Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Nghiên cứu công nghệ OFDM và ứng dụng trong wimax

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.24 MB, 94 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
---------------------------------------

TRƯƠNG QUYỀN ANH

NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ OFDM VÀ ỨNG DỤNG
TRONG WIMAX
Chuyên ngành: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGÀNH: ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN VĂN KHANG
Hà Nội - 2012


Luận văn tốt nghiệp

Lời cam đoan

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đồ án này là kết quả tìm hiểu của bản thân em, khơng giống hồn
tồn với bất kỳ đề tài nào đã có trước. Mọi tài liệu liên quan được liệt kê trong mục tài
liệu tham khảo.
Hà Nội, tháng 03 năm 2012
Học viên thực hiện


TRƯƠNG QUYỀN ANH

Trương Quyền Anh

i1

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Mục lục nội dung

MỤC LỤC NỘI DUNG
Lời giới thiệu
Danh mục các thuật ngữ và viết tắt tiếng Anh
Danh mục các bảng
Danh mục các hình vẽ, đồ thị
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ WIMAX ........................ Trang 1
1.1 Giới thiệu về WiMAX ............................................................................ Trang 1
1.2 Mơ hình hệ thống .................................................................................... Trang 2
1.3 Các ưu nhược điểm của WiMAX ........................................................... Trang 4
1.3.1 Một số ưu điểm chính của cơng nghệ WiMAX ................................... Trang 4
1.3.2 Một số nhược điểm của công nghệ WiMAX ....................................... Trang 6
1.4 Cấu trúc của WiMAX ............................................................................. Trang 7
1.4.1 Các đặc tính của lớp vật lý (PHY) ....................................................... Trang 7
1.4.2 Các đặc tính của lớp truy nhập (MAC) ................................................ Trang 9
1.5 So sánh WiMAX với WiFi ..................................................................... Trang 10
1.6 Các dải tần áp dụng ................................................................................. Trang 11
1.6.1 Các dải tần cấp phép 11-66 GHz ......................................................... Trang 11

1.6.2 Các dải tần cấp phép dưới 11 GHz ...................................................... Trang 11
1.6.3 Các dải tần được miễn cấp phép dưới 11 GHz (chủ yếu từ 5-6 GHz)..Trang 12
1.7 Ứng dụng của WiMAX ........................................................................... Trang 12
1.7.1 Các mạng riêng .................................................................................... Trang 12
1.7.2 Các mạng công cộng ............................................................................ Trang 17
CHƯƠNG 2 KỸ THUẬT ĐIỀU CHẾ OFDM ......................................... Trang 21
2.1 Giới thiệu kỹ thuật điều chế OFDM ....................................................... Trang 21
2.1.1 Khái niệm ............................................................................................. Trang 21
2.1.2 Lịch sử phát triển ................................................................................. Trang 23
2.1.3 Các ưu nhược điểm của kỹ thuyật OFDM ........................................... Trang 23
2.2 Nguyên lý điều chế OFDM ..................................................................... Trang 24
2.2.1 Sự trực giao của hai tín hiệu ................................................................ Trang 24

Trương Quyền Anh

i1

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Mục lục nội dung

2.2.2 Sơ đồ điều chế ...................................................................................... Trang 25
2.2.3 Thực hiện điều chế bằng thuật toán IFFT ............................................ Trang 26
2.2.4 Chuỗi bảo vệ trong hệ thống OFDM ................................................... Trang 27
2.2.5 Phép nhân với xung cơ bản .................................................................. Trang 29
2.3 Nguyên lý giải điều chế OFDM .............................................................. Trang 29
2.3.1 Truyền dẫn phân tập đa đường ............................................................. Trang 29

2.3.2 Nguyên tắc giải điều chế ...................................................................... Trang 30
2.4 Ứng dụng và hướng phát triển của kỹ thuật điều chế OFDM ................. Trang 32
2.4.1 Hệ thống DRM ..................................................................................... Trang 32
2.4.2 Các hệ thống DVB ............................................................................... Trang 33
CHƯƠNG 3 KỸ THUẬT OFDMA TRONG WIMAX ............................ Trang 39
3.1 Giới thiệu kỹ thuật OFDMA ................................................................... Trang 39
3.2 Đặc điểm ................................................................................................. Trang 39
3.3 OFDMA nhảy tần .................................................................................... Trang 41
3.4 Hệ thống OFDMA................................................................................... Trang 42
3.4.1 Chèn chuỗi dẫn đường ở miền tần số và miền thời gian...................... Trang 46
3.4.2 Điều chế thích nghi .............................................................................. Trang 47
3.4.3 Các kỹ thuật sửa lỗi .............................................................................. Trang 48
3.5 Điều khiển cơng suất ............................................................................... Trang 54
CHƯƠNG 4 CHƯƠNG TRÌNH MƠ PHỎNG HỆ THỐNG OFDM ..... Trang 55
4.1 Mơ phỏng hệ thống OFDM bằng simulink ............................................. Trang 55
4.2 Một số lưu đồ thuật tốn của chương trình ............................................. Trang 59
4.2.1 Lưu đồ mô phỏng kênh truyền ............................................................. Trang 59
4.2.2 Lưu đồ mơ phỏng thu phát tín hiệu OFDM ......................................... Trang 60
4.2.3 Lưu đồ mơ phỏng thu phát tín hiệu QAM ........................................... Trang 61
4.2.4 Lưu đồ mơ phỏng thuật tốn tính BER ................................................ Trang 63
4.3 So sánh tín hiệu QAM và OFDM ........................................................... Trang 64
Kết luận và hướng phát triển của đề tài
Tài liệu tham khảo
Phần phụ lục

Trương Quyền Anh

i2

Lớp ĐTVT1 – CH2009



Luận văn tốt nghiệp

Danh mục các thuật ngữ và viết tắt tiếng Anh

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VÀ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

ADSL

Asymmetric Digital Subcriber Line

AWGN

Addictive White Gausse Noise

BER

Bit error Rate

BCH

Bose-Chaudhuri-Hocquenghem

BPSK

Binary phase shift keying

BWA


Broadband Wireless Access

BS

Base Station

CIR

Channel Impulse Response

CTR

Channel Transfer Function

CP

Cyclic Prefix

CDMA

Code Division Multiple Access

DRM

Digital Radio Mondiale

DVB-H

Digital Video Brocasting-Handheld


DVB-T

Digital Video Broadcasting-Terrestrial

DSL

Digital Subcriber Line

FFT

fast fourrier transform

FDD

Frequency Division Deplex

GI

Guard Interval

ISI

Inter symbol Interfearence

ICI

Inter Channel Interfearence

IFFT


Inverse fast fourrier transform

LOS

Line of sight

LDPC

Low-Density-Parity-Check

MIMO

Multiple Input Multiple Output

NLOS

Non line of sight

OFDM

Orthogonal Frequency Division Multiplexing

Trương Quyền Anh

i3

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp


Danh mục các thuật ngữ và viết tắt tiếng Anh

OFDMA

Orthogonal Frequency Division Multiplexing Access

QPSK

Quadrature phase shift keying

QAM

Quadrature Amplitude Modulation

QoS

Quality of Service

S-OFDMA

Scalable Orthogonal Frequency Division Multiplex access

SER

Symbol Error Rate

SC

Single Carrier


Tc

Channel coherence time

TDD

Time Division Duplex

WiMAX

Worldwide Interoperability for Microwave Access

WLAN

Wireless Local Area Network

WMAN

Wireless Metropolitan Area Network

BTS

Base Transceiver Station

Trương Quyền Anh

i4

Lớp ĐTVT1 – CH2009



Luận văn tốt nghiệp

Danh mục bảng biểu

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Đặc tính của các giao diện vơ tuyến .............................................. Trang 12
Bảng 2.1 So sánh giữa DVB-T và DVB-H ..................................................... Trang 38

Trương Quyền Anh

i5

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Danh mục hình vẽ, đồ thị

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 Mơ hình hệ thống WiMAX ............................................................ Trang 2
Hình 1.2 Miền Fresnel trong trường hợp LOS ............................................... Trang 3
Hình 1.3 Truyền sóng trong trường hợp NLOS ............................................. Trang 4
Hình 1.4 Phân lớp của WiMAX so với mơ hình OSI.................................... Trang 9
Hình 1.5 Minh hoạ chuyển về nhà cung cấp dịch vụ ................................... Trang 13
Hình 1.6 Minh hoạ về mạng giáo dục ........................................................... Trang 14
Hình 1.7 Minh hoạ về mạng an ninh công cộng ........................................... Trang 16
Hình 1.8 Minh hoạ về mạng liên lạc xa bờ ................................................... Trang 17

Hình 1.9 Minh hoạ về mạng WiMAX của nhà cung cấp dịch vụ ................. Trang 18
Hình 1.10 Minh hoạ về mạng WiMAX cho kết nối ở vùng nông thơn......... Trang 19
Hình 2.1: So sánh giữa FDMA và OFDM ..................................................... Trang 21
Hình 2.2 Tín hiệu và phổ OFDM ................................................................... Trang 22
Hình 2.3 Tích của hai vectơ vng góc ............................................. .......... Trang 25
Hình 2.4 Bộ điều chế OFDM ........................................................................ Trang 25
Hình 2.5 Chuỗi bảo vệ GI............................................................................. Trang 27
Hình 2.6 Tác dụng của chuỗi bảo vệ ............................................................. Trang 28
Hình 2.7 Xung cơ bản................................................................................... Trang 29
Hình 2.8 Mơ hình kênh truyền ..................................................................... Trang 30
Hình 2.9 Bộ thu tín hiệu OFDM .................................................................... Trang 30
Hình 2.10 Tách chuỗi bảo vệ ......................................................................... Trang 31
Hình 2.11 Hệ thống DRM ............................................................................. Trang 33
Hình 2.12 Sơ đồ khối bộ DVB-T .................................................................. Trang 34
Hình 2.13 Sơ đồ thu của DVB-H ................................................................... Trang 35
Hình 3.1 ODFM và OFDMA ......................................................................... Trang 40
Hình 3.2 Ví dụ của biểu đồ tần số, thời gian với OFDMA ........................... Trang 40

Trương Quyền Anh

i6

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Danh mục hình vẽ, đồ thị

Hình 3.3 Biểu đồ tần số thời gian với 3 người dùng nhảy tần a, b, c đều có 1 bước

nhảy với 4 khe thời gian .................................................................................. Trang 41
Hình 3.4 6 mẫu nhảy tần trực giao với 6 tần số nhảy khác nhau .................. Trang 42
Hình 3.5: Tổng quan hệ thống sử dụng OFDMA ........................................ Trang 42
Hình 3.6 Mẫu tín hiệu dẫn đường trong OFDMA......................................... Trang 43
Hình 3.7 OFDMA downlink.......................................................................... Trang 44
Hình 3.8 Cấu trúc cụm trong OFDMA downlink .......................................... Trang 44
Hình 3.9 OFDMA uplink ............................................................................... Trang 45
Hình 3.10 Cấu trúc cụm trong OFDMA uplink ............................................. Trang 45
Hình 3.11 Chèn chuỗi dẫn đường trong miền tần số và thời gian .................. Trang 46
Hình 3.12 Điều chế thích nghi ...................................................................... Trang 48
Hình 3.13

Ví dụ về một ma trận mã LDP ................................................... Trang 50

Hình 3.14 Sơ đồ tạo mã RS .......................................................................... Trang 52
Hình 3.15 Sơ đồ syndrome thu của RS ........................................................ Trang 53
Hình 4.1 Sơ đồ khối bộ phát và thu tín hiệu OFDM ...................................... Trang 55
Hình 4.2 Phổ tín hiệu OFDM truyền .............................................................. Trang 56
Hình 4.3 Phổ tín hiệu OFDM nhận ................................................................ Trang 56
Hình 4.4 Dạng sóng tín hiệu OFDM truyền .................................................. Trang 57
Hình 4.5 Dạng sóng tín hiệu OFDM nhận .................................................... Trang 57
Hình 4.5 Dạng sóng tín hiệu OFDM nhận .................................................... Trang 57
Hình 4.7 Chịm sao QPSK sau CE ................................................................ Trang 57
Hình 4.8 Lưu đồ mơ phỏng kênh truyền ...................................................... Trang 59
Hình 4.9 Lưu đồ mô phỏng phát ký tự OFDM.............................................. Trang 60
Hình 4.10 Lưu đồ mơ phỏng thu ký tự OFDM ............................................. Trang 60
Hình 4.11 Lưu đồ mơ phỏng phát tín hiệu QAM .......................................... Trang 61
Hình 4.12 Lưu đồ mơ phỏng thu tín hiệu QAM ............................................ Trang 62
Hình 4.13 Lưu đồ mơ phỏng thuật tốn tính BER ........................................ Trang 63


Trương Quyền Anh

i7

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Danh mục hình vẽ, đồ thị

Hình 4.14 Tín hiệu QAM và OFDM phát ở miền tần số .............................. Trang 64
Hinh 4.15 Tín hiệu QAM và OFDM thu ở miền tần số ............................... Trang 64
Hình 4.16 So sánh tín hiệu âm thanh được điều chế bằng phương thức
QAM và OFDM ............................................................................................. Trang 65

Trương Quyền Anh

i8

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Lời Giới Thiệu

LỜI GIỚI THIỆU
Sự ra đời của chuẩn 802.16 cho mạng WiMAX (Worldwide Interoperability for
Microwave Access - Khả năng tương tác toàn cầu với truy nhập vi ba) đánh dấu sự

bắt đầu cho một kỷ nguyên truy nhập không dây băng rộng cố định đang đến giai
đoạn phát triển. Nó mang đến những thách thức lớn cho mạng hữu tuyến hiện tại vì
nó có một chi phí thấp khi lắp đặt và bảo trì. Chuẩn này cũng áp dụng cho mạng
truyền thông vô tuyến đường dài (lên tới 50km) trong thực tế và có thể sẽ là một sự
bổ sung hoặc thay thế cho mạng 3G. Tất cả những đặc tính đầy hứa hẹn này của
WiMAX sẽ mang lại một thị trường lớn trong tương lai.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, em đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu công
nghệ OFDM và ứng dụng trong Wimax”.
Mục tiêu đầu tiên của luận văn này là nghiên cứu những đặc tính mới của
WiMAX và tập trung chủ yếu vào việc phân tích lớp vật lý và lớp truy nhập.
Mục tiêu thứ hai là tìm hiểu về kỹ thuật điều chế OFDM (Orthogonal
Frequency Division Multiple – Ghép kênh phân tần trực giao) và kỹ thuật OFDMA
(Orthogonal Frequency Division Multiple Access - Đa truy nhập phân tần trực giao)
được sử dụng trong WiMAX
Mục tiêu thứ ba là thực hiện việc mơ phỏng q trình xử lý tín hiệu trong
WiMAX dựa trên kỹ thuật OFDM
Nội dung luận văn gồm 4 chương chính như sau :
Chương 1: Tổng quan về cơng nghệ WiMAX
Trong chương 1 này sẽ trình bày về những khái niệm cơ bản, về cấu trúc, các
băng tần sử dụng, các ứng dụng thực tế và những ưu nhược điểm của công nghệ
WiMAX.
Chương 2: Kỹ thuật điều chế OFDM
Trong chương 2 sẽ trình bày những khái niệm cơ bản, ưu nhược điểm, nguyên
lý điều chế và giải điều chế của kỹ thuật điều chế OFDM, và những ứng dụng của
kỹ thuật này.

Trương Quyền Anh

i9


Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Lời Giới Thiệu

Chương 3: Kỹ thuật OFDMA trong WiMAX
Trong chương này sẽ trình bày về những khái niệm cơ bản, các đặc điểm và
tính chất nổi bật của kỹ thuật đa truy nhập phân tần trực giao OFDMA. Qua đó
chúng ta có thể thấy được những ưu điểm của kỹ thuật này trong việc xử lý truyền
nhận tín hiệu nói chung và ứng dụng trong cơng nghệ WiMAX nói riêng.
Chương 4: Chương trình mơ phỏng hệ thống OFDM
Để hiểu hơn những vấn đề lý thuyết được trình bày trong những chương trước.
Trong chương cuối cùng này, sẽ trình bày chương trình mơ phỏng q trình xử lý
tín hiệu trong WiMAX dựa trên kỹ thuật điều chế OFDM. Đây là chương trình được
viết bằng Matlab, chương trình bao gồm sơ đồ khối mô phỏng sự phát và thu
OFDM, mơ phỏng kênh truyền, tính BER so sánh tín hiệu OFDM và QAM, sơ đồ
khối mô phỏng hệ thống OFDM bằng simulink của Matlab.
Trong thời gian làm luận văn, em đã cố gắng rất nhiều song do kiến thức còn
hạn chế, thời gian nghiên cứu đề tài có hạn và nguồn tài liệu chủ yếu là các bộ
chuẩn và các bài báo tiếng Anh trên mạng nên luận văn còn nhiều sai sót trong q
trình dịch thuật. Em rất mong nhận được sự phê bình, các ý kiến đóng góp chân
thành của các thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Hà Nội, năm 2012
Học viên thực hiện

Trương Quyền Anh

Trương Quyền Anh


i 10

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan về công nghệ WiMAX

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ WiMAX

 Giới thiệu chương: Trong chương 1 này sẽ tìm hiểu về những khái niệm cơ
bản, về cấu trúc, các băng tần sử dụng trong hệ thống mạng WiMAX. Qua
đó chúng ta có thể thấy được các ứng dụng thực tế và những ưu nhược điểm
của công nghệ WiMAX so với các phương thức truyền thông khác.
1.1 Giới thiệu về wimax
WiMAX (Worldwide Interoperability for Microwave Access - Khả năng tương
tác toàn cầu với truy nhập vi ba) là một công nghệ ra đời dựa trên chuẩn 802.16 của
IEEE cho phép truy cập vô tuyến đầu cuối (last mile) như một phương thức thay thế
cho cáp, DSL và WLAN.
Họ tiêu chuẩn IEEE 802.16 định nghĩa các giao diện vô tuyến trong mạng vô
tuyến nội thị (WiMAX) cho việc truy nhập vô tuyến băng rộng cố định (BWA), nó
cung cấp “chặng cuối” cho cơng nghệ truy nhập tới các hotpot với thoại, video và
những dịch vụ dữ liệu tốc độ cao. Ưu điểm nổi bật nhất của BWA là nó có chi phí
thấp cho sự lắp đặt và bảo trì so với những mạng hữu tuyến truyền thống hoặc so
với mạng truy nhập quang, đặc biệt là cho những vùng xa xơi hoặc những vùng có
địa hình khó khăn.WiMAX chính là một giải pháp cho việc mở rộng mạng truyền
dẫn quang và nó có thể cung cấp một dung lượng lớn hơn so với các mạng cáp hoặc

các đường thuê bao số (DSL). Các mạng WiMAX có thể được xây dựng dễ dàng
trong một thời gian ngắn bằng cách triển khai một số lượng nhỏ các trạm gốc (BS)
trên các toà nhà hoặc trên các cột điện để tạo ra những hệ thống truy nhập vô tuyến
dung lượng lớn.
Hệ thống WiMAX cho phép kết nối băng rộng vơ tuyến cố định (người sử
dụng có thể di chuyển nhưng cố định trong lúc kết nối), mang xách được (người sử
dụng có thể di chuyển ở tốc độ đi bộ), di động với khả năng phủ sóng của một trạm

Trương Quyền Anh

Trang 1

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan về công nghệ WiMAX

anten phát lên đến 50km dưới các điều kiện tầm nhìn thẳng (LOS) và bán kính lên
tới 8km khơng theo tầm nhìn thẳng (NLOS).
1.2 Mơ hình hệ thống
Mơ hình phủ sóng mạng WiMAX tương tự như một mạng điện thoại di động :

Điện thoại
VoIP
Máy tính
cá nhân
Máy tính
cá nhân


Điện thoại
VoIP

Mạng
WiMAX
Giám sát

Tồ nhà 1

Giám sát

Điện thoại VoIP

Tồ nhà chính

Máy tính
cá nhân

Giám sát

Tồ nhà 2

Hình 1.1 Mơ hình hệ thống WiMAX
Một hệ thống WiMAX được mơ tả như hình gồm có 2 phần :
• Trạm phát: giống như các trạm BTS trong mạng thơng tin di động với cơng
suất lớn, có thể phủ sóng khu vực rộng tới 8000km2.
• Trạm thu: có thể là các anten nhỏ như các loại card mạng tích hợp (hay gắn
thêm) trên các mainboard của máy tính như WLAN.
Các trạm phát được kết nối tới mạng Internet thông qua các đuờng truyền

Internet tốc độ cao hay kết nối tới các trạm khác như là trạm trung chuyển theo
đường truyền trực xạ (line of sight) nên WiMAX có thể phủ sóng đến những khu
vực xa.

Trương Quyền Anh

Trang 2

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan về công nghệ WiMAX

Các anten thu phát có thể trao đổi thơng tin qua qua các đường truyền LOS hay
NLOS.Trong trường hợp truyền thẳng LOS, các anten được đặt cố định tại các điểm
trên cao, tín hiệu trong trường hợp này ổn định và đạt tốc độ truyền tối đa. Băng tần
sử dụng có thể ở tần số cao, khoảng 66GHz, vì ở tần số này ít bị giao thoa với các
kênh tín hiệu khác và băng thông sử dụng lớn. Một đường truyền LOS u cầu phải
có đặc tính là tồn bộ miền Fresnel thứ nhất khơng hề có chướng ngại vật, nếu đặc
tính này khơng được bảo đảm thì cường độ tín hiệu sẽ suy giảm đáng kể. Khơng
gian miền Fresnel phụ thuộc vào tần số hoạt động và khoảng cách giữa trạm phát và
trạm thu.

Miền Fresnel thứ nhất

Hình 1.2 Miền Fresnel trong trường hợp LOS
Trong trường hợp truyền NLOS, hệ thống sử dụng băng tần thấp hơn 211GHz, tương tự như WLAN, tín hiệu có thể vượt các vật chắn thông qua đường
phản xạ, nhiễu xạ, tán xạ ….để đến đích. Các tín hiệu nhận được ở phía thu bao

gồm sự tổng hợp các thành phần nhận được từ đường đi trực tiếp, các đường phản
xạ, năng lượng tán xạ và các thành phần nhiễu xạ. Những tín hiệu này có những
khoảng trễ, sự suy giảm, sự phân cực và trạng thái ổn định liên quan tới đường
truyền trực tiếp là khác nhau.

Trương Quyền Anh

Trang 3

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan về công nghệ WiMAX

Hình 1.3 Truyền sóng trong trường hợp NLOS
Hiện tượng truyền sóng đa đường cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi
phân cực tín hiệu. Do đó sử dụng phân cực cũng như tái sử dụng tần số mà được
thực hiện bình thường trong triển khai LOS lại khó khăn trong các ứng dụng NLOS.
Nếu chỉ đơn thuần tăng công suất phát để “vượt qua” các chướng ngại vật không
phải là cơng nghệ NLOS. Điều kiện phủ sóng của cả LOS và NLOS bị chi phối bởi
các đặc tính truyền sóng của mơi trường, tổn hao trên đường truyền (path loss) và
quỹ công suất của đường truyền vô tuyến.
1.3 Các ưu và nhược điểm của công nghệ WiMAX
1.3.1 Một số ưu điểm chính của cơng nghệ WiMAX
1.3.1.1 Lớp vật lí của WiMAX dựa trên nền kĩ thuật OFDM (ghép kênh phân
tần trực giao)
Kỹ thuật này giúp hạn chế hiệu ứng phân tập đa đường, cho phép WiMAX hoạt
động tốt trong môi truờng NLOS nên độ bao phủ rộng hơn, do đó khoảng cách giữa

trạm thu và trạm phát có thể lên đến 50km.
Cũng nhờ kĩ thuật OFDM, phổ các sóng mang con có thể chồng lấn lên nhau
nên sẽ tiết kiệm, sử dụng hiệu quả băng thông và cho phép truyền dữ liệu với tốc độ
cao: phổ tín hiệu 10MHz hoạt động ở chế độ TDD (song công phân thời) với tỉ số
đường xuống/đường lên (downlink-to-uplink ratio) là 3:1 thì tốc độ đỉnh tương ứng
sẽ là 25Mbps và 6.7Mbps.

Trương Quyền Anh

Trang 4

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan về công nghệ WiMAX

1.3.1.2 Hệ thống WiMAX có cơng suất cao
Trong WiMAX hướng truyền tin chia thành hai đường : hướng lên( uplink) và
hướng xuống (downlink), hướng lên có tần số thấp hơn hướng xuống và đều sử
dụng kĩ thuật OFDM. OFDM sử dụng tối đa 2048 sóng mang, trong đó 1536 sóng
mang dành cho thông tin được chia thành 32 kênh con, mỗi kênh con tương đương
48 sóng mang. WiMAX cịn sử dụng thêm điều chế nhiều mức thích ứng từ BPSK,
QPSK đến 256 - QAM kết hợp các phương pháp sửa lỗi như ngẫu nhiên hoá, mã
hoá sửa lỗi Reed Solomon,mã xoắn tỉ lệ mã từ 1/2 đến 7/8, làm tăng độ tin cậy kết
nối với hoạt động phân loại sóng mang và tăng cơng suất qua khoảng cách xa hơn.
Ngồi ra WiMAX cịn cho phép sử dụng cơng nghệ TDD và FDD cho việc
phân chia truyền dẫn hướng lên và hướng xuống.
1.3.1.3 Lớp MAC dựa trên nền OFDMA (Orthogonal Frequency Division

Multiple Access- truy nhập OFDM)
Độ rộng băng tần của WiMAX từ 5MHZ đến trên 20MHz được chia nhỏ thành
nhiều băng con 1.75Mhz, mỗi băng con này được chia nhỏ hơn nhờ kĩ thuật OFDM,
cho phép nhiều thuê bao truy cập đồng thời một hay nhiều kênh một cách linh hoạt,
đảm bảo hiệu quả sử dụng băng thông.OFDMA cho phép thay đổi tốc độ dữ liệu để
phù hợp với băng thông tương ứng nhờ thay đổi số mức FFT ở lớp vật lí; ví dụ một
hệ thống WiMAX dùng biến đổi FFT lần lượt là: 128 bit, 512 bit, 1048 bit tương
ứng với băng thông kênh truyền là: 1.25MHz, 5MHz, 10MHz; nhờ vậy sẽ dễ dàng
hơn cho user kết nối giữa các mạng có băng thơng kênh truyền khác nhau.
1.3.1.4 Chuẩn cho truy cập vô tuyến cố định và di động tương lai
• WiMAX do diễn đàn WiMAX đề xuất và phát triển dựa trên nền 802.16, tập
chuẩn về hệ thống truy nhập vô tuyến băng rộng cho di động và cố định của
IEEE, nên các sản phẩm, thiết bị phần cứng sẽ do diễn đàn WiMAX chứng
nhận phù hợp, tương thích ngược với HiperLAN của ETSI cũng như Wi-Fi.
• Hỗ trợ các kĩ thuật anten: phân tập thu phát, mã hố khơng gian, mã hố thời
gian.

Trương Quyền Anh

Trang 5

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan về công nghệ WiMAX

• Hỗ trợ kĩ thuật hạ tầng mạng trên nền IP : QoS (trong các dịch vụ đa phương
tiện, thoại), ARQ (giúp bảo đảm độ tin cậy kết nối), ….

1.3.1.5 Chi phí thấp
• Thiết lập, cài đặt dịch vụ WiMAX dễ dàng sẽ giảm chi phí cho nhà cung dịch
vụ cũng như khách hàng.
• Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ truyền thông đa phương tiện
ở các vùng sâu, vùng xa, những nơi khó phát triển hạ tầng mạng băng rộng,
khắc phục những giới hạn của đường truyền Internet DSL và cáp.
• CPE vơ tuyến cố định có thể sử dụng cùng loại chipset modem được sử dụng
trong máy tính cá nhân (PC) và PDA, vì ở khoảng cách gần các modem có
thể tự lắp đặt trong nhà CPE sẽ tương tự như cáp, DSL và các trạm gốc có
thể sử dụng cùng loại chipset chung được thiết kế cho các điểm truy cập
WiMAX chi phí thấp và cuối cùng là số lượng tăng cũng thỏa mãn cho việc
đầu tư vào việc tích hợp mức độ cao hơn các chipset tần số vô tuyến (RF),
làm chi phí giảm hơn nữa.
1.3.2 Một số nhược điểm của cơng nghệ WiMAX
• Dải tần WiMAX sử dụng khơng tương thích tại nhiều quốc gia, làm hạn chế
sự phổ biến công nghệ rơng rãi.
• Do cơng nghệ mới xuất hiện gần đây nên vẫn cịn một số lỗ hổng bảo mật.
• Tuy được gọi là chuẩn công nghệ nhưng thật sự chưa được “chuẩn” do hiện
giờ đang sử dụng gần 10 chuẩn công nghệ khác nhau. Theo diễn dàn
WiMAX chỉ mới có khoảng 12 hãng phát triển chuẩn WiMAX được chứng
nhận bao gồm : Alvarion, Selex Communication, Airspan, Proxim Wilreless,
Redline, Sequnas, Siemens, SR Telecom, Telsim, Wavesat, Aperto,
Axxcelera.
• Về giá thành: Dù các hãng, tập đoàn sản xuất thiết bị đầu cuối (như Intel,
Alcatel, Alvarion, Motorola…) tham gia nghiên cứu phát triển nhưng giá
thành vẫn còn rất cao.

Trương Quyền Anh

Trang 6


Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan về công nghệ WiMAX

• Cơng nghệ này khởi xướng từ nước Mỹ, nhưng thực sự chưa có thơng tin
chính thức nào đề cập đến việc Mỹ sử dụng WiMAX như thế nào, khắc phục
hậu quả sự cố ra sao. Ngay cả ở Việt Nam,VNPT ( với nhà thầu nước ngoài
là Motorola, Alvarion) cũng đã triển khai ở một số tỉnh miền núi phía Bắc,
cụ thể là ở Lào Cai nhưng cũng chỉ giới hạn là các điểm truy cập Internet tại
Bưu điện tỉnh, huyện chứ chưa có những kết luận chính thức về tính hiệu quả
đáng kể của hệ thống.
1.4 Cấu trúc của WiMAX
Về cấu trúc phân lớp, hệ thống WiMAX được phân chia thành 4 lớp:
• Lớp con tiếp ứng (convergence) làm giữ vai trò giao diện giữa lớp đa truy
nhập và các lớp bên trên.
• Lớp đa truy nhập ( MAC layer).
• Lớp truyền dẫn (transmission).
• Lớp vật lý (physical layer)
Các lớp này tương đương với 2 lớp dưới cùng cùng của mơ hình OSI,được
tiêu chuẩn hố để giao tiếp với nhiều ứng dụng lớp trên.
1.4.1 Các đặc tính của lớp vật lý ( PHY)
Có 3 kiểu lớp vật lý ( PHY) được đưa ra trong chuẩn 802.16 :
• WirelessMAN PHY SC: Sử dụng điều chế đơn sóng mang.
• WirelessMAN PHY OFDM 256 điểm FFT: Sử dụng ghép kênh phân chia
theo tần số trực giao có 256 điểm biến đổi Fourier nhanh (FFT). Điều này là
bắt buộc cho các băng tần được miễn cấp phép.

• WirelessMAN PHY OFDMA 2048 điểm FFT: Sử dụng đa truy nhập phân
chia theo tần số trực giao có 2048 điểm FFT. Đa truy nhập được sử dụng
bằng cách gửi một tập con nhiều sóng mang cho các máy thu riêng biệt.
Đầu tiên là Wireless Metropolitan Area Network - Single carrier physical layer
(MAN vô tuyến - lớp vật lý đơn sóng mang) dựa trên tập chuẩn 802.16c, hoạt động
ở băng tần 11-66GHz. Trạm gốc (Base Station-BS) chỉ cần một anten đẳng hướng,

Trương Quyền Anh

Trang 7

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan về công nghệ WiMAX

truyền dữ liệu hướng xuống các user đã có mã số nhận dạng kết nối (Connection
Identifer - CID). Các máy thu (Subcriber Station - SS) với các anten định hướng,
hướng về phía các BS (máy phát). Tín hiệu xử lí phía máy phát bao gồm: ngẫu
nhiên hố, mã hố sửa lỗi, sắp xếp các kí hiệu, sửa dạng xung (pulse shaping) truớc
khi truyền đi. Ngẫu nhiên hoá để bảo đảm khơi phục tín hiệu phía đầu thu vì nếu tín
hiệu khơng được mã hố giả ngẫu nhiên thì năng lượng sẽ tập trung tại một số tần
số nào đó như phổ vạch, điều này tạo ra nguy hiểm cho máy thu, bộ dao động VCO
của máy thu có thể khố pha tại các tần số này thay vì tại tần số sóng mang sẽ dẫn
đến khơng giải điều chế được và sẽ mất thông tin của luồng dữ liệu. Bộ mã hoá sửa
lỗi FEC bao gồm mã Reed Solomon, mã chập (mã xoắn), có thể có thêm mã kiểm
tra chẳn lẻ hay mã xoắn turbo (Convolution turbo code - CTC). Tỉ lệ mã phụ thuộc
vào điều kiện của kênh truyền và tỉ số bít lỗi (Bit error rate- BER). Các kĩ thuật điều

chế thường là QPSK, 16-QAM, đôi khi sử dụng 64 - QAM. Chuẩn này áp dụng cho
kết nối vi ba điểm - điểm (point to point- PPP) và điểm - đa điểm (point to multi
point- PMP); giúp tiết kiệm thời gian, chi phí hơn so với việc lắp đặt cáp.
Ngoài ra, tập chuẩn 802.16a cũng hỗ trợ WirelessMAN PHY SC nhưng dành
cho băng tần dưới 11GHZ và hoạt động trong NLOS. SS có thể là một máy tính với
vớ modem gắn ngoài nối với một anten đẳng hướng. Tập chuẩn này cũng hỗ trợ
song công TDD và FDD, như 802.16c, sử dụng thêm các kĩ thuật cân bằng và uớc
lượng kênh để khắc phục hiệu ứng đa đường, và để nâng chất lượng tín hiệu vẫn
phải sử dụng TCM( trellis coded modulation), FEC, ghép xen, hệ thống anten thích
ứng (Adaptive Antenna System - AAS), mã hố khơng gian thời gian (Space Time
coding - STC).
WirelessMAN 256 sóng mang dựa trên tập chuẩn 802.16d, cung cấp dịch vụ
kết nối băng rộng trong nhà. Các SS là các thiết bị anten dùng trong nhà và có thể di
chuyển với tốc độ thấp (portable). Nhờ sử dụng OFDM nên cho phép kết nối NLOS
dưới 11GHz, và làm bỏ bớt khối cân bằng trong bộ thu.Các kĩ thuật hỗ trợ cũng
gồm: FEC với Reed-Solomon, AAS, STC, ghép xen; thời gian kí hiệu và số điểm
FFT có thể thay đổi cho phù hợp với băng thông tương ứng.

Trương Quyền Anh

Trang 8

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan về công nghệ WiMAX

Với WirelessMAN OFDMA 2048 sóng mang: tương tự như WirelessMAN

256 sóng mang nhưng có nhiều ưu điểm hơn. Dựa trên tập chuẩn 802.16e (2005),
với sự hỗ trợ của OFDMA ở lớp vật lý, cho phép các user (SS) di chuyển với tốc độ
cao, khoảng gần 125km/s, sử dụng mã hoá kênh là mã xoắn, mã xoắn turbo, mã
khối, mã kiểm tra chẳn lẻ mật độ thấp (Low Density Parity Check- LDPC); dữ liệu
được ngẫu nhiên hoá, ghép xen để tránh tổn thất khi khơi phục và lỗi cụm.Ngồi kĩ
thuật AAS, STC còn sử dụng thêm phân tập thu phát (Multi In Multi Out –MIMO).
1.4.2 Các đặc tính của lớp truy nhập (MAC)
Convergence
MAC Layer
MAC Layer
Tranmission

Physical Layer

Physical Layer

Kiến trúc phân lớp
của WiMAX

Mô hình OSI

Hình 1.4 Phân lớp của WiMAX so với mơ hình OSI
Chuẩn 802.16 của IEEE đưa ra cùng một lớp MAC cho tất cả lớp PHY (đơn
sóng mang, 256 OFDM, 2048 OFDMA). Lớp MAC này là kết nối được định hướng
điểm - đa điểm.Hoạt động truy nhập kênh ở lớp MAC của WiMax hoàn toàn khác
so với WiFi. WiMax hỗ trợ phương pháp truyền song công FDD và TDD sử dụng
kỹ thuật truy nhập TDMA/OFDMA. Ưu điểm của phương pháp này là nó cho phép
linh động thay đổi độ rộng băng tần lên hoặc xuống, dẫn đến có thể thay đổi tốc độ
phát (Upload) hoặc thu (Download) dữ liệu chứ không phải là cố định như trong
ASDL hay CDMA.Trong WiFi tất cả các trạm truy nhập một cách ngẫu nhiên đến

điểm truy cập (Access point - AP), chính vì vậy khoảng cách khác nhau từ mỗi nút
đến AP sẽ làm giảm thông lượng mạng. Ngược lại,ở lớp MAC của 802.16, lịch trình
hoạt động cho mỗi thuê bao được định trước, do vậy các trạm chỉ có duy nhất một
lần cạnh tranh kênh truyền dẫn là thời điểm gia nhập mạng. Sau thời điểm này, mỗi
trạm được trạm phát gốc gắn cho một khe thời gian. Khe thời gian có thể mở rộng

Trương Quyền Anh

Trang 9

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan về công nghệ WiMAX

hay co hẹp lại trong quá trình truyền dẫn. Ưu điểm của việc đặt lịch trình là chế độ
truyền dẫn vẫn hoạt động ổn định trong trường hợp quá tải và số lượng thuê bao
đăng ký vượt quá cho phép, và nó cũng có thể tăng được hiệu quả sử dụng băng
tần. Việc sử dụng thuật tốn lịch trình cịn cho phép trạm phát gốc điều khiển chất
lượng dịch vụ (Quality of Service -QoS) bằng việc cân bằng nhu cầu truyền thông
giữa các thuê bao.
1.5

So sánh WiMAX với WiFi
WiMAX và WiFi sẽ cùng tồn tại và trở thành những công nghệ bổ sung ngày

càng lớn cho các ứng dụng riêng.Đặc trưng của WiMAX là không thay thế WiFi.
Hơn thế WiMAX bổ sung cho WiFi bằng cách mở rộng phạm vi của WiFi và mang

lại những thực tế của người sử dụng "kiểu WiFi" trên một quy mô địa lý rộng
hơn.Công nghệ WiFi được thiết kế và tối ưu cho các mạng nội bộ (LAN), trong khi
WiMAX được thiết kế và tối ưu cho các mạng thành phố (MAN).Trong khoảng thời
gian từ 2008 - 2010, hy vọng cả 802.16 và 802.11 sẽ xuất hiện trong các thiết bị
người sử dụng từ laptop tới các PDA, cả hai chuẩn này cho phép kết nối vô tuyến
trực tiếp tới người sử dụng tại gia đình, trong văn phịng và khi đang di chuyển.
Mặc dù có cùng mục đích như nhau nhưng chúng ta thấy cơng nghệ sử dụng trong
mạng WiMAX có một số ưu điểm so với WiFi:
• Sai số tín hiệu truyền nhận ít hơn
• Khả năng vượt qua vật cản tốt hơn
• Số thiết bị sử dụng kết nối lớn hơn hàng trăm so với hàng chục trong WiFi.
• Lớp vật lý MAC (Medium Access Control) dùng trong WiMAX dựa trên kỹ
thuật phân chia theo khe thời gian cho phép đồng nhất băng tần giữa các thiết
bị (TDMA) hiệu quả hơn sơ với WiFi (sử dụng CSMA-CA rất gần
CSMA-CD sử dụng trong mạng Ethernet).Chính vì vậy phổ sóng vơ tuyến sẽ
đạt được tốt hơn.
Mạng WiMAX không thể thay thế được WiFi trong các ứng dụng nhưng nó
góp phần bổ sung để hình thành mạng khơng dây. Xu hướng chung của mạng không

Trương Quyền Anh

Trang 10

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan về công nghệ WiMAX


dây đó là cải thiện phạm vi phủ sóng với hiệu quả tốt nhất. Kỹ thuật nổi bật đó là
chiếm lĩnh về khơng gian, tích hợp với các kỹ thuật hiện tại và quan tâm đến các
yếu tố cơ bản như công suất tiêu thụ thấp, phạm vi lớn, tốc độ truyền dữ liệu cao.
Trong mạng không dây chất lượng tại lớp thấp nhất để có thể điều khiển trễ trong
quá trình truyền và các dịch vụ như thoại, video.
WiMAX và WiFi ứng dụng trong hai môi trường khác nhau. Mục đích của
WiMAX sẽ hướng tới khơng chỉ là phạm vi phủ sóng mạng di động mà cả những
mạng cơng cộng khác. Một trong các hướng phát triển quan trọng khác của
WiMAX đó là giải quyết kết nối cho mạng VoIP trong tương lai không xa.
1.6 Các dải tần áp dụng
1.6.1 Các dải tần cấp phép 11-66 GHz
Dải tần từ 11-66 GHz hoạt động trong các môi trường vật lý có bước sóng
ngắn,tầm nhìn thẳng (LOS) và ảnh hưởng của đa đường là không đáng kể. Thông
thường, độ rộng băng tần của kênh trong dải tần này là 25 MHz hoặc 28 MHz.Ở dải
tần này, giao diện vô tuyến áp dụng kiểu điều chế sóng mang đơn WirelessMAN SC
1.6.2 Các dải tần cấp phép dưới 11 GHz
Các tần số dưới 11 GHz hoạt động trong các môi trường vật lý có bước sóng
lớn hơn,điều kiện LOS là khơng cần thiết và có thể chấp nhận đa đường lớn hơn.
Nó có khả năng hỗ trợ LOS gần và NLOS.
Giao diện

Khả năng

Các tuỳ chọn

áp dụng
WirelessMAN-SCTM

11-66 GHz


WirelessMAN-SCaTM

Các băng tần dưới AAS,
11GHz được cấp phép STC

Phương thức
song công
TDD, FDD

ARQ, TDD, FDD

WirelessMAN-OFDMTM Các băng tần dưới AAS, ARQ, TDD, FDD
11GHz được cấp phép Mesh, STC
WirelessMAN-OFDMA

Các băng tần dưới AAS,
11GHz được cấp phép STC

ARQ, TDD, FDD

WirelessHUMANTM

Các băng tần dưới 11 AAS,

ARQ, TDD

Trương Quyền Anh

Trang 11


Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan về công nghệ WiMAX

GHz được miễn cấp Mesh, STC
phép

Bảng 1.1 Đặc tính của các giao diện vô tuyến
1.6.3 Các dải tần được miễn cấp phép dưới 11 GHz (chủ yếu từ 5-6 GHz)
Đây là băng tần được nhiều nước cho phép sử dụng không cần cấp phép và với
công suất tới cao hơn so với các đoạn băng tần khác trong dải 5GHz (5125-5250
MHz ), thường được sử dụng trong các ứng dụng trong nhà. Băng tần này thích hợp
để triển khai WiMax cố định, độ rộng kênh là 10 MHz.
1.7 Ứng dụng của WiMAX
Đối với các doanh nghiệp, WiMAX cho phép truy cập băng rộng với chi phí
hợp lý. Vì phần lớn các doanh nghiệp sẽ không được chia thành khu vực để có
đường cáp, lựa chọn duy nhất của họ đối với dịch vụ băng rộng là từ các nhà cung
cấp viễn thông địa phương. Điều này dẫn tới sự độc quyền. Các doanh nghiệp sẽ
được hưởng lợi từ việc triển khai các hệ thống WiMAX, nhờ tạo ra sự cạnh tranh
mới trên thị trường,giảm giá và cho phép các doanh nghiệp thiết lập mạng riêng của
mình. Điều này đặc biệt phù hợp đối với các ngành như khí đốt, mỏ, nông nghiệp,
vận tải, xây dựng và các ngành khác nằm ở những vị trí xa xơi, hẻo lánh.
Đối với người sử dụng là hộ gia đình ở những vùng nơng thôn (nơi dịch vụ
DSL và cáp chưa thể vươn tới), WiMAX mang lại khả năng truy cập băng rộng.
Điều này đặc biệt phù hợp ở các nước đang phát triển nơi mà hạ tầng viễn thông
truyền thống vẫn chưa thể tiếp cận.
Cơng nghệ WiMAX cách mạng hố phương pháp truyền thơng. Nó cung cấp

hồn tồn tự do cho những người thường xuyên di chuyển, cho phép họ lưu lại kết
nối thoại, dữ liệu và các dịch vụ hình ảnh. WiMAX cho phép ta đi từ nhà ra xe, sau
đó đi đến công sở hoặc bất cứ nơi nào trên thế giới, hồn tồn khơng có đường nối.
Để minh hoạ khả năng của WiMAX cho các ứng dụng được phân cấp trong phần
trước, một vài mơ hình sử dụng tiêu biểu được nhóm thành hai loại lớn: các mạng
cơng cộng và riêng.

Trương Quyền Anh

Trang 12

Lớp ĐTVT1 – CH2009


Luận văn tốt nghiệp

Chương 1: Tổng quan về công nghệ WiMAX

1.7.1 Các mạng riêng
Các mạng riêng, được dùng dành riêng cho một tổ chức, cơ quan hoặc cơ sở
kinh doanh, cung cấp các liên kết thông tin chuyên dụng đảm bảo chuyển giao tin
cậy thoại, dữ liệu và hình ảnh. Triển khai đơn giản và nhanh thường được ưu tiên
cao, và các cấu hình tiêu biểu là điểm tới điểm hoặc điểm tới đa điểm.
1.7.1.1 Chuyển về các nhà cung cấp dịch vụ vô tuyến
Các nhà cung cấp dịch vụ vô tuyến (WSPs) sử dụng thiết bị WiMAX để
chuyển lưu lượng từ trạm gốc về các mạng truy cập của họ, như được minh hoạ ở
hình 1.5

SS


Chuyển về
WiMAX

BS

Vị trí cell
WIFI hotspot
BS
SS
Internet

PSTN
Vị trí cell
Video

Mạng truy cập WiMAX

Hình 1.5 Minh hoạ chuyển về nhà cung cấp dịch vụ
Các mạng truy cập dựa trên WiFi, WiMAX hoặc bất kỳ công nghệ truy cập vơ
tuyến có đăng ký độc quyền. Nếu mạng truy nhập sử dụng thiết bị WiFi, thì tồn bộ
mạng WSP được xem như một hot zone. Vì các WSP thường cung cấp thoại, dữ
liệu và hình ảnh, nên đặc điểm QoS của WiMAX gắn liền sẽ giúp ưu tiên, tối ưu
hoá dung lượng chuyển về. Thiết bị WiMAX có thể được triển khai nhanh, tạo điều
kiện thuận lợi cho việc giới thiệu nhanh mạng WSP. Như đã được minh hoạ, điều
kiện thuận lợi chuyển về thuê từ công ty điện thoại địa phương sẽ tăng chi phí hoạt
động, và triển khai giải pháp cáp quang có thể rất tốn kém và yêu cầu lượng thời

Trương Quyền Anh

Trang 13


Lớp ĐTVT1 – CH2009


×