Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của công ty vinaphone

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 136 trang )

.....

Bộ giáo dục và đào tạo
trường đại học bách khoa hà nội
-------------------------------

LUN VN THC S
Chuyên ngành quản trị kinh Doanh

Một số giải pháp nhằm nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
của công ty vinaphone

Trịnh công nghĩa

Người hướng dẫn khoa học: GS,TS. Đỗ Văn Phức

Hà Nội - 2008


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone

A

MỤC LỤC
Mục lục ………………………………………………………………………A
Danh mục các bảng và hình ………………………………………………….B
Mở đầu ……………………………………………………………………….1
Phần 1 Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp
trong kinh tế thị trường ……………….……………………….....3
1.1 Bản chất và mục đích hoạt động của DN trong kinh tế thị trường…………3


1.2 Bản chất, nội dung và vai trò của Quản lý doanh nghiệp…………………..7
1.3 Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp................14
1.4 Các nhân tố và phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL
trong doanh nghiệp..……………………………………………………..32
Phần 2

Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý ở
Công ty Vinaphone ……………………………………………...38

2.1 Đặc điểm sản phẩm – khách hàng, đặc điểm cơng nghệ và tình hình
hiệu quả hoạt động của Công ty Vinaphone..............................................38
2.2 Đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone..59
2.3 Những bất cập, yếu kém cụ thể theo từng nhân tố của chất lượng đội
ngũ cán bộ quản lý Công ty Vinaphone…………………………………70
Phần 3

Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý của Công ty Vinaphone ………………………………..85

3.1 Những sức ép và yêu cầu mới đối với đội ngũ cán bộ quản lý của
Công ty Vinaphone đến 2010, 2015 ……………………………………85
3.2 Giải pháp 1: Đổi mới cơ chế, chính sách sử dụng cán bộ quản lý của
Cơng ty Vinaphone đến 2010, 2015 …………………………………….92
3.3 Giải pháp 2: Đổi mới chính sách hỗ trợ và tổ chức đào tạo nâng cao trình
độ cho từng loại CBQL của Cơng ty Vinaphone đến 2010, 2015……...109
Kết luận ……...……………………………………………………………121
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………..
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………..
TÓM TẮT LUẬN VĂN……………………………………………………….
Trịnh Công Nghĩa



Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone

B

DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
STT

NỘI DUNG

A

Danh mục các bảng

1

Trang

Bảng 1.1 Các hệ số xét tính lợi ích xã hội - chính trị và ảnh
hưởng đến môi trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả

4

sản xuất công nghiệp Việt Nam
2

Bảng 1.2 Chất lượng sản phẩm quản lý doanh nghiệp

3


Bảng 1.3 Tỷ trọng đảm nhiệm các chức năng của các cấp cán
bộ quản lý doanh nghiệp sản xuất công nghiệp (%)

4

Bảng 1.4 Tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp Việt Nam 2005

5

Bảng 1.5 Tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp Việt Nam 2010

6

Bảng 1.6 Tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp Việt Nam 2015

7

Bảng 1.7 Tiêu chuẩn giám đốc, quản đốc doanh nghiệp sản
xuất công nghiệp Việt Nam 2020

8

Bảng 1.8 Cơ cấu ba loại kiến thức quan trọng đối với cán bộ
quản lý DNSX công nghiệp Việt Nam (%)

9


Bảng 1.9: Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp
theo cơ cấu giới tính

10

Bảng 1.10: Đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL doanh nghiệp

12

17

19

20

21

21

22

26

0B

về cơ cấu khoảng tuổi.
11

10


Bảng 1.11: Đánh gía mức độ được đào tạo của CBQL
1B

Bảng 1.12 Thay đổi cần thiết về cơ cấu đội ngũ CBQL về mặt

26
27

2B

đào tạo chuyên môn ngành nghề

Trịnh Công Nghĩa

28


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone

C
13

Bảng 1.13: Tỷ lệ (%)yếu kém trong công tác chấp nhận được
3B

của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của doanh nghiệp Việt

30


Nam
14
15

Bảng 1.14 Hiệu quả về lợi nhuận
4B

Bảng 1.15: Tổng hợp đánh giá chất lượng đội ngũ CBQL
doanh nghiệp.

16

Bảng 1.16 Mức độ hấp dẫn của chính sách thu hút cán bộ
Bảng 1.17 Phương pháp đánh giá thành tích và mức độ hấp

34

6B

dẫn của chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý doanh nghiệp
18

32

5B

quản lý giỏi
17

31


36

Bảng 1.18 Chính sách hỗ trợ và mức độ hợp lý của việc tổ
7B

chức đào tạo nâng cao trình độ cho các loại cán bộ quản lý của

37

doanh nghiệp
19

Bảng 2.1 Đặc điểm khách hàng của Công ty Vinaphone

49

20

Bảng 2.2 Một số chỉ tiêu hoạt động SXKD từ 2005-2007

56

21

Bảng 2.3 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Công ty
Vinaphone theo cơ cấu giới tính

22


Bảng 2.4 Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Công ty
Vinaphone về cơ cấu khoảng tuổi

23

Bảng 2.5 Tỷ lệ (%) yếu kém trong công tác chấp nhận được
của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý của Công ty Vinaphone

24

Bảng 2.6 Chất lượng đào tạo chuyên môn của đội ngũ cán bộ
quản lý Công ty Vinaphone

25

Bảng 2.7: Thống kê 3 loại kiến thức quan trọng đối với đội
ngũ CBQL công ty Vinaphone.

26

Bảng 2.8 Đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty Vinaphone
năm 2007

Trịnh Công Nghĩa

59

60

62


64

66

68


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone

D
27

Bảng 2.9 Bảng điểm đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản
lý của Công ty Vinaphone

70

28

Bảng 3.1 Đề xuất thu nhập cho CBCNV giai đoạn 2010

97

29

Bảng 3.2 Ttiêu chuẩn giám đốc, phó giám đốc Cơng ty

101


30

Bảng 3.3 Ttiêu chuẩn trưởng, phó các đơn vị chức năng và sản

102

xuất
31

Bảng 3.4 Tỷ lệ % đánh giá thành tích CBQL

108

32

Bảng 3.5 Đào tạo chun mơn đến 2010, 2015

111

33

Bảng 3.6 Số lượng và tiền hỗ trợ đào tạo cho từng loại cán bộ
quản lý đến 2010, 2015

34

Bảng 3.7 Nguồn kinh phí đào tạo đến 2010, 2015

35


Bảng 3.8 Tổng tiền, suất hỗ trợ đào tạo đến 2010, 2015

B

Danh mục các hình vẽ

1

Hình 1.1 Vị thế cạnh tranh () của doanh nghiệp quyết định
hiệu quả kinh doanh.

114

115

116

5

2

Hình 1. 2 Hệ thống quản lý

11

3

Hình 1.3 Các nhân tố nội bộ của hiệu quả kinh doanh

12


4

Hình 1.4 Quá trình tác động của trình độ lãnh đạo, quản lý
điều hành đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

5

Hình 1.5 Quan hệ giữa trình độ quản lý doanh nghiệp với hiệu
quả Kinh doanh

12

14

6

Hình 2-1: Sơ đồ tổ chức của Cơng ty Vinaphone

42

7

Hình 2.2: Cấu trúc chung một mạng di động GSM

55

8

Hình 3.1 Biểu đồ phân tích thị phần thuê bao điện thoại di

động tại Việt nam (2005-2007)

Trịnh Công Nghĩa

88


TĨM TẮT LUẬN VĂN
• Đề tài: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
quản lý của Cơng ty Vinaphone
• Chun ngành: Quản trị kinh doanh
• Học viên: Trịnh Cơng Nghĩa
• Hướng dẫn khoa học: GS, TS Đỗ Văn Phức
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Một là vai trị quyết định của trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý doanh
nghiệp đối với vị thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong
kinh tế thị trường, đặc biệt là trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Hai là nhân lực quản lý giỏi hiện nay của Việt nam đang ngày càng
khan hiếm, nguồn cung không đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp.
Ba là hoạt động sản xuất kinh doanh của Cơng ty Vinaphone có hiệu
quả chưa cao, có nguy cơ bị tụt hậu so với các đối thủ cạnh tranh. Nguyên
nhân của tình trạng này là do chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chưa cao.
2. Nội dung đã được giải quyết:
Luận văn được cấu trúc làm 3 phần:
Phần 1. Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh
nghiệp trong kinh tế thị trường.
Phần 2. Vận dụng cơ sở lý luận ở phần 1, phân tích thực trạng từ đó
đánh giá được chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty Vinaphone chưa
cao. Xác định được những nguyên nhân cụ thể cần khắc phục.



Phần 3. Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý của Công ty Vinaphone ở phần 2, đồng thời dự báo những sức ép
mới đối với Công ty và đối với đội ngũ cán bộ quản lý. Đề xuất một số giải
pháp cần thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý Cơng ty
Vinaphone.
Đề tài mang tính thực tiễn trong quản trị nhân lực quản lý của doanh
nghiệp. Các giải pháp được đề xuất có thể áp dụng cho Công ty Vinaphone.
Học viên

Trịnh Công Nghĩa


Thesis summary
Subject: Some solutions to improve Vinaphone management quality
Speciality: Business Administration
Student:

Trinh Cong Nghia

Science instructor: Professor, Dr. Do Van Phuc
1. The imperativeness of the subject
Firstly, leading and managing ability of the managers play an important
role in the competitive position and the effectiveness of companys in the
market economy, specially in the process of international intergration.
Secondly, high standard mangers is becoming more and more scare in
Vietnam human resource. The demands of companies are not satisfied by
the supplies.
Thirdly, the effectiveness of Vinaphone business is not high, even becoming
backward in comparison with his competitors. One of the reasons is the low

quality in managing.
2. Problems solving
This theisis is organized into 3 Chapters as follows:
Chapter 1. The literature review relevant to the management quality in
the market economy.


Chapter 2. Applying the concepts in chapter 1 to analysis and identify
the situation of Vinaphone. Afer assessing, the management quality is
evaluated not high. The thesis has defined the specific cause to solve.
Chapter 3. Based on the cause in chapter 2 and some forecasting about
new pressures to Vinaphone and the managers, the thesis has proposed some
solutions to improve the management quality.
The thesis is a reality of companies’ human resource management. All
solutiones mentioned in thesis might be applied for Vinaphone.
Student
Trinh Cong Nghia


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone
1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong nền kinh tế chuyển đổi như nước ta hiện nay, trước sự biến đổi
mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, trước áp lực của hội nhập kinh tế quốc
tế, việc làm thế nào để có thể phát huy tối đa hiệu quả năng suất lao động đã
đặt các nhà quản lý ở các cấp độ khác nhau trước nhu cầu phải có những quan
điểm mới, những phương pháp và những kỹ năng mới về quản lý và phát triển
nguồn nhân lực một cách khoa học.

Hiện nay, Tập đoàn Bưu chính - Viễn thơng Việt nam nói chung và
Cơng ty Vinaphone nói riêng đang trong giai đoạn đổi mới tổ chức quản lý:
thực hiện đề án tổng thể sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước thuộc VNPT theo đề
án đã được Chính phủ phê duyệt… Trong giai đoạn đổi mới tổ chức quản lý
của Tập đồn Bưu chính Viễn thơng Việt nam và Cơng ty Vinaphone, cần có
những thay đổi để nâng cao chất lượng cũng như tổ chức sử dụng, sắp xếp
hợp lý đội ngũ cán bộ, đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong giai đoạn mới.
Mặt khác, tiến trình hội nhập, cạnh tranh đang diễn ra hết sức mạnh mẽ địi
hỏi các doanh nghiệp viễn thơng phải có những bước chuẩn bị vững chắc về
nguồn nhân lực.
Nhằm góp phần tham gia nghiên cứu nhiệm vụ quản lý, quản lý nhân sự
trong đó giải quyết mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng của đội ngũ cán bộ
quản lý với hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tôi xin chọn đề
tài : “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý
của Công ty Vinaphone” làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích của đề tài:
Thơng qua việc đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ CBQL ở Công ty
Vinaphone, và vận dụng những cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ CBQL
doanh nghiệp trong kinh tế thị trường để đề ra những giải pháp để phát triển

Trịnh Công Nghĩa


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone
2

cho Công ty Vinaphone trong cơ chế thị trường, giai đoạn hội nhập nhập kinh
tế quốc tế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu bộ máy quản lý, chất lượng đội ngũ quản

lý của Công ty Vinaphone.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu trong đó chủ
yếu là phương pháp phân tích thống kê, điều tra khảo sát , chuyên gia so sánh
đối chứng.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài luận văn:
- Luận văn đã hệ thống hóa và hoàn thiện một số vấn đề về lý luận cơ
bản và nêu bật ý nghĩa vai trò cần thiết của cán bộ quản lý trong doanh
nghiệp. Sau đó đã phân tích, đánh giá thực trạng về lao động, cán bộ quản lý
của Cơng ty Vinaphone… tìm ra những hạn chế, nguyên nhân tồn tại cơ bản
làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu, cụ thể nhằm nâng cao chất lượng đội
ngũ CBQL của Công ty Vinaphone.
6. Kết cấu, nội dung của luận văn:
Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các bảng,
hình vẽ, các phục lục, mục lục và tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở lý luận về chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh
nghiệp.
Phần 2: Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý của Công
ty Vinaphone.
Phần 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ quản lý của Công ty Vinaphone.

Trịnh Công Nghĩa


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone
3

PHẦN I

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ
DOANH NGHIỆP TRONG KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1 Bản chất và mục đích hoạt động của doanh nghiệp trong kinh tế thị
trường
Để doanh nghiệp tồn tại và phát triển được trong cạnh tranh ngày càng
khốc liệt chúng ta cần phải hiểu và quán triệt bản chất và mục đích hoạt động
của doanh nghiệp trong khi giải quyết tất cả các vấn đề, các mối quan hệ của
hoặc liên quan đến quá trình kinh doanh.
Trong kinh tế thị trường hoạt động của doanh nghiệp là quá trình đầu
tư, sử dụng các nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của
thị trường, tạo lập hoặc củng cố vị thế với kỳ vọng đạt hiệu quả cao bền lâu
nhất có thể. Doanh nghiệp là đơn vị tiến hành một hoặc một số hoạt động
kinh doanh, là tổ chức làm kinh tế. Doanh nghiệp có thể kinh doanh sản xuất,
kinh doanh thương mại, kinh doanh dịch vụ.
Như vậy, bản chất của hoạt động của doanh nghiệp là đầu tư, sử dụng các
nguồn lực tranh giành với các đối thủ phần nhu cầu của thị trừng, những lợi
ích mà doanh nghiệp cần và có thể tranh giành. Mục đích hoạt động của
doanh nghiệp là đạt được hiệu quả hoạt động cao nhất, bền lâu nhất có thể.
Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [1,tr15], hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
là kết quả tương quan, so sánh những lợi ích thu được từ hoạt động của
doanh nghiệp quy tính thành tiền (mức độ đạt được mục tiêu) với tất cả các
chi phí (mức giá phải trả) cho việc có được các lợi ích đó cũng quy tính
thành tiền.

Trịnh Cơng Nghĩa


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone
4


Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là tiêu chuẩn được sáng tạo để
đánh giá, lựa chọn mỗi khi cần thiết. Do đó, cần tính tốn tương đối chính xác
và có chuẩn mực để so sánh. Để tính tốn được hiệu quả hoạt động của doanh
nghiệp trước hết cần tính tốn được tồn bộ các lợi ích và tồn bộ các chi phí
tương thích. Do lợi ích thu được từ hoạt động của doanh nghiệp cụ thể hàng
năm thường rất phong phú, đa dạng, hữu hình và vơ hình (tiền tăng thêm, kiến
thức, kỹ năng tăng thêm, quan hệ tăng thêm, tăng thêm về công ăn - việc làm,
cân bằng hơn về phát triển kinh tế, thu nhập, ảnh hưởng đến môi trương sinh
thái, môi trường chính trị - xã hội…) nên cần nhận biết, thống kê cho hết và
biết cách quy tính tương đối chính xác ra tiền. Nguồn lực được huy động, sử
dụng cho hoạt động của doanh nghiệp cụ thể trong năm thường bao gồm
nhiều loại, nhiều dạng, vơ hình và hữu hình và có loại chỉ tham gia một phần
nên cần nhận biết, thống kê đầy đủ và bóc tách - quy tính ra tiền cho tương
đối chính xác.
Theo GS, TS kinh tế Đỗ Văn Phức [1,tr16 và 17], mỗi khi phải tính tốn,
so sánh các phương án, lựa chọn một phương án đầu tư kinh doanh cần đánh
giá, xếp loại A, B, C mức độ tác động, ảnh hưởng đến tình hình chính trị- xã
hội và mơi trường sinh thái như sau :
Bảng 1.1 Các hệ số xét tính lợi ích xã hội - chính trị và ảnh hưởng đến môi
trường trong việc xác định, đánh giá hiệu quả sản xuất công nghiệp Việt Nam
Loại ảnh hưởng

Loại A
Loại B

Năm
2001 -

2006 –


2011 -

2016 -

2005

2010

2015

2020

Xã hội - chính trị

1, 45

1, 35

1, 25

1, 15

Mơi trường

1, 1

1, 2

1, 3


1, 45

Xã hội - chính trị

1

1

1

1

Mơi trường

1

1

1

1

Trịnh Công Nghĩa


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Cơng ty Vinaphone
5

Loại C


Xã hội - chính trị

0, 75

0, 80

0, 85

0, 90

Môi trường

0, 85

0, 80

0, 75

0, 70

Sau khi đã quy tính, hàng năm hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được
nhận biết, đánh giá trên cơ sở các chỉ tiêu : Lãi (Lỗ), Lãi / tổng tài sản, Lãi/ Tồn
bộ chi phí sinh lãi, Lãi rịng/ Vốn chủ sở hữu.
Trong kinh tế thị trường doanh nghiệp tiến hành kinh doanh là tham gia cạnh
tranh. Vị thế cạnh tranh (lợi thế so sánh) của doanh nghiệp chủ yếu quyết định
mức độ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
Khi nền kinh tế của đất nước hội nhập với kinh tế khu vực, kinh tế thế giới
doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội, đồng thời phải chịu thêm nhiều sức ép mới.
Trong bối cảnh đó doanh nghiệp nào tụt lùi, không tiến so với trước, tiến chậm so
với các đối thủ là tụt hậu, là thất thế trong cạnh tranh


Δ1

<

Δ 2,

là vị thế cạnh

tranh thấp kém hơn, là bị đối thủ mạnh hơn thao túng, là hoạt động đạt hiệu quả
thấp hơn, xuất hiện nguy cơ phá sản, dễ đi đến đổ vỡ hồn tồn.

Đối thủ cạnh tranh

Ta

1

T1

Trịnh Cơng Nghĩa

<

2

T2

Thời gian



Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Cơng ty Vinaphone
6

Hình 1.1 Vị thế cạnh tranh () của doanh nghiệp quyết định hiệu quả kinh
doanh.
Thực tế của Việt Nam từ trước đến nay và thực tế của các nước trên thế
giới luôn chỉ ra rằng: Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp chủ yếu do trình
độ (năng lực) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp đó quyết định.
Quản lý doanh nghiệp sản xuất công nghiệp phải xuất phát từ các đặc
điểm của sản xuất công nghiệp, phải có trình độ cao và rất cao thì mới giành
được thắng lợi trong cạnh tranh, mới tồn tại và phát triển trong kinh tế thị
trường. Chỉ cần cạnh tranh mua các yếu tố đầu vào không thông minh hoặc
điều hành quá trình chế biến kém nhịp nhàng, nhiều trục trặc hoặc cạnh tranh
bán các sản phẩm đầu ra chậm chạp là góp phần làm tăng chi phí, giảm chất
lượng, giảm kết quả đầu ra, không thể dẫn doanh nghiệp tới thành công.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh cao hay thấp chủ yếu phụ thuộc vào mức
độ tiến bộ của cách thức (phương pháp, công nghệ) thực hiện các thao tác tư
duy, trí tuệ trước, trong và sau hoạt động kinh doanh (mức độ tiến bộ của cách
thức quản lý hoạt động kinh doanh).
Để kinh doanh có hiệu quả cao, trước hết phải nghiên cứu lựa chọn được
sản phẩm – thị trường một cách công phu, thông minh nhất. Để có phương án
kinh doanh, doanh nghiệp phải đầu tư nghiên cứu, dự báo cụ thể, định lượng
tương đối chính xác nhu cầu của thị trường, các nguồn đáp ứng khác (đối thủ
cạnh tranh) và năng lực của bản thân doanh nghiệp trong tương lai. Nhu cầu
của thị trường là nhu cầu của một cộng đồng người nên rất đa dạng, phong phú,
luôn biến động. Như vậy, từ nhu cầu của con người chúng ta có thể nhận biết
được phần lớn nhu cầu của thị trường. Để hình thành phương án kinh doanh
cần nắm bắt các loại nhu cầu hàng hóa của thị trường, động thái và tổng lượng
cầu của từng loại nhu cầu. Ngoài việc nghiên cứu nhu cầu hàng hóa của con

người, của thị trường cụ thể, cịn phải nghiên cứu nghiêm túc, tỉ mỉ các đối thủ

Trịnh Công Nghĩa


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone
7

cạnh tranh. Trong nền kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, doanh
nghiệp trong nước và nước ngoài tự do kinh doanh các mặt hàng Nhà nước
khơng cấm. Do vậy, dự đốn, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh theo từng mặt
hàng là quan trọng và rất khó khăn.
1.2 Bản chất, nội dung và vai trò của Quản lý doanh nghiệp
Trong kinh tế thị trường, phương pháp quản lý hiện đại và tiến bộ khoa
học cơng nghệ là hai vũ khí cạnh tranh sắc bén. Bản thân kinh doanh sản xuất
có cạnh tranh lại ln thúc đẩy hai lĩnh vực hoạt động đó nhanh chóng phát
triển. doanh nghiệp nào tụt hậu trong hai lĩnh vực này thì nguy cơ thất bại
trong cạnh tranh, nguy cơ phá sản rất cao. Do vậy, trong thời đại kinh tế thị
trường ngày nay doanh nghiệp thường phải chủ động bỏ tiền mua thành tựu
khoa học công nghệ, phương pháp quản lý hiện đại hoặc đầu tư nghiên cứu
triển khai để tạo lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ thuộc doanh nghiệp
mình.
Như đã nói ở trên, mục đích hoạt động của doanh nghiệp là đạt được
hiệu quả hoạt động cao nhất, bền lâu nhất có thể. Doanh nghiệp muốn đạt
được hiệu quả hoạt động cao thì hoạt động đó cần được quản lý tốt. Vậy quản
lý doanh nghiệp là gì?
Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [1,tr35], về mặt tổng thể, quản lý doanh
nghiệp là thực hiện những cơng việc có vai trị định hướng, điều tiết, phối hợp
hoạt động của toàn bộ và của các thành tố thuộc hệ thống doanh nghiệp
nhằm đạt được hiệu quả cao bền lâu nhất có thể. Và quản lý điều hành hoạt

động của doanh nghiệp là tìm cách, biết cách tác động đến những con người,
nhóm người để họ tạo ra và ln duy trì ưu thế về chất lượng, giá, thời hạn
của sản phẩm, thuận tiện cho khách hàng.

Trịnh Công Nghĩa


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone
8

Quản lý doanh nghiệp là thực hiện các nội dung (các loại công việc)
sau đây:
- Hoạch định kinh doanh: lựa chọn các cặp sản phẩm – khách hàng và
lập kế hoạch thực hiện.
- Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ cho hoạt động của doanh
nghiệp;
- Điều phối (Điều hành) hoạt động kinh doanh có quy mơ lớn;
- Kiểm tra chất lượng của mọi sản phẩm, tiến độ thực hiện mọi công
việc, mọi khoản chi, mọi nguồn thu; kiểm định chất lượng các sản phẩm quản
lý trước khi quyết định triển khai…
Lập kế hoạch là quá trình phác họa, dự kiến một hoạt động trong tương
lai. Sản phẩm của quá trình lập kế hoạch là bản kế hoạch. Bản kế hoạch
thường có tên của hoạt động cụ thể bao gồm các nội dung như: mục đích và
các mục tiêu của hoạt động; nội dung, quy mô, địa điểm, thời gian hoạt động,
người chủ trì các phần việc chính; thành phần và tồn bộ kinh phí. Lập kế
hoạch kinh doanh là q trình đầu tư nghiên cứu tìm hiểu, lựa chọn trước sản
phẩm – thị trường cụ thể, các yếu tố cho việc tiến hành sản xuất kinh doanh
trên thực tế và phương pháp thực hiện. Cần phải có kiến thức hiểu biết sâu
rộng và có chuẩn lựa chọn thì mới chọn đúng được.
Đảm bảo tổ chức bộ máy và tổ chức cán bộ cho hoạt động của doanh

nghiệp là thiết lập không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý và xác định
không ngừng nâng cao chất lượng cơ cấu nhân lực. Xây dựng bộ máy quản lý
phải tuân theo quy trình xây dựng như: Xác định nhu cầu quản lý, lựa chọn
kiểu cơ cấu tổ chức quản lý; Xác định quy mô của bộ máy quản lý điều hành;
Xác định chính thức các quan hệ trực thuộc hoặc quan hệ phối hợp trong hoạt
động quản lý. Nhân lực của doanh nghiệp là tồn bộ khả năng lao động mà

Trịnh Cơng Nghĩa


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Cơng ty Vinaphone
9

doanh nghiệp có thể huy động, sử dụng cho việc thực hiện, hoàn thành các
nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Cơ cấu nhân lực là số lượng và tỷ trọng các
loại nhân lực. Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động cần xác định cơ cấu
nhân lực cần thiết cho việc thực hiện, hoàn thành các cơng việc và cơ cấu
nhân lực hiện có. So sánh hai kết quả đó chúng ta có thể kết luận về mức độ
phù hợp để có biện pháp ứng phó.
Điều phối là cho điều hành (vận hành), phối hợp tất cả các hoạt động bộ
phận trong doanh nghiệp đã được thiết kế nhằm thực hiện những gì đã hoạch
định. Điều phối trong hoạt động của doanh nghiệp là thực hiện các công việc
như: Lập kế hoạch tác nghiệp; Giao nhiệm vụ cụ thể cho các bộ phận, các cá
nhân; Đảm bảo điều kiện vật chất – kỹ thuật cần thiết cho các bộ phận, cá
nhân thực hiện hoàn thành các công việc theo tiêu chuẩn tiến độ và chất
lượng; Kiểm tra, đánh giá, thưởng (phạt) các bộ phận và cá nhân.
Kiểm tra là quá trình xem xét, phát hiện những sai lệch so với những gì
đã hoạch định, đã thiết kế để kịp thời xử lý, điều chỉnh. Trong sản xuất kinh
doanh cần tiến hành kiểm định ý tưởng sản phẩm – thị trường, kiểm tra việc
thiết kế sản phẩm, lựa chọn phương án công nghệ, vật tư kỹ thuật, kiểm tra

các hoạt động thành phần, các sản phẩm trung gian, sản phẩm cuối cùng,
kiểm tra các loại chi phí, các khoản thu,… Khơng kiểm tra là khơng hoàn toàn
quản lý, là hiệu lực quản lý thấp.
Trong quản lý doanh nghiệp sản xuất công nghiệp cần phải kiểm định
chất lượng các sản phẩm quản lý trước khi ban hành triển khai.

Trịnh Công Nghĩa


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone
10

Bảng 1.2 Chất lượng sản phẩm quản lý doanh nghiệp:
Loại công
Sản phẩm
việc quản lý
1. Lập kế Bản kế hoạch
hoạch
kinh kinh doanh và
các kế hoạch
doanh
đảm bảo
2. Đảm bảo tổ
chức bộ máy
và tổ chức
cán bộ

Cơ cấu tổ chức
quản lý và quy
định quyền hạn,

trách nhiệm;
Cơ cấu nhân lực

3. Điều phối

Hệ thống quy
chế quản lý;
Các quyết định,
biện pháp điều
hành;
Các chỉ dẫn…

4. Kiểm tra

Quy định về
kiểm tra;
Lực lượng kiểm
tra;
Chuẩn
mực
dùng trong kiểm
tra

Phương pháp đánh giá chất lượng
- Mức độ đầy đủ và logic của các nội
dung;
- Chất lượng của các cơ sở, căn cứ;
- Trình độ của những người làm kế
hoạch.
- Mức độ hợp lý của kiểu cơ cấu, quy

mô và các quan hệ so với yêu cầu quản
lý hệ thống kinh doanh cụ thể;
- Mức độ hợp lý của cơ cấu nhân lực so
với nhu cầu nhân lực cho thực hiện,
hoàn thành kế hoạch chiến lược kinh
doanh.
- Mức độ đầy đủ, đồng bộ các quy chế;
- Mức độ sắc xảo, sát hợp của từng quy
chế;
- Mức độ hợp lý, kịp thời của từng
quyết định;
- Mức độ quán triệt, chi tiết, cụ thể, kịp
thời của từng chỉ dẫn,…
- Mức độ hợp lý của việc chọn đối
tượng kiểm tra;
- Mức độ hợp lý của cách thức tiến hành
kiểm tra;
- Chuẩn đánh giá có chưa; quy định
quyền hạn và mức độ xử lý có chưa;
- Mức độ hợp lý của việc xử lý, sử dụng
kết quả kiểm tra,..

Tất cả các công việc quản lý hoạt động kinh doanh nêu ở trên đều quan
trọng, đều cần thực hiện một cách nghiêm túc, một cách khoa học và đồng bộ.

Trịnh Công Nghĩa


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone
11


Không thực hiện hoặc thực hiện không tốt dù chỉ một loại công việc nêu ở
trên thì hiệu lực quản lý, hiệu quả kinh doanh thấp.
Trình độ (năng lực) lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp phải được nhận biết,
đánh giá trên cơ sở chất lượng thực hiện bốn loại công việc nêu ở trên.
Trong khoa học quản lý, người ta phân định tương đối quản lý kinh
doanh thành quản lý chiến lược và quản lý điều hành; quản lý nhà nước đối
với doanh nghiệp và quản lý nội bộ doanh nghiệp.

Phân hệ 1: Đường lối,
chiến lược, kế hoạch

Phân hệ 2:
Lập pháp, thể chế, lập quy
Phân hệ 3:

Đối

Bộ
máy

Quyết định, biện pháp quản lý

điều

quản


hành


Hình 1. 2 Hệ thống quản lý

Trịnh Công Nghĩa

tượng


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone
12

Đường lối, Chiến lược, Kế hoạch

Cơ chế , Chính sách , Quy chế quản lý

Tích cực tái sản xuất
mở rộng sức lao động

Tích cực sáng tạo
trong lao động

Tiến bộ khoa học,
cơng nghệ

HIệu quả kInh doanh
aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa

Hình 1.3 Các nhân tố nội bộ của hiệu quả kinh doanh

Trình độ
lãnh đạo,

quản lý

Trình độ và
động cơ làm
việc của
người lao
động

Chất
lượng
sản
phẩm

Khả năng
cạnh tranh
của sản
phẩm

Trình độ
khoa học
cơng nghệ

Giá
thành
sản
phẩm

Hiệu
quả
kinh

doanh

vĩ mơ

vi mơ

Hình 1.4 Q trình tác động của trình độ lãnh đạo, quản lý điều hành
đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Trịnh Công Nghĩa


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Cơng ty Vinaphone
13

Trình độ quản lý kinh doanh được nhận biết, đánh giá thông qua hiệu
lực quản lý. Hiệu lực quản lý được nhận biết, đánh giá thông qua chất lượng
của các quyết định, biện pháp quản lý. Chất lượng của các quyết định, biện
pháp quản lý phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng của các cơ sở, căn cứ. Chất
lượng của các cơ sở, căn cứ phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tiến bộ của
phương pháp, mức độ đầu tư cho quá trình nghiên cứu tạo ra chúng.
Hiệu lực quản lý là tập hợp những diễn biến, thay đổi ở đối tượng quản lý
khi có tác động của chủ thể quản lý. Hiệu lực quản lý cao khi có nhiều diễn
biến, thay đổi tích cực ở đối tượng quản lý do tác động của chủ thể quản lý.
Thay đổi, diễn biến tích cực là thay đổi, diễn biến theo hướng đem lại lợi ích
cho con người, phù hợp với mục đích của quản lý; Chất lượng của quyết
định, giải pháp, biện pháp quản lý, chất lượng sản phẩm của từng loại công
việc quản lý được đánh giá trên cơ sở xem chúng được xét tính đầy đủ đến
đâu các mặt, các yếu tố ảnh hưởng và trên cơ sở xem xét chất lượng (độ tin
cậy) của các số liệu, thông tin (căn cứ) sử dụng.

Như vậy, khi các quyết định, giải pháp, biện pháp quản lý kinh doanh
có đầy đủ, chính xác, căn cứ khoa học là khi chúng có chất lượng đảm bảo.
Với quyết định chất lượng; các yếu tố cho tiến hành có mức độ tiến bộ phù
hợp, người lao động trong doanh nghiệp tích cực, sáng tạo, doanh nghiệp sẽ
đạt được hiệu quả kinh doanh cao, không ngừng phát triển.

Trịnh Công Nghĩa


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Cơng ty Vinaphone
14
Hiệu quả kinh doanh

+

0

-

a

Trình độ quản lý doanh nghiệp

Hình 1.5 Quan hệ giữa trình độ quản lý doanh nghiệp với hiệu quả KD
Thực tế khẳng định rằng: lãnh đạo, quản lý yếu kém là nguyên nhân sâu
xa, quan trọng nhất của tình trạng:
• Thiếu việc làm; Thiếu vốn, tiền chi cho hoạt động kinh doanh;
• Cơng nghệ, thiết bị lạc hậu;
• Trình độ và động cơ làm việc của đơng đảo người lao động thấp;
• Chất lượng sản phẩm không đáp ứng yêu cầu của người sử dụng;

• Lãng phí nhiều, chi phí cao, giá thành đơn vị sản phẩm cao, giá chào
bán khơng có sức cạnh tranh;
1.3 Phương pháp đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh
nghiệp
Trong thời đại ngày nay, vai trò lãnh đạo, quản lý được đánh giá cao và
trở thành một bộ phận quan trọng trong cơ cấu nhân lực của doanh nghiệp.
Do đó, chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý đòi hỏi ngày phải càng cao, chuyên

Trịnh Công Nghĩa


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone
15

sâu tới từng lĩnh vực. Như ta thấy, đội ngũ cán bộ quản lý có ý nghĩa đặc biệt
và là một trong các nhân tố có tính chất quyết định sự thành cơng hay thất bại
của doanh nghiệp.
Thực tế hoạt động của các doanh nghiệp luôn chứng minh rằng, chất
lượng thực hiện các loại công việc quản lý doanh nghiệp cao đến đâu hiệu
quả hoạt động của doanh nghiệp cao đến đó. Chất lượng thực hiện các loại
công việc quản lý doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng đội ngũ
cán bộ lãnh đạo, quản lý quyết định.
Vai trò của cán bộ quản lý sản xuất kinh doanh ngày càng tăng bởi
những lý do:
Một là: Xã hội ngày càng phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và có sự
cạnh tranh quyết liệt trên thị trường. Điều đó làm tăng số lượng các phương
án và quyết định lựa chọn phương án tối ưu trở nên phức tạp hơn.
Hai là: Tác động của các quyết định quản lý đối với hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp vừa có hiệu quả lớn hoặc để lại hậu quả nghiêm trọng đòi
hỏi trách nhiệm cao của cán bộ quản lý về cả chất lượng lẫn tính khoa học của

các quyết định quản lý.
Ba là: Sự tăng nhanh khối lượng tri thức và độ phức tạp của cơ cấu tri thức,
sự xuất hiện của hệ thống thông tin mới gồm cả thông tin quản lý đã và đang
được mở rộng đòi hỏi khả năng xử lý, chọn lọc để có quyết định quản lý đúng
đắn và có hiệu quả.
Có thể nói, vai trị của cán bộ quản lý ngày càng tăng thực chất là do đòi hỏi ở
người cán bộ quản lý khả năng phát huy nhân tố chủ quan, có bản lĩnh, tri
thức, năng động trên cơ sở nắm vững và vận dụng quy luật khách quan cũng
như các quan điểm, đường lối, chính sách phát triển kinh tế - xã hội của công
cuộc đổi mới.

Trịnh Công Nghĩa


Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL của Công ty Vinaphone
16

Theo GS, TS Đỗ Văn Phức [1, tr269], cán bộ quản lý doanh nghiệp là
người trực tiếp hoặc tham gia, đảm nhiệm cả bốn loại (4 chức năng) quản
lý ở doanh nghiệp. Đội ngũ cán bộ của doanh nghiệp bao gồm tất cả những
người có quyết định bổ nhiệm và hưởng lương chức vụ hoặc phụ cấp trách
nhiệm quản lý của doanh nghiệp đó.
Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp là kết tinh từ chất
lượng của các cán bộ quản lý của doanh nghiệp đó. Chất lượng cán bộ quản lý
doanh nghiệp phải được thể hiện, nhận biết, đánh giá bởi mức độ sáng suốt
trong các tình huống phức tạp, căng thẳng và mức độ dũng cảm.
Không sáng suốt không thể giải quyết tốt các vấn đề quản lý. Các vấn
đề, các tình huống nảy sinh trong quá trình quản lý rất nhiều, phức tạp và
căng thẳng, liên quan đến con người, lợi ích của họ. Do vậy, để giải quyết, xử
lý được và nhất là tốt các vấn đề, tình huống quản lý người cán bộ quản lý

phải có khả năng sáng suốt. Khoa học đã chứng minh rằng, người hiểu, biết
sâu, rộng và có bản chất tâm lý tốt (nhanh trí và nhạy cảm gọi tắt là nhanh
nhạy) là người có khả năng sáng suốt trong tình huống phức tạp, căng thẳng.
Cán bộ quản lý SXCN phải là người hiểu biết nhất định về thị trường, về hàng
hố, về cơng nghệ, hiểu biết sâu sắc trước hết về bản chất kinh tế của các quá
trình diễn ra trong hoạt động của doanh nghiệp, hiểu biết sâu sắc về con người
và về phương pháp, cách thức (công nghệ) tác động đến con người. Cán bộ
quản lý phải là người có khả năng tư duy biện chứng, tư duy hệ thống, tư duy
kiểu nhân - quả liên hoàn, nhạy cảm và hiểu được những gì mới, tiến bộ, dũng
cảm áp dụng những gì mới, tiến bộ vào thực tế...
Quản lý theo khoa học là thường xuyên thay đổi cung cách quản lý theo
hướng tiến bộ, là làm các cuộc cách mạng về cách thức tiến hành hoạt động
nhằm thu được hiệu quả ngày càng cao. Mỗi cung cách lãnh đạo, quản lý mà
cốt lõi của nó là định hướng chiến lược, chính sách, chế độ, chuẩn mực đánh

Trịnh Công Nghĩa


×