Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý vận hành lưới điện phân phối trong công ty điện lực lạng sơn đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.93 MB, 122 trang )

.....

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

PHẠM MINH TUẤN

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HỒN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN LÝ VẬN HÀNH
LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY ĐIỆN LỰC
LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

Hà Nội – 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ HỘI
*************************

PHẠM MINH TUẤN

PHÂN TÍCH VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI
TRONG CÔNG TY ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH


LUẬN VĂN THẠC SĨ
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS TS. TRẦN THỊ BÍCH NGỌC

Hà Nội - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận văn thạc sĩ này là cơng trình nghiên cứu của riêng cá
nhân tơi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp từ nhiều nguồn
tài liệu tham khảo nêu ở phần tài liệu tham khảo của luận văn. Qua số liệu thu thập
thực tế, tổng hợp tại Công ty Điện lực Lạng Sơn, nơi tôi đang làm việc, không sao
chép bất kỳ luận văn nào trước đó và dưới sự hướng dẫn khoa học của Phó giáo sư,
Tiến sĩ Trần Thị Bích Ngọc, Giảng viên Viện Kinh tế và Quản lý, Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội.
Các số liệu và những kết quả trong luận văn là trung thực, các đánh giá, kiến
nghị đưa ra xuất phát từ thực tiễn và kinh nghiệm, chưa từng được công bố dưới bất
cứ hình thức nào trước khi trình, bảo vệ và cơng nhận bởi “Hội Đồng đánh giá luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh”.
Một lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên và hoàn
toàn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này./.
Tác giả luận văn:

Phạm Minh Tuấn

i



LỜI CÁM ƠN
Qua một thời gian học tập, nghiên cứu chương trình cao học quản trị kinh
doanh của trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đã giúp tác giả nhận thức sâu sắc về
cách thức nghiên cứu, phương pháp tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và lựa chọn
đề tài luận văn tốt nghiệp cao học; đồng thời góp phần nâng cao kiến thức chuyên
môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực nghiên cứu và khả năng phân tích trước sự phát
triển của khoa học, kĩ thuật và kinh tế; có khả năng giải quyết độc lập những vấn đề
thuộc chuyên ngành được đào tạo và phục vụ cho công tác được tốt hơn. Việc thực
hiện nhiều bài kiểm tra, bài thi, bài tập nhóm trong thời gian học đã giúp tác giả
sớm tiếp cận được cách làm, phương pháp nghiên cứu, tạo tiền đề cho việc độc lập
trong nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
Giáo viên hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Bích Ngọc đã giúp đỡ, hướng dẫn cụ
thể, tận tình trong quá trình thực hiện để tác giả hoàn thành luận văn thạc sĩ này;
Các CBCNV Viện Kinh tế và Quản lý, Viện Đào tạo Sau đại học và Thư
viện - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả
trong quá trình tiến hành thực nghiệm đề tài và bảo vệ luận văn thạc sĩ;
Các đồng chí lãnh đạo và các Phòng ban đơn vị của PCLS, đã giúp đỡ tác giả
thực hiện việc nghiên cứu, thu thập các số liệu để tác giả hoàn thành luận văn thạc
sĩ này;
Những người thân trong gia đình, bạn bè của tác giả đã giúp đỡ, tạo điều kiện
về thời gian, động viên tác giả trong q trình thực hiện và hồn thành luận văn
này;
Tác giả mong muốn tiếp tục nhận được sự chia sẻ, hỗ trợ và tạo điều kiện của
Hội đồng Chấm luận văn thạc sĩ, các bạn bè, đồng nghiệp.
Xin trân trọng cám ơn.

ii



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CÁM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vi

DANH MỤC BẢNG BIỂU

viii

DANH MỤC HÌNH ẢNH

x

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN

PHỐI

4

1.1. Khái niệm về lưới điện và lưới điện phân phối

4

1.2.Phân loại lưới điện

4

1.2.1. Phân loại lưới điện theo cấp điện áp

4

1.2.2. Phân loại lưới điện theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành

4

1.3. Nội dung công tác quản lý vận hành lưới điện

5

1.3.1. Công tác tổ chức vận hành

5

1.3.2. Công tác lập kế hoạch


5

1.4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng quản lý vận hành

5

1.4.1 Chất lượng điện áp

5

1.4.2. Tần số hệ thống điện

6

1.4.3 Độ tin cậy cung cấp điện

6

1.4.3.1. Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối

6

1.4.3.2. Các bộ chỉ số độ tin cậy cung cấp điện

9

1.4.4. Yêu cầu chất lượng dịch vụ khách hàng

10


1.4.5. Sự cố lưới điện và trạm điện

11

1.4.6. Tổn thất điện năng

11

1.4.7. Điện thương phẩm, doanh thu

12

1.5. Các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng quản lý vận hành
lưới điện phân phối

13

iii


1.5.1. Các yếu tố khách quan

13

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

14

1.6. Ý nghĩa về việc nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện


14

1.7. Tóm tắt chương 1

15

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ VẬN
HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TRONG CÔNG TY ĐIỆN LỰC LẠNG SƠN 16
2.1. Vài nét khái quát về Tỉnh Lạng Sơn

16

2.1.1. Vị trí địa lý – diện tích tự nhiên

16

2.1.2. Dân số và cơ cấu hành chính

17

2.2. Hiện trạng kinh tế - xã hội

21

2.2.1. Những kết quả đạt được

21

2.2.2. Hiện trạng phát triển các ngành kinh tế


24

2.2.2.1. Nông - Lâm nghiệp

24

2.2.2.3. Thương mại-dịch vụ

27

2.3. Giới thiệu về Công ty Điện lực Lạng Sơn

28

2.3.1. Sự ra đời, hình thành và phát triển

28

2.3.2. Chức năng nhiệm vụ:

29

2.4. Phân tích thực trạng cơng tác quản lý vận hành tại Công ty Điện lực Lạng Sơn 30
2.4.1 Nguồn điện cấp điện cho khu vực

30

2.4.2. Các trạm 110kV cấp điện cho lưới điện trung áp tỉnh Lạng Sơn

30


2.4.3. Lưới điện

31

2.4.3.1. Thống kê lưới điện hiện trạng

31

2.4.3.2. Tình hình vận hành lưới điện

34

2.4.3.3. Nhận xét và đánh giá chung

36

2.5. Phân tích thực trạng cơng tác tổ chức vận hành lưới điện

38

2.6. Phân tích thực trạng cơng tác lập kế hoạch cho quản lý vận hành lưới điện

43

2.7. Phân tích thực trạng cơng tác kiểm tra, kiểm sốt lưới điện

52

2.8. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh chất lượng quản lý vận hành


54

2.8.1. Phân tích chất lượng điện áp

54

iv


2.8.2. Phân tích các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện

55

2.8.3. Phân tích về tình hình sự cố lưới điện, thiết bị điện

63

2.8.4. Phân tích tình hình thực hiện tỷ lệ tổn thất điện năng

65

2.8.5. Phân tích tình hình thực hiện doanh thu

68

2.8.6. Kết quả thực hiện kế hoạch điện thương phẩm

69


2.8.7. Khách hàng sử dụng điện

70

2.9. Tóm tắt chương 2

70

CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC
QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI TRONG CÔNG TY ĐIỆN
LỰC LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2020

75

3.1. Những định hướng phát triển của Công ty Điện lực Lạng Sơn

75

3.1.1. Cơ sở pháp lý để tính nhu cầu điện tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020

75

3.1.2. Dự báo phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2020

76

3.1.3. Dự báo nhu cầu điện năng tỉnh Lạng Sơn đến năm 2020

77


3.1.4. Mục tiêu tổng quát

92

3.2. Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý vận hành lưới điện phân
phối của Công ty Điện lực Lạng Sơn đến năm 2020.

92

3.2.1 Giải pháp hoàn thiện lưới điện, hệ thống thông tin quản lý và đổi mới công
nghệ:

93

3.2.1.1. Căn cứ của giải pháp

93

3.2.1.2. Mục tiêu của giải pháp

94

3.2.1.3. Nội dung của giải pháp

95

3.2.1.4.Lợi ích đạt được của giải pháp

101


3.2.2. Giải pháp giảm tổn thất điện năng

102

3.3.Tóm tắt chương 3

105

CÁC KIẾN NGHỊ

106

PHẦN KẾT LUẬN

107

DANH SÁCH CÁC PHỤ LỤC

111

v


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBCNV

: Cán bộ công nhân viên;

CMIS : Hệ thống thông tin quản lý khách hàng (Customer Management
Information System);

CSDL

: Cơ sở dữ liệu;

ĐD

: Đường dây;

ĐTXD

: Đầu tư xây dựng;

EVN

: Tập đoàn Điện lực Việt Nam;

EVNNPC

: Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc

GIS

: Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System);

KĐTM

: Khu đô thị mới;

LS


: Lạng Sơn;

LĐPP

: Lưới điện phân phối

Lv. Ths.

: Luận văn thạc sĩ

MBA

: Máy biến áp;

PCLS

: Công ty Điện lực Lạng Sơn

SAIDI : Thời gian mất điện trung bình của lưới điện trung bình của lưới điện
(System Average Interruption Duration Index);
SAIFI : Số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System Average
Interruption Frequency Index );
MAIFI: Chỉ số về số lần mất điện thống qua trung bình của lưới điện phân phối
(Momentary Average Interruption Frequency Index).
QLVH

: Quản lý vận hành

QLLĐ


: Quản lý lưới điện;

QLDA

: Quản lý dự án;

SCL

: Sửa chữa lớn;

SCTX

: Sửa chữa thường xuyên

vi


TBA

: Trạm biến áp;

TSCĐ

: Tài sản cố định;

UBND

: Ủy ban nhân dân

VKTTĐ


: Vùng kinh tế trọng điểm ;

VHLĐ

: Vận hành lưới điện;

vii


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số đơn vị hành chính của tỉnh Lạng Sơn

17

Bảng 2.2. Các chỉ tiêu chính về kinh tế xã hội của tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011-201

23

Bảng 2.3. Giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp

24

Bảng 2.4. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - xây dựng

26

Bảng 2.5. Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ

28


Bảng 2.6. Thơng số và tình hình vận hành các trạm biến áp 110kv

31

Bảng 2.7. Thống kê khối lượng trạm biến áp tỉnh Lạng Sơn tính đến 31/12/2015

32

Bảng 2.8. Thống kê khối lượng đường dây trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

33

Bảng 2.9. Tổng kê tình hình thực hiện công tác ĐTXD từ năm 2011 đến 2015

44

Bảng 2.10.Tổng kê tình hình thực hiện cơng tác sửa chữa lớn từ năm 2011 đến 2015

44

Bảng 2.11.Tổng kê chi phí thực hiện công tác sửa thường xuyên
từ năm 2011 đến 2015

45

Bảng 2.12.Tổng kê số vụ vi phạm hàng lang an toàn lưới điện cao áp từ năm 2012
đến 2015

46


Bảng 2.13. Giao kế hoạch chỉ tiêu thực hiện tổn thất điện năng cho các đơn vị trực thuộc từ
năm 2012-:-2015

46

Bảng 2.14. Kế hoạch giao chỉ tiêu độ tin cậy lưới điện

49

Bảng 2.15. Kế hoạch giao chỉ tiêu độ tin cậy lưới điện
cho các Điện lực trực thuộc năm 2015

51

Bảng 2.16. Tổng hợp các chi phí quản lý vận hành lưới điện.

52

Bảng 2.17. Kết quả thực hiện chỉ tiêu độ tin cậy cung cấp điện
từ năm 2012-:-2015

55

Bảng 2.18. Chỉ số độ tin cậy SAIDI và SAIFI lưới điện phân phối một số nước trên
Thế giới năm 2004

58

Bảng 2.19. Chỉ số độ tin cậy SAIDI và SAIFI lưới điện phân phối một số thành phố trên Thế

giới năm 2004.

58

viii


Bảng 2.20. Thống kê tình hình sự cố lưới điện từ năm 2011-:-2015

63

Bảng 2.21. Kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 - 2015

65

Bảng 2.22. Tổng kê kết quả doanh thu từ năm 2011-:-2015

68

Bảng 3.1. Chỉ tiêu cấp điện cho khu công nghiệp

77

Bảng 3.2. Kết quả dự báo nhu cầu điện ngành Cơng nghiệp - Xây dựng

78

Bảng 3.3. Kết quả tính tốn nhu cầu điện ngành Nơng – Lâm – Thủy sản

79


Bảng 3.4. Định mức tiêu thụ điện cho Thương mại - Dịch vụ

80

Bảng 3.5. Kết quả tính tốn nhu cầu điện ngành Thương mại – Dịch vụ

80

Bảng 3.6. Định mức tiêu thụ điện cho Tiêu dùng dân cư tỉnh Lạng Sơn

82

Bảng 3.7. Kết quả tính tốn nhu cầu điện cho Quản lý và Tiêu dùng dân cư

83

Bảng 3.8. Chỉ tiêu cấp điện cho một số Các hoạt động khác

83

Bảng 3.9. Kết quả tính tốn nhu cầu điện cho Các hoạt động khác

84

Bảng 3.10. Tổng hợp nhu cầu điện năng Tỉnh Lạng Sơn các phương án

84

Bảng 3.11. Dự báo nhu cầu điện năng tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025 (Phương pháp tính trực

tiếp)

87

Bảng 3.12. Dự báo nhu cầu điện năng tỉnh Lạng Sơn đến năm 2025 (Phương pháp tính trực
tiếp)

88

Bảng 3.13. Tổng hợp kết quả dự báo nhu cầu điện tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2016-2035

89

Bảng 3.14. Công suất tiêu thụ theo từng đơn vị hành chính và tồn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn
2016-2035

90

Bảng 3.15. Điện năng tiêu thụ theo từng đơn vị hành chính và tồn tỉnh Lạng Sơn
giai đoạn 2016-2035

91

ix


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Bản đồ hành chính tỉnh Lạng Sơn ......................................................... - 20Hình 2.2: Sơ đồ lưới điện 110Kv

- 36-


Hình 2.3: Chỉ số độ tin cậy SAIDI một số nước trên thế giới

-59-

Hình 2.4: Chỉ số độ tin cậy SAIDI một số thành phố trên thế giới

-60-

Hình 2.5: Chỉ số độ tin cậy SAIFI một số nước trên thế giới

-61-

Hình 2.6: Chỉ số độ tin cậy SAIFI một số thành phố trên thế giới

-62-

Hình 2.7: Biểu đồ tổn thất điện năng giai đoạn 2011-2015

- 65-

Hình 2.8: Biểu đồ tăng trưởng điện thương phẩm giai đoạn 2011-2015

- 69 -

x


MỞ ĐẦU
A. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Ngành điện là một ngành cơng nghiệp hoạt động mang tính hệ thống và đồng
bộ cao, luôn được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn và là ngành phải luôn đi trước
một bước, có vai trị vơ cùng to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước,
góp phần khơng nhỏ trong việc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước góp phần
đưa nước ta sớm trở thành một nước cơng nghiệp theo hướng hiện đại. Điện ngồi
việc phục vụ nhu cầu sản xuất nó cịn phục vụ nhu cầu sinh hoạt và nâng cao đời
sống của nhân dân vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, góp phần đảm bảo an sinh
xã hội; góp phần đảm bảo an ninh chính trị, an ninh quốc phịng, an ninh năng
lượng, đẩy mạnh điện khí hóa nơng thơn, xây dựng nơng thơn mới. Chính vì vậy,
Đảng và Nhà nước ta luôn luôn quan tâm tập trung đầu tư, chỉ đạo một cách toàn
diện đối với hoạt động của ngành điện. Trải qua 62 năm ngành điện ln hồn thành
tốt nhiệm vụ mà đã Đảng và Nhà nước giao phó, đóng góp xứng đáng vào cơng
cuộc đấu tranh bảo vệ và giải phóng đất nước trước đây cũng như cơng cuộc đổi
mới xây dựng đất nước, thực hiện cơng nghiệp hố, hiện đại hoá ngày nay.
Từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu
bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, ngành điện nói chung và Cơng ty Điện lực Lạng Sơn nói riêng đã phải cố
gắng rất nhiều để thích nghi, tồn tại và phát triển trong điều kiện mới.
Khi Việt Nam hội nhập với thế giới, yêu cầu đổi mới ngành điện, thay đổi cơ
chế vận hành thị trường điện năng càng trở nên cấp bách. Thị trường phát điện cạnh
trạnh đã được hình thành, thị trường bán bn cạnh tranh đang dần được hình thành
và thị trường bán lẻ cạnh tranh theo dự kiến sẽ được hình thành sau năm 2022.
Trong tương lai ngành điện chỉ giữ độc quyền khâu truyền tải điện để đảm bảo an
ninh hệ thống năng lượng quốc gia, xây dựng và vận hành các nhà máy thủy điện
lớn, các nhà máy điện nguyên tử, tham gia hội nhập và mua bán điện với các nước
trong khu vực. Do đó vị thế độc quyền của các Cơng ty Điện lực dần được xóa bỏ,

1



mơi trường kinh doanh càng ngày càng khó khăn, nguy cơ phải cạnh tranh với các
đối thủ kể cả trong và ngoài nước trên thương trường sẽ hiện hữu.
Là một cán bộ đã mười lăm năm công tác trong ngành điện, tôi ý thức được
rằng đã đến lúc phải thay đổi cơ chế hoạt động cho phù hợp với điều kiện mới, phù
hợp với xu thế hội nhập kinh tế thế giới, đáp ứng đầy đủ và ngày càng nâng cao chất
lượng điện năng hơn nữa để phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng và
thị trường. Vì vậy tơi chọn đề tài: “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hồn
thiện cơng tác quản lý vận hành lưới điện phân phối của Công ty Điện lực
Lạng Sơn đến năm 2020” làm đề tài Luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ của mình.
B. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống hoá các cơ sở lý luận về quản lý vận hành lưới điện phân phối về
phương diện lý luận và trên cơ sở đó phân tích thực trạng chất lượng quản lý vận
hành lưới phân phối của Công ty Điện lực Lạng Sơn và đề xuất một số giải pháp
hồn thiện cơng tác quản lý vận hành lưới phân phối của Công ty Điện lực Lạng
Sơn đến năm 2020.
C. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI.
Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý vận hành lưới điện phân
phối của Công ty Điện lực Lạng Sơn.
Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động sản xuất kinh doanh là tại Công ty Điện lực
Lạng Sơn từ năm 2011 đến năm 2015.
D. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Các phương pháp được sử dụng trong đề tài : Phân tích chất lượng dựa trên
cơ sở những lý thuyết về quản trị chất lượng, phân tích dựa trên các số liệu thống
kê, so sánh với các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện, phân tích hệ thống lưới điện
để tìm nguyên nhân khách quan, chủ quan của các vấn đề về chất lượng điện cung
cấp cho khách hàng…
E. NHỮNG ĐÓNG GĨP CỦA ĐỀ TÀI
Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chất lượng và quản lý chất lượng.

2



Trình bày các khái niệm về lưới điện, lưới điện phân phối, phân loại lưới
điện, các yêu cầu về công tác vận hành lưới điện, tổn thất điện năng, ý nghĩa về việc
nâng cao chất lượng quản lý vận hành lưới điện và các tiêu chí đánh giá chất lượng
quản lý vận hành lưới điện phân phối.
Phân tích thực trạng chất lượng quản lý vận hành lưới điện phân phối tỉnh
Lạng Sơn.
Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện lưới điện, hệ thống thông tin quản lý,
đổi mới công nghệ, nguồn nhân lực, giảm tổn thất điện năng và nâng cao sự hài
lịng của khách hàng tại Cơng ty Điện lực Lạng Sơn đến năm 2020.
F. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Tên đề tài : “Phân tích và đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác
quản lý vận hành lưới điện phân phối trong Công ty Điện lực Lạng Sơn đến
năm 2020”.
Bố cục: Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý vận hành lưới điện phân phối.
Chương 2: Phân tích thực trạng cơng tác quản lý vận hành lưới điện tại
Công ty Điện lực Lạng Sơn.
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý vận hành
lưới điện phân phối trong Công ty Điện lực Lạng Sơn đến năm 2020.

3


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ VẬN HÀNH LƯỚI ĐIỆN
PHÂN PHỐI
1.1. Khái niệm về lưới điện và lưới điện phân phối
Khái niệm về lưới điện: Là hệ thống đường dây tải điện, máy biến áp và
trang thiết bị phụ trợ để truyền dẫn điện.

(Trích khoản 3 Điều 3 Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03-12-2004)
Khái niệm về lưới điện phân phối: Lưới điện phân phối là phần lưới điện
bao gồm các đường dây và trạm điện có cấp điện áp đến 110kV.
(Trích khoản 20 Điều 3 Thơng tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18-11-2015)
1.2.Phân loại lưới điện
1.2.1. Phân loại lưới điện theo cấp điện áp
a) Hạ áp là cấp điện áp danh định đến 01 kV;
b) Trung áp là cấp điện áp danh định trên 01 kV đến 35 kV;
c) Cao áp là cấp điện áp danh định trên 35 kV đến 220 kV;
d) Siêu cao áp là cấp điện áp danh định trên 220 kV.
(Trích khoản 1 Điều 3 Thông tư số 39/2015/TT-BCT ngày 18-11-2015)
1.2.2. Phân loại lưới điện theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành
Được phân thành lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối cụ thể:
Lưới điện truyền tải: Là phần lưới điện bao gồm các đường dây và trạm
biến áp có cấp điện áp từ 220kV trở lên, các đường dây và trạm biến áp có điện áp
110kV, có chức năng truyền tải để tiếp nhận công suất từ các nhà máy điện vào hệ
thống điện quốc gia;
Lưới điện phân phối: Là phần lưới điện, bao gồm các đường dây và trạm
biến áp có cấp điện áp từ 35kV trở xuống, các đường dây và trạm biến áp có điện
áp 110kV có chức năng phân phối điện.
Lưới điện, theo mục đích sử dụng và quản lý vận hành, được phân biệt thành
lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối.
Lưới điện truyền tải là lưới điện dùng để đưa năng lượng điện từ nơi sản xuất
điện đến lưới điện phân phối.

4


Lưới điện phân phối là lưới điện dùng để chuyển năng lượng điện từ lưới
truyền tải đến tổ chức, cá nhân sử dụng điện.

1.3. Nội dung công tác quản lý vận hành lưới điện
1.3.1. Công tác tổ chức vận hành
Thực hiện theo quy định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tổng
Công ty Điện lực Miền Bắc (EVNNPC) nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả cơng
tác quản lý vận hành, với mục đích đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, liên
tục, khắc phục sự cố một cách nhánh chóng.
1.3.2. Cơng tác lập kế hoạch
Để ngăn ngừa và phát hiện sớm các khiếm khuyết có nguy cơ gây sự cố lưới
điện, trạm điện nhằm cung cấp điện ổn định, an toàn, liên tục cho khách hàng, nâng
cao chất lượng điện áp, giảm số lần sự cố lưới điện, trạm điện. Trong công tác quản
lý vận hành bao gồm các kế hoạch chính như sau:
- Kế hoạch (chương trình) giảm sự cố
- Kế hoạch (chương trình) nâng cao chỉ số độ tin cậy cung cấp điện
- Kế hoạch kiểm tra định kỳ lưới điện và thiết bị điện
- Kế hoạch chống quá tải lưới điện
- Kế hoạch giảm thiểu vi phạm Hành lang an toàn lưới điện cao áp
- Kế hoạch giảm thiểu vi phạm khoảng cách pha đất
- Kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn
- Kế hoạch chi phí sửa chữa thường xuyên
- Kế hoạch (chương trình) giảm tỷ lệ tổn thất điện năng
- Kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị
- Kế hoạch kiểm tra, thí nghiệm định kỳ đường dây, TBA
- Kế hoạch các các chi phí, phục vụ cho công tác QLVH lưới điện
1.4. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng quản lý vận hành
1.4.1 Chất lượng điện áp
Các cấp điện áp danh định trong hệ thống điện phân phối bao gồm 110 kV,
35 kV, 22 kV, 15 kV, 10 kV, 06 kV và 0,4 kV.

5



Trong điều kiện bình thường điện áp được phép dao động trong khoảng ±5%
so với điện áp danh định. (Qui phạm trang bị điện tập 1 – mục I.2.39, Bộ Công
nghiệp). Trong trường hợp lưới điện chưa ổn định, điện áp được dao động từ +5%÷10%. (Theo Luật điện lực 2005).
Các thiết bị điện trên lưới điện cũng như các thiết bị dùng điện của khách
hàng đều được thiết kế để vận hành trong một dải điện áp nhất định. Điện áp thấp
các phụ tải khách hàng vận hành đều kém chất lượng, gây tổn thất lớn, thiết bị phát
nhiệt, già cỗi cách điện và máy móc khơng chạy được hết công suất, ảnh hưởng đến
năng suất tạo ra sản phẩm của khách hàng và các yếu tố xã hội khác. Điện áp cao
quá gây phá hoại cách điện, giảm tuổi thọ thiết bị của khách hàng.
1.4.2. Tần số hệ thống điện
Được phép dao động trong phạm vi ±0,2Hz so với tần số danh định 50Hz.
Trong trường hợp hệ thống điện chưa ổn định cho phép làm việc với độ lệch tần số
±0,5Hz. (Theo Luật điện lực 2005).
Khi có sự thay đổi về tần số thì có thể gây ra một số hậu quả xấu vì:
Các thiết bị được thiết kế và tối ưu ở tần số định mức. Biến đổi tần số dẫn
đến giảm năng suất làm việc của thiết bị.
Làm giảm hiệu suất của thiết bị.
Ảnh hưởng đến chất lượng của quá trình sản xuất.
1.4.3 Độ tin cậy cung cấp điện
1.4.3.1 Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối
1. Các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối bao gồm:
a) Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System
Average Interruption Duration Index - SAIDI);
b) Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối (System
Average Interruption Frequency Index - SAIFI);
c) Chỉ số về số lần mất điện thống qua trung bình của lưới điện phân phối
(Momentary Average Interruption Frequency Index - MAIFI).
2. Các chỉ số về độ tin cậy của lưới điện phân phối được tính tốn như sau:


6


a. SAIDI được tính bằng tổng số thời gian mất điện kéo dài trên 05 phút của
Khách hàng sử dụng điện và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị
phân phối điện chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện và Đơn vị phân phối và
bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện, xác định theo cơng thức sau:
n

∑T × K
i

SAIDI t =

i

i =1

Kt

(Trích mục a khoản 2 Điều 12 Thơng tư 39/2015/TT-BCT của Bộ Công
thương ngày 18-11-2015).
12

SAIDI y =

∑ SAIDI

t


t =1

Trong đó:
- Ti: Thời gian mất điện lần thứ i trong tháng t (chỉ xét các lần mất điện có thời gian
kéo dài trên 05 phút);
- Ki: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua
điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện thứ i trong tháng t;
- n: Tổng số lần mất điện kéo dài trên 05 phút trong tháng t thuộc phạm vi cung cấp
điện của Đơn vị phân phối điện;
- Kt: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua
điện của Đơn vị phân phối điện trong tháng t;
- SAIDIt (phút): Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối
trong tháng t;
- SAIDIy (phút): Chỉ số về thời gian mất điện trung bình của lưới điện phân phối
trong năm y.
b. SAIFI được tính bằng tổng số lượt Khách hàng sử dụng điện và Đơn vị
phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện bị mất điện kéo dài
trên 05 phút chia cho tổng số Khách hàng sử dụng điện và Đơn vị phân phối và bán
lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện, xác định theo công thức sau:

7


n

SAIFI t =

∑K

i


i =1

Kt

(Trích mục b khoản 2 Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BCT của Bộ Công
thương ngày 18-11-2015).
12

SAIFI y =

∑ SAIFI

t

t =1

Trong đó:
- n: Tổng số lần mất điện kéo dài trên 05 phút trong tháng t thuộc phạm vi cung cấp
điện của Đơn vị phân phối điện;
- Ki: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua
điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện thứ i trong tháng t;
- Kt: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua
điện của Đơn vị phân phối điện trong tháng t;
- SAIFIt: Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối trong tháng t;
- SAIFIy: Chỉ số về số lần mất điện trung bình của lưới điện phân phối trong năm y.
c. MAIFI được tính bằng tổng số lượt Khách hàng sử dụng điện và Đơn vị
phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối điện bị mất điện thoáng
qua (thời gian mất điện kéo dài từ 05 phút trở xuống) chia cho tổng số Khách hàng
sử dụng điện và Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua điện của Đơn vị phân phối

điện, xác định theo công thức sau:
n

MAIFIt =

∑K

i

i =1

Kt

(Trích mục c khoản 2 Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BCT của Bộ Công
thương ngày 18-11-2015).
12

MAIFI y =

∑ MAIFI

t

t =1

Trong đó:
- n: Tổng số lần mất điện thống qua trong tháng t thuộc phạm vi cung cấp điện của

8



Đơn vị phân phối điện;
- Ki: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua
điện của Đơn vị phân phối điện bị ảnh hưởng bởi lần mất điện thoáng qua thứ i
trong tháng t;
- Kt: Tổng số Khách hàng sử dụng điện và các Đơn vị phân phối và bán lẻ điện mua
điện của Đơn vị phân phối điện trong tháng t;
- MAIFIt: Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối
trong tháng t;
- MAIFIy: Chỉ số về số lần mất điện thoáng qua trung bình của lưới điện phân phối
trong năm y.
(Trích Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BCT của Bộ Công thương ngày 18-11-2015).
1.4.3.2. Các bộ chỉ số độ tin cậy cung cấp điện
1. Độ tin cậy cung cấp điện được thống kê và đánh giá qua hai bộ chỉ số bao
gồm “Độ tin cậy cung cấp điện toàn phần” và “Độ tin cậy cung cấp điện của lưới
điện phân phối”. Mỗi bộ chỉ số độ tin cậy cung cấp điện bao gồm 03 chỉ số SAIDI,
SAIFI và MAIFI được xác định theo quy định tại Điều 12 Thông tư 39/2015/TTBCT ngày 18-11-2015 .
2. Bộ chỉ số “Độ tin cậy cung cấp điện toàn phần” được sử dụng để đánh giá
chất lượng cung cấp điện cho khách hàng mua điện của Đơn vị phân phối điện và
được tính tốn theo quy định tại Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18-112015 khi không xét các trường hợp ngừng cung cấp điện do các nguyên nhân sau:
a) Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối đề nghị cắt điện;
b) Thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối không đáp ứng các
yêu cầu kỹ thuật, an tồn điện để được khơi phục cung cấp điện;
c) Do sự cố thiết bị của Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối;
d) Do các sự kiện bất khả kháng, ngồi khả năng kiểm sốt của Đơn vị phân
phối điện hoặc do Khách hàng sử dụng lưới điện phân phối điện vi phạm quy định
của pháp luật theo Quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do
Bộ Công Thương ban hành.

9



3. Bộ chỉ số “Độ tin cậy cung cấp điện của lưới điện phân phối” là một trong
các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của Đơn vị phân phối điện
được tính tốn theo quy định tại Điều 12 Thông tư 39/2015/TT-BCT ngày 18-11-2015
khi không xét các trường hợp ngừng cung cấp điện do các nguyên nhân sau:
a) Các trường hợp được quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Do mất điện từ hệ thống điện truyền tải;
c) Sa thải phụ tải theo lệnh điều độ của Cấp điều độ có quyền điều khiển;
d) Cắt điện khi xét thấy có khả năng gây mất an toàn nghiêm trọng đối với
con người và thiết bị trong quá trình vận hành hệ thống điện.
1.4.4. Yêu cầu chất lượng dịch vụ khách hàng
Trích Điều 16 Thơng tư 39/2015/TT-BCT ngày 18-11-2015 của Bộ Công
thương:
1. Thời gian xem xét, ký thỏa thuận đấu nối và thực hiện đấu nối mới hoặc
thời gian điều chỉnh đấu nối cho khách hàng.
2. Thời gian thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện.
3. Chất lượng trả lời kiến nghị, khiếu nại của khách hàng bằng văn bản được
đánh giá trên các tiêu chí:
a) Mức độ rõ ràng trong việc trả lời kiến nghị, khiếu nại của khách hàng
bằng văn bản thể hiện thông qua văn bản trả lời phải bao gồm các nội dung sau:
- Trả lời khiếu nại được chấp nhận hay không;
- Giải thích rõ ràng phương án giải quyết trong trường hợp khiếu nại được
chấp nhận;
- Trong trường hợp không chấp nhận khiếu nại, Đơn vị phân phối điện hoặc
Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải nêu rõ lý do và hướng dẫn khách hàng theo
từng trường hợp cụ thể;
- Cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết khác giúp khách hàng đánh giá
được phương án giải quyếtb) Tỷ lệ số văn bản trả lời khiếu nại của khách hàng
trong thời gian quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 17 Thông tư này.

4. Chất lượng tiếp nhận khiếu nại của khách hàng qua điện thoại được đánh

10


giá trên tiêu chí tỷ lệ số cuộc gọi của khách hàng được tiếp nhận trong thời gian quy
định tại Điểm d Khoản 2 Điều 17 Thơng tư này.
Trích Điều 17 Thông tư 39/2015TT-BCT ngày 18-11-2015 của Bộ Công thương:
1. Đơn vị phân phối điện, Đơn vị phân phối và bán lẻ điện phải tổ chức, duy
trì và cập nhật hệ thống thông tin để ghi nhận tất cả kiến nghị, khiếu nại từ khách
hàng bằng văn bản hoặc qua điện thoại.
2. Yêu cầu chất lượng dịch vụ khách hàng được quy định như sau:
a) Thời gian xem xét và ký Thỏa thuận đấu nối kể từ khi nhận được hồ sơ đề
nghị đấu nối hoàn chỉnh, hợp lệ theo quy định tại Điều 45 Thông tư này;
b) Thời gian thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện tại Quy định điều
kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ Công Thương ban hành;
c) Chất lượng trả lời kiến nghị, khiếu nại của khách hàng bằng văn bản: Có
trên 95% văn bản trả lời khiếu nại bằng văn bản có nội dung trả lời rõ ràng và tuân
thủ các quy định của pháp luật trong thời hạn 05 ngày làm việc;
d) Chất lượng tiếp nhận khiếu nại của khách hàng qua điện thoại: Có trên
80% các cuộc điện thoại của khách hàng được tiếp nhận trong thời gian 30 giây.
1.4.5. Sự cố lưới điện và trạm điện
Sự cố lưới điện bao gồm các nguyên nhân chủ quan và khách quan. Chỉ tiêu
này phản ánh số lần sự cố thoáng qua, số lần sự cố vĩnh cửu trong một khoảng thời
gian thường thống kê theo tháng và theo năm trên địa bàn toàn tỉnh cũng như thống
kê theo từng lộ đường dây. Chỉ tiêu này được theo dõi nhằm phục vụ đánh giá độ
tin cậy cung cấp điện. Ngoài ra nó cịn thể hiện chất lượng quản lượng quản lý vận
hành. Việc theo dõi số lần sự cố lưới điện và trạm điện cũng như đánh giá các
nguyên nhân gây ra sự cố nhằm để phân tích đánh giá và đề ra các giải pháp để
ngăn chặn cũng như hạn chế sự cố xảy ra. Các giải pháp đó bao gồm giải pháp về

quản lý, giải pháp đầu tư, giải pháp kỹ thuật.
1.4.6. Tổn thất điện năng
Tổn thất điện năng trên lưới điện là lượng điện năng tiêu hao cho quá trình
truyền tải và phân phối điện khi tải điện từ ranh giới giao nhận với các nhà máy

11


điện qua lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Tổn thất
điện năng còn được gọi là điện năng để truyền tải và phân phối điện. Trong hệ
thống điện, lượng điện truyền tải, khả năng của hệ thống và vai trị của cơng tác
quản lý.
Tổn thất điện năng bao gồm tổn thất kỹ thuật bao gồm tổn thất phi kỹ thuật.
Tổn thất điện năng kỹ thuât: Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng
từ các nhà máy đến các hộ tiêu thụ điện, đã diễn ra một quá trình vật lý là dòng điện
đi qua máy biến áp, dây dẫn và các thiết bị trên hệ thống điện đã làm phát nóng máy
biến áp, dây dẫn đường dây và các thiết bị điện dẫn đến làm tiêu hao điện năng;
đường dây dẫn điện cao áp từ 110kV trở lên cịn có tổn thất vầng quang; dòng điện
qua cáp ngầm, tụ điện còn có tổn thất do điện mơi, đường dây điện đi song song với
đường dây khác như chống sét, dây thông tin… có tổn hao điện năng do hỗ cảm.
Tiêu hao điện năng tất yếu xảy ra trong quá trình này chính là tổn thất điện năng kỹ
thuật.
Tổn thất điện năng phi kỹ thuật: Tổn thất điện năng phi kỹ thuật hay còn gọi là
tổn thất điện năng thương mại là do tình trạng vi phạm trong sử dụng điện như: lấy
cắp điện dưới nhiều hình thức (câu móc trực tiếp, tác động làm sai lệch mạch đo
đếm điện năng, gây hư hỏng, chết cháy công tơ, các thiết bị mạch đo lường…); do
chủ quan của người quản lý khi TU mất pha, TI, công tơ chết, cháy không xử lý,
thay thế kịp thời, bỏ sót hoặc ghi sai chỉ số; do không thực hiện đúng chu kỳ kiểm
định và thay thế công tơ định kỳ theo quy định của Pháp lệnh đo lường; đấu nhầm,
đấu sai sơ đồ đấu dây… dẫn đến điện năng bán cho khách hàng đo được qua hệ

thống đo đếm thấp hơn so với điện năng khách hàng sử dụng.
1.4.7. Điện thương phẩm, doanh thu
Điện thương phẩm là sản lượng điện tiêu thụ của khách hàng, nó phản ánh
mức độ sử dụng điện. Ngồi ra nó cịn là một thơng số quan trọng để đánh giá tốc
độ tăng trưởng của phụ tải và để tính tốn tổn thất điện năng. Doanh thu được tính
dựa trên sản lượng thương phẩm nhân với giá bán điện theo mục đích sử dụng và
theo giờ (bình thường, thấp điểm, cao điểm). Doanh thu là một chỉ tiêu tài chính để

12


đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ mà EVNNPC giao. Việc tăng giảm doanh
thu tỷ lệ thuận với tỷ lệ tăng trưởng phụ tải điện và doanh thu cũng bị ảnh hưởng
bởi các chính sách về giá điện do Nhà nước ban hành.
1.5. Các yếu tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng quản lý
vận hành lưới điện phân phối
1.5.1. Các yếu tố khách quan
- Mơ hình tổ chức: Đã được ban hành tuy nhiên việc áp dụng gặp rất nhiều
khó khăn do thực trạng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được theo mơ hình đã quy
định của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Do thiếu định biên cũng như thiếu cán bộ
đáp ứng yêu cầu về bằng cấp cũng như năng lực thực tế.
- Ảnh hưởng của thời tiết: Lạng Sơn là một tỉnh miền núi phía Đơng Bắc, hàng
năm đều chịu ảnh hưởng của diễn biễn thời tiết bất thường: như nắng nóng bất
thường; ảnh hưởng của giơng lốc, mưa bão, hồn lưu bão… Do đó đã ảnh hưởng
khơng nhỏ đến tình hình vận hành lưới điện, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho
khách hàng và ảnh hưởng đến tình hình thực hiện các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật.
- Tốc độ phụ tải tăng trưởng đột biến so với dự kiến cũng như so với quy
hoạch điện dẫn đến lưới điện bị quá tải làm giảm chất lượng điện năng, chưa kịp bố
trí nguồn vốn để đầu tư xây dựng.
- Vi phạm hành lang an toàn lưới điện cao áp: Tuy chưa diễn ra ở mức phổ

biến nhưng cũng đã gây mất an toàn cho người và lưới điện, làm gián đoạn cung
cấp điện. Mặc dù đã được tuyên truyền phổ biến Nghị định 14/CP của Chính phủ,
tuy nhiên vẫn cịn có những hộ dân cố tình vi phạm. Bên cạnh đó việc phối hợp của
chính quyền địa phương có lúc chưa tốt dẫn đến việc cấp phép xây dựng khi chưa
đảm bảo về hành lang an toàn lưới điện.
- Sự cố lưới điện do tài sản khách hàng: Mặc dù đã được tun truyền, phổ
biến tuy nhiên vẫn cịn có nhiều khách hàng chưa phối hợp tốt với ngành điện trong
việc duy tu, bão dưỡng, kiểm tra, thí nghiệm định kỳ dẫn đến sự cố mất điện trên
diện rộng.

13


×