PHÒNG GD& ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS TIÊN THỦY
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN ĐỊA LÝ
Thời gian: 150 phút ( khơng kể phát đề)
-----------------------------------------
ĐÊ 1:
Câu 1: (2,5đ) Trình bày vị trí nước CHXHCN VIỆT NAM, những ảnh hưởng của vị trí đó
đối với sự phát triển kinh tế- xã hội như thế nào?
Câu 2: (2,5đ) Cho bảng số liệu sau:
Sản lượng khai thác dầu thô của nước ta từ năm 2000 đến năm 2005 ( đơn vị: nghìn tấn)
Năm
2000
2002
2003
2004
2005
Sản lượng
16291
16863
17700
20051
18519
Nguồn niên giám thống kê năm 2005
Dựa vào bảng số liệu trên hãy:
a/ Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng khai thác dầu thô của nước ta từ năm 2000 đến năm 2005.
b/ Qua biểu đồ rút ra nhận xét và giải thích.
Câu 3: (2đ) Dựa vào Át lát Địa Lý Việt Nam và kiến thức đã học, hãy:
- Kể tên các lọai cây công nghiệp ở Đông Nam Bộ.
- Trình bày và giải thích tình hình sản xuất và phân bố cây cao su ở Đông Nam Bộ.
Câu 4: (3đ) So sánh sự khác nhau trong phòng chống lũ ở Đồng Bằng Sông Hồng và Đồng
Bằng Sông Cửu Long ; nhũng biện pháp cụ thể nhằm sống chung với lũ ở Đồng Bằng Sông
Cửu Long như thế nào?
--------Hết--------
1
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 1 CHỌN HS GIỎI ĐỊA 9
Câu 1: (2,5đ)
* Vị trí nước CHXHCN VIỆT NAM :
+ Phần đất liền:
-Tọa độ: 80 34’B 230 23’B, 1020 10’Đ 1090 24’Đ
(0,25đ)
- Tiếp giáp: Trung Quốc (bắc), Lào và Campuchia (tây), biển Đông (nam và đông) (0,25đ)
+ Phần biển: biển Việt Nam là 1 bộ phận của biển, rộng 1 triệu km2 nằm phía đơng và nam
phần đất liền…
( 0,25đ)
+ Vùng trời: khoảng không gian bao trùm phần đất liền và biển
(0,25đ)
* Ảnh hưởng đến kinh tế- xã hội:
+ Những thuận lợi:
- Vị trí nội chí tuyến, nằm trong khu vực gió mùa điều kiện tốt cho sinh vật phát triển quanh
năm, tốc độ tăng trưởng nhanh.
(0,25đ)
- Vị trí trung tâm đông nam á, giáp biển là cầu nối các nước đông nam á đất liền với các nước
đông nam á hải đảo là điều kiện phát triển kinh tế biển, giao lưu khu vực và thế giới. (0,25đ)
- Điều kiện tiếp xúc giao thoa giữa dân bản địa và dân cư các nước lân cận tạo sự đa dạng
trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
(0,25đ)
- Việt Nam nằm trong khu vực có họat đợng kinh tế sơi động, cuốn hút nền kinh tế nước ta
đẩy mạnh cạnh tranh, hợp tác, phát triển.
(0,25đ)
+ Những khó khăn:
- Thường xuyên phải đối phó thiên tai ( bão,lũ…), dịch bệnh ….
(0,25đ)
- Phải có sự cạnh tranh quyết liệt trong phát triển kinh tế, sự phá họai nhiều mặt của các lực
lượng thù địch đối với Việt Nam.
(0,25đ)
Câu 2: ( 2,5đ)
a/ Vẽ biểu đồ: hình cột - có 5 cột
(1đ)
- Trục tung: đơn vị nghìn tấn ( hoặc đổi thành triệu tấn )
- Trục hồnh: các năm khoảng cách khơng đều nhau
- Trên các cột ghi số liệu, tên biểu đồ
b/ Nhận xét và giải thích:
- Từ năm 2000 đến năm 2005 sản lượng dầu thơ của nước ta tăng 2228 nghìn tấn ( 1,1
lần) do nước ta có trữ lượng dầu khí lớn ở thềm lục địa phía nam, là mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của nước ta.
(1đ)
- Sản lượng dầu thô không ổn định: từ năm 2004 2005 sản lượng giảm 1532 nghìn
tấn (1,08 lần) do biến động của thị trường xuất khẩu dầu khí…
(0,5đ)
Câu 3: (2đ)
+ Cây cơng nghiệp: Cà phê, cao su, chè, hồ tiêu, điều, mía, lạc, đậu tương.
(0,5đ)
( nếu hs nêu tên cây lương thực, ăn quả… khơng trừ điểm ).
+ Tình hình sản xuất và phân bố cây cao su:
- Cây cao su chiếm diện tích và sản lượng lớn ở đơng nam bộ và dẫn đầu cả nước: chiếm
65,6% diện tích và 78,9% sản lượng cả nước
(0,5đ)
- Cây cao su được trồng nhiều ở các tỉnh Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai … (0,5đ)
+ Giải thích: vì đơng nam bộ có địa hình bán bình ngun thấp, lượn sóng, khơng có gió
mạnh (cây cao su khơng ưa gió mạnh), diện tích đất ba dan, đất xám lớn, khí hậu cận xích
đạo chia 2 mùa mưa, khô rõ rệt ( hs nêu 2 ý trên vẫn đạt điểm tối đa)
(0,5đ)
Câu 4: (3đ) Sự khác nhau trong phòng chống lũ ở ĐBSH và ĐBSCL:( 1,5đ)
Đồng bằng sông Hồng
- Xây dựng hệ thống đê sông, đê biển lớn ngăn lũ
- Tiêu lũ ra các sông nhánh thốt ra biển Đơng
- Phát triển rừng đầu nguồn
Đồng bằng sông Cửu Long
- Xây dựng đê bao khu vực nhỏ
- Tiêu lũ ra biển tây
- Chủ động “sống chung với lũ”
2
- Xây dựng các đập thủy điện, hồ chứa nước nhằm điều
tiết lượng nước chảy các sông phụ đổ vào sơng chính
+ Những biện pháp nhằm sống chung với lũ ở ĐBSCL: ( 1,5đ)
- Chủ động sẳn sàng vật tư,phương tiện, lương thực thực phẩm,thuốc men trước mùa lũ.(0,5đ)
- Xây dựng cơ cấu kinh tế, nếp sống phù hợp môi trường sinh thái ngập lũ theo mùa: các khu
dân cư an toàn, nhà trên cọc, nhà bè…
(0,5đ)
- Phối hợp các nước khu vực sông Mê Công nhằm dự báo kịp thời, chính xác về thủy chế
sơng, xây dựng các cơng trình thốt lũ nhanh.
(0,5đ)
Lưu ý:
- Những nội dung trên có tính chất gợi ý , giám khảo vận dụng cho điểm phù hợp theo trình độ hs,
nhưng khơng q số điểm qui định của mỗi câu.
- Cần chú trọng trình độ lập luận và lý giải của hs để cho điểm
3
PHÒNG GD& ĐT CHÂU THÀNH
TRƯỜNG THCS TIÊN THỦY
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
MÔN ĐỊA LÝ
Thời gian: 150 phút ( khơng kể phát đề)
-----------------------------------------
ĐÊ 2 :
Câu 1:( 2đ) Trình bày cơ cấu, điều kiện phát triển và phân bố ngành công nghiệp chế biến
lương thực thực phẩm?
Câu 2:(2,5đ) Phân tích các điều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành thủy sản nước
ta.
Câu 3: (2,5đ) Dựa vào Atlat địa lý Việt Nam và kiến thức đã học hãy trình bày những thuận
lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên đối với việc sản xuất cây lúa ở
đồng bằng sông Hồng.
Câu 4: (3đ) Bảng: Tổng sản phẩm tỉnh Bến Tre phân theo ngành kinh tế 1995- 2005
( đơn vị triệu đồng)
Ngành
\
Năm
1995
2000
2005
Nông- lâm nghiệp- ngư nghiệp
2406,8
3665,7
4465,3
Công nghiệp – Xây dựng
391,3
655,2
1036,1
Dịch vụ
630,3
1096,2
1633,1
Dựa vào bảng trên và kiến thức đã học:
a/ Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu tổng sản phẩm tỉnh Bến Tre phân theo ngành kinh tế 19952005.
b/ Nhận xét và giải thích về cơ cấu kinh tế tỉnh Bến Tre.
------- Hết--------
4
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ 2 CHỌN HS G ĐỊA LÝ 9Câu 1: (2đ)
+ Cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm gồm: (0,75đ)
- Các ngành chế biến sản phẩm trồng trọt: xay xát gạo, chế biến cà phê, sản xuất
đường, bia, rượu, bánh kẹo…
- Các ngành chế biến sản phẩm chăn nuôi (thịt, sữa,…), thực phẩm đông lạnh, đồ hộp…
- Chế biến thủy sản ( làm nước mắm, sấy khô, …)
+ Điều kiện phát triển: ( 0,75đ)
- Có nguồn nguyên liệu dồi dào, phong phú tại chỗ như: Lúa gạo, cà phê, cá thịt, mía, dừa…
- Nguồn lao động dồi dào, giá nhân công rẻ …
- Thị trường mở rộng …..
+ Ngành CN chế biến lương thực thực phẩm phân bố rộng khắp cả nước, nhất là các thành phố, thị xã,
giá trị sản xuất chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu sản xuất CN. (0,5đ)
Câu 2: (2,5đ) Các đìều kiện ảnh hưởng đến sự phát triển ngành thủy sản nước ta:
+ Điều kiện tự nhiên: (1đ)
- Nước ta có diện tích biển rộng lớn, nhiều đảo, quần đảo, biển nhiệt đới ấm, giàu hải sản ….
- Biển Việt Nam là nơi giao nhau của các dòng hải lưu, có 4 ngư trường lớn (….)
- Dọc bờ biển có nhiều dải rừng ngập mặn, nhiều vũng vịnh …thuận lợi nuôi trồng, khai thác thủy
sản nước lợ, nước mặn.
- Hệ thống sơng ngịi kênh rạch dày đặc….thuận lợi cho thủy sản nước ngọt.
+ Điều kiện xã hội: (1đ)
- Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản.
- CN chế biến ngày càng phát triển rộng khắp, trang bị hiện đại,….
- Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển cho ngành thủy sản.
- Thị trường mở rộng : Tây Âu, Bắc Mỹ….
+ Hạn chế: (0,5đ)
- Thời tiết khí hậu thất thường ( thiên tai …..)
- CN chế biến thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng nhu cầu…
- Vốn đầu tư đánh bắt xa bờ còn hạn chế.
- Thị trường, giá cả kém ổn định…
Câu 3: (2,5đ)
+ Thuận lợi: (1,5đ)
- Địa hình đồng bằng châu thổ, có độ cao thấp (0,25đ)
- Khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, lượng mưa lớn (0,5đ)
- Nguồn nước phong phú (s Hồng- s Thái Bình), hàm lượng phù sa lớn (0,5đ)
- Diện tích đất phù sa màu mỡ ( trong đê) thích hợp cây lúa (0,25đ)
+ Khó khăn: (1đ)
- Địa hình có nhiều ơ trủng do hệ thống đê nên dễ bị ngập nướcvào mùa mưa (0,25đ)
- Thời tiết thay đổi thất thường (có mùa đông lạnh) (0,25đ)
- Lũ sông Hồng thất thường ( 0,25đ)
- Diện tích đất canh tác bị thu hẹp, dễ bị bạc màu nếu không chú ý cải tạo (0,25đ)
Câu 4: (3đ)
a/ Vẽ biểu đồ: (2đ)
+ Tính % các ngành- năm: (0,5đ)
5
Ngành
\
Năm
1995
2000
2005
Nông- lâm nghiệp- ngư nghiệp
70,2
67,6
62,5
Công nghiệp – Xây dựng
11,4
17,8
14,5
Dịch vụ
18,4
14,6
23,0
+ Vẽ biểu đồ: (1đ) gồm 3 hình trịn, ghi đủ số liệu %, bảng chú giải, tên biểu đồ, ký hiệu các ngành
( hs thiếu phần nào trừ phần đó ít nhất trừ 0,25đ/ phần thiếu)
b/ Nhận xét và giải thích: (1,5đ)
- Nơng, lâm, ngư nghiệp: tăng 2058,5 triệu đồng, nhưng tỉ trọng giảm 7,7% , Tuy nhiên ngành này
vẫn giữ vai trò chủ yếu trong nền kinh tế của Bến Tre do đất đai rộng , màu mỡ, nguồn nước
phong phú, khí hậu cận xích đạo nóng ẩm mưa nhiều, …(0,5đ)
- CN –XD tăng 644,8 triệu đồng- tỉ trọng tăng 3,1% nhưng vẫn còn nhỏ bé do điều kiện sơng ngịi
cách trở, mức độ thu hút đầu tư chưa cao. (0,5đ)
- Dịch vụ có giảm sút những năm 2000, nhưng vẫn tăng 1002,8 triệu đồng, tỉ trọng tăng 4,6% thể
hiện sự hòa nhập của kinh tế BT vào cơ chế kinh tế thị trường. (0,25đ)
- Cơ cấu kinh tế Bến Tre đang có sự chuyển dịch theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa.
(0,25đ)
Lưu ý:
- Những nội dung trên có tính chất gợi ý , giám khảo vận dụng cho điểm phù hợp theo trình độ hs,
nhưng khơng q số điểm qui định của mỗi câu.
- Cần chú trọng trình độ lập luận và lý giải của hs để cho điểm
6