Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

tóm tắt luận án tiến sĩ bi kịch trong văn học việt nam hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.32 KB, 27 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vào đầu thế kỷ XX, sự ra đời của kịch được xem là sản phẩm mới của lịch sử văn học, khẳng định mạnh mẽ ảnh
hưởng của văn hóa phương Tây vào nước ta. Kịch tỏ ra có ưu thế đặc biệt, thích ứng kịp với với cuộc sống đang thay đổi, với xã
hội Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới. Với kịch nói, văn học nghệ thuật nước ta có thêm một thể loại mới,
làm cho đời sống văn học phong phú hơn, hòa nhập tích cực vào tiến trình văn học hiện đại của thế giới.
Kịch nói là sản phẩm của nền văn minh đô thị, tác phẩm kịch do lớp trí thức Tây học và tiểu tư sản sáng tác để đáp ứng nhu
cầu tinh thần, tâm lí, thị hiếu của tầng lớp thị dân. Kịch nói từ thú chơi tài tử của những trí thức tân học, dần dần trở thành một bộ
môn kịch nghệ thu hút cả những nghệ sĩ, những nhà văn có tên tuổi, chiếm số đông khán giả thành thị, tạo thiết cả một phong trào
làm thay đổi hẳn tập quán thưởng thức, mang đến cho đời sống đô thị một sinh hoạt văn hóa nghệ thuật mới.Vì vậy, ngoài giá trị
tạo nên một thể loại mới, kịch đã tạo nên một lớp nhà văn, nghệ sỹ và công chúng mới có thẩm mĩ của xu hướng Âu hóa.
Một thế kỷ hình thành và phát triển, thể loại kịch đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ lịch sử giao cho trong việc tiên phong thể
hiện thực tiễn xã hội đa dạng và phức tạp, miêu tả được những mâu thuẫn của đời sống xã hội và cảm thức con người hiện đại
trong từng thời kì.
1.2. Về bi kịch, từ thời cổ đại, thể loại này đã được nghiên cứu khá sâu và có tầm ảnh hưởng cho tới tận ngày nay (tiêu biểu
là Aristote). Về sau, nhiều học giả nổi tiếng (Gorasi, Shakespeare, Lessing, Rousseau …) đã có những bàn luận sâu sắc về kịch
nói chung, bi kịch nói riêng ở nhiều góc độ khác nhau. Ở Việt Nam, thể loại kịch nói chung đã có chiều hướng phát triển và ngày
càng được chú ý cả về phương diện sáng tác và nghiên cứu phê bình. Trong xu hướng chung của văn học thế giới, Kịch nói Việt
Nam cùng với Thơ mới và Tiểu thuyết là những thể loại mới, trong đó bi kịch là một nhánh quan trọng cần nhiều tìm tòi tâm
huyết để tìm ra những đặc điểm chung mang tính thời đại cũng như những đặc trưng mang tính dân tộc của thể loại văn học đặc
thù này. Tuy vậy, thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam còn khá mới mẻ và trong một thời gian dài bị chìm lắng hoặc quên
lãng cả trong nghiên cứu cũng như sáng tác. Thành tựu của bi kịch Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với các thể loại khác hoặc
ngay với các chủng loại khác của kịch. Những vấn đề lý thuyết bi kịch, bản chất và thi pháp của thể loại bi kịch tuy đã được đề
cập và bàn luận ít nhiều nhưng vẫn còn nhiều vấn đề còn bỏ ngỏ, cần phải tìm hiểu, nghiên cứu một cách chuyên sâu hơn.
1.3. Với những tiền đề lí luận và thực tiễn trên, Luận án mong muốn góp phần tìm hiểu thể loại bi kịch, nhằm minh định
các đặc trưng của thể loại, làm rõ thêm những giá trị về nội dung, nghệ thuật của bi kịch. Từ đó, khẳng định sự tồn tại của thể
loại bi kịch như một thể loại trong nền văn học Việt Nam hiện đại với những đặc điểm về xung đột bi kịch, về nhân vật, về biểu
1
hiện của sự thanh lọc trong cấu trúc hình tượng nhân vật và hiệu ứng thanh lọc trong nhận thức của khán giả trong quá trình tiếp
nhận tác phẩm. Những kết quả đạt được sẽ là cơ sở lý luận cho nghiên cứu cũng như là giảng dạy về thể loại này.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


2.1. Đối tượng
Đối tượng của đề tài là nghiên cứu bi kịch từ góc độ thi pháp thể loại qua khảo sát các tác phẩm kịch trong văn học Việt
Nam hiện đại. Các tác phẩm bi kịch thuộc văn học nước ngoài, kịch bản sân khấu truyền thống Việt Nam như tuồng, chèo, cải
lương… không thuộc đối tượng nghiên cứu trong đề tài này.
2.2. Phạm vi:
Kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp. Kịch vừa để biểu diễn đồng thời vừa để đọc. Sân khấu là không gian sinh tồn
của một vở diễn. Tuy vậy, trong giới hạn của đề tài, chúng tôi chỉ nghiên cứu tác phẩm kịch ở phương diện kịch bản văn học.
Một thế kỷ bi kịch ra đời và trưởng thành có nhiều tác phẩm, tác giả góp phần làm nên diện mạo nền văn học kịch, nhưng
do đối tượng và phạm vi của luận án, chúng tôi chỉ khảo sát những tác phẩm bi kịch tiêu biểu, cụ thể là: Kim tiền (Vi Huyền
Đắc), Yêu Ly (Lưu Quang Thuận), Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ). Ngoài ra,
nhằm làm sáng rõ hơn các đặc trưng của bi kịch trong văn học Việt Nam, luận án mở rộng diện khảo sát các tác phẩm có chứa
đựng yếu tố bi kịch trong một số vở kịch của Nguyễn Đình Thi, Nguyễn Huy Thiệp
3. Mục đích nghiên cứu
Luận án nhằm đạt những mục đích sau đây:
3.1. Bước đầu khái quát được tiến trình phát triển bi kịch Việt Nam thế kỷ XX, qua việc tìm hiểu đánh giá một số tác phẩm
tiêu biểu.
3.2. Rút ra được hệ thống nhận định, đánh giá về thi pháp thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam thế kỷ XX trên các
phương diện cơ bản: Xung đột, nhân vật kịch và sự thanh lọc.
3.3. Góp phần tìm hiểu vấn đề bi kịch trong văn học Việt Nam, nhằm minh định các đặc trưng của thể loại, làm rõ thêm
những giá trị về nội dung, nghệ thuật của các tác phẩm bi kịch tiêu biểu trong văn học hiện đại
4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý thuyết
a) Về cơ sở lý thuyết, luận án vận dụng những cơ sở lý thuyết Thi pháp học thể loại để tìm hiểu bi kịch thể hiện trong các
tác phẩm kịch trong văn học Việt Nam hiện đại. Đặc trưng thể loại bi kịch được xác định gồm: Xung đột bi kịch, nhân vật bi
kịch, hành động bi kịch, ngôn ngữ bi kịch…trong sự khu biệt với hài kịch và chính kịch.
2
b) Về giả thuyết nghiên cứu: Với đề tài về Bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại, Luận án nhằm giải đáp những vấn
đề sau:
- Trong văn học Việt Nam có tồn tại thể loại bi kịch không? Hay chỉ là tác phẩm kịch có yếu tố cái bi?
- Nếu văn học Việt Nam có thể loại bi kịch thì bi kịch mang những đặc trưng gì?

- Thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam có gì độc đáo, mang bản sắc riêng?
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Về mặt phương pháp luận, để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng hướng tiếp cận từ góc độ thi pháp để làm rõ đặc trưng thể
loại, đó là xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và sự thanh lọc.
Để triển khai đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê phân loại: Phương pháp này là để có được các dẫn liệu có tính thuyết phục cao qua việc khảo sát
thống kê và sắp xếp các dẫn liệu, tổng hợp thành những luận điểm lớn, tạo cơ sở đáng tin cậy cho việc nghiên cứu.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm làm rõ sự giống nhau và khác nhau giữa các tác phẩm bi kịch từ đó khái
quát được những đóng góp và hạn chế của mỗi vở bi kịch.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này để đánh giá các hiện tượng và rút ra được các nhận định trên các
phương diện là xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và sự thanh lọc.
- Phương pháp hệ thống: Phương pháp này nhằm chỉ ra các đặc điểm về là xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và sự thanh
lọc là những yếu tố trong mối quan hệ với hệ thống các yếu tố khác của thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại.
Ngoài ra, luận án còn vận dụng phương pháp tiếp cận liên nghành (Mỹ học, Văn hóa học, Sân khấu học) và các thủ pháp
nghiên cứu (miêu tả, diễn dịch, quy nạp) để làm rõ đặc trưng thi pháp thể loại bi kịch.
5. Những đóng góp mới của luận án
Trên phương diện lí luận, từ trước đến nay tình hình nghiên cứu vấn đề bi kịch mới chỉ dừng lại ở việc dịch thuật các tài
liệu nước ngoài phục vụ cho nghiên cứu giảng dạy, mà chưa có công trình lí luận riêng biệt và hoàn thiện về vấn đề này. Luận án
là công trình chuyên biệt đầu tiên nghiên cứu về bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại.
Luận án có những đóng góp mới như sau:
- Bước đầu đã chỉ ra được sự tồn tại của bi kịch, với tư cách là một thể loại, trong văn học Việt Nam.
- Nghiên cứu đặc điểm xung đột bi kịch ở các phương diện: Các kiểu xung đột bi kịch, cách giải quyết xung đột trong thể
loại bi kịch; đặc điểm về nhân vật bi kịch, phân loại các kiểu nhân vật.
3
- Mặt khác, đề tài đã chứng minh được vấn đề tính dân chủ trong một thể loại xem trọng tính giai tầng ở phương diện nhân
vật. Vấn đề về con người bình dân, tồn tại trong hầu hết các tác phẩm bi kịch Việt Nam lí giải cho một quan niệm nghệ thuật về
con người trong thể loại bi kịch được nới rộng và mới mẻ.
- Nghiên cứu vấn đề thanh lọc trong bi kịch ở trên hai phương diện : sự thanh lọc diễn ra ở quá trình tiếp nhận của khán giả
qua sự lo sợ và thương cảm; sự thanh lọc diễn ra ngay trong chính cấu trúc tác phẩm, tức là sự thanh lọc ở nhân vật bi kịch.
6. Cấu trúc luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận án gồm có bốn chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại
Chương 2. Những vấn đề lý thuyết liên quan đến bi kịch. Khái quát về bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại
Chương 3. Vấn đề xung đột qua các tác phẩm bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại
Chương 4. Nhân vật và sự thanh lọc qua các tác phẩm bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU BI KỊCH
TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
Ở Việt Nam,bi kịch là vấn đề mới, đang còn nhiều tranh cãi. Cho đến nay ý kiến nghiên cứu bàn bạc chưa nhiều và chưa hệ
thống. Trong số các tác giả nghiên cứu về vấn đề bi kịch chúng ta thấy có hai xu hướng trái ngược nhau. Xu hướng thứ nhất, cho
rằng trong văn học Việt Nam bi kịch chưa phải là một thể loại mà các tác phẩm kịch chỉ có yếu tố bi kịch. Xu hướng thứ hai
khẳng định bi kịch là một thể loại tồn tại độc lập bên cạnh hài kịch và chính kịch. Ở xu hướng này, các nhà nghiên cứu ngoài việc
chỉ ra sự tồn tại của bi kịch như một thể loại còn khẳng định trong văn học Việt Nam hiện đại có tác phẩm xứng đáng là bi kịch
đích thực có thể sánh tầm với những bi kịch cổ điển trên thế giới.
Như vậy, khi bàn đến vấn đề bi kịch trong Văn học Việt Nam hiện đại có hai xu hướng. Ở xu hướng phủ nhận chỉ có
một nhóm tác giả đưa ra ý kiến và chưa được bàn luận sâu, về sau cũng không phát triển thêm. Còn xu hướng khẳng định
sự tồn tại thể loại bi kịch vẫn chiếm đa số. Xu hướng này có tính chất khẳng định rõ ràng bi kịch là một thể loại tồn tại độc
lập và đóng góp vào tiến trình phát triển văn học dân tộc. Qua việc lược thuật các bài nghiên cứu về vấn đề bi kịch trong
văn học Việt Nam, có thể thấy:
Thứ nhất, các tác giả đã xác định rõ danh tính thể loại bi kịch; nghiên cứu đặc trưng bi kịch trong từng tác phẩm. Riêng tác
giả Phạm Vĩnh Cư ngoài việc xác định đặc trưng trong tác phẩm còn nghiên cứu tiến trình phát triển thể loại bi kịch ở Việt Nam
4
thế kỷ XX. Đó là những đóng góp to lớn của các tác giả đối với mảng nghiên cứu bi kịch, và đây là cơ sở quan trọng để chúng tôi
tham khảo, tiếp thu và phát triển quan điểm về sự tồn tại thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại.
Thứ hai, những vấn đề mà các nhà nghiên cứu chưa giải quyết, bàn luận thấu đáo gồm: các vấn đề xung đột bi kịch, nhân
vật bi kịch, ngôn ngữ bi kịch, hành động bi kịch, hiệu ứng bi kịch ở các vở Kim tiền (Vi Huyền Đắc) và Yêu Ly (Lưu Quang
Thuận); Đối với các vở như Vũ Như Tô (Nguyễn Huy Tưởng) và Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) Con nai đen, Cái
bóng trên tường, Người đàn bà hóa đá, Trương Chi của Nguyễn Đình Thi, vở Quỷ ở với người của Nguyễn Huy Thiệp đã có bàn
bạc nhưng cần thiết phải có sự nghiên cứu hệ thống. Các nhà nghiên cứu còn chưa giải quyết vấn đề bản sắc của thể loại bi kịch ở
Việt Nam có gì độc đáo khác biệt so với các nền văn học khác. Mà cội nguồn của nét bản sắc ấy chính là sự tiếp thu tinh hoa từ
nghệ thuật sân khấu truyền thống của dân tộc. Những vấn đề mà các nghiên cứu trước còn bỏ ngỏ, đó chính là nhiệm vụ nghiên

cứu của đề tài này.
CHƯƠNG 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN BI KỊCH.
KHÁI QUÁT VỀ BI KỊCH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
2.1. Giới thuyết về bi kịch
2.1.1. Quan niệm về bi kịch qua các thời kỳ từ cổ đại đến thế kỷ XX
Thời kỳ Hy Lạp cổ đại (Aristote) trong cuốn Nghệ thuật thi ca Về bản chất của bi kịch, xác định: đó là sự diễn tả nỗi đau
khổ bất hạnh lớn của con người. Nhân vật bi kịch, là người cao cả mắc lỗi lầm bi kịch. Bàn về lỗi lầm (hamartia) bi kịch, Aristote
cho rằng, người anh hùng của bi kịch sẽ chỉ là bi kịch bởi vì anh ta đã mắc lỗi lầm nào đó, và lỗi lầm ấy có thể thông cảm được,
gây cho người ta tuy có giận nhưng vẫn thương. Yếu tố nhận biết là cơ sở của toàn bộ sự phát triển hành động bi kịch.Sự thanh
lọc (Catharsic) là hiệu quả bi kịch đối với người xem. Bi kịch làm nảy sinh ở khán giả sự lo sợ và thương cảm để rồi thanh lọc,
giải toả khán giả ra khỏi những tình cảm đó. Với Aristote sự thanh lọc nằm ngoài bi kịch.
Quan điểm nghiên cứu bi kịch của Aristote là cơ sở để phát triển lý luận bi kịch nhân loại ở các nhà bi kịch các thời kỳ
sau,như : Gorasi (Thời kỳ La Mã cổ đại);Balbis , Đante Aligheri (Thời kỳ trung cổ); Thời kỳ Phục hưng đến Ba Rốc thế kỷ 14 –
16 có các đại diện của Chủ nghĩa nhân văn Phục hưng và Chủ nghĩa kiểu cách như: Bokkatso, Scalighe, Shakespeare và Ben
Jonson, Tsintsio, Kastelvetro; Corneille, Racine (Thời kỳ chủ nghĩa cổ điển thế kỷ 17); Stilo, Lillo (Anh),Voltaire, Banis Didero,
Rousseau, Mersie (Pháp), Lessing, Goeth và Schiller (Đức), (Thời kỳ khai sáng thế kỷ 18). Thời kỳ hiện đại, thế kỷ 19 có hai
5
trường phái lí luận quan trọng đó là Chủ nghĩa lãng mạn và Chủ nghĩa hiện thực.Chủ nghĩa lãng mạn, tiêu biểu là V.Hugo.Chủ
nghĩa hiện thực, với các đại diện như Stendhal, George, Bernard Shaw, Turgenniev, Ostovski, Chekhov Chủ nghĩa hiện đại thế
kỷ XX gồm các trường phái kịch: Siêu thực, Tượng trưng, Phi lý, Hiện sinh, kịch Tự sự biện chứng, Kịch hiện thực … đóng góp
nhiều tư tưởng mới cho lí luận kịch.
2.1.2. Bi kịch trong tương quan với chính kịch và hài kịch
2.1.2.1. Bi kịch trong tương quan với chính kịch
Bi kịch,hài kịch,chính kịch là ba thể loại quan trọng của văn học kịch.Trong đó, chính kịch là thể loại nghiêm túc trong vai
trò tiếp cận cuộc sống xã hội, diễn tả nội dung mới của xã hội. Nếu bi kịch và hài kịch là hai đối cực thì giữa hai đối kịch ấy sẽ có
một khoảng trống ở giữa. Vì thế sự có mặt của chính kịch là bù lấp cái khoảng trống kia, đó là một thể loại trung gian. Tuy nhiên,
chính kịch không phải là sự cộng lại bi kịch và hài kịch mà nó tồn tại độc lập với những đặc trưng riêng. Tại đây, chúng tôi nêu
lên những đặc trưng của chính kịch trong so sánh với bi kịch với múc đích là qua sự phân biệt giữa hai thể loại để thấy rõ đặc
trưng của bi kịch. Chúng ta phân biệt bi kịch với chính kịch trên các bình diện: cốt truyện, hành động, xung đột, đề tài, phong
cách, cấu trúc. Sự tương quan giữa bi kịch với chính kịch tô đậm hơn đặc trưng của bi kịch.

2.1.2.2. Bi kịch trong tương quan với hài kịch
Chúng tôi xác định có 6 đặc điểm cơ bản để phân biệt thể loại hài kịch và bi kịch, về nhân vật, về tác động đối với khán giả,
hành động kịch, phương pháp sáng tác, ngôn ngữ, đề tài. Mặt khác, với so sánh này chúng ta nhận thấy rõ được đặc điểm của thể loại
bi kịch: nhân vật bi kịch là con người tương đối tốt; thanh lọc khán giả bằng nỗi lo sợ và thương cảm; hành động kịch đột biến từ tốt
đến xấu; phương pháp thi ca dựa trên sự tưởng tưởng; ngôn ngữ có phong cách lớn lao khoa trương; đề tài cho cốt truyện xây dựng
trên sự thật lịch sử. Như vậy sự phân biệt thể loại bi kịch với hài kịch trên các đặc trưng cơ bản cho chúng ta thấy rõ những yếu tố độc
đáo riêng biệt của bi kịch trong sự đối sánh với hài kịch, và qua đó cũng xác định được những biểu hiện bản chất của bi kịch, như
nhân vật, hành động, ngôn ngữ, không gian, thời gian, đề tài, hiệu ứng bi kịch…
2.1.3. Khái niệm bi kịch
2.1.3.1. Trước hết, để hiểu khái niệm bi kịch chúng ta phải làm sáng rõ một khái niệm gần gũi là khái niệm về cái bi, một
phạm trù quan trọng trong tư tưởng mĩ học. “Cái bi (Tragique) là phạm trù mĩ học phản ánh một hiện tượng có tính quy luật của
thực tế đời sống xã hội thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không cân sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới và cái cũ, cái tiến bộ
và cái phản động trong điều kiện những cái sau còn mạnh hơn những cái trước. Đó là sự trả giá tự nguyện cho những chiến
thắng và bất tử về tinh thần bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện. Cái bi tạo ra một cảm xúc thẩm mĩ phức hợp bao
hàm cả nỗi xót đau, niềm hân hoan lẫn nỗi sợ hãi khủng khiếp. Cái bi thường đi liền với nỗi đau và cái chết, song bản thân nỗi
6
đau và cái chết chưa phải là cái bi. Chúng chỉ trở thành cái bi khi hướng tới và khẳng định cái bất tử về mặt tinh thần của con
người ” [31, Tr37].
Cái bi bao trùm một phạm vi rộng lớn những hiện tượng của cuộc sống, nhận thức của con người và nội dung diễn tả trình
bày thể hiện cảm hứng sáng tạo của nhiều loại hình văn học nghệ thuật. Nhưng duy chỉ bi kịch là thể loại gắn bó sinh tử với phạm
trù cái bi, mà không có thể loại nào thể hiện nổi bật hơn thế. Vì mối quan hệ chặt chẽ giữa bi kịch và cái bi cho nên nhà nghiên
cứu Tất Thắng định nghĩa ngắn gọn về bi kịch đó là kịch về cái bi.
2.1.3.2. Một số khái niệm về bi kịch trong các từ điển và sách chuyên khảo
Theo Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam: Bi kịch có nội dung bi thương, thường kết thúc bằng sự thất bại, hoặc sự hi
sinh của nhân vật chính diện. Giáo trình Mĩ học đại cương trình bày các vấn đề về bi kịch như Khái niệm bi kịch; Các loại bi
kịch; Nghệ thuật bi kịch.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học: Bi kịch (Tragedie) là một thể của loại hình kịch thường được coi như là độc lập với hài
kịch, bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà bằng hành động của nhân vật chính.
2.1.3.3. Một số đặc trưng thi pháp của bi kịch
Thể loại bi kịch cũng có những đặc trưng về thi pháp thể loại giống với các loại kịch chủng khác về xung đột, hành động,

nhân vật, ngôn ngữ; ngoài ra, bi kịch có những đặc điểm riêng biệt mang đậm dấu ấn thể loại như lỗi lầm bi kịch, sự nhận biết,
sự trả giá và sự thanh lọc Đây là các yếu tố cơ bản làm nên chỉnh thể cấu trúc của một tác phẩm bi kịch. Nếu một vở kịch đạt
được tất cả hoặc hầu hết các yếu tố thì đó là bi kịch đích thực, còn một vở kịch chỉ đạt được một hoặc một số ít các yếu tố trên thì
không phải bi kịch hiểu theo nghĩa chặt chẽ khái niệm thể loại này, trường hợp này ta gọi đó là các vở kịch có yếu tố bi kịch.
2.1.3.4. Một số đặc điểm tiêu biểu của bi kịch trong văn học Việt Nam
Trên cơ sở tổng hợp lí thuyết về thể loại bi kịch của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước và thực tiễn sáng tác bi kịch
Việt Nam thế kỷ XX chúng tôi rút ra một số đặc điểm tiêu biểu bi kịch Việt Nam,
1. Bi kịch trong văn học Việt Nam có đặc điểm giống với lí luận bi kịch thế giới ở các biểu hiện chung nhất về xung đột,
hành động, nhân vật và sự thanh lọc. Kết luận này khẳng định bi kịch trong văn học Việt Nam là một thể loại độc lập tồn tại bên
cạnh các kịch chủng khác như hài kịch và chính kịch…
2. Mặt khác, chúng ta cũng nhìn thấy những khác biệt của bi kịch Việt Nam so với bi kịch thế giới ở một số phương diện
như về vấn đề con người bình dân trong bi kịch. Ở đây thể hiện sáng tạo cách tân của một nền bi kịch non trẻ, nhưng đã có
những thành tựu bước đầu.
7
3. Trong luận án này chúng tôi chỉ nghiên cứu ba vấn đề cơ bản đó là xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và sự thanh lọc. Các
vấn đề này sẽ được nghiên cứu cụ thể ở chương 2 và 3 trong luận án. Trên tinh thần chứng minh sự tồn tại của thể loại bi kịch trong
văn học Việt Nam và hơn nữa là những cách tân, đổi mới thể loại này ở trong thực tiễn sáng tác kịch của nước ta, chúng tôi cố gắng
tìm sự “lệch chuẩn” về đặc trưng thi pháp bi kịch và lí giải căn nguyên của sự biến đổi phát triển đó. Những vấn đề như hành động
bi kịch, ngôn ngữ bi kịch, không gian, thời gian… mặc dù không được tìm hiểu như là đối tượng nghiên cứu cơ bản nhưng luôn có
sự so sánh và lồng ghép trong từng vấn đề.
2.2. Khái quát về bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại
2.2.1. Lược sử quá trình hình thành và phát triển văn học kịch
Kịch nói ra đời là kết quả của tiếp xúc giao lưu văn hoá giữa Việt Nam và văn hoá nghệ thuật phương Tây. Dưới thời Pháp
thuộc, sân khấu tuồng và sân khấu chèo không thể đáp ứng những nhu cầu đa dạng của công chúng ở các thành phố và nhất là
khán giả trong giới trí thức và thanh niên, là những khán giả đã chịu ảnh hưởng lớn của nền văn hoá phương Tây. Như vậy, có
thể nói vào thời kỳ đó trong nghệ thuật sân khấu đã xuất hiện một khoảng trống, và chính bộ môn nghệ thuật mới đã bộc lộ khả
năng thể hiện một nội dung nghệ thuật và xã hội mới có thể lấp đầy được các khoảng cách trống nói trên. Cùng với tiểu thuyết
hiện đại và phong trào thơ mới, văn học kịch góp phần quan trọng trong việc biến đổi tính cách và bộ mặt của văn học dân tộc
Việt Nam trước ngưỡng cửa của thế kỷ XX, làm cho văn học phong phú hơn, thúc đẩy văn học nước nhà hội nhập vào quá trình
phát triển của văn học thế giới.

Vở kịch Chén thuốc độc của Vũ Đình Long, được công diễn lần đầu tiên trên sân khấu Nhà hát thành phố Hà Nội
(22/11/1921) . Sự kiện này đánh dấu sự ra đời của kịch nói – một nghệ thuật sân khấu mới ở Việt Nam. Quá trình phát triển của
kịch nói Việt Nam th ế k ỷ XX được chia thành ba giai đoạn: Giai đoạn 1920 – 1945; Giai đoạn 1945 – 1975; Giai đoạn từ 1975
đến hết thế kỷ XX
2.2.2. Các tác phẩm bi kịch tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại
Trong luận án này chúng tôi xác định các tác phẩm bi kịch tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại bao gồm: Kim tiền
của Vi Huyền Đắc, Yêu Ly của Lưu Quang Thuận, Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu
Quang Vũ. Qua các giai đoạn khác nhau lịch sử sân khấu và lịch sử văn học đều thừa nhận vị trí quan trọng của những vở kịch
nêu trên. Kim tiền có vị trí “mở đầu thể nghiệm bi kịch”, Vũ Như Tô là đỉnh cao nghệ thuật bi kịch, đó là “bi kịch đích thực”, Yêu
Ly bi kịch của lựa chọn giá trị đối nghịch, Hồn Trương Ba, da hàng thịt là “bi kịch muôn đời”. Các giải thưởng uy tín đã được
trao như: giải thưởng của Tự Lực văn đoàn 1937, vở Kim tiền; Huy chương vàng tại Hội diễn Sân khấu toàn quốc năm 1990, vở
8
Hồn Trương Ba, da hàng thịt… Nhưng tiêu chí quan trọng nhất chính là các vở kịch trên đáp ứng khá toàn hảo các yêu cầu về
đặc điểm thi pháp thể loại qua các vấn đề về xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch, sự thanh lọc…
Ngoài ra, chúng tôi bổ sung thêm các tác phẩm kịch có chứa đựng yếu tố cái bi để khảo sát nhằm làm phong phú và sáng
rõ hơn thành tựu của bi kịch trong văn học Việt Nam. Đồng thời những vở kịch này là dẫn liệu quan trọng để so sánh với các tác
phẩm bi kịch đích thực. Qua sự so sánh đó chúng ta sẽ trả lời được câu hỏi tại sao với vở kịch này là bi kịch đích thực còn với vở
kịch khác lại không phải là bi kịch. Các tác phẩm sau đây chỉ mang yếu tố bi kịch chứ không phải là những vở kịch mang đặc
trưng thể loại theo nghĩa chặt chẽ của khái niệm thể loại bi kịch. Đó là các tác phẩm Con nai đen, Cái bóng trên tường, Người
đàn bà hóa đá, Trương Chi của Nguyễn Đình Thi, vở Quỷ ở với người của Nguyễn Huy Thiệp.
Các vở kịch trên là dẫn liệu nghiên cứu vấn đề thi pháp thể loại bi kịch đặc biệt là các vấn đề về xung đột, nhân vật và
thanh lọc trong thể loại bi kịch ở phương diện tiếp nhận của khán giả và cấu trúc tác phẩm.
2.2.2.1. VI HUYỀN ĐẮC: Kim Tiền - Sự mở đầu thể nghiệm bi kịch
Xung đột chính của vở kịch là xung đột giữa đạo đức và phú quý; lòng nhân và tiền bạc. Như người xưa nói “Vi phú bất
nhân, vi nhân bất phú”. Để giữ một tâm hồn lành sạch Trần Thiết Chung biết khinh khi đồng tiền, nhưng khi nhận ra đạo lý về lẽ
sinh tồn trong xã hội kim tiền là không thể đứng ngoài cuộc mưu sinh và kiếm tiền bằng mọi giá chiếm hữu các giá trị tích luỹ
của cải càng nhiều thì con người lại xói mòn tình cảm và đạo đức.
Trần Thiết Chung là nhân vật điển hình cho kiểu nhân vật tha hóa, vì tiền vì lợi ích vật chất đã bỏ mất lương tri làm người.
Xét ở phương diện thi pháp bi kịch thì Trần Thiết Chung chưa phải là nhân vật bi kịch đích thực. Ý đồ của nhà văn khi xây dựng
tiền thân nhà văn của tên tư sản không thực sự làm nổi bật phẩm chất cao cả như một dòng chủ lưu trong quan điểm xây dựng

nhân vật. Những hạn chế của tác phẩm làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng của một vở kịch có vị trí khá quan trọng trong lịch
sử văn học, tác phẩm bi kịch đầu tiên. Vì thế các học giả có lý khi cho rằng Kim tiền chưa thực sự là một vở bi kịch đích thực mà
chỉ là một thể nghiệm bi kịch.
2.2.2.2. LƯU QUANG THUẬN: Yêu Ly - Sự đụng độ khốc liệt của các giá trị
Xung đột bi kịch trong kịch bản này là xung đột giữa mục đích và phương tiện trong hoạt động của con người, xung đột
giữa những giá trị này bị hy sinh vì những giá trị kia, xung đột giữa lòng tận tụy tuyệt đối phục vụ một sự nghiệp nhất định với
tính chính nghĩa rất tương đối của sự nghiệp ấy.
Về nhân vật, ở đầu tác phẩm, Yêu Ly có đầy đủ phẩm chất của một dũng sỹ trung đại, có trí, có nhân, có tín. Yêu ly là một
nhân vật mang đầy đủ các yếu tố để trở thành nhân vật bi kịch đích thực, một dũng sĩ tính cách cao cả, mắc phải lỗi lầm khủng
khiếp là sự nhầm lẫn lý tưởng mình theo đuổi, cuối cùng nhận ra tội lỗi của mình và tự trừng phạt bằng cái chết chuộc tội.
9
Sự thanh lọc, với Yêu Ly, người xem sửng sốt nhận ra sự hư vô của danh lợi, và chân lý có sự biến đổi không bao giờ là mãi
mãi, thần tượng và lí tưởng mình tôn thờ mục đích mà mình đã chọn sẽ có lúc phản thùng lại chính mình. Sự vĩnh cư bền vững
của lí tưởng là không thể. "Nhân vật nhận ra tính khả nghi của cái sự nghiệp mà mình theo đuổi, tính vô luân bất nghĩa của nhiệm
vụ mà y đã cam kết thực hiện" [8;tr101]. Con người bất hạnh ngay trong chính thành đạt của mình. Tuy vậy, sự hướng thiện và
biết nhận ra lỗi lầm, đặc biệt là chấp nhận sự thật triệt tiêu cái ác lại là giải pháp, cái chết của Yêu Ly đem lại sự xót xa thương
cảm cho người xem, và vẫn giữ cho chàng ở bên này bờ thiện.
Tác phẩm có những hạn chế sơ lược trong xây dựng nhân vật, cốt truyện vay mượn từ nước ngoài nên chưa vượt thoát khỏi
văn bản gốc để trở thành sáng tạo độc lập của nhà văn. Nếu vở kịch khắc phục được những hạn chế này thì Yêu Ly là một vở bi
kịch có giá trị nghệ thuật đặc sắc.
2.2.2 3. NGUYỄN HUY TƯỞNG: Vũ Như Tô," trái chín sớm tuyệt vời", là "bi kịch đích thực"
Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng được xem là một “bi kịch đích thực” (Phạm Vĩnh Cư). Cốt truyện kịch được xây dựng
từ câu chuyện lịch sử về người kiến trúc sự tài ba với khát vọng xây dựng cho nước Việt một kì đài hoa lệ, nhưng kết cục đã bị
giết trong cuộc bạo loạn của nhân dân nghèo đói nổi dậy chống lại vua Lê Tương Dực hung ác, hoang dâm.
Trong tác phẩm Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã dụng công xây dựng những biểu tượng cái đẹp và cái thiện. Thông
thường hai phạm trù này phải song hành, cùng tồn tại và tôn vinh lẫn nhau để cuộc sống toàn vẹn và mang đầy đủ vẻ đẹp nhân
sinh. Tuy nhiên, trong vở kịch này, tác giả đã xây dựng hai phạm trù này trong thế đối lập gay gắt, căng thẳng, và đương nhiên
nhân vật chỉ được chọn một. Với tư cách nghệ sỹ Vũ Như Tô phải chọn cái đẹp và tiêu diệt cái thiện, ngược lại với tư cách công
dân Vũ chọn cái thiện và triệt tiêu cái đẹp. Dù ở vị trí nào, chọn phạm trù nào Vũ cũng sẽ rơi vào kết cục bi thảm khi đối nghịch
các giá trị.

Vũ Như Tô là một nhân vật bi kịch, ngay mở đầu tình huống lựa chọn xây hay không xây Cửu Trùng Đài cũng đã cho ta
thấy tính chất bi thảm của Vũ. Mặc dù nếu Vũ không lựa chọn xây đài Vũ có thể bị giết nhưng sẽ không đau dớn bằng việc người
nghệ sĩ không làm được kỳ đài mong ước để sánh với tạo hóa, một kẻ tài hoa không được thi thố tài năng thực hiện hoài bão đó
cũng là một bi kịch lớn.
Biểu hiện bi kịch nữa ở Vũ chính là kết thúc bi thảm, Vũ Như Tô với kết cục bị kéo ra pháp trường trong tiếng lửa cháy Cửu
Trùng Đài thành tro bụi và đặc biệt là tiếng hò reo sung sướng thắng lợi của binh lính và đoàn thợ đói khổ đốt thành, là kết cục tất
yếu của sự bại vong cái đẹp cao viễn xa rời cuộc sống. Cái chết của Vũ khẳng định một sự thực cái đẹp trở thành vô nghĩa trước cái
thiện, lâu đài trở thành tai họa với cuộc sống đói khổ và sinh mệnh luôn có nguy cơ bị cướp đi trong cuộc xây dựng điểm tô cái đẹp.
2.2.2.4. LƯU QUANG VŨ: Hồn Trương Ba, da hàng thịt - Bi kịch của mọi thời đại.
10
"Hồn Trương Ba, da hàng thịt" là vở kịch của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, được viết vào năm 1983.Cho đến nay
(2006), đây là vở kịch hiện đại duy nhất của Việt Nam tiếp cận được với sân khấu quốc tế.
Xung đột chính của vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ là xung đột giữa sự sống và cái chết. Trương Ba
nhận ra cuộc sống quý giá vô cùng, được sống là hạnh phúc vô giá. Nhưng không thể sống bằng mọi giá.Để sống thực sự cho ra
con người quả không hề dễ dàng, đơn giản.
Vở kịch dạy chúng ta về cách sống, sống hạnh phúc là cuộc sống hài hòa các phương diện vật chất và tinh thần, thể xác và
tâm hồn, quan trọng hơn được là chính mình. Khán giả lo sợ cho sự lựa chọn sai lầm sống chắp vá của Trương Ba, đồng thời là lo
sợ cho chính mình vì thực sự mấy ai trong cuộc đời được sống trọn vẹn như mong muốn cần đạt được. Sau lo sơ, khán giả thương
cho Trương Ba phải vĩnh viễn từ bỏ cuộc sống tươi đẹp, đó là cái chết lần thứ hai của một đời người, thương và khâm phục, nể
trọng và điều này giúp cho người xem trân trọng Trương Ba với quyết tâm buông bỏ để được là chính mình. Người xem tin hơn vào
sự phản tỉnh, sửa sai không chỉ ở phương diện nhân cách con người mà hơn thế là sự kỳ vọng đổi thay của những vấn đề xã hội.
2.2.2.5. NGUYỄN ĐÌNH THI và các tác phẩm kịch “Con nai đen”, “Rừng trúc”, Cái bóng trên tường”, “Người đàn bà
hóa đá”
a, Con nai đen
Vở kịch Con nai đen là một vở kịch thần kỳ phỏng theo vở Vua hươu của tác giả Carlo Gozzi (1720- 1860) nước Ý.
Ở phương diện thể loại tác giả Phạm Vĩnh Cư xác định: “Con nai đen của Nguyễn Đình Thi có thể được định nghĩa như
kịch trữ tình – anh hùng” [5, Tr145]. Vậy yếu tố bi kịch trong tác phẩm này là gì? Trước hết, về nhân vật Tô Chiêm là kiểu nhân
vật cao cả mang lỗi lầm bi kịch, lỗi lầm của chàng là đã quá tin vào lời bùa chú của Quận Khung để cứu con nai bị thương, mà
không biết với lời bùa chú ấy vua sẽ nằm trong cái lốt của con nai. Với lỗi lầm ấy vua đã phải trả giá cho sự cả tin bằng chính
mạng sống của mình, bị chiếm ngai vàng, hoàng hậu và quốc gia rơi vào tay giặc. Tiếp theo chúng tôi nêu một yếu tố khá đậm

nét trong vở kịch, yếu tố thanh lọc. Vở kịch gợi ở người xem nỗi sợ hãi về cái ác thống lĩnh vẻ ngoài lương thiện, bạo lực bên
trong một bản lĩnh thông minh thì hậu quả thật ghê gớm. Khi linh hồn Tô Chiêm có một Quận Khung đó là con rắn độc, ghê tởm.
Giả định về lỗi lầm của Tô Chiêm và hậu quả bi thảm xảy ra vở kịch gieo vào tâm hồn chúng ta một triết lý về hạnh phúc: đó là
khi người ta nhận ra được sự thực, thấy rõ được chính mình.
b, Rừng trúc
Vở kịch viết về đề tài lịch sử, các nhân vật lịch sử đời nhà Trần như Thiên Cực công chúa, Trần Thủ Độ, Chiêu Thánh hoàng
hậu, công chúa Thuận Thiên, Trần Cảnh, Trần Liễu mỗi nhân vật đều có tính cách đậm nét, vượt lên bó hẹp khô cứng của chính
sử. Tác giả đã thành công khi xây dựng thành nhân vật văn học sống động với những bi kịch kiếp người đau đớn. Vở Rừng trúc là
11
tác phẩm mang đậm yếu tố bi kịch, Phan Trọng Thưởng trong bài viết” Rừng trúc của Nguyễn Đình Thi và một số vấn đề lý luận
sáng tác về đề tài lịch sử”, đã tìm thấy tư tưởng quan trọng của vở diễn qua lời của nhân vật Chiêu Thánh “Việc nước là lớn nhất,
nhưng việc người với người cũng không phải là nhỏ hơn”, đồng thời tác giả cũng khẳng định tính chất bi kịch của vở diễn, ông viết:
“Ở một phương diện nào đó, có thể xem Rừng trúc là một bi kịch lịch sử. Tuy sân khấu không la liệt xác chết, tình huống cuối cùng
như bi kịch cổ điển Châu Âu; không khốc liệt bi hùng như tuồng truyền thống… nhưng vở kịch lại đẫm màu sắc bi kịch về quyền
lực của dòng họ và vương triều trước sự vận hành nghiệt ngã của quyền lực…” [ 98,Tr367].
c, Cái bóng trên tường, Người đàn bà hóa đá, Trương Chi
Các vở kịch này đều xây dựng trên cốt truyện văn học dân gian đã rất quen thuộc với người đọc. Đề tài này thể hiện cảm
hứng sáng tạo từ cội nguồn văn hóa dân tộc của tác giả. Nhưng điều đáng ghi nhận là khi viết về các tác phẩm trên, Nguyễn Đình
Thi đã sáng tạo, ông không khai thác tỷ mỉ chuyện xưa mà tiếp cận ở hai góc độ, một là ý nghĩa xã hội và nhân bản của xung đột
kịch, hai là mối liên hệ giữa cuộc sống hôm nay với những vấn đề của ngày qua.
Yếu tố bi kịch của các tác phẩm trên là nỗi thống khổ của thân phận con người, những lỗi lầm dẫn tới hậu quả kinh khủng.
Vở kịch gieo vào người xem nỗi sợ hãi vì những ngộ nhận, hiểu nhầm (Cái bóng trên tường) hay oan nghiệt của số phận (Người
đàn bà hóa đá).
2.2.2.6. NGUYỄN HUY THIỆP- “Quỷ ở với người”
Quỷ ở với người có cốt truyện xoay quanh 4 sự kiện Cấn lấy vợ, giỗ mẹ, bố ốm bệnh và qua đời, sinh đẻ con mà không xác
định được cha của đứa trẻ là ai trong 6 người đàn ông nơi tổ quỷ này, cuối cùng Khiêm, nhân vật chính của vở kịch cầm dao rượt
đuổi mọi người và đâm chết Tốn, rồi gục đầu bên xác em trai. Các sự việc này luôn được xây dựng trên hai chi tiết quan trọng là
vấn đề tiền bạc và thái độ của những người trong nhà, từ đó bộc lộ hết tính cách, nhân phẩm, hoặc cao cả, hoặc vô luân của từng
nhân vật.
Phạm Vĩnh Cư gọi vở kịch này là “bi hề kịch dân sinh” [5,tr126]. Ông viết: “Nếu xem kịch Gia đình hay là Quỷ sống với

người” là một bi kịch, thì đây là một bi kịch đã thoái hóa, đã biến chất: nó không có kết thúc, nó kéo dài vô tận, nó là một thứ “bi
kịch tồi tệ” (theo nghĩa triết học của tổ từ này). Và nó không thể không khêu gợi ở người đọc, người xem nỗi nhớ và niềm khát
khao sự hồi sinh của bi kịch thực thụ” [5,Tr132]. Tuy vậy, chúng ta cũng tìm thấy những yếu tố bi kịch trong tác phẩm này:
“Chính nỗi khổ đau không lối thoát của những sinh linh tội lỗi khuyết tật tạo nên âm hưởng bi kịch trong kịch hề Gia đình” [5,
Tr130]. Sự dung tục và khổ đau mà nguyên do là “bởi một đời sống tinh thần thấp kém” và “do đời sống vật chất nghèo nàn” là
không khí bao trùm vở kịch gây nên ở người xem nỗi day dứt về lương tri
2.3. Tiểu kết
12
Trở lên, chúng tôi đã trình bày những vấn đề chung về lí thuyết bi kịch như: Khái niệm, các đặc trưng của bi kịch, các quan
điểm khác nhau về bi kịch qua các thời kỳ, nhận diện bi kịch trong tương quan với chính kịch và hài kịch. Đặc biệt, chúng tôi cố
gắng phác họa những vấn đề cơ bản về các tác phẩm bi kịch Việt Nam tiêu biểu ở thế kỷ XX trên các mặt đóng góp và hạn chế
của tác phẩm. Đó là căn cứ để chúng tôi xác định tác phẩm nào là bi kịch đích thực, tác phẩm nào chỉ mang yếu tố bi kịch. Các
tiền đề lí luận và thực tiễn là cơ sở để chúng tôi đánh giá từng vấn đề cụ thể trong những chương tiếp theo, như là xung đột bi
kịch, nhân vật bi kịch và sự thanh lọc.
CHƯƠNG 3. VẤN ĐỀ XUNG ĐỘT QUA CÁC TÁC PHẨM BI KỊCH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
3.1. Khái niệm xung đột bi kịch
Xung đột kịch là sự va chạm, xô đẩy giữa những tư tưởng có khuynh hướng chống đối, thù địch nhau. Xung đột kịch cần
phải phản ánh những mâu thuẫn cơ bản của xã hội và thời đại, nói cách khác là luôn mang tính lịch sử cụ thể. Xung đột, xét từ
góc độ chức năng phản ánh, khám phá hiện thực cuộc sống của nghệ thuật, chính là sự phản ánh những mâu thuẫn của hiện thực
khách quan ở mức độ căng thẳng, ở đỉnh điểm cao trào của xã hội đương thời. Xung đột kịch do đó có thể coi là sự kịch hóa, sự
nghệ thuật hóa các mâu thuẫn của cuộc sống ở hình thái đỉnh điểm cao trào [82, Tr115]. Xung đột kịch còn là sự một phương tiện
nghệ thuật trình bày hành động kịch. Nói cách khác, xung đột không chỉ đơn thuần là nội dung vở kịch mà còn hiện diện như là
một hình thái nghệ thuật của kịch, là một dạng ngôn ngữ kịch - ngôn ngữ xung đột [82, Tr135].
Các hình thái xung đột: thứ nhất, hình thái xung đột đối lập giữa hai đối cực: tốt - xấu, thiện - ác, trung - nịnh,…và thứ hai,
hình thái xung đột giữa những cái giống nhau, trùng lặp nhau.
3.2.Các kiểu xung đột
Xung đột bi kịch có hai kiểu loại, thứ nhất là xung đột giữa những cái khác biệt, những đối nghịch căng thẳng mà nhân vật
bi kịch chỉ được lựa chọn một giá trị và thanh trừng loại bỏ giá trị kia. Loại thứ hai là xung đột giữa những cái giống nhau, khi
những tính cách giống nhau qúa mức cũng gây nên mâu thuẫn và có khuynh hướng tiêu diệt lẫn nhau. Tuy nhiên, trong các tác
phẩm bi kịch được khảo sát ở đề tài này, chúng tôi nghiên cứu xung đột giữa những giá trị đối nghịch, như tính cách - hoàn cảnh,

cái đẹp và cái thiện, sự sống và cái chết, mục đích và phương pháp, tiền bạc, giàu có và đạo đức, hạnh phúc…
3.2.1. Xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh
Trong bi kịch kiểu xung đột này khá điển hình, đó là người có phẩm chất cao cả, tài hoa nhưng bối cảnh không thuận lợi để
hoàn thành sở nguyện xây kì đài cho dân tộc, nhân dân không hiểu không ủng hộ (Vũ Như Tô), người anh hùng không nhận thức
được sự thật đúng đắn về đối tượng mình phụng sự và kẻ mình tiêu diệt (Yêu Ly), nhân vật muốn được sống trọn vẹn, đúng nghĩa
13
và đích thực nhưng hoàn cảnh buộc phải chấp nhận cuộc sống chắp vá, vay mượn (Hồn Trương ba, da hàng thịt), xã hội đồng
tiền bóp chết gã hàn sĩ họ Trần, và cũng là đồng tiền lại nổ phát súng kết liễu cuộc đời gã tư sản Trần Thiết Chung (Kim tiền).
Trong vở Quỷ ở với người của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, nhân vật Khiêm, người con trai thứ ba trong gia đình năm anh
em trai. Nhân vật này theo lời của Quỷ, đó là nhân vật chính của vở, là chủ nhân thực sự của ngôi nhà, và vị vua thực sự của
nguyên phi trong ngôi nhà không có vua ấy. Nhưng với màn múa đao của tên đồ tể, chính là Khiêm, ở cuối tác phẩm đã cho thấy
con đường đến với khát vọng thức tỉnh lương tri con người và niềm tin vào tình thương có thể cứu chuộc con người thoát khỏi
bẫy quỷ của anh đã thất bại. Màn múa đao của tên đồ tể đã đẩy nhanh cái ác, cái xấu, dục vọng, đê tiện, tội ác, khổ đau thống lĩnh
hoàn toàn không gian 20 mét vuông của căn nhà có 7 mạng người, và rộng ra là không gian sinh tồn bí bách và đói khổ về vật
chất và ốm bệnh về tinh thần, đó là nguyên nhân của tội ác và khuyết mòn đạo đức.
3.2.2. Xung đột giữa cái đẹp và cái thiện
Trong tác phẩm Vũ Như Tô, Nguyễn Huy Tưởng đã dụng công xây dựng những biểu tượng cái đẹp và cái thiện. Thông
thường hai phạm trù này phải song hành, cùng tồn tại và tôn vinh lẫn nhau để cuộc sống toàn vẹn và mang đầy đủ vẻ đẹp nhân
sinh. Tuy nhiên, trong vở kịch này, tác giả đã xây dựng hai phạm trù này trong thế đối lập gay gắt, căng thẳng, và đương nhiên
nhân vật chỉ được chọn một, với tư cách nghệ sỹ Vũ Như Tô phải chọn cái đẹp và tiêu diệt cái thiện, ngược lại với tư cách công
dân Vũ chọn cái thiện và triệt tiêu cái đẹp. Dù ở vị trí nào, chọn phạm trù nào Vũ cũng sẽ rơi vào kết cục bi thảm khi đối nghịch
các giá trị. Tính chất lưỡng tính của vấn đề làm nên vẻ đẹp trí tuệ cho vở kịch. Đồng thời, khẳng định được tính chặt chẽ của thi
pháp bi kịch thể hiện trong tác phẩm. Điều này giải thích vì sao Vũ Như Tô sớm trở thành vở bi kịch thực thụ của nền văn học
Việt Nam.
3.2.3. Xung đột giữa sự sống và cái chết
Kiểu xung đột giữa sự sống và cái chết biểu hiện khá rõ nét trong tác phẩm Hồn Trương Ba, da hàng thịt. Đó là mâu thuẫn
cuộc sống ở mức đỉnh điểm buộc nhân vật phải lựa chọn chỉ một yếu tố giữa sự sống và cái chết, dù lựa chọn phía nào nhân vật bi
kịch cũng phải trả giá cho hành động của mình. Khi lựa chọn sự sống nhưng phải chắp vá vay mượn, Trương Ba đã không vui vẻ gì
dù được sống và sống sung túc hơn trước, thêm vợ thêm việc thêm bạn nhưng ông đã mất đi chính mình. Rồi khi chán ghét sự sống
vô nghĩa phiền toái, Trương Ba chọn được là chính mình bằng cách vĩnh viễn chết đi. Cái chết của Trương Ba là chấm dứt cho sự

sửa sai lúc trước, chấm dứt để không còn tiếp tục sai nữa. Cách đặt vấn đề và giải quyết xung đột của vở kịch cho thấy nhà viết kịch
đã có những phản ứng quyết liệt trước sự áp đặt làm mất quyền được lựa chọn của con người.
3.2.4. Xung đột giữa tiền bạc, giàu có và đạo đức, hạnh phúc
14
Bi kịch của nhân vật Trần Thiết Chung là sự đối nghịch hóa các giá trị giữa tiền bạc và đạo đức, giữa giàu có và hạnh phúc,
hắn đã lựa chọn tiền bạc và sự giàu có, và tự đánh mất đạo đức và hạnh phúc. Cuộc đời chỉ cho hắn một thứ, trước đây là một hàn
sỹ khốn khó nhưng tâm hồn thanh sạch, ước mơ cao vọng và bình an với cảnh nghèo; giờ đây là một triệu phú giàu có nổi tiếng
nhưng cô quả và bất lương.
3.3. Cách giải quyết xung đột
Trong luận án này chúng tôi khảo sát ba cách giải quyết xung đột trong các bi kịch: Giải quyết xung đột kịch do tác động
bên ngoài; Giải quyết xung đột do sự vận động nội tại của hành động kịch; Giải quyết xung đột do sự nhận thức của nhân vật.
trong đó cách giải quyết xung đột do sự nhận thức của nhân vật là ưu tiên của bi kịch.
3.3.1. Giải quyết xung đột kịch do tác động bên ngoài
Tác phẩm Kim tiền của Vi Huyền Đắc là vở kịch đầu tiên thể nghiệm cho thể loại bi kịch. Với Kim tiền, nền văn học kịch
hiện đại đã gọi tên bi kịch như một thể loại độc lập tồn tại bên cạnh hài kịch (Ông ki cóp) và chính kịch (Chén thuốc độc) của Vũ
Đình Long. Kết thúc vở kịch như một sự ngẫu nhiên - nhân vật chính bị kết liễu do một phát súng nào đó của cuộc đời. Đầu tác
phẩm tác giả xây dựng tuyến xung đột chính là tiền bạc và đạo đức, nhưng với sự xuất hiện ở cuối tác phẩm lực lượng thợ thuyền
công nhân vùng mỏ Tiêu Dao, trở thành lực lượng thứ ba - bên ngoài tham gia giải quyết xung đột. Cái chết của Trần Thiết
Chung là do đụng độ trực tiếp với lực lượng này.
Kết cấu chặt chẽ của một vở bi kịch là nhân vật chết để trả giá cho lỗi lầm mình gây ra trước đó mà không biết, đến khi
nhận biết được thì sai lầm ấy đã gây ra những hệ lụy nghiêm trọng và cái chết là một cách chuộc tội. Vở Kim tiền đã không thể
hiện được điều này. Kim tiền "sự bại vong được xếp đặt" (Phạm Vĩnh Cư). Cách giải quyết xung đột kết thúc tác phẩm thực sự là
một hạn chế của vở bi kịch. "Cái kết thảm thê của vở kịch mang dấu ấn khiên cưỡng, cường điệu, hư tạo rõ ràng và nó được trình
bày như một ngẫu nhiên. Nó không tô đậm mà ngược lại phá vỡ ấn tượng về một bi kịch con người đương hình thành trong đầu
óc người đọc hay người xem kịch"; "sự bại vong được xếp đặt của cựu văn sĩ, nay là nhà tư bản Trần Thiết Chung"; "Cái rất
giống nhưng không phải bi kịch [8;Tr89]. Nguyên nhân ,theo logic của nghệ thuật và của cuộc sống, hình phạt phải đến với nó từ
bên trong là chính, chín dần từ trong tâm thức và trong cuộc đời nó… nhưng theo đuổi hiệu quả sân khấu và khuynh hướng chính
luận, ông đã cường điệu quá mức và nóng vội sự phản ứng từ bên ngoài, từ phản ứng xã hội, làm phương hại nghiêm trọng giá trị
cuối cùng của tác phẩm.
3.3.2. Giải quyết xung đột do sự vận động nội tại của hành động kịch

15
Các tác phẩm Vũ Như Tô của Nguyễn Huy Tưởng, Con nai đen ,Cái bóng trên tường của nhà văn Nguyễn Đình Thi Chi,
Quỷ ở với người của nguyễn Huy Thiệp đều sử dụng cách giải quyết xung đột do sự vận động nội tại của hành động kịch, chi tiết
gỡ nút kịch diến ra hợp lí, thuận chiều logic cuộc sống. Vì thế đảm bảo tính thuyết phục trong cách giải quyết xung đột kịch.
3.3.3. Giải quyết xung đột do sự tự ý thức của nhân vật
Yếu tố nhận biết rất quan trong trong vở bi kịch. Chỉ khi nhân vật nhận biết được chân tướng sự việc mới phán xét được công
tội của mình từ đó nhận ra sai lầm đã gây ra.
Cách giải quyết xung đột do sự nhận thức của nhân vật phản ánh đúng nhất sự phát triển cốt truyện và tính cách trong bi
kịch. Chỉ khi ý thức sâu sắc về sai lầm của hành động từ đó nhân vật bị dằn vặt khổ đau và quyết định chuộc tội. Sai lầm càng
nghiêm trọng, mức độ chuộc tội càng ghê gớm, trả giá bằng mạng sống của chính mình là cách chuộc tội kinh điển trong bi kịch.
Yêu Ly, nhận biết sự bất tín bất trí bất nghĩa của mình, Trương Ba nhận biết sự vô nghĩa của cuộc sống vay mượn chắp vá, từ đó
trút bỏ tất cả sự giả dối sai lệch để trở về với chính mình, đó là cách sửa sai chân chính nhất. Người chồng nhận ra vợ của mình
chính là em gái bị thất lạc thủa lên ba, anh ta đã đau khổ vô cùng trước những trớ trêu của số phận (Người đàn bà hóa đá).
3.4. Tiểu kết
Tóm lại, xung đột là yếu tố quan trọng bậc nhất trong tác phẩm bi kịch. Sự khác biệt giữa xung đột bi kịch với xung đột hài
kịch và xung đột chính kịch ở chỗ xung đột bi kịch mang tính chất lưỡng tính, nhân vật là người cao cả mang lỗi lầm bi kịch, do
đó nhân vật vừa có công vừa có tội, vừa đáng thương vừa đáng trách; xung đột bi kịch dẫn đến kết thúc bi thương, đẫm máu,
nhân vật phải trả giá lỗi lầm bằng chính sinh mạng của mình; hiệu ứng bi kịch mang lại là nước mắt của người xem, là sự lo sợ
thương cảm của họ cho số phận nhân vật. Ở hài kịch, hoàn toàn ngược lại tính chất xung đột mặc dù cũng mang tính chất lưỡng
tính, nhân vật không hoàn toàn xấu cũng không hoàn toàn tốt, nhưng kết thúc vở kịch xung đột được giải quyết theo xu thế cái
xấu bị triệt tiêu gây nên tiếng cười hả hê cho người xem; Ở chính kịch, xung đột chủ yếu phân giới rạch ròi giữa thiện - ác, tốt -
xấu, chính diện - phản diện, không có tính chất lưỡng tính. Kết thúc là sự chiến thắng của cái thiện, cái tốt, chính diện; hiệu quả
của vở kịch giúp củng cố cho người xem niềm tin vào chính nghĩa theo triết lí “ở hiền gặp lành”.
Các kiểu xung đột bi kịch: Xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh; xung đột sống và chết; xung đột giữa cái thiện và cái
đẹp; Xung đột giữa tiền bạc, giàu có và đạo đức, hạnh phúc. Các cách giải quyết xung đột: Giải quyết xung đột bằng thế lực thứ
ba, bên ngoài; giải quyết xung đột do sự vận động nội tại vở kịch; giải quyết xung đột do sự ý thức của nhân vật.
Những vở bi kịch tiêu biểu trong văn học Việt Nam (Kim tiền của Vi Huyền Đắc, Yêu Ly của Lưu Quang Thuận, Vũ Như
Tô của Nguyễn Huy Tưởng, Hồn Trương Ba, da hàng thịt của Lưu Quang Vũ) thực sự có nhiều đóng góp về phương diện thi
pháp thể loại. Các tác phẩm này thể hiện được rất cụ thể xung đột bi kịch ở các phương diện như đặc điểm, kiểu loại và cách giải
16

quyết xung đột. Đây thực sự là đóng góp đáng kể cho nền văn học kịch Việt Nam nói chung và cho tiểu loại bi kịch nói riêng.
Tuy nhiên, phải thấy rằng, không phải vở kịch nào yếu tố xung đột cũng được xây dựng và triển khai một cách chặt chẽ, đó là hạn
chế đáng tiếc của một số vở, điều này gây phương hại không nhỏ tới chất lượng nghệ thuật của vở bi kịch. Hạn chế này cũng dễ
thông cảm, bởi sự tồn tại của thể loại bi kịch – một thể loại mới du nhập từ Tây phương, ngay từ đầu không phải dễ dàng tiếp
nhận và để hiểu sau đó là sáng tạo thực chất phải có quá trình, những trải nghiệm, thậm chí là thất bại. Do đó, hạn chế của các vở
bi kịch ở ta về phương diện xung đột bi kịch có thể hiểu được, và đương nhiên càng về sau các tác giả đã có sự khắc phục và luôn
hướng tới mục tiêu hoàn thiện thể loại.
CHƯƠNG 4. NHÂN VẬT VÀ SỰ THANH LỌC QUA CÁC
TÁC PHẨM BI KỊCH TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI
4.1. Khái niệm nhân vật bi kịch
Trong bi kịch các tính cách cần phải cao cả. Nếu như kịch lại diễn tả những con người bần tiện ngu đần thì nó sẽ không gây
được hiệu quả cảm xúc cần thiết. Theo ông một con người hoàn toàn vô lại thì không cần phải sa vào tình trạng may mắn đến bất
hạnh làm gì. Bởi vì điều đó cùng lắm cũng chỉ làm cho ta chạnh lòng chứ không thể gây cho ta nỗi lo sợ và thương cảm. Chỉ có
những con người tốt cao thượng mới có thể làm người khác thương cảm. Tuy nhiên, nếu con người đó hoàn toàn tốt và cao
thượng đến mức tuyệt đối thì cũng lại không gây được ở người khác tình cảm lo sợ và xót thương. Không nên diễn tả những con
người thật tốt trong quá trình từ may mắn đến bất hạnh. Bởi lẽ điều đó không kinh khủng cũng không đáng tiếc.
Người anh hùng của bi kịch là những con người tốt, cao thượng nhưng đồng thời cũng có những chỗ yếu đuối nó tiềm tàng
trong anh ta và có khả năng đẩy anh ta đến những lầm lỗi. Nó dẫn tới những hậu quả ghê gớm. Aristote từng viết: Đó là những bi
kịch diễn tả những con người sa vào tình trạng bất hạnh không phải vì sự xấu xa của người. Mà là vì một lỗi lầm nào đó, cái lỗi
lầm mà Aristote gọi là lỗi lầm bi kịch – đặc điểm cơ bản nhất của nhân vật bi kịch, đặc điểm này gắn liền ba yếu tố của bi kịch:
cốt truyện - tính cách - hiệu quả cảm xúc.
Như vậy, con người chỉ trở thành những bi kịch khi anh ta là một tính cách cao cả nhưng mắc một lỗi lầm nào đó có khả
năng gây ra những hậu quả ghê gớm.
4.2. Các kiểu nhân vật bi kịch trong một số tác phẩm kịch tiêu biểu của văn học Việt Nam hiện đại
4.2.1. Kiểu nhân vật cao cả mang lỗi lầm bi kịch
Trong bi kịch, đây là kiểu nhân vật tiêu biểu nhất, bản sắc nhất, phân biệt rõ nhất đối với hài kịch và chính kịch. Ở hài kịch,
là nhân vật thấp hèn mắc phải những sai lầm gây cười, còn chính kịch tính cách cao cả nhưng không mang lỗi lầm. Riêng bi kịch,
17
đồng thời phải thỏa mãn cả hai yếu tố tính cách cao cả và lỗi lầm bi kịch mới làm nên một bi kịch thực thụ, thiếu một trong hai
thì không thể có một tác phẩm bi kịch đúng nghĩa. Lỗi lầm bi kịch của các nhân vật đó là: không dung hòa được lợi ích thiết thực

với cái đẹp cao cả (Vũ Như Tô),lòng nhân đạo tha hóa bởi bạc tiền (Kim tiền). bị cuốn vào sự vô nghĩa của cuộc tranh đoạt vương
quyền (Yêu Ly), linh hồn bị đánh tráo (Con nai đen )…
Tóm lại, đặc tính sai lầm trong tư duy và hành động của nhân vật bi kịch luôn là đặc tính có ý nghĩa cốt tử làm nên tính
cách bi kịch. Những con người phẩm chất cao cả mang lỗi lầm bi kịch tạo nên tính bi thương, tức là nỗi sợ hãi và xót thương diễn
ra trong quá trình thanh lọc ở khán giả. Lỗi lầm của họ làm người xem lo sợ và sự trả giá cho lỗi lầm ấy lại làm cho người xem
xót thương vì sự băng hoại của các giá trị và sự thức tỉnh của nhâm vật giúp họ tin vào sự hướng thiện, niềm lạc quan với cuộc
sống. Lỗi lầm bi kịch, vì thế trở thành một yêu tố quan trọng trong bi kịch.
4.2.2. Kiểu nhân vật bi kịch không được là chính mình
Điển hình cho kiểu nhân vật bi kịch không được là chính mình là Trương Ba trong vở Hồn Trương Ba, da hàng thịt của lưu
Quang Vũ. Nhân vật Trương Ba ban đầu là một người đáng quý về nhân cách, và sở dĩ đáng quý bởi vì sự tương thích giữa một
tâm hồn thanh cao với thể xác của lão nông hiền lành mộc mạc. Sự đánh mất chính mình là thảm họa diệt vong. Đáng lo sợ thay
vì trong xã hội điều này lại rất phổ biến. Sẵn sàng bán mình vì lợi ích và ham muốn lại trở thành tâm lí phổ biến, đông đảo người
dấn thân. Dù ngụy biện cho mình thế nào, dù đưa ra lí do gì, thì bản thân việc đánh mất chính mình cũng không thể xem là việc
sạch thơm được nữa. Đáng tiếc, là chỉ Trương Ba mới dám chấp nhận từ bỏ cuộc sống đẹp tươi, lí do để ông sẵn sàng sống với
bất cứ giá nào, thì đó cũng chính là lí do để ông buông bỏ, vì cuộc sống tốt đẹp cần phải có những con người yêu bản thân mình
nghĩa là biết yêu con người thật của mình. Thương cho Trương Ba và thương cho triệu triệu kiếp người tha hóa. Đặt ra vấn đề
mang tính nhân loại, tác giả Lưu Quang Vũ đã viết được một vở kịch không chỉ có ý nghĩa một thời mà còn có ý nghĩa muôn đời,
toàn nhân loại.
4.2.3. Kiểu nhân vật đam mê mù quáng
Trong vở Yêu Ly của Lưu Quang Thuận, nhân vật Yêu Ly được xây dựng với niềm đam mê trả thù báo quốc. Khát vọng
sống bằng mọi giá là đam mê đầy bi kịch của nhân vật Trương Ba. Nhân vật Vũ Như Tô lại mang một dục vọng khác, đó là niềm
đam mê nghệ thuật. Trần Thiết Chung trong vở Kim tiền là nhân vật đam mê tiền bạc.
Tóm lại, đam mê trong nhân vật bi kịch là động lực của hành vi dẫn đến lỗi lầm bi kịch. Vì thế, kiểu nhân vật đam mê với
tính cách quyết liệt chiếm đoạt mục tiêu và giá trị trong cuộc sống; chủ động dấn thân nhằm thoả mãn cao nhất niềm đam mê của
mình, bất chấp hậu quả. Trong các vở kịch chúng ta đã khảo sát ở trên, tất cả các nhân vật đều thể hiện niềm đam mê cao độ của
18
mình, đó là niềm ham sống ở Hồn Trương Ba, đam mê tiền bạc của Trần Thiết Chung, khát vọng trả thù của Yêu Ly và niềm đam
mê nghệ thuật cao viễn của Vũ Như Tô.
4.2.4. Kiểu nhân vật chấp nhận hi sinh, đối nghịch hóa các giá trị
Một trong những yếu tố làm nên bản chất của nhân vật bi kịch chính là người mang những lỗi lầm trong nhận thức và hành

động. Nhân vật bi kịch luôn tạo ra lỗi lầm bi kịch bằng cách đối nghịch hóa các giá trị, để rồi chỉ được chọn một, từ bỏ phần còn
lại. Nhân vật bi kịch không an nhiên và hạnh phúc được với sự lựa chọn của mình, bởi dù họ chọn giá trị nào cũng đều gây tổn
hại đến giá trị kia và đi đến đớn đau hủy diệt. Hi sinh cái đối lập để giữ được giá trị mình bảo vệ trở thành hành vi phổ biến và
thống nhất trong sự vận động của tính cách bi kịch.
Nhân vật Trương Ba trong cuộc đấu tranh sinh tồn, giữa sống và chết, ông đã lựa chọn sự sống. Và đó chính là tiền đề của
bi kịch cuộc đời ông. Nhân vật Vũ Như Tôlựa chọn cái đẹp thuần túy cao viễn trong sự đối lập và hi sinh cái thiện, lợi ích thiết
thực của nhân dân lao động nghèo. Trần Thiết Chung trong Kim tiền chọn tiền bạc và hi sinh đạo đức làm người, chọn sự giàu có
và tự diệt tuyệt con đường đến với hạnh phúc.
Tóm lại, kiểu nhân vật bi kịch chấp nhận hi sinh, đối nghịch hóa các giá trị là biểu hiện đặc thù của nhân vật bi kịch. Đây là
nguyên nhân dẫn đến bi kịch và các thảm họa đồng thời cũng là kết quả của sản phẩm tính cách bi kịch. Chính sự đối nghịch các giá
trị mới tạo nên sự đam mê theo đuổi lí tưởng cao cả một cách tuyệt đối, làm nên tính cách tích cực chủ động của nhân vật. Sẵn sàng
đối đầu và chấp nhận trả giá làm nên vẻ đẹp rực rỡ của người anh hùng bi kịch. Sự lựa chọn trong thế đối nghịch cho ta thấy rõ
quyết tâm và tình thần tiên phong dũng cảm. Điều này thanh lọc chính nhân vật bi kịch khỏi sự dè bỉu của người xem, thay vào đó
là niềm kính phục sâu sắc, hơn nữa là nỗi đau đớn day dứt không nguôi cho vẻ đẹp và sự nghiệp lí tưởng không thành. Trong thế
đối lập ấy, dù nhân vật lựa chọn giá trị nào cũng là sai lầm và gây hậu quả ghê sợ. Khán giả vì thế mà lo lắng cho không chỉ giá trị
bị từ bỏ, mà ngay cái được lựa chọn cũng là thảm họa khốc liệt. Bài học cho con người, điều mà nhân vật bi kịch mang lỗi lầm, nếu
không có thì không thể là bi kịch, chính là sự hài hòa, là sự tồn tại hòa đồng, cộng sinh của các giá trị.
4.2.5. Con người bình dân trong thể loại bi kịch
Con người bình dân là cách nói để phân biệt với giai cấp quý tộc, là giai tầng chiếm số ít tích lũy của cải trong xã hội và có
địa vị thấp. Trong xã hội Việt Nam họ là nông dân, tiểu thương…
Con người cao cả trong thể loại bi kịch, theo quan điểm của Aristote, là người thỏa mãn cả hai điều kiện, thứ nhất xuất thân
cao quý, là thần thánh, là vua, nữ hoàng hoặc vương tôn quý tộc; thứ hai người cao cả mang đặc điểm về nhân cách cao thượng,
trí tuệ siêu việt, ý thức sâu sắc về phẩm giá, là mẫu mực của xã hội. Như vậy, lập trường của Aristote về cơ bản là đại diện cho
19
giai cấp thống trị của chế độ chiếm hữu nô lệ cổ đại, và trên thực tế văn bản Nghệ thuật thi ca của ông chỉ bàn về những bậc
vương giả, vua chúa với tính cách cao thượng của họ.
Nhân vật chính của các vở bị kịch trong văn học Việt Nam là người bình dân. Đó là nhà buôn Trần Thiết Chung trong vở
Kim Tiền của Vi Huyền Đắc; thợ cả Vũ Như Tô trong vở kịch cùng tên của Nguyễn Huy Tưởng; ông lão nông dân Trương Ba
trong vở Hồn Trương Ba - da hàng thịt của Lưu Quang Vũ. Về xuất thân họ đều rất giống nhau ở địa vị nhỏ bé và khác xa với
các nhân vật bi kịch trong văn học thế giới, như vị thần Promete của Eschyle, vua Edipe và Antigone của Sophocle, Hamlet,

Macbet, của Sechkspia… Đối sánh như vậy chúng ta dễ dàng thấy được sự khác biệt thể loại bi kịch của văn học Việt Nam với bi
kịch của các dân tộc khác trên thế giới trong việc xây dựng nhân vật, tuyệt nhiên thể loại bi kịch trong văn học Việt không từng
có bóng dáng của giai cấp quý tộc.
Tuy vậy, nhân vật bi kịch trong văn học Việt Nam vẫn là con người cao cả ở bình diện thứ hai, con người có phẩm chất đạo
đức, lương thiện, tài hoa, tâm hồn cao khiết, tài năng, trí tuệ siêu việt, thiện tâm toả sáng, nhân cách cứng cỏi. Nhân vật Trần
Thiết Chung vốn có tiền thân là một văn nhân tài năng, yêu nghề, tự trọng và lương thiện, hắn biết phỉ báng những thói mọt và cố
giữ cho lành lặn tâm hồn. Ông Trương Ba, lão nông phu chuyên làm vườn trồng cây, yêu cây như thân thể của mình, lão nông
giỏi đánh cờ mà tài nghệ của ông chỉ so được với tiên cờ Đế Thích, lão sống thanh bạch đạm bạc gần gũi xóm làng, Vũ Như Tô,
một thợ cả tài hoa, người ngàn năm có một. Như vậy, nhân vật bi kịch trong văn học Việt Nam không chú trọng xuất thân là quý
tộc hoặc là thành tựu tích lũy của cải giàu có hay địa vị cao sang trong xã hội mà chú trọng tới vẻ đẹp tinh thần, sự cao quý ở
bình diện tâm hồn và trí tuệ.
Xã hội Việt Nam về cơ bản là xã hội thuần nông, chiếm đại đa số trong các giai tầng là nông dân, người nghèo. Hầu như ở
ta không có giai cấp quý tộc hiểu theo nghĩa chính xác của từ này. Người sáng tác bi kịch ở ta cũng là những nhà văn không xuất
thân từ quý tộc, ít hiểu biết đời sống xã hội thượng lưu và đương nhiên cảm thức con người trong giai cấp khác trở nên xa lạ, nếu
tìm hiểu chỉ là sự nhập vai, đóng thế không thể như ý nghĩ của người trong cuộc, lại càng không thể thành thục như khi họ viết về
chính mình. Quan niệm nghệ thuật về con người, người bình dân trong văn học, đã có một vệt dài từ sân khấu truyền thống, đặc
biệt là chèo. Cách xây dựng nhân vật bình dân trong các tác phẩm bi kịch của văn học Việt và nghệ thuật chèo rất gần gũi, tương
đồng với nhau. Điều này khẳng định mối liên hệ, ảnh hưởng của văn hóa truyền thống trong việc tiếp thu thể loại văn học mới mẻ
du nhập từ phương Tây xa lạ. Vấn đề dân tộc và hiện đại thể hiện rõ nét trong sự giao thoa và tiếp biến này.Đặc biệt, trong tâm
thức văn hóa ứng xử của người Việt luôn mong muốn sửa đổi và cải biến các yếu tố bên ngoài để giữ bản sắc nội sinh. Tư thế
tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nhân loại, là sự tiếp biến có ý nghĩa như một nét truyền thống ngàn đời.
20
Qua việc nghiên cứu vấn đề con người bình dân trong bi kịch chúng ta khẳng định sự mới mẻ độc đáo của thể loại bi kịch
trong văn học Việt Nam so với nền bi kịch của nhân loại. Chúng minh sức sống văn học Việt trong bối cảnh giao lưu, hội nhập
với văn học thế giới.
4.3. Vấn đề thanh lọc trong các tác phẩm bi kịch văn học Việt Nam hiện đại
4.3.1. Khái niệm về sự thanh lọc
4.3.1.1. Thanh lọc là gì?
Thanh lọc (Catharsis) theo quan niệm của Aristote: vấn đề thanh lọc là một tác động mang tính xúc cảm của bi kịch đối với
người xem. Trong sự giải thích của mình về sự thanh lọc, Aristote trình bày ngắn gọn như sau: nhờ sự lo sợ và thương cảm bi

kịch làm nảy sinh ra những tác động thanh lọc tâm hồn, tinh thần con người.
Vấn đề thanh lọc liên quan đến hai đối tượng của bi kịch.Thứ nhất, đó là sự tác động của bi kịch đối với khán giả. Thứ hai,
sự thanh lọc đối với nhân vật bi kịch.
Ở đối tượng thứ nhất, Aristote đã trình bày hai khái niệm sợ hãi và xót thương trước khi bàn về sự thanh lọc. Ở đối tượng
thứ hai, Aristote bàn về vấn đề thanh lọc diễn ra trong bản thân nhân vật bi kịch, trong quá trình hành động bi kịch và trong cấu
trúc bi kịch. Sự thanh lọc là một yếu tố cấu trúc của bi kịch, bên cạnh những yếu tố khác như nỗi đau khổ, sự lầm lỗi, sự nhận biết
4.3.1.2. Các quan điểm khác nhau về sự thanh lọc
Trong luận án, chúng tôi tìm các quan điểm về thanh lọc ở những cách tiếp cận của nhiều lĩnh vực khác nhau như: Quan
điểm đạo đức về sự thanh lọc; Quan điểm lý trí về sự thanh lọc; Quan điểm tôn giáo về sự thanh lọc; Quan điểm y học về sự
thanh lọc; Quan điểm tổng hợp về sự thanh lọc; Quan điểm hình thức về sự thanh lọc.
4.3.2. Biểu hiện của cảm xúc sợ hãi và xót thương, sự thanh lọc và giác ngộ trong các tác phẩm bi kịch văn học Việt Nam
hiện đại
4.3.2.1. Thanh lọc đối với khán giả
Mỗi tác phẩm bi kịch luôn đem đến sự thanh lọc đối với người xem qua cảm xúc sợ hãi và xót thương. Khán giả lo sợ vì
những nguy cơ mà do lỗi lầm nhân vật mắc phải, thương cảm vì sự đổ vỡ trả giá của nhân vật. Với khán giả xem kịch là đồng
cảm với những nỗi đau của nhân vật, tấn bi kịch của kiếp người và cao hơn là nỗi đau với cuộc đời, đó là: Nỗi đau cho sự bại
vong của giá trị nghệ thuật(Vũ Như Tô); Nỗi đau về thân phận con người không được chính mình (Hồn Trương Ba da hàng thịt);
Nỗi đau vì tính chân thực của lí tưởng mình theo đuổi (Yêu Ly); Nỗi đau nhân cách tha hóa vì tiền (Kim tiền). nỗi đau vì sự đánh
mất linh hồn chân thật; vì cái ác nắm quyền gây tai họa; vì bạo lực lên ngôi sẽ làm đảo lộn luân thường (Con nai đen)
21
Đối diện với kết cục của những nhân vật bi kịch, kết cục trả giá cho những lỗi lầm mà đỉnh cao là cái chết, người xem nhận
ra mình trong đó. Tự hỏi ta là ai? và câu trả lời: ta là người nghệ sỹ bại vong (Vũ Như Tô); kẻ đeo mặt nạ (Trương Ba); người vỡ
mộng(Yêu Ly); kẻ biến thái vĩ cuồng (Trần Thiết Chung). Họ có trong ta, và cũng như họ ta có thể sai lầm bất cứ lúc nào. Theo
Điđơrô, “Bi kịch đẹp là những vở dạy người ta biết sợ dục vọng”. Điều mà các nhân vật bi kịch đã làm được chính là tạo ra một
bản nháp bị dập xóa từ chính số phận của họ để mà cho chúng ta soi vào, nhìn thấy để có hành vi thích hợp.
Như vậy, cảm xúc bi kịch vở diễn đem đến cho khán giả xem kịch sau những lo lắng sợ hãi, thương cảm vì những hậu quả
nghiêm trọng đã xẩy ra chính là niềm tin tất thắng và niềm lạc quan về quy luật nơi tận cùng của tan vỡ, sụp đổ, bại vong là hồi
sinh. Vì thế khoái cảm bi kịch, không phải là sự thỏa mãn chứng kiến sự rùng rợn kinh hoàng, cũng không phải là người xem được
khám phá bản năng tính ác trong con người, hay là sự ủy mị bi quan đối với cuộc sống. Mà hiệu ứng đích thực của bi kịch chính là
niềm lạc quan, niềm tin vào các giá trị. Theo Hoàng Ngọc Hiến trong “Năm bài giảng về thể loại” thì “nếu như kết thúc bi thảm

không có ý nghĩa lạc quan thì đó là bi thương, bi lụy nhưng chưa phải là bi kịch” và Vygotski cho rằng “Tai biến đồng thời báo hiệu
tột đỉnh sự tiêu vong và tột đỉnh sự thắng lợi của nhân vật”. Do đó, vượt lên trên những nỗi đau là niềm tin cho khán giả, như những
bài học sâu sắc về cuộc sống mà họ tiếp thu từ những mất mát của lịch sử, để có thái độ ứng xử thích hợp, để làm sao cho mình
không thành một bản nháp đáng buồn”. Bi kịch chuẩn bị cho con người một tư thế quả cảm sẵn sàng chịu đựng những trường hợp
nguy nan hiểm họa nhất và gieo mầm ngay từ những hiểm họa đó, sự sẵn sàng xem mình là người hạnh phúc khi mà so sánh những
nỗi bất hạnh của mình với cái nỗi khủng khiếp ngàn lần hơn mà bi kịch đã miêu tả” [87,tr74].
4.3.2.2. Thanh lọc đối với nhân vật bi kịch
Bi kịch chỉ hoàn thành chức năng của mình khi nhân vật có khả năng gây nên sự thương cảm ở chúng ta. Mặt khác khi
nhân vật nhận thức về lỗi lầm để dẫn đến một trả giá chuộc tội đó là sự thanh lọc của một bi kịch thực thụ.
Nhân vật Yêu ly nhận ra mình là kẻ Bất tín trên đời, thêm bất trí, bất nhân. Chàng hiệp sĩ tự kết án mình và nhận cái chết
đền tội đối với vợ con, bạn hữu và với chính mình. Đó là sự trả giá cao nhất cho những lầm lạc của người anh hung. Cái chết đã
thanh lọc cho Yêu Ly khỏi tiếng nhơ muôn thủơ, ta không còn nê chấp một linh hồn từng lạc lối vi phạm những lỗi lầm ghê gớm
mà chỉ còn lại một niềm tiếc thương và hơn hết ta hiểu sự lầm lạc của Yêu Ly, sự tôn thờ thần tượng và xả thân vì nghĩa, sự hoài
nghi về lí tưởng có ngay ở trong mỗi chúng ta, và có thể ta sẽ lầm lạc một lúc nào đó.
Nhân vật Trương Ba, sau khi nhận ra sự vô nghĩa của kiếp sống chắp vá hồn một người xác là người khác đã lựa chọn sự
giải thoát là xin được chết hẳn từ bỏ vĩnh viễn cuộc sống hồn nọ xác kia. Cái chết vĩnh viễn của Trương Ba về thực chất là làm
ông bất tử, trong lòng người thân và trong hoa trái khu vườn cuộc đời. Cái chết của ông trả lại cho chính ông sự gột rửa của
những nhầm lẫn mà ông ban đầu tham dự với vai bị hại phải chấp nhận kiểu cố đấm ăn xôi, nhưng thực chất lỗi lầm của ông là
22
lòng ham sống bằng mọi cách, kể cả cách sống kí sinh vào xác kẻ khác. Qua sự thức tỉnh của Trương Ba ta quý ông vô ngần, bởi
dũng cảm chấp nhận sửa sai bằng cách đúng nhất chính là từ bỏ vĩnh viễn cái sai ban đầu, hơn thế ta tự hỏi, chính mình có được
sự buông bỏ như ông Trương Ba?
Hai nhân vật Yêu Ly và Trương Ba có thể so sánh với Ê đíp làm vua ở giây phút bừng ngộ, tất cả họ đều được gột rửa tội
lỗi bằng cách nhận ra sự lạc lầm của mình, nhận ra hành động lỗi lầm ấy đã gây ra hậu quả ghê gớm và họ chuộc tội bằng chính
mạng sống của mình.
Nhân vật Trần Thiết Chung và Vũ Như Tô chưa được xem là nhân vật bi kịch chuẩn mực trên phương diện này. Họ không
nhận ra sai lầm dẫn tới bi kịch và kết cục đem lại không phải sự tự trừng phạt mà đích thị là sự quả báo tất yếu đem lại từ bên
ngoài. Trần Thiết Chung chết do một phát súng nào đó từ đám đông thợ thuyền đình công, còn Vũ Như Tô bị đem ra pháp trường
xử trảm bởi phe đối lập, cho đến khi chết Vũ vẫn còn đau đáu niềm tin mình không có tội gì ngoài khát vọng xây cho đât nước
một kì đài. Tuy vậy cái chết của họ gây nên được những hiệu ứng bi kịch cho người xem, nên cảnh giác với những dục vọng mù

quáng. Tiền bạc và nghệ thuật cao siêu thuần túy chính là lọ độc dược bọc vị ngọt đam mê.
Ở một vở kịch khác của Nguyễn Đình Thi, Người đàn bà hóa đá, nhân vật Người đàn ông khi nhìn thấy vết sẹo trên đầu vợ
và nghe câu chuyện về nguồn tích vết sẹo có từ thủơ lên ba đó, đã nhận ra đây chính là người em gái ruột thất lạc bao nhiêu năm
nhưng hiện tại lại là vợ và mẹ của con trai anh ta. Sự nhận ra được nỗi oan nghiệt và lầm lạc của số phận khiến anh ta bàng
hoàng, rồi day dứt với lỗi lầm dẫn đến mong muốn đền tội. Cuối cùng anh ta đã ra đi không bao giờ trở về nữa, như lời chỉ dẫn
của Ông già: “Bây giờ chú đi biệt đi không để lại một tăm tích gì! Đi ngay! Đi mà làm cái việc gì đền cái nợ làm người”
[98,tr738].
4.3.3. Tiểu kết
Trong chương 4 này, luận án đề cấp đến hai vấn đề: nhân vật bi kịch và sự thanh lọc.
Nhân vật chỉ trở thành những bi kịch khi anh ta là một tính cách cao cả nhưng mắc một lỗi lầm nào đó có khả năng gây ra
những hậu quả ghê gớm. Nhân vật bi kịch liên quan chặt chẽ tới những khái niệm: lỗi lầm (hamartia) bi kịch; sự mù quáng; sự
nhận biết. Các kiểu nhân vật bi kịch: Kiểu nhân vật cao cả mang lỗi lầm bi kịch; Bi kịch con người không được là chính mình;
Kiểu nhân vật đam mê ; Kiểu nhân vật chấp nhận hi sinh, " đối nghịch hóa các giá trị"; Con người bình dân trong bi kịch. Đặc
biệt vấn đề con người bình dân trong bi kịch là một đóng góp về mặt thực tiễn sáng tạo của nền bi kịch, khẳng định khuynh
hướng dân chủ đã được khởi xướng từ chủ nghĩa cổ điển Pháp thế kỷ 17 và được phát triển ở những thế kỷ sau. Vấn đề con
người bình dân trong bi kịch cũng góp phẩn làm mới mẻ thể loại bi kịch ngay từ khi mới du nhập vào nước ta. Đồng thời, với
23
quan niệm nghệ thuật về con người, người bình dân trong văn học, là nối một gạch dài cho một thể loại hiện đại từ sân khấu
truyền thống, đặc biệt là chèo.
Vấn đề thanh lọc liên quan đến hai đối tượng của bi kịch. Trước hết, đó là sự tác động của bi kịch đối với khán giả. Hiệu
ứng tâm lý của bi kịch: nó gây sợ hãi và xót thương. Hành động bi kịch phải dẫn đến sự thanh lọc (catharsis) những cảm xúc ấy.
Sự thanh lọc này đạt được bằng và nhờ sự giác ngộ cái lẽ sâu kín của những khổ đau bất hạnh đã đến với các nhân vật kịch.
Thanh lọc còn là một yếu tố trong cấu trúc tác phẩm, cùng với những yếu tố khác như lỗi lầm, nỗi đau khổ, sự nhận biết, và trừng
phạt. Nhân vật bi kịch để thực hiện được sự thanh lọc tất yếu phải trải qua quá trình nhận biết tội lỗi của mình gây hậu quả ghê
gớm và tự trừng phạt chính mình để chuộc tội. Nói cách khác khi nhân vật bi kịch nhận biết lỗi lầm và tự trừng phạt lúc đó diễn
ra quá trình thanh lọc.
Những bi kịch mà chúng ta đã tìm hiểu ở trên là biểu hiện khác nhau của những nỗi đau điển hình trong cuộc sống cá nhân
và cao hơn là những nỗi đau có tính dân tộc, nhân loại, đó là: Nỗi đau cho sự bại vong của giá trị nghệ thuật; Nỗi đau về thân
phận con người không được chính mình; Nỗi đau vì tính chân thực của lí tưởng mình theo đuổi; Nỗi đau nhân cách tha hóa vì
tiền. Đối diện với kết cục của những nhân vật bi kịch, kết cục trả giá cho những lỗi lầm mà đỉnh cao là cái chết. Hiệu ứng bi kịch

đem lại là sự nhận thức giác ngộ của người xem và tự xác định được cho mình một lựa chọn đúng, khác với lầm lẫn đã dẫn đến bi
kịch diễn ra trên sân khấu. Hơn hết, sau nỗi lo sợ và thương cảm với kết thúc bi thảm trong vở diễn sẽ thanh lọc cảm xúc bi kịch
của người xem, đó là niềm lạc quan.
KẾT LUẬN
Trên cơ sở giải quyết các vấn đề đặt ra (mục 4.1b) qua bốn chương của luận án, chúng tôi đi đến những kết luận như sau:
1. Vấn đề thứ nhất, về sự tồn tại bi kịch:
Qua các công trình đề cập đến vấn đề bi kịch trong Văn học Việt Nam, hiện vẫn có hai loại ý kiến: một số nhà nghiên cứu
cho rằng không có bi kịch tồn tại như một thể loại mà chỉ có tác phẩm kịch mang yếu tố bi kịch; khuynh hướng thứ hai khẳng
định sự tồn tại của thể loại bi kịch.
Về khung lý thuyết xây dựng đề tài, trên quan điểm tiếp cận từ góc độ thi pháp thể loại, có thể thấy bi kịch là thể loại kịch
ra đời sớm, có nội dung bi thương, thường kết thúc bằng sự thất bại, hoặc sự hi sinh của nhân vật chính diện. Bi kịch được xây
dựng trên các đặc trưng như: Xung đột bi kịch, Nhân vật bi kịch, Ngôn ngữ bi kịch, Hành động bi kịch, Không gian- thời
gian Các tác phẩm bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại, trong phạm vi khảo sát của đề tài, đều mang những đặc trưng đã
nêu trên.
24
Qua việc khảo sát tư liệu và xây dựng luận chứng trong luận án, chúng tôi khẳng định trong văn học Việt Nam hiện đại bi
kịch đã xuất hiện và tồn tại với tư cách là một thể loại độc lập bên cạnh chính kịch và hài kịch. Sự ra đời, phát triển thể loại bi
kịch ở Việt Nam góp phần thúc đẩy nhanh qúa trình hiện đại hoá văn học, đưa văn học Việt Nam nhanh chóng giao lưu hoà nhập
với văn học thế giới bằng cách du nhập một thể loại văn học có nguồn gốc phương Tây. Sự tồn tại của thể loại bi kịch làm giàu
có hơn kho tàng kịch chủng của Việt Nam, vốn rất đặc sắc bởi các kịch chủng truyền thống, đồng thời là sự Việt hoá một thể loại
du nhập xa lạ thành gần gũi với cách cảm của người xem nước Việt. Mặt khác, bên cạnh những tác phẩm là đỉnh cao bi kịch, là bi
kịch đích thực thì vẫn có những tác phẩm chỉ mang một số yếu tố bi kịch.
2. Vấn đề thứ hai, về một số đặc trưng của bi kịch (hay các yếu tố làm nên một bi kịch) trong văn học Việt Nam hiện đại. Ở
phương diện này, chúng tôi nghiên cứu đặc trưng bi kịch với các biểu hiện như: xung đột bi kịch, nhân vật bi kịch và sự thanh
lọc…
2.1. Xung đột là yếu tố quan trọng bậc nhất trong tác phẩm bi kịch. Sự khác biệt giữa xung đột bi kịch với xung đột hài kịch
và xung đột chính kịch ở chỗ xung đột bi kịch mang tính chất lưỡng tính, nhân vật là người cao cả mang lỗi lầm bi kịch, do đó
nhân vật vừa có công vừa có tội, vừa đáng thương vừa đáng trách; xung đột bi kịch dẫn đến kết thúc bi thương, đẫm máu, nhân
vật phải trả giá lỗi lầm bằng sự đổ vỡ mà cao nhất là trả giá bằng chính sinh mạng của mình; hiệu ứng bi kịch mang lại là nước
mắt của người xem, là sự lo sợ thương cảm của họ cho số phận nhân vật. Xung đột ở hài kịch và chính kịch khác với những đặc

điểm đó.
Các kiểu xung đột bi kịch: Xung đột giữa tính cách và hoàn cảnh; xung đột sông và chết; xung đột giữa cái thiện và cái
đẹp; Xung đột giữa tiền bạc, giàu có và đạo đức, hạnh phúc. Các cách giải quyết xung đột: Giải quyết xung đột bằng thế lực thứ
ba, bên ngoài; giải quyết xung đột do sự vận động nội tại vở kịch; giải quyết xung đột do sự ý thức của nhân vật.
Những vở bi kịch tiêu biểu trong văn học Việt Nam Kim tiền (Vi Huyền Đắc),Yêu Ly (Lưu Quang Thuận),Vũ Như Tô
(Nguyễn Huy Tưởng), Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) và Rừng trúc, Cái bóng trên tường, người đàn bà hóa đá,
(Nguyễn Đình Thi), Qủy ở với người (Nguyễn Huy Thiệp) thực sự có nhiều đóng góp về phương diện thi pháp thể loại. Các tác
phẩm này thể hiện được rất cụ thể xung đột bi kịch ở các phương diện như đặc điểm, kiểu loại và cách giải quyết xung đột. Đây
là đóng góp đáng kể cho nền văn học kịch Việt Nam nói chung và cho bi kịch nói riêng.
2.2. Nhân vật chỉ trở thàn bi kịch khi anh ta là một tính cách cao cả nhưng mắc một lỗi lầm nào đó có khả năng gây ra
những hậu quả ghê gớm. Nhân vật bi kịch liên quan chặt chẽ tới những khái niệm: lỗi lầm (hamartia) bi kịch; sự mù quáng; sự
nhận biết. Các kiểu nhân vật bi kịch: Kiểu nhân vật cao cả mang lỗi lầm bi kịch; Bi kịch con người không được là chính mình;
Kiểu nhân vật đam mê mù quáng ; Kiểu nhân vật chấp nhận hi sinh, đối nghịch hóa các giá trị; Con người bình dân trong bi kịch.
25

×