Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý chỉ đạo chuyên môn dạy và học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.25 KB, 16 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG QUẢN LÝ HOẠT
ĐỘNG CHUYÊN MÔN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
THẠCH CẨM 1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Công nghệ thông tin (viết tắt là CNTT) là công cụ đắc lực hỗ trợ đổi mới
phương pháp giảng dạy, học tập và hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục, góp phần
nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Phát triển nguồn nhân lực
CNTT và ứng dụng CNTT trong giáo dục là một nhiệm vụ quan trọng có ý
nghĩa quyết định sự phát triển CNTT của đất nước.
Sự phát triển như vũ bão của ngành khoa học và công nghệ đã đem lại
những thành tựu to lớn trong mọi hoạt động của con người. Không một ngành
khoa học và công nghệ nào lại phát triển nhanh chóng và có sự ứng dụng sâu
rộng như công nghệ thông tin. Trong Ngành giáo dục, việc vận dụng công nghệ
thông tin vào quá trình quản lý và giảng dạy đã đem lại một hiệu quả thật tích
cực: thông tin được cập nhật nhanh chóng, chính xác; việc quản lý nhân sự,
chuyên môn nhẹ nhàng và khoa học hơn…
Hòa trong xu thế đổi mới từng bước tiến lên Công nghiệp hóa - Hiện đại
hóa của đất nước, ngành giáo dục và đào tạo nước ta không ngừng phát triển để
đáp ứng những yêu cầu trong thời kỳ mới. Thực hiện chủ trương của Đảng về
việc “Nâng cao năng lực, bồi dưỡng nhân tài, lấy khoa học kỹ thuật và công
nghệ làm trung tâm”, yêu cầu cấp bách hàng đầu đặt ra với công tác giáo dục
đào tạo là cần phải xây dựng, bồi dưỡng một đội ngũ chủ nhân tương lai của đất
nước xứng tầm, để đưa đất nước tránh khỏi tình trạng tụt hậu về mọi mặt so với
các nước trong khu vực và trên thế giới.
Bản thân nhận thức được tầm quan trọng của việc ứng dụng công nghệ
thông tin vào lĩnh vực giáo dục nói chung, trong quản lý và giảng dạy nói riêng,
tôi đã chọn và đề ra “Một số biện pháp ứng dụng Công nghệ thông tin trong
quản lý hoạt động chuyên môn ở Trường Tiểu học Thạch cẩm 1” nhằm thúc
đẩy tiến trình đổi mới nhà trường theo hướng hội nhập, thực hiện tốt nhiệm vụ
năm học 2013 – 2014 “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng


giáo dục” góp phần thực hiện tốt Nghị quyết Hội nghị Trung ương VIII khóa XI
về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo với mục tiêu tổng quát là:
“Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục,
đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu
cầu học tập của nhân dân. Giáo dục con người Việt Nam phát triển toàn diện và
phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; yêu gia đình,
yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả… ”
2
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN.
1.Khái niệm về Công nghệ thông tin:
- Công nghệ thông tin: Ngành ứng dụng công nghệ quản lý và xử lý
thông tin.
- Công nghệ thông tin: là tập hợp các quan điểm và phương pháp khoa
học, các phương tiện và công cụ kỹ thuật hiện đại – chủ yếu là kỹ thuật máy tính
và viễn thông nhằm nghiên cứu, tổ chức, khai thác và sử dụng có hiệu quả các
nguồn tài nguyên thông tin phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt
động của con người và xã hội.
- Công nghệ thông tin: có chức năng cơ bản là thu thập, xử lý, lưu trữ và
truyền dữ liệu, với ưu thế: tốc độ, nhất quán, chính xác và ổn định.
- Công nghệ thông tin: là công nghệ tạo khả năng, có nghĩa là nó không
làm thay công việc của con người mà nó tạo ra những khả năng to lớn giúp con
người phát huy năng lực của mình để làm tốt hơn, hiệu quả hơn công việc của
mình trong mọi lĩnh vực. Nó không làm từ không thành có, nó chỉ giúp cho cái
“có” có được khả năng nhạy bén, sắc sảo, hiệu quả hơn.
2. Vai trò và ứng dụng Công nghệ thông tin trong giáo dục:
Với xu thế phát triển nhanh, mạnh như hiện nay của CNTT thì trong thế
kỷ XXI, chúng ta sẽ chứng kiến những thay đổi sâu sắc trong công nghệ giáo
dục và đào tạo nhờ CNTT.
CNTT mang lại nguồn tài nguyên giáo dục phong phú cho tất cả mọi

người.
CNTT như một công cụ hỗ trợ việc giảng dạy và học tập các môn học; đổi
mới phương pháp giảng dạy và học tập.
CNTT là một công cụ hỗ trợ công tác quản lý, hỗ trợ việc bồi dưỡng nâng
cao trình độ giáo viên và cán bộ quản lý.
CNTT phục vụ giải trí, thư giãn lành mạnh và là động lực cho sự phát
triển của nhà trường, của sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Các lĩnh vực quản lý chính trong hoạt động chuyên môn có thể ứng dụng
CNTT: Quản lý thời khóa biểu giáo viên, quản lý lý lịch cơ bản của giáo viên và
học sinh, quản lý kết quả học tập của học sinh, sổ liên lạc điện tử, sổ phổ cập
điện tử, bồi dưỡng năng lực chuyên môn nghiệp vụ thông qua việc tự học của
3
Giáo viên và học sinh; giải Toán-Tiếng Anh, Tiếng Việt, An toàn giao thông…
trên mạng Intenet. Hoạt động thông tin hai chiều của giáo viên với cán bộ quản
lý trường học, soạn bài và giảng dạy bằng giáo án điện tử,…
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ :
1. Đặc điểm tình hình nhà trường:
Trường Tiểu học Thạch Cẩm 1 toạ lạc ở trung tâm xã Thạch Cẩm thuộc
thôn Cẩm Lợi 2, một thôn nghèo của xã Thạch Cẩm huyện Thạch Thành Thanh
Hoá. Nhà trường được tách biệt ra từ trường cấp 1-2 Thạch Cẩm năm 1997.
Về cơ sở vật chất:
+ Năm học 2013-2014 nhà trường có 10 phòng học; 1 phòng họp giáo
viên được tận dụng từ phòng học cũ. Có 04 máy tính đã được nối mạng Lan và
01 laptop nối mạng Wifi. Một dành cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng, Kế toán
và máy dành cho giáo viên và học sinh học tập. Ngoài ra, nhà trường còn trang
bị 01 projector, 01 màn chiếu di động phục vụ cho giáo viên trong việc giảng
dạy bằng giáo án điện tử tại lớp và tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp
Về tình hình chất lượng đội ngũ Cán bộ - Giáo viên - Nhân viên:
Tổng số
CB - GV – NV

Tổng số
Trình độ Chuyên môn
Trình độ tin học
(Chứng chỉ)
ĐHSP CĐSP THSP A B
Cán bộ quản lý 02 02 01 01
Giáo viên 13 06 06 01 13
Nhân viên 02 01 01 02
Tổng 17 09 06 02 16 01

Mặc dù, 100% Cán bộ - Giáo viên - Nhân viên có chứng chỉ tin học và
đều sử dụng vi tính để soạn và chỉnh sửa giáo án, soạn đề kiểm tra, lập danh
sách học sinh, thời khóa biểu, vào mạng Intenet tra cứu thông tin, học tập…
nhưng nhiều đồng chí chưa thực sự thành thạo như: cô Bùi Thị Lan, cô Đinh Thi
Hương, cô Nguyễn Thị Loan, cô Hà Thị Lan.
4
Về tình hình học sinh:
Năm học Khối lớp 10 lớp
2013-2014
Tổng số học sinh 209 em
Số gia đình học sinh có máy vi tính 4 máy
Số lượng học sinh biết sử dụng máy
tính đầu năm học
26 em
Số lượng học sinh biết sử dụng máy tính chủ yếu là được các thầy cô
hướng dẫn, làm quen và học tại trường. Số ít phụ huynh học sinh bước đầu đã
quan tâm tới công nghệ thông tin, đã mua máy tính và kết nối mạng Intenet để
phục vụ con em học tập.
2. Thuận lợi:
Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch

Thành trong việc thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý
và giảng dạy.
Hiệu trưởng chỉ đạo sâu sát các hoạt động của nhà trường.
Tập thể giáo viên đoàn kết, thân ái, trình độ chuyên môn vững vàng,
giảng dạy nhiệt tình và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ.
Cơ sở vật chất tương đối đầy đủ, phục vụ tốt cho việc dạy và học. Ứng
dụng công nghệ thông tin trong dạy và học phần lớn được cán bộ, giáo viên
nhiệt tình hưởng ứng, tiếp cận nhanh, ham học hỏi….
3. Khó khăn:
Thực trạng về kiến thức công nghệ thông tin của cán bộ giáo viên nhân
viên nhà trường: Hầu hết cán bộ giáo viên, nhân viên của trường đều được đào
tạo trong giai đoạn công nghệ thông tin chưa phát triển ở Việt Nam, một số cán
bộ giáo viên điều kiện kinh tế chưa cho phép mua sắm máy vi tính.
Một hạn chế nữa là trình độ ngoại ngữ của giáo viên quá hạn chế nên ảnh
hưởng rất lớn đến việc tiếp cận với máy vi tính, đến với công nghệ thông tin.
Một số giáo viên, nhân viên lớn tuổi, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin
còn hạn chế.
Điều kiện kinh tế của địa phương còn nhiều khó khăn. Nhiều em học sinh
còn mất bữa, thiếu quần áo, thiếu đồ dùng học tập. Số gia đình học sinh có máy
5
tính rất ít. Học sinh phần lớn mới được làm quen với máy tính, các kỹ năng sử
dụng máy tính còn nhiều hạn chế.
Cơ sở vật chất nhà trường: Không có phòng máy, máy tính và các phương
tiện hỗ trợ không đủ phục vụ tốt cho việc dạy và học.
III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Ứng dụng CNTT trong quản lý hoạt động chuyên môn năm học 2013-
2014 của Trường Tiểu họcThạch Cẩm 1 được đẩy mạnh với các biện pháp sau
đây:
1. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý và chỉ đạo công tác
chuyên môn.

Năm học 2013-2014 được xác định là: “Năm học tiếp tục đổi mới quản lý
và nâng cao chất lượng giáo dục”; “ Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo” mà trong đó mục tiêu:
“ Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lí chỉ đạo, xây dựng đội ngũ giáo viên
và cán bộ quản lí giáo dục; đề cao trách nhiệm, khuyến khích sự sáng tạo của
giáo viên và cán bộ quản lí giáo dục. Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông
tin trong dạy học và quản lí” Được toàn ngành hết sức quan tâm, đặc biệt là nhà
trường Tiểu học Thạch Cẩm 1 hết sức chú trọng và đầu tư.
Để làm tốt công tác quản lý chuyên môn, bản thân tôi ngay từ đầu năm
học 2013 - 2014 đã khởi tạo địa chỉ Gmail cho tất cả giáo viên trong trường và
tổ chức các buổi hướng dẫn để giáo viên, nhân viên biết cách nhận và gửi thư
qua Gmail.
Nhà trường đã quán triệt với đội ngũ tinh thần làm việc nghiêm túc và
tích cực. Mọi bộ phận, tổ khối chuyên môn và cá nhân cần phải ứng dụng CNTT
để thực hiện hiệu quả công tác của mình. Các tổ khối chuyên môn và cá nhân
giáo viên, nhân viên thường xuyên mở hộp thư của mình để nắm bắt các thông
báo, biểu mẫu thống kê… của nhà trường để báo cáo kịp thời, đúng thời gian
quy định.
Các kế hoạch, báo cáo, thời khoá biểu, danh sách học sinh, các công văn
của ngành có liên quan tới quyền và nghĩa vụ của giáo viên, tổ khối… đều được
gửi tới hộp thư của mỗi cán bộ giáo viên để nghiên cứu thực hiện.
Trong các buổi sinh hoạt chuyên đề; chuyên môn để triển khai những nội
dung trọng tâm trong tháng, tôi đều thực hiện dưới hình thức trình chiếu để giáo
viên dễ theo dõi, nắm bắt nội dung đồng thời rút ngắn thời gian buổi họp.
6
Giáo viên thể chủ động liên hệ, trao đổi công việc qua hộp thư của nhà
trường, Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng. Qua việc thực hiện trao đổi thông tin,
lãnh đạo nhà trường đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của một số giáo viên;
qua đó đã động viên và chia sẻ những khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong
quá trình giảng dạy, công tác. Từ đó đã giải tỏa phần nào những khó khăn, khúc

mắc từ phía giáo viên.
Thường xuyên chỉ đạo và hướng dẫn Giáo viên – Nhân viên truy cập
mạng Internet để tải những thông tin, tranh ảnh cần thiết phục vụ cho tiết dạy,
góp phần đổi mới phương pháp và giúp HS hứng thú hơn. Như các trang nguồn:
http:// violet .vn/; /> vn.edu.vn; Chamhoc.com …
Từ các trang nguồn này giáo viên có thể tham gia các lớp học trực tuyến,
trao đổi thông tin với đồng nghiệp hoặc đăng tải bài viết của mình hay chia sẻ
giáo án, bài giảng của mình. Qua đó, giúp cho giáo viên nâng cao tay nghề, năng
lực sư phạm và khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của mình.
2.Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phê duyệt kế hoạch,
giáo án
Sau khi triển khai nhiệm vụ năm học, các tổ khối chuyên môn, cá nhân
giáo viên gửi kế hoạch chuyên môn tổ, Kế hoạch phụ đạo - Bồi dưỡng học sinh,
đăng ký thi đua…của tổ khối và cá nhân cho Hiệu trưởng, phó Hiệu trưởng
thông qua địa chỉ Gmail để duyệt trên File mềm. Sau đó, lãnh đạo nhà trường sẽ
góp ý, bổ sung những thiếu sót để các tổ khối, cá nhân kịp thời điều chỉnh. Sau
khi hoàn chỉnh thì được lãnh đạo nhà trường kiểm tra lại và cho in bản giấy để
thực hiện.
Giáo viên nhà trường gửi giáo án cả tuần kế tiếp cho chuyên môn nhà
trường trước 16 giờ ngày chủ nhật hàng tuần, phó Hiệu trưởng trực tiếp kiểm tra
trên file mềm qua đây thấy được điểm sai sót về thể thức văn bản đã quy định.
Tôi đã trực tiếp góp ý qua hộp thư điện tử để giáo viên kịp thời chỉnh sửa và in
bản giấy phục vụ cho công tác giảng dạy.
3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy.
Ngay từ đầu tháng 8, bằng sự hiểu biết của mình, tôi đã tham mưu cho
Hiệu trưởng đã tổ chức các buổi chuyên đề hướng dẫn giáo viên thực hành một
số kỹ năng ứng dụng CNTT vào giảng dạy như: chèn hình ảnh, âm thanh, tạo
những hiệu ứng liên kết các slide, cách truy cập vào các trang website để lấy
thông tin, hình ảnh, đoạn phim cần thiết để phục vụ cho việc soạn giảng bằng
7

giáo án điện tử. Qua chuyên đề “Ứng dụng CNTT vào giảng dạy ” và các tiết hội
giảng cấp trường, giáo viên đã mạnh dạn chia sẻ những thuận lợi, khó khăn,
trao đổi, học tập những kinh nghiệm trong quá trình soạn và dạy bằng giáo án
điện tử. Từ đó lãnh đạo nhà trường có hướng chỉ đạo và giải quyết những khó
khăn, vướng mắc kip thời.
Trong năm học này, nhà trường trang bị thêm 01 laptop, 01 projector, nối
mạngWifi, có 16/17 cán bộ giáo viên, nhân viên đã mua sắm máy tính và kết nối
Itenet để phục vụ cho việc học tập, bồi dưỡng, Ứng dụng CNTT vào giảng dạy.
Lãnh đạo nhà trường luôn động viên, hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi nhất để
giáo viên tích cực giảng dạy bằng giáo án điện tử với những nội dung bài phù
hợp. Ngoài ra còn động viên giáo viên, nhân viên tích cực học tập để nâng cao
trình độ về tin học.
4. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bồi dưỡng giáo viên
và học sinh giải Toán Violympic và IOE Tiếng Anh trên Internet.
Sau khi được các cấp triển khai kế hoạch tổ chức thi Violympic Toán và
Olympic Tiếng Anh trên Internet, nhà trường tổ chức phát động qua buổi sinh
hoạt dưới cờ, hướng dẫn Giáo viên và học sinh truy cập vào trang web
www.violympic.vn; www.ioe.vn và đăng ký thành viên.
Nhà trường đã thành lập Ban tổ chức cuộc thi cấp trường; chỉ đạo các tổ
khối (từ khối 1 đến khối 5) và giáo viên lập kế hoạch bồi dưỡng học sinh có
năng khiếu môn Toán và môn Tiếng Anh. Thành lập đội tuyển, tiến hành bồi
dưỡng tại trường. Qua kỳ họp phụ huynh đầu năm nhà trường đã động viên phụ
huynh học sinh có điều kiên mua máy tính nối mạng Intenet để học sinh ôn
luyện các vòng tự luyện tại nhà.
Đối với giáo viên, Ban Giám hiệu đã chỉ đạo vào trang web của
Violympic; Ioe.vn để đăng ký thành viên và tự luyện. Mỗi giáo viên tham gia
tự luyện các vòng thi của lớp mình dạy để nắm kiến thức phục vụ cho việc bồi
dưỡng học sinh lớp mình.
Quy định mỗi giáo viên văn hoá tự luyện và thi các vòng cấp trường của
lớp 2 (đối với giáo viên văn hoá lớp 1,2,3); lớp 3 (đối với giáo viên văn hoá lớp

4,5); Giáo viên Tiếng Anh thì tự luyện trên Ioe và thi vòng cấp trường của lớp 4
để thay bằng 1 tiết dự giờ thao giảng. Tôi đã chỉ đạo giáo viên qua các vòng tự
luyện, giáo viên sử dụng phím Print Screen hay tổ hợp phím fn + insrt để sao
chép, chụp bài lại để làm tài liệu trình chiếu, hướng dẫn học sinh giải trong các
tiết bồi dưỡng học sinh…
8
Từng tuần, nhà trường đăng nhập vào trang web, thống kê, theo dõi chất
lượng, số lượng, tiến độ tham gia của giáo viên và học sinh ở các khối lớp để kịp
thời động viên, khích lệ phong trào.
Tổ chức tốt vòng thi cấp trường cho giáo viên để lấy kết quả đánh giá thay
giờ thao giảng. Mục đích là bồi dưỡng nâng cao kiến thức cho giáo viên. Học
sinh dự thi vòng thi cấp trường đạt thành tích được Hiệu trưởng cấp giấy khen
và phần thưởng đồng thời được chọn vào đội tuyển dự thi vòng thi cấp huyện.
Riêng năm học 2013 – 2014, tuy vòng thi cấp huyện phòng GD&ĐT
không tổ chức thi song nhà trường đã trực tiếp đăng ký với nhà mạng và Bộ
giáo dục để tạo mã đề tiến hành tổ chức thi nghiêm túc vòng thi 15 của
Violimpic Toán học để công nhận kết quả của học sinh. Nhà trường đã khen
thưởng cho học sinh có thành tích tốt trong vong thi cấp huyện của môn Toán
Qua việc làm này đã thu hút được nhiều học sinh tham gia, các bậc phụ
huynh qua tâm hơn, đầu tư cho sự học của con cái nhiều hơn…
5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý Sổ điểm điện
tử; Sổ liên lạc điện tử và thông tin học sinh trên Mạng giáo dục Vn.edu.vn
và phần mềm quản lý trường học VEMIP .
Dưới sự chỉ đạo của Phòng giáo dục và đào tạo Thạch Thành và ngành
Bưu chính viễn thông Thạch Thành mạng VNPT Vinaphone, ngay từ đầu năm
học Tôi được hiệu trưởng giao nhiệm vụ nghiên cứu và đấu mối với nhà mạng
để khởi tạo tài khoản cho nhà trường trên mạng Giáo dục Việt Nam. Sau khi đã
khởi tạo được tài khoản trên Vn.edu.vn tôi đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho
cán bộ giáo viên, nhân viên nhà trường các kỹ thuật cơ bản để cán bộ, giáo viên,
nhân viên nhập thông tin cá nhân vào phần mềm trực tuyến. Nhà trường đã tạo

tài khoản riêng cho mỗi cá nhân và phân quyền để GV đăng nhập và cập nhật
thông tin và điểm cho học sinh.
Dùng tiện ích vnEduPlus_v1.8 để kết nối thông tin đồng bộ hóa với phần
mềm VEMIP từ đó giúp giáo viên cập nhật thông và điểm cho học sinh trực
tuyến mọi lúc mọi nơi khi có mạng Intenet. Học sinh và phụ huynh có thể truy
cập mạng để biết được tình hình học tập của con em bằng tài khoản đã đăng ký
với mạng Vinaphone. Nhà trường dùng tin nhắn điều hành để thường xuyên
nhắc nhở giáo viên truy cập, cập nhật thông tin và điểm cho học sinh.
6. Ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục hoạt
động ngoài giờ lên lớp và các hoạt động phong trào, tuyên truyền.
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã chỉ đạo cho tổ chức Đội thiếu niên
9
lập kế hoạch tổ chức các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ, tổ chức các cuộc
thi về: An toàn giao thông, kiến thức kỹ năng, môi trường có ứng dụng công
nghệ thông tin để nhà trường có hướng chỉ đạo kịp thời.
Các tổ chức và cá nhân cán bộ giáo viên, nhân viên thường xuyên truy cập
trên mạng Intenet để lấy thông tin, tư liệu phục vụ cho công tác giáo dục, tuyên
truyền để giáo viên và học sinh hiểu rõ ý nghĩa các ngày lễ kỷ niệm trong năm
như: 20/10, 20/11 22/12, 08/03, 26/03, 19/5…. Nhà trường đã tổ chức tốt các
cuộc thi như: Rung chuông vàng cho học sinh lớp 3,4,5; Chúng em tham gia
giao thông cho tất cả các khối lớp; Đuổi hình bắt chữ cho giáo viên, học sinh
nhân ngày 20/11, 8/3….
Có thể nói rằng chính hệ thống Internet là công cụ thúc đẩy sự phát triển
việc vận dụng CNTT vào các hoạt động chung của nhà trường làm cho các hoạt
động giáo dục của nhà trường trở nên thuận lợi và đạt được các hiệu quả như
mong muốn. Qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các cuộc thi và các
buổi tuyên tuyền đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, bổ sung
các kỹ năng sống còn thiếu cho học sinh và nâng cao phẩm chất đạo đức của
người học sinh.
7. Xã hội hóa ứng công nghệ thông tin trong nhà trường, gia đình

học sinh.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học của nhà trường, ngay từ đầu năm học
thông qua kỳ họp phụ huynh nhà trường đã triển khai sâu rộng tới tấc cả phụ
huynh trong nhà trường về ích lợi của việc ứng dụng CNTT trong học tập, giải
trí, thông tin, ….để phụ huynh nắm bắt. Vận động phụ huynh mua máy tính và
nối mạng Intenet. Tuyên truyền và vận động phụ huynh mua sổ liên lạc điện tử
để theo dõi tình hình học tập của con em.
Sau khi nhà trường thống kê được số lượng gia đình học sinh có máy
tính và mua sổ liên lạc điện tử, nhà trường đã mở các lớp hướng dẫn phụ huynh
học sinh cách sử dụng sổ liên lạc điện tử, hộp thư điện tử trên máy tính nối
mạng hoặc trên điện thoại di động có kết nối Intenet. Hướng dẫn phụ huynh một
số cách quản lý con em trong quá trình sử dụng máy tính để học tập và giải trí
sau giờ học tránh lạm dụng… . Hướng dẫn phụ huynh cách truy cập các trang
mạng Violimpic Toán, Ioe, Vn.edu.vn…phục vụ cho việc học tập và tra cứu
thông tin của học sinh. Cung cấp hộp thư điện tử riêng của Hiệu trưởng, phó
Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn để phụ huynh có thể
liên lạc và trao đổi thông tin khi cần thiết.
10
IV. KIỂM NGHIỆM:
Với những biện pháp tiến hành qua việc ứng dụng CNTT vào quản lý
hoạt động chuyên môn ở Trường Tiểu học Thạch Cẩm 1 trong năm học 2013-
2014 đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Cán bộ, giáo viên và học sinh
tích cực, chủ động, tự tin, đạt hiệu quả cao trong quản lý, giảng dạy và học tập.
Cụ thể:
1/ Số lượng, chất lượng sử dụng hộp thư điện tử:
SL & CL
Năm học
Số lượng cán bộ, giáo
viên, nhân viên sử dụng
hộp thư điện tử

Chất lượng Ghi chú
2012- 2013 9/17 Trung bình
2013- 2014 17/17 Tốt
So với năm học 2013-2014 thì số lượng và chất lượng cán bộ, giáo viên,
nhân viên sử dụng hộp thư điện tử tăng lên vượt bậc và đạt 100% sử dụng hộp
thư điện tử hiệu quả.
2/ Kết quả phối hợp với phụ huynh học sinh trong công tác xã hội hóa
CNTT. HS tham gia sử dụng sổ liên lạc điện tử trên VNPT và biết sử dụng
máy tính để học tập…
Năm học
2013 -2014
Số HS 209 em
Số HS biết sử dụng máy tính cuối năm học 89 em
Số máy tính phụ huynh học sinh mua sắm 36
Số học sinh có sổ liên lạc điện tử 25 em
Do làm tốt công tác tuyên truyền vận động, theo thống kê tại thời điểm đã
có 36/196 gia đình học sinh mua máy tính và kết nối mạng Intenet. Có 12 phụ
huynh có hộp thư điện tử và thường xuyên liên lạc với nhà trường và giáo viên
chủ nhiệm. Nhà trường đã tổ chức được 2 buổi hướng dẫn phụ huynh các ứng
dụng công nghệ thông tin cơ bản phụ vụ cho việc hướng dẫn và quản lý con em
học tập.
Số học sinh biết sử dụng máy tính đến thời điểm cuối năm học 2013-2014
tăng lên khá rõ rệt từ 26 em đến 89 em. Nhà trường đã triển khai và thực hiện tốt
“Sổ điểm điện tử”; “Sổ liên lạc điện tử” trên Vn.edu.vn và được ngành Bưu
11
chính viễn thông Thạch Thành cùng Phòng giáo dục trao tặng 25 suất quà trị giá
2 500 000 đồng và 25 thẻ card mệnh giá 50 000 đồng/thẻ để học sinh truy cập
mạng phục vụ cho việc học tập. Một số gia đình HS có điều kiện kinh tế đã tham
gia mua sổ liên lạc điện tử.
Cán bộ giáo viên, nhân viên được viễn thông Thạch Thành tặng 17 sim

Vinaphone, mỗi sim có tài khoản khuến mại 360 000 đồng/12 tháng để phục vụ
cho kết nối thông tin với Vn.edu.vn.
Chính vì vậy việc cập nhật điểm, thông tin, nhận xét học sinh được giáo
viên cập nhật kịp thời, chính xác và thường xuyên. Ứng dụng kết nối Vn.edu.vn
với Vemip luôn chính xác, kịp thời và an toàn dữ liệu Vemip.
3/ Kết quả giải Toán mạng và tiếng Anh
Môn Tiếng Anh (Ioe) Violimpic Toán
Năm học 2012-2013
Cấp
trường
Số HS dự thi 5 em 25 em
Đạt giải 2 em 16 em (280 300 điểm)
Cấp
huyện
Số HS dự thi 2 em 16 em (280 300 điểm)
Đạt giải 1 em đạt 1895 điểm 11 em (250 300 điểm)
Cấp
tỉnh
Số HS dự thi 1 em 6 em
Đạt giải 1 em đạt 1150 điểm 0
Năm học 2013-2014
Cấp
trường
Số HS dự thi 17 em 42 em
Đạt giải 12em(1000 985điểm) 29 em (250 300 điểm)
Cấp
huyện
Số HS dự thi 8 em
24 em (Nhà trường tổ
chức thi vòng 15)

Đạt giải 3em(1000 1950điểm) 17 em (180 300 điểm)
Cấp
tỉnh
Số HS dự thi 0 0
Đạt giải 0 0
So với năm học trước, năm học 2013 - 2014 số học sinh tham gia thi giải
Toán Violympic và Violimpic Tiếng Anh trên Internet cấp trường tăng.
12
Đối với vòng thi cấp huyện do nhà trường tổ chức cũng thu hút đông đảo
học sinh được chọn dự thi và được phụ huynh nhiệt tình hưởng ứng. Hội thi thật
sự là một sân chơi trí tuệ, rèn luyện được khả năng tư duy cho học sinh và thực
hiện hiệu quả việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác bồi dưỡng học
sinh giải Toán và Tiếng Anh trên Internet.
4/ Kết quả thực hiện giảng dạy giáo án điện tử :
Số tiết
Năm học
Số tiết
Cấp trường
Số tiết
Cấp Huyện - Cụm
Chất lượng
2012- 2013 2 tiết/13 GV 0 Khá
2013- 2014 24 tiết/13 GV 4 Tốt
Năm học 2013-2014 nhà trường đã có 10/13 giáo viên chiếm 77% đã biết
ứng dụng công nghệ thông tin để dạy học bằng giáo án điện tử với chất lượng rất
khả quan: Giỏi 15 tiết, khá 7 tiết, trung bình 2 tiết.
5/ Kết quả ứng dụng CNTT tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp (viết tắt HĐGDNGLL), các cuộc thi và các buổi chuyên đề, hội thảo….
Năm
học

Buổi Số lượng Chất lượng Ghi chú
2012-2013
Chuyên đề 0 0
Tuyên truyền 0 0
Hội thảo, toạ đàm 0 0
Các cuộc thi của Đội 0 0
2013-2014
Chuyên đề 3 Tốt
Tuyên truyền 2 Tốt
Hội thảo, toạ đàm 2 Tốt
Các HĐGDNGLL 3 1 khá, 2 tốt
Năm học 2013-2014 do được chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường
cùng với tinh thần trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân trong việc ứng dụng
công nghệ thông tin vào các hoạt động giáo dục của nhà trường. Vì vậy các cuộc
thi của Đội thiếu niên, các buổi sinh hoạt chuyên đề của nhà trường, của chuyên
13
môn hay các buổi tọa đàm, hội thảo được ứng dụng CNTT để hoạt động và
mang lại hiệu quả công việc rất cao.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT:
1. Kết luận.
14
Với những kết quả đạt được khi ứng dụng công nghệ thông tin trong thực
tiễn đã chứng minh xu thế hội nhập của nhà trường nhằm thực hiện tốt mục tiêu
và nhiệm vụ năm học 2013-2014. Nhà trường sẽ phát huy hơn nữa vai trò của
công nghệ thông tin trong công tác quản lý và thực hiện nhiệm vụ chuyên môn
để nâng cao hiệu quả công việc.
Trong thời đại bùng nổ công nghệ thông tin, việc hiểu biết và vận dụng
công nghệ thông tin vào quản lý và giảng dạy là một việc làm cần thiết. Vận
dụng linh hoạt, kích thích sự năng động sáng tạo, bồi dưỡng nhận thức đúng đắn
cho đội ngũ giáo viên, nhân viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào

công tác giảng dạy, công tác quản lý thư viện… là một thách thức, nhiệm vụ của
người Cán bộ quản lý.
Thực hiện tốt việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý hoạt động
chuyên môn ở trường sẽ mạng lại hiệu quả thiết thực trong việc đổi mới công tác
quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục. Ứng dụng công nghệ thông tin giúp
cho nhà trường hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học đồng thời làm nền tảng
cho sự phát triển giáo dục của nhà trường trong những năm học tiếp theo.
2. Kiến nghị và đề xuất.
2.1.Đối với các cấp lãnh đạo.
- Cần quan tâm về cơ sở vật chất: Trang bị phòng máy tính, cung cấp máy
tính, Projector hoặc màn hình ti vi có bộ kết nối…cho các trường để đẩy mạnh
hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác dạy và học của nhà
trường.
- Mỗi trường Tiểu học cần được biên chế giáo viên Tin học hoặc cử
nhưng giáo viên có khả năng hiểu biết về tin học đi đào tạo, bồi dưỡng.
2.2.Đối với lãnh đạo nhà trường.
- Cần nhận thức đúng đắn vai trò, tầm quan trọng của công nghệ thông
tin, có hiểu biết cơ bản về tin học, về máy tính.
- Tin học hóa công tác quản lý phải nên xuất phát từ nhu cầu thực tế.
- Sử dụng hiệu quả hộp thư điện tử để chia sẻ thông tin hai chiều giữa nhà
trường – giáo viên, nhân viên.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong mọi hoạt động của
nhà trường. Nhân rộng các gương điển hình ứng dụng công nghệ thông tin trong
công việc và trong giảng dạy.
15
2.3.Đối với giáo viên- nhân viên.
- Tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết về công nghệ thông tin, biết khai thác
thông tin, tra cứu tư liệu trên mạng Internet để phục vụ giảng dạy; sử dụng thành
thạo các phương tiện dạy học hiện đại (Projector; laptop…)
- Việc hỗ trợ đổi mới phương pháp giảng dạy bằng ứng dụng công nghệ

thông tin phải được thực hiện một cách hợp lý, tránh lạm dụng, tránh bệnh hình
thức chỉ ứng dụng công nghệ thông tin tại một số tiết giảng trong hội thi nhưng
không áp dụng trong thực tế hàng ngày.
Trên đây là một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý
hoạt động chuyên môn ở trường Tiểu học Thạch cẩm 1. Kính mong Hội đồng
khoa học góp ý, xây dựng để sáng kiến được hoàn chỉnh hơn.
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
Thạch Thành, tháng 4 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của bản thân,
không sao chép nội dung của người khác.
Người thực hiện
Lê Văn Bình
16

×