Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng hưởng bảo hiểm xã hội tại bảo hiểm xã hội tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 126 trang )

.....

NGUYỄN NGỌC SƠN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------

CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN NGỌC SƠN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HỊA BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOÁ 2012 A
Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-------------------------------------

NGUYỄN NGỌC SƠN

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH


ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ ĐỐI TƯỢNG HƯỞNG BẢO HIỂM XÃ HỘI
TẠI BẢO HIỂM XÃ HỘI TỈNH HỊA BÌNH

CHUN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN DIỆU HƯƠNG

Hà Nội - 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tác giả của đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Hịa
Bình." xin cam đoan: Luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được
tập hợp từ nhiều tài liệu, tự thu thập các thông tin liên quan và liên hệ thực tế
trong công tác quản lý để đưa ra các giải pháp với mong muốn góp phần nhỏ bé
của mình vào việc hồn thiện cơng tác ứng dụng Công nghệ thông tin trong quản
lý đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Hịa Bình.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn.
Tác giả

Nguyễn Ngọc Sơn

i



LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian làm việc nghiêm túc, luận văn thạc sỹ của tơi đã được
hồn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của cơ giáo TS. Phan Diệu Hương. Tơi xin
bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến cô giáo TS. Phan Diệu Hương trong suốt quá trình
nghiên cứu và viết đề tài đã nhiệt tình chỉ bảo phương hướng nghiên cứu và
truyền đạt cho tôi những kinh nghiệm, kiến thức q báu để tơi hồn thành luận
văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn tập thể các thầy, cô giáo trong Viện Kinh tế và
Quản lý - trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã tận tình hướng dẫn, đóng góp ý
kiến giá trị cho luận văn của tơi.
Bên cạnh đó, tơi xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo sau Đại học - Trường
Đại học Bách Khoa Hà Nội, cơ quan BHXH tỉnh Hịa Bình và các Phịng nghiệp
vụ thuộc BHXH tỉnh Hịa Bình đã tạo điều kiện cho tôi nghiên cứu và cung cấp số
liệu thực tế để tơi hồn thành luận văn thạc sỹ này
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới sự quan tâm, động viên của
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp trong thời gian vừa qua đã giúp tơi có thời gian
và nghị lực đề hồn thành tốt nhất luận văn tốt nghiệp này.
Tác giả

Nguyễn Ngọc Sơn

ii


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan ....................................................................................................... ..i
Lời cảm ơn........................................................................................................... .ii
Mục lục ................................................................................................................ iii

Danh mục các từ viết tắt ....................................................................................... vi
Danh mục bảng biểu...............................................................................................vii
Danh mục các hình vẽ...........................................................................................viii
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... ..ix
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG
TIN TRONG QUẢN LÝ ĐỐI TƢỢNG HƢỞNG BHXH ................................. 1
1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin ............................................................... 1
1.2. Vai trị của cơng nghệ thơng tin trong quản lý ........................................... 3
1.2.1. Trong hoạt động quản lý của tổ chức ....................................................... 3
1.2.2. Trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp ............................................. 4
1.2.3. Trong hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nước ...................................... 5
1.3. Công tác quản lý đối tƣợng hƣởng hƣởng BHXH tại Việt Nam ................ 7
1.4. Hệ thống chính sách pháp lý thúc đẩy ứng dụng CNTT trong quản lý đối
tƣợng hƣởng BHXH .......................................................................................... 10
1.5 Các chỉ tiêu và phƣơng pháp đánh giá việc ứng dụng CNTT vào quản lý
đối tƣợng hƣởng BHXH ................................................................................... 12
1.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá ............................................................................. 12
1.5.2. Các phương pháp đánh giá .................................................................... 13
1.6. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quá trình ứng dụng CNTT của tổ chức ......... 14
1.6.1. Chủ trương chính sách .......................................................................... 15
1.6.2. Yếu tố con người................................................................................... 15
1.6.3. Điều kiện cơ sở vật chất ........................................................................ 16
1.6.4. Hệ thống quản lý thông tin .................................................................... 17
1.6.5. Cơ cấu tổ chức ...................................................................................... 18

iii


1.7. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hệ thống BHXH Việt
Nam.................................................................................................................... 18

1.7.1. Kết quả đạt được ................................................................................... 18
1.7.2. Những tồn tại và nguyên nhân ............................................................... 26
1.7.3. Bài học kinh nghiệm ứng dụng CNTT tại một số BHXH tỉnh, thành phố
điển hình ......................................................................................................... 28
Tóm tắt nội dung chƣơng 1 .............................................................................. 32
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG QUẢN LÝ ĐỐI TƢỢNG HƢỞNG BHXH TẠI BHXH TỈNH HỊA
BÌNH.................................................................................................................. 33
2.1. Giới thiệu tổng quan về BHXH tỉnh Hịa Bình. ........................................ 33
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của BHXH tỉnh Hịa Bình ................... 33
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của BHXH tỉnh Hịa Bình ................................... 34
2.1.3. Bộ máy quản lý của BHXH tỉnh Hịa Bình ............................................ 35
2.2. Thực trạng công tác quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH (2011 - 2013) ...... 36
2.2.1. Các đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Hịa Bình ......................... 36
2.2.2. Phân tích cơng tác quản lý đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Hịa
Bình (2011 - 2013).......................................................................................... 37
2.2.3. u cầu cấp thiết phải ứng dụng CNTT trong quản lý đối tượng hưởng
BHXH tại BHXH tỉnh Hịa Bình ..................................................................... 48
2.3. Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH tại
BHXH tỉnh Hịa Bình ........................................................................................ 49
2.3.1. Phân tích kết quả ứng dụng CNTT trong quản lý đối tượng hưởng
BHXH tại BHXH tỉnh Hịa Bình (2011 - 2013) ............................................ 49
2.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ứng dụng CNTT trong quản lý đối
tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Hịa Bình ............................................. 65
2.4. Nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến ứng dụng CNTT trong quản lý đối
tƣợng hƣởng BHXH tại tỉnh Hịa Bình .......................................................... 81
Tóm tắt nội dung chƣơng 2 .............................................................................. 83

iv



CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƢỜNG ỨNG DỤNG
CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ ĐỐI TƢỢNG HƢỞNG
BHXH TẠI BHXH TỈNH HỊA BÌNH ............................................................ 84
3.1. Định hƣớng hoạt động và ứng dụng công nghệ thông tin vào BHXH Việt
Nam đến năm 2015............................................................................................ 84
3.1.1. Định hướng hoạt động chung của ngành ............................................... 84
3.1.2. Định hướng ứng dụng CNTT vào quản lý BHXH ................................. 86
3.2. Định hƣớng hoạt động và ứng dụng cơng nghệ thơng tin của BHXH tỉnh
Hịa Bình vào quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH trong tƣơng lai ..................... 89
3.2.1. Định hướng chung của BHXH tỉnh Hịa Bình ....................................... 89
3.2.2. Định hướng ứng dụng CNTT của BHXH tỉnh Hịa Bình ....................... 90
3.3. Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng ứng dụng CNTT ................. 91
3.3.1. Giải pháp 1: Hồn thiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy ứng dụng CNTT
trong quản lý đối tượng hưởng BHXH ............................................................ 91
3.3.2. Giải pháp 2: Đào tạo nâng cao chất lượng nhân lực ứng dụng CNTT cho
đội ngũ lãnh đạo và viên chức toàn hệ thống BHXH tỉnh ................................ 95
3.3.3. Giải pháp 3: Phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và hoàn thiện hệ thống phần
mềm quản lý đối tượng hưởng BHXH .......................................................... 101
Tóm tắt nội dung chƣơng 3................................................................................107
KẾT LUẬN.........................................................................................................108
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 111

v


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

STT


Nội dung
Asymmetric Digital Subscriber Line (Internet băng

1

ADSL

2

BHXH

Bảo hiểm xã hội

3

BHYT

Bảo hiểm y tế

4

CCVC

Công chức, viên chức

5

CNTT


Công nghệ thông tin

6

CSDL

Cơ sở dữ liệu

7

DATA Sever

Máy chủ chứa cơ sở dữ liệu

8

ILO

9

IP

Internet Protocol (Giao thức liên mạng)

10

KCB

Khám chữa bệnh


11

KTXH

Kinh tế xã hội

12

LAN

Local area network (Mạng nội bộ)

13

SQL Server

Hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu

14

ROUTER

Thiết bị định tuyến trong hệ thống mạng

15

WAN

Wide Area Network (Mạng diện rộng)


thông rộng)

Internationnal Labour Organization (Tổ chức lao
động quốc tế)

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số liệu thu và xử lý nghiệp vụ thu BHXH bằng CNTT qua các năm
2011 - 2013 ......................................................................................................... 52
Bảng 2.2. Số liệu tiếp nhận, lưu trữ hồ sơ được quản lý bằng CNTT giai đoạn
2011 - 2013 ......................................................................................................... 55
Bảng 2.3. Sổ BHXH được quản lý bằng CNTT qua các năm 2011- 2013 ............ 58
Bảng 2.4. Số liệu xét duyệt hưởng các chế độ BHXH được quản lý bằng CNTT. 62
Bảng 2.5. Đối tượng hưởng BHXH thường xuyên hàng tháng được quản lý bằng
CNTT qua các năm 2011 - 2013 ......................................................................... 63
Bảng 2.6. Một số văn bản chủ yếu về tổ chức ứng dụng CNTT ........................... 66
Bảng 2.7. Nguồn nhân lực CNTT tại BHXH tỉnh Hòa Bình ................................ 68
Bảng 2.8. Tổng hợp thực trạng hạ tầng kỹ thuật CNTT ....................................... 73
Bảng 3.1. Khối lượng đào tạo, tập huấn CNTT giai đoạn 2014 - 2015 ................ 97
Bảng 3.2. Kinh phí đào tạo giai đoạn 2014 - 2015 ............................................... 99
Bảng 3.3. Tiến độ triển khai kế hoạch đào tạo giai đoạn 2014 - 2015 ................ 100

vii


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Mơ hình các phần mềm nghiệp vụ của BHXH Việt Nam ..................... 23
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh Hịa Bình ........................................... 36

Hình 2.2. Nội dung ghi trong sổ BHXH bằng thủ cơng viết tay. .......................... 58
Hình 2.3. Nội dung ghi trong sổ BHXH khi ứng dụng CNTT.............................. 59
Hình 2.4. Tỷ lệ phân bổ kinh phí các hạng mục giai đoạn 2011 - 2013 ................ 71
Hình 2.5. Mơ hình sơ đồ kết nối mạng WAN BHXH tỉnh Hịa Bình ................... 75
Hình 2.6. Sơ đồ quy trình xử lý dữ liệu đối tượng hưởng BHXH ........................ 77

viii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thế giới ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ
thuật, cuộc cách mạng về CNTT đang diễn ra trên quy mơ tồn cầu, đã và đang
làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế xã hội của nhân loại. Trong mọi lĩnh vực,
nhất là quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, các hoạt động liên quan đến công nghệ
thông tin đang ngày càng trở nên phổ biến. Vì thế việc đẩy mạnh phát triển và ứng
dụng CNTT nhằm khai thác triệt để mọi năng lực của lĩnh vực khoa học mũi nhọn
này, nhằm thay đổi phương thức quản lý, đem lại hiệu quả cao trong công việc và
đổi mới nền sản xuất đã trở thành cần thiết và tất yếu đối với các quốc gia đang
phát triển khi bước vào giai đoạn cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Ở nước ta, trong q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới, để phát triển nhanh
và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho q trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng
cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, bảo đảm an ninh, quốc phịng và tạo khả
năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại
hóa; Đảng ta chủ trương đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT. Chủ trương này
đã được nhấn mạnh và cụ thể hoá trong nhiều nghị quyết, quyết định của Đảng và
Chính phủ. Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng đã khẳng định “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản lý, khai thác, vận
hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội và toàn bộ nền kinh tế. Coi phát

triển và ứng dụng CNTT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa từng ngành, từng lĩnh vực”. Đồng thời cũng xác định là chúng ta
sẽ phải “tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về khoa học và
công nghệ, đặc biệt là CNTT. Phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở hạ tầng khoa
học, công nghệ, trước hết là CNTT, truyền thơng, cơng nghệ tự động hóa, nâng
cao năng lực nghiên cứu ứng dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao”.
Ở Bảo hiểm xã hội tỉnh Hòa Bình, việc ứng dụng và phát triển CNTT trong

ix


thời gian qua đã được tăng cường, nhiều lĩnh vực đã đạt những thành quả nhất
định, song so với yêu cầu vẫn còn nhiều hạn chế. Đầu tư hạ tầng từng bước đã
được tăng cường, nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao, năng lực, trình độ người sử
dụng cịn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu công việc, một số mặt còn tụt hậu so với
nhiều địa phương khác. Do vậy, việc đẩy mạnh phát triển và ứng dụng CNTT vào
quản lý các nghiệp vụ BHXH đang là vấn đề cần quan tâm, địi hỏi phải có những
cơng trình nghiên cứu về lĩnh vực này cả dưới góc độ lý luận và góc độ thực tiễn.
Chính vì vậy, đề tài: “Thực trạng và giải pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin trong quản lý đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Hịa
Bình” đã được tác giả chọn làm Luận văn Thạc sỹ.
2. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn
- Hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về ứng dụng CNTT cho hoạt động
quản lý. Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng của việc ứng dụng tại BHXH
tỉnh Hịa Bình, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện việc ứng dụng CNTT trong
quản lý đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Hịa Bình.
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến quản lý đối tượng
hưởng BHXH và ứng dụng CNTT trong quản lý.
- Đánh giá thực trạng công tác ứng dụng về CNTT trong quản lý đối tượng

hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Hịa Bình.
- Đề xuất các giải pháp nhằm hồn thiện việc ứng dụng CNTT trong quản
lý đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Hịa Bình.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của luận văn
- Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về thực trạng công tác ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh
Hịa Bình.
- Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn phạm vi nghiên cứu ở công tác ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Hịa
Bình trong những năm từ 2011 đến năm 2013 cụ thể gồm có quản lý q trình
tham gia BHXH để làm căn cứ xét hưởng chế độ về sau, quản lý việc tiếp nhận và

x


lưu trữ hồ sơ đối tượng hưởng BHXH, quản lý sổ BHXH để ghi nhận quá trình
tham gia BHXH, quản lý việc xét duyệt hưởng các chế độ BHXH và quản lý chi
trả các chế độ BHXH thường xuyên hàng tháng.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu trong luận văn
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu chính để thực hiện được
các mục tiêu đề ra gồm:
- Phương pháp phân tích thống kê, phương pháp nghiên cứu điển hình, so
sánh đối chiếu, tổng hợp thống kê.
- Đồng thời phối hợp giữa các số liệu sơ cấp và thứ cấp thu được từ các
nguồn khác nhau.
- Các công cụ được sử dụng trong việc minh họa, dẫn chứng, chứng minh
các phân tích nhận định bao gồm bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ.
5. Đóng góp khoa học và thực tiễn của luận văn
- Luận văn tập trung nghiên cứu, hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết về ứng
dụng công nghệ thông tin cho hoạt động quản lý đối tượng hưởng BHXH, vận

dụng thực tiễn cho BHXH tỉnh Hịa Bình.
- Phân tích, đánh giá về công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý
và điều hành dựa trên cơ sở mục tiêu, những kết quả đạt được của việc triển khai
ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh
Hịa Bình.
- Trên cơ sở các kết luận về thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý đối
tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Hịa Bình, đặc biệt là các tồn tại, hạn chế ảnh
hưởng đến công tác ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý, luận văn đề xuất
một số giải pháp và những kiến nghị nhằm góp phần hồn thiện việc ứng dụng
CNTT trong hoạt động quản lý đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Hòa Bình,
nâng cao ứng dụng CNTT vào cơng tác quản lý, phục vụ cho sự nghiệp an sinh xã
hội của Đảng và Nhà nước.

xi


6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm ba chương:
CHƢƠNG 1: Cơ sở lý luận về ứng dụng CNTT trong quản lý đối tượng
hưởng BHXH
CHƢƠNG 2: Thực trạng ứng dụng CNTT trong quản lý đối tượng hưởng
BHXH tại BHXH tỉnh Hịa Bình (2011-2013)
CHƢƠNG 3: Đề xuất giải pháp nhằm tăng cường ứng dụng CNTT trong
quản lý đối tượng hưởng BHXH tại BHXH tỉnh Hòa Bình

xii


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG

QUẢN LÝ ĐỐI TƢỢNG HƢỞNG BHXH
1.1. Khái niệm về công nghệ thông tin
Công nghệ thông tin (viết tắt CNTT, tiếng Anh: Information Technology) là
ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý thông tin, đặc biệt trong các cơ quan, tổ
chức lớn. Cụ thể, CNTT là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để
chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thơng tin. Do đó, những người
làm việc trong ngành này thường được gọi là các chuyên gia CNTT và bộ phận của
một tổ chức chuyên làm việc về CNTT thường được gọi là phòng, ban CNTT.
Tại Việt Nam, khái niệm công nghệ thông tin được hiểu và xác định trong Nghị
quyết 49/CP ký ngày 04/8/1993 về phát triển công nghệ thơng tin của Chính phủ Việt
Nam, như sau: “Cơng nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương
tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thơng - nhằm tổ
chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và
tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội” .
Theo định nghĩa của Luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH11 ngày
29/06/2006 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thì CNTT là tập hợp các
phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiện đại để sản xuất, truyền
đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số. Thông tin số là thông tin được
tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số, mơi trường mạng là mơi trường trong
đó thông tin được cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông
qua cơ sở hạ tầng thông tin [13, tr.1].
Cơ sở hạ tầng thông tin là hệ thống trang thiết bị phục vụ cho việc sản xuất,
truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số, bao gồm mạng viễn
thông, mạng Internet, mạng máy tính và cơ sở dữ liệu.
Cơng nghệ thông tin là một ngành khoa học nhằm khai thác có hiệu quả tài
ngun thơng tin phục vụ cho hoạt động mọi mặt của con người. Do đó có thể
khẳng định rằng ở bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào con người cần xử lý thơng tin thì ở

1



đó có chỗ cho CNTT.
CNTT có các chức năng quan trọng như sáng tạo (bao gồm nghiên cứu khoa
học, công trình thiết kế, giáo dục, đào tạo, v.v...), truyền tải thông tin (bao gồm
mạng internet, phát hành, xuất bản, phát thanh truyền hình, phương tiện thơng tin
đại chúng,...), xử lý thơng tin (gồm biên tập, trình bày, phát triển phần mềm, quản
lý, xử lý dữ liệu, phân tích hỗ trợ ra quyết định, v.v...) và lưu giữ thông tin (gồm thư
viện điện tử, cơ sở dữ liệu, v.v...).
Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng CNTT vào các hoạt động thuộc
lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác
nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này. Ứng dụng
CNTT là một nhân tố quan trọng nhằm đẩy nhanh q trình tồn cầu hố. Mạng
Internet làm cho thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé, tri thức và thông tin không biên
giới làm cho hoạt động kinh tế vượt ra khỏi phạm vi quốc gia và trở thành hoạt
động mang tính tồn cầu. Với những thành tựu và khả năng ứng dụng rộng rãi của
CNTT, viễn thông và mạng Internet, v.v... ngành CNTT cùng với các dịch vụ liên
quan đang trở thành ngành mang tính chủ đạo trong mọi nền kinh tế.
Một số hình thức ứng dụng CNTT chủ yếu:
- Mạng thông tin: là môi trường lý tưởng cho sự sáng tạo, là phương tiện quan
trọng để quảng bá và nhân nhanh vốn tri thức - động lực của sự phát triển, thúc đẩy
dân chủ trong xã hội, phát triển năng lực con người, v.v..
- Thương mại điện tử (E-Commerce): là các giao dịch tài chính và thương mại
bằng phương tiện điện tử thơng qua ứng dụng CNTT. Thương mại điện tử góp phần
thúc đẩy mạnh mẽ các ngành sản xuất dịch vụ trên phạm vi toàn cầu.
- Giáo dục, đào tạo từ xa (E-Learning): là sự phân phát các nội dung học tập
sử dụng các cơng cụ điện tử hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Intranet,
Internet,…; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới các
hình thức như e-mail, thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội nghị truyền
hình (video conference)…E-learning giúp nâng cao chất lượng các chương trình
giảng dạy và học tập.


2


- Chính phủ điện tử (E-Government): là việc sử dụng CNTT để tự động hố,
điện tử hóa và triển khai các thủ tục hành chính của Chính phủ, áp dụng vào các quy
trình quản lý, hoạt động của Chính phủ và Nhà nước. Chính phủ điện tử đang trở
thành mơ hình phổ biến đối với nhiều quốc gia, cung cấp dịch vụ, thông tin trực
tuyến cho mọi người dân, doanh nghiệp một cách nhanh chóng, thuận lợi ở khắp
mọi nơi, mọi lúc.
- Ứng dụng CNTT trong lĩnh vực an ninh, quốc phịng: An ninh, quốc phịng
cũng có những thay đổi cơ bản do tác động của CNTT. CNTT đã tạo ra những thế
hệ vũ khí, phương tiện chiến tranh “thơng minh”; từ đó xuất hiện hình thái chiến
tranh, phương thức tác chiến mới, làm thay đổi sâu sắc học thuyết qn sự của
nhiều quốc gia,…
1.2. Vai trị của cơng nghệ thông tin trong quản lý
1.2.1. Trong hoạt động quản lý của tổ chức
Ứng dụng CNTT trong quản lý của tổ chức là việc sử dụng CNTT vào các
hoạt động của tổ chức nhằm phát huy hiệu quả các hoạt động lãnh đạo, quản lý điều
hành và các hoạt động chuyên môn của tổ chức.
Quản lý là lĩnh vực sử dụng CNTT nhiều nhất, người ta ước tính có tới 85%
đầu tư CNTT là dành cho quản lý. Những hệ thống như quản lý ngân hàng, quản lý
tài chính kế tốn, quản lý tài sản, quản lý nhân sự, quản lý văn bản hồ sơ hành chính
một cửa, quản lý giao thông, quản lý dân cư,… đều là những ứng dụng CNTT trong
lĩnh vực quản lý.
Có thể nói rằng tại bất kỳ thời điểm nào, bất cứ nơi đâu có tổ chức là ở đó có
nhu cầu quản lý. Các hoạt động quản lý rất đa dạng nhưng có một đặc điểm chung
đó là phải xử lý một khối lượng thơng tin lưu trữ lớn (hồ sơ, tài liệu,…).
Thông thường, đối với một hoạt động ứng dụng CNTT trong quản lý của tổ
chức, cần thực hiện những công việc sau:

- Tạo lập CSDL: tập hợp các dữ liệu về một lĩnh vực hoạt động của tổ chức
được lưu trữ và quản lý một cách thống nhất trên máy vi tính được gọi là một cơ sở
dữ liệu. Ví dụ, để quản lý nhân sự ta phải lập cơ sở dữ liệu về cán bộ, các thông tin,

3


tiêu chí gắn với cán bộ như: trình độ, q qn, q trình học tập, cơng tác, quan hệ
gia đình,…
- Duy trì cơ sở dữ liệu: Cập nhật dữ liệu thường xuyên để đảm bảo dữ liệu
phản ánh đúng và kịp thời thế giới thực. Các hoạt động cập nhật có thể là thêm các
đối tượng mới, sửa thơng tin về một đối tượng phù hợp với tình trạng thực tế, hay
xóa một đối tượng khơng cịn sử dụng khỏi CSDL.
- Khai thác cơ sở dữ liệu: có hai dạng khai thác là kiểu khai thác tra cứu và
kiểu khai thác thống kê. Khai thác tra cứu là nhằm tìm ra các thơng tin vốn có trong
CSDL theo một tiêu chuẩn nào đó; để làm điều này người ta phải lập ra các chương
trình, nó sẽ truy cập tới cơ sở dữ liệu để xử lý, trích lọc thơng tin và có báo cáo kết
quả tra cứu. Một loại hình khai thác khác là thống kê, nếu như hoạt động tra cứu chỉ
trích ra các dữ liệu có sẵn trong CSDL thì các hoạt động thống kê thiên về tính đếm
để rút ra các đặc trưng như tính tổng có điều kiện, lấy trung bình, tính giá trị lớn
nhất hay nhỏ nhất.
- Mục đích cuối cùng của các hệ thống thơng tin quản lý là hỗ trợ cho q
trình ra quyết định của một tổ chức hay cá nhân. Ví dụ thông qua thống kê hàng tồn
kho mà quyết định có giảm giá hay khơng, tra cứu sinh viên đủ điều kiện để quyết
định hình thức khen thưởng,…Vì thế các phần mềm quản lý thường phải được xây
dựng trên cơ sở các hoạt động hỗ trợ ra quyết định, chứ không chỉ đơn giản là tra
cứu hay thống kê.
1.2.2. Trong hoạt động quản lý của doanh nghiệp
CNTT đang hiện diện và đóng vai trị quan trọng khơng thể thiếu trong quá
trình quản trị, điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự

phát triển và ứng dụng của Internet đã làm thay đổi mơ hình và cách thức hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, chuyển dần các giao dịch truyền thống sang giao dịch
điện tử, ảnh hưởng đến vị trí, vai trị và cả nhu cầu của các bên hữu quan (khách
hàng, nhà cung cấp, nhà đầu tư…) đến hoạt động của doanh nghiệp. Việc tin học
hoá các hoạt động quản lý của doanh nghiệp thông qua việc ứng dụng các hệ thống
quản lý cùng với việc chia sẻ một cách “cởi mở” các tài nguyên thông tin đòi hỏi

4


các nhà quản lý phải có những thay đổi phù hợp trong cơ cấu tổ chức, phương pháp
quản lý doanh nghiệp để đáp ứng trong điều kiện mới.
Nhìn chung khi ứng dụng CNTT, cụ thể là các hệ thống thông tin, doanh
nghiệp đều nhằm đến các mục tiêu từ thấp đến cao sau đây: hỗ trợ cho các hoạt
động tác nghiệp, hỗ trợ cho việc ra các quyết định quản lý, và hỗ trợ việc xây dựng
các chiến lược nhằm đạt lợi thế cạnh tranh,…
Một số hình thức ứng dụng CNTT phổ biến trong quản lý của doanh nghiệp:
- Hệ thống quản lý bán hàng và marketting: Các doanh nghiệp thường sử dụng
cho việc lên kế hoạch sản xuất, định giá cho sản phẩm, thiết kế các chiến dịch
quảng cáo, chiến dịch khuyến mại, quản trị bán hàng, dự báo thị trường tiềm năng
cho các sản phẩm mới và cũ, xác định các kênh phân phối.
- Hệ thống quản lý sản xuất: Hỗ trợ cho chức năng điều hành, sản xuất bao
gồm các hoạt động lập kế hoạch, điều khiển việc sản xuất hàng hóa và dịch vụ, quản
lý vật tư,…
- Hệ thống quản lý nhân sự: Mục đích để sử dụng một cách hiệu quả nhất
nguồn nhân lực cho các hoạt động của doanh nghiệp.
- Hệ thống kế toán: Là một trong những hệ thông tin lâu đời và được sử dụng
rộng rãi nhất trong doanh nghiệp. Chúng ghi lại các chứng từ, lập các báo cáo về
các giao dịch của doanh nghiệp và các sự kiện kinh tế khác.
- Hệ thống tài chính: Hỗ trợ nhà quản lý ra các quyết định liên quan tới tình

trạng tài chính của doanh nghiệp, phân phối và kiểm soát các nguồn tài chính trong
doanh nghiệp.
- Thương mại điện tử (E-Commerce hay E-Bussiness): Là các giao dịch tài
chính và thương mại bằng phương tiện điện tử thơng qua ứng dụng CNTT. Nó bao
gồm các hoạt động mua, bán, dịch vụ khách hàng, liên kết với các đối tác và thiết
lập các giao dịch điện tử giữa bên bán và bên mua thông qua mạng internet.
1.2.3. Trong hoạt động quản lý của cơ quan Nhà nƣớc
Ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước đóng một vai trị quan
trọng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Bối cảnh trong nước và xu thế hội nhập

5


quốc tế đặt ra sự cần thiết tất yếu của sự thay đổi này.
Một mặt, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, đặc
biệt là CNTT, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, cơng nghệ tự động hố,
cơng nghệ năng lượng v.v…nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất sâu sắc, mạnh mẽ
về cơ cấu, về chức năng, về phương thức hoạt động. Đây là một bước ngoặt lịch sử
có ý nghĩa trọng đại, nền kinh tế thế giới đang chuyển từ kinh tế công nghiệp sang
nền kinh tế thông tin - kinh tế tri thức, nền văn minh loài người đang chuyển từ văn
minh cơng nghiệp sang văn minh trí tuệ.
Mặt khác, Đại hội Đảng lần thứ XI đã khẳng định: “Đẩy mạnh xây dựng kết
cấu hạ tầng đồng bộ nhằm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo
hướng hiện đại vào năm 2020”, Nghị quyết số13-NQ/TW ngày 16/01/2012 của Ban
Chấp hành Trung ương Đảng đã khẳng định “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào quản
lý, khai thác, vận hành hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và toàn bộ nền kinh
tế. Coi phát triển và ứng dụng CNTT là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu trong lộ trình
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa từng ngành, từng lĩnh vực”. Đồng thời cũng xác định
là chúng ta sẽ phải “tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiên tiến, hiện đại về
khoa học và cơng nghệ, đặc biệt là CNTT. Phát triển kinh tế tri thức trên cơ sở hạ

tầng khoa học, công nghệ, trước hết là CNTT, truyền thơng, cơng nghệ tự động hóa,
nâng cao năng lực nghiên cứu - ứng dụng gắn với phát triển nguồn nhân lực chất
lượng cao” [10, tr.12].
Ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước nhằm đẩy mạnh cải cách
hành chính, xây dựng nền hành chính điện tử (Chính phủ điện tử); giúp cho việc xử
lý thơng tin nhanh gọn, chính xác, đầy đủ, phục vụ tốt cho tổ chức, người dân,
doanh nghiệp và chính bản thân cơ quan nhà nước. Ứng dụng CNTT trong quản lý
hành chính nhà nước là vấn đề quan trọng trong tình hình hiện nay, đẩy mạnh việc
ứng dụng và phát triển CNTT góp phần đắc lực vào cơng cuộc phát triển kinh tế xã hội, đóng góp trực tiếp và hiệu quả cho cải cách hành chính nhà nước, cho sự
phát triển đất nước trong giai đoạn mới - khi cả nước cùng toàn nhân loại đang bước
vào một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của kinh tế tri thức.

6


Ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước nhằm nâng cao năng
lực, chất lượng, hiệu quả quản lý điều hành của các cơ quan nhà nước phục vụ tốt
hơn, có hiệu quả hơn cho người dân và doanh nghiệp, góp phần đẩy nhanh tiến trình
đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy mạnh cải cách hành chính và bảo đảm cơng
khai, minh bạch.
Cải cách hành chính và hiện đại hóa quản lý đang là một trong những mục tiêu
mà Việt Nam đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ, tạo thuận lợi
cho doanh nghiệp và các cá nhân. CNTT giúp doanh nghiệp và cơng dân dễ dàng
tiếp cận tới các chính sách của Đảng và Chính phủ trên ngun tắc cơng khai minh
bạch. Cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính có thể đo lường được cần phải ứng
dụng CNTT, ngược lại ứng dụng CNTT phải được xem là chìa khóa để “mở và đo
lường được” nhận thức về công khai, minh bạch trong cơng cuộc cải cách thủ tục
hành chính như các quốc gia phát triển đã từng thành công.
1.3. Công tác quản lý đối tƣợng hƣởng hƣởng BHXH tại Việt Nam
Tại hội nghị quốc tế về lao động hàng năm, tổ chức quốc tế về lao động (ILO)

đã thông qua công ước 102 (6/1952), công ước đầu tiên về những quy phạm tối
thiểu của BHXH gồm 9 chế độ trợ cấp như sau [15, tr.2].
1. Chăm sóc y tế
2. Trợ cấp ốm đau
3. Trợ cấp tuổi già
4. Trợ cấp thất nghiệp
5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
6. Trợ cấp gia đình
7. Trợ cấp thai sản
8. Trợ cấp tàn tật
9. Trợ cấp tử tuất.
Công tác BHXH đã hình thành và phát triển ở từng nước khác nhau, không
phải nước nào cũng thực hiện đủ 9 chế độ trên và khơng phải nước nào cũng có đủ
đối tượng, phạm vi áp dụng, nguồn hình thành quỹ giống nhau mà tuỳ thuộc vào

7


điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội của từng nước để áp dụng cho phù hợp.
Đối tượng hưởng BHXH ở nước ta, theo điều 4 chương 1 - Luật BHXH số
71/2006/QH11 của Quốc hội: Luật Bảo hiểm xã hội quy định các chế độ BHXH
như sau [12, tr.20].
Người lao động tham gia BHXH và thân nhân của người lao động thuộc phạm
vi quản lý là những người đủ điều kiện hưởng các chế độ BHXH theo quy định bao
gồm:
- Người lao động hưởng các chế độ ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN
- Người lao động hưởng chế độ dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau khi hết thời
hạn nghỉ ốm đau, thai sản, TNLĐ- BNN mà sức khoẻ còn yếu
- Người lao động hưởng lương hưu, BHXH một lần;
- Người lao động hưởng chế độ tử tuất và thân nhân của người lao động hưởng

chế độ tuất tháng;
- Người lao động hưởng bảo hiểm thất nghiệp.
Việc quản lý đối tượng hưởng BHXH hình thành trong quá trình phân phối và
sử dụng quỹ nhằm đảm bảo mục tiêu ổn định đời sống và chăm sóc sức khỏe cho
người tham gia BHXH.
Đặc điểm hoạt động quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH
- Chế độ trợ cấp ốm đau: Người lao động có đóng BHXH nghỉ việc vì ốm đau,
tai nạn rủi ro mà có xác nhận của tổ chức y tế do Bộ y tế quy định được hưởng chế
độ trợ cấp ốm đau.
- Trợ cấp thai sản: Lao động nữ có thai, sinh con và những người ni con sơ
sinh theo quy định tại Luật hôn nhân được trợ cấp thai sản.
- Nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe: Người lao động tham gia BHXH bắt
buộc được hưởng chế độ Nghỉ dưỡng sức - phục hồi sức khỏe trong các trường hợp:
Có đủ 3 năm đóng BHXH trở lên tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức mà bị suy giảm
sức khoẻ, sau khi điều trị do ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà chưa
phục hồi sức khoẻ, lao động nữ yếu sức khoẻ sau khi nghỉ thai sản.
- Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp: Người lao động bị tai nạn trong trong

8


giờ làm việc, tại nơi làm việc; ngoài nơi làm việc khi thực hiện công việc theo yêu
cầu của người sử dụng lao động; bị tai nạn trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến
nơi làm việc.
- Hưu trí: Người lao động khi nghỉ việc đủ điều kiện hưởng chế độ BHXH
theo Luật BHXH quy định thì được hưởng chế độ hưu trí.
- Tử tuất: Người lao động đang làm việc, người lao động nghỉ việc chờ giải
quyết chế độ hưu trí, người lao động đang hưởng lương hưu hoặc trợ cấp tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp hàng tháng không may bị chết.
- Thất nghiệp: Người đang đóng Bảo hiểm thất nghiệp mà bị mất việc làm

hoặc chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng chưa tìm được việc
làm.
Vai trị của quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH
Việc quản lý khoa học, chặt chẽ đối tượng hưởng BHXH làm cơ sở cho việc
đảm bảo giải quyết các chế độ BHXH cho người lao động được kịp thời, đầy đủ và
đúng đối tượng theo quy định của Luật BHXH;
Tạo điều kiện tiền đề để bảo đảm thực hiện sự bình đẳng trong hưởng thụ
quyền lợi về BHXH, góp phần gắn kết chặt chẽ giữa đóng góp và hưởng thụ của
người lao động;
Góp phần sử dụng có hiệu quả, đúng mục đích các quỹ BHXH và là cơ sở
cho việc thực hiện hạch toán theo từng quỹ thành phần;
Góp phần tích cực vào việc phịng ngừa, hạn chế những hành vi vi phạm
pháp luật về BHXH;
Góp phần thúc đẩy việc cải cách thủ tục hành chính nói chung, thủ tục hành
chính trong hệ thống tổ chức BHXH, nhằm xây dựng niềm tin từ khách hàng đối
với tổ chức BHXH và nhà nước;
Thông qua việc quản lý đối tượng, giúp các nhà quản trị BHXH phát hiện
những điểm chưa hợp lý, chưa phù hợp trong hệ thống chính sách, chế độ để kiến
nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, làm cho hệ thống chính
sách, chế độ về BHXH ngày càng hồn thiện hơn.

9


Nội dung công tác quản lý đối tƣợng hƣởng BHXH tại Việt Nam
1) Quản lý khâu đầu vào, quản lý mức đóng BHXH của từng cá nhân tham
gia. Mức đóng BHXH là một căn cứ quan trọng khi giải quyết các chế độ BHXH
cho đối tượng. Trong cùng một chế độ BHXH người có mức đóng và thời gian đóng
khác nhau thì có mức hưởng khác nhau.
2) Quản lý tiếp nhận và lưu trữ hồ sơ đối tượng hưởng BHXH để thực hiện

các chế độ BHXH tiếp theo hoặc giải quyết tranh chấp về BHXH (như khiếu nại, tố
cáo) và là cơ sở để kết luận khi thanh tra, kiểm tra về thực hiện các chế độ, chính
sách BHXH.
3) Quản lý cơng tác cấp sổ BHXH và q trình cơng tác ghi nhận trên sổ
BHXH để làm căn cứ xét duyệt hưởng các chế độ BHXH.
4) Quản lý công tác xét duyệt hưởng các chế độ BHXH cho đối tượng như
mức hưởng, thời gian hưởng BHXH, căn cứ vào quá trình đóng BHXH mức đóng
của từng người và các quy định của pháp luật về BHXH, cơ quan BHXH kiểm tra,
xét duyệt hưởng chế độ BHXH cho người lao động.
5) Quản lý việc tổ chức chi trả các chế độ BHXH đảm bảo, thuận tiện, chính
xác và đúng thời hạn.
1.4. Hệ thống chính sách pháp lý thúc đẩy ứng dụng CNTT trong quản lý đối
tƣợng hƣởng BHXH
Đảng và Nhà nước ta đã xác định CNTT và truyền thông là công cụ quan
trọng hàng đầu để thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ, hình thành xã hội thơng tin, rút
ngắn q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ứng dụng rộng rãi CNTT là
yếu tố có ý nghĩa chiến lược, góp phần tăng trưởng kinh tế, phát triển xã hội và tăng
năng suất, hiệu suất lao động.
Ngày 29/06/2006, Quốc hội khóa XI đã thơng qua Luật Cơng nghệ thơng tin.
Có thể nói đây là văn bản pháp lý vơ cùng quan trọng, cụ thể hóa chủ trương của
Đảng đã được đề ra tại Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000 của Bộ Chính trị về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa. Khoản 1 Điều 5 của Luật Cơng nghệ thơng tin đã quy định rõ “Ưu tiên ứng

10


dụng và phát triển CNTT trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và sự nghiệp
cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Luật CNTT đóng vai trị hết sức quan
trọng, đặt nền móng cho sự phát triển CNTT của cả nước, trong đó có phần quan

trọng là ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước [13, tr.1].
Mơi trường chính sách pháp lý cho ứng dụng và phát triển CNTT tương đối
hoàn thiện, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng khá đồng bộ,
góp phần quan trọng thúc đẩy ứng dụng và phát triển CNTT. Một số văn bản pháp
lý định hướng ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước như sau:
Thứ nhất là: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày
10/04/2007 về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
Nội dung Nghị định không chỉ bao gồm các quy định về ứng dụng CNTT
trong hoạt động của cơ quan nhà nước mà còn cả các điều kiện bảo đảm cho việc
ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước bao gồm tổ chức, cơ sở hạ tầng, đầu tư và
nhân lực cho ứng dụng CNTT. Có thể nói Nghị định 64/2007/NĐ-CP đã tạo ra môi
trường pháp lý thuận lợi hơn rất nhiều để triển khai công tác ứng dụng CNTT trong
hoạt động của cơ quan nhà nước sau khi Luật Công nghệ thông tin được ban hành.
Thứ hai là: Quyết định số 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng
Chính phủ về định hướng ứng dụng và phát triển CNTT Việt Nam đến 2015 và tầm
nhìn đến 2020, đưa ra một số nội dung chủ yếu: Đến năm 2015, cung cấp hầu hết
các dịch vụ công cơ bản trực tuyến tới người dân và doanh nghiệp ở mức độ 2 và 3
(nhận mẫu hồ sơ trên mạng và trao đổi thông tin, gửi, nhận hồ sơ qua mạng). 80%
doanh nghiệp và tổ chức xã hội ứng dụng CNTT trong quản lý, điều hành, sản xuất
kinh doanh. Phổ cập ứng dụng CNTT trong hệ thống giáo dục, y tế. Đẩy mạnh ứng
dụng CNTT trong quốc phòng, an ninh. Bước đầu ứng dụng CNTT để giải quyết
các vấn đề kinh tế - xã hội quan trọng, phạm vi ảnh hưởng rộng, bao gồm ứng dụng
CNTT trong quản lý giao thông đô thị, trong công tác vệ sinh, an tồn thực phẩm,
trong cơng tác dự báo thời tiết, v.v…Đến năm 2020, Chính phủ điện tử Việt Nam
thuộc loại khá trên thế giới. Việt Nam nằm trong nhóm 1/3 nước dẫn đầu trong bảng
xếp hạng của Liên hiệp quốc tế về mức độ sẵn sàng Chính phủ điện tử. Hầu hết các

11



×