiếng Nùng bảo
vệ năm 1998 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội [91]; Phạm Ngọc Hàm: Đặc
điểm và cách sử dụng của lớp từ ngữ xƣng hô tiếng Hán trong sự so sánh với
tiếng Việt bảo vệ năm 2004 tại Viện Ngôn ngữ học [36]; Lã Thị Thanh Mai: Đặc
điểm xƣng hô của ngƣời Hàn và ngƣời Việt bảo vệ năm 2014 tại Học viện Khoa
học xã hội, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam [61]; bài viết Mấy
nhận xét về TXH tiếng Việt và tiếng Hàn Quốc của Nguyễn Minh Thuyết và Kim
Young Soo trong sách Tƣơng đồng văn hóa Việt Nam - Hàn Quốc, Nxb Hà Nội,
1996 [89]; bài Một số đặc điểm văn hóa Nhật - Việt qua việc khảo sát hệ thống
TXH của Hồng Anh Thi trên Tạp chí Ngơn ngữ, số 1/1995 [86]... thuộc loại
này. Những cơng trình này chỉ ra sự đồng nhất và khác biệt về hệ thống TXH và
đặc điểm trong cách xưng hô của các dân tộc. Những đặc điểm đó gắn liền với
các đặc điểm văn hóa dân tộc.


9


Có những cơng trình nghiên cứu về xưng hơ và TXH trong nội bộ tiếng
Việt, nhưng quan tâm đến sự khác biệt trong xưng hô giữa các phương ngữ: luận
án tiến sĩ của Lê Thanh Kim: TXH và cách xƣng hô trong các phƣơng ngữ tiếng
Việt, bảo vệ năm 2002 tại Viện Ngơn ngữ học [56 . Cơng trình này cho thấy các
phương ngữ của tiếng Việt có những khác biệt về hệ thống TXH và cách xưng
hô khi giao tiếp trong gia đình, trong quan hệ vợ chồng, anh em, trong dòng họ
thân tộc và rộng ra trong xã hội.
Nhiều cơng trình dành cho TXH và cách xưng hơ của người Việt trong các
phạm vi và lĩnh vực giao tiếp khác nhau. Sự liên thông và sự khác biệt giữa xưng
hơ trong gia đình và xưng hơ ngồi xã hội của người Việt đã được luận án tiến sĩ
của Bùi Minh Yến: Từ xƣng hơ trong gia đình đến xƣng hơ ngồi xã hội của
ngƣời Việt bảo vệ năm 2001 tại Viện Ngôn ngữ học [112] chú ý đến. Có những
lĩnh vực hẹp hơn trong giao tiếp ngơn ngữ của người Việt đã được chú ý đến về
mặt TXH như bài viết TXH có nguồn gốc danh từ thân tộc trong cộng đồng công
giáo Việt của Trương Thị Diễm [20] hoặc Xƣng và gọi trong hoạt động hành
chính ở một xã thuộc đồng bằng Bắc Bộ; tôn ti và bình đẳng [53].
Dưới góc độ của Ngơn ngữ học xã hội, tác giả Nguyễn Văn Khang đã phân
xuất 13 cách xưng hô trong giao tiếp ngôn ngữ, đồng thời chỉ ra rằng có nhiều
nhân tố tác động đến sự lựa chọn từ ngữ xưng hơ, trong đó có bối cảnh cụ thể, có
nhân tố quyền lực và thân hữu [54, tr. 361-371 . Tuy nhiên, đây mới là những
nhận định về xưng hơ trong giao tiếp ngơn ngữ nói chung, cần được vận dụng cụ
thể vào từng lĩnh vực giao tiếp, trong đó có giao tiếp bằng VBHC.
Những ý kiến và quan niệm về xưng hô trong giao tiếp mà các cơng trình
nêu trên đã trình bày là những cơ sở và gợi ý cho chúng tơi trong q trình
triển khai đề tài.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về văn bản hành chính tiếng Việt
1.1.2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Theo tìm hiểu của chúng tơi, ở trên thế giới chưa có cơng trình nào nghiên
cứu về VBHC tiếng Việt và xưng hô trong V HC tiếng Việt.



10

1.1.2.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nƣớc
Ở Việt Nam, theo khảo sát của chúng tôi, những nghiên cứu về VBHC có
thể tập hợp thành ba loại:
Thứ nhất là những cơng trình bàn về Quy cách và kĩ thuật soạn thảo VBHC.
Những cơng trình này xuất phát từ những đặc điểm về chức năng, về kết cấu, về
đặc điểm ngôn ngữ của V HC để đề xuất quy cách và kĩ thuật soạn thảo văn
bản, có tác dụng hướng dẫn như một cẩm nang cho người soạn thảo. Đó là các
cơng trình như Kĩ thuật và ngơn ngữ soạn thảo văn bản quản lí nhà nƣớc của
Bùi Khắc Việt [106]; Soạn thảo và xử lí văn bản quản lí Nhà nƣớc của Nguyễn
Văn Thâm [84]; Giáo trình Kĩ thuật xây dựng và ban hành văn bản của Học viện
Hành chính Quốc gia [41]...Những cơng trình này hướng đến kĩ thuật xây dựng
VBHC ở nhiều phương diện khác nhau, trong đó việc sử dụng từ ngữ xưng hô
chỉ chiếm tỉ lệ rất thấp.
Thứ hai là những cơng trình về Phong cách học tiếng Việt, trong đó dành
một hai chương trình bày về phong cách ngơn ngữ hành chính trong hệ thống các
phong cách chức năng ngôn ngữ. Tiêu biểu là Phong cách học tiếng Việt của
Đinh Trọng Lạc (chủ biên) [57]; Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt
của Cù Đình Tú [102]... Ở những cơng trình này nhiều phương diện khác nhau
trong V HC được nghiên cứu như: khái niệm, chức năng và những đặc trưng cơ
bản của V HC, đặc điểm về kết cấu, về các phương tiện từ ngữ, câu và
đoạn,...Tuy nhiên, TXH và cách xưng hơ chưa được quan tâm thích đáng hoặc
khơng được đề cập đến.
Thứ ba là những cơng trình dành riêng cho nghiên cứu những vấn đề cụ
thể, chuyên sâu của VBHC. Trong đó có luận văn thạc sĩ của Đỗ Thị Thanh
Nga: Câu trong VBHC bảo vệ năm 2003 tại Đại học Sư phạm Hà Nội [62]; các
luận án tiến sĩ của Vũ Ngọc Hoa: Hành động ngôn từ cầu khiến trong VBHC

bảo vệ năm 2012 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội [39 , của Nguyễn Thị
Hà: Khảo sát chức năng ngơn ngữ văn bản quản lí nhà nƣớc qua phƣơng pháp
phân tích diễn ngơn bảo vệ năm 2010 tại Đại học Quốc gia Hà Nội [35]... Tuy


11

thế, cho đến nay vẫn chưa có cơng trình nào dành riêng cho việc nghiên cứu
chuyên sâu về vấn đề xưng hơ trong V HC tiếng Việt.
Có thể nhận thấy, số lượng các cơng trình nghiên cứu hay giảng dạy về
VBHC khơng phải là ít, nhưng tựu trung các cơng trình này tập trung vào khảo
sát một số phương diện là: chức năng, các loại văn bản, đặc trưng văn bản và đặc
điểm ngôn ngữ trong VBHC (về từ ngữ, câu văn, đoạn văn, cấu trúc văn bản...).
Vấn đề xưng hô trong V HC chưa được quan tâm đến, chưa có cơng trình nào
dành riêng cho từ ngữ xưng hơ, cách thức xưng hô và những vấn đề liên quan
đến xưng hô trong V HC tiếng Việt.
Những vấn đề khái quát và những đặc điểm của VBHC về mặt ngôn ngữ
mà các cơng trình trên đã đúc rút là cơ sở cho chúng tơi đi vào tìm hiểu về xưng
hơ trong VBHC tiếng Việt.
1.2. Cơ sở lí luận
1.2.1. Xƣng hơ trong giao tiếp ngôn ngữ
1.2.1.1. Khái niệm xƣng hô
Trong giao tiếp, xưng hơ là một phần khơng thể thiếu. Nó là phương
thức con người dùng từ ngữ tự thể hiện mình (xưng) và gọi người khác (hơ)
khi đang nói chuyện với nhau. Theo định nghĩa của Từ điển tiếng Việt: Xưng
hơ là: “Tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi nói với nhau để biểu thị
tính chất của mối quan hệ với nhau” [105, tr. 1163].
Trong công trình [7], Đỗ Hữu Châu quan niệm: “Phạm trù xưng hô hay phạm
trù ngôi bao gồm những phương tiện chiếu vật nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức
tự đưa mình vào diễn ngơn (tự xưng) và đưa người giao tiếp với mình (đối xưng)

vào diễn ngơn” [7, tr. 73]. Và như vậy, phạm trù ngôi thuộc vai giao tiếp ở ngay
trong cuộc giao tiếp đang được diễn ra với vai người nói là điểm gốc. Cũng theo tác
giả, việc xác định và phân loại các ngôi trong giao tiếp là một vấn đề vẫn chưa
thống nhất trong giới nghiên cứu. Nhưng đa số các nhà nghiên cứu cho rằng, chỉ có
ngơi thứ nhất và ngơi thứ hai mới thực sự là các ngôi xưng hô.
Một số nhà nghiên cứu Hàn Quốc như Park Jeong Un, Lee Seon Ung, Lee
Mu Yong, Han Kap Su nhìn nhận: “xưng hơ là hình thái ngôn ngữ gọi trực tiếp”


12

hoặc “xưng hơ là lời gọi (người nào đó)” hay “xưng hơ phản ánh mối quan hệ
của người nói và người nghe” [dẫn theo 61, tr. 14].
Theo tác giả Nguyễn Văn Khang: “Xƣng hô hay xƣng gọi là thuật ngữ dùng
để chỉ sự tự gọi tên mình (xưng) và tự gọi tên người khác (hô)” [54, tr. 361].
Nguyễn Văn Chiến trong TXH trong tiếng Việt: “Xưng hô là một hành vi
được thực hiện trong giao tiếp” [15, tr. 64].
Tác giả Phạm Ngọc Thưởng trong luận án tiến sĩ Các cách xƣng hô trong
tiếng Nùng quan niệm: “Xưng hô là hành động ngôn ngữ của các nhân vật hội thoại
- người nói và người nghe. Nhân vật hội thoại sử dụng các đơn vị ngôn ngữ một
cách thường xuyên, liên tục để đưa mình vào trong lời nói (hành động xưng - ngôi
1) và đưa người đối thoại vào trong lời nói (hành động hơ - ngơi 2)” [92, tr. 15].
Hầu hết các tác giả cùng thống nhất cho rằng xưng hơ là một hành vi giao
tiếp, trong đó có các nhân vật hội thoại đồng thời phản ánh mối quan hệ liên
nhân giữa những người đối thoại với nhau.
Tựu trung lại, chúng tôi quan niệm: Xƣng là hành động mà người nói
dùng một BTNN để đưa mình vào trong lời nói, để người nghe biết rằng mình
đang nói và mình chịu trách nhiệm về lời nói của mình. Đó là hành động tự
quy chiếu của người nói (ngơi 1). Hơ là hành động người nói dùng một BTNN
để đưa người nghe vào trong cuộc hội thoại, là tập hợp những cách thức mà

người nói dùng để chỉ người đối thoại với mình (ngơi 2). Cịn xưng hơ là hành
động ngơn ngữ mà người nói tự xưng mình và gọi người khác là gì đó khi họ
đang giao tiếp với nhau để biểu thị tính chất của mối quan hệ. Cần phải phân
biệt giữa xưng hô và hô gọi. Hô gọi cũng là một hành động ngơn ngữ nhưng
chức năng chính của nó là để thu hút sự chú ý của người đối diện, hoặc phát
tín hiệu cho người đối diện biết rằng người hô gọi muốn giao tiếp với anh ta.
Hơ gọi thường diễn ra ít lần trong cuộc giao tiếp. Hơ gọi là hành động chỉ
thuộc về người nói. Cịn xưng hơ là hành động diễn ra thường xun, liên tục
trong các diễn ngôn, trong những lượt lời của người nói – người nghe.


13

1.2.1 2 Phƣơng tiện dùng để xƣng hô trong giao tiếp
Quan hệ vai giao tiếp là cốt lõi của việc xưng hô. Nếu như việc xưng hô chỉ
đơn giản là để thể hiện vai người nói và vai người nghe thì hệ thống TXH chỉ
cần có bốn từ để biểu hiện 4 yếu tố:
Ngơi thứ nhất
Số ít

Số nhiều

Ngơi thứ hai
Số ít

Số nhiều

Nếu hệ thống các TXH chỉ dùng để chiếu vật các vai giao tiếp thì hệ
thống các TXH rất đơn giản và tiện dụng. Tuy nhiên, trong giao tiếp, cịn có
quan hệ liên cá nhân, trong ngữ cảnh cịn có ngữ vực (register) và phép lịch

sự (politeness). Những nhân tố trên địi hỏi phải được thể hiện trong nói năng
mà trước hết là được thể hiện trong xưng hô. Và do đó, ngồi việc thể hiện vai
giao tiếp, các TXH còn phải thể hiện được vị thế giao tiếp, vị thế xã hội, thể
hiện các mức độ thân cận khác nhau, đảm bảo sự lịch sự của người nói đối với
người nghe và phải phù hợp với ngữ vực của cuộc giao tiếp.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Trước hết, để xưng hơ, tất cả các ngơn ngữ
đều có hệ thống các đại từ xưng hô. Đại từ xưng hô trong tiếng Việt (ngôi thứ
nhất và ngôi thứ hai) là: tơi, tớ, tao, mình, mày, bay, chúng tơi, chúng mày,
chúng ta, chúng mình, bọn mình” [7, tr. 76]
Cũng theo tác giả Đỗ Hữu Châu: “Tùy theo ngữ cảnh mà tiếng Việt cịn
dùng các phương tiện sau để xưng hơ:
- Tên riêng
- Các danh từ thân tộc
- Các từ chỉ chức nghiệp, học hàm, học vị như: bác sĩ, giáo sư, chủ tịch,
giám đốc, thủ tướng, thầy v.v… cụ bá, ông lí, ông cựu, ông bát…
- Những từ chuyên dùng để xưng hô như: ngài, trẫm, lão, thần, khanh, ngu đệ,
hiền đệ, ngu huynh, hiền huynh, bỉ nhân, tại hạ, các hạ, túc hạ, tiên sinh v.v…
- Một số tổ hợp dân dã nay đã cũ như: anh cò, anh hĩm, chị đỏ…” [7, tr. 76 -77].


14

Theo quan niệm của tác giả Đỗ Hữu Châu, các phương tiện ngôn ngữ
dùng để xưng hô trong giao tiếp rất phong phú và đa dạng. Tùy theo ngữ cảnh
khác nhau mà người việt có cách xưng hơ khác nhau.
Theo tác giả Nguyễn Văn Khang [54], các TXH và cách xưng hô trong
ngôn ngữ của mỗi dân tộc là khác nhau. Bởi l , TXH không chỉ biểu thị vai
người nói và vai người nghe một cách đơn thuần mà cịn phản ánh đặc điểm tư
duy, văn hóa, phong tục, truyền thống riêng của dân tộc đó. Tác giả cũng đưa ra
13 kiểu xưng hô thường gặp trong giao tiếp như sau:

A. Xƣng hô bằng họ và tên, gồm:
- (1) Xƣng hô bằng tên;
- (2) Xƣng hô bằng họ;
- (3) Xƣng hô bằng họ + tên;
- (4) Xƣng hô bằng tên đệm + tên;
- (5) Xƣng hô bằng họ + tên đệm + tên.
B. Xƣng hô bằng tất cả các từ dùng để xƣng hô, gồm:
- (6) Các đại từ nhân xƣng;
- (7) Các từ thân tộc dùng làm TXH;
- (8) Các từ khác đƣợc dùng làm TXH.
C. Xƣng hô bằng các chức danh, gồm:
- (9) Gọi bằng một trong các chức danh;
- (10) Gọi bằng nhiều hoặc tất cả các chức danh.
D. Xƣng hô bằng tên của ngƣời thân thuộc nhƣ tên của chồng, vợ, con
(cách gọi thay vai):
- (11) Gọi bằng tên của ngƣời thân thuộc (chồng, vợ, con).
E. Xƣng hô bằng sự kết hợp (1) (2) (3) (4), gồm:
- (12) Gọi bằng các kết hợp khác nhau (ví dụ: chức danh + tên, chức danh
+ họ tên, từ xƣng hô + họ + tên/tên).


15

F. Xƣng hô bằng sự khuyết vắng TXH, gồm:
- (13) Không xuất hiện các TXH trong giao tiếp (khuyết vắng TXH) [54, tr. 362].
Trong quan niệm của tác giả Nguyễn Văn Khang, cách xưng hô (9), (12)
thường dùng trong giao tiếp hành chính, (10) được dùng trong giao tiếp hành
chính đặc biệt trọng thể. V HC thường mang tính quy phạm, ngôn từ sử dụng
cũng phải trong sáng, trang trọng.
Theo tác giả Trần Kim Phượng: “Các TXH trong tiếng Việt gồm 2 nhóm cơ

bản: 1. Đại từ nhân xưng chính danh và 2. Đại từ nhân xưng lâm thời. Ở cả hai
hệ thống này, các đại từ nhân xưng khi được sử dụng trong những hồn cảnh
nhất định đều có thể bộc lộ thái độ, tình cảm của người nói đối với người nghe
hoặc đối tượng được nói tới” [73, tr. 689].
Từ quan niệm của các tác giả về phương tiện dùng để xưng hô trong giao
tiếp, chúng tôi cho rằng trong giao tiếp dùng các phương tiện sau để xưng hô:
- Đại từ xưng hô
- Danh từ chỉ người dùng để xưng hô
- Danh từ chỉ chức nghiệp dùng để xưng hô
- Họ và tên riêng của người dùng để xưng hô
Đối với VBHC, phương tiện dùng để xưng hô tuy không phong phú đa
dạng như trong giao tiếp hằng ngày nhưng ln đảm bảo tính chính xác, chuẩn
mực, trang trọng và lịch sự.
1.2.1.3. Chức năng của xƣng hô trong giao tiếp
Các chức năng của xưng hô trong giao tiếp được thể hiện ở ba phương diện:
chức năng định vị, chức năng chiếu vật và chức năng thể hiện quan hệ liên nhân.
Dưới đây chúng tơi có một số phân tích rõ hơn về ba chức năng này.
a. Chức năng định vị
Trong cơng trình Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Đỗ Hữu Châu khẳng định:
“Trong ngôn ngữ, tất cả các câu nói, bằng cách này hay cách khác đều phải có
yếu tố đóng vai trị định vị” [6, tr. 130].


16

Khái niệm định vị được J. Lyons phát biểu như sau: “Định vị được hiểu là
sự xác định và sự đẳng nhất người, quá trình, sự kiện mà người ta nói đến và quy
chúng với một ngữ cảnh khơng – thời gian nào đó được tạo nên và được duy trì
bởi hành động phát ngơn và bởi sự tham gia của một người nói duy nhất và ít ra
là với một người nghe ” [ 127, tr. 260].

Từ định nghĩa của J. Lyons, chúng ta nhận thấy, sự định vị trong lời nói
phải được thực hiện bởi các nhân vật hội thoại – người nói và người nghe.
Chức năng định vị của các TXH nằm trong chức năng chiếu vật, “có nghĩa là
chiếu vật thơng qua việc xác định vị trí của vật được nói tới, phân biệt nó với các
vật khác theo quan hệ không gian, thời gian và các quan hệ khác”.[7, tr. 73].
Chức năng định vị của xưng hơ có tác dụng tự bộc lộ vị thế của các nhân
vật giao tiếp. Đó là vị thế trên hay dưới, hoặc ngang bằng giữa các nhân vật giao
tiếp. Đồng thời biểu thị mối quan hệ tương quan giữa người nói với người nghe.
Để sử dụng TXH đúng, bản thân người giao tiếp cần định vị vị thế, quan hệ của
mình với đối tượng giao tiếp. Việc định vị bản thân trong quá trình giao tiếp thể
hiện ở cách sử dụng TXH. Trước một khách thể có vị thế cao hơn mình, chủ thể
giao tiếp thường dùng TXH khác với người ở vị thế thấp hơn hay ngang bằng với
mình; trước một khách thể có vị thế cao hơn mình, chủ thể giao tiếp thường hướng
tới sử dụng những TXH chuẩn mực, lịch sự và trang trọng. Như thế, trong một diễn
biến giao tiếp, hình thức ngơn ngữ biểu thị vị thế của người giao tiếp là TXH. Tất
nhiên, vị thế đó cũng chỉ là một trong những tham chiếu nhất định chứ trong nhiều
trường hợp nó chưa phải là tất cả những phương diện tạo nên vị thế cho những nhân
vật tham gia cuộc giao tiếp.
b. Chức năng chiếu vật
Ý nghĩa biểu vật và ý nghĩa biểu niệm là hai khái niệm của ngữ nghĩa học.
Trong cơng trình [6 , Đỗ Hữu Châu đã thực hiện sự phân biệt giữa nghĩa biểu
vật, nghĩa chiếu vật. Ông viết: “Ý nghĩa biểu vật (trong hệ thống) s được
chuyển hóa thành ý nghĩa chiếu vật (trong lời nói)” [6, tr. 149].


17

Theo G.Green: “Thuật ngữ chiếu vật (reference) được dùng để chỉ phương
tiện nhờ đó người nói phát ra một BTNN, với biểu thức này người nói nghĩ rằng
nó s giúp cho người nghe suy ra một cách đúng đắn thực thể nào, đặc tính nào,

quan hệ nào, sự kiện nào anh ta định nói đến” [dẫn theo 7, tr. 61].
Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa: “Thuật ngữ chiếu vật (reference) được các nhà
ngôn ngữ học dùng để chỉ mối quan hệ giữa các yếu tố ngôn ngữ với các sự vật, tính
chất, hành động mà chúng thay thế. Chiếu vật là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ
giữa hoàn cảnh giao tiếp với diễn ngôn” và cho rằng chiếu vật là một hành động
trong đó người nói hoặc người nghe, người đọc nhận diện cái gì đó.” [32, tr. 26]
Qua các ý kiến trên, ta có thể rút ra khái niệm về chiếu vật như sau: Chiếu
vật là hành vi mà ngƣời nói dùng một phƣơng tiện nào đó để giúp ngƣời nghe
nhận biết một sự vật, hiện tƣợng mà mình định nói đến.
Chức năng chiếu vật: là chức năng quy chiếu vào các nhân vật giao tiếp
(người nói tự quy chiếu về mình và quy chiếu đến người tham gia giao tiếp). Dựa
vào chức năng chiếu vật của TXH, các nhân vật hội thoại có thể lựa chọn một TXH
bất kì để tự quy chiếu và quy chiếu nhân vật đang đối thoại cùng mình.
Như vậy, chiếu vật là dấu hiệu đầu tiên thể hiện quan hệ giữa ngữ cảnh
với diễn ngôn. Chiếu vật giúp đưa sự vật, hiện tượng mà mình định nói tới
trong thực tế khách quan ngồi diễn ngơn để phản ánh chúng, để biểu đạt
chúng… Rõ ràng, trong hoạt động giao tiếp, người nghe s không hiểu đúng
được nội dung của phát ngôn nếu không xác định được các từ ngữ trong phát
ngôn quy chiếu vào sự vật nào trong hiện thực.
Muốn chiếu vật thành cơng chúng ta cần phải có những điều kiện sau đây:
Thứ nhất là phải tồn tại sự vật, hiện tượng, hành động, tính cách…được
quy chiếu. Khơng có sự tồn tại của sự vật, hiện tượng, hành động, tính chất,…
được quy chiếu thì khơng thể có hành vi chiếu vật.
Thứ hai là cả người nói và người nghe đều phải có niềm tin chiếu vật. Khi
chiếu vật, người nói phải tin rằng người nghe có khả năng nhận biết được sự


×