Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Luận văn thạc sĩ truyện cổ tích sinh hoạt người việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 158 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đào Ngọc Ngân Giang

TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA ỨNG XỬ

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VĂN HỌC
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Đào Ngọc Ngân Giang

TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT
DƯỚI GĨC NHÌN VĂN HĨA ỨNG XỬ
Chun ngành : Văn học Việt Nam
Mã số

: 8220121

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƠN NGỮ VĂN HỌC
VÀ VĂN HĨA VIỆT NAM

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. NGUYỄN THỊ NGỌC ĐIỆP



Thành phố Hồ Chí Minh – 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung nghiên cứu trong luận văn này là cơng trình
nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS. Nguyễn Thị
Ngọc Điệp. Các kết quả nêu trong luận văn đều có cơ sở khoa học. Mọi trích
dẫn trong luận văn đều có xuất xứ rõ ràng. Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm
về cơng trình nghiên cứu của mình.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng 05 năm 2020
Tác giả

Đào Ngọc Ngân Giang


LỜI CẢM ƠN
Cơng trình này hồn thành, ngồi sự nỗ lực cố gắng của bản thân, tác giả
luận văn thực sự rất cảm kích trước sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước hết, xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Nguyễn Thị Ngọc Điệp,
người cô hướng dẫn rất tận tâm, tận tình giúp đỡ, giảng giải, bổ khuyết những
kiến thức liên quan đến đề tài luận văn cho người viết. Cô cũng luôn động viên
tinh thần, tạo cơ hội và điều kiện để người viết tham gia vào các Hội thảo nghiên
cứu về văn học. Chỉ tiếc rằng, trong khả năng và thời gian có hạn, người viết
chưa thực sự đáp ứng mong mỏi và kì vọng của cô. Em xin chân thành cảm
ơn cô.
Em xin cảm ơn các thầy cô giảng dạy bộ môn lớp Văn học Việt Nam
K28. Nhờ sự nhiệt tình và tận tâm của q thầy cơ mà em và cả lớp đã hồn
thành chương trình Cao học và đã học được những điều bổ ích để vận dụng vào
trong luận văn và cả trong q trình cơng tác sau này.

Em cũng xin cảm ơn lãnh đạo và các thầy cơ Phịng Sau Đại học Trường
Đại học Sư phạm TP.HCM vì đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em hoàn thành
đúng kế hoạch học tập, đạt được kết quả tốt nhất. Xin cảm ơn Ban Giám hiệu
và thầy cô tổ bộ môn Văn trường THPT Thanh Đa (Bình Thạnh, Thành phố Hồ
Chí Minh) vì đã tạo điều kiện và sắp xếp thời gian để em được đi học nâng cao
chuyên môn. Đồng thời, cũng xin gửi lời tri ân đến các cán bộ, thủ thư ở
Thư viện trường Đại học Sư phạm TP.HCM.
Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bè bạn, học sinh đã luôn
động viên và giúp đỡ để tiếp thêm sức mạnh cho người viết hoàn thành luận
văn.
Xin tri ân tất cả với một tấm lòng nhiệt thành nhất!


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU 1
Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HĨA
ỨNG XỬ VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT NGƯỜI
VIỆT .................................................................................................. 13
1.1. Khái quát về văn hoá ứng xử của người Việt ........................................... 13
1.1.1. Khái niệm văn hóa ứng xử ............................................................. 13
1.1.2. Đặc trưng văn hóa ứng xử của người Việt ..................................... 21
1.2. Khái quát về truyện cổ tích sinh hoạt của người Việt .............................. 30
1.2.1. Khái niệm cổ tích sinh hoạt............................................................ 30
1.2.2. Đặc trưng về nội dung và nghệ thuật của cổ tích sinh hoạt ........... 34
1.3. Mối quan hệ giữa văn học và văn hóa ...................................................... 36

1.3.1. Mối quan hệ nói chung giữa văn học và văn hóa.......................... 36
1.3.2. Mối quan hệ giữa truyện cổ tích sinh hoạt và văn hóa ứng xử
của người Việt ............................................................................... 38
1.4. Nguồn truyện cổ tích sinh hoạt khảo sát .................................................. 41
Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................. 44
Chương 2. NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA VĂN HĨA ỨNG XỬ TRONG
TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT CỦA NGƯỜI VIỆT.......... 46
2.1. Văn hóa ứng xử giữa người với người ..................................................... 47
2.1.1. Văn hóa ứng xử trong gia đình ...................................................... 47
2.1.2. Văn hóa ứng xử trong cộng đồng................................................... 61


2.1.3. Văn hóa ứng xử với những giá trị cá nhân..................................... 69
2.2. Văn hóa ứng xử giữa con người với thế giới tự nhiên ............................. 78
2.2.1. Văn hóa ứng xử thể hiện qua sự hòa hợp, tận dụng tự nhiên ........ 79
2.2.2. Văn hóa ứng xử thể hiện qua sự ứng phó với tự nhiên .................. 81
Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................. 83
Chương 3. NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA VĂN HÓA ỨNG XỬ TRONG
TRUYỆN CỔ TÍCH SINH HOẠT CỦA NGƯỜI VIỆT ....... 85
3.1. Văn hóa ứng xử trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt phản ánh
không gian sinh hoạt của cộng đồng người Việt ..................................... 86
3.2. Văn hóa ứng xử trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt phản ánh
thế giới tình thương của người Việt ........................................................ 92
3.3. Văn hóa ứng xử trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt phản ánh
những triết lý dân gian của người Việt........................................ 102
3.3.1. Triết lý về giá trị và vị thế của con người .................................... 102
3.3.2. Triết lý sống thuận theo tự nhiên ................................................. 106
3.3.3. Triết lý sống “Ở hiền gặp lành” ................................................... 109
3.3.4. Triết lý “vạn vật hữu linh” ........................................................... 114
Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................ 116

KẾT LUẬN .......................................................................................................... 118
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 120
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Ứng xử của người Việt trong mối quan hệ gia đình ..................... 48
Bảng 2.2. Ứng xử của người Việt trong mối quan hệ cộng đồng.................. 62
Bảng 2.3. Ứng xử của người Việt với những giá trị cá nhân ........................ 70
Bảng 2.4. Ứng xử của con người với mơi trường tự nhiên trong truyện
cổ tích người Việt .......................................................................... 78


1

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Truyện cổ tích là một thể loại văn học dân gian được phổ biến trong một
phạm vi hết sức rộng lớn và hấp dẫn mọi đối tượng bạn đọc trong mọi thời
điểm. Từ lâu, truyện cổ tích được đánh giá là một trong những thể loại quan
trọng nhất của loại hình tự sự dân gian, bao gồm ba tiểu loại: cổ tích lồi vật,
cổ tích thần kì, và cổ tích sinh hoạt (cịn gọi là truyện cổ tích thế sự). Trong đó,
truyện cổ tích sinh hoạt được nhìn nhận và đánh giá là tiểu loại khá tiêu biểu,
mang nhiều nét đặc trưng của thể loại cổ tích. Tiểu loại này thu hút người đọc
khơng phải ở những yếu tố kỳ ảo, những xung đột gay gắt, kịch tính như ở cổ
tích thần kỳ mà nó tạo ra sức hấp dẫn từ chính chất liệu hiện thực, từ hơi thở
cuộc sống hiện thực được thổi vào trong từng câu chuyện.
Văn hóa là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm nghiên cứu. Văn
học là một bộ phận của văn hóa. Vì vậy khi nghiên cứu văn học dân gian ta
không thể không quan tâm tới văn hóa. Con người với văn hóa giao tiếp ứng

xử với thiên nhiên và xã hội là những đề tài quen thuộc trong tất cả các thể loại
văn học dân gian, đặc biệt là tiểu loại cổ tích sinh hoạt. Truyện cổ tích sinh hoạt
với những câu truyện về đời sống là nơi bảo tồn và tái tạo những giá trị của văn
hóa ứng xử. Con người trong giao tiếp hàng ngày đều phải tuân theo những
chuẩn mực của văn hóa ứng xử. Điều này được phản ánh rất rõ ràng trong
truyện cổ tích sinh hoạt.
Việc nghiên cứu truyện cổ tích sinh hoạt người Việt dưới góc độ văn hóa,
mà cụ thể là văn hóa ứng xử đối với chúng tôi, những người giáo viên trực tiếp
giảng dạy môn Ngữ văn tại trường trung học phổ thông là hướng nghiên cứu
thiết thực và sẽ bổ trợ hiệu quả cho cơng việc giảng dạy của mình. Bởi những
kết quả thu thập được qua đề tài nghiên cứu này sẽ hỗ trợ cho việc nhìn nhận
văn học dân gian trên bình diện liên kết với văn hóa dân gian, từ đó khiến cho


2

việc truyền đạt những giá trị văn hóa truyền thống cho học sinh trở nên hiệu
quả hơn, đặc biệt là văn hóa ứng xử, giúp học sinh phát triển tồn diện về học
vấn và nhân cách.
Với những lý do trên, chúng tơi quyết định lựa chọn đề tài Truyện cổ
tích sinh hoạt người Việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử với hy vọng tìm hiểu
về những giá trị của truyện cổ tích sinh hoạt người Việt trong mối liên hệ với
văn hóa ứng xử truyền thống. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài này cũng sẽ
phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập truyện cổ tích sinh hoạt
ở các bậc học nói chung.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Một số cơng trình đã nghiên cứu về truyện cổ tích sinh hoạt
người Việt
Truyện cổ tích là thể loại được sự chú ý nghiên cứu từ rất sớm so với
nhiều thể loại khác của văn học dân gian. Đã có rất nhiều giáo trình và cơng

trình nghiên cứu có giá trị trong và ngồi nước với các bài viết, chuyên luận,
luận văn đề cập đến nhiều góc độ của truyện cổ tích như nguồn gốc, đặc trưng
hay phân loại. Trong đó, cổ tích sinh hoạt là một tiểu loại của cổ tích. Nó chứa
đựng những giá trị to lớn về ý nghĩa hiện thực và giá trị nhân đạo, văn hóa. Vì
vậy, nghiên cứu tiểu loại cổ tích sinh hoạt là một hướng nghiên cứu đang rất
được quan tâm những năm gần đây.
Khi tổng hợp những nghiên cứu, nhận định của các nhà khoa học trong
và ngoài nước nghiên cứu về Folkore, Chu Xuân Diên trong bài viết Truyện cổ
tích dưới mắt các nhà khoa học (2001) đã thống kê các cách phân loại truyện
cổ tích trên thế giới. Trong đó, cách phân loại thành ba tiểu loại cổ tích bao
gồm cổ tích thần kỳ, cổ tích lồi vật và cổ tích sinh hoạt của O.Mile và Prop là
cách được nhiều nhà nghiên cứu Folkore đồng thuận. Qua sự tổng hợp của bài
nghiên cứu này, có thể thấy được vấn đề nghiên cứu cổ tích sinh hoạt như một
tiểu loại của truyện cổ tích với những đặc điểm chung và riêng biệt trong cùng


3

một thể loại của truyện kể dân gian đã được các nhà nghiên cứu đặt vấn đề và
quan tâm từ rất sớm.
Trong cơng trình Văn học dân gian những cơng trình nghiên cứu (2003)
của Bùi Mạnh Nhị, Hồ Quốc Hùng, Nguyễn Thị Ngọc Điệp, ở phần Truyện cổ
tích, Chu Xuân Diên có cái nhìn cụ thể hơn về tiểu loại cổ tích sinh hoạt. Theo
ơng, cổ tích sinh hoạt có nội dung phản ánh những xung đột trong gia đình và
xã hội thời kỳ xã hội có phân chia giai cấp. Nhưng khi so sánh với cổ tích thần
kỳ, một tiểu loại khác của cổ tích có những nội dung phản ánh tương tự, ông
lại chỉ ra đặc điểm riêng để phân loại cổ tích sinh hoạt như vai trị của các yếu
tố thần kỳ hay kết thúc truyện, số phận của nhân vật chính. Đây là những phát
hiện có yếu tố quan trọng trong công việc thu thập và thống kê truyện cổ tích
sinh hoạt người Việt khi tiến hành đề tài nghiên cứu.

Trong giáo trình Văn học dân gian của Vũ Anh Tuấn, Phạm Thu Yến,
Nguyễn Việt Hùng, Phạm Đặng Xuân Hương viết về truyện cổ tích sinh hoạt
như sau
Truyện cổ tích sinh hoạt được phân chia theo đề tài và nội dung phản ánh,
mỗi câu truyện là một bài học về những vấn đề đạo đức, ứng xử, cách sống
của con người. Sức hấp dẫn của nó không nằm ở các yếu tố hoang đường,
kỳ ảo (tiểu loại này hầu như yếu tố kỳ ảo chỉ mang tính điểm xuyết, xuất
hiện ở phần kết của truyện), hay ở kết cấu ly kỳ, phức tạp, mà nằm ở sự
giản dị của câu truyện, ở những tình huống sinh hoạt thường ngày
(Vũ Anh Tuấn, Phạm Thu Yến, Nguyễn Việt Hùng, Phạm Đặng Xuân
Hương, 2012).

Trong một số bài viết của tác giả Triều Ngun trên website của Tạp chí
sơng Hương đã có sự phân biệt cụ thể giữa truyện cổ tích sinh hoạt với những
thể loại khác của văn học dân gian có một số nét tương đồng về nội dung và


4

nghệ thuật. Bài viết Sự khác nhau giữa truyện cười và truyện cổ tích sinh hoạt
có gây cười được đăng ngày 23/2/2010, tác giả đã chỉ ra sự khác biệt của truyện
cổ tích sinh hoạt có yếu tố gây cười và thể loại truyện cười thể hiện rõ ở ba đặc
điểm là dung lượng lời kể, kết cấu và kết thúc của hai thể loại này. Với bài viết
khác là Phân định giữa truyện truyền kỳ và truyện cổ tích thế tục Việt Nam vào
năm 2016 cũng trên website của Tạp chí sơng Hương, Triều Ngun lại khu
biệt rõ truyện cổ tích sinh hoạt (hay cịn gọi là cổ tích thế tục) với một thể loại
dễ nhầm lẫn nhất với nó là truyện truyền kỳ. Nếu truyện cổ tích sinh hoạt nhằm
hướng tới những người bình thường, thì truyện truyền kì nhằm vào lớp người
có học thức và giới quan lại. Truyện truyền kì có thể có lời bàn hay lời bình,
đặt ở cuối truyện cịn cổ tích sinh hoạt thì khơng. Hai lý do được tác giả đưa ra

đã giải thích sự gần gũi cũng như khác biệt giữa truyện truyền kỳ và truyện cổ
tích sinh hoạt. Hai bài viết trên của Triều Nguyên đã giúp cho công việc nghiên
cứu dễ dàng hơn khi việc đưa ra những tiêu chí để phân loại truyện cổ tích sinh
hoạt với các thể loại văn học dân gian khác.
Tác giả Lưu Thị Hồng Việt trong bài viết Khơng gian trong truyện cổ
tích sinh hoạt của Việt Nam – Hàn Quốc đăng trên webssite Văn hóa Nghệ An
năm 2014 đã khái quát các dạng không gian đời sống sinh hoạt của con người
Việt Nam như không gian tự nhiên, không gian xã hội với khơng gian biển,
khơng gian gia đình, khơng gian chợ, không gian làng, không gian lễ hội… “đi
vào trong cổ tích sinh hoạt góp phần làm cho cốt truyện phát triển, phản ánh
phạm vi hoạt động của nhân vật, phản ánh đời sống vật chất và đời sống tinh
thần phong phú, đa dạng” của cộng đồng (Lưu Thị Hồng Việt, 2014).
Luận văn thạc sĩ Kiểu nhân vật thông minh trong tiểu loại truyện cổ tích
sinh hoạt người Việt của Phạm Thị Thu Huyền vào năm 2011 tại trường Đại
học sư phạm Hà Nội là cơng trình đi sâu vào nghiên cứu một kiểu nhân vật
trong hệ thống các nhóm nhân vật của truyện cổ tích sinh hoạt với các biểu hiện
của việc dùng trí thơng minh của mình để phá giải những lời thánh đố, những


5

chiêu trò kén rể hay trong xử kiện,… Luận văn đã đóng góp những nghiên cứu
về loại hình nhân vật với những đặc điểm cụ thể, làm rõ hơn những giá trị truyền
thống của người Việt trong việc xem trọng trí tuệ, tài năng của con người.
2.2. Một số cơng trình nghiên cứu về văn hóa ứng xử người Việt
Văn hóa là một phạm trù nghiên cứu rất rộng. Các nhà nghiên cứu khi
tìm hiểu về văn hóa đã chú ý tới rất nhiều phương diện khác nhau của nó, trong
đó có văn hóa ứng xử của người Việt. Chúng tơi chú ý đến các cuốn giáo trình
có tính chất nền tảng như: Cơ sở văn hóa Việt Nam (1999), Hệ giá trị Việt Nam
từ truyền thống đến hiện đại (2016) của Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt

Nam (2012) của Trần Quốc Vượng, Bản sắc văn hóa Việt Nam (2018) của Phan
Ngọc. Trong các cuốn sách và giáo trình trên, các nhà nghiên cứu đều đưa ra
khái niệm văn hóa và văn hóa học; phân biệt văn hóa với văn hiến, văn vật và
chỉ ra chức năng của văn hóa trong đời sống con người. Trên cơ sở đó, các tác
giả phân tích, lí giải đặc trưng của văn hóa Việt Nam trên các mặt: Văn hóa
nhận thức, văn hóa tổ chức đời sống tập thể, cá nhân và văn hóa ứng xử.
Trong Hệ giá trị Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại (2016), Trần
Ngọc Thêm đã đưa ra đưa ra năm giá trị cơ bản nhất tạo nên những đặc trưng
gốc của bản sắc văn hóa Việt Nam bao gồm tính cộng đồng, tính ưa hài hịa,
khuynh hướng thiên về âm tính, tính tổng hợp và tính linh hoạt. Năm đặc trưng
cơ bản này có mối tương quan với cấu trúc của văn hóa gồm văn hóa nhận thức,
văn hóa tổ chức đời sống tập thể, văn hóa tổ chức đời sống cá nhân, văn hóa
ứng xử với mơi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với mơi trường xã hội.
Trong Bản sắc văn hóa Việt Nam (2018), Phan Ngọc đã đánh giá về bản
sắc văn hóa dân tộc bằng cách tiếp cận qua những yếu tố như Tổ quốc, gia đình,
thân phận, diện mạo. Trong từng yếu tố, Phan Ngọc so sánh những biểu hiện
của văn hóa truyền thống người Việt trong sự tương quan với văn hóa Trung
Hoa và văn hóa phương Tây. Cách nghiên cứu này đã làm nổi bật những đặc
trưng của văn hóa truyền thống người Việt, trong đó có văn hóa ứng xử.


6

Ngồi các cuốn giáo trình, những cuốn sách có tính chất nền tảng, cịn
có nhiều cơng trình nghiên cứu về các mặt khác nhau của văn hóa ứng xử của
người Việt như: Tâm lí học ứng xử (2001) của Lê Thị Bừng, Văn hóa ứng xử
trong giáo dục gia đình (2001) của Nguyễn Văn Lê, Văn hóa ứng xử truyền
thống của người Việt (2007) của Lê Văn Quán, Văn hóa ứng xử Việt Nam hiện
nay (2008) của Nguyễn Thanh Tuấn … Trong những chuyên khảo này, các tác
giả đã nêu những ngun nhân hình thành văn hóa ứng xử của người Việt từ

hoàn cảnh tự nhiên, ý thức cộng đồng và sự ảnh hưởng của Nho giáo, Phật giáo,
Đạo giáo. Họ cũng chỉ ra giá trị của văn hóa ứng xử truyền thống của người
Việt qua những bình diện ứng xử với cá nhân, gia đình và cộng đồng với những
đặc điểm ứng xử của tư duy trực giác tổng hợp, lối ứng xử linh hoạt, lòng nhân
ái và ý thức cộng đồng.
2.3. Một số cơng trình nghiên cứu về văn hóa ứng xử trong văn học dân
gian người Việt
Nghiên cứu văn hóa trong văn học dân gian là một lĩnh vực nghiên cứu
mới mẻ nhưng là hướng đi đúng đắn của các nhà nghiên cứu văn hóa, văn học
trong thời gian gần đây. Ở Việt Nam, đã có những cơng trình nghiên cứu về
văn hóa trong văn học, đặc biệt là trong văn học dân gian. Tiêu biểu như các
cơng trình nghiên cứu Một cách tiếp nhận văn hóa (2000) và Một thức nhận về
văn hóa Việt Nam (2018) của Phan Ngọc, Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn
học (2018) của Nguyễn Bá Thành, Nghiên cứu văn học từ mã văn hóa dân gian
(2018) của Nguyễn Thị Bích Hà, Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên
cứu giảng dạy văn học (2018) của Trần Nho Thìn,… Các cơng trình này đều
xem văn hóa học là một hướng tiếp cận hiểu quả đối với văn học, trong đó có
những giá trị văn hóa truyền thống tới văn học dân gian như ý kiến của Nguyễn
Bá Thành.


7
Văn học nghệ thuật (với nội hàm là nghệ thuật ngôn từ và các ngành nghệ
thuật khác) là một lĩnh vực đặc thù của văn hóa. Đặc thù bởi văn học nghệ
thuật phản ánh tư tưởng, tình cảm của dân tộc một cách trực tiếp, xuyên
suốt và toàn diện. Trong văn học nghệ thuật, dân tộc tự tạo ra cho mình
một thế giới thứ hai, một thế giới do trí tưởng tượng của các thành viên
dân tộc tạo nên. Thế giới đó khơng chỉ là một thành tố của bản sắc dân tộc
mà cịn phản ánh tồn diện cái bản sắc đó với các nét tính cách, tâm hồn
của dân tộc (Nguyễn Bá Thành, 2018).


Trong chuyên khảo của Nguyễn Thị Bích Hà về đề tài Nghiên cứu văn
học dân gian từ mã văn hóa dân gian (2018), tác giả đưa ra những khái niệm
lý thuyết về phương pháp luận nghiên cứu văn học dân gian, phương pháp
nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa dân gian, mối quan hệ giữa văn hóa
dân gian và văn học dân gian. Cơng trình này đã cung cấp một cái nhìn cụ thể
hơn về hướng nghiên cứu văn học dân gian trong mã văn hóa dân gian, một đặc
trưng của văn hóa truyền thống dân tộc.
Trần Nho Thìn trong cuốn Phương pháp tiếp cận văn hóa trong nghiên
cứu, giảng dạy văn học (2018) đã đi sâu vào nghiên cứu các dấu hiện của văn
hóa, đặc biệt là những giá trị văn hóa truyền thống về đạo đức, ứng xử của
người Việt trong các tác phẩm văn học. Tác giả chia chuyên luận thành các thế
ứng xử khác nhau của con người trong từng mối quan hệ cụ thể. Đó là cách ứng
xử với tự nhiên, với thân thể, trong quan niệm về giới,... Điều này đã giúp cho
người nghiên cứu nắm được các phương pháp để tiếp cận tác phẩm văn học từ
góc độ văn hóa ứng xử, trong đó có các tác phẩm của văn học dân gian.
Trong bài báo Những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam trong kiểu
truyện về Thánh Mẫu của tác giả Nguyễn Thị Nguyệt đăng trong Tạp chí Khoa


8

học Đại học quốc gia Hà Nội, Khoa học xã hội và Nhân văn, số 28 (2012) đã
nhận xét “Truyện kể về Thánh Mẫu chứa đựng những đặc điểm tư tưởng, tình
cảm, tính cách của dân tộc Việt Nam và phụ nữ Việt Nam và đặc biệt là những
truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam” (Nguyễn Thị Nguyệt, 2012) Trong
bài báo, tác giả đã khẳng định lối ứng xử trọng nữ của người Việt, từ đó mà vai
trị người mẹ, người phụ nữ trong gia đình cũng được nâng cao, “Người Việt
thờ Mẫu trước hết là thờ người mang nặng đẻ đau, ôm ấp chăm bẵm và đến hết
đời vẫn cịn lo lắng cho con cái của mình, rộng ra là thờ người Mẹ của xứ sở,

bảo hộ, bảo trợ cho con người” (Nguyễn Thị Nguyệt, 2012).
Năm 2016, Phạm Thị Thanh Tuyền với luận văn Văn hóa ứng xử của
người Việt trong truyện cổ tích thần kỳ đã nghiên cứu về những giá trị của văn
hóa ứng xử dân tộc trong thể loại cổ tích thần kỳ. Luận văn này đề cập tới văn
hóa ứng xử với mơi trường tự nhiên, ứng xử với gia đình, ứng xử với xã hội và
văn hóa ứng xử với chính mình của người Việt. Qua đó thấy được những mối
mâu thuẫn, bất cơng trong xã hội và cách ứng xử trọng tình nghĩa, hướng thiện
của con người.
Năm 2017, luận văn Văn hóa ứng xử trong truyện cười dân gian người
Việt của tác giả Nguyễn Thị Hằng là cơng trình nghiên cứu về văn hóa ứng xử
trong truyện cười dân gian Việt Nam không chỉ cho thấy nét ứng xử truyền
thống của người Việt trong cuộc chiến với thói hư tật xấu, với những cái xấu
xa, lạc hậu mà cịn có tư duy sáng tạo của con người Việt dưới hình thức nghệ
thuật của truyện cười.
Cũng trong năm 2017, luận văn Truyện cổ tích sinh hoạt người Việt dưới
góc nhìn văn hóa của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngân đã nghiên cứu truyện cổ
tích sinh hoạt người Việt trên các phương diện của văn hóa như tín ngưỡng,
phong tục và thế ứng xử của người Việt. Tuy nhiên, vì đây là một cơng trình
nghiên cứu về chun ngành văn hóa học, tác giả tìm hiểu chủ yếu về những
giá trị văn hóa chung của người Việt nên văn hóa ứng xử trong luận văn này


9

chỉ là một phần nhỏ của văn hóa dân tộc Việt được tác giả trình bày. Bên cạnh
đó, luận văn vẫn chưa đề cập đến cách ứng xử của người Việt với môi trường
tự nhiên. Đây cũng là một phương diện ứng xử quan trọng trong văn hóa truyền
thống của người Việt.
Với những cơng trình nghiên cứu trên, có thể thấy rõ việc nghiên cứu
văn học dân gian dưới góc nhìn văn hố là một hướng nghiên cứu quan trọng

và đang có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Tuy khơng phủ nhận
những đóng góp to lớn và quan trọng của các cơng trình nghiên cứu trên nhưng
rõ ràng, vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu riêng biệt nào về giá trị của truyện
cổ tích sinh hoạt trong cách biểu hiện những giá trị văn hóa truyền thống, đặc
biệt là văn hóa ứng xử. Vậy nên, chúng tơi mạnh dạn chọn đề tài Truyện cổ
tích sinh hoạt người Việt dưới góc nhìn văn hóa ứng xử nhằm đi sâu vào phân
tích, đánh giá những nét riêng biệt, đẹp đẽ cùng những giá trị to lớn trong lối
sống, cách đối nhân xử thế được dân gian ta gửi gắm qua những câu chuyện cổ
tích sinh hoạt. Đồng thời, qua đó khẳng định vai trị của truyện cổ tích sinh hoạt
trong việc gìn giữ nét đẹp truyền thống dân tộc. Đây là một trong những vấn đề
đang được quan tâm hàng đầu trong việc giáo dục, bảo tồn và phát huy những
giá trị quý báu của truyền thống dân tộc trong nhà trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Như tên đề tài luận văn đã chỉ rõ, đối tượng
nghiên cứu của luận văn này là Văn hóa ứng xử trong truyện cổ tích sinh hoạt
của người Việt.
Phạm vi nghiên cứu: Trong luận văn, chúng tơi tìm hiểu những giá trị
mà văn hóa ứng xử truyền thống tạo ra trong cổ tích sinh hoạt người Việt. Trong
giới hạn của luận văn, chúng tôi tiến hành khảo sát 197 truyện cổ tích sinh hoạt
người Việt trong 03 tuyển tập cổ tích là Truyện cổ tích Việt Nam bình giải
(2005) của Mộng Bình Sơn (02 truyện), Tổng tập văn học dân gian người Việt,
tập 7 – Phần truyện cổ tích lồi vật, truyện cổ tích sinh hoạt (2005) của Viện


10

Khoa học xã hội Việt Nam (76 truyện) và Truyện cổ tích thế tục Việt Nam
(2016) của Triều Nguyên (119 truyện).
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thống kê và hệ thống

Phương pháp thống kê là phương pháp giúp người viết tập hợp, phân
loại và đánh giá khách quan số lần xuất hiện của các yếu tố văn hóa ứng xử
trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt, tránh được cảm nhận chủ quan, dẫn
tới những kết quả sai lệch trong nghiên cứu khoa học.
Phương pháp hệ thống là phương pháp đặt sắp xếp các tác phẩm theo
một hệ thống các giá trị của văn hóa ứng xử để phân tích, lý giải mối liên hệ
giữa các yếu tố thành phần, từ đó có cái nhìn tổng thể về giá trị của truyện cổ
tích sinh hoạt dưới góc độ văn hóa ứng xử.
4.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp
Từ việc phát hiện, thống kê các yếu tố văn hóa ứng xử được phản ánh
trong truyện cổ tích sinh hoạt người Việt, người viết tiến hành phân tích, giải
thích, đánh giá ý nghĩa của cơ sở đó, chúng tơi rút ra những kết quả chung cho
vấn đề nghiên cứu.
4.3. Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Vận dụng linh hoạt các kiến thức văn hóa học, dân tộc học, xã hội học,…
để tìm hiểu những giá trị văn hóa ứng xử truyền thống của dân tộc Việt. Trên
cơ sở lý thuyết đó, người viết ứng chiếu để phân tích và làm rõ các đặc trưng
văn hóa ứng xử người Việt trong truyện cổ tích sinh hoạt.
4.4. Phương pháp so sánh
So sánh điểm giống và khác nhau trong cách ứng xử của người Việt được
phản ánh trong truyện cổ tích sinh hoạt với cách ứng xử của người Việt được
phản ánh trong một số thể loại khác như cổ tích thần kỳ, truyện cười,… Từ đó,
chúng tơi rút ra những nhận xét và lí giải cụ thể.


11

5. Dự kiến đóng góp của đề tài
Luận văn là cơng trình nghiên cứu một cách khá hệ thống và đầy đủ về
những giá trị của văn hóa ứng xử truyền thống dân tộc trong truyện cổ tích sinh

hoạt người Việt.
Luận văn góp phần khẳng định vai trị của truyện cổ tích sinh hoạt trong
việc bảo lưu và tái hiện những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Đồng
thời cũng góp phần tìm hiểu đầy đủ hơn về cái hay, cái đẹp của truyện cổ tích
sinh hoạt trong hệ thống các giá trị văn hóa ứng xử truyền thống.
Ngồi ra, Luận văn có ý nghĩa và giá trị tham khảo nhất định cho người
nghiên cứu muốn tìm hiểu sâu hơn về văn học dưới góc độ văn hóa ứng xử.
Đồng thời cung cấp phương pháp giảng dạy truyện cổ tích theo hướng tiếp cận
mới từ văn hóa học.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận, phần Tài liệu tham khảo, luận văn
được kết cấu gồm 3 chương như sau:
Chương 1. Một số vấn đề lí luận chung về văn hóa ứng xử và truyện
cổ tích sinh hoạt người Việt.
Nội dung của chương này là những lý thuyết tổng quan về văn hóa ứng xử
truyền thống của người Việt, những lý thuyết chung về truyện cổ tích sinh hoạt
người Việt với những đặc điểm về nội dung và nghệ thuật, mối quan hệ của văn
hóa và văn học trong sự tương quan tác động với nhau và tình hình tư liệu
truyện cổ tích sinh hoạt người Việt được chúng tơi sưu tầm, khảo sát và tìm
hiểu trong phạm vi đề tài của luận văn.
Chương 2. Những biểu hiện của văn hóa ứng xử trong truyện cổ tích
sinh hoạt của người Việt.
Nội dung của chương này nhằm trình bày các biểu hiện của văn hóa ứng
xử trong các mối quan hệ của con người ở truyện cổ tích sinh hoạt người Việt:
với mơi trường xã hội, truyện cổ tích sinh hoạt thể hiện các giá trị ứng xử qua


12

mối quan hệ trong gia đình (vợ chồng, cha mẹ với con cái, anh em, họ hàng),

mối quan hệ xã hội (bạn bè, tầng lớp giàu nghèo, vua quan với dân, những
người không quen biết với nhau), trong quan hệ với giá trị cá nhân (hạnh phúc,
đạo đức, trí tuệ, thói hư tật xấu). Với mơi trường tự nhiên, truyện cổ tích sinh
hoạt biểu hiện mối quan hệ hịa hợp, tận dụng thiên nhiên và quan hệ ứng phó
với thiên nhiên.
Chương 3. Những giá trị của văn hóa ứng xử trong truyện cổ tích
sinh hoạt của người Việt.
Trong chương này, chúng tơi trình bày những giá trị của văn hóa ứng xử
trong truyện cổ tích sinh hoạt qua sự phản ánh những đặc trưng trong đời sống
của người Việt về cả vật chất lẫn tinh thần. Đó là sự phản ánh khơng gian sinh
hoạt cộng đồng, thế giới tình thương và những triết lý dân gian của người Việt.
Qua đó nhận ra được giá trị nhân văn và tính giáo dục của truyện cổ tích sinh
hoạt người Việt.
Ngồi ra, luận văn cịn có phần phụ lục thống kê và tổng hợp tất cả 197
truyện cổ tích sinh hoạt người Việt mà chúng tôi tiếp cận, khảo sát trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài này.


13

Chương 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN CHUNG
VỀ VĂN HĨA ỨNG XỬ VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH
SINH HOẠT NGƯỜI VIỆT
1.1. Khái quát về văn hoá ứng xử của người Việt
1.1.1. Khái niệm văn hóa ứng xử
* Khái niệm văn hóa
UNESCO từng thừa nhận “văn hóa là cội nguồn trực tiếp của phát triển
xã hội, có vị trí trung tâm và đóng vai trị điều tiết xã hội” (Phan Ngọc, 2018).
Từ khi hình thành các cộng đồng lồi người, văn hóa là yếu tố cốt lõi để tạo
dựng một cơ cấu tổ chức xã hội hồn chỉnh. Văn hóa được thể hiện qua từng

phương diện trong đời sống, lao động, sinh hoạt, giải trí của con người như
“văn hóa ẩm thực”, “văn hóa mặc”, “văn hóa ứng xử …. Có thể nói, văn hóa
là “hạt nhân” để xây dựng xã hội loài người, là phương tiện để phân tách các
cộng đồng dân tộc với nhau. Thiếu đi văn hóa, con người khơng khác gì những
cỗ máy được lập trình cứng nhắc, khiếm khuyết những màu sắc cá biệt và độc
đáo. Hiện nay, trên thế giới có rất nhiều định nghĩa khác nhau về “văn hóa”.
Mỗi định nghĩa là một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau của các nhà nghiên
cứu về văn hóa.
Trong Một cách tiếp cận văn hóa, Phan Ngọc dẫn ra quan điểm của các
nhà nghiên cứu phương Tây khi tiếp cận văn hóa từ mặt ngơn ngữ. Từ “văn
hóa” theo nghĩa thuật ngữ của nó là bắt nguồn từ châu Âu để dịch từ “culture”
của Anh và Pháp, “kultur” của Đức. Trong tiếng Latinh, từ này có nguồn gốc
từ các dạng của động từ “colere” là “colo”, “colui”, “cultus” được hiểu theo
hai nghĩa: “cultus agri” là “trồng trọt ngoài đồng” và “cultus animi” nghĩa là
“sự giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn con người” (Phan Ngọc, 2000).
Mở rộng nghĩa bóng của từ “văn hóa”, nhà văn hóa học người Pháp
Abraham Moles cho rằng: “Văn hóa – đó là chiều cạnh trí tuệ của mơi trường


14

nhân tạo do con người xây dựng nên trong tiến trình đời sống của mình” (Phạm
Xuân Nam, 2007).
Khi nhấn mạnh các quá trình kế thừa xã hội, truyền thống dựa trên quan
điểm về tính ổn định của văn hóa, Edward Sapir, nhà nhân loại học, ngôn ngữ
học người Mỹ định nghĩa: “Văn hóa chính là bản thân con người, cho dù là
những người hoang dã nhất sống trong một xã hội tiêu biểu cho một hệ thống
phức hợp của tập quán, cách ứng xử và quan điểm được bảo tồn theo truyền
thống” (Wikipedia, 2019).
Ở phương Đông, trong từ vựng Hán cổ, chữ “văn” có nghĩa là cái đẹp

do màu sắc tạo nên. Từ nghĩa này, “văn” còn được hiểu theo nghĩa rộng đó là
… là hình thức đẹp đẽ, biểu hiện trước hết trong lễ, nhạc, cách cai trị, đặc
biệt trong ngơn ngữ, cư xử lịch sự. Nó biểu hiện thành một hệ thống quy
tắc ứng xử được xem là đẹp đẽ. “Văn” do đó, trở thành một yếu tố then
chốt của chính trị và có lý luận thu hút những người dị tộc theo người Hán
bằng chính cái “văn” của nó… Từ “văn hóa” đã có trong sách đời Hán để
chỉ “văn trị” tức là cách cai trị mang hình thức đẹp đẽ kết hợp với giáo dục
(văn trị giáo hóa) (Phan Ngọc, 2000).

Kể từ khi văn hóa trở thành ngành nghiên cứu khoa học, có rất nhiều
những khái niệm về văn hóa được các nhà nghiên cứu cơng bố. Trong Bản sắc
Việt Nam qua giao lưu văn học, Nguyễn Bá Thành đã dẫn ra các số liệu về số
lượng khái niệm văn hóa được đưa ra trên thế giới
Năm 1967, nhà văn hóa học người Pháp Abraham Moles lại cho biết có
đến 250 định nghĩa. Theo V.A.Kutyrev thì vào năm 1990 có tới trên 300 định
nghĩa. Theo Phan Ngọc thì: “Một nhà dân tộc học Mỹ đã dẫn ngót 400 định
nghĩa khác nhau về văn hóa”… Riêng ở Việt Nam cho đến nay đã có dăm chục
định nghĩa văn hóa của các nhà chính trị, nhà tư tưởng và nhà văn hóa. Sự


15

phong phú và đa dạng của các sản phẩm văn hóa, hiện tượng văn hóa cùng với
sự khác nhau trong nhận thức đối tượng đã làm nảy sinh nhiều định nghĩa văn
hóa khác nhau” (Nguyễn Bá Thành, 2018).
Nguyễn Bá Thành dẫn nhận định của UNESCO trong quyển Bản sắc
Việt Nam qua giao lưu văn học rằng đến tháng 11 năm 2001, khi công bố Thập
kỷ thế giới phát triển văn hóa, tổ chức UNESCO đã khẳng định:
Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của
cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ,

cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành
nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà dựa trên đó từng
dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình (Nguyễn Bá Thành, 2018).

Định nghĩa về “văn hóa” của UNESCO đã có ảnh hưởng lớn đến các
nhà nghiên cứu văn hóa học của Việt Nam. Các nhà nghiên cứu văn hóa học ở
Việt Nam cũng đã đưa ra quan điểm cá nhân về văn hóa.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của
cuộc sống, lồi người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo
đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về mặt ăn, ở, và các phương thức sử dụng. Tồn bộ những sáng
tạo và phát minh đó tức là văn hóa” (Nguyễn Ngọc Quyến, 2004).
Trong luận văn Văn hóa ứng xử người Việt trong truyện thơ Nôm, Triệu
Thùy Dương đã dẫn ra định nghĩa của Trần Quốc Vượng về văn hóa:
Văn hóa … là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người, bao hàm cả kỹ
thuật, kinh tế… để từ đó hình thành một lối sống, một thế ứng xử, một thái
độ tổng quát của con người đối với vũ trụ, thiên nhiên và xã hội, là cái vai
trị của con người trong vũ trụ đó, với một hệ thống chuẩn mực, những giá


16
trị, những biểu tượng, những quan niệm… tạo nên phong cách diễn tả tri
thức và nghệ thuật của con người (Triệu Thùy Dương, 2007).
Phan Ngọc đưa ra định nghĩa: Văn hóa là mối quan hệ giữa thế giới biểu
tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít
nhiều đã bị cá nhân này hay tộc người này mơ hình hóa theo cái mơ hình
tồn tại trong biểu tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này,
đó là văn hóa dưới hình thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa
chọn riêng của cá nhân hay tộc người, khác các kiểu lựa chọn riêng của cá
nhân hay tộc người khác (Phan Ngọc, 2018).


Nguyễn Thị Bích Hà trong Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa
dân gian viết: “Văn hóa là phức thể các giá trị vật chất, tinh thần do con người
tác động đến tự nhiên, xã hội và bản thân trong quá trình lịch sử dài lâu mà tạo
nên. Nó tích tụ và thể hiện diện mạo, bản sắc riêng của cộng đồng” (Nguyễn
Thị Bích Hà, 2018).
Văn hóa là hiện tượng hiện diện ở tất cả các lĩnh vực, trong mọi hoạt
động đời sống của con người. Nó bao gồm mọi sản phẩm từ vật chất đến tinh
thần của con người. Trần Ngọc Thêm định nghĩa: “Văn hóa là một hệ thống
hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua
q trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường
tự nhiên và xã hội” (Trần Ngọc Thêm, 1999). Văn hóa bao gồm những đặc
trưng cơ bản nhằm xác định rõ bản chất của nó. Trần Ngọc Thêm đã thống kê
được bốn đặc trưng cơ bản của văn hóa như sau:
Tính hệ thống: Đặc trưng này của văn hóa giúp phát hiện những mối liên
hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện
các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó. Nhờ có tính


17
hệ thống mà văn hóa thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn
hóa thường xun làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội
mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với mơi trường tự nhiên và xã hội
của mình. Văn hóa chính là nền tảng của xã hội (Trần Ngọc Thêm, 1999).
Tính giá trị: Tính giá trị là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con
người. Nhờ tính giá trị mà văn hóa thực hiện được chức năng điều chỉnh
xã hội, giúp cho xã hội duy trì được trạng thái cân bằng động, khơng ngừng
tự hồn thiện và thích ứng với những biến đổi của môi trường, giúp định
hướng các chuẩn mực, làm động lực cho sự phát triển của xã hội (Trần
Ngọc Thêm, 1999).

Tính nhân sinh: Tính nhân sinh cho phép phân biệt văn hóa như một hiện
tượng xã hội (do con người sáng tạo, nhân tạo) với các giá trị tự nhiên
(thiên tạo). Văn hóa là cái tự nhiên được biến đổi bởi con người. Sự tác
động của con người và tự nhiên có thể mang tính vật chất hoặc tinh thần.
Do mang tính nhân sinh, văn hóa trở thành sợi dây nối liền con người với
con người, nó thực hiện chức năng giao tiếp và có tác dụng liên kết họ lại
với nhau. Nếu ngôn ngữ là hình thức của giao tiếp thì văn hóa là nội dung
của nó (Trần Ngọc Thêm, 1999).
Tính lịch sử: Tính lịch sử cho phép phân biệt văn hóa như sản phẩm của
một q trình và được tích lũy qua nhiều thế hệ. Tính lịch sử được duy trì
bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục.
Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng của văn hóa. Nhưng văn hóa


18
thực hiện được chức năng giáo dục phải dựa vào những giá trị đã ổn định
(truyền thống) và những giá trị đang hình thành. Hai loại giá trị này tạo
thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn
hóa đóng vai trị quyết định trong việc hình thành nhân cách (Trần Ngọc
Thêm, 1999).

Từ các khái niệm trên của các nhà nghiên cứu văn hóa học, chúng tơi
nhận thấy rằng định nghĩa về văn hóa của UNESCO là định nghĩa có sự bao
quát đầy đủ nhất tất cả nội hàm của văn hóa
Văn hóa phản ánh và thể hiện một cách tổng quát sống động mọi mặt của
cuộc sống (của mỗi cá nhân và các cộng đồng) đã diễn ra trong quá khứ,
cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao thế kỷ, nó đã cấu thành
nên một hệ thống các giá trị, truyền thống và lối sống mà dựa trên đó từng
dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình (Nguyễn Bá Thành, 2018).


Như vậy, văn hóa tồn tại dựa vào mối quan hệ giữa chủ thể là con người
với các đối tượng khách quan hoặc chủ quan (môi trường tự nhiên, mơi trường
xã hội, hoặc hiện hữu ngay trong chính bản thể con người). Nhân loại trong tiến
trình lịch sử đã dần hình thành, phát triển, duy trì và bảo tồn văn hóa. Đồng
thời, văn hóa cũng trở thành thứ chi phối, điều khiển hành vi, lời nói, thái độ,
tâm lý của con người, là cơ sở để hình thành nền tảng đạo đức, pháp luật của
xã hội. Con người cư xử theo những chuẩn mực văn hóa mà xã hội đặt ra, lâu
dần hình thành những thói quen ứng xử, những phương thức giao tiếp với cộng
đồng, xã hội, đồng thời, cũng tự xây dựng cho bản thân một chuẩn mực về đạo
đức và hành vi ứng xử. Tất cả những hành vi đó được tích lũy, bảo tồn và phát
triển xuyên suốt chiều dài lịch sử, tạo thành văn hóa ứng xử của một tập thể,
một cộng đồng có chung những nét văn hóa.


×