Tải bản đầy đủ (.pdf) (212 trang)

Luận án tiến sĩ thơ chữ hán nguyễn du và thơ sonnet shakespeare từ góc nhìn ký hiệu học văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 212 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
--------------------------

Nguyễn Thị Minh

THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU VÀ THƠ
SONNET SHAKESPEARE TỪ GĨC NHÌN
KÝ HIỆU HỌC VĂN HĨA

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
(Chuyên ngành: Ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam)


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH
--------------------------

Nguyễn Thị Minh

THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU VÀ THƠ SONNET
SHAKESPEARE TỪ GĨC NHÌN KÝ HIỆU HỌC
VĂN HĨA
Chun ngành: Ngơn ngữ và văn hóa Việt Nam
Mã số: 62 22 01 21

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
(Chuyên ngành : Ngơn ngữ và văn hóa Việt Nam )

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. LÊ THU YẾN



TPHCM, NĂM 2019

Tên thành phố - Năm


LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn PGS.TS. Lê Thu Yến, người đã tận tình hướng dẫn
tơi hồn thành luận án này, cũng là người cho tôi học được đức khiêm tốn,
nhẫn nại của một người làm khoa học, người mang đến cho tôi cảm giác ấm
áp của sự sẻ chia mỗi khi tơi nản chí. Xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã ln
động viên, giúp đỡ và làm điểm tựa tinh thần cho tôi trong suốt quá trình làm
luận án.
TPHCM, ngày 2 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Minh


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các
kết quả được trình bày trong luận án là trung thực và chưa được ai cơng bố
trong một cơng trình nào khác.
TPHCM, ngày 2 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận án

Nguyễn Thị Minh



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG I: KÝ HIỆU HỌC VĂN HĨA VỚI VIỆC NGHIÊN CỨU CHỦ
THỂ TÍNH TRONG VĂN HỌC THUỘC TRÀO LƯU NHÂN VĂN CHỦ
NGHĨA ......................................................................................................... 28
1.1. Ký hiệu học và ký hiệu học văn hóa với việc nghiên cứu văn học ... 28
1.1.1. Ký hiệu học .................................................................................. 28
1.1.2. Ký hiệu học văn hóa .................................................................... 34
1.1.3. Nghiên cứu văn học từ kí hiệu học văn hóa - một vài định hướng
cơ bản ..................................................................................................... 50
1.2. Chủ thể tính trong văn học trào lưu nhân văn chủ nghĩa ................... 68
1.2.1. Khái niệm chủ thể tính................................................................. 68
1.2.2. Chủ nghĩa nhân văn cùng quan niệm về chủ thể thời Nguyễn Du
và Shakespeare....................................................................................... 74
CHƯƠNG 2: CHỦ THỂ NỘI QUAN: VẤN ĐỀ THÂN XÁC .................. 80
2.1. Ý thức về chữ thân ............................................................................. 80
2.1.1. Thân xác con người trong thơ chữ Hán Nguyễn Du và thơ sonnet
Shakespeare ........................................................................................... 80
2.1.2. Mối quan hệ giữa thân xác và tinh thần....................................... 87
2.2. Các kí hiệu của thân xác .................................................................... 99
2.2.1. Tóc trong thơ chữ Hán Nguyễn Du ............................................. 99
2.2.2. Mắt trong thơ sonnet Shakespeare ............................................. 116
CHƯƠNG 3: CHỦ THỂ TƯƠNG CHIẾU: NHỮNG SỨC CĂNG TRONG
BẢN CHẤT NHỊ NGUYÊN CỦA CON NGƯỜI .................................... 131


3.1. Chủ thể trong quan hệ với cuộc đời ................................................. 131
3.1.1. Phân biệt “tôi” với “thiên hạ” .................................................... 131
3.1.2. Hướng về cuộc đời trần thế bằng tinh thần hoài nghi .............. 146
3.2. Chủ thể trong quan hệ với chính mình ........................................... 156

3.2.1. Hành động soi gương ................................................................. 156
3.2.2. Suy tư về văn chương ................................................................ 165
KẾT LUẬN ................................................................................................... 191
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 197


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tiến trình văn hóa, văn học của mỗi dân tộc đến một thời điểm
nhất định sẽ kết tinh ở những cá nhân đặc biệt, những con người khơng chỉ cất
lên tiếng nói riêng tư của trải nghiệm bản thân mà còn đại diện cho cả thế hệ
mình. Nói đến văn học Việt Nam, người ta không thể không nhắc đến Nguyễn
Du, người đi vào huyền thoại với “con mắt trông thấu sáu cõi, tấm lịng nghĩ
suốt nghìn đời” đã làm đẹp thêm cho ngơn ngữ dân tộc, đi vào cả câu ca điệu
hị của người bình dân lẫn những suy tư sâu sắc nhất của người trí thức, cũng
như nhắc đến văn học Anh là người ta nói đến Shakespeare, bậc thầy ngơn
ngữ mang đến rất nhiều cách diễn đạt mới mẻ cho khơng chỉ thời đại mình mà
cả nhiều thế hệ sau. Tính đại diện của Nguyễn Du và Shakespeare cho nền
văn hóa dân tộc nơi họ sinh ra là một điều có lẽ khơng cần bàn cãi. Song lồi
người – lồi sinh vật có khả năng tạo ra ý nghĩa và sống trong thế giới ý nghĩa
bên cạnh ý thức về tính khu vực, tính dân tộc, cịn khơng ngừng băn khoăn về
tính nhân loại. Và có lẽ đó là lý do vì sao văn học so sánh bước vào thế giới
của diễn ngôn khoa học, tạo điều kiện cho người nghiên cứu có thể đặt những
tiếng nói tương đương ở một phương diện nào đó trong các tương quan đa
dạng.
Văn học so sánh, khởi đầu bằng nghiên cứu ảnh hưởng của Pháp, tiếp
nối và mở rộng bằng nghiên cứu song hành của Mỹ, tiếp tục với các nghiên
cứu tổng hợp theo tinh thần chống lại “thuyết lấy châu Âu làm trung tâm”

(eurocentrism hay Western-centrism) của phái Liên Xô, đang ngày càng phát
triển, hòa vào dòng chảy của nghiên cứu văn hóa. Đại diện tiêu biểu của
trường phái Liên Xơ là Konrad. Bằng các nghiên cứu của mình, ơng đã khẳng
định Phục Hưng là một hiện tượng mang tính tồn thế giới chứ khơng riêng gì
ở châu Âu. Mặc dù người viết khơng hồn tồn đứng về phía những người


2

cho rằng ở Việt Nam cũng có một thời kì Phục Hưng theo đúng nghĩa như
những gì đã diễn ra ở phương Tây thế kỉ 15-17, song có thể nói các phân tích
của Konrad đã tạo một tiền đề nhất định cho sự so sánh Nguyễn Du và
Shakespeare: con người sống trong điều kiện có sự xuất hiện của đơ thị ngay
trong lòng xã hội phong kiến, khi các giá trị văn hóa, tư tưởng cũ đang rạn nứt
và đổ vỡ, tiếng nói của họ dễ có những điểm chung đặc biệt với tư cách một
chủ thể.
1.2. Trong bối cảnh hiện tại, nghiên cứu văn học Việt Nam rất cần mở
rộng, hòa nhập với xu thế chung của thế giới. Trong đó, nghiên cứu văn học
từ kí hiệu học là một phương pháp nền tảng nhưng chưa thực sự được quan
tâm chú ý, chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu có hiệu quả. Vậy ký hiệu học
có thể đóng góp gì cho so sánh văn học? So sánh văn học từ ký hiệu học sẽ
thấy một vấn đề: các chất liệu âm thanh thì ngơn ngữ nào cũng có, nhưng việc
tổ chức các chất liệu ấy thì khác nhau. Các chất liệu tư tưởng, cảm xúc thì
cộng đồng nào cũng có, nhưng tổ chức chúng lại khác nhau. Cần phân biệt
giữa sự tương đồng trên bề mặt với sự tương đồng ở bề sâu. Chẳng hạn, sự
tương đồng về chủ đề trong sáng tác của một số tác giả trên thực tế lại có
nghĩa rất khác nhau theo ký hiệu học. Ngược lại, nhìn vấn đề ở bề sâu, người
ta đôi khi lại phát hiện ra những nét tương đồng mà nhìn trên bề mặt chẳng có
gì liên quan đến nhau. So sánh văn học từ góc nhìn ký hiệu học mở ra khả
năng nhìn vào bề sâu của các đối tượng mà thoạt tiên rất khác biệt. Do vậy, so

sánh văn học từ ký hiệu học sẽ giúp tránh cái nhìn giản lược trên bề mặt, tìm
hiểu vấn đề ở bề sâu và hứa hẹn phát hiện những bản chất ngầm ẩn của hiện
tượng.
1.3. Người viết có cơ duyên làm việc với đối tượng từ luận văn thạc sĩ,
xuất phát từ một so sánh về cảm thức thời gian ở hai tác giả. Việc dấn bước
tiếp trên con đường đã hé lộ tia sáng dù nhỏ bé mong manh là một thôi thúc


3

thường trực của đam mê gắn liền với công việc của người nghiên cứu và
giảng dạy. Con đường ấy nhiều chông gai song cũng đầy vẫy gọi. Nhiều năm
đọc thơ chữ Hán, đọc và dịch sonnet, người viết cũng cảm thấy ký hiệu học là
một phương pháp khả hữu vì trước hết nó giúp người đọc thâm nhập vào văn
bản, độc lập với các yếu tố ngoài văn bản.
Trên đây là những lý do thúc đẩy chúng tôi chọn “Thơ chữ Hán
Nguyễn Du và thơ sonnet Shakespeare từ góc nhìn ký hiệu học văn hóa” làm
đề tài cho luận án của mình.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử vấn đề nghiên cứu thơ chữ Hán Nguyễn Du
Nguyễn Du là đại thi hào dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới. Tác
phẩm của ông (chủ yếu là “Truyện Kiều”) đã được dịch ra nhiều thứ tiếng. Ở
Việt Nam, tuy chưa có ngành “Kiều học” hay “Nguyễn Du học” như
“Shakespeare học” ở Anh, song sự quan tâm đến Nguyễn Du hầu như chưa
bao giờ giảm sút, biểu hiện cụ thể của điều này là các hội thảo khoa học về
Nguyễn Du, các luận văn, luận án về Nguyễn Du vẫn tiếp tục đều đều xuất
hiện qua các năm. Song một thực tế cần phải thừa nhận là có sự chênh lệch rất
lớn về số lượng, chất lượng các cơng trình nghiên cứu thơ chữ Hán so với
“Truyện Kiều”. Nếu theo đúng nhận định của Mai Quốc Liên trong lời giới
thiệu “Nguyễn Du toàn tập, tập 1”: “Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng

văn chương nghệ thuật trác tuyệt, ẩn chứa một tiềm năng vơ tận về ý nghĩa.
Nó mới lạ và độc đáo trong một nghìn năm thơ chữ Hán của ông cha ta đã
đành, mà cũng độc đáo so với thơ chữ Hán của Trung Quốc”* thì sự chênh
lệch này rõ ràng là một khiếm khuyết cần phải khắc phục. Về các nguyên
nhân dẫn đến thực tế này, chúng tôi sẽ bàn đến trong một bài viết khác, ở đây
*

Lời nói đầu của Mai Quốc Liên trong “Nguyễn Du tồn tập, tập 1 – Thơ chữ Hán, NXB Văn học, 1996,

trang 7”.


4

chỉ ghi nhận điều này trước khi đi vào cụ thể các nghiên cứu về thơ chữ Hán.
Để thuận tiện cho việc tìm hiểu, chúng tơi phân tài liệu về thơ chữ Hán
Nguyễn Du làm 2 dạng: dạng tài liệu phân tích một vấn đề trong sáng tác
Nguyễn Du nói chung hoặc nói về các vấn đề khác nhưng có đề cập đến thơ
chữ Hán; dạng tài liệu lấy thơ chữ Hán làm đối tượng nghiên cứu chính.
Dạng tài liệu phân tích một vấn đề trong sáng tác Nguyễn Du nói
chung hoặc nói về các vấn đề khác nhưng có nhắc đến thơ chữ Hán
Về dạng tài liệu thứ nhất này, ý kiến đầu tiên có thể kể đến là của
Nguyễn Đăng Thục trong cuốn Thế giới thi ca Nguyễn Du. Tác giả đã gợi lại
khơng khí xã hội thời Lê mạt Nguyễn sơ qua các dẫn chứng lấy từ Hồng Lê
nhất thống chí, từ đó phân tích tâm hồn Nguyễn Du thể hiện qua các sáng tác
của ông. Khi nhắc đến thơ chữ Hán, tác giả chủ yếu gắn nó với tâm Thiền như
một biện pháp giải thốt của nhà thơ khỏi tình cảnh bế tắc. Đây cũng là một
cách tiếp cận khá lạ so với đương thời, và bằng các nhận định của mình,
Nguyễn Đăng Thục cũng phần nào hé lộ tư tưởng văn hóa trong thơ chữ Hán
Nguyễn Du.

Trong “Chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du”, Đỗ Đức Dục khi tìm
hiểu tun ngơn sáng tác của Nguyễn Du đã đặt ra vấn đề “để xác định được
đầy đủ thế giới quan của nhà thơ, cần phải xem xét tồn bộ tác phẩm của
ơng, tức là cả thơ chữ Hán và “Văn tế chiêu hồn”, trong đó tập thơ “Bắc
hành tạp lục” có một vị trí đặc biệt quan trọng”*. Tìm hiểu “Truyện Kiều” và
thơ chữ Hán, ông chỉ ra “…có thể xem Nguyễn Du như người mở đầu cho chủ
nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam. Chủ nghĩa hiện thực ở bước đầu đó
cịn có những hạn chế và mang những đặc thù do điều kiện xã hội – lịch sử và
do thế giới quan của bản thân nhà thơ: nó chưa hồn tồn thốt ra khỏi ràng
buộc của mĩ học phong kiến, nó chưa đạt tới điển hình xã hội mà mới dừng
*

Đỗ Đức Dục (1989), Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du, NXB Văn học, Hà Nội, trang 57.


5

lại ở điển hình tâm lí, nó cũng chịu ảnh hưởng phong cách chung của thời đại
là phong cách trữ tình. Cho nên có thể gọi đó là chủ nghĩa hiện thực tâm lí –
trữ tình tạo nên cái âm hưởng chủ đạo cho cả nền văn học đương thời”*. Tác
giả chú ý đến các thay đổi trong tư tưởng Nguyễn Du qua các tập thơ chữ Hán
“…rõ ràng có sự khác biệt giữa hai tập đầu là “Thanh hiên thi tập”, “Nam
trung tạp ngâm” với tập cuối là “Bắc hành tạp lục”. Trong hai tập trên, nói
chung, hầu hết chỉ là những bài thơ trữ tình nói lên tâm sự riêng của Nguyễn
Du trong cảnh đầu bạc, ốm đau, lưu lạc, xa anh em, nhớ quê hương, và nhất
là cái tâm tư u uất khôn nguôi của nhà thơ, của một con người có tài năng mà
cảm thấy mình rất bất lực, khơng làm được việc gì cho đời. Chỉ đến “Bắc
hành tạp lục” mới xuất hiện rất nhiều bài thơ kí sự, hoặc nửa trữ tình nửa kí
sự trong đó Nguyễn Du nói lên dõng dạc, đanh thép ý kiến của mình phê
phán, đánh giá những nhân vật, sự kiện, những vấn đề chính trị, xã hội quá

khứ cũng như đương thời”†. Ông nhấn mạnh tư tưởng “tài mệnh tương đố” ở
Nguyễn Du, xem xét các tác phẩm của Nguyễn Du như một quá trình dưới tác
động của hiện thực. Vấn đề có hay khơng nên dùng thuật ngữ “chủ nghĩa hiện
thực” để gọi tên một xu hướng trong văn học trung đại còn gây nhiều tranh
luận, song tác giả cũng đã thể hiện một tinh thần làm việc nghiêm túc trong
thế đối thoại với những người nghiên cứu cùng thời và trước đó. Đây là một
điều đáng ghi nhận.
Trong cuốn Loại hình học tác giả văn học: Nhà Nho tài tử và văn hóa
Việt Nam, Trần Ngọc Vương xếp Nguyễn Du vào loại hình nhà Nho tài tử
cùng với Phạm Thái, Cao Bá Quát, Nguyễn Công Trứ, Chu Mạnh Trinh, Tản
Đà… và lí giải sự xuất hiện của loại hình tác giả này trong một thời điểm đặc
biệt: cuối thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX khi mọi thay đổi to lớn diễn ra trên
tất cả các phương diện: quan niệm văn học, tư tưởng thẩm mĩ, hệ thống chủ
*


Đỗ Đức Dục, tlđd, trang 104.
Đỗ Đức Dục, tlđd, trang 112.


6

đề đề tài, hình tượng văn học trung tâm, hệ thống thể loại, ngôn ngữ văn học.
Tác giả lấy Nguyễn Du (bên cạnh Cao Bá Quát) là điển hình tiêu biểu cho
kiểu “nhà nho coi văn chương (hiểu theo nghĩa sáng tác văn học) là sự
nghiệp chính của đời mình” (108 - 109). Ơng có cách phân tích cụ thể, thấu
đáo “Tuy làm quan đến bậc đại thần, Nguyễn Du vốn xuất chính bằng một
chức quan võ nhỏ. Ơng khơng có cái vinh quang đạt được bằng con đường
quen thuộc là đỗ đạt cao trong các kí thi, sự nghiệp cai trị, hoạn lộ cũng
khơng có thành tựu gì nổi bật. Không thấy ông trăn trở nhiều theo hướng

“kinh bang tế thế” hay “trí quân trạch dân”. Là “trai thời loạn” như những
chàng trai trẻ tuổi nhiều tham vọng của thời đại mình, ơng cũng ít nhiều tự
vấn, tự thán về “chí làm trai” nhưng nổi bật hơn cả, rõ rệt hơn cả, ở ông, lại
là ý thức về tài năng văn chương và cùng với nó, là khả năng sống chết với tài
năng đó. Thơ chữ Hán của ơng phản ánh khá rõ rệt điều đó”*. Trần Ngọc
Vương là người đi tiếp con đường của Trần Đình Hượu, đặt văn học Việt
Nam trong chỉnh thể văn hóa. Ơng đã làm rõ một khái niệm do thầy mình đặt
ra – khái niệm “nhà Nho tài tử” và phần nào chứng minh đây là một hiện
tượng mang tính quy luật của cả vùng văn hóa Đơng Á chịu ảnh hưởng Nho
giáo. Cách đặt vấn đề của ông rất thú vị và cho chúng tơi nhiều bài học kinh
nghiệm q báu.
Trần Đình Sử trong cuốn Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, khi
nói về sự vận động, phát triển của con người trong thơ, đã xuất phát từ một
đặc điểm văn hóa của thời đại “đơ thị phát triển, dù là đơ thị theo kiểu
phương Đơng, gắn với trung tâm chính trị và đời sống kinh tế nơng nghiệp,
thì cũng tạo một môi trường cho ý thức thị dân phát triển, làm nảy sinh tư
tưởng tự do, hưởng lạc. Đến lượt mình tư tưởng ấy lại làm thay đổi diện mạo

Trần Ngọc Vương (1995), Loại hình học tác giả văn học – Nhà Nho tài tử và văn học Việt Nam, NXB GD,
trang 110.
*


7

văn học”* từ đó lí giải sự thay đổi quan niệm về con người cá nhân. Tác giả
lấy Nguyễn Du làm một trường hợp tiêu biểu “…cùng với ý thức về quyền
sống, ý thức về số phận con người được nêu cao. Những nỗi buồn, nỗi oán
hận trong các số phận oan trái trở thành niềm day dứt, thổn thức của nhà thơ.
Nguyễn Du khóc nàng Tiểu Thanh, khóc ca nữ La Thành, khóc người đánh

đàn ở Thăng Long… Cả mấy tập thơ chữ Hán của ông đều là tiếng khóc than
cho đời người bị phơi pha, tan nát, oan uổng”†. Các nhận định trên là những
gợi ý cho chúng tơi trong việc nghiên cứu Nguyễn Du từ góc nhìn văn hóa,
cần ln đặt nhà thơ trong dịng chảy của văn học dân tộc có tính đến các đặc
điểm riêng biệt của từng thời kì.
Trong một đề tài khá hiếm phân tích Nguyễn Du từ cái nhìn so sánh,
luận án tiến sĩ Nguyễn Du và Đỗ Phủ - những tương đồng và khác biệt về
tư tưởng nghệ thuật, tác giả Hoàng Trọng Quyền đã so sánh Nguyễn Du –
Đỗ Phủ trên các phương diện quan niệm sáng tác, cảm quan hiện thực, tư
tưởng nhân văn, cảm hứng chủ đạo để thấy “hành trình tư tưởng thơ của các
tác giả là con đường tiến đến bản chất hiện thực (…). Trong diễn tiến tư
tưởng nghệ thuật của các nhà thơ, các yếu tố tích cực của Nho, Phật, Lão có
những ảnh hưởng nhất định nhưng chính hiện thực cuộc đời mới là yếu tố
đóng vai trị quyết định”‡. Tác giả cũng lí giải về những điểm tương đồng và
về tư tưởng nghệ thuật của hai nhà thơ lớn này, có phần là do ảnh hưởng của
Đỗ Phủ đến Nguyễn Du, phần do tương đồng về thời đại, hoàn cảnh sống
cũng như khí chất “đồng thanh tương ứng”, “đồng bệnh tương liên” giữa hai
người. Các dẫn chứng dùng để phân tích phần lớn là thơ chữ Hán, song
*



Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 188.
Trần Đình Sử (1997), Những thế giới nghệ thuật thơ, NXB GD, trang 190.
Hoàng Trọng Quyền (2005), Nguyễn Du và Đỗ Phủ - những tương đồng và khác biệt về tư tưởng nghệ

thuật, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Đại học Sư phạm TPHCM, trang 201.


8


Hoàng Trọng Quyền chủ yếu dùng bản dịch thơ. Do đặc trưng của đề tài, ông
không đối chiếu với nguyên tác và cũng ít quan tâm đến nghệ thuật ngơn từ
thơ.
Bên cạnh đó, có một dạng tài liệu thường lấy chất liệu từ thơ chữ Hán,
đó là các sách viết về tiểu sử Nguyễn Du. Dạng sách này thời gian gần đây có
xu hướng tăng lên. Các cuốn tuy viết đã lâu song viết kĩ và có nhiều giá trị
tham khảo, thường được nhiều người nhắc đến là “Nguyễn Du – người tình và
Nguyễn Du – tình người” của Bùi Văn Nguyên, “Nguyễn Du” của Nguyễn
Lộc. Các tác giả văn học trung đại Việt Nam, cho đến tận Tản Đà ở cuối thế
kỉ XIX, thường có ý thức phân biệt rất rõ hai mảng sáng tác của mình: một
loại được họ gọi là “văn chơi” và loại kia là “văn vị đời”, loại thứ nhất viết
bằng chữ Nôm và loại thứ hai viết bằng chữ Hán. Khi cần viết về những vấn
đề nơm na bình dị trong cuộc sống, họ chọn ngay chữ Nôm – thứ chữ viết dân
tộc mộc mạc, có thể biểu đạt trực tiếp suy nghĩ, tình cảm con người. Song khi
cần kí thác tâm sự, nói những vấn đề nghiêm túc, dường như thứ chữ Hán
trang trọng cùng các thể loại được quy định chặt chẽ mới giúp họ vừa thổ lộ
tâm tình, vừa khéo léo kín đáo giấu chúng đi dưới điệp trùng quy phạm, ước
lệ. Nguyễn Du cũng khơng nằm ngồi quy luật này, ông nói về “Truyện
Kiều”: “Lời quê chắp nhặt dông dài/ Mua vui cũng được một vài trống canh”,
song trong thơ chữ Hán ông lại rất chân thành thể hiện con người thật của
mình: con người hùng tâm tráng chí khi còn trẻ, con người đau đớn nỗi đau
thất bại, tuyệt vọng trong hành trình sống. Có lẽ thấu hiểu điều này, các nhà
nghiên cứu khi viết tiểu sử Nguyễn Du khi cần lấy dẫn chứng cho các dẫn dắt
của mình thuyết phục, có chiều sâu, họ đều sử dụng thơ chữ Hán để minh họa.
Điều này một lần nữa khẳng định mối quan hệ của thơ chữ Hán với các chặng
đường đời, các tâm sự sâu kín của nhà thơ. Cũng theo xu hướng nghiên cứu
văn chương gắn với tiểu sử này là luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Thu Hà



9

“Nguyễn Du và con đường hoạn lộ qua thơ chữ Hán”. Tác giả lần theo con
đường làm quan của Nguyễn Du để tìm hiểu tâm sự của nhà thơ về thời thế,
về bản thân, về phận người. Tất nhiên, ta cần phân biệt giữa con người đời
thực với nhân vật trữ tình trong thơ, với hình tượng tác giả - người kể. Song
các tư liệu trên cũng đã cung cấp nhiều cứ liệu quan trọng giúp khớp nối các
yếu tố tiểu sử giúp hiểu đúng, hiểu sâu hơn văn bản.
Dạng tài liệu lấy thơ chữ Hán làm đối tượng nghiên cứu chính
Về dạng tài liệu thứ hai, chúng tơi lại chia ra các bài viết lẻ và các sách
chuyên luận. Về các bài viết, có thể kể đến: Thơ chữ Hán Nguyễn Du và tâm
sự của nhà thơ của Nguyễn Lộc, Tâm tình Nguyễn Du qua một số bài thơ
chữ Hán của Hoài Thanh, Con người Nguyễn Du trong thơ chữ Hán của
Xuân Diệu, Nguyễn Du và thế giới nhân vật của ông trong thơ chữ Hán của
Nguyễn Huệ Chi, Tâm sự của Nguyễn Du qua thơ chữ Hán của Trương
Chính, Thơ chữ Hán Nguyễn Du của Nguyễn Hữu Sơn, Nguyễn Du trong
những bài thơ chữ Hán của Đào Xuân Quý, Thơ chữ Hán Nguyễn Du của
Mai Quốc Liên… Các bài viết đều đưa ra những nhận định khái quát về thơ
chữ Hán Nguyễn Du, khẳng định bên cạnh Truyện Kiều, thơ chữ Hán là một
cứ liệu quan trọng nếu muốn thực sự đi sâu vào thế giới tâm hồn, thấu hiểu
những suy tư kín đáo của Nguyễn Du. Các tác giả đã phần nào chỉ ra, lí giải
thực chất cái gọi là “tâm sự hoài Lê” cùng thái độ chính trị phức tạp trong thơ
cụ Nguyễn Tiên Điền. Dù có khi bất đồng ở chỗ này chỗ khác, các ý kiến trên
thống nhất với nhau ở một điểm: khẳng định giá trị hiện thực, nhân đạo cùng
nét đặc sắc về mặt nghệ thuật của thơ chữ Hán, xem đây như một kho báu còn
chưa được khai thác hết và vẫn hứa hẹn những điều bất ngờ.
Hai vấn đề đặc biệt được các tác giả quan tâm gồm thứ nhất là cái tơi
trữ tình của nhà thơ và thứ hai là các nhân vật được miêu tả trong thơ chữ
Hán. Cả hai đối tượng này lại được các nhà nghiên cứu soi chiếu trong mối



10

quan hệ với thời đại Nguyễn Du sống, thời mà theo Nguyễn Huệ Chi “là một
thời kì giằng co quyết liệt giữa nhiều xu thế chính trị khác nhau. Trong đời
sống tư tưởng của xã hội, từng mảng nhỏ của hệ thống giáo lí phong kiến cơ
hồ bị bung ra, bị lật xáo đến gốc, tạo nên khơng ít những cuộc khủng hoảng
tinh thần. Chiến thắng hiển hách của nông dân khởi nghĩa, rồi sự phục thù
của những thế lực phản động, sức vang dội của những yêu cầu tự do và công
lý rồi việc lập trở lại một trật tự phong kiến đen tối vào bậc nhất… Tất cả
những điều trái ngược đó khiến cho khơng khí thời đại càng thêm phức tạp,
với những màu sắc phấn khởi và tuyệt vọng, lạc quan và bi quan, lẫn lộn”*.
Các nhà nghiên cứu lưu tâm chỉ ra các kiểu nhân vật được Nguyễn Du miêu tả
trong thơ chữ Hán: người có tài có tình mà bất hạnh, người trung nghĩa bị
gian thần hãm hại, người dân nghèo khổ hạnh đáng thương… Có giá trị tham
khảo đối với chúng tơi hơn cả là các khía cạnh trong con người Nguyễn Du
qua thơ chữ Hán. Theo Nguyễn Huệ Chi, “Nguyễn Du không phải con người
hành động mà là con người tư tưởng”† còn theo Xuân Diệu “Tập thơ chữ Hán
đựng đầy cái uất ức của Tố Như; như trên tơi đã nói: thơ trong này để lại
cảm giác chung một buổi chiều thu tê tái. Buổi chiều đó là xã hội phong kiến
ở Việt Nam, ở Trung Quốc, phản ánh trong tâm hồn Nguyễn Du”‡. Trương
Chính thì nhấn mạnh sự phức tạp trong tâm sự Nguyễn Du và đề xuất phải
xem xét tâm sự ấy từ nhiều khía cạnh, nhất là từ thơ chữ Hán.
Ngồi ra có một số bài thơ chữ Hán của Nguyễn Du trở thành đối tượng
được quan tâm trong các nghiên cứu phê bình, bình luận như các bài “Sở kiến
hành”, “Long Thành cầm giả ca”, “Phản chiêu hồn”, “Độc Tiểu Thanh kí”…
Các nhà nghiên cứu khi tìm hiểu các tác phẩm này thường nghiên cứu từ góc
Vũ Tiến Quỳnh tuyển chọn và giới thiệu (1992), Nguyễn Du, NXB Tổng hợp Khánh Hòa, trang 112.
Vũ Tiến Quỳnh, tlđd, trang 115.


Nhiều tác giả (2011), Nguyễn Du tác phẩm và lời bình, NXB Văn học, Hà Nội, trang 177.
*



11

độ cảm hứng sáng tác, chỉ ra lịng thương mình, thương người thương đời của
nhà thơ. Đặc biệt, riêng tác phẩm “Độc Tiểu Thanh kí” được nhiều nhà nghiên
cứu đánh giá là một trong các bài thơ chữ Hán hay nhất của Nguyễn Du.
Đáng chú ý là đã có nhiều người khám phá vẻ đẹp ngôn từ, chữ nghĩa, thể loại
của bài thơ này và có nhiều nhận xét có giá trị.
Về các sách chuyên luận, có thể nói đến thời điểm hiện tại, cơng trình
cơng phu, chi tiết về các khía cạnh nghệ thuật thơ chữ Hán phải kể đến là luận
án tiến sĩ Ngữ Văn của Lê Thu Yến: Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán
Nguyễn Du. Trên cơ sở xử lí những vấn đề liên quan đến văn bản thơ, tác giả
xem xét thơ chữ Hán Nguyễn Du từ góc độ thi pháp trên các phương diện:
hình tượng nghệ thuật về con người, thời gian, không gian nghệ thuật, ngơn
ngữ. Tác giả, qua q trình khái qt nghệ thuật đã đi đến định danh các kiểu
hình tượng con người trong thơ Nguyễn Du theo những gì bộc lộ ra từ tâm
hồn họ: con người lãng mạn, con người lo âu, con người đau khổ; gọi tên các
kiểu thời gian: thời gian úa tàn, thời gian kí ức, thời gian khoảnh khắc; dựng
lại các mơ hình khơng gian: không gian nhỏ hẹp, không gian rộng lớn. Trong
phần ngôn ngữ, tác giả phân tích các kiểu câu, các loại từ được sử dụng trong
thơ chữ Hán để thấy nét riêng của Nguyễn Du.
Cơng trình gần đây nhất về thơ chữ Hán là cuốn Đọc và dịch thơ chữ
Hán của Thảo Nguyên. Bên cạnh các bài dịch thơ, tác giả cũng đưa ra một số
lời bình chú có phần nghiệp dư nhưng nếu chú ý ta sẽ thu được một vài suy
ngẫm thú vị.
Như vậy, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về Nguyễn Du có thể

nói khá nhiều, song mối quan tâm chính của các tác giả là “Truyện Kiều”,
mối quan tâm dành cho thơ chữ Hán giữ vị trí khiêm tốn hơn. Trong các cơng
trình nghiên cứu về thơ chữ Hán, các tác giả chủ yếu nghiên cứu khía cạnh
nội dung rồi quy chiếu đến hiện thực huyền thoại hoặc theo lối miêu tả, phẩm


12

bình, cảm thán. Nghiên cứu thơ chữ Hán từ góc nhìn ngơn ngữ - kí hiệu học
hầu như rất hiếm. Đặc biệt, nhiều tác giả có xu hướng đồng nhất chủ thể trữ
tình – một hình tượng được sáng tạo bằng ngôn ngữ trong thơ và Nguyễn Du
với tư cách là một nhân vật lịch sử. Nhiều tác giả chủ yếu nhìn ngơn ngữ của
Nguyễn Du ở tầng thứ nhất là ngôn ngữ tự nhiên mà chưa đi sâu vào tổ chức
của nó ở tầng thứ hai với tư cách là ngơn ngữ thứ cấp, ngơn ngữ được mã hóa
nhiều lần, xếp chồng lên trên ngôn ngữ tự nhiên. Đây là điều mà chúng tôi sẽ
cố gắng thực hiện trong luận án.
2.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu thơ sonnet Shakespeare
Chúng tôi cũng phân chia tài liệu về thơ sonnet Shakespeare thành hai
loại: tài liệu bằng tiếng Việt và tài liệu bằng tiếng Anh. Các tài liệu bằng tiếng
Việt rất ít ỏi và chủ yếu mang tính chất giới thiệu, nên chúng tôi cũng không
bàn đến vấn đề phương pháp. Riêng đối với mảng tài liệu bằng tiếng Anh, vì
khá phong phú và có nhiều bài viết chuyên sâu, chúng tôi cũng sẽ đề cập đến
hai vấn đề: nội dung văn hóa và phương pháp nghiên cứu sonnet Shakespeare.
Tài liệu bằng tiếng Việt
Sonnet là thể thơ rất phổ biến ở phương Tây nhưng ở Việt Nam, thể thơ
này chưa thực sự được biết đến một cách rộng rãi. Shakespeare nổi tiếng ở
Việt Nam từ cách đây hơn một thế kỉ, tuy nhiên người ta biết đến ông chủ yếu
với tư cách là nhà viết kịch. Đến nay hầu hết các tác phẩm kịch của ông đã
được dịch ra tiếng Việt, cịn sonnet Shakespeare thì vẫn chưa có bản dịch
nghĩa nào mà chủ yếu là dịch thơ*. Tài liệu bằng tiếng Việt về thơ sonnet

Shakespeare do vậy càng hiếm hơn nữa. Tài liệu sớm nhất mà chúng tơi tìm
được là cuốn Khái niệm về ngôn ngữ và thi pháp Anh của tác giả Đỗ Khánh
Hoan – Trưởng ban văn hóa Anh – Mĩ Đại học Văn khoa Sài Gòn, xuất bản
lần đầu năm 1971, được sửa chữa và in lần thứ hai năm 1974. Trong cuốn
*

Tuyển tập Shakespeare in năm 2006 cũng chỉ có kịch.


13

sách này, tác giả đã phân tích q trình lịch sử của ngôn ngữ Anh, nêu lên một
cách khá đầy đủ các hình thức thi ca Anh, trong đó có sonnet mà ông gọi là
thể “thập tứ hàng thi”. Khi nhận xét sơ bộ tiến trình phát triển của thể sonnet,
ơng có nhiều nhận định đáng chú ý: “Thập tứ hàng thi (Anh) kiểu
Shakespeare và thập tứ hàng thi kiểu Milton là những biến đổi đầy tính cách
thí nghiệm đã được cơng nhận, bởi vì có nhiều bài thơ giá trị đã được sáng
tác theo khuôn khổ này; tuy nhiên, nếu khơng có Shakespeare và Milton chắc
uy tín của chúng chưa hẳn lộng lẫy như thế”*. Tác giả cũng khẳng định:
“Cũng như trong các kịch phẩm, qua tập thập tứ hàng thi gồm 154 bài,
Shakespeare tỏ ra hiểu cuộc đời, hiểu trái tim con người hơn ai hết. Thêm vào
đó ông đã sử dụng một thứ ngôn từ thật thi vị đơn giản nhưng trau chuốt.
Không kể 37 kịch phẩm bất hủ, riêng thi phẩm này đã đủ đưa Shakespeare lên
hàng thi hào của Anh quốc”†. Do giới hạn của một cuốn sách khái quát về
một đối tượng thuộc phạm vi rộng, tác giả không đưa ra dẫn chứng, cũng
không phân tích, song các nhận xét của ơng đã giúp chúng tơi rất nhiều trong
bước đầu tìm hiểu sonnet Shakespeare. Tài liệu thứ hai có thể kể đến là cuốn
W. Secxpia thơ xônê chọn lọc của dịch giả Thái Bá Tân. Tác giả đã chọn
dịch 77 bài sonnet tiêu biểu của Shakespeare kèm theo lời giới thiệu nhiều
tâm huyết. Trong phần này, Thái Bá Tân có giới thiệu sơ bộ về hình thức, bố

cục và những yêu cầu nghiêm nhặt đã trở thành bắt buộc của thể sonnet cùng
quá trình phát triển của nó và đi vào sonnet Shakespeare : “Nhìn chung, mặc
dù chủ đề xen kẽ nhau khá phức tạp, đại khái ta có thể chia tồn tập 154 bài
xônê của Shakespeare thành hai phần lớn – một phần nói về người bạn, và
phần kia nói về người yêu. Cụ thể hơn, có thể chia thành từng nhóm như sau:
- Từ xônê 1 đến xônê 26: ca ngợi vẻ đẹp của bạn, thuyết phục bạn lấy
vợ, có con để truyền lại vẻ đẹp ấy cho các thế hệ sau
*


Đỗ Khánh Hoan (1974), Khái niệm về ngôn ngữ và thi pháp Anh, Nxb Ba Vì, trang 117.
Đỗ Khánh Hoan, tlđd, trang 119.


14

- Từ xônê 27 đến xônê 32: nỗi buồn xa cách
- Từ xônê 33 đến xônê 42: những nghi ngờ và rạn nứt đầu tiên trong
tình bạn
- Từ xơnê 43 đến xônê 75: nỗi buồn và lo sợ
- Từ xônê 76 đến xơnê 96: lịng ghen tng và đố kị đối với các nhà thơ
khác
- Từ xônê 97 đến xônê 99: mùa đông của sự chia li
- Từ xônê 100 đến xơnê 126: niềm vui của tình bạn được khơi phục
- Từ xônê 127 đến xônê 127 đến xônê 152: tình cảm mâu thuẫn của nhà
thơ đối với người yêu: “the Dark Lady”
- Hai bài 153 và 154 là hai xơnê kết, ít liên quan đến tồn bộ “cốt
truyện”, chủ yếu phỏng theo các bài xơnê cổ điển có trước”*. Nhà nghiên cứu
cũng chia sẻ những khó khăn trong quá trình đến với tác phẩm để thấy: “Cho
đến nay chưa hề có bản dịch thơ Sêxpia nào ra tiếng Việt, nghĩa là chúng ta

hoàn toàn chưa biết đến một Sêxpia khác cũng vĩ đại như Sêxpia kịch, đó là
Sêxpia thơ trữ tình. Ngun nhân thì nhiều, nhưng có lẽ ngun nhân cơ bản
nhất là ở chỗ dịch thơ xônê của Sêxpia rất khó, hầu như vượt ra ngồi khả
năng của người dịch, ngay cả những người dịch tài năng và kinh nghiệm.”†.
Có thể nói trong tình hình tư liệu tiếng Việt cịn ít ỏi, cuốn sách của Thái Bá
Tân cùng các bản dịch thơ của ông là một nỗ lực đáng quý đưa thơ sonnet đến
với độc giả Việt Nam.
Tài liệu bằng tiếng Anh
Đối với dạng tài liệu này, chúng tôi cũng chia thành hai dạng: các bài
viết lẻ đăng trên tạp chí và các sách chuyên khảo.
Về dạng tài liệu thứ nhất, chúng tôi thu thập từ hai nguồn: tạp chí
chuyên về Shakespeare của “Hiệp hội Shakespeare Anh” (the British
*


Thái Bá Tân (dịch) (1995), W. Sexpia – Thơ xônê chọn lọc, Nxb Văn học, Hà Nội, trang 14-15.
Thái Bá Tân, tlđd, trang 17.


15

Shakespeare Association*) và tuyển tập phê bình sonnet Shakespeare qua các
thời đại do James Schiffer biên tập. Theo đó, các tác giả chú ý đến một số vấn
đề sau:
Một là trình tự sắp xếp các bài sonnet. Đây là nội dung chính trong bài
viết của Cathy Shrank đăng trên tạp chí Shakespeare tập 5, số 3 năm 2009.
Thơ sonnet Shakespeare lần đầu được xuất bản năm 1609 tại Luân Đôn dưới
tên là “SHAKE-SPEARES SONNETS”, bìa sách ghi “chưa từng được in trước
đó”, bên trong là 154 bài thơ theo trình tự từ sonnet 1 đến sonnet 154. Nhưng
vào năm 1640, John Benson xuất bản một cuốn sách dưới cái tên

“Shakespeare’s Poems”, ông đã sắp xếp lại các bài sonnet (nhập nhiều bài
thành các bài thơ dài hơn), thêm vào các tiêu đề mô tả và công bố cùng cùng
với các bài thơ không được xem là do Shakespeare viết, ở phần phụ lục ơng
cịn thêm vào các bài thơ mà ông viết là “do các quý ông khác viết” bao gồm
các bài thơ của Ben Jonson, John Milton, Francis Beaumont và Robert
Herrick. Cuốn sách đã bị rất nhiều người chỉ trích là cắt xén, sửa đổi nguyên
tác và bị cho là khơng có giá trị. Nhưng theo Cathy Shrank, nhiều người đã
chưa đánh giá đúng được giá trị của cuốn sách này. Cathy Shrank cho rằng
thực ra cuốn sách là “một cách đọc sonnet Shakespeare”. Các nhà kí hiệu học
Tartu – Moscow khi nghiên cứu văn bản từ góc nhìn kí hiệu học văn hóa rất
quan tâm đến một khái niệm mà họ gọi là “khung” của tác phẩm. Nó liên
quan đến bìa sách, lời đề tựa, phần mở đầu và phần kết thúc…, cho nên sự sắp
xếp các yếu tố trong văn bản cũng là một vấn đề rất quan trọng. Khi chọn
nghiên cứu sonnet, đương nhiên chúng tôi chọn bản in đầu tiên được nhiều
*

“Hiệp hội Shakespeare Anh” – tên viết tắt BSA, được thành lập năm 2002, là một hiệp hội chuyên nghiệp,

một tổ chức tự nguyện cống hiến cho việc học tập, thực hành và thưởng thức Shakespeare trên tồn lãnh thổ
nước Anh. Hiệp hội có một tập san chuyên ngành - được đánh giá là tập san hàng đầu trong lĩnh vực nghiên
cứu về Shakespeare, số đầu tiên ra năm 2005, xuất bản online 4 lần 1 năm và ra bản in mỗi năm 1 lần. Các
bài viết về sonnet Shakespeare mà chúng tôi thu thập được chủ yếu là từ tập san chuyên ngành này.


16

người đồng thuận. Song cách nghĩ của Cathy Shrank cũng là một kiến giải
độc đáo, đưa ra nhiều gợi ý hay. Nó cũng cho thấy một thực tế: việc nghiên
cứu Shakespeare ở thời nào cũng có khả năng sinh ra các hiện tượng thú vị,
Shakespeare đã lôi cuốn các thế hệ, các nền văn hóa khơng thuộc về mình,

đến mức người ta gọi đó là “nghiên cứu văn hóa Shakespeare”
(Shakespearean cultural studies).
Vấn đề thứ hai cũng được các nhà nghiên cứu quan tâm là vấn đề
truyền thống trong các bài sonnet. Chữ “truyền thống” (tradition) ở đây bao
gồm cả truyền thống tư tưởng lẫn truyền thống văn chương. Sonnet
Shakespeare không tách rời thời đại Phục Hưng khi mà niềm tin vào thần
thánh, nhà thờ đang có nguy cơ đổ vỡ, các nhà tư tưởng, bên cạnh việc phục
hồi các giá trị của nền văn minh Hy Lạp, cũng đặt niềm tin sâu sắc vào con
người, vào tình yêu, vào tất cả những gì hiện hữu. Sonnet Shakespeare đồng
thời khơng tách rời hệ đề tài, lối biểu đạt của cội nguồn của nó – sonnet Ý
cùng các nhà sáng tác sonnet Anh đi trước. Chỉ có điều, đến ơng, tất cả đều
đạt độ kết tinh. Và đây là một yếu tố bộc lộ khía cạnh văn hóa trong sonnet
Shakespeare. Vì văn hóa là kí ức cộng đồng bao gồm cả ý thức và vô thức, tác
phẩm là một thông điệp dồn nén trong nó các trầm tích văn hóa. Cũng giống
như con người khơng thể sống tiếp mà khơng có q khứ, cái mới chỉ có thể
hình thành trên nền tảng của cái cũ.
Ngồi ra, các nhà nghiên cứu cịn chú ý đến một số vấn đề khác như
vần, nhịp, nhạc tính của thơ* cùng các nhân vật bí ẩn “a young man” và “a
sensual woman” là đối tượng mà Shakespeare muốn gửi gắm, nhắn nhủ trong
các bài thơ của mình. Đặc biệt, vấn đề được xem như hiện tượng văn hóa thời
*

Sonnet từ Ý vào anh đã có nhiều thay đổi về vần, nhịp, bố cục để thích nghi với ngôn ngữ và đôi

tai thẩm âm của người Anh, trong đó Shakespeare là người có cơng lớn tạo nên phong cách riêng của sonnet
Anh. Cho nên, ông không phải người đầu tiên viết sonnet theo kiểu Anh, nhưng sau này người ta vẫn gọi
sonnet Anh là sonnet kiểu Shakespeare để phân biệt với sonnet theo kiểu Ý.


17


đại – vấn đề đồng tính luyến ái trong sonnet cũng được các nhà nghiên cứu
quan tâm.
Bên cạnh đó là rất nhiều các nghiên cứu chỉ quan tâm riêng đến một bài
sonnet nào đó, tập trung khám phá giá trị nghệ thuật, nội dung của nó. Theo
Harold Bloom, ba bài sonnet có vị trí then chốt trong sonnet Shakespeare là
sonnet 3, sonnet 64 và sonnet 116. Còn các bài sonnet hay được nhắc đến nhất
là sonnet 20, sonnet 134, sonnet 135, sonnet 136.
Về dạng tài liệu thứ hai, các tác giả khi viết chuyên luận về sonnet
Shakespeare thường có hai xu hướng: phân tích sonnet theo chủ đề và đi chi
tiết cụ thể từng bài. Tiêu biểu cho xu hướng thứ nhất là Dympna Callaghan,
Michael Schoenfeldt cùng một số người khác; tiêu biểu cho hướng thứ hai là
Helend Vendler. Trong cuốn “Shakespeare’s Sonnets”, Dympna Callaghan,
như ông tự bộc bạch, tập trung vào văn bản tác phẩm hơn là các vấn đề xung
quanh tác giả. Ông đặc biệt chú ý đến các vấn đề nổi trội trong sonnet như
“cái đẹp”, “tình u” và “thời gian”. Ơng cũng có ý thức đi tìm khn mẫu
của các nhân vật được miêu tả trong tác phẩm ở các hình mẫu thời đại, nằm
trong truyền thống văn hóa phương Tây và so sánh Shakespeare với các nhà
thơ trước đó, đặc biệt là Petrarch. Nói chung, đây là một cuốn sách dễ đọc,
cung cấp cho người đọc các kiến thức chung nhất về sonnet, nó được xem là
cuốn sách nhập môn khi muốn bước vào thế giới sonnet Shakespeare. Trong
cuốn sách biên soạn, tập hợp các bài phê bình nghiên cứu của các học giả qua
nhiều thời đại*, Michel Schoenfeldt cũng cùng quan điểm với Callaghan,
nhóm các bài viết thành các vấn đề, theo đó cuốn sách được chia làm 6 phần:
phần 1 tập hợp các bài viết về hình thức, cấu trúc sắp xếp các bài sonnet, phần
2 bàn về mối quan hệ giữa sonnet Shakespeare và sáng tác của các nhà thơ
trước ông, phần 3 nói về các lí thuyết biên tập và tiểu sử, phần 4 dành nói về
*

Chi tiết xin xem: “A Companion to Shakespeare’ Sonnets” (Michael Schoenfeldt).



18

các bản chép tay và bản in sonnet qua quá trình lịch sử, phần 5, 6 và phần 7
dành nói về ba chủ đề chính trong sonnet: các mơ hình của ham muốn, ý niệm
về bóng tối, kí ức trong sonnet. Các phần cịn lại nói về mối quan hệ của
sonnet Shakespeare với các vở kịch và trường ca khác của ơng. Việc nhóm
các tác giả với cách viết, quan điểm khác nhau theo cùng một chủ đề của
người biên tập đã giúp chúng tơi rất nhiều trong việc có được cái nhìn đa
chiều về các vấn đề trong sonnet. Trong Shakespeare’s Sonnets, Tiến sĩ
James K. Lowers thuộc Đại học Hawaii có đưa ra những kiến giải về các vấn
đề cơ bản nhất của sonnet Shakespeare: thời điểm sáng tác (date of
composition); trật tự và cách sắp xếp (order and arangement); các nghi vấn
mang tính tự truyện (question of autobiography) liên quan tới các nhân vật
“the fair young man”, “the dark lady”, “the rival poet”; các chủ đề nổi trội
(dominant themes) và tập hợp các bài phê bình hay của các nhà nghiên cứu.
Tác giả xem ba trong số các chủ đề nổi trội của sonnet Shakespeare là sự bất
tử qua thế hệ sau (immortality through offspring), sự bất tử qua thơ ca
(immortality through verse), sự bất tử qua tình u (immortality through
love).
Cơng trình nghiên cứu cơng phu và kĩ lưỡng về thơ sonnet Shakespeare
được nhiều người nhắc đến là của Giáo sư Đại học Harvard Helen Vendler:
The Art of Shakespeare’s Sonnets. Trong cuốn sách này, bằng việc diễn giải
chi tiết 154 bài sonnet của Shakespeare, nhà nghiên cứu đã chỉ ra những hình
tượng được ẩn giấu và đặc điểm phong cách các bài thơ, nêu lên được những
tầng nghĩa quan trọng trong mỗi dòng thơ cũng như cách các phần kết hợp với
nhau để tạo ra ý nghĩa. Trước khi đi vào từng bài thơ, tác giả cũng dành một
phần giới thiệu kĩ lưỡng về cấu trúc, giọng điệu của sonnet, về Shakespeare
như một người kể chuyện, một nhà thơ. Phương pháp của Helend Vendler khá

đa dạng, song chủ yếu là phương pháp phân tích ngơn ngữ học của chủ nghĩa


19

cấu trúc. Đây là một cuốn sách khó đọc song rất lí thú và có giá trị về phương
pháp luận.
Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến các nghiên cứu về sonnet từ góc nhìn
kí hiệu học.
Các nghiên cứu về sonnet từ góc nhìn ký hiệu học
Trong bài viết “Sound and Meaning in Shakespeare’s Sonnets”*,
Shapiro đặt ra vấn đề thơ Shakespeare đầy những sự trùng điệp âm thanh và
chơi chữ, song câu hỏi về mối quan hệ giữa âm và nghĩa trong sonnet thì vẫn
chưa được trả lời, một phần vì chưa có một phương pháp để chỉ ra được là có
sự tương ứng như thế tồn tại. Ơng dựa vào sự phân biệt giữa các chuỗi âm
sonorant và obstruent†, cho rằng trong sonnet Shakespeare chúng tương ứng
với các ý nghĩa chỉ sự tự do và ràng buộc, và khẳng định mối quan hệ giữa âm
và nghĩa vì thế mang tính hình hiệu. Ơng nhận định, trong số các tác phẩm
của Shakespeare, ngoại trừ Hamlet, sonnet là tác phẩm được bàn đến nhiều
nhất, song chưa có tác phẩm nào trả lời được cho câu hỏi: liệu âm có phải là
tiếng vọng của nghĩa hay khơng. Ơng dẫn ra một vài nghiên cứu và chỉ ra các
tác giả chưa chứng minh được sự song hành về âm có vai trị gì trong việc
kiến tạo ý nghĩa mà theo các phân tích trước đó, nó chỉ như một thứ trang sức
cho lời thơ hoặc phục vụ cho các hình thức song hành về cú pháp và ý nghĩa.
Tác giả bỏ qua nguyên âm vì các nguyên âm đương nhiên vang và mở, sau
nguyên âm là đến các sonorant và sau đó mới đến các obstruent. Bằng cách
đếm số đơn vị sonorant (SUs) trong bài thơ rồi chia cho tổng số âm tiết, tác
giả tìm được thương số thanh tính (sonority quotient - SQ) của tác phẩm.

Michael Shapiro (1998), Sound and Meaning in Shakespeare’s Sonnets, Linguistic Society of America,

Vol. 74, No. 1 (Mar., 1998), pp. 81-103. Nguồn: .

Trong bài viết, Shapiro cũng chú thích: sonorants bao gồm các âm mũi (được thể hiện bằng các chữ cái: m,
*

n, ng); âm nước ( được thể hiện bằng chữ cái r) và các âm lướt (được thể hiện bằng các chữ cái h, y, w); còn
obstruents bao gồm các phụ âm còn lại, là các phụ âm đúng nghĩa.


×