Tải bản đầy đủ (.pdf) (213 trang)

Nghiên cứu xây dựng qui trình kiểm toán năng lượng cho trường học áp dụng cho trường đại học điện lực trường đại học công nghiệp hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.78 MB, 213 trang )

..
.....

bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học bách khoa hà nội
---- ---- o0o ---- ----

DơNG TRUNG KIÊN

luận văn thạc sÜ khoa häc

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TỐN
NĂNG LƯỢNG CHO TRƯỜNG HỌC – ÁP DỤNG CHO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC IN LC, TRNG I HC
CễNG NGHIP H NI

CHUYÊN ngành: quản trị kinh doanh
Khoá : 2005-2007

Hà nội, 2007


bộ giáo dục và đào tạo
trờng đại học bách khoa hà nội
---- ---- o0o ---- ---DơNG TRUNG KIÊN

luận văn thạc sÜ khoa häc
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG QUY TRÌNH KIỂM TỐN
NĂNG LƯỢNG CHO TRƯỜNG HỌC – ÁP DỤNG CHO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC IN LC, TRNG I HC
CễNG NGHIP H NI


CHUYÊN ngành: quản trị kinh doanh
Khoá : 2005-2007

Ngời hớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Văn Thanh

Hà nội, 2007


Luận văn Cao học QTKD

0

Trường ĐHBK Hà Nội

MỤC LỤC
MỤC LỤC ....................................................................................................................................................................................................... 0
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài............................................................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I ..................................................................................................................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG .............................................................................................................................. 5
1.1. Khái niệm Kiểm tốn năng lượng [16,23] ..................................................................................................................................... 5
1.2. Mục đích của Kiểm tốn năng lượng............................................................................................................................................. 6
1.3. Quy trình kiểm tốn năng lượng [16,23-38]................................................................................................................................... 7
1.3.1. Kiểm toán năng lượng sơ bộ .................................................................................................................................................. 8
1.3.1.1. Gặp gỡ, phỏng vấn những người quan trọng trong đơn vị......................................................................................... 9
1.3.1.2. Thu thập số liệu về tiêu thụ năng lượng ...................................................................................................................... 9
1.3.1.3. Thu thập các số liệu về các thiết bị tiêu thụ năng lượng .......................................................................................... 10
1.3.2. Kiểm tốn năng lượng chi tiết............................................................................................................................................. 11
1.3.2.1. Tìm hiểu cấu trúc giá năng lượng.............................................................................................................................. 11
1.3.2.2. Kiểm tra toàn bộ và khai thác số liệu chi tiết ............................................................................................................. 11

1.3.3. Phân tích kiểm toán ............................................................................................................................................................. 13
1.3.4. Lập báo cáo kiểm toán năng lượng .................................................................................................................................... 14
1.3.5. Lập kế hoạch hoạt động trong sử dụng năng lượng......................................................................................................... 15
1.4. Kết luận chương I .......................................................................................................................................................................... 16
CHƯƠNG II.................................................................................................................................................................................................. 18
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG....................................................................................................................................... 18
TẠI VIỆT NAM VÀ TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC .............................................................................................................................. 18
2.1 Tổng quan về kiểm toán năng lượng tại Việt Nam ..................................................................................................................... 18
2.1.1 Các chương trình kiểm tốn năng lượng ................................................................................................................................... 18
2.1.2 Kết quả kiểm năng lượng tại Việt Nam...................................................................................................................................... 26
2.2 Thực trạng kiểm toán năng lượng ở trường học tại Việt Nam ................................................................................................... 30
2.2.1 Kết quả kiểm năng lượng trường học tại Việt Nam.................................................................................................................. 30
2.2.2 Thực trạng tiêu thụ năng lượng tại Trường Đại học Điện lực và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội........................... 36
2.3 Kết luận chương II.......................................................................................................................................................................... 38
CHƯƠNG III ................................................................................................................................................................................................ 40
XÂY DỰNG CHI TIẾT KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG ......................................................................................................................... 40
CHO TRƯỜNG HỌC .................................................................................................................................................................................. 40
3.1 Đặc thù tiêu thụ năng lượng trường học ...................................................................................................................................... 40
3.1.1 Các dạng năng lượng tiêu thụ trong trường học ............................................................................................................... 40
3.1.2 Các thiết bị tiêu thụ năng lượng trong trường học............................................................................................................ 41
3.1.3 Nhận xét về hệ thống tiêu thụ năng lượng trong trường học ở Việt Nam....................................................................... 43
3.2 Quy trình kiểm tốn năng lượng cho trường học........................................................................................................................ 44
3.2.1 Kiểm toán năng lượng sơ bộ trường học ............................................................................................................................ 44
3.2.2 Kiểm toán năng lượng chi tiết trường học........................................................................................................................... 47
Bảng 3.4 Kiến nghị công suất lạnh lắp đặt theo diện tích phịng............................................................................................................ 54
Bảng 3.5 So sánh bóng huỳnh quang T10 và T8 loại 1.2m [Phụ lục 2] ................................................................................................. 55
Bảng 3.6 So sánh bóng huỳnh quang T10 và T5 loại 1.2m [Phụ lục 2] ................................................................................................. 56
Bảng 3.7 So sánh chấn lưu sắt từ và chấn lưu điện tử [Nguồn: OSRAM] ............................................................................................. 57
Bảng 3.8 So sánh điều hịa khơng dùng biến tần và điều hịa có dùng biến tần ..................................................................................... 60
Hình 3.9 Nguyên lý hoạt động của Biến tần[3,PA3]............................................................................................................................... 61

Hình 3.10: Chế độ xác lập của hệ thống[3,PA3]..................................................................................................................................... 61
Bảng 3.8 Bảng tra điện năng tiết kiệm khi giảm tốc độ máy bơm [3,PA2]............................................................................................ 62
Bảng 3.9 Tiêu thụ công suất trạng thái chờ của các thiết bị điện............................................................................................................ 64
Bảng 3.10 Ví dụ về chi phí điện lãng phí khi để thiết bị ở chế độ chờ ................................................................................................... 64
3.2.3 Tính tốn và phân tích kết quả kiểm tốn năng lượng trường học .................................................................................. 65
3.2.4 Lập báo cáo kiểm toán năng lượng trường học ................................................................................................................. 74
3.3 Phần mềm phục vụ kiểm toán năng lượng trường học ............................................................................................................... 75
3.3.1 Lựa chọn ngơn ngữ lập trình ............................................................................................................................................... 76
3.3.2 Cấu trúc chương trình “Phần mềm kiểm tốn năng lượng trường học”......................................................................... 77
3.4 Kết luận chương III ......................................................................................................................................................................... 79
CHƯƠNG IV ................................................................................................................................................................................................ 81
KẾT QUẢ ÁP DỤNG KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG CHO TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỆN LỰC VÀ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CƠNG
NGHIỆP HÀ NỘI......................................................................................................................................................................................... 81
4.1 Kiểm tốn năng lượng trường Đại học Điện lực .......................................................................................................................... 81
4.2 Kiểm toán năng lượng trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.................................................................................................... 101
4.3 Một số biện pháp và khuyến nghị hỗ trợ việc triển khai kiểm toán năng lượng trong các trường học ............................... 117
4.4 Kết luận chương IV ....................................................................................................................................................................... 119

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

1

Trường ĐHBK Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài
Năng lượng là hàng hóa có vị trí đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội, là
yếu tố đầu vào cho mọi hoạt động sản xuất, là nhu cầu thiết yếu trong sinh hoạt đời
sống của nhân dân, là yếu tố đảm bảo cho phát triển kinh tế – xã hội của mỗi quốc
gia. Mặc dù vậy, ở Việt Nam cũng như trên tồn thế giới tình trạng thiếu hụt năng
lượng vẫn đang xảy ra. Từ những năm 1970, nhiều nước trên thế giới đã quan tâm
đến việc sử dụng năng lượng với hiệu suất ngày một cao hơn. Ngày nay, theo các
nhà khoa học, tính trung bình trên tồn thế giới thì mới chỉ có khoảng 37% tổng
mức sử dụng năng lượng sơ cấp được chuyển hóa thành năng lượng hữu ích. Có
nghĩa là gần 2/3 năng lượng bị mất mát trong quá trình sử dụng. Nếu cải thiện được
hiệu suất sử dụng năng lượng thì nhu cầu năng lượng có thể giảm xuống rất nhiều.
Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu trong q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế-xã hội. Mặc dù vậy, do trình độ cơng
nghệ cịn nhiều lạc hậu, do các nhà quản lý chưa đánh giá đúng mức việc quản lý
năng lượng trong từng doanh nghiệp, việc sử dụng năng lượng chưa hợp lý, tổn thất
cao ..., cho nên trong nhiều ngành sản xuất cường độ năng lượng còn cao hơn so với
nhiều nước trong khu vực. Sử dụng năng lượng trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
và đời sống sinh hoạt cịn nhiều lãng phí. Vì vậy mà tiềm năng tiết kiệm năng lượng
trong sản xuất công nghiệp, thương mại dịch vụ và đời sống sinh hoạt ở nước ta là
rất lớn.
Bên cạnh đó, vấn đề bảo vệ mơi trường, giảm thiểu phát thải khí nhà kính,
ngăn chặn tình trạng nhiệt độ nóng lên tồn cầu đang được nói đến một cách gay
gắt, trong khi hoạt động năng lượng là một tác nhân quan trọng gây ô nhiễm. Trong
khung cảnh như vậy, hiệu suất sử dụng năng lượng có vai trị quan trọng, được đánh
giá là lựa chọn tích cực nhất làm giảm thiểu những tác động trên.
Với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm ơ nhiễm mơi
trường, Chính phủ đã ban hành nghị định số 102/2003/NĐ- CP ngày 03 tháng 9
năm 2003, Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công thương) đã ban hành thơng tư số

Học viên: Dương Trung Kiên, khố 2005-2007


Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

2

Trường ĐHBK Hà Nội

01/2004/TT-BCN ngày 02 tháng 7 năm 2004 về tiết kiệm và sử dụng năng lượng
hiệu quả. Hiện nay, Bộ Công thương cũng đang xây dựng luật về sử dụng hiệu quả
năng lượng. Cùng với đó là sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế về tài chính, về quản
lý, về kỹ thuật…nhằm giúp Việt Nam xây dựng phương pháp, cách thức thực hiện
việc tiết kiệm năng lượng, tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng năng lượng trong
các hộ tiêu thụ.
Để có thể đưa ra giải pháp, cách thức làm sao tiết kiệm được năng lượng thì
kiểm tốn năng lượng là một trong những cơng việc đóng vai trị quan trọng nhất.
Thơng qua kiểm toán năng lượng, sẽ nhận dạng được các cơ hội tiết kiệm năng
lượng tiềm năng, đề ra giải pháp thực hiện tiết kiệm năng lượng. Từ đó hiệu suất sử
dụng năng lượng của các thiết bị được cải thiện, giảm thiểu phát thải khí nhà kính,
hạn chế sự nóng lên tồn cầu và tăng cường an ninh năng lượng cho mỗi quốc gia.
Ở Việt Nam, kiểm toán năng lượng còn là vấn đề tương đối mới, hiện vẫn
đang trong giai đoạn xây dựng cơ sở dữ liệu và xây dựng quy trình. Một trong
những vấn đề rất đáng lưu tâm của kiểm toán năng lượng tại Việt Nam, đó là tun
truyền về tiết kiệm năng lượng. Mà mơi trường thực hiện hiệu quả nhất việc tuyên
truyền chính là môi trường giáo dục tại các trường học, đây là địa điểm lý tưởng để
nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Thực hiện tốt sử
dụng năng lượng tại trường học không những giúp tiết giảm năng lượng tại trường
mà còn đem lại hiệu quả tuyền truyền to lớn. Nhưng hiện tại ở Việt Nam chưa có

được một hướng dẫn, một quy trình nào cho việc thực hiện kiểm toán năng lượng
trường học.
Nhằm xây dựng một quy trình thực hiện kiểm tốn năng lượng trường học,
đề xuất một số giải pháp tiết kiệm năng lượng trường học, tôi lựa chọn đề tài luận
văn cao học là:
“Nghiên cứu xây dựng quy trình kiểm tốn năng lượng cho trường học – Áp
dụng cho Trường Đại học Điện lực, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội”

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

3

Trường ĐHBK Hà Nội

2. Đối tượng và phạm vi
- Đối tượng: Để xây dựng được quy trình kiểm tốn năng lượng cho trường
học cần quan tâm đến các hoạt động tiêu thụ năng lượng trong trường. Các hoạt
động tiêu thụ năng lượng bao gồm: Loại năng lượng được sử dụng trong trường
học, các thiết bị sử dụng năng lượng, mục đích sử dụng, cách thức vận hành các
thiết bị. Áp dụng thực hiện với hai trường là Trường Đại học Điện lực và Trường
Đại học Công nghiệp Hà Nội.
- Phạm vi: Đề tài tập trung phân tích đánh giá hiện trạng sử dụng năng lượng
trong các trường học ở Việt Nam. Đề xuất các giải pháp về mặt kỹ thuật và các giải
pháp về mặt quản lý nhằm tiết kiệm chi phí cho hệ thống tiêu thụ năng lượng trong
các trường học.

3. Nhiệm vụ chính của đề tài
Đề tài tiến hành nghiên cứu cơ sở lý luận của kiểm tốn năng lượng, phân
tích và đánh giá thực trạng kiểm toán năng lượng trường học ở Việt Nam. Trên cơ
sở đó xây dựng chi tiết các bước tiến hành kiểm toán năng lượng trường học, đưa ra
các tiêu chuẩn và giải pháp trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả tại
trường học. Áp dụng quy trình tiến hành kiểm tốn năng lượng tại hai trường là
Trường Đại học Điện lực và Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn, thống kê, tổng hợp, khai
thác thông tin trên mạng internet và tham khảo một số giáo trình, sử dụng các bài
giảng về tiết kiệm năng lượng do Bộ Công Thương, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ
chức. Từ đây thu thập các thông tin để tiến hành đánh giá, phân tích xây dựng quy
trình kiểm tốn năng lượng trường học và đề xuất giải pháp tiết kiệm năng lượng.
5. Các giải pháp được đề xuất trong luận văn
- Giải pháp một, Xây dựng phương pháp và quy trình kiểm tốn năng lượng
trong trường học. Việt Nam hiện nay đã có các trung tâm, công ty hoạt động trong
lĩnh vực tư vấn tiết kiệm năng lượng, đã xây dựng quy trình và tiến hành thực hiện

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

4

kiểm toán năng lượng tại một số cơ sở công nghiệp. Nhưng do hoạt động tiêu thụ

năng lượng tại trường học có những đặc thù riêng nên không thể áp dụng được các
quy trình này, vì thế trong luận văn tác giả đã tiến hành xây dựng chi tiết các bước
thực hiện kiểm toán năng lượng cho trường học.
- Giải pháp hai, Đề xuất một số giải pháp giúp sử dụng năng lượng tiết kiệm
và hiệu quả trong trường học.
Giải pháp kỹ thuật: Cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong
hệ thống chiếu sáng. Tiết kiệm điện cho hệ thống điều hoà, hệ thống máy bơm.
Giải pháp quản lý: Cách thức sử dụng các thiết bị năng lượng trong trường
học hiệu quả và tiết kiệm điện. Giám sát việc sử dụng năng lượng trong trường học
giảm lãng phí điện năng.
- Giải pháp ba, khuyến nghị trong việc tuyên truyền nâng cao ý thức sử dụng
năng lượng trong trường học. Thông qua các bài thi, phiếu điều tra… nhằm đánh
giá hiểu biết của học sinh, sinh viên về vấn đề tiết kiệm năng lượng. Và từ đây
tuyên truyền nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về việc sử dụng năng
lượng tiết kiệm và hiệu quả.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm bốn chương:
Chương I: Cơ sở lý luận về kiểm toán năng lượng
Chương II: Thực trạng kiểm toán năng lượng tại Việt Nam và trong các
trường học
Chương III: Xây dựng chi tiết kiểm toán năng lượng cho trường học
Chương IV: Kết quả áp dụng kiểm toán năng lượng cho Trường Đại học
Điện lực và Trường Đại học Cơng nghiệp Hà Nội.

Học viên: Dương Trung Kiên, khố 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD


5

Trường ĐHBK Hà Nội

CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
1.1. Khái niệm Kiểm toán năng lượng [16,23]
Hiện nay ở nước ta, việc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả đang thu hút
được sự quan tâm của các đơn vị kinh doanh dịch vụ, các nhà máy sản xuất công
nghiệp, các cơ quan cơng sở và cả các hộ gia đình. Đặc biệt đối với các hộ tiêu thụ
mà chi phí năng lượng chiếm một phần đáng kể trong chi phí hoạt động thì việc tiết
kiệm năng lượng là một động lực mạnh mẽ để họ bắt đầu tiến hành chương trình
kiểm sốt chi phí năng lượng. Kiểm sốt năng lượng và tiết kiệm năng lượng góp
phần giảm chi phí sản phẩm và dịch vụ, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường trong thời kỳ hội nhập.
Đối với những cải tiến vận hành không phải đầu tư thêm hoặc khoản đầu tư
thêm không đáng kể, các biện pháp này bao gồm thay đổi cách quản lý và điều hành
sản xuất, thực hiện cân đong, đo đếm mức tiêu hao năng lượng, giảm bớt đèn chiếu
sáng dư, bảo ôn các đường ống…. Với các biện pháp này có thể mang lại tiết kiệm
cho khách hàng tới 15% chi phí năng lượng so với hiện tại. Đối với những cải tiến
phải đầu tư có thời gian hồn vốn từ 3 tháng đến 1 năm, các biện pháp này bao gồm
việc sắp xếp, tổ chức lại dây truyền cho phù hợp, lắp đặt hệ thống thu hồi nước
ngưng, sử dụng nguồn sáng có hiệu suất cao, sử dụng biến tần…. Những biện pháp
này có thể thực hiện tiết kiệm từ 15% – 30% mức tiêu hao năng lượng hiện tại. Các
biện pháp yêu cầu đầu tư dài hạn (thời gian hoàn vốn trên 1 năm) bao gồm: Thay
động cơ hiệu suất cao, sử dụng năng lượng măt trời, … Những biện pháp này được
thực hiện có thể tiết kiệm từ 30%-45% mức tiêu thụ năng lượng hiện nay. Trong
nhiều trường hợp chương trình kiểm sốt chi phí năng lượng sẽ vừa giúp giảm tiêu
thụ năng lượng đồng thời giảm thiểu ô nhiễm môi trường, giảm lượng khí thải gây

hiệu ứng nhà kính.
Kiểm tốn năng lượng là một trong những nhiệm vụ đầu tiên để hồn thành
chương trình kiểm sốt sử và dụng năng lượng hiệu quả. Kiểm tốn năng lượng bao
gồm các cơng việc như: khảo sát xem các thiết bị sử dụng năng lượng như thế nào

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

6

Trường ĐHBK Hà Nội

và các khoản chi phí cho việc sử dụng năng lượng, đồng thời đưa ra một chương
trình nhằm thay đổi phương thức vận hành, cải tạo hoặc thay thiết bị tiêu thụ năng
lượng hiện tại và các bộ phận liên quan đến hoạt động tiêu thụ năng lượng. Thơng
qua kiểm tốn năng lượng, các doanh nghiệp hoặc cá nhân có được những giải pháp
giúp cho việc sử dụng năng lượng đạt lợi ích cao nhất. Kiểm tốn năng lượng đơi
khi cũng được gọi là khảo sát năng lượng hoặc phân tích năng lượng. Dưới đây là
khái niệm kiểm toán năng lượng:
Kiểm toán năng lượng là q trình khảo sát, phân tích và đánh giá thực
trạng các hoạt động tiêu thụ năng lượng nhằm xác định mức tiêu thụ năng lượng
của đơn vị kinh doanh dịch vụ, các nhà máy sản xuất hay hộ gia đình, đồng thời tìm
ra các lĩnh vực sử dụng năng lượng lãng phí, đưa ra các cơ hội bảo tồn năng lượng
và biện pháp mang lại tiết kiệm năng lượng.

1.2. Mục đích của Kiểm tốn năng lượng

Thơng qua kiểm tốn năng lượng, người ta có thể đánh giá được tình hình sử
dụng năng lượng của đơn vị trong hiện tại. Sau đó, từ các phân tích về thực trạng sử
dụng năng lượng, có thể nhận biết được các cơ hội bảo tồn năng lượng và tiềm năng
tiết kiệm chi phí trong hệ thống sử dụng năng lượng dựa trên thực trạng hoạt động
tiêu thụ năng lượng của đơn vị. Kiểm toán viên phải kiểm tra tổng thể đơn vị, đồng
thời kiểm tra chi tiết các hệ thống tiêu thụ năng lượng và các bộ phận liên quan để
xác định tiềm năng tiết kiệm năng lượng.
Sau khi phân tích số liệu về các khía cạnh tiêu thụ năng lượng của đơn vị,
kiểm toán viên sẽ đánh giá về cả mặt kỹ thuật và mặt kinh tế của các cơ hội bảo tồn
năng lượng và tiềm năng tiết kiệm chi phí trong hệ thống sử dụng năng lượng thông
qua các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật. Từ đó kiểm tốn viên đưa ra các giải pháp nhằm
mang lại tiết kiệm chi phí sử dụng năng lượng cho đơn vị được kiểm toán.
Kiểm toán năng lượng sẽ đưa ra được các cơ hội và giải pháp giúp tiết kiệm
năng lượng, đồng thời q trình kiểm tốn năng lượng cũng đề xuất các bước thực
hiện tiết kiệm năng lượng và cách thức để duy trì lượng tiết kiệm.

Học viên: Dương Trung Kiên, khố 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

7

Trường ĐHBK Hà Nội

1.3. Quy trình kiểm tốn năng lượng [16,23-38]
Quy trình kiểm tốn năng lượng được chia thành 2 giai đoạn chính là kiểm
tốn năng lượng sơ bộ và kiểm toán năng lượng chi tiết (Hình 1.1).

Kiểm tốn năng lượng sơ bộ được bắt đầu bằng việc thu thập thông tin về hệ
thống tiêu thụ năng lượng và các yếu tố liên quan bằng cách phỏng vấn những
người quan trọng trong đơn vị, đưa ra bản câu hỏi hoặc kiểm tra từ hồ sơ cũ của đơn
vị kiểm tốn thơng qua các hố đơn năng lượng. Kiểm toán sơ bộ sẽ đưa ra một bức
tranh khái quát về loại năng lượng sử dụng, các thiết bị sử dụng, các khu vực sử
dụng, hệ thống cung cấp nhiên liệu … đây sẽ là căn cứ để tiến hành đánh giá sơ bộ
tình hình tiêu thụ năng lượng tại đơn vị. Làm tiền đề xây dựng các bước thực hiện
trong kiểm toán năng lượng chi tiết.
Kiểm toán năng lượng chi tiết, kiểm tốn viên phân tích số liệu đã thu thập
được đồng thời thực hiện đo đạc cụ thể để có thể đưa ra bức tranh về tiêu thụ năng
lượng của đơn vị (Lập bảng cân bằng năng lượng chi tiết). Căn cứ vào các số liệu
khảo sát trong kiểm toán nằn lượng sơ bộ, kiểm toán năng lượng chi tiết tiến hành
đo lượng năng lượng tiêu thụ thực tế trên các thiết bị, công suất, thời gian ...
Từ đó, kiểm tốn viên xác định được các vị trí có thể giảm tiêu thụ năng
lượng, các cơ hội bảo tồn năng lượng, đồng thời phân tích, đánh giá để đưa ra các
giải pháp thực hiện các cơ hội bảo tồn năng lượng đó, xác định chi phí và lợi ích
của từng giải pháp tiết kiệm. Các cơ hội bảo tồn năng lượng được xếp loại theo hiệu
quả kinh tế kỹ thuật.
Cuối cùng kiểm toán viên đưa ra kế hoạch hoạt động cho cơ hội bảo tồn năng
lượng được lựa chọn để đơn vị thực hiện. Các bước trong quy trình kiểm tốn năng
lượng được mơ tả dưới đây thường được thực hiện khi kiểm toán tại các đơn vị
thuộc lĩnh vực công nghiệp hoặc thương mại. Trong q trình thực hiện khơng nhất
thiết phải thực hiện tất cả các bước trong phần này đối với tất cả các đối tượng khi
kiểm toán năng lượng.

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý



Luận văn Cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

8

Chuẩn bị và tổ chức
kiểm toán năng lượng

Phỏng vấn những
người quan trọng

Cung cấp bản
câu hỏi

Kiểm tra các thiết
bị đo hiện tại

KTNL
sơ bộ

Thu thập dữ liệu
Phân tích các khía
cạnh năng lượng

Thực hiện đo đạc
trực tiếp

Cân bằng năng lượng chi tiết
KTNL

chi tiết

Nhận dạng các cơ hội TKNL
Đưa ra biện pháp thực hiện

Phân tích kỹ thuật

Phân tích tài chính

Chương trình hành động

Hình 1.1 Qui trình kiểm tốn năng lượng
[1,37]

1.3.1. Kiểm tốn năng lượng sơ bộ
Có một số cơng việc cần phải làm trước khi kiểm tốn viên làm việc ở từng
bộ phận chi tiết. Đó là việc thu thập thơng tin ban đầu dựa vào hình dạng vật lý và

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

9

hoạt động của thiết bị. Sau đó kiểm tốn viên phải phân tích thơng tin này để có

được các cơ hội bảo tồn năng lượng hoàn thiện nhất khi kiểm tra chi tiết thiết bị.
1.3.1.1. Gặp gỡ, phỏng vấn những người quan trọng trong đơn vị
Khi bắt đầu thực hiện kiểm toán năng lượng trong một đơn vị, nhóm kiểm
tốn phải tiếp xúc với người quản lý đơn vị để thảo luận ngắn gọn về mục đích kiểm
tốn năng lượng của đơn vị và cho biết các loại thông tin cần được thu thập.
Kiểm tốn viên có thể phỏng vấn những người giám sát hay vận hành thiết bị
bởi vì họ là những người hiểu rõ nhất về quy trình vận hành của thiết bị. Ví dụ như
người giám sát trong đơn vị (hoặc quản đốc phân xưởng) là người hiểu rõ về mức
độ sáng của từng khu vực, các loại đèn, công suất động cơ, điều hồ khơng khí, đặc
trưng tiêu thụ điện của các thiết bị chun mơn hố.
Kiểm tốn viên nên ghi lại tên, chức danh và số điện thoại của những người
phỏng vấn để có thể cần hỏi lại những thơng tin liên quan sau khi kiểm tốn sơ bộ.
1.3.1.2. Thu thập số liệu về tiêu thụ năng lượng
Để có được các số liệu về tiêu thụ năng lượng, kiểm toán viên cần thu thập
các số liệu sau:
+ Các loại năng lượng được sử dụng.
+ Các thông tin về nhu cầu năng lượng.
+ Thu thập các hoá đơn thanh tốn về điện, khí, dầu, than .v.v. để xác định
khối lượng năng lượng sử dụng và giá năng lượng.
Sau đó, kiểm toán viên đưa các số liệu này vào bảng và vẽ đồ thị để xem có
điểm nào cần chú ý (Ví dụ: xác định điểm biểu diễn nhu cầu năng lượng hoặc chi
trả cho năng lượng của một tháng nào đó tăng hoặc giảm đột biến).
Kiểm tốn viên có thể xác định được hoạt động tiêu thụ năng lượng bất
thường và đưa ra lời khuyên nhằm mang lại tiết kiệm chi phí năng lượng cho đơn vị
thơng qua kiểm sốt hoạt động bất thường đó.

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý



Luận văn Cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

10

1.3.1.3. Thu thập các số liệu về các thiết bị tiêu thụ năng lượng
Kiểm tốn viên phải thu thập thơng tin về thiết bị tiêu thụ năng lượng như:
+ Số lượng của từng loại thiết bị.
+ Các thông số định mức của từng loại thiết bị.
+ Thời gian vận hành trong ngày của thiết bị.
+ Số ngày hoạt động trong năm.
+ Điều kiện môi trường làm việc như thời tiết, kiến trúc xây dựng nơi đặt
thiết bị (đối với các thiết bị điều hồ khơng khí)…
Số lượng và các thơng số định mức cùng với số liệu về thời gian vận hành
của từng loại thiết bị giúp kiểm toán viên xác định được khu vực hoặc loại thiết bị
nào tiêu thụ nhiều năng lượng. Từ đó có thể xác định hoạt động nào tiêu tốn nhiều
năng lượng và tiêu thụ loại năng lượng có giá cao để có thể nhận biết được khâu
nào có thể mang lại tiết kiệm nhiều nhất. Các thiết bị tiêu thụ nhiều năng lượng như
bếp lị, điều hồ khơng khí, thiết bị đun nước hoặc thiết bị chun dụng khác cần
được lưu ý.
Các thông tin về điều kiện mơi trường làm việc rất có ích khi phân tích nhu
cầu năng lượng của các thiết bị. Ví dụ các thông tin về thời tiết ảnh hưởng rất lớn
đến tiêu thụ năng lượng của hệ thống điều hồ khơng khí. Khi nhiệt độ môi trường
chênh lệch nhiều so với nhiệt độ yêu cầu của hệ thống thì hệ thống điều hồ khơng
khí phải tiêu thụ nhiều năng lượng hơn và ngược lại, khi chênh lệch đó khơng cao
thì hệ thống điều hồ khơng khí khơng phải làm việc nhiều.
Tóm lại, thơng qua kiểm tốn năng lượng sơ bộ, kiểm tốn viên xác định
được quy mơ và tình hình tiêu thụ năng lượng tổng quát của đơn vị được kiểm toán.

Đồng thời xác định được đơn vị được kiểm toán năng lượng có thể thực hiện tiết
kiệm năng lượng hay khơng. Từ đó quyết định xem có tiếp tục thực hiện kiểm tốn
năng lượng chi tiết khơng.

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

11

Trường ĐHBK Hà Nội

1.3.2. Kiểm toán năng lượng chi tiết
Từ các dữ liệu thu thập thông qua kiểm toán năng lượng sơ bộ, kiểm toán
viên tiến hành kiểm tốn chi tiết bằng cách phân tích cặn kẽ mọi khía cạnh năng
lượng từ các dữ liệu đó và thực hiện đo đạc cụ thể.
1.3.2.1. Tìm hiểu cấu trúc giá năng lượng
Để hiểu cặn kẽ về chi phí sử dụng năng lượng của đơn vị, kiểm toán viên
phải xác định cấu trúc giá của từng loại năng lượng trong hố đơn. Có loại năng
lượng có cấu trúc giá đơn giản (Ví dụ: 1 lít xăng có giá là 11.000VNĐ) nhưng cũng
có loại năng lượng có cấu trúc phức tạp (Ví dụ: khi tiêu thụ điện thì khách hàng
phải trả chi phí cho nhu cầu cơng suất và chi phí cho điện năng tiêu thụ, hay như
mức giá điện tính theo từng thời điểm sử dụng). Kiểm tốn viên có thể giúp khách
hàng của mình hiểu cấu trúc giá năng lượng để họ có thể kiểm sốt chi phí tiêu thụ
năng lượng của mình.
1.3.2.2. Kiểm tra tồn bộ và khai thác số liệu chi tiết
Khi kiểm tra toàn bộ thiết bị hoặc tồn bộ đơn vị cần kiểm tốn cần phải

được người quản lý hoặc người giám sát đơn vị hướng dẫn, đồng thời kiểm toán
viên cần phải chuẩn bị nội dung cần kiểm tra. Kiểm toán viên quan sát tổng thể về
kiến trúc khơng gian, cách bố trí, sắp xếp các thiết bị tiêu thụ năng lượng xem đã
hợp lý chưa. Mục đích chính của việc kiểm tra này là thu thập thông tin chung.
Để kiểm tra, đo đạc từng bộ phận cụ thể, kiểm toán viên cần sự trợ giúp của
người quản lý hoặc vận hành thiết bị. Kiểm toán viên cần khai thác các số liệu về
mức độ chiếu sáng, thiết bị sưởi ấm và làm mát không gian, động cơ, thiết bị đun
nước và các thiết bị chun mơn hố khác như tủ lạnh, lị hơi, máy trộn … Các số
liệu phải được liệt kê theo các mảng riêng biệt. Cụ thể như sau:
Đối với chiếu sáng: cần phải đưa ra một bảng liệt kê chi tiết tất cả các đèn và
các khu vực cần được chiếu sáng. Kiểm toán viên phải thống kê lại diện tích của
từng khu vực và các thơng số về loại đèn, công suất, tuổi thọ của mỗi loại, sử dụng
thiết bị đo ánh sáng để ghi lại cường độ sáng ở một số vị trí đặc biệt (Ví dụ: cần đo

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

12

Trường ĐHBK Hà Nội

cường độ sáng ở một số vị trí có thể mang lại tiết kiệm năng lượng như hành lang,
kho, gara ô tô …). Tuỳ thuộc vào mục đích cơng việc ở mỗi vị trí, kiểm tốn viên so
sánh với các thơng số tiêu chuẩn để đưa ra những giải pháp cải tạo mang lại hiệu
quả sử dụng năng lượng tốt hơn.
Đối với thiết bị sưởi ấm, thơng gió và làm mát khơng gian: mảng số liệu về

các thiết bị này cũng phải được chuẩn bị để có thể ghi lại các loại thiết bị, công suất,
tuổi thọ, đặc điểm kỹ thuật về tiêu thụ năng lượng, thời gian đã vận hành. Đối với
các thiết bị này, kiểm toán viên phải kiểm tra, đo đạc chi tiết các thơng số (Ví dụ :
đo vận tốc khơng khí) để ước lượng hiệu suất vận hành của thiết bị hoặc phát hiện
ra các khe hở tại các bộ phận có ảnh hưởng đến hiệu suất của thiết bị. Với các số
liệu này, kiểm toán viên phải phân tích hoạt động của thiết bị để từ đó đưa ra những
lời khuyên về vận hành cũng như về sửa chữa hệ thống nhằm mang lại hiệu quả sử
dụng năng lượng lớn hơn.
Động cơ: Thống kê công suất, tuổi thọ, thời gian vận hành và các đặc điểm
kỹ thuật khác của tất cả các loại động cơ. Với các động cơ có cơng suất lớn và thời
gian sử dụng trong một năm lớn (trên 2000giờ/năm) thì có thể thay bằng các động
cơ hiệu suất cao hơn.
Thiết bị đun nước: Tất cả các loại thiết bị đun nước đều phải được kiểm tra,
ghi lại các thông số về công suất, tuổi thọ, đặc điểm kỹ thuật về tiêu thụ năng lượng.
Ngồi ra kiểm tốn viên cịn phải kiểm tra tại các phụ tải tiêu thụ nước nóng, định
mức tiêu thụ nước nóng, thời gian sử dụng nước nóng và đặc biệt là kiểm tra nhiệt
độ của nước, hệ thống ống dẫn nước nóng.
Nguồn nhiệt thải: Nguồn nhiệt thải từ máy điều hồ khơng khí, thiết bị đun
nước, lị hơi và một số thiết bị khác có thể được tận dụng để gia nhiệt cho các mục
đích khác. Kiểm tốn viên cần phải đo nhiệt độ các nguồn nhiệt thải để xác định giá
trị lợi ích của nó. Từ đó có thể đưa ra cách thức thay đổi hoạt động của hệ thống
đun nước hiện tại nhằm tận dụng nguồn nhiệt thải đó.
Các phụ tải sử dụng điện vào giờ cao điểm: Kiểm tốn viên phải liệt kê các
thiết bị ít sử dụng và có thể đưa chúng vào vận hành ngồi giờ cao điểm mà khơng

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý



Luận văn Cao học QTKD

13

Trường ĐHBK Hà Nội

ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống (Ví dụ: máy hàn, lị sấy, một số máy dự
phịng). Có thể trang bị thêm hệ thống dự trữ nhiệt để đun nước nóng trong giờ cao
điểm ở các tồ nhà mà khơng làm tăng công suất tiêu thụ điện.
Một số thiết bị tiêu thụ nhiều năng lượng khác: Kiểm toán viên phải thống kê
tất cả các thiết bị khác tiêu thụ nhiều năng lượng. Ví dụ trong các tồ nhà văn phịng
thường có nhiều máy tính, máy in, máy phơ tơ và các thiết bị đun nước ... Ở một số
nhà máy thuộc lĩnh vực cơng nghiệp có thể có dây chuyền sản xuất, máy móc
chun mơn hố cao. Kiểm tốn viên phải ghi lại thơng tin về kiểu dáng, chủng loại,
kích thước, cơng suất, tuổi thọ, thời gian vận hành, loại năng lượng tiêu thụ, đặc
điểm tiêu thụ năng lượng của tất cả các thiết bị này.
Trong khi tiến hành kiểm toán năng lượng chi tiết, kiểm tốn viên có thể
nhận ra các cơ hội tiết kiệm năng lượng tiềm năng. Khả năng nhận biết các cơ hội
tiết kiệm còn phụ thuộc vào hiểu biết và kinh nghiệm của kiểm toán viên về cơng
nghệ sử dụng năng lượng. Ví dụ với một khu vực đang được chiếu sáng q mức thì
có thể tháo bớt đèn hoặc thay toàn bộ bằng một hệ thống đèn khác có hiệu suất cao
hơn nếu hệ thống hiện tại có hiệu suất thấp. Với một số động cơ có tần số sử dụng
cao thì cơ hội tiết kiệm năng lượng tiềm năng có thể là thay động cơ có hiệu suất
cao hơn. Việc đưa ra các cơ hội tiết kiệm năng lượng tiềm năng trong khi kiểm tra
chi tiết sẽ giúp cho việc phân tích các số liệu và xác định các cơ hội tiết kiệm năng
lượng cuối cùng.
1.3.3. Phân tích kiểm tốn
Sau khi đã thu thập được các số liệu liên quan, kiểm toán viên phải kiểm tra,
xem xét lại tồn bộ, nếu thơng tin nào cịn thiếu thì cần phải hỏi lại người phụ trách
hoặc kiểm tra lại trực tiếp thiết bị.

Với các cơ hội bảo tồn năng lượng đã được nhận biết trong lúc kiểm tốn chi
tiết, kiểm tốn viên cần phải phân tích về kỹ thuật và kinh tế để xác định tính khả
thi về mặt kỹ thuật, chi phí để thực hiện cũng như lợi ích tiềm năng của từng cơ hội
bảo tồn năng lượng.

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

14

Trường ĐHBK Hà Nội

Với những cơ hội khả thi về kỹ thuật, kiểm toán viên tiến hành sắp xếp
chúng theo hiệu quả kinh tế. Ở đây, người ta thường quan tâm nhiều đến chỉ tiêu
thời gian hoàn vốn giản đơn để đánh giá hiệu quả kinh tế của các cơ hội tiết kiệm
năng lượng.
Từ đó, cơ hội bảo tồn năng lượng khả thi về mặt kỹ thuật và tối ưu về mặt
kinh tế được lựa chọn để lập báo báo cáo kiểm toán. Báo cáo kiểm toán sẽ là tổng
hợp các giải pháp tiết kiện năng lượng khả thi nhất, báo cáo cần nêu được cách thức
thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng và hiệu quả sau khi thực hiện.
1.3.4. Lập báo cáo kiểm tốn năng lượng
Bước tiếp theo trong quy trình kiểm tốn năng lượng là lập một báo cáo chi
tiết kết quả kiểm toán và gợi ý cuối cùng về cơ hội bảo tồn năng lượng. Mức độ chi
tiết của báo cáo phụ thuộc vào từng loại kiểm toán năng lượng, từng lĩnh vực và
từng loại năng lượng.
Mở đầu báo cáo phải đưa ra một bản tóm tắt về tồn bộ khả năng tiết kiệm có

thể đạt được và nêu ra những đặc điểm nổi bật của từng cơ hội bảo tồn năng lượng.
Với mỗi cơ hội bảo tồn và tiết kiệm năng lượng cần nêu bật được các chỉ tiêu kinh
tế-kỹ thuật, tính khả thi của từng cơ hội.
Phần tiếp theo trong báo cáo, kiểm tốn viên phải mơ tả đơn vị thực hiện
kiểm tốn và đưa ra các thơng tin liên quan đến tiêu thụ năng lượng. Sau đó, kiểm
tốn viên đưa ra các bảng biểu và đồ thị biểu diễn mức độ tiêu thụ năng lượng và
chi phí cho năng lượng, đồng thời phân tích chi phí năng lượng. Cuối cùng đưa ra
một danh sách các cơ hội tiết kiệm năng lượng tiềm năng và hiệu quả kinh tế của
từng cơ hội.
Báo cáo kiểm toán năng lượng phải được kiểm toán viên viết trung thực,
ngắn gọn, dễ hiểu và đúng văn phong. Trong báo cáo hạn chế sử dụng thuật ngữ
chuyên ngành sao cho khách hàng hiểu báo cáo một cách chính xác để họ thực hiện
tốt các cơ hội bảo tồn năng lượng. Một đề cương báo cáo kiểm tốn năng lượng
hồn thiện trình bày trong hình 1.2

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

15

Báo cáo kiểm tốn năng lượng
Bảng tóm tắt
Bảng tóm tắt các gợi ý và tiết kiệm chi phí
Bảng mục lục

Lời giới thiệu
Mục đích của kiểm toán năng lượng
Sự cần thiết phải thực hiện và tiếp tục chương trình kiểm sốt
chi phí năng lượng
Mơ tả đơn vị
Mơ tả sản phẩm hoặc dịch vụ
Kích thước, cấu trúc của các thiết bị, vị trí cần kiểm toán
Danh mục thiết bị với đầy đủ các đặc điểm kỹ thuật
Phân tích hố đơn năng lượng
Cấu trúc giá
Bảng và đồ thị biểu diễn năng lượng tiêu thụ và chi phí
Thảo luận về chi phí năng lượng
Cơ hội bảo tồn năng lượng
Phân tích về kỹ thuật
Phân tích về chi phí và tiết kiệm
Đánh giá kinh tế
Lập kế hoạch hoạt động
Giới thiệu cơ hội bảo tồn năng lượng tiềm năng và kế hoạch
Lựa chọn một giám đốc năng lượng và phát triển chương trình
Kết luận
Bình luận thêm
Hình 1.2 Mẫu báo cáo kiểm toán năng lượng [16,32]
1.3.5. Lập kế hoạch hoạt động trong sử dụng năng lượng
Bước cuối cùng trong quy trình kiểm toán năng lượng là lập kế hoạch hoạt
động trong sử dụng năng lượng. Các đơn vị sẽ được hướng đẫn lập kế hoạch hoạt
động theo kết luận của báo cáo kiểm toán năng lượng. Kế hoạch hoạt động sẽ đưa ra

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý



Luận văn Cao học QTKD

Trường ĐHBK Hà Nội

16

các định hướng, các bước thực hiện trong quản lý sử dụng năng lượng nhằm duy trì
việc sử dụng năng lượng hiệu quả.
Một số đơn vị chỉ lập kế hoạch thực hiện các cơ hội bảo tồn năng lượng và
tiết kiệm chi phí năng lượng mà các kiểm tốn viên đưa ra. Ngồi ra họ không thực
hiện thêm một cố gắng nào nhằm kiểm sốt chi phí năng lượng đến khi thực hiện
kiểm toán lần tiếp theo. Một số đơn vị khác áp dụng chương trình kiểm sốt chi phí
năng lượng bằng cách chỉ định một người (hoặc một nhóm người) để giám sát, cải
thiện hiệu quả năng lượng và hiệu suất sử dụng năng lượng một cách liên tục. Ngoài
các cơ hội bảo tồn năng lượng được đưa ra sau khi thực hiện kiểm tốn, họ cịn có
thể tìm được một số biện pháp khác để đơn vị có thể tiết kiệm chi phí sử dụng năng
lượng. Tiết kiệm mang lại từ một số cơ hội bảo tồn năng lượng có thời gian hồn
vốn ngắn có thể tạo ra vốn để thanh tốn chi phí khi thực hiện các cơ hội bảo tồn
năng lượng khác.

1.4. Kết luận chương I
Phần 1.1
Kiểm toán năng lượng là công việc điều tra, đo đạc và đánh giá việc tiêu thụ
năng lượng để từ đó nhận dạng tiềm năng tiết kiệm năng lượng. Đề xuất các giải
pháp tiết kiệm năng lượng cho hộ tiêu thụ, tính tốn hiệu quả kinh tế tài chính của
từng giải pháp được đưa ra.
Phần 1.2
Mục đích của kiểm tốn năng lượng là đưa ra được biện pháp giúp tiết kiệm

năng lượng, giúp hộ tiêu thụ giảm chi phí năng lượng, tăng tính cạnh tranh trên thị
trường. Đóng góp tích cực vào việc giảm thiểu ô nhiễm môi trường, tiết kiệm nguồn
tài nguyên.
Đồng thời kiểm toán năng lượng sẽ giúp xây dựng các bước thực hiện việc
giám sát năng lượng, duy trì lượng tiết kiệm và liên tục tìm ra các phương án nhằm
tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong các hộ tiêu thụ.
Phần 1.3
Q trình kiểm tốn năng lượng gồm hai bước là kiểm toán năng lượng sơ bộ
và kiểm toán năng lượng chi tiết.

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

17

Trường ĐHBK Hà Nội

Kiểm toán năng lượng sơ bộ là điều tra, phỏng vấn, thu thập các thông tin về
tiêu thụ năng lượng một cách khái qt, đó là cơ sở phân tích và đưa ra hướng thực
hiện trong kiểm toán năng lượng chi tiết.
Kiểm toán năng lượng chi tiết tiến hành đo đạc, phân tích, tính tốn đánh giá
về mức độ tiêu thụ năng lượng tại cơ sở. Và từ đây đưa ra các giải pháp tiết kiệm
năng lượng hiệu quả, phương án thực hiện, chi phí đầu tư cho từng giải pháp, chi
phí tiết kiệm được, thời gian hoàn vốn đầu tư,…
Sau khi thực hiện kiểm toán năng lượng, các hộ tiêu thụ sẽ có được một báo
cáo kiểm tốn năng lượng về tình hình sử dụng năng lượng, một số giải pháp kỹ

thuật, giải pháp quản lý giúp hộ tiêu thụ có thể tiết giảm năng lượng. Đồng thời
trong báo cáo cũng đề xuất một số biện pháp trong việc tuyên truyền nâng cao ý
thức sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Như vậy, kiểm toán năng lượng là cơ sở giúp cho các doanh nghiệp có được
các giải pháp và cách thức thực hiện tiết kiệm năng lượng, là phương pháp giúp
giảm lượng khí thải gây ảnh hưởng đến mơi trường. Kiểm tốn năng lượng mang
đến lợi ích rất lớn khơng chỉ cho các hộ tiêu thụ năng lượng mà còn cho toàn xã hội.
Đối với vấn đề này, Việt Nam hiện nay đã và đang thực hiện ra sao? Kết quả
thực hiện thế nào? Mối quan tâm đến tiêu thụ năng lượng trường học và các chương
trình kiểm tốn năng lượng tại trường học? Đây là những câu hỏi cần được trả lời
trong chương II.
Nhiệm vụ chương II:
- Nêu thực trạng kiểm toán năng lượng tại Việt Nam: Các chương trình kiểm
tốn năng lượng đã và đang thực hiện, kết quả đạt được tại một số cơ sở.
- Các chương trình kiểm tốn năng lượng trường học ở Việt Nam hiện nay,
kết quả thực hiện và những tồn đọng.
- Thực trạng sử dụng năng lượng tại Trường Đại học Điện lực và Trường Đại
học Công nghiệp Hà Nội
Chương I đã cho thấy nội dung và ích lợi của kiểm tốn năng lượng và
chương II sẽ đề cập đến thực trạng thực hiện các chương trình này tại Việt Nam
hiện nay.

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

18


Trường ĐHBK Hà Nội

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG
TẠI VIỆT NAM VÀ TRONG CÁC TRƯỜNG HỌC

2.1 Tổng quan về kiểm toán năng lượng tại Việt Nam
2.1.1 Các chương trình kiểm tốn năng lượng
Việt Nam là một nước được thiên nhiên ưu đãi, hội đủ các nguồn tài nguyên
năng lượng nhưng khả năng khai thác, chế biến cịn nhiều hạn chế. Theo tính tốn
trong quy hoạch phát triển năng lượng, trong giai đoạn 2010-2020 đã có khả năng
xuất hiện sự mất cân đối giữa khả năng cung cấp và nhu cầu sử dụng các nguồn
năng lượng sơ cấp nội địa. Việt Nam chuyển thành nước nhập khẩu năng lượng và
mức độ phụ thuộc năng lượng nhập khẩu ngày một tăng. Như vậy, trong khoảng
thời gian còn khá dài (tính đến năm 2020) nước ta vẫn sẽ tiếp tục phải nhập khẩu
các sản phẩm dầu, trong khi giá dầu ln có áp lực rất lớn đến phát triển kinh tế, đã
hai lần gây nên khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào năm 1973 và 1980 của thế kỷ
trước. Tại thời điểm hiện nay, giá dầu đang tăng giảm thất thường, nhiều khi vượt
quá 60 USD/thùng, mức kỷ lục từ trước đến nay, ảnh hưởng trực tiếp và có thể sẽ
làm cho tăng trưởng kinh tế tồn thế giới bị chậm lại. Do những hạn chế về khả
năng công nghệ, điều kiện kinh tế-xã hội của nước ta, việc phát triển các nguồn
năng lượng thay thế cho các nguồn truyền thống đang gặp nhiều khó khăn, hạn chế
khả năng đa dạng hóa các nguồn cung cấp năng lượng.
Trong sản xuất công nghiệp của nước ta, do nhiều nguyên nhân khác nhau
như trình độ cơng nghệ lạc hậu của thiết bị, chưa chú ý đúng mức đến việc quản lý
năng lượng trong từng doanh nghiệp, việc sử dụng năng lượng chưa hợp lý, tổn thất
cao ... nên cường độ năng lượng (mức tiêu hao năng lượng để sản xuất ra một đơn
vị giá trị kinh tế – kgOE/đồng; kWh/đồng...) còn quá cao so với nhiều nước trong
khu vực. Cường độ năng lượng trong công nghiệp của Việt Nam cao hơn Thái Lan

và Malaysia khoảng 1,5 - 1,7 lần. Điều đó có nghĩa là để làm ra cùng một giá trị sản

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

19

Trường ĐHBK Hà Nội

phẩm như nhau, sản xuất công nghiệp của nước ta phải tiêu tốn năng lượng gấp 1,5–
1,7 lần nhiều hơn các nước nói trên.[5]
Sử dụng năng lượng trong dịch vụ, sinh hoạt đời sống cịn nhiều lãng phí.
Nước ta đang ở giai đoạn đầu của cơng nghiệp hóa, cơ giới hóa, trong hơn một thập
kỷ qua đã đạt được mức tăng trưởng kinh tế trung bình khoảng 7,5%, đời sống nhân
dân khơng ngừng được cải thiện, nâng cao. Tình hình đó, địi hỏi phải đầu tư lớn
cho phát triển các nguồn năng lượng và hệ thống cung ứng năng lượng để đáp ứng
nhu cầu năng lượng ngày một tăng cao. Tỷ lệ so sánh giữa mức tăng trưởng nhu cầu
năng lượng so với tăng trưởng GDP của nước ta đang ở mức trên 1,4 lần, trong khi
ở các nước phát triển tỷ lệ này là dưới 1.
Các nghiên cứu, khảo sát trong một số xí nghiệp được lựa chọn trong sản
xuất xi măng, thép, sành sứ, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ... cho thấy tiềm
năng tiết kiệm năng lượng có thể đạt đến trên dưới 20%. Nếu tính với mức sử dụng
năng lượng trong công nghiệp chiếm khoảng 40% so với tổng nhu cầu năng lượng
thương mại hiện nay (dự báo đạt xấp xỉ 19 triệu tấn dầu quy đổi vào năm 2005), có
thể ước tính tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong sản xuất công nghiệp đã lên đến
khoảng (19 triệu tấn x 0.4 x 0.2) ~ 1,5 triệu tấn dầu tương đương (~13,5 ngàn tỷ

đồng, tính thơ theo giá dầu trong nước hiện nay). Đây là một giá trị khơng nhỏ,
chưa tính đến tiềm năng tiết kiệm trong sinh hoạt và hoạt động dịch vụ. [5]
Việc gia tăng mức độ sử dụng năng lượng, luôn luôn kèm theo nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường tại khu vực hoạt động năng lượng và góp phần làm suy giảm
chất lượng mơi trường tồn cầu (ví dụ, việc thải vào khí quyển khí CO2, SO2, NOx
gây hiệu ứng nhà kính, phá hỏng tầng Ơzơn, làm biến đổi khí hậu). Hơn 80% nguồn
năng lượng sử dụng của nước ta là nhiên liệu hoá thạch, nhiên liệu có nguồn gốc
hữu cơ. Q trình cháy nhiên liệu nói riêng và hoạt động năng lượng nói chung là
nhân tố quan trọng gây ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng năng lượng đóng góp
khoảng 25% lượng phát thải CO2 và khoảng 15% tổng lượng khí nhà kính sinh ra
do hoạt động của con người.[5]

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

20

Trường ĐHBK Hà Nội

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã được đa số các nước trên thế
giới đánh giá là một trong những lựa chọn ưu tiên thực hiện chiến lược phát triển
bền vững trong Thế kỷ 21. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đã được
chứng minh là biện pháp rẻ hơn trong nhiều trường hợp, chi phí bỏ ra để tiết kiệm
được 1 kWh điện năng hay nhiệt năng của nhiên liệu sẽ ít hơn nhiều so với chi phí
đầu tư để sản xuất ra 1 kWh trong các nhà máy điện, mặc dù đều có chung ý nghĩa
là cung cấp thêm cho lưới điện 1 kWh. Trong Chương trình Quản lý nhu cầu điện ở

Thái Lan người ta đã tính ra rằng, để “sản xuất” thêm 1 kWh điện do tiết kiệm được
bằng việc nâng cao hiệu suất sử dụng đưa lại phải đầu tư 2 cents USD, trong khi các
nhà máy điện đốt than, dầu, khí để sản xuất ra 1 kWh điện phải tiêu tốn trung bình
từ 4-6 cents.[5]
Hoà nhập với xu hướng chung trên thế giới về tiết kiệm năng lượng, Chính
phủ đã ban hành nghị định số 102/2003/NĐ- CP ngày 03 tháng 9 năm 2003 về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Chỉ thị số 19/2005/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ về việc thực hiện tiết kiệm trong sử dụng điện, Bộ Công nghiệp đã ban
hành thông tư số 01/2004/TT-BCN ngày 02 tháng 7 năm 2004 về tiết kiệm và sử
dụng năng lượng hiệu quả. Kiểm tốn năng lượng là một trong những cơng việc
nhằm xác định mức tiêu hao năng lượng thực tế, tìm ra các cơ hội tiết kiệm năng
lượng và các biện pháp quản lý tiêu thụ năng lượng hiệu quả cho mỗi đơn vị. Từ
năm 2000 đến nay, được sự hỗ trợ của các tổ chức trên thế giới về kinh phí cũng
như cơng nghệ, một số dự án về tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng đã được
triển khai ở Việt Nam.
“Chương trình mục tiêu quốc gia về Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu
quả”, đây là chương trình quốc gia, lấy tên theo Nghị định 102/2003/NĐ-CP về Sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của Chính phủ_ Cơ quan chủ trì thực hiện
Bộ Cơng Thương. Mục tiêu của chương trình xây dựng những hoạt động khuyến
khích, thúc đẩy, kết hợp với những biện pháp quản lý bắt buộc, nhằm nhanh chóng
tạo chuyển biến, thực hiện đồng bộ trong toàn xã hội, đi dần từ các bước nâng cao

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

21


Trường ĐHBK Hà Nội

nhận thức, thu hút sự quan tâm, chuyển thành nhu cầu và thúc đẩy các hoạt động về
sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Thơng qua các hoạt động của Chương trình, đạt được mục tiêu về tổng mức
tiết kiệm năng lượng cụ thể, cắt giảm được một phần mức đầu tư phát triển hệ thống
cung ứng năng lượng, mang lại lợi ích về kinh tế-xã hội, đồng thời góp phần bảo vệ
môi trường, khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên năng lượng, thực hiện phát triển
kinh tế - xã hội bền vững. Mục tiêu cụ thể của chương trình, phấn đấu tiết kiệm
được từ 3 đến 5% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn quốc trong giai đoạn 20062010 và từ 5 đến 8% tổng mức tiêu thụ năng lượng trong giai đoạn 2011-2015
tương ứng gần 5 triệu TOE trong giai đoạn 2006- 2010 và 13,1 triệu TOE trong giai
đoạn 2011- 2015.
Thời gian hoạt động của chương trình được chia thành hai giai đoạn: Giai
đoạn 1 (2006-2010): Giai đoạn triển khai tích cực tồn bộ nội dung của Chương
trình. Sơ kết, đánh giá, hiệu chỉnh Chương trình. Giai đoạn 2 (2010-2015): Giai
đoạn Chương trình đã đi vào nề nếp hoạt động. Triển khai theo chiều sâu và diện
rộng các nội dung của Chương trình. Phát huy thành quả của giai đoạn trước, với
các nội dung được hiệu chỉnh, bổ sung, về cơ bản xây dựng được lối sống văn minh,
hiện đại trong thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ở mọi lĩnh vực
mọi hoạt động của xã hội. [5]
“Xây dựng cơ sở khoa học và pháp lý, phối hợp hoạt động ASEAN về sử
dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” do Viện nghiên cứu chiến lược và chính
sách cơng nghiệp – Bộ Cơng nghiệp (nay là Bộ Cơng thương) chủ trì đã thực hiện
kiểm tốn năng lượng thí điểm cho một số cơ sở doanh nghiệp (công nghiệp và
thương mại) được lựa chọn, đề xuất các giải pháp sử dụng năng lượng có hiệu quả.
Mục tiêu đề tài là xây dựng các hình mẫu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
tại doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả của các biện pháp tiết kiệm năng lượng áp dụng
vào thực tế. Nội dung đề tài là tiến hành tổ chức khảo sát và phân tích tình hình sử
dụng năng lượng tại một số xí nghiệp cơng nghiệp, tồ nhà thương mại, thực hiện

kiểm tốn năng lượng một số xí nghiệp điển hình. [www.moi.gov.vn]

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


Luận văn Cao học QTKD

22

Trường ĐHBK Hà Nội

“Chương trình về sử dụng hiệu quả năng lượng” của Bộ khoa học cơng nghệ
đã thực hiện kiểm tốn năng lượng cho 12 xí nghiệp cơng nghiệp tại các thành phố
lớn như Hà nội, Hải Phịng, Hồ Chí Minh, Đà nẵng và Cần Thơ và ước tính có thể
giảm được tới 30% nhu cầu năng lượng nếu tiến hành cải tạo các thiết bị hiện có và
có thể hồn vốn đầu tư chỉ sau 3-5 năm.
Thơng qua kiểm tốn cho các xí nghiệp này, cho thấy phần lớn các lị hơi của
các xí nghiệp quốc doanh chỉ đạt hiệu suất khoảng 50% trong khi hiêụ suất này có
thể cải thiện lên 80-90%, như vậy tiềm năng tiết kiệm năng lượng ở đây là rất lớn.
Chương trình cũng chỉ ra rằng các chương trình đầu tư cải thiện tiết kiệm năng
lượng trong khu vực cơng nghiệp có thể tiết kiệm 1-1,2 tce năng lượng tiêu thụ mỗi
năm (ước tính tiết kiệm khoảng 37- 47 triệu đơla) và có thể hồn vốn sau 3 năm.
Xét trong từng ngành cơng nghiệp, ước tính có thể tiết kiệm 50% năng lượng tiêu
thụ trong ngành xi măng, 35% trong ngành gốm sứ và 25% trong các nhà máy điện.
Các con số này cho thấy rằng tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong ngành công
nghiệp là rất lớn.
Bên cạnh đó một số nhà tài trợ bao gồm Nhật và Pháp cũng đã tài trợ cho
một số dự án kiểm tốn năng lượng xí nghiệp cơng nghiệp và đi đến kết luận rằng

cơ hội đầu tư cho các dự án tiết kiệm năng lượng là hoàn toàn khả thi về tài chính
mặc dù họ khơng ước tính tiềm năng hiệu quả năng lượng cho cả phạm vi quốc gia
hay toàn bộ khu vực công nghiệp. Bằng nguồn tài trợ của Ngân hàng thế giới, người
ta đã khảo sát một số xí nghiệp cơng nghiệp và đi đến nhận định rằng: do tình trạng
cơng nghệ lạc hậu, tuổi thọ thiết bị cao, tiềm năng tiết kiệm năng lượng thực thế là
rất lớn và cũng chỉ ra các đối tượng thiết bị hàng đầu cần cải tạo hoặc thay thế như
lò hơi, động cơ, hệ thống quản lý và điều khiển năng lượng ... với thời gian thu hồi
vốn tương đối ngắn và lợi nhuận cao. Tuy nhiên, những khảo sát trên cũng cho thấy
mức độ ổn định của các quá trình đổi mới thiết bị nói trên có thể cịn chưa được xác
định do tiến trình đổi mới các xí nghiệp công nghiệp quốc doanh hiện nay và các
thiết bị hoặc được hiện đại hoá hoặc phải bỏ hẳn.

Học viên: Dương Trung Kiên, khoá 2005-2007

Khoa Kinh tế và Quản lý


×