Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TRONG VIỆC CẤP TÍN DỤNG CHO NỀN KINH TẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.06 KB, 17 trang )

VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN TRONG VIỆC CẤP TÍN DỤNG
CHO NỀN KINH TẾ.
1) Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán ngân hàng.
1.1)Khái niệm.
Kế toán ngân hàng là khoa học và cũng là nghệ thuật ghi chép, phân loại, tổng
hợp và giải thích các nghiệp vụ tác động đến tình hình tài chính của các ngân hàng
bằng thước đo tiền tệ nhằm cung cấp thông tin về tình hình và kết quả hoạt động
của ngân hàng, làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh tế liên quan đến mục tiêu
quản lý kinh doanh và đánh giá hoạt động của ngân hàng.
1.2)Vai trò.
Kế toán là công cụ quan trọng để quản lý nền kinh tế vì nó có tác dụng to lớn
trong việc kiểm tra thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch, việc sử dụng vốn tiền tệ, bảo vệ
an toàn tài sản, củng cố và tăng cường chế độ hạch toán kinh tế.
Kế toán ngân hàng là một bộ phận trong hệ thống kế toán của nền kinh tế nên
nó cũng phát huy vai trò của kế toán nói chung. Tuy nhiên, xuất phát từ những đặc
điểm của hoạt động ngân hàng nên vai trò của kế toán ngân hàng có khác với vai
trò của các ngành khác.
+ Cung cấp thông tin tổng hợp để phục vụ quản lý nền kinh tế: kế toán ngân
hàng có quan hệ mật thiết với hoạt động của nền kinh tế. Mọi hoạt động về kinh tế,
tài chính của doanh nghiệp đều được phản ánh thông qua các tài khoản mở tại ngân
hàng. Vì vậy số liệu ghi chép của kế toán vừa phản ánh được hoạt động nghiệp vụ
của ngành, vừa phản ánh được hoạt động của các ngành khác về tình hình kinh tế,
tài chính, sự biến động của vật tư, lao động, tiền vốn,thu nhập, chi phí, lợi
nhuận...từ đó các đơn vị có đầy đủ thông tin để ra quyết định điều hành kịp thời,
góp phần nâng cao chất lượng hiệu quẩn xuất kinh doanh. Mặt khác, các cơ quan
quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tài chính, kế toán, thống kê cũng cần được cung
cấp thông tin kế toán ngân hàng để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch, xây dựng chế
độ quản lý tài chính. Do khái niệm phản ánh một cách tổng hợp nên kế toán ngân
hàng đã giúp Đảng và Nhà nước nắm được tình hình hoạt động của nền kinh tế, từ
đó đề ra được phương hướng phát triển nền kinh tế một cách sát thực và đúng đắn.
+ Bảo vệ an toàn tài sản: bảo vệ tài sản là trách nhiệm chung của kế toán bất


kỳ ngành nào, song kế toán ngân hàng có vai trò quan trọng hơn vì ngoại việc bảo
vệ an toàn tài sản của bản thân ngân hàng còn phải bảo vệ tài sản của Nhà nước,
của khách hàng gửi tại ngân hàng. Do đó, kế toán ngân hàng phải ghi chép, kiểm
soát một cách chặt chẽ mọi loại tài sản để tránh mất mát, thiếu hụt về mặt số lượng
và nâng cao hiệu quả mọi tài sản trong quá trình sử dụng.
+ Đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, quản trị ngân hàng: kế toán được tiến
hành trên cơ sở hoạt động của các mặt nghiệp vụ như: nghiệp vụ tiền tệ, tín dụng,
thanh toán...do vậy số liệu của kế toán đã phản ánh được kết quả các mặt hoạt động
nghiệp vụ của từng đơn vị cũng như của toàn ngành ngân hàng. Qua hệ thống số
liệu này có thể chỉ ra những kết quả đạt được cũng như những tồn tại trong quá
trình hoạt động, từ đó các nhà lãnh đạo sử dụng nó như là một công cụ hữu hiệu để
chỉ đạo, điều hành, quản trị ngân hàng có hiệu quả.
Như vậy, vai trò to lớn của kế toán ngân hàng là không thể phủ nhận được.
Thông qua các hoạt động của mình, kế toán ngân hàng giúp cho các giao dịch
trong nền kinh tế được tiến hành một cách nhanh chóng, chính xác, kịp thời hơn.
Những số liệu so kế toán ngân hàng cung cấp là những chỉ tiêu thông tin kinh tế
quan trọng giúp cho việc chỉ đạo điều hành hoạt động kinh doanh của ngân hàng
cũng như làm căn cứ cho việc hoạch định, thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và
chỉ đạo toàn bộ hạot đọng của nền kinh tế, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt
động kinh doanh của ngân hàng nói riêng và của nền kinh tế nói chung.
1.3)Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng.
Để phát huy đầy đủ vai trò của mình, kế toán ngân hàng phải thực hiện được
các nhiệm vụ chính sau đây:
+Kế toán ngân hàng phải ghi nhận, phản ánh chính xác, đầy đủ, kịp thời mọi
nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngân hàng về các hoạt động : hoạt động nguồn
vốn, sử dụng vốn và các dịch vụ ngân hàng khác theo đúng pháp lệnh kế toán
thống kê của Nhà nước và các thể lệ chế độ kế toán ngân hàng quy định. Trên cơ
sở đó để bảo vệ an toàn tài sản của bản thân ngân hàng cũng như tài sản của toàn
xã hộ bảo quản tại ngân hàng.
+Kế toán ngân hàng phải phân loại nghiệp vụ, tổng hợp số liệu theo đúng

phương pháp kế toán và theo những chỉ tiêu nhất định nhằm cung cấp thông tin
một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời nhất để phục vụ cho việc chỉ đạo, lãnh đạo
hoạt động kinh doanh ngân hàng và thực thi các chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà
nước.
+Kế toán ngân hang giám phải giám sát quá trình sử dụng tài sản (vốn) nhằm
nâng cao hiệu quả sử dụng các loại tài sản thông qua kiểm soát trước (tiền kiểm)
các nghiệp vụ bên nợ và nghiệp vụ bên có của bảng tổng kết tài sản ở từng đơn vị
ngân hàng cũng như toàn hệ thống. Từ đó góp phần tăng cường kỷ luật tài chính,
củng cố chế độ hạch toán kế toán của ngân hàng cũng như của nền kinh tế.
+Kế toán ngân hàng phải có trách nhiệm tổ chức tốt công tác kế toán nói
chung và kế toán tài chính nòi riêng ở từng đơn vị cũng như toàn hệ thống. Đồng
thời, kế toán ngân hàng phải tổ chức giao dịch, phục vụ khách hàng một cách khoa
học, văn minh, lịch sự, giúp khách hàng nắm được những nội dung cơ bản của kỹ
thuật nghiệp vụ ngân hàng nói chung và kỹ thuật nghiệp vụ kế toán nói riêng, góp
phần thực hiện chiến lược khách hàng của ngân hàng.
2/Khái niệm, vai trò và nhiệm vụ của kế toán cho vay.
Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng thương mại để tạo
ra lợi nhuận. Chỉ có lãi suất thu được từ cho vay mới bù nổi chi phí tiền gửi, chi
phí dự trữ, chi phí quản lý kinh doanh và chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại
và các chi phí rủi ro đầu tư. Tuy nhiên, cho vay của ngân hàng thương mại là một
lĩnh vực phức tạp và thường xuyên cập nhật theo những biến chuyển của môi
trường kinh tế. Vì thế, việc theo dõi, quản lý, phân tích sô liệu tài chính- kế toán có
liên quan đến nghiệp vụ cho vay góp phần quan trọng cho chính sách tín dụng của
ngân hàng.
Kế toán cho vay giữ vị trí quan trọng trong toàn bộ nghiệp vụ kế toán của
ngân hàng vì kế toán cho vay tham gia trực tiếp vào quá trình vay vốn, mà đây là
nghiệp vụ cơ bản trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
2.1)Khái niệm.
Kế toán cho vay là công việc ghi chép, phản ánh một cách đầy đủ, chính xác
các khoản cho vay, thu nợ, theo dõi dư nợ thuộc nghiệp vụ tín dụng của ngân hàng,

trên cơ sở đó cung cấp thông tin phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý tín dụng đạt kết
quả cao à bảo vệ an toàn tài sản của ngân hàng.
2.2)Vai trò của kế toán cho vay.
Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và đối với nghiệp vụ tín
dụng nói riêng thì kế toán cho vay có vai trò rất quan trọng, thể hiện là:
+Kế toán cho vay cung cấp cho ngân hàng và các doanh nghiệp, tổ chức kinh
tế và các cá nhân có quan hệ tín dụng với ngân hàng những thông tin có liên quan
đến quá trình cho vay, thu nợ, thu lãi, thời hạn hoàn trả...một cách kịp thời, chính
xác. Qua đó giúp cho lãnh đạo ngan hàng nắm được tình hình cho vay, dư nợ, doanh
số cho vay, thu nợ, thu lãi, và tình hình nợ quá hạn...từ đó có biện pháp xử lý, chỉ đạo
điều hành cho phù hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra: an toàn, lợi nhuận và lành
mạnh trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
+Kế toán cho vay phản ánh tình hình đầu tư vốn vào các ngành kinh tế đồng
thời tạo điều kiện cho các tổ chức kinh tế có đủ vốn để sản xuất kinh doanh và mở
rộng giao lưu hàng hoá. Thông qua kế toán cho vay ngân hàng có thể biết được
phạm vi hoạt động, phương hướng đầu tư của các nhà đầu tư, theo dõi được hiệu
quả sử dụng vốn vay của những nhà đầu tư...để từ đó có chiến lược đầu tư phù hợp,
hiệu quả. Đồng thời, bạn hàng của doanh nghiệp đánh giá được tình hình tài chính
cũng như khả năng hấp thụ vốn vay của doanh nghiệp, hiệu quả sử dụng vốn, vòng
quay vốn của các doanh nghiệp để từ đó đánh giá xu thế vận động của các doanh
nghiệp để trên cơ sở đó đề ra những chính sách phù hợp.
+Kế toán cho vay là công cụ để đảm bảo an toàn vốn vay của ngân hàng,
đồng thời hạn chế rủi ro góp phần ổn định thu nhập của ngân hàng.
+Thông qua nghiệp vụ kế toán cho vay, ngân hàng đã đưa ra một khối lượng
vốn lớn ra lưu thông phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, luân chuyển hàng
hoá cho toàn bộ nền kinh tế, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới và phát triển nền kinh tế
của đất nước.
+Kế toán cho vay phục vụ đắc lực trong việc chỉ đạo chấp hành chính sách tín
dụng tiền tệ của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, với cơ chế tín
dụng như hiện nay. Ngân hàng là cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ tổ chức

thực hiện chính sách tiện tệ, ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất đối với các thành
phần có vốn hoạt động, phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh kịp thời. Thực
hiện tốt công tác kế toán cho vay, làm tham mưu đắc lực cho công tác tín dụng để
tín dụng thực sự trở thành đòn bẩy kinh tế cũng như giám đốc bằng đồng tiền đối
với toàn bộ hoạt động trong nền kinh tế quốc dân.
Như vậy, xuất phát từ vị trí quan trọng của kế toán cho vay, kế toán cho vay
sử dụng các phương thức cho vay, loại cho vay, thời hạn vay...đều liên quan đến
việc mở tài khoản cho vay thích ứng với từng khách hàng. Kế toán cho vay không
những quan trọng đối với công tác tín dụng mà còn có quan hệ mật thiết với các
hoạt động khác của ngân hàng. Vì vậy, để đáp ứng nhu cầu tín dụng trong giai
đoạn hiện nay thì kế toán cho vay là nghiệp vụ không thể thiếu được của nghiệp vụ
kế toán Ngân hàng thương mại.
2.3)Nhiệm vụ của kế toán cho vay.
Để phát huy đầy đủ vai trò của mình, kế toán cho vay cần phải thực hiện tốt
các nhiệm vụ sau đây:
+Kế toán cho vay phải xác lập các hồ sơ, chứng từ cho vay một cách hợp
pháp hợp lệ. Kiểm soát để đảm bảo tính hợp lệ của chứng từ kế toán cho vay, để
đảm bảo các khoản cho vay ra có khả năng thu hồi ngay từ khâu phát tiền vay.
Giám sát tình hình cho vay và thu nợ chặt chẽ, từ đó phản ánh vào sổ sách thích
hợp tình hình cho vay và thu nợ, qua đó giúp cho lãnh đạo ngân hàng có kế hoạch
và phương hướng đầu tư tín dụng ngày càng có hiệu quả.
+Tổ chức ghi chép, phản ánh kịp thời, đầy đủ, chính xác các số liệu cho vay
để đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh cho các đơn vị, tổ chức kinh tế và cá nhân, tạo
điều kiện tăng nhanh vòng quay của vốn tín dụng. Mặt khác, cần theo dõi chặt chẽ
kỳ hạn nợ để hạch toán thu nợ, thu lãi hoặc chuyển nợ quá hạn kịp thời đảm bảo an
toàn tài sản và nâng cao hiệu quả tín dụng, từ đó đảm bảo quyền lợi cho khách
hàng và quyền lợi chính đáng của ngân hàng.
+)Quản lý hồ sơ, chứng từ cho vay chặt chẽ, khoa học để đảm bảo thu hồi nợ
kịp thời nhằm bảo vệ an toàn tài sản cho ngân hàng. Bởi vì, ngân hàng đầu tư một
khối lượng vốn tín dụng lớn vào các ngành kinh tế, do đó để theo dõi chặt chẽ kế

toán cho vay phải kiểm soát chặt chẽ, kỹ lưỡng các chứng từ có liên quan đến cho
vay, thu nợ nhằm hạch toán kịp thời, đầy đủ tránh thất thoát vốn của ngân hàng.

×