Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu và phát triển ứng dụng công nghệ chuyển mạch mềm trong mạng di đông 3g

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.76 MB, 111 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------X—W-----------

NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CHUYỂN MẠCH MỀM TRONG MẠNG DI ĐÔNG 3G

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGÀNH: ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG

HÀ NỘI – 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
-----------X—W-----------

NGUYỄN HÙNG CƯỜNG

NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ
CHUYỂN MẠCH MỀM TRONG MẠNG DI ĐÔNG 3G

Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử Viễn thông

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGÀNH: ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG


NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN VĂN ĐỨC

HÀ NỘI - 2011


Luận văn thạc sỹ

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn Thạc sĩ Khoa học này là do tôi nghiên cứu và được
thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Văn Đức. Các kết quả tham khảo từ
các nguồn tài liệu cũng như các cơng trình nghiên cứu khoa học khác được trích dẫn
đầy đủ. Nếu có gì sai phạm về bản quyền, tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà
trường.
Nguyễn Hùng Cường

Mục lục
Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
1

  


Luận văn thạc sỹ

CHƯƠNG I .................................................................................................................................... 13
TỔNG QUAN VỀ MẠNG NGN................................................................................................... 13
1.1.Mạng viễn thông hiện tại. .................................................................................................... 13
1.1.1.Các đặc điểm của mạng viễn thông. ............................................................................. 13
1.1.2.Những hạn chế của mạng Viễn thông hiện tại. ............................................................. 15
1.2. Mạng Viễn thông thế hệ mới (Next Generation Network) ................................................. 15

1.2.1.Định nghĩa. ................................................................................................................... 15
1.2.2.Đặc điểm của mạng NGN. ............................................................................................ 16
1.2.3.Những vấn đề cần quan tâm khi phát triển NGN. ........................................................ 18
1.3. Xu hướng ra đời của công nghệ chuyển mạch mềm. .......................................................... 20
1.3.1. Sự phát triển của nhu cầu dịch vụ dữ liệu ................................................................... 20
1.3.2. Những hạn chế của công nghệ tổng đài điện tử chuyển mạch kênh ............................ 20
1.3.3. Môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ....................................................... 24
1.3.4. Sự ra đời của cơng nghệ chuyển mạch mềm................................................................ 26
CHƯƠNG II .................................................................................................................................. 29
CƠNG NGHỆ CHUYỂN MẠCH MỀM ....................................................................................... 29
2.1. Giới thiệu chung ..................................................................................................................... 29
2.2.Công nghệ chuyển mạch mềm ............................................................................................. 31
2.2.1. Định nghĩa Softswitch .................................................................................................. 31
2.2.2. Vị trí của chuyển mạch mềm trong NGN ..................................................................... 33
2.2.3. Các thành phần chính của Softswitch .......................................................................... 34
2.2.4. Media Gateway Controller .......................................................................................... 39
2.2.5. Hoạt động của chuyển mạch mềm ............................................................................... 41
2.2.6. Ưu điểm của Softswitch ............................................................................................... 43
2.3. So sánh Chuyển mạch mềm và Chuyển mạch kênh ........................................................... 44
2.3.1. Đặc tính chuyển mạch.................................................................................................. 44
2.3.2. Cấu trúc chuyển mạch ................................................................................................. 48
2.3.3. Quá trình chuyển mạch ................................................................................................ 51
CHƯƠNG III ................................................................................................................................. 53
KIẾN TRÚC VÀ CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA SOFTSWITCH ...................................... 53
3.1. Mơ hình kiến trúc mạng và các chức năng của Softswitch................................................. 53
3.2. Các giao thức điều khiển và báo hiệu ................................................................................. 58

Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
2


  


Luận văn thạc sỹ

3.2.1. Giao thức H.323 .......................................................................................................... 59
3.2.2. Giao thức thức khởi tạo phiên SIP (Session Initiation Protocol) ................................ 74
3.2.3. So sánh giữa H.323 và SIP .......................................................................................... 77
3.2.4. Giao tiếp dịch vụ qua H323 và SIP ............................................................................. 80
3.2.5. Giao thức MGCP ......................................................................................................... 81
3.2.6. MEGACO ..................................................................................................................... 83
3.3. Giao tiếp báo hiệu giữa chuyển mạch mềm với mạng SS7 ................................................ 84
3.3.1. Báo hiệu SS7 trong mạng PSTN .................................................................................. 84
3.3.2. Liên kết báo hiệu giữa mạng SS7 và chuyển mạch mềm ............................................. 87
CHƯƠNG IV ................................................................................................................................. 93
ĐÁNH GIÁ PHƯƠNG ÁN TRIỂN KHAI CÔNG NGHỆ .......................................................... 93
CHUYỂN MẠCH MỀM TẠI VIỆT NAM ................................................................................... 93
4.1.1.Nhận định, đánh giá sự phát triển của thị trường di động-Xu hướng phát triển về
công nghệ mạng lõi dịch vụ di động trên thế giới ................................................................. 93
4.1.2 .Dự kiến về vấn đề phát triển mạng 3G ........................................................................ 94
4.2. Đề xuất kiến trúc mạng 3G tai Việt Nam ........................................................................... 95
4.2.1.Kiến trúc mạng phân lớp................................................................................................... 95
Ưu điểm và nhược điểm của kiến trúc mạng không phân lớp: .................................................. 96
Ưu điểm và nhược điểm của kiến trúc mạng phân lớp: ............................................................. 97
4.2.2. Yêu cầu đối với việc chuyển đổi kiến trúc mạng 3G và đề xuất các bước tiến đến
mạng phân lớp ....................................................................................................................... 99



Những yêu cầu đối với thiết bị MGW: ......................................................................... 100




Những yêu cầu đối với Thiết bị MSC Server/ VLR ...................................................... 102

KẾT LUẬN.................................................................................................................................. 108

Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
3

  


Luận văn thạc sỹ

Mục lục các hình minh họa

Hình 1.1 Mơ hình mạng thế hệ sau ................................................................................................ 18
Hình 1.2 - Cấu trúc mạng và báo hiệu của mạng PSTN ................................................................ 23
Hình 2.1 – Cấu trúc mạng thế hệ sau ............................................................................................. 30
Hình 2.2 – Softswitch trong mạng viễn thơng thế hệ sau .............................................................. 32
Hình 2.3 - Vị trí của Softswitch trong kiến trúc phân lớp của NGN ............................................. 34
Hình 2.4 - Kết nối MGC với các thành phần khác trong mạng NGN ........................................... 35
Hình 2.5 - Các thành phần chức năng của MGC ........................................................................... 39
Hình 2.6 - Các giao thức sử dụng giữa các thành phần ................................................................. 41
Hình 2.7 - Kiến trúc PSTN và NGN .............................................................................................. 44
Hình 2.8 - Cấu trúc chuyển mạch kênh và chuyển mạch mềm ..................................................... 49
Hình 2.9 - Quá trình thực hiện cuộc gọi khi sử dụng chuyển mạch kênh ..................................... 52
Hình 2.10 - Quá trình thực hiện cuộc gọi khi sử dụng chuyển mạch mềm ................................... 52
Hình 3.1 – Hoạt động của một hệ thống chuyển mạch mềm ......................................................... 53

Hình 3.2 – Mơ hình kiến trúc mạng NGN ..................................................................................... 56
Hình 3.3 – Quan hệ giữa các giao thức trong mạng ...................................................................... 59
Hình 3.4 - Mơ hình mạng H.323 đơn giản ..................................................................................... 61
Hình 3.5 - Mạng H.323 .................................................................................................................. 61
Hình 3.6 - Các giao thức thuộc H.323 ........................................................................................... 61
Hình 3.7 - Chồng giao thức tại đầu cuối H.323 ............................................................................. 62
Hình 3.8 - Cấu tạo của gateway ..................................................................................................... 63
Hình 3.9 - Chồng giao thức của một Gateway .............................................................................. 63
Hình 3.10 - Chức năng của một Gatekeeper .................................................................................. 64
Hình 3.11 - Cấu tạo của Multipoint Control Unit .......................................................................... 66
Hình 3.12 – Báo hiệu trực tiếp-Cùng gatekeeper .......................................................................... 73
Hình 3.13 – Các thành phần trong báo hiệu SIP ............................................................................ 75
Hình 3.14 – Thiết lập và chấm dứt cuộc gọi trong SIP.................................................................. 77
Hình 3.15 - Vị trí của các giao thức ............................................................................................... 82
Hình 3.16 – Cấu trúc mạng SS7 .................................................................................................... 84
Hình 3.17 - Cấu trúc các giao thức của báo hiệu SS7.................................................................... 85
Hình 3.18 – MG và SG kết nối với PSTN ..................................................................................... 87
Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
4

  


Luận văn thạc sỹ

Hình 3.19 – Mơ hình chức năng của SIGTRAN ........................................................................... 89
Hình 4.1 Dự kiến phát triển mạng Việt Nam ................................................................................. 95
Hình 4.2 Cấu trúc mạng phân lớp .................................................................................................. 96
HÌnh 4.3 :Đề xuất cấu trúc mạng 3G ............................................................................................. 98


Mục lục các bảng biểu
Bảng 2.1 - Sự khác nhau giữa chuyển mạch mềm và chuyển mạch kênh ..................................... 51
Bảng 3.1 So sánh giữa H.323 và SIP ............................................................................................. 79

Danh mục các từ viết tắt

CE

Channel Element

CHAP

PPP Challenge Handshake Authentication Protocol

DCS

Digital Cellular Switch

Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
5

  


Luận văn thạc sỹ

DFI

Digital Facilities Interface


DHCP

Dynamic Host Configuration Protocol

DNS

Domain Name Server

DRC

Dynamic Rate Control

DS

Direct Spreading

DUP

Data User Part

E1

Digital Data Circuit Operation at 2,048 Mbps

E3

Digital Data Circuit Operation at 34,368 Mbps

ECPC


Executive Cellular Processor Complex

EDGE

Enhanced Data rates for GSM Evolution

EIR

Equipment Identity Register

ESCAM

Extended Supplemental Channel Assignment Message

EV-DO

EVolution Data Only

EV-DV

EVolution Data and Voice

EVM

1x EV-DO Modem

EVRC

Enhanced Variable Rate Codec


FA

Foreign Agent

FDMA

Frequency Division Multiple Access

FEC

Forward Error Correction

FH

Frequency Hopping

FRPH

Frame Relay Protocol handler

GoS

Grade of Service

GPRS

General Position System

Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
6


  


Luận văn thạc sỹ

GPS

Global System for Mobile communication

GSM

Global System for Mobile communication

HA

Home Agent

HDLC

High Level Data Link Cotrol Protocol

HLR

Home Location Register

HTML

Hyper Text Markup Language


HTTP

Hyper Text Trasfer Protocol

IMEI

International Mobile Equipment Identity

IMSI

International Mobile Subscriber Identity

IP

Internet Protocol

IPsec

IP security

IS

Interim Standard

ISDN

Intergrated Services Digital Network

ISO


International Standardization Organization

ISP

Internet Service Provider

ISUP

ISDN User Part

ITU

International Telecommunications Union

ITU-T

International Telecommunication Union-Telecom sector

IUP

Isdn User Part

IWF

Inter Working Function

LNA

Low Noise Amplifer


LUP

Location Update Protocol

MAC

Medium Access Control

Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
7

  


Luận văn thạc sỹ

MAP

Mobile Application Part

MDN

Mobile Application Part

MIP

Mobile Directory Number

MMS


Multimedia Message Service

MN-ID

Mobile Node Identifier

MPM

MSC/VLR Processing Module

MS

Mobile Station

MSC

Mobile Switch Center

MSC

Mobile Services Switching Center

MSM

Message Switching Module

MTBF

Mean Time Between Failure


MTP

Message Tranfer Part

MTTR

Mean Time To Repair

NAI

Network Access Identifier

NAS

Network Access Sercer

NMS

Network Management Subsystem

OMC

Operation and Maintenance Center

PCF

Packet Control Function

PCU


Power Converter Unit

PDN

Packet Data Network

Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
8

  


Luận văn thạc sỹ

PDSN

Packet Data Service Node

PHV

Protocol Handler for Voice

PPCU

Packet Pice Capacity Unit

PPLCs

Packet Pice Loading Coefficient


PPP

Point to Point Protocol

QoS

Quality of Service

RAB

Reverse Activity Bit

RAN

Radio Access Network

RATI

Random AT Identifier

RLP

Radio Link Protocol

RNC

Radio Network Controller

RPC


Reverse Power Control

RPC

Radio Power Control

Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
9

  


Luận văn thạc sỹ

Mở đầu
Sự phát triển nhanh chóng của dịch vụ số liệu mà IP đã đặt ra các yếu tố mới đối với
công nghệ viễn thông di động. Thông tin di động thế hệ 2 mặc dù sử dụng công nghệ
số nhưng là hệ thống băng hẹp và được xây dựng trên cơ chế chuyển mạch kênh nên
không thể đáp ứng được dịch vụ mới này. 3G ( third generation) công nghệ truyền
thông thế hệ thứ ba là giai doạn mới nhất trong sự tiến hóa của ngành viễn thông di
động. Nếu 1G ( the first generation) của điện thoại di động là những thiết bị alonog, chỉ
có khả năng truyền thoại. 2G ( the second generation) của điện thoại di động gồm cả
hai chức năng truyền thoại và dữ liệu giới hàn dựa trên kỹ thuật số. Trong bối cảnh đó
ITU đã đưa ra đề án tiêu chuẩn hóa hệ thống thơng tin di đơng thế hệ thứ 3 với tên gọi
IMT-2000. IMT-2000 đã mở rộng đáng kể khả năng cung cấp dịch vụ và cho phép sử
dụng nhiều phương tiện thơng tin. Mục đích của IMT-2000 là đưa ra nhiều khả năng
mới nhưng cũng đồng thời đảm bảo sự phát triển liên tục của hệ thống thông tin di
động thế hệ 2G và những năm 2000. 3G mang lại cho người dùng các dịch vụ giá trị
gia tăng cao cấp, giúp chúng ta thực hiện truyền thông tin thoại và dữ liệu như email và
tin nhắn dạng văn bản download âm thanh và hình ảnh với băng tần cao. Các ứng dụng

gồm hội nghị video di động, chụp và gửi ảnh kỹ thuật số nhờ điện thoại sử dụng máy
ảnh, gửi và nhận email và file đính kèm dung lượng lớn, tải tệp tin MP3 và video, thay
cho moderm kết nối đến máy tỉnh xách tay hay PDA và nhắn tin dạng chữ với chất
lượng cao. Trong đó thiết bị trung tâm của mạng 3G là chuyển mạch mền hay cịn gọi
là Softswtich
Trong q trình làm luận văn em được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS
Nguyễn Văn Đức. Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Đức đã định hướng và
đóng góp rất nhiều trong quá trình làm luận văn của em. Tuy nhiên trong q trình làm
luận văn khơng tránh khỏi thiếu sót, em mong các thầy có ý kiến đóng góp để hồn
thiện nội dung của luận văn của em, em xin chân thành cảm ơn

Học viên: Nguyễn Hùng Cường
Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
10

  


Luận văn thạc sỹ

- Lý do trọn đề tài:
Mạng thông tin di động 3G mang lại cho người dùng các dịch vụ giá trị gia tăng
cao cấp, giúp chúng ta thực hiện truyền thông tin thoại và dữ liệu như email và tin nhắn
dạng văn bản download âm thanh và hình ảnh với băng tần cao. Các ứng dụng gồm hội
nghị video di động, chụp và gửi ảnh kỹ thuật số nhờ điện thoại sử dụng máy ảnh, gửi
và nhận email và file đính kèm dung lượng lớn, tải tệp tin MP3 và video, thay cho
moderm kết nối đến máy tỉnh xách tay hay PDA và nhắn tin dạng chữ với chất lượng
cao. Trong đó thiết bị trung tâm của mạng 3G là chuyển mạch mền hay còn gọi là
Softswtich . Do đó nghiên cứu và phát triển các ứng dụng của công nghệ chuyển mạch
mềm trong mạng 3G là nội dung chính của luận văn

- Lịch sử nghiên cứu:
Hệ thống thông tin di động thử nghiệm đầu tiên được sử dụng vào những năm
1930-1940 trong các cơ sở cảnh sát Hoa kỳ nhưng các hệ thống điện thoại thương mại
thực sự chỉ ra đời vào khoảng những năm 1970 đầu những năm 1980. Các hệ thống
điện thoại kể trên là các hệ thống 1G.
Khi số lượng thuê bao trong mạng di đông tăng lên, người ta thấy cần phải có biện
pháp nâng cao chất lượng mạng, chất lượng của các cuộc đàm thoại cững như cấp thêm
một số dịch vụ bổ sung cho mạng. Để giải quyết vấn đề này người ta nghĩ đến việc số
hóa các hệ thống điện thoại di động, và điều này dẫn tới sự ra đời của các hệ thống
điện thoại thế hệ thứ 2. Ở châu âu, vào nhưng năm 1982 tổ chức các nhà cung cấp dịch
vụ viễn thông châu âu CEFT- Conference de postes et Telecommunication) đã thống
nhất thành lập một nhóm nghiên cứu đặc biệt gọi là Group Special Mobile có nhiệm vụ
xây dựng bộ các chỉ tiêu kỹ thuật cho mạng điện thoại di động toàn châu âu hoạt động
ở dải tần số 900 Mhz. Nhóm nghiên cứu đã xem xét nhiều giải pháp khác nhau và cuối
cùng đi đến thống nhất sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo mã băng hẹp (
Narrow Band TDMA). Năm 1988 phiên bản dự thào đầu tiên của GSM đã được hoàn
thành và hệ thống GSM đầu tiên được triển khai vào những năm 1991. Kể từ khi ra
đời, các hệ thống thông tin di động GSM đã phát triển với tốc độ hết sức nhanh chóng,
có mặt ở hơn 140 quốc gia và có số thuê bao lên tới gần 1 tỷ. Lúc này thuật ngữ GSM
Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
11

  


Luận văn thạc sỹ

có một ý nghĩa mói đó là hệ thống thơng tin di động tồn cầu( Global System Mobile).
Cũng như trong thời gian kể trên, ở Mỹ các hệ thống điện thoại tương tự thế thứ nhất
AMPS được phát triển thành các hệ thống điện thoại thế hệ 2 tuân thủ các tiêu chuẩn

của hiệp hội viễn thông Mỹ IS-136. Khi công nghệ CDMA ra đời, các nhà cung cấp
dịch vụ điện thoại di động ở Mỹ cung cấp dịch vụ mode song song, cho phép thuê bao
có thể truy cập vào cả hai mạng IS-136 và IS-95.
Do nhận thức rõ về tầm quan trọng của các hệ thống thông tin di động mà ở Châu âu,
ngay khi q trình tiêu chuẩn hóa GSM chưa kết thúc người ta đã tiến hành dự án
nghiên cứu RACE 1043 với mục đích chính là xác định các dịch vụ và công nghệ cho
hệ thống thông tin di động thế hệ 3 cho năm 2000. Hệ thống 3G của châu âu gọi là
UMTS. Những người thực hiện dự án mong muốn rằng hệ thống UMTS trong tương
lai sẽ được phát triển từ các hệ thống GSM hiện tại. Ngoài ra người ta cịn có một
mong muốn rất lớn là hệ thống UMTS sẽ có khả năng kết hợp nhiều mạng khác nhau
như PMR, MSS, WLAN…thành một mạng thống nhất có khả năng hỗ trợ các dịch vụ
số liệu tốc độ cao và quan trọng hơn đây sẽ là một mạng hướng dịch vụ
- Mục đích nghiên cứu của luận văn:
Trình bày được cấu trúc, chức năng các thành phần chính trong mạng 3G đặc biệt là
phần điều khiển chuyển mạch bằng phần mềm Softswtich. Đối tượng nghiên cứu là
các phần tử mạng trong hệ thống thông tin di động thế hệ thứ 3. Phạm vi nghiên cứu:
trong hệ thống thông tin di động thế hệ 3 đang được triển khai rộng rãi tại Việt Nam

Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
12

  


Luận văn thạc sỹ

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ MẠNG NGN

1.1.Mạng viễn thông hiện tại.

Mạng viễn thông là phương tiện truyền đưa thơng tin từ đầu phát tới đầu thu.
Mạng có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho khách hàng.
Mạng viễn thơng bao gồm các thành phần chính: thiết bị chuyển mạch, thiết bị truyền
dẫn, môi trường truyền và thiết bị đầu cuối.
Thiết bị chuyển mạch :gồm có tổng đài nội hạt và tổng đài quá giang. Các thuê
bao được nối vào tổng đài nội hạt và tổng đài nội hạt được nối vào tổng đài quá giang.
Nhờ các thiết bị chuyển mạch mà đường truyền dẫn được dùng chung và mạng có thể
được sử dụng một cách kinh tế.
Thiết bị truyền dẫn : dùng để nối thiết bị đầu cuối với tổng đài, hay giữa các
tổng đài để thực hiện việc truyền đưa các tín hiệu điện. Thiết bị truyền dẫn chia làm hai
loại: thiết bị truyền dẫn phía thuê bao và thiết bị truyền dẫn cáp quang. Thiết bị truyền
dẫn phía th bao dùng mơi trường thường là cáp kim loại, tuy nhiên có một số trường
hợp mơi trường truyền là cáp quang hoặc vô tuyến.
Môi trường truyền : bao gồm truyền hữu tuyến và vô tuyến. Truyền hữu tuyến
bao gồm cáp kim loại, cáp quang. Truyền vô tuyến bao gồm vi ba, vệ tinh.
Thiết bị đầu cuối cho mạng thoại truyền thống gồm máy điện thoại, máy Fax,
máy tính, tổng đài PABX.

1.1.1.Các đặc điểm của mạng viễn thơng.
Các mạng viễn thơng hiện tại có đặc điểm chung là tồn tại một cách riêng lẻ,
ứng với mỗi loại dịch vụ thơng tin lại có ít nhất một loại mạng viễn thơng riêng biệt để
phục vụ dịch vụ đó.
Xét về góc độ dịch vụ thì gồm các mạng sau: mạng điện thoại cố định, mạng
điện thoại di động và mạng truyền số liệu.

Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
13

  



Luận văn thạc sỹ

Xét về góc độ kỹ thuật bao gồm các mạng chuyển mạch, mạng truyền dẫn,
mạng truy nhập, mạng báo hiệu và mạng đồng bộ.
PSTN (Public Switching Telephone Network) là mạng chuyển mạch thoại
công cộng. PSTN phục vụ thoại và bao gồm hai loại tổng đài: tổng đài nội hạt (cấp 5),
và tổng đài tandem (tổng đài quá giang nội hạt, cấp 4). Tổng đài tandem được nối vào
các tổng đài Toll để giảm mức phân cấp. Phương pháp nâng cấp các tandem là bổ sung
cho mỗi nút một ATM core. Các ATM core sẽ cung cấp dịch vụ băng rộng cho thuê
bao, đồng thời hợp nhất các mạng số liệu hiện nay vào mạng chung ISDN. Các tổng
đài cấp 4 và cấp 5
là các tổng đài loại lớn. Các tổng đài này có kiến trúc tập trung, cấu trúc phần mềm và
phần cứng độc quyền.
ISDN (Integrated Service Digital Network) là mạng số tích hợp dịch vụ.
ISDN cung cấp nhiều loại ứng dụng thoại và phi thoại trong cùng một mạng và xây
dựng giao tiếp người sử dụng - mạng đa dịch vụ bằng một số giới hạn các kết nối
ISDN cung cấp nhiều ứng dụng khác nhau bao gồm các kết nối chuyển mạch và không
chuyển mạch. Các kết nối chuyển mạch của ISDN bao gồm nhiều chuyển mạch thực,
chuyển mạch gói và sự kết hợp của chúng. Các dịch vụ mới phải tương hợp với các kết
nối chuyển mạch số 64 kbit/s. ISDN phải chứa sự thông minh để cung cấp cho các dịch
vụ, bảo dưỡng và các chức năng quản lý mạng, tuy nhiên tính thơng minh này có thể
khơng đủ để cho một vài dịch vụ mới và cần được tăng cường từ mạng hoặc từ sự
thơng minh thích ứng trong các thiết bị đầu cuối của người sử dụng. Sử dụng kiến trúc
phân lớp làm đặc trưng của truy xuất ISDN. Truy xuất của người sử dụng đến nguồn
ISDN có thể khác nhau tùy thuộc vào dịch vụ yêu cầu và tình trạng ISDN của từng
quốc gia.
PSDN (Public Switching Data Network) là mạng chuyển mạch số liệu công
cộng. PSDN chủ yếu cung cấp các dịch vụ số liệu. Mạng PSDN bao gồm các PoP
(Point of Presence) và các thiết bị truy nhập từ xa. Hiện nay PSDN đang phát triển với

tốc độ rất nhanh do sự bùng nổ của dịch vụ Internet và các mạng riêng ảo (Virtual
Private Network).
Mạng di động GSM (Global System for Mobile Telecom) là mạng cung cấp
dịch vụ thoại tương tự như PSTN nhưng qua đường truy nhập vô tuyến. Mạng này
Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
14

  


Luận văn thạc sỹ

chuyển mạch dựa trên công nghệ ghép kênh phân thời gian và công nghệ ghép kênh
phân tần số. Các thành phần cơ bản của mạng này là: BSC (Base Station Controller),
BTS (Base Transfer Station), HLR (Home Location Register), VLR ( Visitor Location
Register) và MS ( Mobile Subscriber).

1.1.2.Những hạn chế của mạng Viễn thông hiện tại.
Như ở trên có rất nhiều loại mạng khác nhau, mỗi mạng lại yêu cầu phương pháp
thiết kế, sản xuất, vận hành, bảo dưỡng khác nhau. Như vậy hệ thống mạng viễn thông
hiện tại có rất nhiều nhược điểm mà quan trọng nhất là:
o Chỉ truyền được các dịch vụ độc lập tương ứng với từng mạng.
o Thiếu mềm dẻo: Sự ra đời của các công nghệ mới ảnh hưởng mạnh mẽ tới tốc
độ truyền tín hiệu. Ngồi ra, sẽ xuất hiện nhiều dịch vụ truyền thông trong
tương lai mà hiện nay chưa dự đốn được, mỗi loại dịch vụ sẽ có tốc độ
truyền khác nhau. Ta dễ dàng nhận thấy mạng hiện tại sẽ rất khó thích nghi
với những địi hỏi này.
o Kém hiệu quả trong việc bảo dưỡng, vận hành cũng như sử dụng tài nguyên.
Tài nguyên sẵn có trong một mạng không thể chia sẻ cho các mạng khác
cùng sử dụng.

Đứng trước tình hình phát triển của mạng viễn thơng hiện nay, các nhà khai thác
viễn thông nhận thấy rằng "sự hội tụ giữa mạng PSTN và mạng PSDN" là chắc chắn
xảy ra. Họ cần có một cơ sở hạ tầng duy nhất cung cấp cho mọi dịch vụ (tương tự - số,
băng hẹp - băng rộng, cơ bản -đa phương tiện,…) để việc quản lý tập trung, giảm chi
phí bảo dưỡng và vận hành, đồng thời hỗ trợ các dịch vụ của mạng hiện nay.

1.2. Mạng Viễn thông thế hệ mới (Next Generation Network)
1.2.1.Định nghĩa.
Cho tới hiện nay, mặc dù các tổ chức viễn thông quốc tế và cung các nhà cung
cấp thiết bị viễn thông trên thế giới đều rất quan tâm và nghiên cứu về chiến lược phát
triển NGN nhưng vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể và chính xác nào cho mạng NGN.
Do đó định nghĩa mạng NGN nêu ra ở đây không thể bao hàm hết mọi chi tiết về mạng
Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
15

  


Luận văn thạc sỹ

thế hệ mới, nhưng nó có thể tương đối là khái niệm chung nhất khi đề cập đến NGN.
Bắt nguồn từ sự phát triển của công nghệ thơng tin, cơng nghệ chuyển mạch gói và
cơng nghệ truyền dẫn băng rộng, mạng thông tin thế hệ mới (NGN) ra đời là mạng có
cơ sở hạ tầng thơng tin duy nhất dựa trên cơng nghệ chuyển mạch gói, triển khai các
dịch vụ một cách đa dạng và nhanh chóng, đáp ứng sự hội tụ giữa thoại và số liệu, giữa
cố định và di động.
Như vậy, có thể xem mạng thơng tin thế hệ mới là sự tích hợp mạng thoại
PSTN, chủ yếu dựa trên kỹ thuật TDM, với mạng chuyển mạch gói, dựa trên kỹ thuật
IP/ATM. Nó có thể truyền tải tất cả các dịch vụ vốn có của PSTN đồng thời cũng có
thể nhập một lượng dữ liệu rất lớn vào mạng IP, nhờ đó có thể giảm nhẹ gánh nặng của

PSTN.
Tuy nhiên, NGN không chỉ đơn thuần là sự hội tụ giữa thoại và dữ liệu mà cịn là sự
hội tụ giữa truyền dẫn quang và cơng nghệ gói, giữa mạng cố định và di động. Vấn đề
chủ đạo ở đây là làm sao có thể tận dụng hết lợi thế đem đến từ quá trình hội tụ này.
Một vấn đề quan trọng khác là sự bùng nổ nhu cầu của người sử dụng cho một khối
lượng lớn dịch vụ và ứng dụng phức tạp bao gồm cả đa phương tiện, phần lớn trong đó
là khơng được trù liệu khi xây dựng các hệ thống mạng hiện nay.

1.2.2.Đặc điểm của mạng NGN.
Mạng NGN có bốn đặc điểm chính:
1. Nền tảng là hệ thống mạng mở.
2. Mạng NGN là do mạng dịch vụ thúc đẩy, nhưng dịch vụ phải thực hiện độc
lập với mạng lưới.
3. Mạng NGN là mạng chuyển mạch gói, dựa trên một giao thức thống nhất.
4. Là mạng có dung lượng ngày càng tăng, có tính thích ứng cũng ngày càng
tăng, có đủ dung lượng để đáp ứng nhu cầu.
Trước hết, do áp dụng cơ cấu mở mà :
-Các khối chức năng của tổng đài truyền thống chia thành các phần tử mạng độc
lập, các phần tử được phân theo chức năng tương ứng, và phát triển một cách độc lập.

Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
16

  


Luận văn thạc sỹ

-Giao diện và giao thức giữa các bộ phận phải dựa trên các tiêu chuẩn tương
ứng.

-Việc phân tách làm cho mạng viễn thơng vốn có dần dần đi theo hướng mới,
nhà kinh doanh có thể căn cứ vào nhu cầu dịch vụ để tự tổ hợp các phần tử khi tổ chức
mạng lưới. Việc tiêu chuẩn hóa giao thức giữa các phần tử có thể thực hiện nối thơng
giữa các mạng có cấu hình khác nhau.
Tiếp đến, mạng NGN là mạng dịch vụ thúc đẩy, với đặc điểm của:
-Chia tách dịch vụ với điều khiển cuộc gọi
-Chia tách cuộc gọi với truyền tải
Mục tiêu chính của chia tách là làm cho dịch vụ thực sự độc lập với mạng, thực
hiện một cách linh hoạt và có hiệu quả việc cung cấp dịch vụ. Thuê bao có thể tự bố trí
và xác định đặc trưng dịch vụ của mình, khơng quan tâm đến mạng truyền tải dịch vụ
và loại hình đầu cuối. Điều đó làm cho việc cung cấp dịch vụ và ứng dụng có tính linh
hoạt cao.
Thứ ba, NGN là mạng chuyển mạch gói, giao thức thống nhất. Mạng thông tin
hiện nay, dù là mạng viễn thông, mạng máy tính hay mạng truyền hình cáp, đều khơng
thể lấy một trong các mạng đó làm nền tảng để xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin.
Nhưng mấy năm gần đây, cùng với sự phát triển của công nghệ IP, người ta mới nhận
thấy rõ ràng là mạng viễn thơng, mạng máy tính và mạng truyền hình cáp cuối cùng rồi
cũng tích hợp trong một mạng IP thống nhất, đó là xu thế lớn mà người ta thường gọi
là "dung hợp ba mạng". Giao thức IP làm cho các dịch vụ lấy IP làm cơ sở đều có thể
thực hiện nối thông các mạng khác nhau; con người lần đầu tiên có được giao thức
thống nhất mà ba mạng lớn đều có thể chấp nhận được; đặt cơ sở vững chắc về mặt kỹ
thuật cho hạ tầng cơ sở thông tin quốc gia (NII).
Giao thức IP thực tế đã trở thành giao thức ứng dụng vạn năng và bắt đầu được
sử dụng làm cơ sở cho các mạng đa dịch vụ, mặc dù hiện tại vẫn còn ở thế bất lợi so
với các chuyển mạch kênh về mặt khả năng hỗ trợ lưu lượng thoại và cung cấp chất
lượng dịch vụ đảm bảo cho số liệu. Tốc độ đổi mới nhanh chóng trong thế giới
Internet, mà nó được tạo điều kiện bởi sự phát triển của các tiêu chuẩn mở sẽ sớm khắc
phục những thiếu sót này.
Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
17


  


Luận văn thạc sỹ

Hình 1.1 Mơ hình mạng thế hệ sau

1.2.3.Những vấn đề cần quan tâm khi phát triển NGN.
Trước hết các nhà cung cấp dịch vụ chính thống phải xem xét cơ sở TDM mà
họ đã lắp đặt và do vậy phải đối đầu với quyết định khó khăn về việc nâng cấp hệ
thống này, nên đầu tư vốn cho thiết bị chuyển mạch kênh và xây dựng một mạng NGN
xếp chồng, hay thậm chí nên thay thế các tổng đài truyền thống bằng những chuyển
mạch công nghệ mới sau này. Họ cũng phải xem xét ảnh hưởng của sự gia tăng lưu
lượng Internet quay số trực tiếp với thời gian giữ máy ngắn hơn nhiều. Để duy trì cạnh
tranh các nhà khai thác này cần tìm ra phương pháp cung cấp các dịch vụ mới cho các
khách hàng của họ trong thời kỳ quá độ trước khi các mạng của họ tiến triển sang NGN
một cách đầy đủ.
Vấn đề lớn nhất cần cân nhắc khi sắp tới cần hỗ trợ dịch vụ thoại qua IP và hàng
loạt các dịch vụ giá trị gia tăng khác là cơ chế "best effort" phân phối các gói tin khơng
cịn đủ đáp ứng nữa. Một thách thức căn bản ở nay là mở rộng mạng IP theo nhiều
hướng, khả năng cung cấp đa dịch vụ trong khi vẫn giữ được ưu thế của mạng IP. Để

Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
18

  


Luận văn thạc sỹ


đảm bảo QoS cần thiết, các nhà khai thác sẽ phải có khả năng cam kết cung cấp các
thỏa thuận về mức dịch vụ (SLA), các yêu cầu về băng tần và các tham số chất lượng.
Một khía cạnh khác bảo đảm chất lượng là quy mơ mạng phải đủ lớn để cung
cấp cho khách hàng nhằm chống lại hiện tượng nghẽn cổ chai trong lưu lượng của
mạng lõi. Một trong những đặc trưng của NGN chính là khả năng tăng số lượng của
các giao diện mở, nhưng điều đó cũng hàm chứa các nguy cơ đe dọa an ninh của mạng.
Do đó, đảm bảo an tồn thơng tin trở thành vấn đề sống cịn của các nhà khai thác
nhằm bảo vệ mạng chống lại sự tấn cơng từ phía các tin tặc. Các cơng cụ an ninh và
mật mã hóa phải ln ln sẵn sàng.
Trong vịng hai thập kỷ vừa qua, công nghệ quang đã chứng minh được là một
phương tiện truyền tải thông tin hiệu quả trên khoảng cách lớn, và hiện nay nó là công
nghệ chủ đạo trong truyền dẫn trên mạng lõi. Với các cải tiến hiện nay, như công nghệ
ghép kênh phân chia theo mật độ bước sóng DWDM, nâng cao đáng kể hiệu quả kinh
tế về truyền tải trên mạng cáp quang. Ngày nay, IP theo dự kiến sẽ trở thành giao diện
hoàn thiện thực sự cho các mạng lõi NGN. Vấn đề quan trọng ở đây là mạng cáp quang
phải tối ưu cho điều khiển lưu lượng IP. Một giải pháp có tính thuyết phục hiện nay là
hội tụ các lớp dữ liệu và các lớp quang trong mạng lõi. Việc hội tụ này mang lại một số
lợi thế như cung cấp các dịch vụ tốc độ cao, bảo vệ dịng thơng tin liên tục cho mạng
quang với chuyển mạch nhãn đa giao thức chung MPLS.
Một vấn đề không kém phần quan trọng là vấn đề về các giải pháp quản lý thích
hợp cho mạng NGN. Trong khi mong muốn xây dựng một mạng quản lý phải làm việc
trong một môi trường đa nhà đầu tư, đa nhà khai thác, đa dịch vụ cịn mang tính logic,
tuy vậy nó vẫn bộc lộ nay là điểm rất cần lưu ý. Mặc dù cịn phải mất nhiều thời gian
và cơng sức trước khi hệ thống quản lý mạng được triển khai, nhưng mục tiêu này vẫn
có giá trị thuyết phục và sẽ mang lại nhiều lợi ích như giảm chi phí khai thác, dịch vụ
đa dạng.
Tất cả những yếu tố trên nay dường như làm cho NGN mang đậm sự phức tạp.
Tuy nhiên nên nhìn mạng NGN trong mạng thơng tin tồn cầu ngày nay, trong đó các
mạng chuyển mạch kênh truyền thống và chuyển mạch gói song song tồn tại, các mạng

di động và cố định không đơn giản trong việc cùng khai thác, và thậm chí các thành
phần mạng khác nhau trên mạng cũng yêu cầu phần quản lý riêng biệt. Trên quan điểm
Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
19

  


Luận văn thạc sỹ

đó, NGN hướng về một cái gì đó hết sức phức tạp, nhưng sẽ cho phép tiết kiệm chi phí
khai thác một cách thích đáng.

1.3. Xu hướng ra đời của công nghệ chuyển mạch mềm.
1.3.1. Sự phát triển của nhu cầu dịch vụ dữ liệu
Sự phát triển của nhu cầu dịch vụ dữ liệu được phản ánh trong sự tăng trưởng
trong băng thông và lưu lượng dữ liệu. Lưu lượng dữ liệu bao gồm dữ liệu thuần tuý
(data) và các loại lưu lượng dạng khác như thông điệp, âm thanh, hình ảnh được truyền
bằng các cơng nghệ dữ liệu (chuyển mạch gói) đang phát triển rất nhanh. Lưu lượng dữ
liệu tăng trưởng cùng với sự phát triển của Internet và các loại dịch vụ trên đó. Đồng
thời là q trình tồn cầu hố diễn ra nhanh chóng làm cho mơi trường kinh doanh,
cùng với đó là mơi trường tính tốn mạng trải rộng ra tất cả các châu lục. Hiện nay các
mạng số liệu và mạng thoại đang song song tồn tại với lưu lượng gần tương đương
nhau. Tuy nhiên mức độ phát triển về lưu lượng của mạng số liệu gấp 10 đến 15 lần so
với mạng thoại. Nguyên nhân không chỉ là do sự bùng nổ các loại hình dịch vụ trên
Internet mà cịn các loại lưu lượng trên mạng chuyển mạch kênh như thoại và fax đang
được truyền ngày càng nhiều trên các mạng dữ liệu. Mạng chuyển mạch gói tồn cầu
dựa trên cơng nghệ TCP/IP vươn tới các thiết bị đầu cuối không chỉ là điện thoại, thiết
bị di động, máy tính cá nhân, các máy trò chơi, thiết bị đo, các máy móc tự động và
hàng loạt các thiết bị khác như máy ảnh, máy quay phim, các thiết bị gia dụng... tạo ra

động lực tăng trưởng to lớn trong nhiều năm tới của lưu lượng dữ liệu gói. Mặc dù
trong một hai năm qua, lĩnh vực công nghệ thông tin đã chịu những suy giảm do sự
phát triển quá mức trước đó.

1.3.2. Những hạn chế của cơng nghệ tổng đài điện tử chuyển mạch kênh
Hiện nay cơ sở hạ tầng chuyển mạch viễn thông công cộng bao gồm rất nhiều mạng,
công nghệ và các hệ thống khác nhau, trong đó hệ thống chuyển mạch kênh sử dụng
công nghệ ghép kênh phân chia theo thời gian (TDM-Time Division Multiplex) đã phát

Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
20

  


Luận văn thạc sỹ

triển khá toàn diện về dung lượng, chất lượng và quy mô mạng lưới. Mạng PSTN ngày
nay nói chung đáp ứng được rất tốt nhu cầu dịch vụ thoại của khách hàng. Tuy nhiên
trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ thoại cịn có nhiều vấn đề chưa được giải quyết một
các thực sự thoả đáng, chưa nói đến những dịch vụ mới khác.
Trong mạng chuyển mạch kênh ngày nay, chỉ có các khách hàng cỡ vừa và lớn
được hưởng lợi từ sự cạnh tranh trong thị trường dịch vụ viễn thơng, họ có thể th
một số luồng E1 để đáp ứng nhu cầu của mình. Các khách hàng doanh nghiệp nhỏ, cỡ
16 line trở xuống được hưởng rất ít ưu đãi. Trong khi đó thị trường các khách hàng nhỏ
mang lại lợi nhuận khá lớn cho các nhà khai thác dịch vụ. Các nhà khai thác vẫn thu
được rất nhiều từ các cuộc gọi nội hạt thời gian ngắn, từ các cuộc gọi đường dài, và từ
các dịch vụ tuỳ chọn khác như Voicemail. Hiện nay, tất cả các dịch vụ thoại nội hạt
đều được cung cấp thông qua các tổng đài nội hạt theo công nghệ chuyển mạch kênh,
đơn giản bởi vì chẳng có giải pháp nào khác. Chính điều này là cản trở đối với sự phát

triển của dịch vụ, bởi những nguyên nhân chính sau đây:

1.3.2.1. Giá thành chuyển mạch của tổng đài nội hạt
Thị trường thiết bị chuyển mạch nội hạt do một số nhà sản xuất lớn kiểm soát và
họ thu lợi nhuận lớn từ thị trường này. Các tổng đài nội hạt của các nhà sản xuất này
được thiết kế để phục vụ hàng chục ngàn, thậm chí hàng trăm ngàn thuê bao. Trong khi
khả năng mở rộng của các chuyển mạch này khơng có gì phải nghi ngờ, nhưng chúng
lại hồn tồn khơng thích hợp để triển khai phục vụ cho vài ngàn người, bởi vì giá
thành thiết bị cao. Mức thấp nhất của một tổng đài nội hạt thường ở khoảng vài triệu
USD, một con số có thể làm nản lòng các nhà cung cấp dịch vụ, buộc họ chỉ dám tham
gia vào các thị trường lớn nhất.
Nếu có những giải pháp cho tổng đài nội hạt chỉ đòi hỏi chi phí thấp hơn nhiều so
với tổng đài chuyển mạch kênh thì tính cạnh tranh trong thị trường này sẽ được kích
thích, người được hưởng lợi tất nhiên sẽ là khách hàng với nhiều sự lựa chọn hơn và
giá cước thấp hơn.

Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
21

  


Luận văn thạc sỹ

1.3.2.2. Khơng có sự phân biệt dịch vụ
Các tổng đài chuyển mạch kênh nội hạt cung cấp cùng một tập tính năng cho các
dịch vụ tuỳ chọn, như đợi cuộc gọi đến, chuyển cuộc gọi, xác định số chủ gọi, hạn chế
cuộc gọi… Hầu hết các dịch vụ này đều đã tồn tại từ nhiều năm qua, các dịch vụ hoàn
toàn mới tương đối hiếm. Thứ nhất bởi vì sẽ rất tốn kém khi phát triển và thử nghiệm
các dịch vụ mới, thứ hai cũng bởi vì tập các dịch vụ hiện có đã bao hàm hầu hết các

khả năng mà một khách hàng có thể thực hiện trên các nút bấm điện thoại của mình.

1.3.2.3. Những giới hạn trong phát triển mạng
Các tổng đài chuyển mạch nội hạt đều sử dụng kỹ thuật chuyển mạch kênh. Trong
hệ thống chuyển mạch, thông tin thoại tồn tại dưới dạng các luồng số 64Kbps, tại các
cổng vào và ra của chuyển mạch, các luồng số 64Kbps này được ghép/tách kênh phân
chia theo thời gian vào các luồng số tốc độ cao. Quá trình định tuyến và điều khiển
cuộc gọi được gắn liền với cơ cấu chuyển mạch.
Những lợi ích về mặt kinh tế của thoại gói đang thúc đẩy sự phát triển của cả
mạng truy nhập và mạng đường trục từ chuyển mạch kênh sang gói. Và bởi vì thoại gói
đang dần được chấp nhận rộng rãi trong cả mạng truy nhập và mạng đường trục, các
tổng đài chuyển mạch kênh nội hạt truyền thống đóng vai trị cầu nối của cả hai mạng
gói này. Việc chuyển đổi gói sang kênh phải được thực hiện tại cả hai đầu vào ra của
chuyển mạch kênh, làm phát sinh những chi phí phụ khơng mong muốn và tăng thêm
trễ truyền dẫn cho thông tin, đặc biệt ảnh hưởng tới những thông tin nhạy cảm với trễ
đường truyền như tín hiệu thoại.
Nếu tồn tại một giải pháp mà trong đó các tổng đài nội hạt có thể cung cấp dịch vụ
thoại và các dịch vụ tuỳ chọn khác ngay trên thiết bị chuyển mạch gói, thì sẽ khơng
phải thực hiện các chuyển đổi không cần thiết nữa. Điều này mang lại lợi ích kép là
làm giảm chi phí và tăng chất lượng dịch vụ (giảm trễ đường truyền), và đó cũng là
một bước quan trọng tiến gần tới cái đích cuối cùng, mạng NGN.

Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
22

  


Luận văn thạc sỹ


Hình 1.2 - Cấu trúc mạng và báo hiệu của mạng PSTN
Mơ hình tổ chức của mạng viễn thông thường thấy hiện nay là: một mạng tổng đài
TDM cấp thấp nhất (lớp 5, tổng đài nội hạt, MSC của mạng di động…) được nối với
nhau bằng một mạng lưới trung kế điểm-điểm khá phức tạp và nối tới tổng đài chuyển
tiếp cấp cao hơn (lớp 3, 4). Khi một cuộc gọi diễn ra giữa hai tổng đài cấp thấp, thông
tin sẽ đi trên trung kế nối trực tiếp giữa hai tổng đài, nếu đường nối trực tiếp đã sử
dụng hết, cuộc gọi có thể được định tuyến thơng qua tổng đài chuyển tiếp. Một số cuộc
gọi (ví dụ như truy nhập hộp thư thoại hay quay số bằng giọng nói...) lại được định
tuyến trực tiếp tới tổng đài chuyển tiếp để sử dụng các tài nguyên tập trung phục vụ
cho các dịch vụ cao cấp. Kiến trúc này đã được sử dụng nhiều năm nay, và cũng đã
được cải tiến rất nhiều nhằm phục vụ các ứng dụng thoại, tuy nhiên vẫn có một số giới
hạn:
o Chi phí điều hành và bảo dưỡng cao, mất thời gian; việc định lại cấu hình và
nâng cấp mạng lưới phải tiến hành liên tục nhằm để tránh bị nghẽn mạng, hơn
nữa luôn phải thiết lập mạng lớn hơn nhu cầu thực tế cho các tổng đài chuyển
tiếp. Ví dụ, khi một tổng đài nội hạt được thêm vào mạng lưới, phải xây dựng
các nhóm trung kế từ tổng đài đó tới tổng đài chuyển tiếp và tới một số tổng đài
nội hạt khác.

Nguyễn Hùng Cường ‐ Khóa 2009                                                                       
23

  


×