Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá chất lượng điện năng trong lưới phân phối

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 102 trang )

..

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------VŨ QUANG ĐĂNG

Vũ Quang Đăng

HỆ THỐNG ĐIỆN

NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐÁNH GIÁ
CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG TRONG LƯỚI PHÂN PHỐI

LUẬN VĂN THẠC SỸ HỆ THỐNG ĐIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
KHÓA 2007-2009

TS. Bạch Quốc Khánh

Hà Nội - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI
--------------------------------------Vũ Quang Đăng

NGHIÊN CỨU CÁC VẤN ĐỀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ĐÁNH GIÁ CHẤT
LƯỢNG ĐIỆN NĂNG TRONG LƯỚI PHÂN PHỐI

Chuyên ngành: Hệ thống điện



LUẬN VĂN THẠC SỸ HỆ THỐNG ĐIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. Bạch Quốc Khánh

Hà Nội - 2010


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG - SỤT ÁP...........................6
1.1. Giới thiệu chung ..............................................................................................................6
1.1.1. Các hiện tượng, biểu hiện liên quan đến chất lượng điện năng...............................7
1.1.2. Các vấn đề, ảnh hưởng của chất lượng điện năng ...................................................7
1.1.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng điện năng.........................................................8
1.1.4. Bảng nội dung thiết kế có xem xét vấn đề chất lượng điện năng .............................8
1.2 Sụt áp và mất điện ............................................................................................................9
1.2.1. Khái niệm chung về sụt áp và mất điện ....................................................................9
Trong lưới điện 3 pha: i) biên độ sụt áp là biên độ thấp nhất trong 3 pha so với điện áp
danh định; ii) thời gian sụt áp là khoảng thời gian sụt áp kéo dài nhất trong 3 pha.........10
1.2.2. Vùng bị ảnh hưởng .................................................................................................12
1.2.3. Các biện pháp ngăn ngừa và loại trừ sự cố sụt áp và mất điện .............................12
1.2.3.1. Áp dụng các phối hợp quá dòng ......................................................................14
1.2.3.2. Lắp đặt cầu chì ................................................................................................15
1.2.3.3. Lắp đặt cầu chì giới hạn dịng điện .................................................................15

1.2.3.4. Bố trí thiết bị tự động đóng lại ........................................................................15
1.2.3.5. Tăng cường phân đoạn....................................................................................16
1.2.3.6. Lắp đặt thêm các thiết bị tự động đóng lại tại các điểm giữa dọc đường dây 16
1.2.3.7. Chỉ ngắt pha bị sự cố thay vì ngắt cả 3 pha ....................................................17
1.2.3.8. Thay đổi đường đặc tính của thiết bị bảo vệ để phù hợp với điều kiện hiện tại
của hệ thống điện..........................................................................................................17
1.3 Kết luận...........................................................................................................................17
CHƯƠNG 2 – SỤT ÁP VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ......................................................18
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy cung cấp điện trong lưới phân phối............................18
2.1.1. Tần suất mất điện trung bình - SAIFI.....................................................................18
2.1.2. Thời gian mất điện trung bình- SAIDI...................................................................18
2.1.3. Tần suất khách hàng bị mất điện trung bình- CAIFI .............................................18
2.1.4. Thời gian trung bình khách hàng bị mất điện- CAIDI ...........................................19
2.1.5. Mức độ sẵn sàng trung bình của hệ thống -ASAI...................................................19
2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sụt áp trong lưới phân phối .........................................................19
2.2.1. SARFI – Tần suất biến thiên điện áp trung bình ...................................................19
2.2.1.1. Chỉ số SARFIx ..................................................................................................20
2.2.1.2. Đường cong SARFI.........................................................................................21
2.2.2. ASIDI – Thời gian mất điện trung bình ..................................................................25
2.3 Kết luận...........................................................................................................................26
CHƯƠNG 3 – MƠ HÌNH TÍNH TỐN SỤT ÁP TRÊN LƯỚI ĐIỆN PHÂN PHỐI ............27
3.1. Thông tin về sụt áp trong lưới điện trong quá khứ ........................................................27
3.2. Mô phỏng phân bố sự cố ...............................................................................................28
3.3. Sơ đồ khối tính toán sụt áp trong lưới phân phối ..........................................................29
3.4 Kết luận...........................................................................................................................30
CHƯƠNG 4 – TÍNH TỐN SỤT ÁP TRÊN LƯỚI PHÂN PHỐI CÓ XÉT ĐẾN TÁC
ĐỘNG CỦA THIẾT BỊ BẢO VỆ............................................................................................31
4.1. Lưới điện nghiên cứu.................................................................................................31
4.2. Thông số vận hành tại chế độ xác lập .......................................................................37
4.3. Sụt áp và chỉ số SARFIX của trạm E17 lưới trung tính cách đất – đặc tính bảo vệ rất

dốc ....................................................................................................................................38
4.3.1. Sụt áp và SARFIx khi xảy ra ngắn mạch tại các MBA phân phối trên lộ 474.......39
4.3.1.1. Sụt áp khi ngắn mạch tại nút 27 ......................................................................39
Trang 3


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

4.3.1.1.1. Ngắn mạch 1 pha tại nút 27 ......................................................................39
4.3.1.1.2. Ngắn mạch 2 pha chạm đất tại nút 27 ......................................................44
2.3.1.1.3. Ngắn mạch 2 pha tại nút 27 .....................................................................48
4.3.1.1.4. Ngắn mạch 3 pha tại nút 27 ......................................................................53
4.3.1.1.5. Tổng hợp sụt áp và SARFIx tại nút 27 .....................................................57
4.3.1.2. Tổng hợp SARFIx của trạm E17 khi xảy ra NM tại MBA phân phối.............58
4.3.2. Sụt áp và chỉ số SARFIx khi xảy ra NM tại các đoạn đường dây trên lộ 474........59
4.3.3. Sụt áp và chỉ số SARFIx của toàn bộ trạm E17 .....................................................61
4.4. Sụt áp và chỉ số SARFIcurve của trạm E17 - lưới trung tính cách đất – đặc tính bảo vệ
rất dốc...............................................................................................................................62
4.4.1. Sụt áp và SARFIcurve của trạm E17 khi NM trên đoạn đường dây 474..............63
4.4.2. Sụt áp và SARFIcurve của trạm E17 khi NM tại MBA phân phối trên đoạn đường
dây 474 .........................................................................................................................70
4.4.3. Sụt áp và chỉ số SARFIcurve của toàn bộ trạm E17 ..........................................71
CHƯƠNG 5 – TÍNH TỐN SỤT ÁP TRONG TOÀN TRẠM E17 KHI XẢY RA NGẮN
MẠCH TRONG LỘ 474 - THAY ĐỔI ĐỘ DỐC ĐƯỜNG ĐẶC TÍNH - THAY ĐỔI
PHƯƠNG THỨC NỐI ĐẤT CỦA MBA ................................................................................73
5.1. Sụt áp và chỉ số SARFIcurve toàn trạm E17 khi thay đổi độ dốc đường đặc tính.....73
5.2. Sụt áp và chỉ số SARFI curve toàn trạm khi lưới điện nối đất trung tính....................75

5.3. Tổng kết và nhận xét..................................................................................................76
Tóm tắt......................................................................................................................................79
Abstract.....................................................................................................................................80
Danh mục tham khảo................................................................................................................81

 

 

 

 

 

 

 

Trang 4


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

 

MỞ ĐẦU

Trong cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, điện
năng chính là một trong các nguồn lực quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này:
Điện – đường – trường – trạm. Xét trên khía cạnh thị trường, điện năng là hàng
hóa mà tồn dân đều có nhu cầu sử dụng và đang sử dụng hàng ngày. Đã là hàng
hóa được mua bán thì cần phải tuân theo và đảm bảo về yêu cầu chất lượng. Tuy
nhiên hiện nay tồn tại nhiều định nghĩa về chất lượng điện năng mà mỗi định
nghĩa này lại được xây dựng theo các tiêu chí khác nhau bởi đối tượng đang
quan tâm đến chất lượng điện năng như: các công ty điện lực, các khách hàng sử
dụng điện, các nhà sản xuất thiết bị,... Như vậy chất lượng điện năng là một vấn
đề hoàn toàn được xem xét hướng theo người “sử dụng cuối cùng”.
Trong bản luận văn này, Chất lượng điện năng sẽ được xem xét theo tiêu
chí “Các vấn về của chất lượng điện năng”: “Bất cứ một vấn đề về điện năng
được biểu thị qua các sai lệch của điện áp, dòng điện hoặc tần số đều dẫn đến
thiết bị sử dụng điện của khách hàng sẽ bị hỏng hóc hoặc hoạt động khơng chính
xác” [4].
Để hồn thành luận văn này, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sự hướng dẫn, chỉ
bảo tận tình của thầy giáo TS. Bạch Quốc Khánh và các thầy cô trong bộ môn
Hệ thống điện – Khoa Điện – Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi và có những đóng góp quý báu.
Do thời gian có hạn, vấn đề nghiên cứu cịn là mới tại Việt Nam, chắc chắn luận
văn cịn nhiều thiếu sót, hạn chế. Tác giả mong nhận được sự góp ý của các thầy
cô, bạn bè để hướng nghiên cứu sau này được tốt hơn.
Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 5


Trường đại học BKHN


Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

 

CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG - SỤT ÁP
1.1. Giới thiệu chung
Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay, điện
năng chính là một trong các nguồn lực quan trọng để thực hiện nhiệm vụ này:
Điện – đường – trường – trạm. Xét trên khía cạnh thị trường, điện năng là hàng
hóa mà tồn dân đều có nhu cầu sử dụng và đang sử dụng hàng ngày. Đã là hàng
hóa được mua bán thì cần phải tuân theo và đảm bảo về yêu cầu chất lượng. Tuy
nhiên hiện nay tồn tại nhiều định nghĩa về chất lượng điện năng mà mỗi định
nghĩa này lại được xây dựng theo các tiêu chí khác nhau bởi đối tượng đang
quan tâm đến chất lượng điện năng như: các công ty điện lực, các khách hàng sử
dụng điện, các nhà sản xuất thiết bị,... Như vậy chất lượng điện năng là một vấn
đề hoàn toàn được xem xét hướng theo người “sử dụng cuối cùng”.
Tại Việt Nam, chất lượng điện năng đã được luật hóa trong Điều 26 của
Luật điện lực như sau: “Đơn vị phát điện, truyền tải điện, phân phối điện phải
bảo đảm điện áp, tần số dòng điện phù hợp với Tiêu chuẩn Việt Nam, công suất,
điện năng và thời gian cung cấp điện theo hợp đồng. Trường hợp không bảo
đảm tiêu chuẩn điện áp, tần số dịng điện, cơng suất, điện năng và thời gian cung
cấp điện theo hợp đồng đã ký mà gây thiệt hại cho bên mua điện thì bên bán
điện phải bồi thường cho bên mua điện theo quy định của pháp luật. Bên mua
điện có trách nhiệm bảo đảm các trang thiết bị sử dụng điện của mình hoạt động
an tồn để khơng gây ra sự cố cho hệ thống điện, không làm ảnh hưởng đến chất
lượng điện áp của lưới điện” [1]. Quy đinh này có thể được hiểu như sau: “Độ
sai lệch cho phép đối với điện áp, tần số dịng điện danh định, sóng hài và thời
gian có điện được gọi là chất lượng điện năng”. Điện năng sử dụng trong sản
xuất, sinh hoạt nói chung đòi hỏi phải đáp ứng độ sai lệch cho phép đối với điện

áp, tần số dòng điện. Chất lượng điện năng không những phụ thuộc vào công
nghệ phát điện (như hệ số công suất và khả năng phát công suất phản kháng, số
Trang 6


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

cực và tính năng, kích thích của máy phát điện), truyền tải điện (như tiết diện
dây dẫn, chiều dài tải điện, công suất máy biến áp, bù công suất phản kháng) mà
còn phụ thuộc vào thiết bị sử dụng điện (như luyện thép bằng lò điện, loại động
cơ chạy bằng điện,…) [1].
Trong bản luận văn này, Chất lượng điện năng sẽ được xem xét theo tiêu
chí “Các vấn về của chất lượng điện năng”: “Bất cứ một vấn đề về điện năng
được biểu thị qua các sai lệch của điện áp, dòng điện hoặc tần số đều dẫn đến
thiết bị sử dụng điện của khách hàng sẽ bị hỏng hóc hoặc hoạt động khơng chính
xác” [4].
1.1.1. Các hiện tượng, biểu hiện liên quan đến chất lượng điện năng
Chất lượng điện năng sẽ được biểu thị bằng các hiện tượng khác nhau.
Sau đây là các biểu hiện chính: i) Sóng hài; ii) Mất điện thời gian ngắn (<1
phút); iii) Mất điện thời gian dài (>1 phút); iv) Sóng sụt điện áp và sóng tăng
điện áp; v) Quá độ điện áp, quá áp (đóng cắt, sét); vi) Chập chờn; vii) Mất cân
bằng điện áp; viii) Giá trị/biên độ điện áp (thấp áp và tăng áp lâu dài)); ix) Nối
đất và tương thích điện từ.
Trong phần nghiên cứu này sẽ tập trung vào hai biểu hiện chính quan
trọng nhất của chất lượng điện năng là sụt áp và mất điện.
1.1.2. Các vấn đề, ảnh hưởng của chất lượng điện năng
Khi chất lượng điện năng khơng được đảm bảo thì sẽ gây ra các mức độ

ảnh hưởng khác nhau đối với các khách hàng sử dụng điện. Trong đó có một số
loại ảnh hưởng chính sau đây: i) Cắt nhầm máy cắt và thiết bị bảo vệ theo dịng
rị; ii) Tắt máy tính; iii) Gây hỏng máy tính và các thiết bị điện tử; iv) Mất dữ
liệu; v) Chập chờn, nhấp nháy hoặc mờ ánh sáng; vi) Mất đồng bộ các thiết bị
xử lý; vii) Gây ra sự cố cho các động cơ và các thiết bị quá trình; viii) Hỏng cho
các động cơ và các thiết bị quá trình; ix) Nhiễu âm các đường dây thông tin; x)
Các rơ le và các công tắc tơ tác động nhầm; xi) Phát nóng MBA và dây cáp.
Trang 7


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

1.1.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng điện năng
Để nâng cao chất lượng điện năng có nhiều biện pháp khác nhau. Mỗi
biện pháp có những ưu nhược điểm khác nhau và cũng phù hợp với từng khách
hàng, thiết bị điện. Trong một nghiên cứu của Viện Đồng Châu Âu (European
Copper Institute) tại 1.400 địa điểm trên 8 quốc gia cho thấy rằng có trên 50%
khách hàng sử dụng điện đã áp dụng 3 biện pháp: bảo vệ xung tăng áp, bộ lưu
điện (UPS) và đo lường giá trị hiệu dụng. Từ đó có thể nhận định rằng đây chính
là 3 biện pháp hữu hiệu tại Châu Âu để nâng cao chất lượng điện năng.
Bảo vệ xung tăng áp
Bộ lưu điện (UPS)
Đo lường giá trị
hiệu dụng
Giảm số lượng TBĐ
Các mạch điện
chuyên dụng

Mắc lại đường
dây điện
Hệ thống nối đất dạng
mắt lưới
Bộ lọc thụ động
Bộ lọc điều chỉnh tích
cực
Dây trung tính và dây nối
đất riêng biệt
Dây trung tính có kích
thước bằng dây pha

Hình 1.1 – Các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng điện áp

1.1.4. Bảng nội dung thiết kế có xem xét vấn đề chất lượng điện năng
Như đã trình bày ở trên để có được chất lượng điện năng tốt thì chúng ta
cần phải xem xét ngay từ khâu thiết kế ban đầu. Nhờ đó sẽ tránh được phải tiến
hành sửa chữa, nâng cấp, cải tạo, thay đổi thiết kế sau này vừa tốn kém hiệu quả
lại không cao. Sau đây là bảng khuyến nghị các khía cạnh mà cán bộ thiết kế
cần lưu tâm khi thiết kế hệ thống điện để đảm bảo chất lượng điện năng [6]:

 
Trang 8


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối


Bảng 1.1 – Các nội dung thiết kế xét yếu tố chất lượng điện năng

1.2 Sụt áp và mất điện
1.2.1. Khái niệm chung về sụt áp và mất điện
Hai hiện tượng điển hình, phổ biến liên quan đến chất lượng điện năng là
sụt áp và mất điện, do các sự cố trong hệ thống điện và các hoạt động đóng cắt
để cách ly vùng sự cố. Biểu hiện của chính của sụt áp và mất điện là biên độ
điện áp nằm ngồi dải điện áp làm việc bình thường [4].
Sụt áp (voltage sag) là hiện tượng có biên độ điện áp hay dòng điện ở tần
số định mức giảm về giá trị hiệu dụng (rms) trong khoảng thời gian từ 0,5 chu kì
đến 1 phút. Hai đặc tính đặc trưng của sụt áp chính là biên độ sụt áp và khoảng
thời gian sụt áp.
Biên độ sụt áp là giá trị hiệu dụng (rms) của điện áp khi xảy ra sụt áp
được tính bằng phần trăm của điện áp danh định. Ví dụ nói sụt áp 75% tại lưới
điện 35 kV tức điện áp khi xảy ra sụt áp còn 26,25 kV.
Thời gian sụt áp là khoảng thời gian mà biên độ điện áp giảm xuống thấp
hơn điện áp ngưỡng bằng 90% điện áp danh định.

Trang 9


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

Trong lưới điện 3 pha: i) biên độ sụt áp là biên độ thấp nhất trong 3 pha so
với điện áp danh định; ii) thời gian sụt áp là khoảng thời gian sụt áp kéo
dài nhất trong 3 pha.      


Hình 1.2 – Sụt áp của hệ thống điện mạch kép khi Hình 1.3 – Biểu diễn quá trình sụt áp đến
một mạch bị ngắn mạch

khi loại trừ được sự cố

Như thể hiện trên hình minh họa sụt áp của một mạch kép khi một mạch
bị sự cố, quá trình sụt áp chỉ diễn ra trong 0,05 giây với điện áp vượt ra ngồi
dải làm việc bình thường và biên độ điện áp thấp nhất chỉ bằng 65,8% điện áp
định mức. Hình 1.3 mơ tả q trình từ khi lưới điện đang hoạt động bình thường
đến khi mất điện khi xảy ra ngắn mạch. Lưới điện sẽ bị mất điện tạm thời trong
khoảng thời gian 4,983 giây và biên độ điện áp thấp nhất chỉ bằng 8,72% điện
áp định mức. Sau khi sự cố bị loại trừ, điện áp nằm trong dải hoạt động cho
phép. Như vậy có thể thấy rằng trong cả hai trường hợp biện độ điện áp đều bị
thấp hơn nhiều điện áp định mức tức chất lượng điện năng không được đảm bảo
và các thiết bị điện hoạt động thiếu chính xác.
Sụt áp tức thời diễn ra trong thời gian ngắn (0,01-3 giây) do các sự cố hệ
thống điện và các phụ tải lớn khởi động. Sụt áp chỉ là hiện tượng biên độ điện áp
nằm ngoài dải cho phép chứ không phải biên độ điện áp giảm về khơng (zero).
Sụt áp thống qua diễn ra trong 3-5 giây. Sụt áp tạm thời diễn ra trong 5 giây 1,0 phút do các hoạt động của Công ty điện lực xử lý các sự cố thoảng qua trong

Trang 10


Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

Trường đại học BKHN

hệ thống điện. Mất điện lâu dài là mất điện kéo dài quá 1 phút và do các sự cố
duy trì gây ra.

Điện áp
Vùng cấp điện danh định
Vùng hoạt động bình

90%-100%
80%-90%
70%-80%
60%-70%
50%-60%
40%-50%
30%-40%
20%-30%
10%-20%
0%-10%

V80-90%
V70-80%
V60-70%
V40-50%
V30-40%
V20-30%
V10-20%
V<10%

0,01 s

Mất điện ngắn hạn
5,0 s

3,0 s

Sụt áp tức thời

Sụt áp thoáng qua

60 s
Sụt áp tạm thời

Thời gian

Mất điện lâu dài

Hình 1.4 – Mười dải sụt áp phân chia theo biên độ sụt áp

Sụt áp được chia thành 10 vùng theo biên độ điện áp gồm có 8 vùng “sụt
áp” bắt đầu từ dải 10-20% đến 80-90%
và 2 vùng biên là 0-10% mất điện ngắn
hạn và 90-100% vùng cấp điện danh
định [5].
Sau khi nghiên cứu tại một cơ sở

Lưới điện
nội bộ
23%

Nguyên nhân gây sụt áp và mất điện

Mạch son
song
46%


%
điệ
n
áp

sản xuất cơng nghiệp thì thấy rằng có 3
nguồn chính gây sụt áp là: sự cố trong
mạch song song (46%), lưới điện

Lưới
truyền tải
31%

truyền tải (31%) và lưới điện nội bộ
của chính cơ sở sản xuất đó (23%).
Hình 1.5 – Các nguồn gây sụt áp và mất điện

Để có thể khai thác hiệu quả thiết bị
điện trong điều kiện cung cấp điện hiện
tại của khách hàng thì cần phải có
thơng tin đầy đủ về sụt áp. Khi đó sẽ
giúp cho vận hành thiết bị tối ưu nhờ
hợp lý hóa giữa đặc tính hệ thống cung cấp điện và hoạt động của thiết bị.
Hình1.6 – Đường cong chịu đựng sụt áp của thiết bị điện
Trang 11


Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối


Trường đại học BKHN

Đầu tiên sẽ tìm hiểu về số lượng và đặc điểm của sụt áp sinh ra do các sự cố
lưới điện truyền tải và lưới điện phân phối; sau đó nghiên cứu phản ứng của thiết
bị trước hiện tượng sụt áp (xem hình vẽ minh họa) để từ đó xác định các thao tác
vận hành thiết bị phù hợp với sự cố sụt áp; từ kết quả phân tích ở trên sẽ giúp
các khách hàng tìm ra được các giải pháp khác nhau nhằm nâng cao hoạt động
hoặc các phương án mua điện từ các nhà cung cấp điện khác (ít bị sụt áp hơn)
hoặc cải tiến chính hệ thống điện của khách hàng (giúp chống chọi sự cố tốt
hơn).
Độ nhạy của thiết bị bởi sự cố sụt điện áp rất khác nhau và phụ thuộc vào
đặc tính của từng loại phụ tải, chế độ điều khiển và phạm vi ứng dụng của thiết
bị. Độ nhạy của thiết bị ảnh hưởng bởi biên độ lẫn và/hoặc thời gian sụt áp.
1.2.2. Vùng bị ảnh hưởng
Vùng bị ảnh hưởng bởi sụt áp
và mất điện là phần lưới điện phân
bố theo vùng không gian địa lý có
điện áp nằm ngồi dải hoạt động bình
thường. Trong vùng này các thiết bị
hoạt động thiếu chính xác, gây ảnh
hưởng đến thiết bị điện. Vùng sự cố được tính theo đơn vị độ dài (km).
Hình 1.7 – Vùng bị ảnh hưởng của sụt áp và mất điện

1.2.3. Các biện pháp ngăn ngừa và loại trừ sự cố sụt áp và mất điện
Có nhiều biện pháp được các công ty điện lực, người sử dụng cuối cùng và
nhà sản xuất thiết bị thực hiện để giảm số lần và giảm bớt cường độ sụt áp của
các lần sụt áp và giảm bớt tính nhạy cảm của thiết bị trước hiện tượng sụt áp.
Biện pháp ít tốn kém nhất chính là các biện pháp được thực hiện ở cấp điện áp
thấp nhất và gần phụ tải.
Thủ tục đánh giá tính kinh tế để tìm ra phương án tối ưu để giải quyết sụt áp

gồm các bước sau:
ƒ Mô tả đặc tính chất lượng điện năng của hệ thống điện
ƒ Dự toán các phương án khác nhau để cải thiện chất lượng điện năng
Trang 12


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

ƒ Mô tả các giải pháp thay thế bao gồm các loại chi phí và tính hiệu quả của
từng phương án
ƒ Thực hiện phân tích so sánh kinh tế của các phương án
Trong các phương án thay thế cần xem xét cả chi phí đầu tư, vận hành và bảo
dưỡng và thanh lý các đồ khơng sử dụng, chi phí về đất đai và thuế, chi phí hoạt
động hàng năm. Sau đây là ví dụ về chi phí đầu tư và suất chi phí O&M để khắc
phục sụt áp [4].
Bảng 1.2 – Chi phí đầu tư và suất chi phí O&M khắc phục sự cố sụt áp
STT

I

Phương án thay thế

Chi phí
đầu tư

Chi phí vận
hành và bảo

dưỡng hàng
năm (O&M)
(% chi phí đầu
tư)

Bảo vệ - điều khiển (<5 kVA)

1.1

CTV-Bộ ổn áp

$1000/kVA

10%

1.2

Bộ lưu điện (UPS)

$500/kVA

25%

1.3

Thiết bị hiệu hỉnh sụt áp động

$250/kVA

5%


II

Bảo vệ các thiết bị (10-300 kVA)

2.1

Bộ lưu điện (UPS)

$500/kVA

15%

2.2

Bánh đà (flywheel)

$500/kVA

7%

2.3

Thiết bị điều chỉnh sụt áp động

$200/kVA

5%

III


Bảo vệ nhà máy (2-10 MVA)

3.1

Bộ lưu điện (UPS)

$500/kVA

15%

3.2

Bánh đà (flywheel)

$500/kVA

5%

3.3

Thiết bị phục hồi điện áp động (DVR)

$300/kVA

5%

IV

Bộ chuyển đổi tĩnh (10 MVA)


$600.000

5%

V

Bộ chuyển đổi nhanh (10 MVA)

$150.000

5%

Trang 13


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

Các cơng ty điện lực có hai biện pháp cơ bản để giảm số lượng sự cố và
tính nghiêm trọng của sự cố sụt áp gây ảnh hưởng đến hệ thống điện: i) Ngăn
ngừa các sự cố; ii) Cải tiến các biện pháp loại trừ sự cố. Các công ty điện lực sẽ
thu được nhiều lợi ích từ việc ngăn ngừa sự cố: giúp cho khách hàng hài lòng
mà còn ngăn ngừa các hư hỏng lớn đối với các thiết bị. Các hoạt động ngăn
ngừa sự cố gồm có: chặt cây gần đường dây truyền tải điện, đặt thêm các chống
sét đường dây, vệ sinh cách điện, bố trí các hàng rào ngăn ngừa động vật. Tại
lưới truyền tải cần tính tốn nối đất cột điện để giải phóng năng lượng sét càng
nhanh càng tốt. Tại khu vực cây cối rậm rạp cần quan tâm kế hoạch chặt cây

hợp lý. Các biện pháp loại trừ sự cố bổ sung gồm có lắp đặt thêm các thiết bị
đóng lại đường dây, cắt nhanh sự cố, cải tiến thiết kế các xuất tuyến, nhờ đó có
thể giảm số lần và/hoặc thời gian mất điện tạm thời và sụt áp. Tuy nhiên không
thể loại trừ hoàn toàn sự cố.
Các biện pháp loại trừ sự cố gồm có:
1.2.3.1. Áp dụng các phối hợp quá dịng
Ngun tắc phối hợp cần phải tối thiểu hóa tình trạng mất điện và phục hồi cung
cấp điện. Khi đó yêu cầu cần giảm thiểu phụ tải. Tuy nhiên kèm theo là một số
biện pháp khác từ công ty điện lực để đảm bảo chất lượng điện năng thay vì tác
động vào phụ tải để loại trừ sự cố.
Có hai loại sự cố chính sau đây:
ƒ Sự cố thoảng qua: Như là lớp cách điện đường dây trên không bị đánh
thủng. Việc cấp điện sẽ được tiếp tục khi phóng điện hồ quang và thiết bị
đóng cắt tự động sẽ tác động trong vài giây. Một số sự cố thoảng qua sẽ tự
loại trừ sự cố
ƒ Sự cố lâu dài: Khách hàng có thể bị mất điện trong vịng vài phút đến
hàng giờ.
Với các hệ thống phân phối hình tia sẽ giúp cho chỉ mất điện một mạch khi thao
tác loại trừ sự cố. Với các sự cố lâu dài thì các thiết bị sẽ phân đoạn xuất tuyến
Trang 14


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

bị sự cố. Khi đó khu vực sự cố sẽ bị cách ly còn khu vực khác sẽ vẫn được cấp
điện. Đây chính là sự phối hợp các thiết bị bảo vệ quá dòng.
Các thiết bị bảo vệ quá dòng trên một xuất tuyến gồm có:

ƒ Máy cắt xuất tuyến tại trạm biến áp: có khả năng cắt dịng 40 kA và được
cấp tín hiệu điều khiển từ nhiều rơ le. Khi dịng sự cố nhỏ hơn 20 kA thì
thiết bị tự động đóng lại sẽ tác động.
ƒ Thiết bị đóng lại đường dây bố trí tại cột giữa chiều dài tuyến: hoạt động
bằng cơ chế thủy lực hoặc điện tử
ƒ Cầu chì đặt tại điểm cuối của các xuất tuyến chính
1.2.3.2. Lắp đặt cầu chì
Thiết bị bảo vệ q dịng cơ bản nhất trong hệ thống điện chính là cầu chì: khá
rẻ tiền và khơng cần bảo dưỡng. Chúng được sử dụng rất rộng rãi trong lưới
phân phối để bảo vệ các máy biến áp riêng lẻ và các đường nhánh.
Nhiệm vụ cơ bản nhất của cầu chì là tác động khi có các sự cố lâu dài và cách ly
khu vực sự cố. Khi phát hiện quá dòng, thành phần cầu chì thường được làm từ
kim loại như thiếc hay bạc sẽ tan chảy do dòng hồ quang khi đó sẽ loại trừ dịng
sự cố.
Có 2 loại cơng nghệ cơ bản của cầu chì trong hệ thống điện là: Cầu chì nổ và
Cầu chì giới hạn dịng điện.
1.2.3.3. Lắp đặt cầu chì giới hạn dịng điện
Cầu chì giới hạn dòng điện thường được sử dụng để các khu vực có sự cố có
cường độ dịng điện lớn, có thể gây hư hỏng nghiêm trọng (2.000-3.000 A). Cầu
chì này sẽ được lắp đặt tại nhánh cuối, nơi có khả năng có dịng sự cố lớn gần
các trạm biến áp để giúp giảm số lượng các lần sụt áp gây ảnh hưởng đến các
q trình cơng nghiệp.
1.2.3.4. Bố trí thiết bị tự động đóng lại
Bởi vì hầu hết các sự cố trên đường dây trên không đều là sự cố thống qua cho
nên điện năng có thể sẽ lại đươc tiếp tục cung cấp chỉ sau vài chu kỳ dòng điện
Trang 15


Trường đại học BKHN


Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

bị gián đoạn. Hều hết các máy cắt đều được thiết kế để tự đóng lại nhanh nhất
cũng phải sau 2 đến 3 lần thao tác (nếu cần thiết). Như thế cần nhiều thao tác
phức tạp mới thực hiện được đóng lại. Do đó ở trong lưới phân phối người ta
thiết kế một loại máy cắt đặc biệt vừa có khả năng loại trừ sự cố vừa có khả
năng đóng lại nhanh lại gọi là: Thiết bị tự động đóng lại. Loại cách điện của
thiết bị đóng lại thường là dầu hoặc khí SF6.
Thiết bị đóng lại thường được lắp đặt tại các xuất tuyến phân phối và đôi khi là
ở các trạm biến áp nơi thường hay có sự cố thoảng qua.
Thiết bị tự động đóng lại thường có những khoảng vượt đóng lại giữa các thao
tác. Hiện nay có các thiết bị đóng lại ngay lập tức chỉ trong vịng 12-30 chu kỳ
(0,2-0,5 giây). Nhờ đó có thể giảm thời gian mất điện và nâng cao chất lượng
điện năng.
1.2.3.5. Tăng cường phân đoạn
Để tăng cường cấp điện sẽ sử dụng mạch điện hình tia sau trạm biến áp trung
gian. Lắp đặt các cầu chì 1 pha và 3 pha tại các mạch nhánh. Hoặc sẽ bố trí một
bộ thiết bị tự động đóng lại để phân đoạn thanh cái như hình vẽ sau:

Hình1.8 – Mạch điện hình tia sử dụng các
cầu chì tại các mạnh nhánh

Hình1.9 – Phân đoạn thanh cái bằng thiết bị
tự động đóng lại

1.2.3.6. Lắp đặt thêm các thiết bị tự động đóng lại tại các điểm giữa dọc
đường dây
Thực tế cho thấy các công ty điện lực thường ưu tiên biện pháp lắp đặt thiết bị
tự động đóng lại trên đường dây để giảm bớt số lượng khách hàng mất điện thay

vì để các máy cắt tác động
Trang 16


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

1.2.3.7. Chỉ ngắt pha bị sự cố thay vì ngắt cả 3 pha
Hầu hết các thiết bị đóng cắt và thiết bị tự động đóng lại là thiết bị 3 pha. Tuy
nhiên nếu như trong mạch có nhiều phụ tải một pha có thể khuyến nghị xem xét
phương án lắp đặt thiết bị tự động đóng lại 1 pha để chỉ ngắt pha bị sự cố nhằm
giảm thiểu số lượng khách hàng bị mất điện.
1.2.3.8. Thay đổi đường đặc tính của thiết bị bảo vệ để phù hợp với điều
kiện hiện tại của hệ thống điện
Do điều kiện làm việc của lưới điện sẽ thay đổi theo thời gian hoạt động nên cần
thiết điều chỉnh /thay đổi đường đặc tính của thiết bị bảo vệ giúp bảo vệ quá
dòng tốt hơn.
1.3 Kết luận
Ngày nay chất lượng điện năng ngày càng được các công ty điện lực và/hoặc
khách hàng sử dụng điện quan tâm và áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao
chất lượng điện năng. Trong đó hai hiện tượng sụt áp và mất điện được chú ý
nhiều do chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động và tuổi thọ của
thiết bị điện. Chương 1 chủ yếu tập trung giới thiệu chung về định nghĩa, khái
niệm, biểu hiện và các biện pháp nhằm giảm thiểu sự cố sụt áp. Chương 2 sẽ
nghiên cứu sâu về các chỉ tiêu đánh giá chất lượng điện năng trong lưới phân
phối hiện nay đang được hầu hết các quốc gia trên thế giới sử dụng.

 


 

Trang 17


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

CHƯƠNG 2 – SỤT ÁP VÀ CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ
2.1. Các chỉ tiêu đánh giá độ tin cậy cung cấp điện trong lưới phân
phối
Để đánh giá độ tin cậy cung cấp điện trong các lưới điện phân phối người
ta thường sử dụng các chỉ tiêu SAIFI, SAIDI, CAIFI, CAIDI, ASAI. Trong đó
chỉ số tiêu SARFI và ASIDI đang được sử dụng tại nhiều quốc gia lớn tại Châu
Âu: Anh, Hungary, Ý, Na Uy, Séc, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Pháp, Lithuania, Thụy
Điển, Estonia, Ireland, Đức, Hà Lan.

Hình 2.1 – Đường cong SAIFI tại Châu Âu

2.1.1. Tần suất mất điện trung bình - SAIFI
Chỉ tiêu SAIFI biểu thị tần suất mất điện trung bình của hệ thống điện.
(Số lượng khách hàng bị mất điện)x(Số lần mất điện)
SAIFI=
Tổng số lượng khách hàng
Theo Tiêu chuẩn IEEE 1366-1998, tại Bắc Mỹ mỗi khách hàng sẽ bị mất điện
khoảng 1,10 lần [7].
 2.1.2. Thời gian mất điện trung bình- SAIDI

Chỉ tiêu SAIDI biểu thị thời gian mất điện trung bình của hệ thống điện.
(Số lượng khách hàng bị mất điện)x(Thời gian mất điện)
SAIDI=
Tổng số lượng khách hàng
Theo Tiêu chuẩn IEEE 1366-1998, tại Bắc Mỹ SAIDI =1,50 giờ.
2.1.3. Tần suất khách hàng bị mất điện trung bình- CAIFI
Chỉ tiêu CAIFI biểu thị tần suất khách hàng bị mất điện trung bình của hệ thống
điện.
Trang 18


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

Số lượng khách hàng bị mất điện
Tổng số lượng khách hàng bị ảnh hưởng
2.1.4. Thời gian trung bình khách hàng bị mất điện- CAIDI
Chỉ tiêu CAIDI biểu thị thời gian trung bình khách hàng bị mất điện của hệ
thống điện.
∑ Tổng thời gian khách hàng bị mất điện
CAIFI=
Tổng số lượng khách hàng bị mất điện
Theo Tiêu chuẩn IEEE 1366-1998, tại Bắc Mỹ SAIDI =1,36 giờ
CAIFI=

2.1.5. Mức độ sẵn sàng trung bình của hệ thống -ASAI
Chỉ tiêu ASAI biểu thị thời gian sẵn sàng phục vụ khách hàng trên tổng thời
gian khách hàng có nhu cầu phục vụ (thường tính trong 1 năm là 8760 giờ).

∑ Tổng thời gian sẵn sàng phục vụ khách hàng
CAIFI= Tổng thời gian khách hàng có nhu cầu phục vụ
Ghi chú: Giá trị mong muốn của các chỉ tiêu:
Chỉ tiêu
Giá trị mong muốn
SAIFI
1,0
SAIDI
1,0-1,5 giờ
CAIDI
1,0-1,5 giờ
ASAI
0,99983
 2.2. Các chỉ tiêu đánh giá sụt áp trong lưới phân phối
2.2.1. SARFI – Tần suất biến thiên điện áp trung bình
Chỉ số SARFI biểu thị số lượng sự kiện (sụt áp, mất điện ngắn hạn,…) mà mỗi
khách hàng sử dụng điện gặp phải trong một đơn vị thời gian (thường tính trong
1 năm) [8].
 
ns

SARFI =

∑N
i =1

i

NT


Trong đó:
- ns: số lượng sự kiện
- Ni: số lượng khách hàng bị ảnh hưởng trong sự kiện thứ i
- NT: số lượng khách hàng trong khu vực tính tốn
Chỉ số SARFI có thế được tính tốn cho từng nút hoặc cho cả hệ thống:
SARFI(j) tính tốn cho nút thứ (j) cịn SARFI tính tốn cho toàn hệ thống.
nn

SARFI =

∑ N .SARFI
i =1

j

( j)

NT
Trang 19


Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

Trường đại học BKHN

Trong đó:
- nn: số lượng nút trong hệ thống
- Nj: số lượng khách hàng được cấp điện từ nút j
- SARFI(j): tính tốn cho nút thứ (j)

- NT: số lượng khách hàng trong tồn hệ thống
Có hai dạng thể hiện SARFI là chỉ số SARFIx và đường cong SARFI.
2.2.1.1. Chỉ số SARFIx
Chỉ số SARFIx tính trong 1 khoảng thời gian cho biết số lượng sự kiện sụt áp
diễn ra trong khoảng thời gian nửa chu kì đến 1 phút khi điện áp dao động vượt
qua (lớn hơn hoặc thấp hơn) ngưỡng điện áp x (tính bằng % điện áp định mức).
Ví dụ: SARFI90: ứng với trường hợp điện áp dao động thấp hơn ngưỡng 90%
điện áp định mức. SARFI110: ứng với trường hợp điện áp dao động cao hơn
ngưỡng 110% điện áp định mức.
Luận văn xét chỉ tiêu SARFI ix theo hiện tượng sụt giảm điện áp ngắn hạn tại
từng vị trí trong lưới điện và được tính theo cơng thức:
SARFI xi =

Ni
∑ Ni

Trong đó:
- SARFI ix: là chỉ số sụt giảm điện áp xuống dưới ngưỡng điện áp x tại nút
i trong lưới điện đang xét.
- x: là giá trị điện áp ngưỡng, theo đơn vị tương đối, x nằm trong khoảng
từ 10 ÷ 90 % điện áp định mức.
- Ni: tần suất điện áp sụt giảm xuống dưới x%giá trị điện áp định mức tại
nút i.
Chỉ tiêu đánh giá sụt giảm điện áp ngắn hạn của hệ thống SARFIx trong phần
lớn các trường hợp được tính tốn như giá trị trung bình của từng vị trí trong
tồn bộ vị trí theo dõi, được tính theo cơng thức:
1

N


SARFIx = N ∑ SARFI x
i =1
i

Trong đó N là số nút trong lưới điện đang xét.

 
Trang 20


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

2.2.1.2. Đường cong SARFI
Chỉ số SARFIx đặc trưng cho một ngưỡng
điện áp nhất định thì đường cong SARFI
với mỗi lần sụt áp thì cặp thơng số biên độ
sụt áp và thời gian sụt áp có nằm ngồi
đường cong chịu đựng của thiết bị khơng.
Nếu cặp thơng số nằm ngồi đường cong
chịu đựng thì thiết bị có thể sẽ bị ảnh
hưởng tiêu cực. Khi xảy ra sự cố, nếu năng lượng cấp cho thiết bị thiếu hụt so
với nhu cầu thì sẽ xảy ra sụt áp.
Hình 2.2 – Đường cong CBEMA

Dựa vào đường cong chịu đựng điện áp người ta xây dựng lên 3 đường cong
CBEMA, ITIC và SEMI.
Đường cong CBEMA thể hiện khả năng chịu

đựng của máy tính xét riêng về biên độ và
thời gian biến thiên điện áp. Đường cong
CBEMA do được phát triển bởi Hiệp hội sản
xuất và kinh doanh máy tính vào năm 1977.
Đường cong CBEMA yêu cầu điện áp phục
hồi 90% sau 1 phút.
Đường cong ITIC thể hiện khả năng chịu
đựng của máy tính nối với nguồn điện 120 V
xét riêng về biên độ và thời gian biến thiên
điện áp.
Hình 2.3 – Đường cong ITIC

Đường cong ITIC được Hiêp hội Công nghiệp công nghệ thông tin phát triển từ
được cong CBEMA của Hiệp hội sản xuất và kinh doanh máy tính.
Đường cong SEMI được sử dụng để dự đốn các vấn đề sụt áp trong cơng
nghiệp sản xuất các thiết bị bán dẫn. Đường cong SEMI được xây dựng bởi Tập
đoàn Vật liệu và thiết bị bán dẫn quốc tế. Đường cong SEMI được xây dựng do
các thiết bị SEMI không đáp ứng được tiêu chuẩn, yêu cầu của đường cong
CBEMA. Đường cong được xây dựng từ kết quả đo lường trong vòng 30 năm
tại các cơ sở sản xuất thiết bị bán dẫn. Đường cong SEMI yêu cầu biên độ điện
áp trên 80% kể từ thời điểm 1 giây trở lên. Và đường cong dựa trên số liệu về sử
dụng năng lượng tối thiểu trong các thiết bị dự trữ năng lượng để lựa chọn các
thiết bị như rơ le, các thiết bị cung cấp điện.
 

Trang 21


Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối


Trường đại học BKHN

 

Hình 2.4 – Đường cong SEMI
Thời gian sụt áp sẽ phụ thuộc vào thời gian cắt của thiết bị bảo vệ để loại trừ sự
cố. Theo tiêu chuẩn IEC 255-4(BS 142) có ba (03) đường cong đặc tính thời
gian phụ thuộc bảo vệ quá dòng: dốc tiêu chuẩn, rất dốc và cực dốc sẽ tương
ứng thời gian cắt sẽ lâu dần theo các công thức sau đây:
Phân loại thiết bị bảo vệ
theo đường đặc tính
Dốc tiêu chuẩn

Phương trình thời gian cắt sự cố
0,14

t=

Rất dốc

Cực dốc

I

) 0,02 − 1
I kd
P
13,5
t=

I
−1
I kd
80
t=
I
( )2 −1
I kd
(

Ghi chú

t: Thời gian cắt sự cố
I: dòng điện sự cố
Ikd: dòng điện khởi động
của bảo vệ

Trang 22


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

Hình : Đặc tính thời gian phụ thuộc có độ dốc tiêu chuẩn

 

 


Trang 23


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

Hình : Đặc tính thời gian phụ thuộc rất dốc

 

Trang 24


Trường đại học BKHN

Nghiên cứu các vấn đề ảnh hưởng đến việc đánh giá
chất lượng điện năng trong lưới phân phối

Hình : Đặc tính thời gian phụ thuộc cực dốc

2.2.2. ASIDI – Thời gian mất điện trung bình
ASIDI – Thời gian mất điện trung bình (Average system interruption duration
Index): Chỉ số ASIDI biểu thị thời gian mất điện cho mỗi sự kiện trong một
khoảng thời gian. Đơn vị: giờ/năm. Chỉ số ASIDI cho phép đánh giá độ tin cậy
cho lưới điện phân phối.
Trang 25



×