Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.96 KB, 14 trang )

MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ BÁN HÀNG
TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU NÔNG SẢN THỰC PHẨM HÀ NỘI
Qua thời gian thực tập tại công ty, sau khi tìm hiểu và nắm bắt thực tế em
thấy tổ chức nghiệp vụ kế toán bán hàng nhìn chung được thực hiện nghiêm túc
nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.Trên cơ sở lý luận đã
được học ở trường kết hợp với thực tế nghiệp vụ kế toán bán hàng ở công ty, em
xin đưa ra một số đề xuất nhỏ mong muốn góp phần hoàn thiện hơn nữa tổ chức
kế toán nghiệp vụ bán hàng tại công ty.
Ý KIẾN THỨ NHẤT :
Hoàn thiện kế toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng.
Trong quá trình hoạt động, công ty chủ yếu áp dụng phương thức bán buôn
trong nghiệp vụ bán hàng nội địa với 2 hình thức : bán buôn qua kho theo hình
thức giao hàng trực tiếp tại kho và bán buôn vận chuyển thẳng.
Theo hình thức bán buôn qua kho giao hàng trực tiếp tại kho, kế toán công
ty đã sử dụng TK 156 “ hàng hoá ” để phản ánh tình hình xuất nhập kho các loạI
hàng hoá là đúng đắn với quy định của chế độ kế toán hiện hành.
Tuy nhiên, theo hình thức bán buôn vận chuyển thẳng : đây là hình thức công ty
mua hàng và chuyển bán thẳng cho khách hàng không qua kho của công ty. Như
vậy về nguyên tắc kế toán công ty phải hạch toán nghiệp vụ này vào TK 157 “
hàng gửi bán ”. Nhưng ở công ty khi phát sinh nghiệp vụ này, kế toán lại hạch
toán như hàng nhập kho và xuất kho, sử dụng TK 156 “ hàng hoá ”. Chứng tỏ
rằng kế toán công ty hạch toán chưa chính xác vì TK 156 chỉ dùng để phản ánh
hàng hoá đã nhập kho. Việc hạch toán như vậy là chưa hợp lý, không phù hợp với
chế độ kế toán quy định, chưa hoàn thành nhiệm vụ của kế toán là phản ánh đúng
nội dung kinh tế của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mặc dù tổ chức nghiệp vụ
kế toán bán hàng ở công ty nhìn chung được thực hiện nghiêm túc nhưng đây là
một hạn chế nhất định. Có thể là do quan niệm của kế toán viên cho rằng hạch
toán nghiệp vụ bán buôn vận chuyển thẳng phản ánh vào TK 156 để tiện cho việc
theo dõi và kiểm tra. Như vậy, kế toán công ty nên hạch toán riêng hình thức bán
buôn vận chuyển thẳng vào TK 157 thay vì chỉ sử dụng TK 156 phản ánh cả hai
hình thức bán buôn để cho kế toán bán buôn vận chuyển thẳng được thực hiện tốt


hơn.
Khi phát sinh nghiệp vụ này, kế toán công ty phải hạch toán như sau :
- Khi mua hàng nếu gửi bán thẳng kế toán hạch toán :
Nợ 15612 Giá mua hàng hoá cộng thuế nhập khẩu
Có 111, 112, 3312 Phải trả người bán hàng nhập khẩu
Có 33331 Thuế nhập khẩu
- Đồng thời phản ánh thuế GTGT của hàng nhập khẩu phải nộp Ngân sách Nhà
nước :
Nợ 13312 Thuế GTGT được khấu trừ
Có 33312 Thuế GTGT hàng nhập khẩu
- Phản ánh doanh thu kế toán ghi :
Nợ 111, 1112 Khách hàng thanh toán một phần
Nợ 1312 Khách hàng nhận nợ
Có 5512 Doanh thu bán hàng theo giá chưa có thuế GTGT
Có 33312 Thuế GTGT đầu ra
- Đồng thời kết chuyển trị giá vốn :
Nợ 632 Kết chuyển trị giá vốn hàng bán
Có 157
Ý KIẾN THỨ HAI :
Về kế toán chiết khấu thanh toán.
Từ trước đến nay, công ty vẫn chưa phát sinh khoản chiết khấu bán hàng
cho khách hàng. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường hiện nay, hoạt động kinh
doanh với buôn bán với bên ngoài có thể nói là “làm dâu trăm họ”. Vì vậy, ban
lãnh đạo giám đốc phải vạch ra những chiến lược lâu dài có tính khả thi cao nhằm
thúc đẩy nhanh quá trình thanh toán, thu hút thêm nhiều khách hàng, mở rộng thị
trường tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn.
Do đó, công ty có thể đưa ra thời hạn chiết khấu thanh toán. Chiết khấu
thanh toán nghĩa là nếu khách hàng thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn trong
hợp đồng thì sẽ được hưởng một khoản tiền chiết khấu trên số tiền thanh toán đó.
Nếu không thanh toán trong thời gian được hưởng chiết khấu thì không được

hưởng khoản chiết khấu đáng lẽ được hưởng.
Theo cơ chế tài chính hiện hành, số tiền chiết khấu dành cho bên mua được
tính theo tỉ lệ % tổng số công nợ ( tổng số tiền thu ) và ghi vào chi phí hoạt động.
Công ty có thể đưa ra thời hạn chiết khấu 5 hoặc 7 ngày kể từ ngày giao hàng với
tỉ lệ chiết khấu 0,5%.
Để hạch toán khoản chiết khấu này, công ty nên đưa vào sử dụng TK 811 :
Chi phí hoạt động tài chính.
- Khi phát sinh các khoản chiết khấu dành cho bên mua kế toán hạch toán như
sau :
Nợ 811 Chiết khấu bán hàng dành cho bên mua
Nợ 111, 112 Số tiền thực thu
Có 1312 Tổng giá thanh toán phải thu ở người mua.
Ý KIẾN THỨ BA :
Hoàn thiện kế toán các khoản giảm trừ doanh thu.
Theo chuẩn mực kế toán số 14: Doanh thu và thu nhập khác do Bộ trưởng
Bộ Tài Chính ban hành và công bố theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày
31/12/2001 quy định các khoản giảm trừ doanh thu gồm có: doanh thu hàng bán
bị trả lại, giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại.
Theo chế độ kế toán hiện hành quy định, nếu phát sinh hàng bán bị trả lại,
kế toán phản ánh doanh thu hàng bị trả lại vào TK 531 “Hàng bán bị trả lại”. Trị
giá hàng bán bị trả lại được phản ánh trên tài khoản này do các nguyên nhân như
vi phạm cam kết, vi phạm hợp đồng kinh tế; hàng bị mất, kém phẩm chất; không
đúng chủng loại, quy cách. Còn giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại đều
được quy định hạch toán vào TK 532 “ Giảm giá hàng bán ”. Trong đó, giảm giá
hàng bán là khoản giảm trừ được người bán chấp thuận trên giá đã thoả thuận cho
số hàng hoá đã bán vì hàng hoá sai quy cách phẩm chất không đúng hợp đồng hay
doanh nghiệp vi phạm các điều khoản đã ký kết trong hợp đồng. Chiết khấu
thương mại là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua
hàng với khối lượng lớn.
Nhận thấy rằng, hai nội dung giảm giá hàng bán và chiết khấu thương mại

được hạch toán vào chung một tài khoản 532 là khác nhau hoàn toàn về bản chất
kinh tế. Giảm giá hàng bán phản ánh vì một lý do sai phạm về hàng hoá hay các
điều khoản trong hợp đồng nên dẫn đến doanh nghiệp phải giảm giá cho người
mua. Nhưng chiết khấu thương mại lại phản ánh theo một chiều hướng khác, đó
là giảm giá do người mua mua nhiều trong hợp đồng. Tuy rằng hai nội dung này
đều có cùng mục đích là giảm giá nhằm thúc đẩy khối lượng hàng hoá bán ra
nhưng xét về mặt bản chất kinh tế lại hoàn toàn khác nhau. Do đó, việc hạch toán
chung trên cùng một tài khoản sẽ không tiện cho việc theo dõi chi tiết tình hình
hàng hoá bán ra của doanh nghiệp mà còn chưa thể hiện được lý do cụ thể các
khoản giảm trừ doanh thu. Vì vậy, nên hạch toán khoản giảm giá hàng bán và
chiết khấu thương mại một cách riêng rẽ.
Em xin đề xuất 2 phương pháp hạch toán các khoản giảm giá hàng bán và
chiết khấu thương mại sau:
Phương pháp 1:
Chỉ sử dụng TK 532 để phản ánh số tiền giảm giá đã chấp thuận với người
mua và sử dụng một TK khác để phản ánh nội dung chiết khấu thương mại. Để
phản ánh riêng nội dung chiết khấu thương mại có thể khôi phục lại TK 521 và
lấy tên là “ Chiết khấu thương mại ”.
Kết cấu và nội dung TK 521
521
- Số tiền chiết khấu thương - Kết chuyển số tiền chiết khấu
mại cho khách hàng mua hàng thương mại sang TK 511 để xác
với khối lượng lớn định doanh thu thuần.
TK 521 không có số dư.
Phương pháp hạch toán:
- Khi phát sinh chiết khấu thương mại cho khách hàng, kế toán sẽ hạch toán:
Nợ 521 Số tiền chiết khấu thương mại
Nợ 33312 Thuế GTGT tính theo số tiền chiết khấu
Có 111 Tiền mặt
Có 112 Tiền gửi ngân hàng

Có 1312 Số tiền phải thu của khách hàng
- Khi phát sinh giảm giá hàng bán, kế toán ghi:
Nợ 532 Giảm giá hàng bán
Nợ 33312 Thuế GTGT tính theo số tiền giảm giá.
Có 111 Tiền mặt.
Có 112 Tiền gửi ngân hàng.
Có 1312 Số tiền phải thu của khách hàng.

×